Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
- Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM giai đoạn 2016-2021, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu
- Đánh giá xác thực kết quả, hạn chế và luận giải các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM như thế nào?
- Kết quả hoạt động cho vay của phân khúc khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-
2021 của Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM biến động ra sao?
- Các hạn chế trong quả hoạt động cho vay của phân khúc khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2021 của Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM là gì? Và lý giải nguyên nhân tại sao lại tồn tại những hạn chế đó?
- Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM là gì?
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, học viên dự kiến sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích các số liệu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân củaNgân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM So sánh theo chiều dọc và so sánh theo chiều ngang với một số ngân hàng thương mại khác nhằm phân tích và đánh giá mức độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng.
Nội dung nghiên cứu
- Dựa trên các số liệu, thông tin thu thập được, tiến hành phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM, từ đó, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và tìm ra các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM.
- Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM.
Đóng góp của đề tài
Qua nghiên cứu, học viên hy vọng đóng góp thêm kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM, học viên hy vọng sẽ có những ý kiến đóng góp thiết thực giúp cho ngân hàng phát triển trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này cũng là bài học kinh nghiệm để các ngân hàng thương mại khác, các nhà quản lý hoặc các đọc giả tham khảo.
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM
Tổng quan về phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Theo nguyên lý về sự phát triển trong “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
Lê nin” thì khái niệm về phát triển được định nghĩa như sau:
- Theo quan điểm siêu hình: Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.
- Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng thì phát triển là một quá trình tiến từ thấp đến cao, không chỉ là sự tăng giảm về mặt số lượng, mà còn là sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Phát triển cho vay khách hàng cá nhân là việc ngân hàng gia tăng về số lượng gắn liền với hoàn thiện chất lượng, tiện ích các sản phẩm, dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân để đạt được các mục tiêu kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định (Nguyễn Văn Nam & Vương Trọng Nghĩa,
Phát triển được hiểu là quá trình lớn lên, tăng tiến trong mọi lĩnh vực Phát triển cho vay khách hàng cá nhân của NHTM là sự biến đổi theo hướng phát triển cả lượng, chuyển dịch cơ cấu và về chất để tạo ra giá trị, thương hiệu, uy tín cho các ngân hàng (Nguyễn Thị Minh Kiều, 2008, tr.23).
Từ các quan điểm trên, phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại được hiểu là sự thay đổi tích cực cả về chất lẫn về lượng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Sự thay đổi về lượng được hiểu là sự tăng trưởng về quy mô, số lượng khách hàng, thị phần và tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, sự biến đổi về chất được hiểu là sự tiến bộ, hiện đại hơn, khoa học hơn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
1.2.2 Sự cần thiết của phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Đối với nền kinh tế - xã hội
Ngân hàng thương mại góp phần là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người thiếu vốn trong nền kinh tế, huy động các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ các chủ thể thừa vốn để hình thành nên nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể thiếu vốn Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM giúp các chủ thể cá nhân thiếu vốn trong nền kinh tế có thể trang trải các chi phí từ thiết yếu đến cao cấp trong cuộc sống hoặc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể trả cả tiền gốc lẫn tiền lãi vay cho NHTM, buộc các chủ thể cá nhân phải cố gắng làm việc để gia tăng thu nhập của bản thân hoặc tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay ngân hàng Từ đó, cho vay KHCN làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh sản xuất, tạo việc làm, giảm tệ nạn xã hội , góp phần ổn định trật tự xã hội.
Phát triển cho vay khách hàng cá nhân không chỉ làm gia tăng thu nhập mà còn nâng cao uy tín của cho NHTM Bên cạnh đó, với số lượng khách hàng cá nhân đông cũng góp phần giúp NHTM phân tán rủi ro cho vay.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự tăng trưởng của kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng, là mục tiêu hướng đến của nhiều ngành nghề, trong đó đặc biệt là ngân hàng Với nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh của cá nhân ngày càng gia tăng mạnh mẽ, việc cung cấp khoản vay nhằm đáp ứng các nhu cầu đó một cách nhanh chóng, hiệu quả của NHTM rất hợp lý và đang được phần lớn dân cư ưa chuộng, hứa hẹn một tương lai phát triển vượt bậc của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Thông qua cho vay cá nhân, NHTM có thể kết hợp bán chéo sản phẩm khác đi kèm, mang về thu nhập cho NHTM dưới hình thức phí dịch vụ Với sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ cũng như sự chuyên nghiệp trong chăm sóc khách hàng, cho vay KHCN sẽ góp phần không hề nhỏ trong việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, từ đó hình ảnh thương hiệu của ngân hàng ngày càng được nâng cao và phổ biến rộng rãi.
