1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim

107 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Ở Công Ty TNHH Ngọc Kim
Tác giả Ngô Thị Hiền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Hoài
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1......................................................................................................3 (3)
    • 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (3)
      • 1.1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (3)
      • 1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (6)
      • 1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (7)
    • 1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (10)
      • 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (10)
        • 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất (10)
        • 1.2.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm (14)
      • 1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (16)
        • 1.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (16)
        • 1.2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (17)
        • 1.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (19)
        • 1.2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (20)
      • 1.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang (0)
      • 1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (27)
        • 1.2.4.1. Đối tượng tính giá thành (27)
        • 1.2.4.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm (28)
        • 1.2.4.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (35)
  • CHƯƠNG 2....................................................................................................41 (41)
    • 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC KIM (41)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (41)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty TNHH Ngọc Kim (43)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Ngọc Kim (46)
      • 2.1.4. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Ngọc Kim (48)
        • 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Ngọc Kim (48)
        • 2.1.4.2. Hình thức sổ kế toán tại công ty TNHH Ngọc Kim (50)
        • 2.1.4.3. Giới thiệu về phần mềm kế toán áp dụng tại công ty TNHH Ngọc Kim (51)
        • 2.1.4.4. Nội dung các chính sách, chế độ kế toán áp dụng (58)
    • 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY (58)
      • 2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Ngọc Kim (58)
      • 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH Ngọc Kim (71)
      • 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp (84)
      • 2.2.6. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty TNHH Ngọc Kim (84)
      • 2.2.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Ngọc Kim (84)
        • 2.2.7.1. Đối tượng tính giá thành tại công ty TNHH Ngọc Kim (84)
        • 2.2.7.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Ngọc Kim (0)
  • CHƯƠNG 3....................................................................................................91 (90)
    • 3.1.1. Những ưu điểm (90)
    • 3.1.2. Những hạn chế (92)
    • 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC KIM (94)

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1.1.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Khái niệm: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ về hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.

- Bản chất chi phí sản xuất:

Xem xét bản chất của chi phí sản xuất, chi phí sản xuất không những bao gồm yếu tố lao động sống cần thiết liên quan đến sản xuất như tiền lương,tiền công, lao động vật hoá như khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu mà còn một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra như khoản trích theo lương, các khoản thuế không được hoàn trả (thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt)

Theo chuẩn mực kế toán số 01 - chuẩn mực chung ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31/12/02 của bộ trưởng bộ tài chính thì chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị.

Theo quan niệm này, chi phí được xem một cách khái quát và rộng hơn, cho phép chúng ta hạch toán một số khoản mà thực tế mà thực tế nó không phải là hao phí lao động sống hay lao động vật hoá nhưng nó có tính chất như một khoản chi phí là làm giảm lợi ích kinh tế như khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ.

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn được tính toán, đo lường bằng tiền và gắn với khoảng thời gian xác định (tháng, quý, năm) Điều này có ý nghĩa rất lớn giúp chúng ta biết được tổng chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ hoạt động là bao nhiêu, trên cơ sở tính toán xác định được các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ cho yêu cầu quản lý. Độ lớn chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu là khối lượng lao động, tư liệu sản xuất đã tiêu hao và sản xuất trong một thời kỳ nhất định và giá cả các tư liệu sản xuất đó tiờu dung, đơn giá tiền công của một số đơn vị lao động đã hao phí.

- Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được tớnh trờn một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.

Như chúng ta đã biết, mục đích của việc bỏ chi phí của các doanh nghiệp là tạo nên những giá trị sử dụng nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Vì vậy, vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp là làm sao để bỏ ra một lượng chi phí ít nhất sẽ thu được giá trị sử dụng lớn nhất, luôn tìm ra biện pháp giảm chi phí nhằm thu được lợi nhuận tối đa có thể.

- Bản chất: Giá thành sản phẩm luôn chứa trong nó hai mặt khác nhau vốn có là chi phí sản xuất đã bỏ ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, lao vụ nhất định đã hoàn thành Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nó còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá thành sản phẩm được tính theo từng loại sản phẩm cụ thể hoàn thành (theo từng đối tượng tính giá thành) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất, tức là thành phẩm hoặc hoàn thành một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định (bán thành phẩm).

Giá thành là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá.

1.1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

- Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh Chúng giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá bỏ ra nhưng khác nhau về lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.

- Về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành tổng quát sau:

Z: Tổng giá thành sản phẩm

Dđk : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ

C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

D : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ = dở dang cuối kỳ hoặc các ngành sản xuất không có dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì khi đó:

Z = C (tổng giá thành = tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ)

1.1.2.Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất Với chức năng của nó kế toán cung cấp cho các nhà quản trị số liệu về chi phí của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí trong doanh nghiệp Xột trên góc độ quản lý, người quản lý cần biết rõ nội dung cấu thành của chi phí và giá thành từ đó hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực, phát huy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả lao động, vật tư, tiền vốn không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.2.1.1.Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.

Trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau mà mỗi loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích công dụng của chúng trong quỏ trớnh sản xuất cũng khác nhau Vì vậy, để công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất được diễn ra thuận lợi đem lại kết quả tốt nhằm phát huy mọi nguồn lực vốn có, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp thì cần phải phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý Người ta thường phân loại chi phí sản xuất theo một số tiêu thức sau:

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.

Theo tiêu thức này, những khoản mục chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào dùng vào mục đích gì hoặc tác dụng của chi phí đó như thế nào trong sản xuất.

Vì vậy, cách phân loại này gọi là phân loại theo yếu tố sản xuất Theo cách phân loại này chi phí được chia ra làm 5 yếu tố:

 Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( loại trừ giá trị dung không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực)

 Chi phí nhân công (CPNC) : Bao gồm toàn bộ số tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động mang tính chất tiền lương.

 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ cho số tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.

 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ các khoản chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

 Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dung vào hoạt động sản xuất trong kỳ.

Tác dụng: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất Nó cho phép ta hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trữ hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị kinh doanh Đó là tài liệu quan trọng dùng làm căn cứ để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất theo yếu tố).

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí.

Theo tiêu thức này thì những chi phí sản xuất cú cựng công dụng, mục đích được xếp vào cùng một khoản chi phí, không phân biệt nú cú cựng nội dung kinh tế hay không Cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục giá thành Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí như sau:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm những chi phí về các loại nguyên vật liệu chính (kể cả bán thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm.

 Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm những chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo ra sản phẩm theo quy định.

 Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, tổ, đội, trại) Bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, nhân viên kinh tế…tại phân xưởng sản xuất.

- Chi phí vật liệu: Bao gồm vật liệu các loại dùng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng (tổ, đội) sản xuất.

- Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí về dụng cụ,công cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng( tổ, đội) sản xuất.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hỡnh,vụ hỡnh,TSCĐ thuờ tài chính sử dụng ở phân xưởng (tổ, đội) sản xuất.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi về dịch vụ mua ngoài,thuờ ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (tổ, đội) sản xuất.

- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (tổ, đội) sản xuất.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC KIM

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty TNHH Ngọc Kim được thành lập năm 2009 theo giấy phép của sở đầu tư và kế hoạch Hà Nội.

Tên giao dịch: NGOC KIM COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: NGOC KIM CO ,LTD

Công ty TNHH Ngọc Kim (Thời trang công sở cao cấp Nefertiti) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công xuất khẩu và bán quần áo thời trang công sở cao cấp dành cho phái nữ Xuất phát từ câu chuyện huyền thoại về Nữ Hoàng Ai Cập Nefertiti – một trong những người đàn bà đẹp nhất lịch sử mà công ty đã đặt tên cho hãng của mình Thời trang công sở cao cấp Nefertiti.

Nefertiti không ngừng nỗ lực mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư xây dựng các phân xưởng may cho đến việc thành lập và phát triển các hệ thốngShowroom, trung tâm thời trang và phân xưởng

Danh sách cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty và văn phòng

VPGD 56 Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội.

Showroom 1 5A Ngô Xuân Quảng - Gia Lâm - Hà Nội

Showroom 2 56 Cao Thắng - Lam Sơn - Thanh Hóa.

Showroom 3 316 Kim Ngưu - Minh Khai - Hai Bà Trưng - HN

Showroom 4 125C - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Showroom 5 56 Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội

Showroom 6 261 Cầu Giấy - Hà Nội

Showroom 7 51 Lê Văn Sỹ - Phường 13 - Q.Phú Nhuận - TP.Hồ Chí Minh.

Showroom 8 12 Trần Hưng Đạo - Phường Tiền An - Bắc Ninh.

Showroom 9 51 Quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội.

Showroom 10 TTTM The Garden - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội.

Chức năng của công ty

 Sản xuất, gia công xuất khẩu các loại quần áo thời trang công sở.

 Bỏn các loại mặt hàng quần áo thời trang công sở và các loại phụ kiện thời trang.

Nhiệm vụ của công ty

 Đảm bảo các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hoàn thành tốt các nghĩa vụ và thủ các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước.

 Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.

 Nâng cao tiêu thụ và mở rộng thị phần doanh thu trên thị trường.

Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

 May, gia công xuất khẩu hàng may mặc.

 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc.

