LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH XÂY LẮP
Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các công ty xây lắp
1.1.1 Đặc điểm của công ty kinh doanh xây lắp và sự ảnh hưởng tới công tác hạch toán kế toán
Do tính chất ngành XDCB là ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, cải tạo, đổi mới cở sở hạ tầng và sản phẩm lại có những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm của ngành khác Vì vậy tổ chức hạch toán ở các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phải dựa trên nhũng đặc điểm chính của nó:
Sản phẩm xâu lắp cố định tại nơi sản xuất, còn tất cả các điều kiện sản xuất như máy móc, vật tư, lao động… đều phải di chuyển theo địa điểm của công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp hoàn thành không nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thầu đã được thoả thuận với chủ đầu tư từ trước Do vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm không được thể hiện rõ.
Thông thường các công trình xây lắp có thời gian thi công dài, trị giá công trình rất lớn, bao gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau Nên đối với một công trình xây lắp có thể có một nhà thầu chính và nhiều nhà thầu phụ cùng tiến hành thi công.
Từ những đặc điểm trên trong các đơn vị kinh doanh xây lắp, công tác kế toán vừa phải đảm bảo yêu cầu phản ánh chung của một đơn vị sản xuất vừa phải thực hiện phù hợp với ngành nghề, đúng chức năng, cung cấp thông tin và các số liệu chính xác phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp.
1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động SXKD do vậy được chủ doanh nghiờp rất quan tâm.
Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế cạnh tranh.
Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đòng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.
1.1.2.2 Nhiệm vụ Để tổ chức tốt kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý CPSX và tính giá thành ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán CPSX và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Lập báo cáo CPSX thao yêu tố (trên thuyết minih báo cáo tài chính) định kỳ tổ chức phân tích CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp.
- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì một cách đầy đủ và chính xác.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng phải huy động sử dụng các nguồn lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn…) để thực hiện xây dựng tạo ra các sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục cụng trỡnh… Quá trình tạo ra các sản phẩm đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa cho quá trình hoạt động của mình.
Vậy CPSX trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình (hoạt động sản xuất sản phẩm xây lắp) trong một thời kỳ nhất định
1.1.2.2 Bản chất và nội dung của chi phí sản xuất
Như vậy nội dung của CPSX trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm:
- Chi phí lao động sống: là chi phí về tiền công, tiền lương phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất.
Công tác kế toán CPSX trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1 Nguyên tắc hạch toán CPSX trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp CPSX
CPSXKD của doanh nghiệp phát sinh ở nhiều thời điểm khác nhau, liên quan đến việc chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác.
Xác định đối tượng kế toán CPSX là khâu đầu tiên trong tổ chức kế toán CPSX Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán CPSX là xác định nơi gây ra chi phí hoặc đối tượng chịu chi phí.
Dựa trên căn cứ và những đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể từng công trình, hạng mục công trình, từng phân xưởng, từng tổ, đội, đơn đặt hàng…
1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Trên cơ sở đối tượng kế toán chi phí đã xác định kế toán tiến hành lựa chọn phương pháp tập hợp CPSX cho phù hợp.
Xét theo cách thức tập hợp chi phí vào từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sử dụng hai phương pháp: phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp. a, Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán CPSX riêng biệt Do vậy, kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán cho từng đối tượng riêng biệt Theo phương pháp này CPSX phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao b, Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng Trong trường hợp đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu cuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:
- Xác định hệ số phân bổ (H)
- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
Trong đó C i : là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
T i : là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
H: là hệ số phân bổ
Thực tế cho thấy, trong các doanh nghiệp xây lắp, do sản phẩm mang
Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ tính đơn chiếc, cách xa nhau về mặt khôn gian nên chủ yếu sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp, còn với khoản mục chi phí gián tiếp phải cú tiờu thức phân bổ.
Ngoài ra trong doanh nghiệp xây lắp cũn cú những phương pháp hạch toán chi phí sau:
- Phương pháp kế toán tập hợp CPSX theo công trình, hạng mục công trình: CPSX liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó.
- Phương pháp kế toán tập hợp CPSX theo đơn đặt hàng: CPSX phát sinh sẽ được tập hợp từng đơn đặt hàng riêng Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh kể từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp kế toán tập hợp CPSX theo đơn vị thi công: CPSX phát sinh trong kì sẽ được tập hợp cho từng đơn vị thi công.
1.2.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng
Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp, căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ, các phiếu chi, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương… để tập hợp vào CPSX máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Tài khoản sử dụng TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 623: “Chi phí sử dụng máy thi cụng”
TK 627: “Chi phí sản xuất chung”
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như 335, 142, …
1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kế toán kê khai thường xuyên
1.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp là những khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… sử dụng tực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ Các chi phí nàu thường được xây dựng định mức và tổ chức quản lý theo định mức Chi phí NVL trực tiếp thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Nguyên tắc hạch toán chi phí NVL trực tiếp: NVL sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đú trờn cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực tế Cuối kì hạch toán hoặc khi thi công hoàn thành tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí NVL trực tiếp xuất sử dụng cho công trình.
Tài khoảm sử dụng: TK621
- Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây dựng, sản xuất sản phẩm công nghiệp… của doanh nghiệp xây lắp Tài khoản này được mở trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.
Bên Nợ : Trị giá thực tế NVL trực tiếp xuất dùng cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kì (gồm có VAT theo phương pháp trực tiếp và VAT theo phương pháp khấu trừ).
Bên Có : - Trị giá NVL trực tiếp không sử dụng hết nhập kho
- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp, hoạt động sản xuất khác trong kì sang TK 154 chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình hay hạng mục công trình.
- TK 621 không có số dư cuối kì và được chi tiết theo đối tượng tập hợp CPSX
Chứng từ sử dụng: hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu chi, giấy báo nợ…
Sơ đồ 1.1: hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Xuất dùng NVL, CCDC NVL dùng không hết nhập lại kho
TK 111, 112, 141, 331 TK 154 NVL mua về sử dụng ngay cuối kì kết chuyển
Thuế chi vượt định mức
1.2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhõn cụnng trực tiếp
Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.3.1 Đối tượng tính giá thành
Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp CPSX, nó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Như vậy, có sự giống nhau về đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành: chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp CPSX và phục vụ cho công tác quản lý chi phí, giá thành.
Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác nhau như:
- Đối tượng tập hợp CPSX là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu CPSX theo từng đối tượng Còn đối tượng tính giá thành là căn cứ lập các bảng biểu chi tiết, phiếu tính giá thành, tạo cơ sở cho việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
- Mặt khác, một đối tượng tập hợp CPSX có thể tương ứng với một hay nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại.
+ Kỡ tính giá thành: là thời kì bộ phận kế toán giá thành phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
1.3.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình dở dang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trong dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng, quớ Việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên A và bên B, kế toán có thể đánh giá sản phẩm xõy lắp theo các phương pháp sau:
- Đánh giá theo CPSX thực tế phát sinh: phương pháp này được áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình được thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ Do vậy, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ là tổng CPSX xây lắp từ khi khởi công đến cuối kì báo cáo Thực chất, đến khi công trình hoàn thành toàn bộ thì không có đánh giá sản phẩm dở dang
- Đánh giá theo giá trị dự toán và mức độ hoàn thành của sản phẩm xây lắp: phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán từng phần theo giai đoạn công việc khác nhau, có giá trị dự toán riêng Do vậy, chi phí cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì được tính toán trên cơ sở phân bổ CPSX thực tế phát sinh của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng hoặc theo tỉ lệ hoàn thành tương đương.
1.3.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.3.3.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp vỡ nú phù hợp với đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc và đối tượng tập hợp sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỡ tớnh giá thành phù hợp với kì báo cáo, cỏch tớnh đơn giản.
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả CPSX trực tiếp cho một công trình, hạng mục cụng trỡnh,…từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình ấy.
Trường hợp: công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang Khi đó, kế toán tính giá thành sau:
Trong: Z: Tổng giá thành sản phẩm
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng
Dđk, Dck: Giỏ trị công trình dở dang đầu kì, cuối kì
- Trường hợp: CPSX tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành thực tế lại tớnh riờng cho từng hạng mục công trình, thì kế toán căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
1.3.3.2 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này thích hợp với xây lắp các công trình lớn, phức tạp, quá trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn thi công chia ra cho các đối tượng sản xuất khác nhau Ở đây, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng. Công thức tính:
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
C1, C2, …, Cn: là CPSX ở từng giai đoạn hay từng hạng mục công trình
Dđk, Dck: Giỏ trị công trình dở dang đầu kì, cuối kì
1.3.3.3 Phương pháp tỷ lệ chi phí
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công ty xây lắp có thể kí kết với bên giao thầu một hay nhiều công trình, gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng phần công việc Các hạng mục công trình trên cùng một địa điểm thi công, cùng đơn vị thi công nhưng có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau. Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình phải xác định tỷ lệ phân bổ Công thức:
Trong đó: Z tt: Giá thành thành thực tế của hạng mục công trình
Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó
H : H s phân b giá th nh th c t ệ số phân bổ giá thành thực tế ố phân bổ giá thành thực tế ổ giá thành thực tế ành thực tế ực tế ế
Với H Tổng chi phí thực tế của công trình Tổng chi phí dự toán của tất cả hạng mục công trình
1.3.3.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thích hợp với đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình Theo phương pháp này, kế toán tiến hành mở cho mỗi đơn đặt hàng một sổ tính giá thành Cuối mỗi kỳ, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, theo từng khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng tương ứng Trường hợp đơn đặt hàng gồm nhiều hạng mục công trình sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tính giá thành cho từng hạng mục công trình theo công thức sau:
Trong đó: Zi: Giá thành thực tế của hạng mục công trình
Zđ đh: Giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành
Zdt: Giá thành thực tế của các hạng mục công trình và ĐĐH hoàn thành.
Zdti: Giá thành dự toán của hạng mục công trình i
1.3.3.5 Phương pháp tính giá thành định mức
Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức vật tư, lao động có căn cứ kĩ thuật và tương đối chính xác. Đồng thời việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và giá thành phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức.
Giá thành thực tế của
Giá thành định mức của SP
Chênh lệch do thay đổi định mức
Chênh lệch thoát ly định mức Trong đó: Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ
Chênh lệch thoát ly định mức = chi phí thực tế - Chi phí định mức
1.3.4 Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.3.4.1 Tài khoản sử dụng: TK 154
Nội dung: TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là tài khoản dùng để tập hợp CPSX, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành của sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ, với các khoản mục tính giá thành như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… áp dụng phương pháp kiểm kê định kì trong hàng tồn kho.
Bên Nợ: - Tập hợp các loại chi phí để tính GTSP xây lắp hay GTSP công nghiệp và lao vụ, dịch vụ khác
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kì.
Bên Có: - GTSP xây lắp hoàn thành bàn giao hoặc chờ bàn giao.
- GTSP của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính.
- Giá thành thực tế của sản phẩm công nghiệp hoàn thành và CPSX thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Trị giá NVL, hàng hoá gia công xong nhập kho.
Số dư Nợ: GTSP xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kì.
1.3.4.2 Quy trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 1.9: Kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 111, 152, 138 Kết chuyển chi phí
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Các khoản thiệt hại ghi giảm CPSX
SP hoàn thành chờ tiêu thụ
Bàn giao sản phẩm cho nhà thầu chính
1.3.5 Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phương thức khoán
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÚC AN
Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên đơn vị: công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Trụ sở giao dịch: km số 2, đường Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú An là dơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng Công ty được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0102807875 ngày 08/07/2008 với tên ban đầu là công ty cổ phần phát triển và thương mại VINADAIFU
Sau 4 năm thành lập và đi vào hoạt động, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phỳc Anđó thể hiện là một trong những đơn vị có năng lực trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, từng bước nâng cao trình độ về chuyên ngành cũng như mở rộng quy mô Hiện tại, Công ty là một trong những đơn vị xây lắp có tiến tại địa bàn Hà Nội và đan nỗ lực tiến sâu hơn tới các địa bàn khác trong nước.
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú An với đội ngũ cán bộ nhân viên sáng tạo, năng động, có đầu tư lớn về máy móc thiết bị đã được tham gia xây dựng thi công các công trình có quy mô khá lớn do công ty trúng thầu như: dự án trường cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hà Nội, dự án xây dựng nhà ở nghỉ dưỡng khu du lịch quốc tế Hòn Dấu, san lấp mặt bằng khu đô thị Thiờn Mó… Cỏc công trình thi công đều đạt chất lượng tốt đáp ứng các yêu cầu khắt khe và được các nhà đầu tư đánh giá cao.