Với lượng vốn lớn mà khách hàng doanh nghiệp vay, hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ rất bị ảnh hưởng nếu chẳng may doanh nghiệp đó gặp khó khăn về khả năng trả nợ Vì vậy, các NHTM phát triển cho vay khách hàng cá nhân cũng là cách phân tán rủi ro Khách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít, nên khi một hoặc một số khách hàng cá nhân không trả được nợ thì cũng ít gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.2.2.3 Đối với khách hàng cá nhân
Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh của dân cư ngày càng tăng Nhưng tại thời điểm phát sinh nhu cầu, không phải cá nhân nào cũng đủ năng lực tài chính để chi trả Vì vậy, việc cung cấp khoản vay nhằm đáp ứng các nhu cầu đó một cách kịp thời, hiểu quả là vô cùng quan trọng, cấp thiết, tạo điều kiện cho cá nhân đạt được mục tiêu nhanh chóng.
Với nguồn vốn an toàn, tiện lợi, hợp pháp, cho vay KHCN giúp người dân sử dụng hàng hóa dịch vụ mà không cần phải tích lũy đủ tiền, sau đó sẽ hoàn trả cho ngân hàng. Điều này rất ý nghĩa trong trường hợp mua nhà, mua xe; cấp bách như ốm đau, ma chay, cưới hỏi hoặc tài trợ vốn kinh doanh cho cá nhân, hộ gia đình. Áp lực trả nợ cả vốn lẫn lãi vay cho ngân hàng không chỉ tạo động lực cho các cá nhân tăng cường làm việc kiếm tiền mà còn phải gia tăng tiết kiệm Bên cạnh đó, người vay phải làm tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của mình nhằm cải thiện thu nhập Vì vậy, phát triển cho vay KHCN góp phần nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, phát đạt.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng
• Tổng Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là tổng số tiền cho khách hàng cá nhân vay tại thời điểm khảo sát và là chỉ tiêu tuyệt đối.
• Lượng tăng giảm tuyệt đối dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Lượng tăng giảm tuyệt đối dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính bằng hiệu số giữa dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cuối năm (t) và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cuối năm (t-1).
Nếu chỉ tiêu này có giá trị dương, có nghĩa hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đang trên đà phát triển Với giá trị dương càng lớn, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngày càng được mở rộng và ngược lại.
• Tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu tương đối, đơn vị tính là phần trăm.
Lượng tăng giảm dư nợ cho vay KHCN năm (t) so với năm (t - 1) Тốс độ tăng dư nợ cho vay KHCN (t) =ốс độ tăng dư nợ cho vay KHCN (t) = x 100
Dư nợ cho vay KHCN cuối năm (t) Nếu tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân càng lớn thì hoạt động cho vay khách hàng cá nhân càng phát triển và ngược lại.
• Tốc độ phát triển dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Tốc độ phát triển dư nợ cho vay khách hàng cá nhân được tính như sau:
Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay KHCN của một số NHTM trong và ngoài nước và bài học cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – CN TPHCM
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số ngân hàng nước ngoài 1.3.1.1 Ngân hàng CitiBank - Mỹ
Chính sách cho vay khách hàng cá nhân của Citibank là: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi Các bộ phận trong ngân hàng không chỉ có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn hỗ trợ các bộ phận khác nhằm đạt được mục tiêu mà ngân hàng hướng đặt ra.
