GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
T ÍNH C ẤP THI ẾT C ỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, là nơi cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng và thu phí, tính lãi từ các dịch vụ đã cung cấp để tạo ra lợi nhuận Đồng thời, ngân hàng thương mại còn là trung gian luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn thông qua hoạt động huy động tiền gửi và cho vay khách hàng Thu nhập lãi cận biên là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đo lường bằng chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí phải trả cho nhà đầu tư của ngân hàng.Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng thương mại có thể tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất tiền gửi nhưng điều này sẽ khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp cần vốn khó khăn tiếp cận với nguồn vốn nhàn rỗi và giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài, hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp càng trở nên khó khăn, kéo theo việc giảm khả năng trả nợ đúng hạn nếu phải chi trả các khoản lãi quá lớn Do đó, các ngân hàng bắt buộc phải giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ hoạt động kinh doanh cũng như kích thích nền kinh tế phát triển Phần lớn thu nhập của các ngân hàng đến từ hoạt động cấp tín dụng, cụ thể là hoạt động cho vay Khi giảm lãi suất cho vay sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng và kéo theo việc giảm lãi suất huy động vốn để đảm bảo hoạt động của ngân hàng vẫn sinh lời Nếu giảm lãi suất tiền gửi quá thấp sẽ khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng Vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần càng cần thiết hơn để từ đó các nhà lãnh đạo ngân hàng có những giải pháp phù hợp để kích thích tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Các nghiên cứu trong nước trước đây cũng đặt ra nhiều vấn đề xung quanh việc xác định các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên về khung thời gian nghiên cứu cũng như sự đa dạng về các yếu tố nghiên cứu vẫn còn hạn chế Do đó, đề tài xem xét các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên từ 2008-2020, đây là khoảng thời gian của cuộc khủng hoảng tài
2 chính thế giới 2008-2009 và giai đoạn 2019-2020, thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid 19 kéo dài, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đời sống của người dân ở nhiều quốc gia khác nhau Mặt khác, đề tài cũng đánh giá lại một số yếu tố mà các nghiên cứu trước đây đã xem xét. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ”
M ỤC TIÊU C ỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.
Nhằm giải quyết các vấn đề:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- Đề xuất những khuyến nghị giúp tăng trưởng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng trong tương lai.
C ÂU H ỎI NGHIÊN C ỨU
- Những yếu tố vi mô và vĩ mô nào có ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến thu nhập lãi cận biên như thế nào?
- Những giải pháp nào giúp cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tăng trưởng thu nhập lãi cận biên trong thời gian tới?
Đ ỐI TƯỢNG VÀ PH ẠM VI NGHIÊN C ỨU
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của cácNHTMCP Việt Nam.
- Phạm vi thu thập dữ liệu nghiên cứu: Luận văn lấy dữ liệu nghiên cứu tại 24NHTMCP Việt Nam có đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn 2008-2020 Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2008-2020 vì trong khoảng thời gian này diễn ra cuộc khủng hoảng thế giới 2007-2009 và đại dịch covid 19 2019 đến nay, giai đoạn có nhiều sự kiện tác động mạnh mẽ đến kinh tế và thu nhập của các ngân hàng.
P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng kết hợp với mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình FEM-REM cùng sự hỗ trợ của phần mềm Eviews để xác định các yếu tố vi mô và vĩ mô có ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTMCP Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh và phân tích để thực hiện mục tiêu của luận văn đã đề ra Dữ liệu biến vi mô của đề tài được lấy từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của các NHTMCP trong giai đoạn 2008-2020 Các dữ liệu biến vĩ mô được lấy từWorld Bank.
Đ ÓNG GÓP C ỦA NGHIÊN C ỨU
Sau khi luận văn thành công, đề tài sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại cổ phần trong nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Từ các kết quả cụ thể giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng, các bên liên quan có hiểu biết sâu hơn và đề ra những chính sách phù hợp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.
C ẤU TRÚC NGHIÊN C ỨU
Ngoài Phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo, nghiên cứu này được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương này bao gồm các nội dung như lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên
Cơ sở lý thuyết, chương này bao gồm các nội dung chính như nền tảng cơ sở lý thuyết về thu nhập lãi cận biên và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của NHTMCP Chương này cũng giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu trước đây trên thế giới và trong nước để thấy được sự khác nhau giữa nghiên cứu của tác giả so với nghiên cứu trước đó.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu cụ thể cùng các kỹ thuật thu thập dữ liệu, kỹ thuật xử lý, phân tích số liệu và đề xuất mô hình nghiên cứu Đồng thời, chương này cũng trình bày các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp và đưa ra các phương pháp để xử lý các khuyết tật của mô hình nếu có.
Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày các nội dung liên quan đến phân tích thống kê mô tả các biến và kết quả mô hình nghiên cứu Sử dụng các kết quả nhận được để phân tích, giải thích và đưa ra kết luận cuối cùng cho các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Dựa trên các kết quả thu được từ mô hình, tác giả đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp nhằm nâng cao thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại cổ phần ViệtNam.
Trên đây là nội dung chương 1, bao gồm tính cấp thiết, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài Chương 2 tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại cổ phần.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN
C Ơ SỞ LÝ THUY ẾT THU NH ẬP LÃI C ẬN BIÊN
2.1.1 Khái niệm thu nhập lãi cận biên
Thu nhập lãi cận biên (NIM: Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập tiền lãi phát sinh bởi tài sản sinh lời của ngân hàng (khoản vay và đầu tư) và các khoản chi phí chính - tiền lãi trả cho người gửi tiền - Hiệu số ròng giữa tiển lãi kiếm được và tiền lãi trả cho khách hàng là một số đo chính về khả năng sinh lợi của ngân hàng (Definition of 'Nim').
Thu nhập lãi cận biên của ngân hàng là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản sinh lời Biên độ được tính cho một khoảng thời gian, một quý hoặc một năm và được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm (Golin, 2001).