 Bán buôn hàng may mặc

 Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

 Bán lẻ vải trong các cửa hàng chuyên doanh

 Bán lẻ giày dép trong các cửa hàng chuyên doanh

 Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

 Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh

 Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

Một số chỉ tiêu đạt được trong hai năm hoạt động

Thu nhập bình quân lao động/tháng

2.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty TNHH Ngọc Kim

Hình thức của kinh doanh của công ty là sản xuất và thương mại Do đặc thù là nghành may thời trang nên đội ngũ nhân viên tham gia vào trong quá trình sản xuất đều là những người rất yêu nghề, có năng khiếu, sáng tạo Đặc biệt đội ngũ Marketing, bán hàng và kinh doanh rất khéo léo.

Công ty có 6 phòng may và 2 phũng cắt.Cỏc phũng luụn hoạt động liên tục, đạt hiệu quả cao giúp công ty đứng vững trên thị trường. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Công ty có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chế biến liên tục kiểu phức tạp Liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành với hình thức sản xuất, gia công xuất khẩu và kinh doanh

Sơ đồ hệ thống sản xuất và kinh doanh của công ty.

Kỹ thuật Tổ may Nguyên phụ liệu

Xuất sản phẩm Đóng gói

2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Ngọc Kim.

Giám đốc: Là người đứng đầu chụi trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty: giao dịch, ký kết các hợp đồng kinh doanh, quyết định các chính sách lớn chủ trương của công ty về đầu tư, đối ngoại đồng thời chỉ đạo cỏc phũng ban, tiếp nhận thông tin và tham mưu cho cỏc phũng ban cấp dưới.

Phó giám đốc : Tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc, có quyền hạn đề ra các kiến nghị, đề xuất giám đốc quyết định liên quan đến các công việc được giao quản lý, ký kết và thực hiện các giao dịch được giám đốc uỷ quyền.

Phòng kế toán: Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Có nhiệm vụ phân phối điều hòa tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cung cấp thông tin kế toán cho cấp quản trị và các bộ phận có liên quan Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước và

Phòng Thiết Kế Phòng KT P.Kinh Doanh P Marketing Phòng KT - TC P.HT (KCS) Kho P.Nhân sụ Phòng Cắt May Phân xưởng P.Điều hành sx quyền lợi người lao động.Tham mưu giúp giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty

Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ chung là phụ trách tiếp tân, đún khỏch, thực hiện các giao dịch với các đối tác khách hàng, thực hiện công tác văn thư

Phòng hoàn thiện: Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm, ký công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn, gấp và đóng gói sản phẩm.

 Điều độ và luân chuyển nhân viên khi cần

 Soạn thảo hợp đồng và quản lý hợp đồng.

 Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện

 Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối

 Tổ chức các dịch vụ sau bán hàng.

 Giải quyết những thắc mắc khiếu nại của khách hàng.

 Phân tích các dữ liệu về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh.

Phòng Thiết kế: Vẽ mẫu và phối màu sắc, trang trí họa tiết

Phòng Kỹ thuật: Cắt mẫu và tính định mức.

Phòng Điều hành sản xuất:

 Cân đối lực lượng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu thông.

 Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty

 Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty Xây dựng chiến lược & các hoạt động Marketing cụ thể cho từng thương hiệu

 Tổ chức các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế.

 Phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối mới.

Phòng quản trị sản xuất và chất lượng:

 Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.

 Kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho, xử lý sản phẩm không phù hợp.

2.1.4.Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Ngọc Kim.

2.1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Ngọc Kim

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn ở phòng kế toán của công ty, ở các showroom và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Kế toán vật tư: Làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song Cuối tháng, tổng hợp các số liệu lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành Phụ trách tài khoản 152, 153 khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận

Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Thủ quỹ Kế toán vật tư

Kế toán thành phẩm và showroom

Kế toán chi phí và tính giá thành

Kế toán công nợ phải thu,phải trả chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ kế toán Nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê.

Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn:

Quản lý các tài khoản 211,121, 213, 214, 411, 412 Phân loại tài sản cố định hiện có của công ty theo dõi tình hình tăng giảm tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính đồng thời theo dõi nguồn vốn và các quỹ của công ty.

Kế toán tiền lương và các khoản BHXH:

Quản lý tài khoản334, 338, 627, 641, 642 Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các phân xưởng và đơn giá lương của phân xưởng cùng với hệ số lương gián tiếp đồng thời ghi nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên ở phòng kế toán gửi lên, tổng hợp số liệu lập bảng thanh toán lương của công ty.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

2.2.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Ngọc Kim.