Các nhiệm vụ được giao cụ thể cho từng bộ phận như: Ủy ban quản lý (Management Committee), Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee), bộ phận quản lý rủi ro (Line Management) Các bộ phận này kết hợp với nhau nhằm quản lý, điều hành các công việc chủ chốt phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng Từ khi thành lập các bộ phận mang tính chuyên biệt, hoạt động cho vay của ngân hàng Citibank được cải thiện rõ rệt, ngân hàng chuyên nghiệp hơn, cho vay nhanh chóng hơn nhưng vẫn không kém phần an toàn.
1.3.1.2 Tập đoàn ngân hàng ING
Tập đoàn ING là tập đoàn lớn chuyên hoạt động về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro và quản trị tín dụng Tập đoàn đã xây dựng hệ thống quản lý từ độc lập đến tập trung, phân công rõ ràng cấp nào có quyền ra quyết định cho vay đối với khách hàng cá nhân, áp dụng hạn mức cho vay dành cho từng khách hàng cá nhân một, chủ động giải quyết các vấn đề liên quan đến rủi ro Nhờ các chiến lược cụ thể và thống nhất, áp dụng cho toàn hệ thống mà tập đoàn ING đã đạt được những thành tựu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
1.3.2 Phát triển hoạt động cho vay KHCN tại một số ngân hàng ở Việt Nam 1.3.2.1 Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Năm 2014 là năm VietinBank quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh Đến nay, ngân hàng hiện đã có những sự phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng VietinBank đã tập trung đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư kỹ thuật công nghệ và mở rộng hệ thống kênh phân phối Bên cạnh đó, VietinBank còn cải thiện năng lực điều hành, quản lý của nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Sau 3 năm thay đổi và cải tiến, VietinBank đã đạt được những thành công nhất định Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng cao, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Song song đó, tổng doanh thu từ lãi vay khách hàng cá nhân tăng cao, tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp nhất.
Những thay đổi tích cực trong mô hình kinh doanh không chỉ giúp VietinBank cải thiện tình hình cho vay khách hàng cá nhân mà còn góp phần mang lại giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong 3 năm liên tiếp từ 2016 đến 2018 Giải thưởng này đã khẳng định những đổi mới của VietinBank là hoàn toàn đúng đắn, nâng tầm vị thế của ngân hàng trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế Đây sẽ là động lực giúp cho VietinBank tiếp tục cải thiện và nỗ lực vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực bán lẻ cũng như cho vay khách hàng cá nhân.
1.3.2.2 Ngân hàng TCMP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Vietcombank thay đổi toàn diện trong các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
+ Các sản phẩm dịch vụ được thiết kế với sự tiện ích được đặt lên hàng đầu, đẩy mạnh bán chéo, bán hàng trọn gói Bên cạnh đó, Vietcombank còn triển khai chương trình Bậc thang lãi thưởng, cho ra sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi, liên kết với công ty bảo hiểm phi nhân thọ
+ Các quy trình cho vay, chính sách tín dụng được Vietcombank áp dụng một cách linh hoạt đối với từng khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
+ Hợp tác kinh doanh với các công ty bất động sản cũng như mua bán xe hơi nhằm thu lợi nhuận thông qua hoa hồng cũng như lãi vay mà khách hàng vay để mua sản phẩm.
Nhờ vào các thay đổi trên mà Vietcombank đã có được những thành quả nhất định trong việc đẩy mạnh phát triển cho vay khách hàng cá nhân.
1.3.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay KHCN tại các NH trong và ngoài nước
Qua bài học kinh nghiệm của các ngân hàng: Citibank, tập đoàn ngân hàng ING, VietinBank, VietcomBank trong việc phát triển hoạt động cho vay KHCN:
Thứ nhất, tăng cường hoạt động huy động vốn, đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho nhu cầu cho vay của khách hàng.
Thứ hai, tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là các cán bộ tín dụng về thái độ và phong cách phục vụ khách hàng.
Thứ ba, thực hiện tốt các chính sách lãi suất hấp dẫn và tạo được sức cạnh tranh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.
Thứ tư, tăng cường đầu tư các trang thiết bị khoa học công nghệ để tạo thuận lợi cho quá trình làm việc của nhân viên, tăng cường năng lực quản lý và cạnh tranh cho ngân hàng.
Thứ năm, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhóm khách hàng cá nhân.
