MỤC LỤC
Năm 2010 là năm kết thúc quá trình phát triển kinh tế 5 năm 2006-2010, dấu mốc đạt được nhiều thành công trong tăng trưởng kinh tế, giúp Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển trước đó. Năm 2011, tỷ lệ lạm phát tăng cao, kéo theo việc tăng lãi suất cho vay và huy động của các NHTMCP khiến cho nhu cầu vay vốn ngân hàng của cá nhân, doanh nghiệp sụt giảm, dẫn đến hoạt động của các NHTMCP gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 2011-2015, tình hình kinh tế gặp nhiều thách thức, khó khăn mặc dù NHNN đã có triển khai những chính sách nhằm cải thiện, ổn định tình hình kinh tế nhưng tăng trưởng tín dụng và tốc độ.
Năm 2015, luật doanh nghiệp được sửa đổi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các doanh nghiệp mới, mở rộng thị trường khách hàng cấp tín dụng của các NHTM. Hơn nữa, lạm phát năm 2015 được khống chế ở mức thấp nhất và các hiệp định thương mại được kí kết tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, giai đoạn 2016-2018 nằm trong giai đoạn II của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm giảm lãi suất cho vay và tỷ lệ nợ xấu để ổn định hoạt động ngân hàng và đã đạt được những kết quả tích cực thông qua tăng trưởng tín dụng cao, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay được kiểm soát ở mức thấp.
Giai đoạn 2019-2020, tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến cho hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Tuy nhiên, điều đó cũng mang đến cơ hội để giúp các NHTMCP tăng tốc trong việc chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước những hạn chế đi lại trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Những sản phẩm mới ứng dụng công nghệ như mở tài khoản bằng hình thức Ekyc, gửi tiết kiệm online với lãi suất hấp dẫn, chính sách chuyển tiền liên ngân hàng miễn phí… đã giúp các NHTMCP đem lại một lượng khách hàng lớn, tăng thu nhập từ dịch vụ và kéo theo việc tăng lợi nhuận dù trong tình hình dịch vẫn còn kéo dài.
Nhờ vậy, hoạt động của các NHTM gặp nhiều thuận lợi, cải thiện và tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2015-2018.
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu của báo cáo tài chính các NHTMCP Từ bảng thống kê mô tả cho thấy, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có giá trị trung bình là 0.7881, giá trị lớn nhất là 86.3019 và giá trị nhỏ nhất là 0. Năm 2011, tỷ lệ chi phớ hoạt động trờn thu nhập hoạt động trung bình tăng bất thường là do NHTMCP Tiên Phong phát sinh khoản chi phí hoạt động quá cao do tăng dự phòng rủi ro cho các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác, tăng dự phòng rủi ro cho các tài sản có nội bảng khác và khoản thu nhập hoạt động bị giảm tăng dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư. Tính thanh khoản của các NHTMCP được duy trì ở mức khá ổn định, đảm bảo để không xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản và cũng không giữ cho thanh khoản ở mức quá cao tránh việc sử dụng vốn kém hiệu quả.
Giai đoạn 2008-2009, nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát cùng với đó cầu trong dân chúng và doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn ở mức cao tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại khởi động lại cho vay. Giai đoạn 2014-2018, mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế gia tăng cùng với cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực: tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý. Đồng thời, các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực đã được hệ thống ngân hàng triển khai kịp thời, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Giai đoạn 2019-2020, mặc dù đại dịch diễn biến phức tạp, NHNN bám sát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến thị trường để triển khai các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Các ngân hàng có xu hướng tăng thị phần cho vay để tăng mức lợi nhuận thu được vì phần lớn lợi nhuận của các NHTMCP đến từ hoạt động cấp tín dụng và cụ thể là hoạt động cho vay.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội khác của nước ta. Giai đoạn 2015-2016, hoạt động kinh tế của Việt Nam kém phát triển ở một số ngành và tỷ lệ lạm phát tăng cao đã kéo theo tổng sản phẩm quốc nội sụt giảm nhẹ. Giai đoạn 2016-2018, trong tình hình kinh tế thế giới không khả quan, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tạo nên áp lực lớn cho kinh tế Việt Nam.
Tuy vậy, một số doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã tìm thấy cơ hội trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Hơn nữa, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thông qua đã mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho nền kinh tế nước ta. Giai đoạn 2018-2020,đai dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn.
Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu.
Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews Do Prob của Cross-section F và Cross section Chi-square = 0.0007 < 0.01 nên bác bỏ giả thuyết H0: Đồng nhất giữa các đơn vị chéo ở mức ý nghĩa 1% nên hồi quy mô hình FEM hay REM sẽ phù hợp hơn so với hồi quy mô hình Pooled OLS. 0 Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews Kết quả mô hình FEM cho thấy, các biến ROA, GWM và GDP trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Nguồn: Trích xuất từ kết quả chạy Eviews Kết quả mô hình REM cho thấy, biến ROA và GWM trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, biến GDP có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (Genealized Least Square – GLS). Tuy nhiên, sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình như: hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan thì mô hình REM bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. 2Trong mô hình GLS, các biến như ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản), GWM (tính thanh khoản) và INFL (tỷ lệ lạm phát) có tác động đến thu nhập lãi cận biên.
Ngoài ra, kết quả mô hình chưa tìm được tác động của các biến LNSIZE (tăng trưởng tài sản), BOPO (tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động), LDR (tỷ lệ cho vay trên tiền gửi), NPL (tỷ lệ nợ xấu), MPR (thị phần cho vay), GDP (tăng trưởng kinh tế) lên thu nhập lãi cận biên. Dựa trên kết quả hồi quy, tác giả chưa đủ cơ sở để kết luận về giả thuyết H3 vì biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên, việc duy trì thanh khoản ở mức cao cũng khiến các ngân hàng phải bỏ ra một mức chi phí cơ hội khá lớn và tác động làm giảm thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.