Công ty TNHH Ngọc Kim là một doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất và gia công xuất khẩu hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín, gồm cắt, may, là, đóng gói, nhập kho với các loại máy móc chuyên dùng và số lượng sản phẩm tương đối lớn, được chế biến từ nguyên liệu chính là vải Với đặc điểm chủ yếu là sản xuất và gia công nờn quỏ trớnh sản xuất của công ty mang tính hàng loạt, chu kỳ ngắn, quy mô lớn Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty khá phức tạp kiểu liên tục và quy trình này đã chịu ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất và quản lý của công ty.

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục, sản phẩm của công ty lại được thừa nhận theo từng mã hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng như đối tượng tính giá thành hiện nay ở công ty được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của tất cả các sản phẩm để giúp cho kế toán có thể hạch toán, bổ chính xác vào từng khoản mục.

Công ty sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau và được mã hóa dựa vào tên sản phẩm, mùa vụ sản xuất, sau đây là một số sản phẩm chính:

STT Kí hiệu Tên Mùa vụ sản xuất

Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Do vậy kế toán sử dụng tài khoản sau đây để tập hợp chi phí sản xuất.

- TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho các tổ phát sinh trong kỳ.TK 621 được mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm.

TK 6211: Nguyên vật liệu chính

TK 6212: Nguyên vật liệu phụ

TK 6213: Bao bì đóng gói

- TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí về tiền lương, tiền công, trớch các khoản bảo hiểm của công nhân trực tiếp sản xuất.

- TK627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất cơ bản có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí phục vụ sản xuất( khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác)

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

TK6272: Chi phí vật liệu.

TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.

TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định.

TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.

TK6278: Chi phí bằng tiền khác.

- TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành.

2.2.2.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty TNHH Ngọc Kim.

Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:

- Chi phí nguyên liệu chính trực tiếp gồm các chi phí về các loại vải ngoài, vải lót.

- Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp gồm các chi phí các loại chỉ, khuy, nhón mác

Sản phẩm của công ty có đặc điểm là nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành Số lượng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm được tớnh trờn cơ sở sản lượng sản phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu từng mặt hàng.

Kế toán theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất theo đơn giá xuất kho bình quân cả kỳ dự trữ.Với cỏch tớnh phân bổ như sau:

Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x

Tỷ lệ hay hệ số phân bổ Trong đó:

Tỷ lệ hay hệ số phân bổ = Tổng chi phí cân phân bổ

Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ -Phương pháp tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể khái quát như sau: Đối với nguyên vật liệu chính, vải ngoài, vải lót: Mặc dù một loại vải dùng để gia công nhiều mã hàng khác nhau và mỗi mã hàng lại được sản xuất từ nhiều loại vải khác nhau kích cỡ khác nhau nhưng sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng và lại phải tiết kiệm được nhiều loại vật liệu nhất Bởi vậy, công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán bàn cắt trên ( phiếu theo dõi bàn cắt ) nhằm phản ánh chính xác số lượng từng loại vải tiêu hao thực tế cho mỗi mã hàng liên quan.Căn cứ vào phiếu xuất kho và định mức kỹ thuật tiêu hao do phòng kỹ thuật cung cấp Nhân viên hạch toán ở xí nghiệp tính và lập ( phiếu theo dõi bàn cắt) ghi rõ số lượng từng loại vải tiêu hao thực tế của mỗi mã hàng số lượng thừa hoặc thiếu so với bàn cắt.

Ngày 8/11 phân xưởng nhận về 700 mét vải ngoài, trải được 120 lá, chiều dài mỗi lá là 5,6 mét Số nguyên liệu chính thực tế là: 120 x 5,6 g2 mét.

Hao phí do những chỗ đầu bàn đoạn nối là : 120x0,02= 2,4 mét

Như vậy lẽ ra số vải còn lại là : 700 - (672 + 2,4) = 25,6 mét

Song trên thực tế phần nhận về kho đầu dấu chỉ có 20,2 mét( còn lại là những chỗ dẻo vải vụn nhỏ không dùng được) Phần thiếu là: 25,6 – 20,2 = 5,4 mét được gọi là thiếu do hạch toán bàn cắt.

Cuối tháng, từ các phiếu theo dõi đó nhân viên hạch toán lập các báo cáo nhập, xuất, tồn nhiên liệu, báo cáo chế biến, báo cáo hàng hóa.

Cuối tháng, báo cáo này được gửi lên bộ phận kế toán nguyên liệu ở phòng kế toán công ty để xử lý số liệu, nhập đơn giá rồi gửi sang bộ phận kế toán chi phí Kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt, báo cáo tổng hợp chế biến, báo cáo tổng hợp hàng hóa vào cuối mỗi quý.

Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt được căn cứ vào báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu hàng tháng của các xí nghiệp thành viên gửi lên Kế toán lập báo cáo này để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên liệu đó có liên quan đến cỏc mó hàng sản xuất trong quý, trong phạm vi toàn công ty.