Thu nhập lãi cận biên (NIM) được tính theo công thức sau:
2.1.2 Ý nghĩa thu nhập lãi cận biên
NIM là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của các ngân hàng Thu nhập lãi cận biên chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị cũng như nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của các khoản chi phí Sự thay đổi trong thu nhập lãi cận biên giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý từ việc đánh giá mức thu nhập nhận được và khoản chi phí phải bỏ ra Xét về góc độ kinh tế, khi thu nhập lãi cận biên càng cao chứng tỏ các ngân hàng hoạt động có hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ mức chi phí phải trả và quản trị tốt các tài sản có sinh lời Từ đó, ngân hàng thu được khoản lợi nhuận cao, giúp các ngân hàng tăng sự cạnh tranh trên thị trường cũng như hạn chế được rủi ro khi môi trường kinh tế vĩ mô biến động Bên cạnh đó, nếu xét về góc độ xã hội, khi thu nhập lãi cận biên cao và các ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận thì các khách hàng đi vay ngân hàng đang chịu mức lợi suất cao, gây ra nhiều khó khăn hoạt động sản xuất, kinh doanh và hạn chế sự phát triển của nền kinh tế.
NIM Tổngtài sản có sinhlời Tổngtài sản có sinhlời
C ÁC LÝ THUY ẾT N ỀN T ẢNG
2.2.1 Lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Economies of scale theory)
Lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô cho rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ có lợi thế về chi phí sản xuất, khi chi phí phải bỏ ra cho mỗi sản phẩm tăng thêm sẽ giảm đi do mức chi phí cố định được phân bổ đều cho mỗi đơn vị đầu ra Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp có một mức tối ưu mà khi vượt khỏi mức đó, doanh nghiệp sẽ không thu được lợi ích kinh tế nếu gia tăng sản lượng sản xuất Dựa trên lý thuyết đó, nếu ngân hàng gia tăng quy mô tới một mức hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn nhờ tiết kiệm được chi phí.
Theo lập luận này, các NHTMCP tăng trưởng quy mô hay tăng trưởng về tổng tài sản sẽ có thu nhập lãi cận biên cao hơn.
2.2.2 Lý thuyết hiệu quả X ( X- Efficiency Theory)
Lý thuyết hiệu quả X cho rằng các ngân hàng có ưu thế về công nghệ quản lý hay chi phí hoạt động thấp hơn sẽ hoạt động hiệu quả hơn, nhờ đó kiếm được nhiều lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng khác (Giordano and Lopes, 2015) Khi hoạt động hiệu quả, ngân hàng sẽ tiết kiệm được phần chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động và điều đó giúp ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay để thu hút thêm nhiều khách hàng mới, từ đó mở rộng thị phần và tăng thu nhập Vì vậy, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động càng thấp chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động hiệu quả vì đã thành công trong việc nỗ lực giảm thiểu các khoản chi phí cần bỏ ra và giúp gia tăng lợi nhuận.
Theo lập luận này, các NHTMCP quản trị tốt hoạt động, hạn chế tối đa chi phí sẽ có thu nhập lãi cận biên cao hơn.
Hình 2.1 Tóm tắt lý thuyết hiệu quả X
2.2.3 Lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối (Relative Market Power)
Lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối cho rằng các công ty có thị phần lớn và sản phẩm khác biệt sẽ hoạt động hiệu quả hơn và có thể kiếm được lợi nhuận vượt trội (Giordano và Lopes, 2015) Theo lý thuyết này, các ngân hàng mở rộng quy mô thông qua việc tăng thị phần hay quá trình sáp nhập và mua lại để có thể khai thác sức mạnh thị trường, áp đặt giá cao hơn cho khách hàng của họ nhằm tăng biên độ để thu được lợi nhuận cao hơn Việc tăng biên độ của ngân hàng được thực hiện thông qua việc giảm lãi suất huy động vốn và tăng lãi suất cho vay, từ đó lợi nhuận thu về cao hơn.
Theo lập luận này, các NHTMCP có thị phần lớn sẽ có mức thu nhập lãi cận biên cao hơn.
Sáp nhập và mua lại Tăng thị phần —
Tăng biên độ Tăng lợi nhuận
Một số ngân hàng thực hiện quá trình sáp nhập và mua lại
Kết thúc quá trình sáp nhập và mua lại, các ngân hàng tăng thị phần
Những ngân hàng có thị phần lớn có thể tận dụng lợi thế thị trường bằng việc tăng biên độ đối với khách hàng
Bằng cách giảm lãi suất tiền gửi, tăng lãi suất cho vay để tăng biên độ, ngân hàng thu được lợi nhuận cao
Một ng hàng đạ được hi quả ho động ạtnh vào mờ tối ưu, hi quả kỹ th hay uậ hiệu qu quản ả lý vư trội ợt
Hiệu quả hơn Giảm biên độ
Các ngân hàng có hiệu quả về chi phí có thể giảm biên độ nhờ chi phí đơn vị thấp nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận
) Tăng thị phần Tăng lợi nhuận
Nhờ vào hiệu quả quản lý vượt trội và tăng thị phần, các ngân hàng đạt mức lợi nhuận cao hơn
Các hàng biênthông việc giảm suất cho để thu hút khách hàng mới và thị phần hơn
Hình 2.2 Tóm tắt lý thuyết sức mạnh tương đối của thị trường
C ÁC NGHIÊN C ỨU TH ỰC NGHI ỆM TRƯỚC
2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Raharjo và các tác giả (2014) phân tích các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại ở Indonesia thông qua mô hình FEM và dữ liệu thu thập từ 30 ngân hàng thương mại ở Indonesia trong giai đoạn 2008-2012 Mô hình gồm
10 biến độc lập, trong đó có 7 biến vi mô là tăng trưởng tài sản, ROA, tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ an toàn vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, nợ xấu và 3 biến vĩ mô là sức mạnh thị trường, lạm phát, lãi suất Kết quả cho thấy tăng trưởng tài sản, ROA, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ lệ nợ xấu, lạm phát có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên Trong khi, tính thanh khoản có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên.
Bhati, Bashir, Abbas, và Mirza (2018) nghiên cứu các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở Pakistan thông qua mô hình REM và dữ liệu thu thập từ 22 ngân hàng thương mại ở Pakistan trong giai đoạn 2006-2015.Mô hình gồm 8 biến độc lập, trong đó có 6 biến vi mô là tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản, chi phí cơ hội và 2 biến vĩ mô là GDP, tỷ lệ lạm phát Kết quả cho thấy tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên Trong khi, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và chi phí cơ hội có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên.