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An có tư cách pháp nhân, hạch tớan kinh doanh độc lập Bộ máy quản lý của công ty gồm có các bộ phận sau:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty Hội đồng quản trị quyết định phương hướng tổ chức sản xuất, kinh doanh và các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật.
- Giám đốc điều hành: là người đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành và chỉ đạo cỏc phũng ban, phân xưởng… Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước cổ đông, hội đồng quản trị về toàn bộ kết quả hoạt động SXKD của công ty cũng như thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phòng tài chính - kế toán Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời theo đúng phương pháp quy định nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt là để phục vụ cho việc quản lý và điều hành công ty của Ban giám đốc Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán Ngoài ra, tại các tổ, đội thi công có bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhập kiểm tra chứng từ, thực hiện chấm công hàng ngày và chuyển số liệu lên phòng kế toán Cuối mỗi quý, kế toán trưởng tập hợp số liệu, lập báo cáo kế toán và gửi trình lên giám đốc phê duyệt.
- Phòng kinh doanh: gồm các nhân viên lập kế hoach kinh doanh
- Phòng kế hoạch – kĩ thuật: gồm các chuyên viên, kĩ sư phụ trách về công tác kĩ thuật máy móc, thiết bị và lập kế hoạch thi công đảm bảo sự vận hành của toàn bộ quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
- Phòng vật tư thiết bị: có trách nhiệm cung cấp vật tư thiết bị cho quá trình thi công, đảm bảo vật tư, thiết bị luôn được cung cấp đầy đủ
- Các tổ đội trực thuộc xí nghiệp: thực hiện các chức năng tổ chức nhân lực, quản lý và tổ chức sản xuất của tổ đội công trình đạt kết quả cao dựa trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ, các quy định của công ty về tất cả các mặt.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Phó giám đốc phụ trách kế hoạch
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch kĩ thuật
Phòng vật tư thiết bị
Phòng hành chính Đội thi công cơ khí Đội công trình giao thông II Đội thi công thuỷ lợi II Đội thi công thuỷ lợi I Đội công trình xây dựng III Đội công trình xây dựng
I Đội công trình giao thông I Đội công trình xây dựng
2.1.3 Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An gồm 7 đội thi công và một đội gia công cơ khí chuyên hoạt động ở cỏcđịa bàn phí Bắc và chuyên hoạt động ở các lĩnh vực sau:
- Xõy dựng các công trình dân dụng.
- xây dựng làm mới các loại cầu cống vừa và nhỏ.
- San lấp mặt bằng – xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Mở rộng các loại nền, mặt đường – làm mới đường ô tô từ cấp phối đá dăm nước đến giải thảm.
- Xõy dựng các hệ thống thủy lợi, trạm bơm, gia cố đờ, kố xây dựng hệ thống kênh mương và các công trình trờn kờnh.
- Xây dựng hệ thống điện, nước, đường dây tải điện.
- Sản xuất, mua bán, lắp đặt các sản phẩm tin học, viễn thông, điện công nghiệp, điện tử, phát thanh truyền hình, thiết bị văn phòng, thiết bị ngành y tế, giáo dục, ngân hàng.
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, phân phối hàng hóa.
2.1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán trong công ty
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: là người giúp việc giám đốc xí nghiệp tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính – tín dụng và thông tin kinh tế ở doanh nghiệp, tổ chức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của công ty Phổ biến hướng dẫn cụ thể hóa kịp thời các chính sách chế độ, thể lệ kế toán của Nhà nước; Bộ xây dựng; công ty và Tổng công ty cho kế toán viên Tổ chức lập kế hoạch tạo nguồn vốn cho đơn vị và sử dụng các nguồn vốn hiệu quả Kiểm tra công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách chứng từ kế toán, chỉ đạo về mặt tài chính và thực hiện các hợp đồng kinh tế, kiểm tra công tác tổng hợp báo cáo quyết toán của doanh nghiệp, chủ trì soạn thảo các văn bản quản lý kinh tế tài chính kế toán của doanh nghiệp Tổ chức và tham gia công tác thu hồi vốn, công tác phân tích hoạt động kinh tế Chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng quản trị của công ty.
- Bộ phận tài sản cố định và hàng tồn kho: có nhiệm vụ theo dõi tăng giảm và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp và tính khấu hao, theo dõi tình hình nhập –xuất – tồn vật tư.
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất, phục vụ cho công trình tính giá thành ở Công ty vì thế ở Công ty Phúc An việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được quan tâm và coi trọng đúng mức.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình xây dựng cơ bản có thời gian thi công kéo dài, phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc Vì vậy nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác đinh là công trình hạng mục công trình.
Do dự toán công trình xây dựng cơ bản theo từng công trình, hạng mục công trình và phân tích theo từng từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tại Phúc An cũng được tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí Việc phân loại này nhằm kiểm tra việc thực hiện các khoản mục chi phí với giá thành dự toán và tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để thuận tiện cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm các công trình, hạng mục công trình, em xin trình bày số liệu thực tế của Công ty với “Cụng trình trụ sở công ty TNHH Nam Phương”
2.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Các chi phí phát sinh ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An thường là lớn và liên quan đến một công trình nhất định nên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là phương pháp trực tiếp Đối với mỗi một công trình hay hạng mục công trình thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí phát sinh và quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh đó để thuận lợi cho công tác lập báo cáo và tính giá thành cho mỗi công trình, hạng mục công trình.
Hàng tháng, các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì kế toán tiền hành tập hợp chi phí cho các công trình, hạng mục công trình đú Riờng đối với chi phí nhân công trực tiếp thì phải tiến hành phân bổ chi phí cho các công trình, hạng mục công trình.
Như vậy, công việc chính của kế toán là phải tập hợp chi phí sản xuất theo cỏc thỏng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành để tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo từng khoản mục.