Báo cáo tổng hợp chế biến được căn cứ vào số liệu từ các báo cáo chế biến, báo cáo nhập xuất tồn của phân xưởng, kế toán tập hợp chi phí lập báo cáo này theo từng mã hàng.

Những ưu điểm

Xác định đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt, mà việc tổ chức công tác quản lý chi phí và tính giá thành được kế toán tài vụ của công ty thực hiện một cách nghiêm túc và được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lónh đạo.

Công ty xõy dựng được một hệ thống báo cáo, bảng biểu, bảng kê hạch toán phõn xưởng cho đến phòng kế toán – tài vụ của công ty Nhờ đó, chi phí sản xuất mà đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu được tập hợp một cách chớnh xác hơn Công ty đã tổ chức quản lý nguyên vật liệu về mặt số lượng theo một định mức xõy dựng khá chi tiết từ trước khi sản xuất và trong quá trớnh sản xuất lại được thể hiện trong “ phiếu theo dừi bàn cắt” theo từng tháng ở phõn xưởng và được tổng hợp trong “ báo cáo thanh toán bàn cắt” theo từng tháng, nên đã phản ánh chớnh xác từng loại nguyên vật liệu đã tiêu hao cho từng mã hàng, giảm được lóng phí nguyên vật liệu do hạch toán sai như trước.

Việc thực hiện chế độ khoán lương theo sản phẩm đã khuyến khích công nhõn sản xuất trong xí nghiệp tăng cường và nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, quan tõm đến kết quả và chất lượng của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động từng xí nghiệp nói riêng và toàn công ty nói chung, hạn chế đến mức tối đa sản phẩm làm dở nên công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở Bán thành phẩm kỳ trước chuyển sang kỳ sau chỉ tớnh phần giá trị nguyên vật liệu đã được hạch toán chi tiết đến từng mã hang, cũn phần chi phí chế biến phát sinh trong kỳ trước được tớnh hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đối tượng tớnh giá thành không những là từng mã hàng (nhúm sản phẩm cùng loại) là phù hợp với đặc điểm của công ty, mỗi mã hàngg có thể bao gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau, nhưng không phõn biệt về đơn giá gia công giữa các kích cỡ.

Cơ sở để tính giá thành: trong 4 loại chi phí trên của công ty thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất nên khi nó không hoàn thành kế hoạch chi phí đề ra thì làm cho chi phí sản xuất của công ty tăng lên một khoản tương đối lớn, mặt khác do công ty làm tốt công tác hạ chi phí nhõn công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nên đã làm cho tổng chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm giảm xuống 0,5% so với kế hoạch.

Công ty TNHH Ngọc Kim có sáng kiến sử dụng đơn giá gia công sản phẩm của mã hàng đó làm hệ số tớnh giá thành Đõy là sự vận dụng hết sức sáng tạo và đem lại kết quả chớnh xác cao, vì sản phẩm càng phức tạp, yêu cầu cao thì đơn giá gia công phải cao Do đó việc xác định hệ số tính giá thành như vậy là hợp lý.

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung kết hợp với tính toán trên máy vi tớnh Đõy là hình thức rất tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế toán của công ty thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phòng kế toán của công ty được bố trí hợp lý, chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, có kinh nghiệm với đội ngũ kế toán viên có trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình,sáng tạo, đó là một ưu thế lớn của công ty trong công tác kế toán nói chung cũng như công tác quản lý chi phí và tớnh giá thành nói riêng.

Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty TNHH Ngọc Kim cũn có những nhược điểm, tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Theo em, để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm, công ty TNHH Ngọc Kim cần khắc phục những nhược điểm sau:

Về việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

Hiện nay, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Trong khi, công ty sản xuất nhiều mã hàng cùng một lúc, kế toán đã tiến hành tập hợp được chi phí theo phõn xưởng, cho nên xác định đối tượng như vậy thường làm giảm khả năng quản lý chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí.

Về phương pháp kế toán chi phí.

- Các khoản chi phí nhõn công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có được theo dừi từng địa điểm phát sinh chi phí nhưng khi tính giá thành lại được tổng cộng trên toàn công ty rồi lại phõn bổ cho từng mã hàng làm giảm tác dụng theo dừi chi tiết.

