GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Giới thiệu
1.1.1 Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển bùng nổ của các nền kinh tế trên thế giới, cũng như sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, đã đặt nền kinh tế Việt Nam vào cơ hội cũng như thách thức để vươn lên trong thời đại mới và đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Muốn một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững, để sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì cần phải có lượng vốn khổng lồ để tạo động lực các doanh nghiệp ở tất cả lĩnh vực phát triển, chính vì thế thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời nhằm giúp nền kinh tế của nước ta thực hiện nhiệm vụ thời đại trên Ở các quốc gia phát triển, thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế một cách bền vững Như vậy, đã 25 năm từ khi được thành lập và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đóng một vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế, trở thành một kênh đầu tư mới hiệu quả cũng như cung cấp một nguồn vốn để bổ sung cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, vì chỉ mới được thành lập khoảng hơn hai thập kỷ, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tiềm ẩn những rủi ro mà các thị trường chứng khoán mới thành lập khác thường mắc phải Chính vì thế, việc phần lớn nhà đầu tư trên thị trường vẫn còn đầu tư dựa vào số đông hay nghe theo lời các nhà môi giới của các công ty chứng khoán mà không có một nền tảng về phân tích một cách khoa học là điều dễ hiểu Bên cạnh đó, sự biến động ở một thị trường mới nổi như thị trường chứng khoán Việt Nam, khiến cho việc đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu, dựa vào các phương pháp định tính trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Do vậy, việc nghiên cứu và kiểm định một mô hình định giá chứng khoán nổi tiếng được chứng minh sự hiệu quả rộng rãi trên thế giới như mô hình Fama-French 3 nhân tố là một yêu cầu cấp bách cho nhà đầu tư Việt Nam.
Trong vòng bốn thập kỷ trở lại đây, việc làm thế nào để giải thích những sự bất thường trong TSSL của chứng khoán vẫn đang là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu tài chính bàn luận Đã có kha khá lượng mô hình đã được phát minh để các nhà nghiên cứu
2 hay các nhà đầu tư có thể phân tích TSSL của chứng khoán Sharpe (1964) và John Lintner (1965) đã giới thiệu mô hình CAPM là mô hình đầu tiên chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro thị trường và TSSL của một cổ phiếu cụ thể Mặc dù mô hình CAPM này được giảng dạy khá rộng rãi trong các giáo trình kinh tế tài chính, nhưng với những giả thuyết không mang tính thực tế cho lắm của nó như giả thuyết thị trường hiệu quả nơi mà mọi thông tin đã được phản ánh vào giá hay giả thuyết không có thuế và phí giao dịch trong quá trình đầu tư, …
Cho tới tận ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cãi tiến nó bằng việc sử dụng những giả định có tính thực tế hơn hoặc thêm vào những nhân tố khác có thể đóng vai trò quan trọng hơn so với 1 nhân tố trong mô hình CAPM và mô hình Fama – French 3 nhân tố là một trong số đó Lấy cảm hứng từ nghiên cứu của Banz (1981), vào năm 1993, Fama và French cuối cùng cũng phát triển mô hình của riêng họ với 3 nhân tố để giải thích TSSL kỳ vọng của một DMĐT đã được điều chỉnh lãi suất phi rủi ro, theo đó 3 nhân tố là TSSL kỳ vọng đã điều chỉnh lãi suất phi rủi ro của danh mục thị trường, nhân tố quy mô công ty (SMB) và nhân tố giá trị được tính bằng tỷ số BTM (HML) Vào năm 2014, Fama và French đã cho ra đời mô hình 5 nhân tố và được cho rằng sẽ nâng cao sự hiệu quả của mô hình Fama và French 3 nhân tố Tuy nhiên, mô hình này vướng