1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương 5 kỹ năng giải quyết vấn đề

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 425,46 KB

Nội dung

196 CHƯƠNG 5 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIỚI THIỆU Là một sinh viên, kỹ sư, cử nhân, bác sĩ, ... hay một nhà quản lý, hàng ngày chúng ta đều phải tiếp cận và xử lý vô vàn những vấn đề trong công việc, trong gia đình và ngoài xã hội. Chúng ta có thể thấy mệt mỏi và bị căng thẳng vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp. Tình thế khẩn trương có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt. Để vượt qua những hoàn cảnh như thế, chúng ta cần dùng đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc, bởi lẽ cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. Chương này trình bày một số vấn đề cơ bản về giải quyết vấn đề trong kỹ thuật. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Chương này cung cấp giúp sinh viên: Những khái niệm cơ bản về vấn đề và giải quyết vấn đề trong kỹ thuật. Quy trình giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua sáu bước. Một số kỹ thuật, công cụ và phương pháp cơ bản thường dùng để giải quyết vấn đề trong kỹ thuật như thu thập ý tưởng và sắp xếp dữ liệu, hiển thị và phân tích dữ liệu, ra quyết định, biểu đồ quá trình và quản lý dự án. 5.1. KHÁI NIỆM VỀ VẤN ĐỀ, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5.1.1. Vấn đề Một Vấn đề là một tình huống, có số lượng hoặc không có số lượng, mà một cá nhân hoặc nhóm người được yêu cầu phải giải quyết, vấn đề là một cơ hội để cải thiện, là sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn, là kết quả của việc nhìn nhận một sự việc không hoàn thiện trong hiện tại và sự tin tưởng vào 197 khả năng có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. Vấn đề được phân loại như sau: Phân loại theo độ khó giải quyết của vấn đề Vấn đề đơn giản. Vấn đề phức tạp. Vấn đề đơn giản là vấn đề được xác định rõ ràng, nó có tính lặp đi lặp lại và có một nguyên nhân duy nhất, nguyên nhân này có những giải pháp có thể đánh giá được hoàn toàn về ảnh hưởng của nó đối với vấn đề. Vẩn đề phức tạp là vấn đề không được xác định rõ ràng, có tính độc nhất, không bình thường hoặc mới lạ, có nhiều nguyên nhân gây ra đồng thời các giải pháp giải quyết vấn đề sẽ thay đổi, ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi của vấn đề. Phân loại theo dạng vấn đề Vấn đề nghiên cứu; Vấn đề kién thức; Vấn đề sai sót, lỗi; Vấn đề toán học; Vấn đề nguồn lực: tài chính, tiền bạc, con người, thời gian... ; Vấn đề xã hội; Vấn đề thiết kế. 51.2. Giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề là một quá trình, một hoạt động, qua đó một giá trị tốt nhất được xác định cho một ai đó, phụ thuộc vào một tập hợp các điều kiện. Nó là một phương tiện mà qua đó, một cá nhân sử dụng kién thức, kỹ năng và sự hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của một tình huống không quen thuộc. Giải quyết vấn đề là sự kết hợp của kinh nghiệm, kiến thức, quá trình và nghệ thuật. Khi tiến hành giải quyết vấn đề, người ta sử dụng các phương pháp có đặc điểm chung hoặc không theo thể thức nào để tìm ra các giải pháp cho vấn đề. Thuật ngữ giải quyết vấn đề được sử dụng trong nhiều ngành, đôi khi với các quan điểm khác nhau. Ví dụ, trong tâm lý học, giải quyết vấn đề ám chỉ đến một trạng thái ước muốn để đạt một mục đích nhất định từ một điều kiện hiện tại còn chưa đi đến đích. 198 Trong ngành này, giải quyết vấn đề là phần kết thúc của một quá trình lớn hơn bao gồm tìm kiếm vấn đề, định hình vấn đề và kết thúc vấn đề. Giải quyết vấn đề được xem như là quá trình nhận thức cấp độ cao với yêu cầu sự uốn nắn và kiểm soát các thói quen hàng ngày hoặc các kỹ nâng cơ bản. Trong kỹ thuật, giải quyết vấn đề được sử dụng khi các sản phẩm hoặc các quá trình bị hỏng hoặc thất bại, vì thế cần phải thực hiện sửa đứng nhằm ngăn chặn các hư hỏng hoặc thất bại khác. Giải quyết vấn đề cũng có thể được áp dụng cho một sản phẩm hoặc một quá trình trước khi hư hỏng, thất bại xảy ra. Ví dụ, có thể tiên đoán, phân tích và làm dịu để một vấn đề tiềm tàng không thực sự xảy ra. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc, bởi vì cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta cần phải giải quyết. Trong thực tế không có vấn đề nào giổng vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Khi gặp vấn đề, con người thường có những biểu lộ cảm xúc và hành vi rất khác nhau, có người cảm thấy lo lắng, chán nản, có người muốn buông xuôi nhưng cũng có người lại chấp nhận. Tuy nhiên, bản chất cuộc sống là tính có vấn đề, nếu không được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề thì nhiều người sẽ dễ mất định hưóng, thất bại trong các mối quan hệ, trong học tập, trong công việc,... thậm chí tìm đến cách giải quyết tiêu cực để né tránh vấn đề. Vì vậy việc rèn luyện về kỹ năng giải quyết vấn đề là điều vô cùng cần thiết. Những nội dung cơ bản về giải quyết vấn đề trong kỹ thuật được trình bày dưới đây. 5.2. QUY TRÌNH VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để giải quyết được vấn đề, người kỹ sư cần thực hiện các bước sau đây: 1. Nhận diện đúng vấn đề cần giải quyét. 2. Xác định đúng những nguyên nhân tạo ra vấn đề đó. 3. Tìm ra được nhiều các giải pháp thiết thực và khả thi để giải quyết vấn đề đó. 4. Ra quyết định để lựa chọn một giải pháp phù hợp có thể giải quyết được vấn đề đặt ra. 199 5. Kiên trì, quyết tâm thực hiện các giải pháp cho đến khi thu được kết quả mong muốn. Đẻ thực hiện được các bước theo quy trình trên, người kỹ sư cần phải có các kỹ năng cần thiết, bao gồm: Kỹ năng phân tích: Dùng kỹ thuật logic để xác định vấn đề cần phân tích, xác định mục tiêu, xác định các mối quan hệ và chia nhỏ vấn đề ra từng phần. Kỹ năng tổng họp: Dùng phương pháp luận sáng tạo để phát triển các ý tường và đánh giá các ý tưởng bằng phân tích khi đã có đủ các ý tưởng. Kỹ năng ra quyết định: Dùng kỹ thuật logic để so sánh các ý tường và lựa chọn ý tưởng tốt nhất. Kỹ năng khái quát hóa: Trừu tượng hóa các vấn đề cụ thể trợ giúp việc phân tích, tổng hợp và ra quyết định. 5.3. TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong thực tế, người kỹ sư phải giải quyết nhiều vấn đề rộng lmTvà phức tạp. Những vấn đề như thế yêu cầu phải giải quyết vấn đề sáng tạo. Giải quyết vấn đề sáng tạo là một phương pháp đã được chứng minh nhằm để tiếp cận một vấn đề hoặc một thử thách theo lối cách tân và sáng tạo. Đây là công cụ giúp con người xác định lại các vấn đề mà họ đối mặt, nảy ra các ý tưởng quan trọng và sau đó thực thi các ý tưởng mới này. Alex Osbom và Sidney Pames đã thực hiện nghiên cứu rộng rãi về các bước liên quan đến quá trình con người giải quyết vấn đề và đã đưa ra mô hình giải quyết vấn đề sáng tạo mang tên Osbom Pames. Mô hình này bao gồm 6 bước như sau (hình 7.1): 1. Tìm kiếm mục tiêu; 2. Tìm kiếm dữ liệu; 3. Tìm kiếm vấn đề; 4. Tìm kiếm ý tưởng; 5. Đánh giá ý tưởng; 6. Thực hiện ý tưởng. 