- Đối với khoản mục chi phí nguyờn vật liệu chớnh tớnh vào giá thành, khi hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp bàn cắt thì đầu tấm, đầu nối thường được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu chớnh trực tiếp nhưng trong nhiều trường hợp, đầu tấm, đầu nối có thể sử dụng để may chi tiết các mã hàng khác Nếu công ty hạch toán toàn bộ chi phí vật liệu chớnh vào sản phẩm đã hoàn thành thì giá thành sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành thực tế tiêu hao sẽ cao Đặc biệt, với hàng gia công thường thì định mức thực tế của các phõn xưởng thấp hơn định mức trong hợp đồng, phần thừa này được công ty theo dừi chi tiết hơn trên “ báo cáo tiết kiệm nguyên liệu” nhưng lại không được tớnh trừ vào chi phí sản xuất nên đã dẫn đến việc ra quyết định của công ty trong chấp nhận đơn hàng, xác định kết quả đối với từng mã hàng.

- Về phương pháp kế toán chi phí nhõn công trực tiếp.

Công ty thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo phõn xưởng trong khi lại thường sản xuất theo đơn đặt hàng Trong một số trường hợp, có những đơn hàng đến kỳ hạch toán vẫn chưa hoàn thành thì việc tập hợp theo từng phõn xưởng không chớnh xác vì lương khoán theo sản phẩm.

Mặt khác, khoản trích theo lương theo chế độ quy định: khoản này tớnh vào chi phí sản xuất 22% trên tổng quỹ lương thực tế ( coi lương cơ bản = lương thực tế) Hoặc 19% tổng quỹ lương cơ bản, và 3% tổng quỹ lương thực tế. Ở đây, công ty TNHH Ngọc Kim tớnh cả 22% trên tổng quỹ lương cơ bản, từ đó làm cho khoản chi phí này trong giá thành giảm, không đúng quy định của chế độ Đồng thời làm cho khoản tài trợ cho các hoạt động công đoàn giảm, không phản ánh chớnh xác mức độ quan tõm của doanh nghiệp đến hoạt động này Thường thì nếu trích theo lương thực tế đơn vị nào làm ăn có hiệu quả, đời sống công nhõn càng cao thì kinh phí công đoàn cao hơn, hoạt động công đoàn được đẩy mạnh.

- Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung:

Tại công ty, kế toán công ty không tập hợp chi phí sản xuất dung để tớnh giá thành theo đối tượng từng phõn xưởng ( mặc dù khi theo dừi chi tiết phát sinh công ty có thể thực hiện) mà tập hợp trong toàn công ty vào cuối mỗi quý để tớnh giá thành bằng cách phõn bổ cho mỗi mã hàng theo sản lượng quy đổi Do vậy, công ty không theo dừi được tình hình tiết kiệm hay lóng phí chi phí sản xuất chung của từng phõn xưởng, từ đó có thể dẫn tới tình trạng giá thành cao không quản lý được chi phí sản xuất chung.

Về công tác tớnh giá thành sản phẩm của công ty.

Bên cạnh những ưu điểm của kỳ tính giá thành theo quý thì nhược điểm của nó là giảm hiệu quả của thông tin về giá thành, làm tăng thêm nhược điểm của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn doanh nghiệp.

Công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, mà chỉ xác định giá trị nửa thành phẩm gồm khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ gồm chi phí vận chuyển nên tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành Với công ty cần thiết tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, phõn bổ chi phí chế biến cho chúng để phản ánh chớnh xác lượng chi phí phát sinh trong kỳ.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC KIM

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC KIM.

Qua thời gian thực tập tại công ty tiếp cận với thực tế công tác kế toán của công ty, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh, chị trong phòng kế toán của công ty kết hợp với kiến thức đã được học ở trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Ngọc Kim.

Vấn đề giá vốn vật liệu:

Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp bình quõn cả kỳ dự trữ Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản dễ làm, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là công việc dồn đến cuối tháng mới biết giá trị xuất làm hạn chậm trễ việc tớnh toán.

Theo em công ty nên xem xét lại nên dùng phương pháp nào cho hợp lý lại vừa đơn giản, dễ làm.

Tổ chức trang bị máy móc chuyên môn:

Cùng với nhõn tố con người, công ty cũng luôn coi trọng vấn đề thiết bị công nghệ không chỉ cho sản xuất mà cũn cho các thiết bị khác Đối với công tác hạch toán kế toán, công ty đã sớm thay thế hạch toán kế toán thủ công bằng hạch toán kế toán trên máy vi tớnh Song cho đến nay, sự tăng nhanh của khối lượng nghiệp vụ nên hệ thống thiết bị của công ty chưa đáp ứng được cho công tác kế toán Vì vậy, công ty nên đầu tư mua sẵn thêm một số máy móc chuyên môn. Xác định lại đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Xuất phát từ đặc điểm phong phú và đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó loại hình sản xuất gia công là loại hình sản xuất đặc thù của ngành may và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty Khi tiến hành sản xuất gia công một loại sản phẩm nào đó công ty đều dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với khách hàng và thực hiện tách riêng cho hợp đồng đó Đồng thời cũng đòi hỏi phải có thông tin về hiệu quả kinh tế đem lại của từng đơn đặt hàng, để đánh giá kết quả thực hiện làm căn cứ ký kết tiến hành hợp đồng mới.