phải một số tranh cãi như không vượt qua được kiểm định của Gibbons, Ross & Shanken (1989) và 2 nhân tố mới được thêm vào không nâng cao hiệu quả của mô hình 3 nhân tố đã được chỉ ra ở các nghiên cứu của Foye, J (2018) trên thị trường chứng khoán Anh Quốc và Dirkx, P., & Peter, F J (2020) Thêm vào đó, nghiên cứu của Jiao, W., & Lilti, J J (2017) tại thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đưa ra kết luận rằng mô hình 5 nhân tố mới cho ra kết quả không thực sự ổn định ở các danh mục khác nhau và 2 nhân tố được thêm vào mô hình không cải thiện gì mấy so với mô hình gốc ban đầu Hơn thế nữa, bài viết của Blitz, D., Hanauer, M X., Vidojevic, M., & Van Vliet, P (2018) khi nghiên cứu về mối lo ngại của mô hình 5 nhân tố đã cho ra kết luận rằng 2 nhân tố mới được thêm vào không những không nâng cao tính hiệu quả mà lại còn thiếu các cơ sở kinh tế Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định và tối ưu, bài viết sẽ chỉ kiểm định, phân tích và đưa ra kết luận bằng mô hình 3 nhân tố, cái mà đã được công nhận bởi cả giới khoa học và giới đầu tư hàng chục năm nay và
3 nếu trong tương lai, nếu mô hình 5 nhân tố được công nhận trên toàn thế giới thì lúc đó tác giả sẽ tiến hành phân tích và kiểm định mô hình 5 nhân tố.
Mô hình ban đầu này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các nghiên cứu về TSSL kỳ vọng của chứng khoán và đã được nhiều bài viết và nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chính Tuy nhiên, mô hình 3 nhân tố này liệu có giải thích được TSSL kỳ vọng của chứng khoán hay không, đặc biệt với một thị trường mới nổi và phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây như thị trường chứng khoán Việt Nam thì đó là một câu hỏi lớn.
Với những lý do trên, cùng với sự đam mê về thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như việc tìm hiểu các mô hình phân tích đầu tư chứng khoán hiện đại được áp dụng rộng rãi trên thế giới, tác giả đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Mô hình Fama-French 3 nhân tố tại thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Mục tiêu của đề tài
Trả lời cho câu hỏi: Liệu mô hình 3 nhân tố của Fama và French có thể giải thích được TSSL của chứng khoán ở một thị trường mới nổi và phát triển nhanh như Việt Nam hay không?
Lấy cảm hứng từ Fama và French (1993) và Nhu Nguyen, Ulku Numan và Zhang Ji
(2015), đề tài sẽ thiết lập 6 DMĐT từ 2 nhân tố quy mô và giá trị, từ đó hồi quy chuỗi thời gian theo mô hình CAPM và với mô hình 3 nhân tố Từ đó, rút ra các kết luận về mức độ hiệu quả của mô hình Fama-French 3 nhân tố tại thị trường chứng khoán Việt Nam, so sánh độ hiệu quả giữa mô hình Fama-Fench 3 nhân tố và mô hình CAPM, nhân tố nào là nhân tố đưa ra kết quả giải thích về độ biến thiên của TSSL kỳ vọng hiệu quả và chính xác nhất Cuối cùng, nghiên cứu sẽ đem lại cái nhìn tổng quát về những nhân tố có thể ảnh hưởng tới TSSL chứng khoán, từ đó giúp các nhà đầu tư áp dụng các nhân tố này trong quá trình lựa chọn cổ phiếu cho danh mục đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất.
Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, khóa luận tiến hành phân tích và trả lời ba câu hỏi
• Câu hỏi thứ nhất: Mô hình Fama-French ba nhân tố có hiệu quả hơn mô hình
CAPM trong việc giải thích TSSL của chứng khoán hay không?
• Câu hỏi thứ hai: Mô hình ba nhân tố có giải thích được TSSL của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 tới 2020 hay không?
• Câu hỏi thứ ba: Trong 3 nhân tố, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giải thích TSSL của chứng khoán?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE), với dữ liệu là giá đóng cửa có điều chỉnh theo tháng, quy mô công ty, chỉ số BTM.