Chương 1 đã thể hiện tổng quan về hoạt động cho vay KHCN, giải thích thế nào là khách hàng cá nhân, hoạt động cho vay KHCN và tầm quan trọng của phát triển hoạt động cho vay KHCN đối với NHTM Không những vậy, những chỉ tiêu đánh giá cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cho vay KHCN của NHTM cũng được đề cập tại chương 1 Rút kinh nghiệm của những ngân hàng trong và ngoài nước, chương 2 sẽ nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH TPHCM
Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu - CN TPHCM
2.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB) được thành lập và chính thức hoạt động ngày 4 tháng 6 năm 1993.
ACB xây dựng hệ thống với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải dài khắp đất nước, hàng ngàn máy ATM cũng như đại lý Western Union và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
ACB có 4 công ty con trực thuộc, hoạt động trong các lĩnh vực tài chính – chứng khoán: Công ty Chứng khoán ACB – ACBS, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB – ACBA, Công ty Cho thuê tài chính ACB – ACBL, Công ty Quản lý quỹ ACB – ACBC.
2.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – CN TPHCM
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (tiền thân là Sở Giao Dịch) được thành lập tử tháng 11/2002, theo Giấy Chứng Nhận đăng ký Kinh Doanh do Sở KH và ĐT TPHCM cấp lần đầu ngày 10/12/2002 và đăng ký thay đổi lần 16 ngày 15/09/2015, mã số Chi nhánh: 0301452948 – 052; Trụ sở đăng ký đặt tại địa chỉ: 480 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 02, Quận 3, TPHCM, Việt Nam.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – CN
Tại thời điểm 31/12/2018, tổ chức bộ máy chi nhánh TP.HCM bao gồm:
+ 08 phòng, gồm: Phòng khách hàng doanh nghiệp Lớn, Phòng khách hàng doanh nghiệp 1, Phòng khách hàng doanh nghiệp 2, Phòng khách hàng cá nhân 1,
Phòng khách hàng cá nhân 2, Phòng vận hành tín dụng 1, Phòng vận hành tín dụng 2, Phòng giao dịch và ngân quỹ.
+ 04 bộ phận, gồm: Bộ phận Dịch vụ khách hàng, Bộ phận Thanh toán quốc tế, Bộ phận Kiểm soát rủi ro tín dụng, Bộ phận Hành chính.
+ 06 Phòng giao dịch trực thuộc: PGD Cống Quỳnh, PGD Lê Ngô Cát, PGD Minh Khai - Sài Gòn, PGD Ngã bảy Sài Gòn, PGD Nguyễn Đình Chiểu, PGD Trương Định.
Tổng số CBCNV 294 người (trong đó: Trình độ Tiến sỹ: 0, Thạc sỹ: 13 người, Đại học: 270 người và khác (cao đẳng, trung cấp): 11 người).
2.1.4 Kết quả các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – CN TPHCM
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại ACB - CN TPHCM giai đoạn 2016 – 2021 Đvt: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh TPHCM 2016 - 2021)
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại ACB - CN TPHCM giai đoạn 2016 –
Hoạt động huy động vốn nhàn rỗi có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm Nguồn vốn mà ACB-Chi nhánh TPHCM huy động được vào năm 2016 là 9.513 tỷ đồng và tăng lên 9.730 tỷ đồng vào năm 2017, tương ứng tăng lên 2,280% so với năm 2016 Với sự tăng trưởng không đáng kể của nguồn vốn huy động vào năm 2017 so với năm 2016, thì năm 2018, nguồn vốn huy động đã tăng vọt lên 12.395 tỷ đồng, tương ứng tăng 27,387% so với năm 2017, mức tăng trưởng vô cùng ngoạn mục Sau đó mức tăng trưởng huy động của năm 2019 so với
2018, 2020 so với 2019 và 2021 so với 2020 lần lượt là 4,101%; 23,461% và 14,064% Dựa theo Bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, tốc độ tăng trưởng của hoạt động huy động vốn không đều qua các năm từ 2016 đến 2021, có năm tăng trưởng rất cao nhưng có năm tăng trưởng lại rất thấp Vì vậy cần có giải pháp để tốc độ tăng trưởng ngày càng cải thiện và ổn định hơn. Đvt: tỷ đồng
