Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước kinh doanh nội địa thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất, kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, c
Trang 1CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN CHƯƠNG I:
Câu 1: Phân tích để tìm ra sự khác biệt giữa Marketing quốc tế và Marketing bán hàng trong nước?
Trả lời:
Trước hết là sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa:
Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và được thực hiện trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh không thể lấy kinh nghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh nước ngoài Các doanh nghiệp muốn kinh doanh ở môi trường nước ngoài một cách có hiệu quả, trước hết phải nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh nơi mà doanh nghiệp muốn thâm nhập hoạt động Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước (kinh doanh nội địa) thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, còn kinh doanh trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ các quốc gia và giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó
Thứ hai, kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài, vì vậy các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường này thường gặp phải nhiều rủi ro hơn là kinh doanh nội địa
Thứ ba, kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mới
và xa lạ, do đó các doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả
Thứ tư, kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng phạm vi thị trường Điều này khó có thể đạt được nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện kinh doanh trong nước
Chính vì sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa nên hai hoạt động: Marketing quốc tế và Marketing trong nước cũng có sự khác nhau:
tổ chức thực hiện các chiến lược Marketing tổng hợp nhằm thoả mãn nhu cầu các tổ chức và cá nhân thông qua trao đổi Do đó, tiến trình marketing cũng không có sự khác biệt lớn, chỉ là marketing quốc tế rộng lớn hơn, môi trường mới chứa đựng nhiều yếu tố khó nắm bắt
Trang 2- Khác nhau:
+ Marketing quốc tế nhắm đến thỏa mãn nhu cầu và phát triển thị trường thế
giới còn marketing nội địa phục vụ cho nhu cầu trong nước
+ Thị trường của hoạt động Marketing quốc tế rộng lớn hơn và chứa đựng nhiều rủi ro hơn (nhà quản lý khó dự đoán diễn biến của thị trường thế giới hơn so với thị trường nội địa)
+ Marketing quốc tế sẽ có chi phí cao hơn do việc nghiên cứu thị trường thế giới khó khăn hơn và phải cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, có trình độ phát triển cao hơn
+ Marketing quốc tế có nhiều rào cản hơn: luật pháp, văn hóa, thị hiếu,…
Câu 2: Mô tả dạng Marketing quốc tế của một số Công ty, doanh nghiệp:
Trả lời:
Ðối với tất cả các loại công ty, từ công ty xuất khẩu nhỏ nhất đến công ty xuất khẩu đa quốc gia lớn nhất, chính sách sản phẩm được quan tâm ở mọi cấp quản lý Mặc
dù những nhà lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định về sản phẩm, nhưng trong thực tế họ phải dựa vào bộ phận marketing quốc tế để có được những thông tin, như thông tin về phân tích nhu cầu của thị trường, để thiết kế sản phẩm cũng như đưa ra các quyết định có liên quan đến những đặc tính của sản phẩm, dãy sản phẩm (product line), hệ sản phẩm (product mix), nhãn hiệu, bao bì
Vấn đề này càng trở nên cực kỳ phức tạp đối với việc điều hành một công ty đang thâm nhập hàng hóa ở nhiều thị trường nước ngoài khác nhau Khách hàng ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những nhu cầu đòi hỏi khác nhau, do đó việc thực hiện chính sách sản phẩm quốc tế như thế nào cho phù hợp vừa là một sự cần thiết vừa vô cùng khó khăn