Trờn cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng, phòng kế hoạch sản xuất của công ty nên định mức nguyên vật liệu và ra lệnh sản xuất cho từng phõn xưởng Đối với những đơn đặt hàng có khối lượng sản phẩm gia công nhiều, thời gian thấp, thì công ty có thể giao cho nhiều phõn xưởng cùng làm để đảm bảo đúng thời hạn. Cũn đối với những đơn đặt hàng có khối lượng nhỏ công ty thường giao cho một phõn xưởng để tiện theo dừi, quản lý Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục, sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng Công ty đã tổ chức mô hình khép kín trong từng phõn xưởng nghĩa là mỗi phõn xưởng đảm nhận từ khõu đầu đến khõu cuối trên một dõy truyền công nghệ khép kín Trong điều kiện đó, để tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh chi phí, dễ dàng phát hiện sự biến động bất thường của các yếu tố chi phí sản xuất rồi kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp thì đối tượng tập hợp chi phí của công ty nên xác định là từng phõn xưởng trong đó lại chi tiết cho từng đơn hàng, mã hàng Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy sẽ tạo điều kiện tính giá thành sản phẩm được chớnh xác, nhất là những sản phẩm chỉ sản xuất được ở một phõn xưởng.

Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm Do đặc thù loại hình sản xuất gia công, công ty thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tỷ lệ doanh thu. Quỹ lương của toàn công ty được chia cho bộ phận sản xuất trực tiếp theo mức khoán và cho bộ phận sản xuất gián tiếp sản xuất theo hệ số lương Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất thì hiện nay công ty quy định chế độ khoán lương với mức khoán là 42,45% giá trị tổng sản phẩm hoàn thành Công ty áp dụng hình thức trả lương như vậy là rất hợp lý, tuy nhiên công ty nên áp dụng hình thức trả lương ưu đãi cho công nhõn trực tiếp sản xuất để họ có thể làm tốt công việc của mình.

Hoàn thiện công tác tớnh giá thánh sản phẩm theo đơn đặt hàng.

Trên cơ sở đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất như trên, để đáp ứng nhu cầu quản lý giá thành theo đơn đặt hàng, công tác tính giá thành ở công ty cần được hoàn thiện như sau:

- Đối tượng tính giá thành: Là từng đơn đặt hàng Sau đó từng đơn đặt hàng lại tớnh giá thành cho từng mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó.

- Phương pháp tính giá thành: Công ty nờn áp dụng phương pháp tớnh giá thành cho từng đơn đặt hàng tức là khi đơn đặt hàng hoàn thành cũng chớnh là tổng giá thành của đơn đặt hàng đó Với những đơn đặt hàng cũn đang sản xuất dở dang thì chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất dở dang.

Theo phương pháp này, hàng tháng công ty phải tập hợp chi phí phát sinh theo từng đơn đặt hàng trên “ bảng kê chi phí sản xuất” Những sản phẩm thuộc loại hình sản xuất để bán thì coi là thuộc một đơn đặt hàng. Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nên theo dừi chi tiết theo từng mã hàng nhưng hiện nay cần chi tiết cho từng đơn đặt hàng vì: Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu chớnh được theo dừi chi tiết tại các phõn xưởng thông qua việc lập báo cáo hàng tháng Tuy nhiên trên báo cáo tổng hợp nhiên liệu số nguyên vật liệu đưa vào sản xuất với số bán thành phẩm nhập kho có trường hợp phát sinh chênh lệch tuy không lớn nhưng công ty vẫn tính cả khoản mục chi phí vào giá thành, đến cuối kỳ số lượng tồn quá lớn thì mới được tớnh là số lượng tồn cuối kỳ.

Trên thực tế, trong quá trình sản xuất một loại vải có thể được dùng để may nhiều mặt hàng khác nhau mà đối với mặt hàng này, loại vải này được dùng làm vải chớnh nhưng đối với mặt hàng khác thì có thể dùng làm vải phụ Do đó, trong quá trình sản xuất có thể lấy vải tồn của mặt hàng này cho mặt hàng kia, phõn tiết kiệm công ty theo dừi lại không tớnh trừ vào chi phí sản xuất, điều đó làm ảnh hưởng đến việc tớnh giá thành không được chớnh xác đối với công tác quản lý nguyên vật liệu ở công ty, hiện nay phòng kho chỉ theo dừi số lượng vải đã xuất dùng cho các xí nghiệp nhưng không tớnh đến trường hợp lượng vải đó có được sử dụgn hết cho sản xuất sản phẩm hay không Lượng vải cũn thừa sau khi sản xuất không được nhập trở lại kho mà để tại xí nghiệp do đó để xảy ra hiện tượng thất thoát nguyên vật liệu do quản lý thiết chặt chẽ Về mặt này, công ty nên có biện pháp thống nhất quản lý cả về mặt hiện vật lẫn giá trị nguyên vật liệu thừa sau khi chế biến nhập lại kho.