Singh, Reuvers và van der Wel (2019) nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên ở EU15 thông qua mô hình GMM và dữ liệu thu thập từ 426 ngân hàng ở 15 nước châu Âu trong giai đoạn 2013-2017 Mô hình gồm 11 biến độc lập, trong đó có 7 biến vi mô là quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, hiệu quả hoạt động, tính thanh khoản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên doanh thu hoạt động, tỷ lệ nợ xấu trên nợ chưa trích lập dự phòng và 4 biến vĩ mô là chỉ số Herfindahl, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tín dụng trong nước Kết quả cho thấy quy mô tổng tài sản, hiệu quả hoạt động, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên doanh thu hoạt động và tỷ lệ nợ xấu trên nợ chưa trích lập dự phòng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên.
Khediria và Ben-Khedhiri (2011) nghiên cứu các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên ở Tunisia thông qua mô hình REM và dữ liệu thu thập từ 10 ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn 1996-2005 Mô hình gồm 6 biến độc lập vi mô là chi phí hoạt động, chi phí cơ hội của khoản dự trữ ngân hàng, chi phí lãi suất ngầm, rủi ro tín dụng, quy mô vốn và chất lượng quản lý Kết quả cho thấy chi phí hoạt động, chi phí cơ hội của khoản dự trữ ngân hàng, chi phí lãi suất ngầm, quy mô vốn có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên Trong khi, chất lượng quản lý có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên.
Gul, Irshad và Zaman (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại ở Pakistan thông qua việc sử dụng mô hình Pool OLS và dữ liệu của 15 ngân hàng thương mại đứng đầu Pakistan trong giai đoạn 2005-2009 Bài viết bao gồm 4 mô hình với các biến phụ thuộc lần lượt là ROA, ROE, NIM và ROCE (tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng) và có 7 biến độc lâp, trong đó có 4 biến vi mô là quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và 3 biến vĩ mô là GDP, tỷ lệ lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường Đối với mô hình có biến phụ thuộc là thu nhập lãi cận biên (NIM), kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và GDP có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên Trong khi, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên.
Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình FEM và dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2008 đến 2011 của 5 ngân hàng thương mại nhà nước và 28 ngân hàng thương mại cổ phần Mô hình có 7 biến độc lập vi mô gồm vị thế ngân hàng, mức ngại rủi ro, rủi ro tín dụng, biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất,chi phí lãi suất ngầm, chất lượng quản lý, biến phân biệt giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng cổ phần Kết quả cho thấy mức ngại rủi ro, rủi ro tín dụng và chi phí lãi suất ngầm có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên Trong khi, biến chất lượng quản lý có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Võ Phúc Trường Thành (2019) nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại thông qua dữ liệu của 24 ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017 và phương pháp hồi quy OLS Mô hình có 6 biến độc lập, trong đó có 4 biến vi mô là chi phí hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, rủi ro tín dụng và 2 biến vĩ mô là GDP, tỷ lệ lạm phát Kết quả cho thấy chi phí hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, rủi ro tín dụng ngân hàng và tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.
Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2021) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thông qua việc thu thập dữ liệu của 21 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019 và sử dụng mô hình REM Mô hình có 7 biến độc lập vi mô bao gồm quy mô tổng tài sản, ROA, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng tài sản trên tổng tài sản của các ngân hàng Kết quả cho thấy quy mô tổng tài sản, ROA và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên Ngoài ra, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên.
Triệu Trường Đăng (2016) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thông qua mô hình GLS và dữ liệu thu thập từ 21 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006-
2015 Mô hình có 10 biến độc lập, trong đó có 7 biến vi mô là tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tài sản sinh lãi bình quân, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ trọng cho vay, chỉ số thanh khoản tài sản và 3 biến vĩ mô là chỉ số liên ngân hàng, GDP, tỷ lệ lạm phát Kết quả cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ trọng cho vay có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên Trong khi, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tài sản sinh lãi bình quân, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động và GDP có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018) nghiên cứu lãi suất cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 bằng cách sử dụng mô hình FEM và dữ liệu được thu thập từ 27 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2017 Mô hình bao gồm 10 biến độc lập, trong đó có 7 biến vi mô là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,mức ngại rủi ro, chi phí hoạt động, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi, doanh thu dịch vụ,quy mô ngân hàng và 3 biến vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, biến giả để kiểm tra tác động của khủng hoảng kinh tế năm 2008-
2009 Kết quả mô hình cho thấy, rủi ro tín dụng, mức ngại rủi ro và tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến lãi suất cận biên Trong khi đó, rủi ro thanh khoản, chi phí hoạt động và khủng hoảng kinh tế 2008-2009 có tác động ngược chiều đến lãi suất cận biên.
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước
Tên tác giả Nội dung nghiên cứu
Biến của mô hình Tác động đến lợi nhuận
Tăng trưởng tài sản Cùng chiều
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động Cùng chiều thu nhập lãi cận Tỷ lệ an toàn vốn Cùng chiều
Raharjo và các biên của các ngân Tính thanh khoản Ngược chiều tác giả (2014) hàng thương mại ở Tỷ lệ cho vay trên tiền
Cùng chiều Indonesia giai đoạn gửi
Sức mạnh thị trường Không tác động
Lãi suất Không tác động
Các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 2006-2015
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Rủi ro thanh khoản Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản
Tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản
Ngược chiềuNgược chiềuNgược chiềuNgược chiềuCùng chiều
Chi phí cơ hội GDP
Ngược chiều Không tác động Không tác động
Singh, Reuvers và van der Wel
Các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên ở EU15 giai đoạn 2013- 2017
Quy mô tổng tài sản Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Hiệu quả hoạt động Tính thanh khoản Rủi ro tín dụng Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên doanh thu hoạt động Tỷ lệ nợ xấu trên nợ chưa trích lập dự phòng Chỉ số Herfindahl Tăng trưởng
Tỷ lệ lạm phát, Tỷ lệ tín dụng trong nước
Ngược chiều Không tác động
Ngược chiều Không tác động Không tác động Ngược chiều
Không tác động Không tác động Không tác động Không tác động
Các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên ở Tunisia giai đoạn 1996- 2005
Chi phí hoạt động Chi phí cơ hội của khoản dự trữ ngân hàng Chi phí lãi suất ngầm, Rủi ro tín dụng Quy mô vốn Chất lượng quản lý
Cùng chiều Không tác động Cùng chiều Ngược chiều
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng
Quy mô ngân hàng Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
Ngược chiềuNgược chiềuKhông tác động thương mại ở Tỷ lệ tiền gửi trên tổng Không tác động Pakistan trong giai tài sản đoạn 2005-2009 GDP Ngược chiều
Tỷ lệ lạm phát Cùng chiều Vốn hóa thị trường chứng khoán Không tác động
Vị thế ngân hàng Không tác động
Các yếu tố ảnh Mức ngại rủi ro, Cùng chiều
Nguyễn Kim hưởng đến thu Rủi ro tín dụng Cùng chiều
Thu và Đỗ Thị nhập lãi cận biên Biến tương tác giữa rủi
Thanh Huyền của các ngân hàng ro tín dụng và rủi ro lãi Không tác động
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Q UY TRÌNH NGHIÊN C ỨU
Quy trình nghiên cứu của khóa luận sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu của biến phụ thuộc, các biến độc lập và thực hiện thống kê mô tả dữ liệu.