2.2.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu thường là yếu tố chính cấu thành nên sản phẩm xây lắp nên chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn tron giá thành khoảng từ 60% - trên 70% Do đó, việc sử dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí và việc hạch toán nguyên vật liệu có chính xác hay không đều ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm xây lắp. a, Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An, nguyên vật liệu sử dụng cấu thành nên sản phẩm xây lắp bao gồm:
- Vật liệu xây dựng: bê tông thương phẩm, đá, xi măng, sắt thộp…
- Vật liệu luân chuyển như cốp pha, cây chống…
- Vật liệu đúc sẵn: Bê tông thương phẩm, cấu kiện chế tạo sẵn…
- Vật liệu hoàn thiện: hế thống chiếu sáng, điện nước…
Mỗi loại NVL rất đa dạng, nhiều chủng loại như thộp cú thộp cuốn, thép buộc, thép tấm…Và chúng được đưa vào thi công phù hợp với yêu cầu kĩ thuật. b, Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí NVL trực tiếp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An gồm giấy đề nghị tạm ứng tiền, hóa đơnGTGT, giấy yêu cầu vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC. c, Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng
TK 621 “chi phí NVL trực tiếp”
TK 152 “Nguyờn liệu, vật liệu”
TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dơ dang”
Và các TK khác như TK 111, 112, căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức…
Kế toán mở chi tiết TK 621 cho từng công trình, hạng mục công trình.
TK khoản này phản ánh chi phí NVL trực tiếp sử dụng cho hoạt động xây lắp của công ty Công ty mở TK 6218 chi tiết cho chi phí NVL trực tiếp của công trình trụ sở công ty TNHH Nam Phương. d, Phương pháp kế toán
Chi phí vật liệu được tập hợp cho từng công trình hay hạng mục công trình và được thực hiện ở từng đội xây dựng Công ty không áp dụng chế độ khoán gọn vật tư cho đội thi công Những loại vật tư chính, có giá trị lớn như bê tông thương phẩm, thép, xi măng… đều do công ty kí hợp đông mua trực tiếp với người bán Nhưng các loại vật tư có giá trị nhỏ như sơn, vôi ve… do nhân viên của đội mua bằng tiền tạm ứng. Để đảm bảo việc sử dụng vật tư đúng mức, tiết kiệm và có hiệu quả hàng tuần hoặc hàng tháng các đội lập bảng dự trù mua vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư sau khi phòng kĩ thuật duyệt, Công ty sẽ quyết định loại vật tư nào do công ty mua hoặc đội sẽ đi mua với số lượng là bao nhiêu. Đối với những vật tư có giá trị lớn khi đơn vị thi công có kế hoạch dự toán tiêu hao vật tư Căn cứ vào dự toán này và tiến độ thi công, các đội xây dựng viết giấy yêu cầu vật tư trình lên cho Ban kinh tế-kế hoạch xem xét tình hình và chuyển cho giám đốc phê duyệt Hoặc trong quá trình thi công do thiếu vật tư, các bộ phận vật tư viết giấy Đề nghị tạm ứng trình lên giám đốc để xin cấp vật tư (đó cú trong kho).
Khi xuất kho vật tư phục vụ cho công trình, thủ kho ghi rõ số thực tế xuất lên phiếu xuất kho Đơn giá xuất kho là đơn giá không có thuế GTGT, trên cơ sở đó kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bảng 2.1 Giấy yêu cầu vật tư
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
GIẤY YÊU CẦU VẬT TƯ
Người yêu cầu: Đặng Minh Tuấn
Nội dung: Phục vụ công trình trụ sở Công ty Nam Phương
STT Tên, quy cách vật tư ĐVT Số lượng Mã số
3 Xi măng PCB 30 HP Tấn 5 5659
Người yêu cầu Ban KHVTCG Giám đốc
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký tên và đóng dấu)
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Họ và tên người nhận: Nguyễn Mạnh Hùng Đơn vị: H36054 – Nguyễn Mạnh Hùng Địa chỉ: Công nhân Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Nội dung: Xuất để thi công công trình trụ sở Công ty Nam Phương
Công trình: Trụ sở Công ty TNHH Nam Phương
STT Tên, quy cách vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
3 Xi măng PCB 30 HP Tấn 5 980.000 4.900.000
Bằng chữ: Tám triệu sáu trăm tám mươi chín nghìn ba trăm hai lăm đồng Ngày 31 tháng 05 năm 2011
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Do Công ty áp dụng hình thức xác định giá xuất của hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền nên đơn giá ghi trên phiếu xuất kho được kế toán xác định dựa trên bảng xuất nhập tồn NVL từ đầu kì đến lần nhập kho cuối cùng Căn cứ vào hóa đơn hoặc phiếu xuất kho, kế toán tính được toàn bộ chi phí NVL trực tiếp của công trình.
Bảng 2.3: Bảng kê chứng từ chi phí NVL trực tiếp Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Công trình: Trụ sở công ty TNHH Nam Phương
Ngày Chứng từ Diễn giải
Số hiệu tài khoản Số tiền
31/05 Mua NVL về dùng ngay 62181 152 225.765.500
Căn cứ vào bảng kê chứng từ kế toán lập chứng từ ghi sổ và vào sổ chi tiế TK621 Có 3 loại chứng từ ghi sổ là
- Chứng từ ghi sổ cho hàng nhập kho
- Chứng Từ ghi sổ cho hàng xuất
- Chứng từ ghi sổ kết chuyển sang TK 154
Bảng 2.4: Ch ứng từ ghi sổ mở cho hàng xuất kho
CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 30/05
Ngày 31/05/2011 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Công trình: Trụ sở Công ty TNHH Nam Phương
Chi tiết nội dung chứng từ: CHứng từ ghi sổ cho phiếu xuất kho số 23
Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi
Số Ngày Nợ Có Nợ Có chú
Kèm theo chứng từ gốc: Phiếu xuất kho số 23
Người lập Kế toán trưởng
Từ các phiếu xuất kho, bảng kê thanh toán tạm ứng, các sổ chi tiết thanh toán với người bán (đối với nguyên vật liệu dùng ngay không qua kho), cuối quý kế toán lên sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp –TK 62181.
Cuối mỗi kì bộ phận quản lý công trình tiến hành kiểm kê lại số NVL xuất dùng Nếu số NVL xuất nhưng chưa sử dụng hết thì sẽ báo lại cho kế toán để hạch toán hoàn chi phí Tuy nhiên, đối với công trình trụ sở Công ty TNHH Nam Phương thì cuối kì sau khi kiểm kê thì số vật liệu xuất dựng đó sử dụng hết.