200 hình 7.1: các giai đoạn trong mô hình giải quyết vấn đè sáng tạo osborn parnes Bước 1: Tìm kiếm mục tiêu Ngay từ đầu, chúng ta có thể chưa có bất kỳ ý tưởng nào để áp dụng các kỹ năng tư duy sáng tạo, hoặc có thể phải đối mặt với một “tình huống”, một “rắc rối”, một cái gì đó gây khó chịu. Người thực hiện bước này hoàn toàn không biết phải làm gì với nó, hoặc không chắc chắn tình huống này là gì. Đó là một tình huống không xác định. Tìm kiếm lộn xộn là thuật ngữ được dùng để chỉ loại tình huống này. Nó là sự khởi đầu của nhận thức rằng cái gì cần sửa chữa, và nó là một sự định hướng cho tình huống. Khi nhận ra một tình huống lộn xộn, hãy viết mối quan tâm, suy nghĩ của chúng ta và những thay đổi mà chúng ta muốn thấy trong tình huống này. Hãy tự hỏi những câu hỏi sau đây để gợi lên suy nghĩ của chúng ta: Chúng ta muốn đạt được những gì? Chúng ta muốn có cái gì? Chúng ta muốn làm gì? Chúng ta muốn làm gì để tốt hơn? 201 Chúng ta muốn điều gì xảy ra? Chứng ta muốn người khác ỉàm gì? Chúng ta muốn điều gì để tổ chức công việc theo cách tốt hơn? Chúng ta muốn cải thiện mối quan hệ nào? Điều gì đã xảy ra quá lâu? • Điều gì đã bị lãng phí? Tồn tại những rào cản và thắt cổ chai nào? Chứng ta muốn dành nhiều thời gian hơn cho điều gì? Chúng ta muốn dành nhiều tiền bạc hơn cho điều gì? Điều gì làm chúng ta tức giận, căng thẳng hay lo lắng? Chúng ta phàn nàn điều gì? Bước này liên quan đến những suy nghĩ khác nhau. Vì vậy, có thể ghi lại báo cáo về các vấn đề khác nhau. Bắt đầu mỗi tuyên bố với cụm từ “Bằng cách nào để chủng ta cỏ thể ...” hoặc “Làm thế nào để chủng ta có thể...” Đọc qua các báo cáo trên và hãy tự hỏi tại sao nó có thể là vấn đề. Câu trả lời có thể phản ánh một lý do, một mong muốn, một mối quan tâm hoặc một nhu cầu. Tiếp theo, có thể sử dụng các câu trả lời để tạo thêm các câu vấn đề bắt đầu với “Bằng cách nào để chủng ta cỏ thể...” Đầu ra của bước này là một bản tuyên bố sơ bộ về tình huống mà chúng ta đối mặt. Bản tuyên bố này chứa các suy nghĩ, mong muốn, tưởng tượng ... của chúng ta về cái mà chúng ta muốn thấy xảy ra. Do đó, trên cơ sở xem xét các báo cáo về các vấn đề, hãy chọn một tuyên bố tốt nhất mô tả vấn đề thực sự. Đây là tuyên bố mà chúng ta tin rằng sẽ cung cấp nhiều lợi ích khi giải quyết. Bước 2: Tim kiếm dữ liệu Bước này thực hiện đánh giá và xem xét tất cả các dữ liệu gắn liền với tình huống. Ai có liên quan, những gì liên quan, khi nào, ở đâu, và tại sao nó quan trọng. Tạo một danh sách các sự kiện và thông tin, cũng như linh cảm bản năng, cảm xúc, nhận thức, giả định và tin đồn xung quanh tình huống. Trong bước này, tất cả các dữ liệu được cân nhắc đưa vào để xem xét các mục tiêu. Đầu ra của bước này là bản mô tả chi tiết về tình huống hiện tại. 202 Khi đã cố danh sách tất cả các sự kiện quan trọng liên quan đến tình huống hoặc các mục tiêu mong muốn, hãy tự hỏi một số câu hỏi như sau: Có những ai liên quan? Những gì có liên quan? Một số ví dụ của vấn đề là gì? Những gì gây ra vấn đề? Nó sẽ xảy ra khi nào? Nó sỗ xảy ra ở đâu ? Làm thế nào để nó xảy ra hoặc không xảy ra? Tại sao nó xảy ra hoặc không xảy ra? Nó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra như thế nào? Sau đó, đặt các câu hỏi liên quan đến sự kiện, giúp bổ sung những điều mong muốn biết và nơi có thể tìm kiếm. Mục tiêu ở đây là để có tất cả những kiến thức cần thiết cho tình huống đang xem xét, từ đó có thể xác định các vấn đề quan trọng. Tiếp theo, sử dụng suy nghĩ khác nhau để động não, gom tất cả các dữ kiện được biết đến. Sự kiện gì đang thiếu? Ai có câu trả lời? Bây giờ, áp dụng hội tụ suy nghĩ để xem xét và chọn các sự kiện quan trọng nhất. Khi đã tạo những câu hỏi quan trọng, cần phải suy nghĩ về nguồn dữ liệu. Xác định nguồn dữ liệu cần tìm, các dữ liệu cần thiết để trả lời câu hỏi then chốt. Ở giai đoạn này, để thuận lợi cho việc nắm bắt và tham khảo qua các nguồn dữ liệu, hãy tạo một ma trận hoặc bảng dữ liệu. Bước 3: Tìm kiếm vấn đề Bước này thực hiện khám phá các sự kiện và dữ liệu để tìm tất cả các vấn đề và thách thức cố hữu