- Bước 2: Ước lượng mô hình Pooled OLS và thực hiện kiểm định sự đồng nhất giữa các đơn vị chéo và thời gian để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS hay FEM/REM.
- Bước 3: Ước lượng mô hình FEM, REM và kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM.
- Bước 4: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số VIF và phân tích ma trận hệ số tương quan để xem mối tương quan giữa các biến.
- Bước 5: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan.
- Bước 6: Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Wooldridge.
- Bước 7: Dựa trên kết quả hồi quy để đối chiếu với giả thiết, phân tích và thảo luận kết quả.
Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: tác giả tổng hợp
M Ô HÌNH NGHIÊN C ỨU
Dựa trên nghiên cứu của Raharjo và các tác giả (2014), Khediria và Ben- Khedhiri
(2011), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), Singh và các tác giả (2019) vàTriệu Trường Đăng (2016) mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
NIM it = P it + P 1 LNSIZE it + p 2 ROA it + P 3 BOPO it + P 4 GWM it + P 5 LDR it +
P 6 NPL it + P 7 MPR it + P 8 lNFL it + P 9 GDP it + E it
NIMit : Thu nhập lãi cận biên của ngân hàng i tại thời gian t
LNSIZEit : Tăng trưởng tài sản của ngân hàng i tại thời gian t
ROAit : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời gian t
BOPOit : Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của ngân hàng i tại thời gian t
GWMit : Tính thanh khoản của ngân hàng i tại thời gian t
LDR it : Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của ngân hàng i tại thời gian t
NPL it : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời gian t
MPR it : Thị phần cho vay của ngân hàng i tại thời điểm t
INFL it : Tỷ lệ lạm phát
GDP it : Tăng trưởng kinh tế β 1 - β 10 : Hệ số hồi quy εit : Biến ngẫu nhiên i: Từ 1- 24 ngân hàng nghiên cứu t: Khoảng thời gian từ năm 2008 – 2020
Bảng 3.2 Cách đo lường các biến trong mô hình
.Tên biến Cách đo lường
NIM Thu nhập lãi thuần/ Tài sản sinh lãi
LNSIZE Ln(Tổng tài sản cuối kì năm t)
ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
BOFO Chi phí hoạt động/ Thu nhập hoạt động
(Tiền mặt, vàng bạc, đá quý+ Tiền gửi tại NHNN Việt Nam + Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác + Chứng khoán kinh doanh)/Tổng tài sản
LDR Tổng dư nợ/Tổng tiền gửi
NPL Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ
MPR Tổng dư nợ của ngân hàng i/ Tổng dư nợ của các ngân hàng
INFL Tỷ lệ lạm phát hằng năm
GDP Tỷ lệ GDP hằng năm
B I ẾN PH Ụ THU ỘC (NIM)
NIM viết tắt của từ Net Interest Margin có nghĩa là thu nhập lãi cận biên hoặc hoặc biên độ lãi ròng Đây là chỉ số dùng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí phải trả cho nhà đầu tư của ngân hàng, phản ánh ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu.
Thu nhập lãi cận biên (NIM) = x 100%
T à1 sản có sinh 1ã1 trung bì nh Trong đó:
Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa chênh lệch giữa “thu nhập lãi và thu nhập tương tự” và “chi phí lãi và chi phí tương tự” được lấy trên bảng Kết quả hoạt động kinh doanh
Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNNVN + Tiền gửi lại các TCTC khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng; các số này được lấy trên bảng cân đối kế toán
Chỉ số này tính theo năm hoặc Tổng 4 quý liên tiếp
- Theo Năm: Thu nhập lãi thuần theo năm, Tài sản sinh lãi là Trung bình cộng của số đầu năm và cuối năm
Theo (x) Quý: Tổng Thu nhập lãi thuấn (x) quý, Tài sản sinh lãi là là trung bình cộng của số (x) quý
B I ẾN ĐỘC L ẬP
3.4.1 Tăng trưởng tài sản (LNSIZE )
LNSIZE là tăng trưởng tài sản, được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên cơ số e của tổng tài sản cuối kì tương tự như các nghiên cứu của Singh, Reuvers và van der Wel (2019), Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2021), Gul, Irshad và Zaman
(2011), Raharjo và các tác giả (2014) Trong đó, khoản mục tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán.
LNSIZE = LN(Tổng tài sản cuối kì)
Theo Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2021), quy mô ngân hàng phản ánh thông qua quy mô tổng tài sản và quy mô ngân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng có uy tín cao trên thị trường, được nhiều khách hàng tin tưởng Từ đó, hoạt động của ngân hàng diễn ra thuận lơi, dễ dàng tạo ra nguồn thu và tăng thu nhập lãi cận biên.
Trong các nghiên cứu trước, Raharjo và các tác giả (2014), Nguyễn Đình An và
Tô Thị Hồng Gấm (2021) đã tìm thấy tác động cùng chiều của tăng trưởng tài sản lên thu nhập lãi cận biên Mặc dù vậy, Singh, Reuvers và van der Wel (2019), Gul, Irshad và Zaman (2011) tìm thấy tác động ngược chiều của tăng trưởng tài sản lên thu nhập lãi cận biên.