Bảng 2.5 Sổ chi tiết tài khoản 62181 Đơm vị: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Công trình: Trụ sở công ty TNHH Nam Phương
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 62181
Chi phí nguên vật liệu trực tiếp công trình Trụ sở công ty TNHH Nam Phương
Từ ngày 01/04/2011 đến 30/06/2011 Đơn vị tính: VNĐ
31/05 Mua NVL của công ty
Hà Phương về dùng ngay
Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
SỔ CÁI TK 621 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Dư đầu ki: … Chứng từ ghi sổ Diễn giải
31/05 Mua NVL của công ty Hà
Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Nhận xét đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kì
Chi phí SXKD thực tế phát sinh trong kì
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kì Đối với công trình trụ sở Công ty Nam Phương, giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành là:
Cuối cùng, dựa vào các kết quả tính được kế toán gi vào bản báo cáo giá thành xây lắp
Bảng 2.18: Báo cáo giá thành xây lắp
2.3 Nhận xét đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
2.3.1.1 Về bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty có vai trò rất quan trọng, đó gần như là yếu tố then chốt giúp một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tiến tới làm ăn có lãi Hiểu được tầm quan trọng đó, Công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý chặt chẽ, gọn gàng, hiệu quả Các Ban phục vụ có hiệu quả và có thể tiếp cận với tình hình thực tế tại công trường Do vậy, các thông tin cần thiết trong việc giám sát kỹ thuật, quá trình lắp đặt thi công luôn luôn được cung cấp phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty Từ đó, tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong lắp đặt thi công và quan hệ với khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.
2.3.1.2 Về tổ chức sản xuất
Công ty áp dụng khoán gọn đến từng đội thi công nên Công ty đã tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí gián tiếp, nâng cao ý thức trách nhiệm và quyền làm chủ cho các đội công trình thi công Đồng thời sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban luôn đảm bảo cho Công ty là một khối thống nhất, góp phần với các đội thi công hoàn thành công trình với chi phí thấp nhất.
2.3.1.3 Về tổ chức kế toán a, Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán luôn làm việc nghiêm túc, được tổ chức chặt chẽ, làm việc khoa học, cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình, được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm trong công việc được giao, công tác kế toán làm tốt góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế tài chính của Công ty Bộ phận kế toán bố trí các nhân viên có trình độ, thường xuyên cung cấp thông tin cho phòng kế hoạch kĩ thuật nên quá trình lập kế hoạch luụn sỏt với thực tế. b, Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán áp dụng
Hệ thống chứng từ kế toán đang được áp dụng tại công ty là đúng với quy định của Bộ tài chính Các chứng từ đầu vào hợp lý, hợp lệ, đầy đủ và đảm bảo phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ và đối chiếu kiểm tra Việc luân chuyển chứng từ đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy trình, chứng từ qua mỗi khâu kiểm tra đều có đánh dấu xác nhận.
* Hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản mà Côn gty sử dụng khá hợp lý, tuân thủ đúng với chế độ kế toán hiện hành, gồm cả tài khoản tổng hợp và chi tiết, được chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng.
* Hệ thống sổ kế toán
Với hình thức chứng từ ghi sổ tại đơn vị là khá phù hợp vì số lượng nghiệp vụ khá nhiều mà đối với hình thức chứng từ ghi sổ nếu chứng từ phát sinh quá nhiều có thể lập bảng kê chứng từ cùng loại trước, lấy số cộng lại để ghi chứng từ ghi sổ rồi lấy số liệu cộng ở chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Như vậy giảm được rất nhiều việc ghi chép vào sổ cái Ngoài ra Công ty đặc biệt chú trọng tới việc lập hệ thống sổ chi tiết nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người quản lý, tạo điều kiện cho tổng hợp kế toán cuối kì.
Hệ thống báo cáo của Công ty phù hợp với chuẩn mực quy định của Bộ tài chính, truyền tải được thông tin về tình hình hoạt động của Công ty Là một doanh nghiệp xây lắp vì thế ngoài việc lập các loại báo cáo chung như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh… vào cuối niên độ kế toán, kế toán của Công ty còn chú trọng việc lập báo cáo tình hình sử dụng chi ohis SXKD cuối mỗi quý của từng công trình, báo cáo quyết toán chi phí cho từng công trình khi công trình hoàn thành và bàn giao Đây là viecj làm rất cần thiết.
2.3.1.4 Về công tác dự toán chi phí và kế toán CPSX, tính giá thành sản phẩm xây lắp a, Về công tác dự toán chi phí
Do Công ty tiến hành lập dự toán công trình xây dựng cơ bản cho từng công trình, hạng mục công trình và phân tích theo từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm vì thế có kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng công trình và có thể đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí của từng công trình. b, Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu trong kho
Công ty luôn được quản lý chặt chẽ và cung cấp đầy đủ cho các công trình. Hơn nữa, nguyên vật liệu mua về thường được sử dụng ngay cho các công trình nên thuận tiện cho kế toán ghi sổ nhanh chóng dễ dàng và giảm bớt phần chi phí quản lý của Công ty Định kì cuối mỗi quý hay khi công trình hoàn thành, Công ty tiến hành kiểm kê sô vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trình, bộ phận sản xuất để tính số vật liệu thực tế sử dụng cho công trình đó, đồng thời kiểm tra việ ghi sổ có đúng với thực tế hay không Trong việc bảo quản kho vật liệu, công ty gắn trách nhiệm với từng can bộ phụ trách, điều này làm tăng tinh thần trách nhiệm của nhân viên phụ trách. Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Đơn vị sử dụng cả lao động thuê ngoài và lao động trong biên chế Tuy nhiên lao động trong biên chế chủ yếu là nhân viên quản lý thi công còn công nhân trực tiếp sản xuất hầu như là thuê ngoài Để thanh toán tiền lương đối với những lao động thuê ngoài, kế toán công trình theo dõi chi phí nhân công một cách chặt chẽ, chính xác thông qua Bảng chấm công, Hợp đồng khoán, Bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành.