- Không gian: Tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE)
- Thời gian: Dữ liệu được lấy từ ngày 1/1/2015 cho tới ngày 31/12/2020.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu:
• Phương pháp sử dụng các nguồn lực sẵn có, các bài viết, khóa luận đã thực hiện về đề tài nghiên cứu hay các đề tài có liên quan để tìm hiểu về cách thực hiện đề tài các phương pháp đã được sử dụng để lấy dữ liệu, tổng hợp dữ liệu và làm sạch dữ hiệu hồi quy.
• Thu thập thông tin và dữ liệu từ các trang web như vietstock.vn, investing.com, tradingeconomics.com và từ cơ sở dữ liệu DataStream,
• Phương pháp đối chiếu, nhập liệu, tổng hợp dữ liệu và làm sạch dữ liệu: sau khi đã thu thập dữ liệu ở bước trên sẽ tiến hành đối chiếu giữa các nguồn dữ liệu và đối chiếu với BCTC của các công ty để tìm ra một bộ dữ liệu hoàn chỉnh nhất để thực hiện hồi quy.
• Phương pháp xử lý số liệu:
• Phương pháp tỷ lệ: là phương pháp được dùng để đưa ra các kết luận khi tính toán
5 các tỷ lệ trong đề tài.
• Phương pháp mô tả các biến số, phân tích sự hiệu quả, mối quan hệ giữa các biến được dùng để đọc kết quả ban đầu từ các thống kê mô tả các biến.
• Phương pháp so sánh và tổng hợp, phương pháp bảng biểu và đồ thị minh họa.
• Phương pháp phân tích hồi quy chuỗi thời gian, các kiểm định khuyết tật liên quan trên các phần mềm như Eview, Stata, Excel để thực hiện mô hình.
Nội dung nghiên cứu
Qua quá trình hồi quy đa biến của 11 DMĐT đã tạo trên với các nhân tố theo mô hình, dựa vào các kết quả thống kê cho ra kết luận về sự hiệu quả của mô hình Fama- French 3 nhân tố lên thị trường chứng khoán Việt Nam, so sánh sự hiệu quả của mô hình
3 nhân tố với mô hình CAPM, so sánh các nhân tố để tìm ra nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giải thích TSSL của chứng khoán.
Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ đóng góp một bằng chứng mới về một mô hình đã được sử dụng rất phổ biến trên thế giới để giải thích TSSL kỳ vọng của một chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như các kết luận được rút ra từ nghiên cứu sẽ giúp các nhà đầu tư tại Việt Nam tiếp cận một phương pháp học thuật được công nhận rộng rãi giúp tối ưu hóaDMĐT của họ.
Kết cấu của khóa luận
Khóa luận kiểm định mô hình Fama-French 3 nhân tố gồm có 5 chương.
Chương này sẽ đưa ra tổng quan về nghiên cứu, đặt vấn đề, tính cấp thiết của đề tài,mục đích của đề tài, các vấn đề cần nghiên cứu, dữ liệu, phạm vi của khóa luận và phương pháp nghiên cứu từ đó đưa ra bố cục của khóa luận.