Tỷ trọng nguồn vốn huy động của KHCN có phần cao hơn so với nguồn vốn huy động của KHDN qua các năm Cụ thể năm 2016, nguồn vốn huy động của KHCN cao hơn KHDN là 2.305 tỷ đồng, tương đương 24% Nhưng sau đó, sự chênh lệch giữa nguồn vốn huy động KHCN và KHDN có xu hướng giảm Cụ thể, chênh lệch giữa nguồn vốn huy động KHCN và KHCN vào các năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 17%, 11%, 3%, 1% Đặc biệt là vào năm 2021, chênh lệch huy động vốn giữa KHCN và KHDN xuống còn -11% Có thể thấy, tỷ trọng nguồn vốn huy động KHCN trong tổng nguồn vốn huy động của CNTPHCM đã từng rất cao, hơn KHDN rất nhiều (đến 24%) nhưng ngày càng giảm và thậm chí thấp hơn tỷ trọng huy động vốn của KHDN (vào năm 2021 là -11%) Vấn đề cấp thiết cần đặt ra là phải cải thiện tỷ trọng huy động vốn từ KHCN trong tổng nguồn vốn huy động của CNTPHCM, đẩy mạnh tìm kiếm nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư.
2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bên cạnh hoạt động huy độn vốn thì hoạt động sử dụng vốn (cho vay là hoạt động chủ yếu) cũng quan trọng không kém trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Hoạt động cho vay tại ACB – CNTPHCM cũng có những biến động nhất định trong thời kỳ 2016-2021 và được thể hiện trong bản báo cáo hoạt động kinh doanh của ACB –CNTPHCM.
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại ACB – CNTPHCM giai đoạn 2016-2021 Đvt: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh TPHCM 2016 – 2021)
■ Cho vay cá nhân ■ Cho vay doanh nghiệp
Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay tại ACB – CNTPHCM giai đoạn 2016-2021
Theo báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh TPHCM 2016 – 2021, hoạt động cho vay của CNTPHCM có biến động rất lớn qua các năm Cụ thể năm 2016, hoạt động cho vay của CNTPHCM là 9.687 tỷ đồng, giảm xuống còn 8.560 tỷ đồng vào năm 2017 (giảm 1.127 tỷ đồng, tương ứng giảm 12% so với năm 2016) Nhưng vào năm 2018, hoạt động cho vay sôi động trở lại với con số 9.690 tỷ đồng (tăng 1.130 tỷ đồng, tương ứng tăng 13% so với năm 2017) Mức độ tăng trưởng cho vay của các năm sau đó lại có những biến động phức tạp Các con số -1%, 2% và 8% thể hiện sự gia tăng hoạt động cho vay của CNTPHCM năm 2019 so với 2018, năm 2020 so với 2019 và năm 2021 so với 2020 Những kết quả trên cho thấy tình hình cho vay của CNTPHCM không ổn định vào giai đoạn 2016-
2021, cần phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực để khắc phục tình trạng trên vào những năm tiếp theo.
Với bảng 2.2 có thể thấy, hoạt động cho vay KHCN luôn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với KHDN Cụ thể vào năm 2016, cho vay KHCN nhỏ hơn KHDN là 3.403 tỷ đồng, tương ứng 36% Sau đó chênh lệch cho vay KHCN nhỏ hơn KHDN vào năm 2017 là 35%, 2018 là33%, 2019 là 30%, 2020 là 41% và cuối cùng 2021 là
35% Những con số đã phân tích cho thấy tỷ trọng cho vay KHCN của CNTPHCM khá ổn định, không thay đổi quá nhiều qua các năm, nhưng tỷ trọng đó còn khá thấp, chưa thể hiện đúng tiềm năng là phân khúc KHCN có thể mang lại cho CNTPHCM Vì vậy cần có những biện pháp cấp thiết nhằm gia tăng tỷ trọng cho vay KHCN tại CNTPHCM.
Hoạt động thanh toán: thanh toán trong nước như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ… hoặc thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, L/C… Nhờ hoạt động thanh toán, ngân hàng thu được các khoản phí và đẩy mạnh bán chéo sản phầm khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.