Ðối với các công ty đa quốc gia trên thế giới có tiềm lực mạnh, có thể thực hiện chiến lược thâm nhập từng thị trường khác nhau trên cơ sở chủ động lựa chọn các phương thức thâm nhập theo khả năng của doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, trung bình, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tài chính hạn chế không nên lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tổ chức sản xuất ở nước ngoài Trong trường hợp này những doanh nghiệp đó phải lựa chọn phương thức duy nhất là xuất khẩu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường nước ngoài
Trang 3Do đó Marketing quốc tế áp dụng nhiều cho các công ty đa quốc gia bởi vì họ có vốn lớn & khả năng cạnh tranh cao cùng qui trình công nghệ-kỹ thuật tiên tiến
Ví dụ: Công ty Uniliver đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích nghi với nhu cầu của người Việt Nam Họ đã mua lại từ các đối tác của mình những nhãn hiệu có uy tín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh răng P/S Sau đó, cải tiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ những nhãn hiệu này Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình, “luôn tôn trọng các chân giá trị Việt Nam” là cách để nghiên cứu và “trình làng” các sản phẩm “Việt Nam thuần túy”,
mà P/S muối, dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất từ cây bồ kết - một loại dầu gội đầu dân gian của Việt Nam; và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80% doanh
số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk, kết hợp với công nghệ hiện đại và kỹ năng tiếp thị, Uniliver đã tạo được các thương hiệu mà bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể nhận biết và chấp nhận
“Nghĩ theo cách nghĩ của người Việt Nam chính là cách tốt nhất để hiểu người tiêu dùng Việt Nam cần gì, thích gì để tạo ra các sản phẩm phù hợp với họ”,
ông Michel Dallemage giải thích thêm Sự thành công của Uniliver Việt Nam có sự
đóng góp rất quan trọng của các cộng sự Việt Nam “quan điểm của Uniliver về phát triển nhân sự là phát triển thông qua con người” Uniliver luôn quan tâm đến nhân
viên và sẵn sàng hổ trợ họ trong mọi lĩnh vực công tác để họ có thể đạt được thành
công, bởi thành công của họ cũng chính là thành công của Uniliver và “Chỉ có người Việt Nam mới hiểu tường tận người Việt Nam thật sự thích gì, cần gì Vì thế, xây dựng
và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo người Việt Nam có khả năng thích ứng với mọi điều kiện kinh doanh, có tinh thần giám nghĩ giám làm và hiểu biết tường tận về văn hóa kinh doanh, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu của Uniliver trong kế hoạch từng bước địa phương hóa ban lãnh đạo Uniliver Việt Nam”
Trang 4Câu 5 – Chương 1: Tìm thông tin thứ cấp (số liệu thực tế, số liệu trên internet) để
mô hoạt động Marketing quốc tế của một công ty (doanh nghiệp) ở ĐBSCL có tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa?
Mô hình hoạt động Marketing quốc tế của Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Phú
1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MINH PHÚ
Tên giao dịch: MINH PHÚ SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY (MPC)
Địa chỉ: Khu công nghiệp phường 8, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, xuất khẩu thủy sản, nhập khẩu, nguyên vật liệu, phụ liệu vầ chế biến hàng xuất khẩu; Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh
cơ sở hạ tầng, thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, kinh doanh tòa nhà, cao ốc văn phòng cho thuê; nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản
2 Thực trạng cạnh tranh của công ty
Hiện nay ngành thủy sản có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có
300 doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất chất lượng sản phẩm theo HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, 1.717 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường
EU, trong đó có Công ty Cổ phần thủy hải sản Minh Phú