LƯỢC KHẢO CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Lịch sử phát triển của mô hình Fama-French
Nghiên cứu của Fama và French (1993) đã chỉ ra một khía cạnh mới trong việc xác định TSSL kỳ vọng của chứng khoán Mục đích của mô hình này là giúp giải thích toàn diện TSSL điều chỉnh của một DMĐT với 3 nhân tố chính, đó là nhân tố phần bù rủi ro thị trường, nhân tố phần bù quy mô qua chênh lệch TSSL của DMĐT có vốn hóa bé và cổ phiếu có vốn hóa lớn và chênh lệch TSSL của DMĐT có chỉ số BTM cao và chỉ số BTM thấp hay còn gọi là phần bù giá trị Họ đã đi tới kết luận rằng nhân tố phần bù rủi ro thị trường, nhân tố quy mô và nhân tố giá trị đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới TSSL của chứng khoán Họ cũng xác nhận rằng mô hình trên đã thành công trong việc giải thích TSSL bình quân trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Fama et al (1993) giải thích rằng sự khác biệt giữa TSSL của cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán New York và sở giao dịch chứng khoán NASDAQ là bởi cổ phiếu trên NYSE có TSSL bình quân cao hơn cổ phiếu có quy mô tương tự ở NASDAQ trong giai đoạn nghiên cứu Họ sử dụng mô hình Fama-French 3 nhân tố để giải thích sự khác biệt trên Nghiên cứu này chỉ rõ ra lý do cho sự khác biệt ở phần bù rủi ro của các cổ phiếu, mô hình 3 nhân tố rủi ro Fama và French Fama et al (1993, p.37) đã chỉ ra rằng cổ phiếu với độ nhạy cao thường những kết quả kinh doanh tồi tệ, điều thường thấy ở cổ phiếu có giá thấp và chỉ số BTM cao Cổ phiếu có độ nhạy thấp với chỉ số phần bù rủi ro thị trường (beta) thấp thường có kết quả tốt điều mà dẫn đến chỉ số BTM thấp Họ đã kết luận rằng chỉ số BTM và yếu tố phần bù rủi ro là quan trọng nhất khi đã giải thích được sự khác biệt trong TSSL giữa cổ phiếu ở sở giao dịch chứng khoán NYSE và NASDAQ.
Fama và French (1995) đã thử nghiệm sự khác biệt ở giá chứng khoán, có ảnh hưởng tới sự khác biệt trong quy mô và giá trị thể hiện qua sự khác biệt trong doanh thu hay không Fama và French (1995, p.131) chỉ ra rằng với một sự định giá hợp lý, tín hiệuBTM cao thường đi kèm với doanh thu tồi tệ và tín hiệu BTM thấp thường đi kèm với kết quả kinh doanh tốt Họ phát hiện ra rằng nhân tố thị trường và nhân tố quy mô trong doanh thu giải thích các nhân tố trong TSSL, tuy nhiên họ lại không phát hiện bất kỳ mối quan hệ nào giữa nhân tố BTM trong doanh thu với TSSL của chứng khoán.
Một nghiên cứu khác của Fama và French (1996) trên toàn bộ các sở giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng sự hiệu quả của CAPM đã hoàn toàn bị lu mờ bởi mô hình 3 nhân tố Khi sử dụng mô hình, họ có thể giải thích một cách hiệu quả hơn các DMĐT đã được thiết lập dựa vào các chỉ số như lợi nhuận/giá, dòng tiền/giá và tăng trưởng doanh thu.
2.2 Các nghiên cứu liên quan về tính hiệu quả của mô hình Fama và French 3 nhân tố
2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Daniel và Titman (1996) thử nghiệm mô hình Fama và French trên sở giao dịch chứng khoán NYSE, sở giao dịch chứng khoán AMEX và sở giao dịch chứng khoán NASDAQ từ giai đoạn từ 1963-1993 Họ không tìm thấy bất kỳ sự hiệu quả nào đến từ mô hình Fama và French Và đã đi tới kết luận rằng không có mối quan hệ nào giữa TSSL kỳ vọng và 3 nhân tố của mô hình Fama và French.
Davis, Fama và French (2000) thử nghiệm lại một cách mở rộng nghiên cứu của
Daniel và Titman (1997) từ năm 1929 cho tới năm 1997 Họ đã chỉ một kết quả trái ngược với nghiên cứu của Daniel và Titman Nghiên cứu của họ đã góp phần xác thực tính hiệu quả của mô hình Fama và French.