Giả thuyết H 1 : Tăng trưởng tài sản tác động cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên của NHTMCP.
3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA - Return on Total Asset là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân tương tự như các nghiên cứu của Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2021), Raharjo và các tác giả (2014) Trong đó, khoản mục tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh.
Tổngtà1 sảnbình quân Theo Raharjo, Hakim, Manurung và Maulana (2014), khi tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao chứng tỏ các ngân hàng đang sử tài sản một cách có hiệu quả để tạo ra doanh thu và từ đó tác động làm tăng thu nhập lãi cận biên.
Trong các nghiên cứu trước, Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2021), Raharjo và các tác giả (2014) đều đã tìm thấy tác động cùng chiều của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên thu nhập lãi cận biên.
Giả thuyết H 2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên của NHTMCP.
3.4.3 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (BOPO)
BOPO được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tương tự như các nghiên cứu của Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), Singh, Reuvers và van der Wel (2019), Triệu Trường Đăng (2016), Raharjo và các tác giả
(2014), Khediria và Ben-Khedhiri (2011), Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018). Trong đó, khoản mục chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh.
Thu nhập hoạt độ ng
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động phản ánh chất lượng quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng, khi tỷ lệ này cao phản ánh các ngân hàng chưa kiểm
Chi phí hoạt độ BOPO = ng
25 soát tốt các khoản chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động và kéo theo thu nhập lãi cận biên giảm.
Trong các nghiên cứu trước, Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), Singh, Reuvers và van der Wel (2019), Triệu Trường Đăng (2016), Khediria và Ben- Khedhiri (2011), Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018) đã tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động lên thu nhập lãi cận biên Mặc dù vậy, Raharjo và các tác giả (2014) đã tìm thấy tác động cùng chiều của tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động đến thu nhập lãi cận biên.
Giả thuyết H 3 : Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tác động ngược chiều đến thu nhập lãi cận biên của NHTMCP.
GWM là tính thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ của các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi tại NHNN Việt Nam, tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh trên tổng tài sản tương tự như các nghiên cứu của Raharjo và các tác giả (2014), Triệu Trường Đăng (2016), Nguyễn Anh
Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018) Trong đó, các khoản mục tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi tại NHNN Việt Nam, tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh và tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán.
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý+ Tiền gửi tại NHNN Việt Nam +
Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác +
Chứng khoán kinh doanh GWM Tổng tài sản
Tính thanh khoản là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động của ngân hàng được diễn ra thông suốt, hiệu quả Tuy nhiên, việc duy trì tính thanh khoản ở mức hợp lý để đảm bảo hoạt động của ngân hàng vẫn sinh lời và không phải bỏ ra
2 một khoản chi phí quá lớn để nắm giữ các tài sản ngắn hạn, suất sinh lời thấp là một vấn6 đề luôn được quan tâm (Triệu Trường Đăng, 2016) Vì vậy, tính thanh khoản tốt có thể giúp các ngân hàng tăng sự tín nhiệm của khách hàng, thu hút được vốn với chi phí thấp, làm tăng thu nhập lãi cận biên Mặc dù vây, để đảm bảo tính thanh khoản ở mức cao, các ngân hàng phải bỏ ra khoản chi phí cơ hội cao làm giảm thu nhập lãi cận biên.
Trong các nghiên cứu trước, Raharjo và các tác giả (2014), Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018) đã tìm thấy tác động ngược chiều của tính thanh khoản lên thu nhập lãi cận biên.
Giả thuyết H 4 : Tính thanh khoản tác động ngược chiều đến thu nhập lãi cận biên của NHTMCP.
3.4.5 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR)
D Ữ LI ỆU NGHIÊN C ỨU
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp, được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của 24 NHTMCP trong giai đoạn 13 năm bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2020 để tính biến phụ thuộc và các biến độc lập vi mô Do dữ liệu được thu thập từ 24 đơn vị chéo (NHTM) kéo dài trong 13 năm nên mẫu dữ liệu sẽ là bảng cân đối bao gồm 312 quan sát Dữ liệu của các biến độc lập vĩ mô được lấy từ World Bank.
Trong giai đoạn 2008-2020, những ngân hàng xảy ra sự kiện sáp nhập sẽ được loại bỏ khỏi nghiên cứu vì số liệu có nhiều biến động, không đồng nhất nên dễ làm sai lệch kết quả hồi quy Bên cạnh đó, các ngân hàng không đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn 2008-
2020 cũng được loại bỏ khỏi mẫu quan sát để đảm bảo bảng dữ liệu là bảng cân đối Vì vậy, trong đề tài này có tổng cộng 24 đối tượng quan sát Cụ thể tên các ngân hàng và dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này sẽ được trình bày đầy đủ ở phần phụ lục.
P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và áp dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng bằng công cụ hỗ trợ Eviews Ngoài ra, tác giả còn sử Microsoft
Excel để thu thập dữ liệu các biến, trình bày dữ liệu bảng, Microsoft Word để trình bày đề tài nghiên cứu và phần mềm Stata để kiểm định các khuyết tật của mô hình.
Cụ thể, sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm Eviews để thống kê mô
3 tả dữ liệu và ước lượng mô hình hồi quy Các mô hình hồi quy được lựa chọn trong đề1 tài này bao gồm: mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình tác động cố định- FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên-REM Trong đó, mô hình hồi quy Pooled OLS sẽ thích hợp để ước lượng khi không có sự khác biệt giữa các đơn vị chéo và đơn vị thời gian nghĩa là các ngân hàng không có sự khác nhau giữa cách thức quản lý, triết lý quản lý và nhiều yếu tố khác không thể quan sát được và sai số có thể đại diện cho tất cả sự khác biệt về thời gian của các ngân hàng Vì thế, kiểm định tồn tại sự đồng nhất giữa các đơn vị chéo và thời gian để lựa chọn giữa mô hình hồi quy Pooled OLS hay FEM/REM là thích hợp hơn để ước lượng Bên cạnh đó, sự khác nhau cơ bản giữa mô hình FEM và mô hìnhREM là FEM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở hệ số chặn cố định, trong khi REM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở sai số Do đó, kiểm định Hausman sẽ giúp lựa chọn mô hình phù hợp nhất trong hai mô hình: FEM và REM Sau khi lựa chọn được cách ước lượng phù hợp, tác giả thực hiện các kiểm định khuyết tật của mô hình như:hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan và tìm cách khắc phục (nếu có).