Là doanh nghiệp lớn nhất trong số 54 doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Việt nam, từ khi thành lập đến nay, Minh Phú luôn giữ được tốc độ phát triển khá nhanh Mạng lưới khách hàng được xây dựng rộng lớn trên toàn thế giới: Censea Inc, H and N Food, Pacìic Coral trên cả ba thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản
Hiện nay công ty Minh Phú dẫn đầu cả nước về kim nghạch và sản lượng xuất khẩu thủy sản
Trang 5-Tình hình Doanh thu, Lợi nhuận
Từ giữa tháng 12/2009 đến quý 1/2010, ngành sản xuất và chế biến tôm trong nước gặp khó khăn lớn do thiếu nguyên liệu khá nghiêm trọng Giá tôm nguyên liệu liên tục tăng cao, đạt mức kỷ lục là 185.000đ/kg, mức cao nhất trong 10 năm vừa qua Tuy nhiên, nhờ có các dự án nuôi trồng của mình đáp ứng phần nào nhu cầu nguyên liệu đầu vào (10%) nên trong điều kiện đó, MPC vẫn duy trì hoạt động 70% công suất của các nhà máy, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn Quý I/2010, doanh thu thuần của MPC đạt xấp xỉ 663 tỷ đồng, LNST đạt hơn 40 tỷ đồng MPC đặt ra kế hoạch DT-LN năm 2010 là đạt 3,500 tỷ DTT và 264.5 tỷ LNST
-Thị trường tiêu thụ
Có thể thấy được Mỹ là thị trường xuất khẩu ổn định và lớn nhất của MPC qua các năm với mức thuế chống bán phá giá tại thị trường này gần như bằng 0% Đây là ưu thế lớn của MPC so với các doanh nghiệp khác trong ngành Để thuận lợi cho việc mở rộng thị phần ở quốc gia này, tháng 6/2008, MPC đã góp vốn vào Công ty Mseafood tại Mỹ với số tiền là 20 triệu USD, chiếm 90% vốn điều lệ của Mseafood Công ty này chỉ chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm của MPC Tuy nhiên theo thời gian đã dần có sự chuyển dịch xuất khẩu sang các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước EU Ngoài ra, MPC cũng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác như Canada, Hồng Kông, Úc…Nhìn chung thị trường cho sản phẩm của MPC ổn định, thị phần có
cơ hội được mở rộng
Minh Phú và các công ty con bán hàng cho Mseafood, công ty này sẽ nhập hàng
và bán cho các nhà phân phối lớn ở Mỹ theo hình thức ký gửi hoặc bán hàng trực tiếp Hình thức ký gửi MPC chỉ phải trả hoa hồng ở mức thấp nhưng chỉ nhận được tiền khi nhà phân phối bán được sản phẩm Hình thức bán hàng trực tiếp thì các khoản phải thu thấp, công ty nhận được tiền mặt ngay nhưng các nhà bán hàng thường yêu cầu tỷ lệ hoa hồng từ 15% đến 20% Do tỷ suất sinh lợi trong việc kinh doanh là không cao nên chính sách của MPC trong giai đoạn tới sẽ là ưu tiên việc bán hàng theo hình thức trả chậm để tăng lợi nhuận cho công ty
Trang 63 Tình hình đầu tư hiện tại của công ty thông qua bảng cân đối kế toán 2008,
2009, 2010 của công ty
Bảng1:BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: đồng
TT Chỉ tiêu NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền tỷ lệ % Số tiền
tỷ lệ
%
I Tài sản ngắn hạn 996.091.266 1.397.541.618.262 1.577.813.092.193 138.758.070.560 13.930,25 180.271.473.931 128,9
1 Tiền và các khoản
tương đương tiền 85.264.851 151.115.119.815 495.965.068.075 151.029.854.964 177.130,26 344.849.948.260 228.2
2 Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 106.538.861 229.706.962.284 134.061.567.583 229.600.423.423 215.508,61 (95.645.394.701) (41,6)
3 Các khoản phải
thu 647.433.485 231.670.594.480 697.266.844.612 231.023.160.995 35.682,91 465.596.250.132 200,9
4 Hàng tồn kho 146.816.940 744.436.065.748 188.312.770.328 744.289.248.808 506.950,52 556.123.295.420 74,7
5 Tài sản ngắn hạn
khác 10.037.129 40.612.875.935 62.206.841.595 40.602.838.806 404.526,42 21.593.965.660 99,9
II Tài sản dài hạn 1.077.291.163 817.924.725.616 1.364.668.309.803 816.847.434.453 75.824,20 546.743.584.187 66,8
2 Tài sản số định 63.585.789 427.069.574.844 131.380.277.157 427.005.989.055 671.543,11 295.625.711.898 99,9
2 Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn 977.342.341 10.480.754.203 1.216.345.890.200 9.503.411.862 972,37 1.205.865.135.997