Connor, G., & Sehgal, S (2001) đã thực hiện điểm định mô hình Fama và French 3 nhân tố tại thị trường chứng khoán Ấn độ từ tháng 6 năm 1989 tới tháng 3 năm 1999, đã đưa ra kết quả rằng TSSL trung bình của các danh mục đã được giải thích hoàn toàn bởi 3 nhân tố trong mô hình, không chỉ mỗi nhân tố phần bù rủi ro thị trường, hay nói cách khác mô hình Fama và French 3 nhân tố mang lại kết quả vượt trội so với mô hình CAPM.
Griffin, J M (2002) trong bài viết nghiên cứu về độ hiệu quả của mô hình Fama-
French 3 nhân tố với mục đích chính của bài viết là so sánh giữa 2 mô hình là mô hình Fama-French 3 nhân tố áp dụng chỉ 1 quốc gia cụ thể và mô hình Fama-French 3 nhân tố khi áp dụng trên toàn cầu, kết quả chỉ ra rằng nhìn chung khi giải thích TSSL kỳ vọng của một chứng khoán cụ thể hay danh mục đầu tư thì “phiên bản nội địa hóa” giải thích một cách vượt trội hơn và ít gặp lỗi hơn so với “phiên bản toàn cầu”
Aksu và Onder (2003) đã so sánh giữa mô hình CAPM và mô hình 3 nhân tố của
Fama-French trên thị trường chứng khoán Istanbul Nghiên cứu này nghiên cứu các công ty phi tài chính được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán ISE trong giai đoạn từ 1993-
1997 sử dụng TSSL theo tháng bao gồm cổ tức cho việc nghiên cứu Họ chỉ ra rằng mô hình của Fama và French có thể giải thích được sự bất thường của TSSL chứng khoán. Thêm vào đó, họ đã chỉ ra rằng mô hình của Fama và French hiệu quả hơn mô hình CAPM trong việc giải thích TSSL của chứng khoán.
Gaunt (2004) thử nghiệm tính xác thực của cả mô hình Fama và French và mô hình
CAPM trên thị trường chứng khoán Úc Gaunt đã chỉ ra rằng mô hình ba nhân tố của Fama và French đã đưa ra những dự đoán tốt hơn về TSSL của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Úc so với mô hình CAPM.
Naughton và Veeraraghavan (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa TSSL kỳ vọng của chứng khoán với phần bù rủi ro thị trường, nhân tố quy mô, nhân tố chỉ số giá trị sổ sách trên thị giá trên các thị trường chứng khoán Châu Á trong vòng 21 năm từ tháng 12 năm 1975 cho tới tháng 12 năm 1996 Bài viết đã đưa ra một kết luận rằng, dựa vào kết quả của mô hình CAPM thì mô hình định giá chứng khoán đa nhân tố hay nói cách khác là mô hình Fama-French đem lại kết quả vượt trội hơn mô hình định giá chứng khoán một nhân tố.
Bahl (2006) khi nghiên cứu về thị trường chứng khoán Ấn Độ đã kiểm định mô hình
Fama và French 3 nhân tố trên thị trường chứng khoán Ấn Độ, lấy dữ liệu đóng cửa theo tháng trong vòng 5 năm từ tháng 6 năm 2001 tới tháng 6 năm 2006 Và cho ra kết quả rằng, dựa vào chỉ số R bình phương, mô hình CAPM có R bình phương là 76% trong khi mô hình Fama và French 3 nhân tố có R bình phương là 87%, một lần nữa khẳng định tính ưu việt của mô hình này.
Davis (2006) khi thực hiện kiểm định về mô hình định giá chứng khoán CAPM trong điều kiện tình hình tài chính toàn cầu thay đổi, với các mục tiêu là: giải thích TSSL kỳ vọng của danh mục đầu tư thụ động, giải thích TSSL kỳ vọng của danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa và liệu rằng có phù hợp với các lý thuyết kinh tế hay không Khi thực hiện mô hình trên thị trường chứng khoán Mỹ, bài viết đã chỉ ra rằng quy mô thị trường và chỉ số giá trị sổ sách trên thị giá ảnh hưởng mạnh mẽ lên TSSL của chứng khoán Bài viết còn chỉ ra rằng các nhân tố nêu trên chỉ ra được sự khác biệt về TSSL của các danh mục đầu tư, trong khi điều đó là bất khả thi với mô hình CAPM Và khi so sánh độ hiệu quả giữa mô hình Fama và French 3 nhân tố và mô hình CAPM, bài viết cũng kết luận được rằng khi thêm hai nhân tố nữa vào mô hình định giá một nhân tố thì độ biến động của danh mục đầu tư được giải thích một cách rõ ràng hơn.