Trong chương 3, tác giả đã trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất cùng cách đo lường, thu thập dữ liệu của các biến được sử dụng trong mô hình Ngoài ra, kỳ vọng dấu của các biến độc lập và quy trình, phương pháp nghiên cứu cũng được trình bày cụ thể trong chương này Tiếp theo, kết quả hồi quy của mô hình và phân tích kết quả sẽ được trình bày cụ thể trong chương 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
K ẾT QU Ả TH ỐNG KÊ MÔ T Ả D Ữ LI ỆU
Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu Trung bình Trung vị Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn.
Nguồn: Trích xuất từ Eviews
Bảng 4.1 trình bày kết quả thống kê mô tả dữ liệu của tất cả 9 biến được sử dụng trong mô hình Trong đó, các tiêu chí mô tả chính bao gồm: trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và số quan sát Tiếp đến, tác giả sẽ phân tích số liệu của từng biến qua các năm trong giai đoạn 2008-2020.
4.1.1 Thu nhập lãi cận biên
Hình 4.1 Thu nhập lãi cận biên của các NHTMCP trong giai đoạn 2008-2020
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu của báo cáo tài chính các NHTMCP
Dựa trên bảng thống kê mô tả, giá trị trung bình của thu nhập lãi cận biên trong giai đoạn 2008-2020 là 3.7069%, giá trị cao nhất đạt 49.1020% và giá trị thấp nhất là - 1.2709% Xét một cách tổng thể, thu nhập lãi cận biên trung bình của các NHTMCP trong giai đoạn nghiên cứu khá tích cực, dương ở mức trung bình 3.7069%, giá trị cao nhất lên đến 49.1020% - đây là NIM của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam năm
2020 Tuy vậy, thu nhập lãi cận biên thấp nhất là - 1.2709% - giá trị NIM của ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2011 Nhìn hình 4.1, ta thấy thu nhập lãi cận biên giảm nhẹ giai đoạn 2008-2009, tăng nhẹ giai đoạn 2009-2012, sau đó NIM dao động không đáng kể trong giá trị từ 3.1730% đến 3.6925% trong giai đoạn 2013-2019 và tăng đáng kể giai đoạn 2019-2020.
Giai đoạn 2008-2009, sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-
2009 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam và việc giảm lãi suất cho vay xuống còn một con số đầu năm 2009 cùng những chính sách hỗ trợ lãi suất đã khiến cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng bị thắt chặt Do đó, điều này đã tác động làm cho NIM sụt giảm từ mức 3.6305% năm 2008 và 5.2919% năm 2009.
Giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng thông qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng chặt chẽ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, hoạt động của ngành ngân hàng có những dấu hiệu chuyển biến khả quan hơn Năm 2010-2011, tỷ lệ lạm phát tăng cao kéo theo việc tăng lãi suất cho vay và huy động của các NHTMCP đã khiến cho NIM của các ngân hàng tăng trưởng rõ rệt lên 11.9075% năm 2011.
Giai đoạn 2013-2019, NHNN thông qua việc ban hành các quyết định nhằm giảm lãi suất cho vay, lãi suất thị trường và để kiểm soát lạm phát như Quyết định số 2646/QĐ-NHNN năm 2012, Quyết định 643-NHNN năm 2013, Quyết định 1424/QĐ- NHNN năm 2017, Quyết định số 1870/QĐ-NHNN năm 2019 Đồng thời, những chính sách đó tác động thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP dao động quanh NIM trung bình 3.41%.
Giai đoạn 2019-2020, đây là giai đoạn cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với khủng hoảng y tế, cụ thể, sự bùng phát và kéo dài đại dịch Covid-19 khiến cuộc sống, hoạt động kinh doanh sản xuất của người dân trở nên khó khăn NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 Mặc dù lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm để hỗ trợ khách hàng nhưng kéo theo đó là lãi suất huy động vốn giảm đáng kể, bình quân chỉ từ 3%-5%/ năm nên đã tạo ra chênh lệnh lớn, giúp hoạt động của các NHTMCP trong giai đoạn này mang lại lợi nhuận cao Cụ thể, NIM bình quân của các NHTMCP tăng rõ rệt từ 3.4794% năm 2019 lên 5.3662% năm 2020.
Hình 4.2 Tăng trưởng tài sản của các NHTMCP trong giai đoạn 2008-2020
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu của báo cáo tài chính các NHTMCP
Dựa trên thống kê mô tả, tăng trưởng tài sản trong giai đoạn 2008-2020 của các NHTMCP có giá trị trung bình là 18.3769, giá trị cao nhất là 21.1398 và giá trị thấp nhất là 14.6987 Nhìn chung, tăng trưởng tài sản tăng đều trong giai đoạn 2008-2020, trong đó, giai đoạn 2012-2013, tăng trưởng tài sản giảm nhẹ từ 18.1265 xuống còn 18.2770. Trong giai đoạn 2008-2020, mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế 2008-
2009, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 nhưng các NHTMCP vẫn quan tâm mở rộng quy mô tổng tài sản, tăng sức cạnh tranh trong thị trường tài chính ngày càng gay gắt với sự tham gia của nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài Đồng thời, thông qua việc tăng trưởng tài sản, các NHTMCP cũng nâng cao được vị thế, tăng độ tin cậy trong lòng khách hàng và thu hút thêm lượng khách hàng mới.
4.1.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
Hình 4.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các NHTMCP trong trong giai đoạn 2008-2020
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu của báo cáo tài chính các NHTMCP
Theo bảng thống kê mô tả, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 0.9640, giá trị thấp nhất là -5.9929 và giá trị cao nhất là 5.9518 Nhìn tổng quát, ROA tăng đáng kể trong giai đoạn 2008-2009, 2015-2020 và giảm mạnh trong giai đoạn 2009- 2015.