11.50 5.5
3 Tài sản dài hạn
khác 14.742.383 29.475.786.980 16.942.142.446 29.461.044.597 199.839,09 (12.533.644.534) 42,5
4 Các khoản phải
thu dài hạn 21.620.650 230.998.205.300 0 230.976.584.650 1.068.314,71 (230.998.205.300) (100)
III Tổng tài sản 2.073.382.429 2.215.466.343.578 2.942.481.401.996 219.473.251.928 10.585,27 727.015.058.418 32,8
IV Nợ phải trả 1.225.449.397 1.085.653.234.592 1.851.096.144.600 107.339.874.062 8.759,22 765.442.910.008 70,5
1 Nợ ngắn hạn 1.023.282.484 845.739.996.151 1.443.120.026.970 844.716.713.667 82.549,70 597.380.030.819 70,6
Trang 72 Nợ dài hạn 202.166.913 239.913.238.441 407.976.117.630 239.711.071.528 118.570,87 168.062.879.189 70
V Vốn chủ sở hữu 847.933.032 1.079.888.922.258 1.091.385.257.396 107.140.959.193 12.635,54 (970.750.396.862) 89,9
- Vốn đầu tư CSH 832.831.042 1.067.457.863.095 1.091.385.257.396 105.912.955.267 12.717,21 23.927.394.301 2,3
- nguồn kinh phí
và quỹ khác 15.101.990 62.355.245.891 0 62.340.143.901 412.794,23 (62.355.245.891) (100)
VI Tổng nguồn vốn 2.073.382.429 2.215.466.343.578 2.942.481.401.996 219.473.251.928 10.585,57 727.015.058.418 238,1
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty CP XNK Thủy sản Minh Phú Cà Mau 2008,2009,2010)
Tổng tài sản công ty không ngừng tăng, nhưng chủ yếu là do tài sản lưu động tăng lên, đặc biệt là hàng tồn kho và khoản mục tiền tăng mạnh điều này là do sản xuất tăng lên
Qua bảng phân tích ở trên ta thấy, qui mô của công ty ngày càng được mở rộng Bằng chứng là tài sản ngắn hạn (TSNH) tăng dần qua các năm từ 2008-2010; Năm
2009 TSNH tăng 13.930,25% so với năm 2008, năm 2010 tăng 128,9% so với năm
2009 Tài sản dài hạn (TSDH) năm 2009 tăng với tỷ 75.824,20% so với năm 2008, năm 2010 tăng 66,8% so với năm 2009 Qua phân tích khối, trong cơ cấu tổng tài sản cho thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dai hạn có xu hướng tăng dần nhưng bên cạnh đó đầu tư tài chính ngắn hạn có xu hướng giảm cụ thể năm 2009 tăng 215.508,61% so năm 2008, đến năm 2010 giảm 41,6% so năm 2009 đều này cho thấy nguồn lợi tức ngắn hạn có xu hướng giảm
Đầu tư của công ty vào tài sản cố định có xu hướng tăng, năm 2010 tăng 99,9% so với năm 2009, điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản giúp cho cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng tăng cường và qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng
Năm 2010, công ty đã có sự thay đổi trong cơ cấu tài sản dài hạn tăng đầu tư tài chính dài hạn 11.505,5% so với năm 2009, điều này sẽ làm tăng nguồn lợi tức trong dài hạn cho công ty
Trang 84 Biến động doanh thu và chi phí từ năm 2008 – 2010
Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Chênh lệch 2009/
2008 (%)
Chênh lệch 2010/
2009 (%)
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 2.903.420.960.000 3.129.575.505.721 5.150.741.368.354 7,79 64,46 Các khoản giảm trừ
doanh thu 27.037.308.000 36.070.077.465 42.927.228.223 33,40 19,01 Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2.876.383.652.000 3.093.505.428.256 5.107.814.140.131 7,55 65,11
Giá vốn hàng bán 2.421.613.156.000 2.641.598.972.682 4.348.632.817.160 9,08 64,62 Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
454.770.496.000 451.906.455.574 759.181.322.971 (0,6) 67,99
Doanh thu hoạt động
tài chính 64.038.299.000 223.984.122.503 57.390.177.310 249,76 (74,37) Chi phí tài chính 406.522.391.000 185.022.400.333 174.097.348.184 (54,58) (5,90) Chi phí bán hàng 157.152.146.000 204.080.684.047 273.060.149.556 29,86 33,80 Chi phí quản lý