Bello, Z Y (2008) khi thực hiện so sánh ý nghĩa thống kê của mô hình CAPM, mô hình Fama và French 3 nhân tố và tùy biến Carhart của mô hình Fama và French trên thị trường chứng khoán Mỹ, cụ thể là các danh mục đầu tư của các quỹ tương hỗ trong giai đoạn từ tháng 4 năm 1986 tới tháng 3 năm 2006 Kết quả cho ra rằng, đường hồi quy của 3 mô hình trên giải thích được 71% TSSL của danh mục của các quỹ tương hỗ Tuy nhiên, khi so sánh về mức độ dự báo của mô hình thì kết quả của bài viết là mô hình Fama-French
3 nhân tố là một cải tiến vượt bật so với mô hình CAPM.
Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, khi đã tham khảo các bài nghiên cứu ở nước ngoài cũng như là trong nước, tất cả đều cho thấy rằng mô hình Fama-French mang lại sự vượt trội hơn khi giải thích TSSL của chứng khoán so với mô hình CAPM Việc phân tích và nghiên cứu một mô hình phân tích mang tính khoa học và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới là một nhu cầu cấp bách đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình Fama-French 3 nhân tố trên thị trường mới nổi như thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là đề tài ít được thực hiện.
Hơn nữa, giai đoạn từ năm 2015 cho tới năm 2020 là một giai đoạn đầy biến động với các thị trường tài chính trên thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, đặc biệt là tại năm 2020, với đại dịch Covid-19 ảnh hưởng hết sức nặng nề đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam Bài viết này sẽ mang mô hình Fama và French 3 nhân tố thử nghiệm trong giai đoạn này để xem xét với một tình hình vĩ mô đầy biến động như thế, liệu rằng mô hình này có còn mang lại sự hiệu quả hay không.
Như vậy, chương 2 đã lược khảo về lịch sử hình thành của mô hình Fama và French
3 nhân tố, mô hình này ra đời nhằm cải thiện hiệu quả của mô hình CAPM Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu đã kiểm định mô hình này tại các thị trường chứng khoán ở khắp nơi trên toàn thế giới, tất cả đều mang lại kết luận rằng, mô hình Fama và French 3 nhân tố là một cải thiện đầy hiệu quả của mô hình CAPM Ở thị trường chứng khoán Việt Nam,các bài viết cũng cho ra kết quả đồng nhất rằng, mô hình Fama và French 3 nhân tố hiệu quả hơn mô hình CAPM Chương 2 cũng chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của việc kiểm định mô hình Fama và French Điều mà khóa luận này ra đời nhằm khỏa lấp đó chính là kiểm định mô hình trên một thị trường mới nổi và trong một giai đoạn với tình hình vĩ mô biến động.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu và dữ liệu nghiên cứu
Bài viết sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của các công ty đã được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2020 Nguồn dữ liệu lấy từ bộ dữ liệu Datastream Các dữ liệu được sử dụng bao gồm: giá đóng cửa của ngày giao dịch cuối cùng trong tháng đó, quy mô thị trường của chứng khoán được tính bằng lấy giá chứng khoán nhân cho tổng khối lượng giao dịch và chỉ số book-to-market.
Bài viết sử dụng phần mềm Excel để xử lý dữ liệu của biến phụ thuộc và biến độc lập; và sử dụng phần mềm Stata để thực hiện hồi quy chuỗi thời gian và các kiểm định liên quan.