Và cuối tháng kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương cho từng đối tượng giúp cho việc quản lý số công nhân trong, ngoài đội Công ty cụ thể, rõ ràng, ngoài ra cũn giỳp cho kế toán Công ty giảm bớt được khối lượng lớn công việc cuối tháng Hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là trả theo công nhật cũng khá phù hợp, dễ dàng tính toán và đây cũng là hình thức trả lương thường được áp dụng trong ngành xây dựng Ngoài ra Công ty cũn cú chế độ thưởng hấp dẫn khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, khai thác được nội lực của Công ty cũng như nâng cao hiệu suất sử dụng sức lao động Như vậy, công nhân sản xuất vừa ý thức cố gắng, vừa đem lại lợi ích cho công ty. Đối với kế toán chi phí sử dụng máy thi công: chi phí sử dụng máy thi công là đặc trưng của đơn vị xây lắp, việc tính toán và hạch toán chi phí sử dụng máy thi công có phần phức tạp hơn so với các khoản mục chi phí khác. Tuy nhiên đơn vị đã quản lý khá tốt chi phí này, đơn vị đã tiến hành theo dõi và hạch toán và hạch toán riêng biệt từng loại chi phí cấu thành chi phí sử dụng máy thi công như: chi phí nguyên nhiên liệu, vật liệu chạy máy, chi phí tiền lương trả cho công nhân điều khiển máy, chi phí thuê ngoài, chi phí khấu hao… Đơn vị cho phép các đội sản xuất chủ động thuờ mỏy thi công trong trường hợp cần thiết Đối với máy thi công của công ty thì kế toán tiến hành trích khấu hao và phân bổ khấu hao cho từng công trình Đối với máy thi công thuê ngoài thì chi phí đi thuê được kế toán theo dõi riờng trờn một tài khoản chi tiết Đôi với kế toán chi phí sản xuất chung: khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành các công trình và được kế toán hạch toán riêng cho các công trình đú, nờn tương đối chính xác, nhanh chóng và hiệu quả giúp cho công tác tính giá thành thuận tiện hơn Đối với những chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình khác nhau thì được kế toán phân bổ theo một tỉ lệ thích hợp, phù hợp với chế độ kế toán, giúp cho việc tính giá thành được chính xác.
2.3.2.1 Về công tác tổ chức nhân viên kế toán
Hiện tại, Công ty có 4 nhân viên kế toán Và mỗi người phải cùng một lúc thực hiện nhiều phần hành như một người vừa làm kế toán thanh toán vừa đảm nhiệm việc ghi sổ vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm và còn dễ dẫn đến gian lận và sai sót trong quá trình hạch toán Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán máy SAS, tuy nhiên do mới áp dụng phần mềm này nên việc sử dụng phần mềm kế toán này còn gây trở ngại khá nhiều cho bộ phận kế toán Việc hạch toán bước đầu gây lúng túng cho nhân viên.
2.3.2.2 Về công tác luân chuyển chứng từ
Do thời gian thi công các công trình dài và Công ty cú cỏc đội công trình hoạt động trên địa bàn rộng nên việc luân chuyển chứng từ thường bị chậm trễ dẫn tới việc ghi chép chứng từ hàng ngày theo đúng ngày phát sinh chứng từ không kịp thời và bị dồn tích dẫn đến những sai sót không tránh khỏi như: ghi thiếu, ghi nhầm, ảnh hưởng đến công việc cung cấp thông tin cho người quản lý ra quyết định và đồng thời ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
2.3.2.3 Về công tác hạch toán CPSXKD và tính giá thành sản phẩm Đối với kế toán chi phí NVL trực tiếp: Do số lượng NVL cần dùng cho các công trình thì nhiều mà số lượng kho bảo quản lại ít và cở sở vật chất còn nhiều khó khắn nên việc dự trữ NVL trong kho là không đủ cho cả một công trình, nếu thiếu đội thi công phải tiến hành mú bổ sung Nếu giá cả biến động thất thường sẽ ảnh hưởng đến việc dự toán của công trình Công ty thường mua NVL và đưa vào sử dụng ngay tại công trình và việc bảo quản cũng thực hiện ngay tại đây nên dễ xảy ra mất mát hay hỏng hóc ngoài ý muốn Công ty tớnh giỏ vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân dự trữ áp dụng chung cho tất cả các loại NVL nên không thật sự hợp lý Vì đặc trưng của các loại vật liệu là không đồng đều. Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty chủ yếỳ là thuê ngoài hơn nữa công việc thuê nhân công, chấm công, tính lương trả người lao động là đội trưởng công trình vì thế tính chính xác và độ tin cậy của những thông tin kế toán này là không cao Và việc quản lý nhân công thuê ngoài chi bằng những hợp đồng thuê không có nhiều ràng buộc cũng khiến công ty gặp khó khăn trong quản lý cũng như điều động nhân lực. Đối với kế toán chi phí sử dụng máy thi công: việc theo dõi thời gian hoạt đông của máy thi công chưa được quan tâm đúng mức Việc đánh giá chi phí sử dụng máy thi công chủ yếu dựa trê báo cáo của nhân viên quản lý công trường Công ty chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa máy thi công, điều này có thể dẫn đến mất cân đối chi phí dữa cỏc kỡ. Đối với kế toán chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung có nhiều khoản mục phát sinh khách quan và đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh Điều này càng làm cho khoản mục chi phí sản xuất chung lớn, ảnh hưởng đến việc phân tích tỷ trọng các khoản mục chi phí trong tổng giá thành và làm cho giá thành tăng cao Ngoài ra, công ty cũng khoogn trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong công ty. Đối với công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì và tính giá thành sản phẩm : việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì củ yếu dựa vào kết quả đánh giá của phòng kĩ thuật mà không có sự phối hợp thống nhất với phòng kế toán tài chính nên khối lượng sản phẩm xấy lắp dở dang cuối kì chua được phản ánh chính xác.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÚC AN
Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn cho nền kinh tế dặc biệt là ngành bất động sản đầu tư lại càng khó khăn hơn nữa kéo theo không ít công ty xây dựng cũng điêu đứng Giá cả đầu vào thì tăng cao do lạm phát, tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn khiến cho nhiều công trình phải tạm dừng thi công do không còn vốn để duy trì Những công trình vẫn tiếp tục thi công và hoàn thành thì cũng thua lỗ hoặc lãi không đáng kể Trong tình hình khó khăn chung của thị trường trong năm qua, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc
An cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng với khả năng nhạy bén của các nhà lãnh đạo dồng thời luôn lấy chất lượng và tín làm đầu Công ty đang dần khẳng định được chỗ đứng của mỡnh trờn tị trường
Sang năm 2012, được dự báo tiếp tục là một năm sóng gió với ngành bất động sản và xây dựng cơ bản Vì thế Công ty không chú trọng vào tăng lợi nhuận mà quyết tâm giữ vững và phát huy vị thế hiện tại của mình Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là một bước đi quan trọng giúp Công ty có thể đứng vững trong giai đoạn khó khăn Nhưng không phải vì thế mà xem nhẹ vấn đề chất lượng công trình
Trong những năm tới, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An quyết tâm xây dựng trở thành một thương hiệu mạnh và uy tín Công ty sẽ tận dụng mọi nguồn lực để không ngừng nâng cao vị thế của minh trên thi trường.Công ty đăt ra tiêu chí gắn kết chất lượng các công trình thi công với an toàn dặt lên hàng đầu Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp giảm chi phí, hạ GTSP đầu tư vào các thiết bị tiên tiến, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên trong Công ty, hoàn thiện hế thống quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong quản ký và sản xuất, thi công.