doanh nghiệp 35.127.989.000 32.390.683.537 54.312.540.416 (7,79) 67,67 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh (79.993.731.000) 254.396.810.160 315.101.366.125 (218,02) 23,86 Thu nhập khác 259.667.848.000 9.276.209.259 59.572.573.330 (96,42) 548,6 Chi phí khác 211.460.026.000 9.168.040.443 1.731.791.495 (95,66) (81,11) Lợi nhuận khác 48.207.822.000 108.168.816 57.840.781.835 (99,77) 53372,69 Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế (31.785.909.000) 254.504.978.976 372.942.147.960 (700,68) 46,53 Thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 5.185.207.000 18.865.311.308 67.578.405.619 263,83 258,21 Thuế thu nhập doanh
nghiệp hoán lại
(1.125.761.000)
(7.224.393.440) (9.313.263.777) (541,73) (28,91) Lợi nhuận sau thuế
TNDN (38.096.877.000) 242.864.061.108 314.677.006.118 (537,49) 29,57 lãi cơ bản trên cổ
phiếu (596) 3.417 4.376 (0.96) 28,06
Trang 9(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP XNK Thủy sản minh phú 2008,2009,2010)
Qua các báo cáo trên có thể thấy doanh thu của công ty biến động mạnh qua các năm, cụ thể: Doanh thu năm 2008 đạt 2.903.420.960.000 đồng, năm 2009 là 3.129.575.505.721 đồng (tăng 7,79 so với năm 2008) Đến năm 2010 là 5.150.741.368.354 đồng (tăng 4,46% so với năm 2009)
Doanh thu của công ty đã tăng nhẹ ở năm 2009 và tăng mạnh vào năm 2010 điều này là do nhiều yếu tố mang lại Những chiến lược kinh doanh mà công ty triển khai đã bắt đầu phát huy hiệu quả
5 Hoạt động marketing của công ty CP thủy sản Minh Phú
• MPC đã xây dựng cho mình thương hiệu uy tín trên thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi doanh nghiệp luôn dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch mặt hàng tôm đông lạnh Với mức thuế chống bán phá giá xấp xỉ 0% vào thị trường Mỹ, MPC đang có lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài
• MPC có mối quan hệ truyền thống tốt với khách hàng (là các đại lý phân phối lớn trên các thị trường như Mỹ và Nhật Bản) và các nhà cung cấp (các cơ sở thu mua tôm nguyên liệu, các hộ nông dân ở Việt Nam) Điều này giúp cho MPC hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh
6 Một số dự báo về kết quả kinh doanh và chiến lược Marketing giai đoạn 2010—
2014 của công ty
Do đó tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ được coi là nhân tố quan trọng nhất tác động vào tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Tất nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện nguồn cung của MPC luôn được đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường Các giả thiết cho tình hình kinh doanh 5 năm tới của MPC như sau: Theo như số liệu thống kê Công ty có được tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của MPC vào khoảng 10% năm Đây cũng là mức tăng trưởng doanh thu trung bình dự kiến cho giai đoạn 2010—2014
Trang 10Giá bán tôm xuất khẩu trên thị trường Mỹ hiện nay tăng 10% so với năm trước; tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc mức tăng giá phổ biến hiện nay là 5% Ba thị trường này đã chiếm tới hơn 80% sản lượng xuất khẩu của MPC, theo đó mức tăng giá bán trung bình của MPC sẽ vào khoảng 7%/năm
Căn cứ vào những giả định trên Công ty dự báo doanh thu của công ty tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 17.27% Đây là mức tăng giá vốn trung bình của MPC trong quá khứ Giá vốn hàng bán dự kiến sẽ tăng theo tốc độ tăng giá của thức ăn chăn nuôi; giá con giống và các chi phí nguyên liệu khác
Hoạt động kinh doanh vẫn là hoạt động chính của công ty Mặc dù MPC có danh mục đầu tư tài chính với đa số là trái phiếu và chứng chỉ quỹ của SSI nhưng Công ty cho rằng việc đầu tư đó không mang lại hiệu quả và trong tương lai MPC sẽ giảm tỷ trọng đầu tư cho hoạt động này Doanh thu tài chính không đáng kể chủ yếu đến từ tiền lãi gửi ngân hàng; cổ tức được hưởng Chi phí tài chính đa phần là chi phí lãi vay Mức lãi suất trung bình đối với các khoản vay của MPC là 10%/năm Đây là mức lãi suất khá ưu đãi vì MPC kinh doanh trong lĩnh vực chế biến hàng xuất khẩu nên nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