Năm 2010 là năm kết thúc quá trình phát triển kinh tế 5 năm 2006-2010, dấu mốc đạt được nhiều thành công trong tăng trưởng kinh tế, giúp Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển trước đó. Điều này đã có tác động tích cực giúp cho hoạt động của các NHTMCP trở nên thuận lợi, tăng mức lợi nhuận thu được Năm 2011, tỷ lệ lạm phát tăng cao, kéo theo việc tăng lãi suất cho vay và huy động của các NHTMCP khiến cho nhu cầu vay vốn ngân hàng của cá nhân, doanh nghiệp sụt giảm, dẫn đến hoạt động của các NHTMCP gặp nhiều khó khăn Giai đoạn 2011-2015, tình hình kinh tế gặp nhiều thách thức, khó khăn mặc dù NHNN đã có triển khai những chính sách nhằm cải thiện, ổn định tình hình kinh tế nhưng tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn thấp hơn so với 2006-2010 khiến cho mức sinh lời của các NHTM giảm mạnh so với năm 2010.
Giai đoạn 2015-2018, kế thừa những thành quả trước đó của giai đoạn 2011- 2015, tình hình kinh tế có những chuyển biến khả quan Năm 2015, luật doanh nghiệp được sửa đổi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các doanh nghiệp mới, mở rộng thị trường khách hàng cấp tín dụng của các NHTM Hơn nữa, lạm phát năm 2015 được khống chế ở mức thấp nhất và các hiệp định thương mại được kí kết tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Bên cạnh đó, giai đoạn 2016-2018 nằm trong giai đoạn II của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm giảm lãi suất cho vay và tỷ lệ nợ xấu để ổn định hoạt động ngân hàng và đã đạt được những kết quả tích cực thông qua tăng trưởng tín dụng cao, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay được kiểm soát ở mức thấp Nhờ vậy, hoạt động của các NHTM gặp nhiều thuận lợi, cải thiện và tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2015-2018.
Giai đoạn 2019-2020, tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến cho hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn Tuy nhiên, điều đó cũng mang đến cơ hội để giúp các NHTMCP tăng tốc trong việc chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước những hạn chế đi lại trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp Những sản phẩm mới ứng dụng công nghệ như mở tài khoản bằng hình thức Ekyc, gửi tiết kiệm online với lãi suất hấp dẫn, chính sách chuyển tiền liên ngân hàng miễn phí… đã giúp các NHTMCP đem lại một lượng khách hàng lớn, tăng thu nhập từ dịch vụ và kéo theo việc tăng lợi nhuận dù trong tình hình dịch vẫn còn kéo dài.
4.1.4 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động
Hình 4.4 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của các NHTMCP trong giai đoạn 2008-2020
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu của báo cáo tài chính các NHTMCP Từ bảng thống kê mô tả cho thấy, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có giá trị trung bình là 0.7881, giá trị lớn nhất là 86.3019 và giá trị nhỏ nhất là 0 Nhìn chung, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, giảm đều trong giai đoạn 2008-2010 từ 0.4937 xuống còn 0.4028 và giai đoạn 2012-2020 từ 0.5579 xuống còn 0.4548 Giai đoạn, 2010-2011, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tăng đáng kể từ 0.4028 lên 4.0072 và sau đó, giai đoạn 2011-2012, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động giảm rõ rệt xuống còn 0.5579 năm 2012 Năm 2011, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động trung bình tăng bất thường là do NHTMCP Tiên Phong phát sinh khoản chi phí hoạt động quá cao do tăng dự phòng rủi ro cho các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác, tăng dự phòng rủi ro cho các tài sản có nội bảng khác và khoản thu nhập hoạt động bị giảm tăng dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư Nhìn tổng thể, các NHTMCP đang nỗ lực để giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hình 4.5 Tính thanh khoản của các NHTMCP trong giai đoạn 2008-2020
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu của báo cáo tài chính các NHTMCP
Dựa trên bảng thống kê mô tả, tính thanh khoản có giá trị trung bình là 0.2099, giá trị lớn nhất là 1.2566 và giá trị nhỏ nhất là 0.0452 Nhìn chung, tính thanh khoản giảm nhẹ trong các giai đoạn 2008-2010, 2011-2016 và 2018-2020 và tăng đều trong giai đoạn2010-2011, 2016-2018 Tính thanh khoản của các NHTMCP được duy trì ở mức khá ổn định, đảm bảo để không xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản và cũng không giữ cho thanh khoản ở mức quá cao tránh việc sử dụng vốn kém hiệu quả Điều đó cho thấy cácNHTMCP đã cố gắng trong việc sử dụng nguồn vốn một cách tối ưu, đạt được hiệu quả cao nhưng vẫn đáp ứng được những quy định về mức thanh khoản tối thiểu.
4.1.6 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi
Hình 4.6 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của các NHTMCP trong giai đoạn 2008-2020
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu của báo cáo tài chính các NHTMCP
K ẾT QU Ả MÔ HÌNH H ỒI QUY
4.2.1.1 Ước lượng mô hình hồi quy Pooled OLS
Bảng 4.2 Kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS
Method: Panel Least Squares Date: 02/21/22 Time: 15:47 Sample: 2008 2020
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews
Dựa trên kết quả hồi quy Pooled OLS, biến ROA có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, biến GWM và biến GDP có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Các biến còn lại bao gồm: LNSIZE, BOPO, LDR, NPL, MPR và INFL không có ý nghĩa thống kê Khả năng giải thích của mô hình tương đối với R 2 điều chỉnh 12.47%
4.2.1.2 Kiểm định sự tồn tại không đồng nhất giữa các đơn vị chéo và thời gian
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định sự tồn tại không đồng nhất giữa các đơn vị chéo và thời gian
Test cross-section fixed effects
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews
Do Prob của Cross-section F và Cross section Chi-square = 0.0007 < 0.01 nên bác bỏ giả thuyết H0: Đồng nhất giữa các đơn vị chéo ở mức ý nghĩa 1% nên hồi quy mô hình FEM hay REM sẽ phù hợp hơn so với hồi quy mô hình Pooled OLS.
4.2.1.3 Ước lượng mô hình FEM và REM
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình FEM
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.
Cross-section fixed (dummy variables)
0 Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews
Kết quả mô hình FEM cho thấy, các biến ROA, GWM và GDP trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Khả năng giải thích của mô hình tương đối, R 2 điều chỉnh là 19.53%.
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình REM
Method: Panel EGLS (Cross-section random effects)
Swamy and Arora estimator of component variances
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.