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kết toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xuất và tính giá thành sản phẩm
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện
Qua nghiên cứu trên cả lý thuyết và thực tiễn, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của chi phí và giá thành trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp nói chung, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An nói riêng đều quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đáp ứng yêu cầu đó
Chi phí và giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực với các nhà quản trị doanh nghiệp Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định phù hợp cho việc mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra được mức giá dự toán các công trình, phục vụ hữu ích trong việc tham gia dự thầu của doanh nghiệp.
Với xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi hệ thống kế toán trong đó kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực Quốc tế.
Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là cần thiết mà thực tế đang đặt ra không chỉ ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An mà ngay cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay.
3.2.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An
Thứ nhất: Nắm vững chức năng và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Song song với sự phản ánh là sự giám đốc quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả Do vậy cần hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán nhằm tăng cường mức độ chính xác và tốc độ phản ánh thông tin về tài sản, công nợ, đưa ra các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu kinh doanh của công ty.
Thứ hai: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên các đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi sao cho phù hợp.
Thứ ba: Kết hợp tính thống nhất và đa dạng về nội dung phương pháp hạch toán Nội dung phương pháp hạch toán đều phải dựa trên pháp lệnh thống kê, các chế độ về chứng từ kế toán, chế độ tài khoản kế toán, chế độ báo cáo kế toán Đây là quá trình tác động hai chiều từ sửa chữa những sai sót thiếu khoa học trong thực tiễn để bổ sung hoàn thiện dần về mặt lý luận sau đó dùng thực tế để chứng minh và kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận đó
Thứ tư: Kết hợp hài hòa giữa máy móc thiết bị hiện đại với tiềm năng tri thức của con người Chỉ có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Thứ năm: Đảm bảo nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng các qui định của pháp luật Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn thiện công tác kế toán phải nhạy bén chân thực phù hợp với các qui luật thị trường về kinh doanh đồng thời phải tuân thủ đỳng cỏc cơ chế chính sách, luật định, khi có những vấn đề bất cập nảy sinh thì cần thiết phải có đề xuất kiến nghị lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cú cỏc biện pháp điều chỉnh cho phù hợp
3.2.3 Một số giải pháp nhàm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm rại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An 3.2.3.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Về đội ngũ nhân viên kế toán: Việc vi phạm nguờn tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán là một vi phạm có thể gây nên hậu quả khó lường, và rất khó kiểm soát Vì vậy để công việc kế toán của công ty được tiến hành tốt hơn, Công ty nên phân chia lại công việc kế toán cho mỗi người nhằm đảm bảo tính đúng đắn theo quy định Nếu xét thấy cần thiết Công ty có thể tuyển thêm kế toán viên để việc phân chia công việc được tiến hành dễ dàng và thuận tiện hơn đồng thời quá trình vào sổ, tổng cộng số liệu trờn cỏc báo cáo kế toán được tiến hành nhanh gọn hơn, đảm bảo tính kịp thời Về vấn đề hạch toán bằng kế toán máy, đây là một quyết định đúng đắn của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và tính chuyên nghiệp trong công việc Nhưng trong thời gian đầu kế toán viên còn gặp nhiều khó khăn do chưa quen với phần mềm mới Để khắc phục tình trạng này Công ty có thể tạo cơ hội cho nhân viên được học cách hạch toán và tìm hiều kĩ về phần mềm như vậy sẽ giúp nhân viên kế toán nhanh chóng làm quen với phần mềm kế toán giúp công việc tính toán, lên sổ sách được chính xác, minh bạch, nhanh chóng, kịp thời. Đối với mô hình tổ chức bộ máy kế toán: hiện tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An áp dụng mô hình kế toán tập trung không còn phù hợp đối với các doanh nghiệp xây lắp nữa Công ty cũng có kế toán công trường,tuy nhiên kế toán công trường không tham gia hạch toán hay xử lý chứng từ.việc ghi chép vào sổ đều do kế toán văn phòng đảm nhiệm Do là mô hình kế toán tập trung nên khối lượng công việc của kế toán văn phòng lớn, không những thế khối lượng công việc thường tập trung vào cuối tháng, cuối quý trong khi vào các thời điểm khác kế toán lại không có việc Và do kế toán văn phòng phải chờ chứng từ do kế toán công trường chuyển chứng từ về văn phòng mới tiến hành ghi nhận và vào sổ vì thế việc cập nhật số liệu vào sổ sách bị chậm Do công ty thường tiến hành thi công những công trình ở xa nên để đảm bảo tính chính xác cho việc cộng sổ, công ty nên thay đổi mô hình kế toán theo kiểu nửa tập trung nửa phân tán Bộ phận kế toán ở các công trường thực hiện công tác kế toán tương đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở công trường đó theo sự phân công của phòng kế toán trung tâm Các nhân viên kế toán ở công trường có nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và có có thể xử lý sơ bộ chứng từ Đinh kì kế toán công trường gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm Phòng kế toán trung tâm thực hiện kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan toàn doanh nghiệp và các bộ phận khỏc khụng tổ chức kế toán đồng thời thực hiện tổng hợp các tài liệu kế toán từ các công trường khác có tổ chức kế toán gửi đến, lập báo cáo chung toàn đơn vị, hướng dẫn kiển tra toàn bộ công tác kế toán, kiểm tra kế toán toàn đơn vị.