Hiện nay công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

TK6211: - Chi phí NVL chớnh trực tiếp trong đó:

TK 62111 – Chi phí NVLTT phõn bổ cho phõn xưởng I

TK 62112 - Chi phí NVLCTT phõn bổ cho phõn xưởng II

TK 62113 – Chi phí NVLCTT phõn bổ cho phõn xưởng III

TK 6212 – Chi phí VL phụ, trong đó:

TK 62121 – Chi phí VL phụ TT phõn bổ cho phõn xưởng I

TK 62122 – Chi phí VL phụ TT phõn bổ cho phõn xưởng II

TK 62123 – Chi phí VL phụ TT phõn bổ cho phõn xưởng III

Khi tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp, kế toán kết chuyển theo định khoản:

Lập bảng phõn bổ vật liệu, công cụ dụng cụ:

Hiện nay ở công ty không sử dụng bảng phõn bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, như vậy rất khó khăn cho kế toán tập hợp và phõn bổ chi phí tới từng đối tượng, từng mã hàng Theo em công ty nên lập bảng phõn bổ vật liệu, công cụ dụng cụ để dễ dàng cho việc tập hợp và phõn bổ chi phí tới từng đối tượng.

Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm các khoản chi phí như: điện, nước, các thiết bị văn phòng, chi phí thuê gia công Hiện nay công ty tập hợp vào TK 627 nhưng theo em công ty nờn tách rời các khoản không nên tập hợp chung vào một TK vì nếu chi phí dịch vụ mua ngoài cho quản lý mà cao hơn các chi phí khác thì sẽ rất khó cho việc tập hợp vào cùng một TK.

Phương pháp tớnh khấu hao cơ bản:

Hàng tháng, kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định để tớnh mức khấu hao TSCĐ theo công thức:

Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ KH cơ bản của TSCĐ (năm %)

Nguyên giá bao gồm: Nguyên giá TSCĐ HH, nguyên giá TSCĐ VH, nguyên giáTSCĐ thuê tài chớnh.

Vậy theo em công ty nên hạch toán chi tiết về phần nguyên giá vì nguyên giá bao gồm nhiều loại Việc hạch toán như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tớnh khấu hao TSCĐ hàng tháng một cách nhanh chóng. Đối với khoản mục chi phí nhõn công trực tiếp:

Nên tập hợp theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm hàng tháng căn cứ vào sản lượng từng phõn xưởng đối với từng đơn đặt hàng để tớnh ra khoản mục chi phí nhõn công trực tiếp của đơn đặt hàng đó Cụ thể là nhõn viên phõn xưởng sẽ tớnh ra quỹ lương theo đơn đặt hàng:

Quỹ lương của đơn đặt hàng i = Doanh thu của đơn đặt hàng x 42,45%

Cộng tổng quỹ lương của tất cả các đơn đặt hàng phõn xưởng sản xuất trong tháng sẽ được tổng quỹ lương của xí nghiệp.Phòng kế toán sau khi nhận được báo cáo của xí nghiệp gửi lên tiến hành tớnh toán phần chi phí nhõn công trực tiếp để tớnh vào giá thành sản phẩm của từng đơn đặt hàng theo quy chế lương của công ty.Kết quả được ghi vào “bảng kê chi phí sản xuất hàng tháng”. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung:

Ngày đăng: 29/08/2023, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ số 01 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
Sơ đồ s ố 01 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (Trang 20)
Sơ đồ số 02: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
Sơ đồ s ố 02: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Trang 21)
Sơ đồ 05: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
Sơ đồ 05 Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP (Trang 32)
Sơ đồ hệ thống sản xuất và kinh doanh của công ty. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
Sơ đồ h ệ thống sản xuất và kinh doanh của công ty (Trang 45)
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
Sơ đồ t ổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Trang 49)
Sơ đồ quy trình ghi sổ trên kế toán máy: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
Sơ đồ quy trình ghi sổ trên kế toán máy: (Trang 51)
Bảng tổng hợp chứng  từ kế toán cùng loại - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 57)
BẢNG DOANH THU CHIA LƯƠNG - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
BẢNG DOANH THU CHIA LƯƠNG (Trang 73)
BẢNG CHẤM CÔNG - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 73)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 74)
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh ngọc kim
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w