R-squared 0.134509 Mean dependent var 2.6067 Adjusted R-squared 0.108716 S.D dependent var 02 2.9175 S.E of regression 2.754422 Sum squared resid 78 2291.2
Sum squared resid 2470.681 Durbin-Watson stat 07 1.7533
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews
Kết quả mô hình REM cho thấy, biến ROA và GWM trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, biến GDP có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê Khả năng giải thích của mô hình tương đối, R 2 điều chỉnh là 10.87%.
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman
Correlated Random Effects - Hausman Test
Test cross-section random effects
* Cross-section test variance is invalid Hausman statistic set to zero.
Cross-section random effects test comparisons:
Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews
Do Prob của Cross-section random = 1.000 > 0.1 nên không thể bác bỏ giả thuyết H0: REM phù hợp hơn FEM ở mức ý nghĩa 10% Do đó, hồi quy mô hình REM được lựa chọn sử dụng trong đề tài này.
4.2.1.5 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.7 Ma trận tương quan giữa các biến
E ROA BOPO GWM LDR NPL MPR INFL GDP NIM 1
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews
Dựa trên bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến, ta thấy các biến có mối tương quan thấp vì các hệ số tương quan đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0.5
Trong đó, biến ROA, LDR, MPR, INFL có tương quan dương với biến phụ thuộc NIM và biến LNSIZE, BOPO, GWM, NPL, GDP có tương quan âm với biến phụ thuộc NIM.
Tuy nhiên, để chắc chắn tác giả sử dụng hệ số VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Bảng 4.8 Kết quả hệ số VIF của các biến trong mô hình
Nguồ n: Trích xuất từ kết quả chạy Stata
Bảng hệ số VIF cho thấy, các biến đều có hệ số VIF thấp dao động từ 1.02 đến 1.47, cụ thể VIF < 10 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.1.6 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Hình 4.11 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Stata
Prob > chibar2 = 0.0069 < 0.1 nên bác bỏ giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi ở mức ý nghĩa 10% Do đó, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
4.2.1.7 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Hooldridge test for autocorrelation in panel data
HO: no first-order autocorrelation
Hình 4.12 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Stata
Do Prob > F = 0.0047 < 0.1 nên nên bác bỏ giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan ở mức ý nghĩa 10% Do đó, mô hình có hiện tượng tự tương quan. Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (Genealized Least Square – GLS)
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
NIM[CODE,t] = Xb + U[CODE] + e[CODE,t]
Estimated results: chibar2(01) = 6.07 Prob > chibarl = 0.0069
Cross-sectional time-series FGLS regression
Correlation: common AR(1) coefficient for a.11 panels (0.5644)
NIM Coef Std Err 2 p>121 [95% Conf- Interval]
Hình 4.13 Kết quả ước lượng bằng phương pháp GLS
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Stata
4.2.2 Phân tích kết quả hồi quy
Bảng 4.9 Kết quả mô hình hồi quy
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews
*, 2 có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%
Kết quả hồi quy cho thấy mô hình REM phù hợp để ước lượng Tuy nhiên, sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình như: hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan thì mô hình REM bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan Để khắc phục hai khuyết tật trên, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GLS.
Bảng 4.10 Kết quả mô hình hồi quy GLS
Biến Hệ số hồi quy P- value
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Stata
2Trong mô hình GLS, các biến như ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản), GWM (tính thanh khoản) và INFL (tỷ lệ lạm phát) có tác động đến thu nhập lãi cận biên Ngoài ra, kết quả mô hình chưa tìm được tác động của các biến LNSIZE (tăng trưởng tài sản), BOPO (tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động), LDR (tỷ lệ cho vay trên tiền gửi), NPL (tỷ lệ nợ xấu), MPR (thị phần cho vay), GDP (tăng trưởng kinh tế) lên thu nhập lãi cận biên.
Sau đây là kết quả mô hình hồi quy:
3có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%
Bảng 4.11 So sánh kết quả mô hình GLS với các nghiên cứu trước
Biến độc lập Kết quả mô hình
Các nghiên cứu cùng kết quả
Các nghiên cứu khác kết quả
LNSIZE Không có ý nghĩa thống kê
Raharjo và các tác giả
(2014), Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm
Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2021), Raharjo và các tác giả (2014)
BOPO Không có ý nghĩa thống kê
Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), Singh, Reuvers và van der Wel (2019), Triệu Trường Đăng (2016), Khediria và Ben-Khedhiri
(2011), Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018).
Raharjo và các tác giả (2014), Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018)
LDR Không có ý nghĩa thống kê
(2016), Raharjo và các tác giả (2014), NguyễnAnh Tú và Phạm TríNghĩa (2018).
NPL Không có ý nghĩa thống kê
Raharjo và các tác giả
(2014), Võ Phúc Trường Thành (2019), Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018)
MPR Không có ý nghĩa thống kê
Raharjo và các tác giả
Võ Phúc Trường Thành (2019), Raharjo và các tác giả (2014), Gul, Irshad và Zaman (2011)
Không có ý nghĩa thống kê
Raharjo và các tác giả
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
4.2.2.1 Tăng trưởng tài sản (LNSIZE)
Dựa trên kết quả hồi quy, tác giả chưa đủ cơ sở để kết luận về giả thuyết H1 vì biến tăng trưởng tài sản không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng tài sản không có tác động đến thu nhập lãi cận biên Điều này trái ngược với kỳ vọng dấu ban đầu của tác giả, khác với nghiên cứu trước đó của Raharjo và các tác giả (2014), Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2021).
4.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Dựa trên kết quả hồi quy, tác giả chấp nhận giả thuyết H2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập lãi cận biên tăng lên 0.8537 đơn vị Điều này đúng với kỳ vọng của tác giả và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Đối với ngân hàng có tỷ lệ ROA cao, phản ánh việc ngân hàng đó đã có những chính sách, kế hoạch hợp lý để sử dụng tối ưu tài sản trong việc tạo ra doanh thu, tăng lợi nhuận mang lại và đồng thời giúp cho chỉ tiêu thu nhập lãi cận biên tăng theo Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như: Nguyễn Đình An và
Tô Thị Hồng Gấm (2021), Raharjo và các tác giả (2014).
4.2.2.3 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (BOPO)