Hoạt động đầu tư: Ngân hàng sử dụng vốn của mình để đầu tư vào giấy tờ có giá của nhà nước, chứng khoán công ty, công cụ phái sinh với mục đích chủ yếu là sinh lời và làm các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phong phú hơn nhưng chỉ được dùng vốn tự có và chịu giới hạn mức đầu tư tối đa Các NHTM cần nghiên cứu kỹ lưỡng, lường trước rủi ro trước khi quyết định sử dụng vốn để đầu tư trước sự thay đổi của nền kinh tế.
Dịch vụ bảo lãnh: là một nghiệp vụ ngoại bảng nhưng mang lại nguồn thu không hề nhỏ cho ngân hàng Nghiệp vụ bảo lãnh càng phát triển chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – CN TPHCM
2.2.1 Thực trạng quy mô cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – CN TPHCM
Bước 1: Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng và nhận hồ sơ tín dụng
Bước 2: Phân tích khách hàng
Bước 3: Thông báo kết quả phê duyệt cho khách hàng
Bước 4: Thực hiện các thủ tục pháp lý chứng từ và các điều kiện khác theo phê duyệt Bước 5: Thực hiện thủ tục cấp tín dụng và quản lý khoản vay sau giải ngân
Bước 6: Quản lý mức cấp tín dụng & hồ sơ tín dụng
Bước 7: Quản lý, giám sát và xử lý nợ
Bước 8: Thanh lý khoản cấp tín dụng, giải chấp tài sản đảm bảo
Hình 2.1 Quy trình cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á
(Nguồn: Quy định hiện hành tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu)
Quy trình cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói chung cũng như chi nhánh TPHCM nói riêng khá là chặt chẽ Từng bước trong quy trình đều được hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho nhân viên tư vấn khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất.
Bước thực hiện quan trọng nhất cũng như là bước được hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhất chính là phân tích khách hàng Sau bước tiếp xúc và thu thập thông tin khách hàng, cán bộ tín dụng phải thực hiện phân tích không chỉ tài sản đảm bảo mà còn nguồn thu nhập trả nợ vay cho ngân hàng Nếu phân tích không chính xác tình hình thực tế của khách hàng, sẽ có 2 trường hợp xảy ra Một là cho khách hàng vay quá thấp so với mức đảm bảo của tài sản cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến khai thác chưa hết nguồn lực khách hàng đang có Hai là cho vay vượt khả năng trả nợ của khách hàng và vượt mức đảm bảo của tài sản, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp không đòi được nợ mà xử lý tài sản vẫn không đủ trả cho khoản nợ của khách hàng Vì vậy, cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiêm túc cũng như tập trung nhiều nhất vào bước phân tích khách hàng để tận dụng hết nguồn lực của khách hàng và hạn chế rủi ro về mức thấp nhất cho bản thân cũng như ngân hàng.
Bên cạnh các bước tiêu biểu đặc biệt quan trọng thì tất cả các bước trong quy trình cho vay phải được thực hiện một cách phối hợp, đan xen và đặc biệt là phải tận tình chăm sóc khách hàng Khi đã thuyết phục khách hàng đồng ý vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - CN TP.Hồ Chí Minh, các nhân viên phải chăm sóc khách hàng tận tình, các thao tác phải nhanh chóng, chuyên nghiệp, nhắc nợ khéo léo để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Khi khách hàng giải chấp thì hướng dẫn tận tình, tạo thiện cảm để sẵn sàng chào đón khách hàng quay trở lại với các dịch vụ khác của Ngân hàng.
2.2.2 Điều kiện cho vay đối với KHCN
- Độ tuổi: tối thiểu 22 tuổi, tối đa 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
+ HKTT/ Sổ tạm trú (KT3) xác nhận tạm trú có thời hạn cùng Tỉnh/ Thành phố với nơi có trụ sở của ACB; và
+ Đối với các đơn vị cho vay có trụ sở thuộc thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố đô thị loại 1: Nơi cư trú của khách hàng phải cùng địa bàn hoạt động của ACB nơi cho vay hoặc cách trụ sở của ACB cho vay đối đa 50km (