3.2.3.2 Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ
Nhằm khắc phục tình trạng luân chuyển chứng từ chậm trễ dẫn đến hậu quả là công việc dồn ép vào cuối kỳ, dễ mắc phải những sai lầm, thiếu sót trong tính toán, không cập nhật sổ sách đúng quy định Để hạn chế tình trạng này Công ty có thể quy định định kì kế toán công trường phải nộp chứng từ về phòng kế toán và đôn đốc kế toán công trình thực hiện theo đúng thời gian quy định Công ty cũng nên đưa ra những hình thức khiển trách và kỷ luật đối với các trường hợp không tuân thủ đúng, đồng thời khuyến khích động viên cán bộ nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động, sáng tạo trong lao động bằng các hình thức khen thưởng phù hợp Ngoài ra Công ty nên cử nhân viên thường xuyên xuống các công trình để giám sát kiểm tra việc ghi chép, cập nhật chứng từ… nhằm phát hiện và ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra như tránh tiếp nhận chứng từ không hợp lệ
3.2.3.3 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm a, Đối với chi phí vật tư
Do công trường xây dựng luôn cần khối lượng vật tư lớn, vì thế thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vật tư và gặp khó khăn do giá cả vật tư tăng theo xu hướng tăng giá chung
Ngoài ra, phương pháp tính giá hàng xuất kho hiên tại Công ty đang sử dụng là bình quân dữ trữ từ đầu kì đế lần xuất kho cuối cùng và phương pháp này được áp dụng chung cho toàn bộ NVL xuất kho của Công ty, điều này không thật sự phù hợp Đối với các loại vật tư như xi măng, sắt, thép Công ty có thể thay đổi phương pháp tính giá xuất kho từ tính giỏ bỡnh quan gia quyền thành tính giá xuất vật tư theo phương pháp thực tế đích danh Công ty có thể tớnh giỏ đích danh đối với từng lô vật tư loại này thực tế xuất khỏi kho. Ngoài ra vật tư của Công ty còn có cát, sỏi,đỏ là những vật tư khó bảo quản và cần những kho chứa lớn vì thế Công ty có thể áp dụng một cách là căn cứ vào dự toán chi phí để đặt mua loại vật tư này cho từng công trình và yêu cầu nhà cung cấp chuyển thẳng vật tư đến công trường
Công ty cũng nên thường xuyên cập nhật giá vật tư trên thị trường để có dự toán chi phí vật tư hợp lý. b, Đối với chi phí nhân công trực tiếp Ở công trường Công ty chủ yếu sử dụng lao động thuê ngoài Số lao động thuế ngoài này chue yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo về kĩ thuật xây dựng Công việc chấm công, tính lương cho lao động thuê ngoài được giao phó chủ yếu cho quản đốn công trình Do bao gồm cả lao động trong biên chế và thuê ngoài nên khó khăn trong việc quản lý nhân công, tiền lương
Một số kiến nghị đề xuất
Hoạt động xây lắp là hoạt động nhạy cảm với các yếu tố vĩ mô chư chính sách thuế, lãi suất, nhà đất… chi cần một sự thay đổi nhỏ của các yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp. Vậy nên Nhà nước và các và các cơ quan chức năng cần đảm bảo điều tiết kinh tế phát triển ổn định, hạn chế những thay đổi bất ngờ khó dự đoán trướn nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng.
Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật nước ta đang trong giai đoạn cải cách, sửa đổi, chưa ổn định nên chưa tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động doanh nghiệp Vì thế, nhà nước cần tiếp tục sửa đổi vổ sung các bộ luật hợp lý, tiếp tục hoàn thiện các văn bản ban hành Rà soát lại các văn bản hướng dẫn, chỗ nào không phù hợp thì loại bỏ, bổ sung những điểm mới phù hợp với cơ chế quản lý mới và chuẩn mục nguyên tắc chung đươc thừa nhận.Mụi trường pháp lý phải vừa phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế theo định hướng xó hội chủ nghĩa ở nước ta vừa đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc hội nhập quốc tế, các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về kế toán.
3.4.2 Về phía các bộ ngành
Trong quá trình hoạt động, các công ty xây dựng thường gặp không ít vướng mắc trong vấn đề giải quyết thủ tục, giấy tờ nhà đất, giải tỏa mặt bằng… Vì vậy các công ty rất cần sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan chính quyền địa phương chư cơ quan thuế, địa chính, đô thi…
Bộ tài chính cần hoàn thện hơn nữa các công văn quy định, hướng dẫn chế độ kế toán ban hành đối với công ty xây lắp Với mỗi sự thay đổi trong chế độ kế toán cần ban hành các công văn hướng dẫn chi tiết đi kèm và các công văn này cần được công bố trờn cỏc kờnh thông tin đại chúng như mạng internet, ti vi… Đồng thời Bộ tài cớnh nờn ban hành các mẫu báo cáo kờ toỏn quản trị làm cơ sở cho các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng.
Bộ xây dựng cần xây dựng các định mức tiêu hao chi phí phù hợp nhằm đảm bảo cho các chi phí phát sinh trong một khung hợp lý nhất định.
Và quản lý tình hình thực hiện định mức đã đề ra đối với các doanh nghiệp xây lắp Thường xuyên cử đoàn thanh tra xuống kiểm tra định kì cũng như đột xuất đối với các công ty cũng như các công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình lớn, mang tính trọng yêu quốc gia.
Hiện nay, lãi suất cho vay đã giảm song việc tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn Vì vậy Ngân hàng nhà nước nên tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp xây dựng trong quá trình tiếp cận và vay vốn Đặc biệt tron giai đoạn khó khăn hiện nay thỡ cỏc doanh nghiệp xây dựng rất cần vốn để tiếp tục duy trì hoạt động
Tóm lại : Từ những đánh giá công tác kế toán thực tế của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc An đưa ra ở chương 2, trong chương 3 này tụi đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành SPXL tạiCông ty Bám sát các hạn chế, tồn tại trong kế toán CPSX và tính GTSP cũng như những ảnh hưởng của tồn tại đó đến công tác kế toán quản lý chi phí để đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phù hợp.