trong tình huống. Điều này đảm bảo rằng chúng ta đang tập trung vào đúng vấn đề. Đầu ra của bước này là một bản tuyên bố giải quyết vấn đề theo kinh nghiệm. Trong bước này, hãy liệt kê các ý tưởng được xẹm là giải pháp cho vấn đề. Viết mọi ý tưởng có thể xảy ra, thậm chí cả những ý có vẻ dường như không liên quan đến vấn đề. Một tuyên bố ngớ ngẩn đôi khi sẽ kích hoạt một ý tưởng tuyệt vời 203 mà cuối cùng nó trở thành giải pháp cho vấn đề. Sau khi đã có các ý tưởng, tiến hành hội tụ, phân loại ra những ý tưởng mà dường như không có tiềm năng. Có thể dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định và xác định lại tuyên bố vấn đề. Một số kỹ thuật thường dùng là: Sử dụng các câu hỏi “Bằng cách mà chúng ta có thể...?” Động não để liệt kể một danh sách các tuyên bố vấn đề có thể bắt đầu bằng câu “Bằng cách mà chúng ta có thể...?”. Điều này sẽ nhắc chúng ta định hướng lại suy nghĩ từ tuyên bố vấn đề tiểu cực đến tuyên bố vấn đề tích cực. Ví dụ, một tuyên bố vấn đề tiêu cực có thể là “Vẩn đề của tôi là tôi không có đủ tiền”. Tuyên bố này dẫn bộ não vào một ngõ cụt bằng cách định hướng hình ảnh và các liên tưởng về phía suy nghĩ khan hiếm tiền. Nhưng nếu nêu tình huống theo cách hoi khác một tý, dẫn đến suy nghĩ tích cực hơn bằng cách đặt câu hỏi: “Bằng cách nào tôi có thể nhận được nhiều tiền hơn?”, thì sẽ có sự thay đổi tinh tế và sâu sắc trong suy nghĩ. Sử dụng các từkhoá Một cách khác để tiếp cận việc xác định vấn đề là viết ra câu hỏi với đoạn đầu là “Bằng cách nào chúng ta có thể... ?” và đưa ra các từ khoá thay thế các từ phía sau nhằm tạo thành các câu hỏi khác nhau. Làm như vậy sẽ phối hợp tư duy. Ví dụ, đối với câu “Bằng cách nào tôi có thể nhận được nhiều tiền hơn?”, chúng ta có thể thay thế các từ “tôi”, “nhận” và “tiền” bằng những từ khác: Bằng cách nào tôị có thể xin được tiền? Bằng cách nào tôi có thể mượn được tiền? Bằng cách nào tôi có thể kiếm được tiền? Bằng cách nào tôi có thể nhận được sự giúp đỡ ? Dùng kỹ thuật năm câu hỏi tại sao Người ta thường đào sâu suy nghĩ hơn một chút khi đã thiết lập được định nghĩa vấn đề. Tuy đã xác định được nhiệm vụ một cách cụ thể và rõ ràng, nhưng có thể rất hữu ích nếu tuyên bố lại nhiệm vụ đó ở bậc trừu tượng cao hơn. Điều ngược lại cũng đúng. Nếu đã xác định các vấn đề trừu tượng, cố gắng suy nghĩ lại nó ở một mức độ cụ thể hơn. Làm như vậy thường có thể mang lại những hiểu biết bất 204 ngờ, và phát hiện các giải pháp không bị nghi ngờ. Để làm được điều này người ta có thể sử dụng kỹ thuật Năm câu hỏi tại sao. Hãy đưa định nghĩa vấn đề ra và hỏi “Tại sao tôi muốn nóV. Trả lời câu hỏi này rồi hỏi lại câu hỏi vừa rồi. Thực hiện hỏi năm lần. Kết quả sẽ là bản chất cô đọng cùa vấn đề đang được tìm kiếm ở một mức độ trừu tượng hơn về ý nghĩa, một quan điểm cao hơn mà từ đó nhiều giải pháp tiềm năng hơn có thể được tạo ra từ định nghĩa vấn đề ban đầu. Thuật ngữ Năm câu hỏi tại sao là thuật ngữ mang tính tượng trưng. Có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn năm câu hỏi để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. Bước 4: Tìm kiếm ý tưởng Trong bước này, chọn ra một hoặc nhiều ý tưởng từ các ý tưởng được đánh giá có tiềm năng lớn nhất, hoặc thiết lập các ý tưởng để thực hiện hành động. Đầu ra của bước này là một danh sách các giải pháp tiềm năng mà có vẻ đầy hứa hẹn. Lưu ý là tránh xu hướng đánh giá các ý tưởng giải pháp quá sớm. Giai đoạn này sử dụng các kỹ thuật tư duy sáng tạo khác nhau để tìm kiếm ý tưởng. Một số công cụ thường sử dụng là: Ma trận (Matrix). Thế giới song song (Parallel Worlds). Bản đồ tư duy (Mind Mapping). Mô hình chồng lấp ước muốn nhu cầu mong muốn (DesiresNeedsWants Overlap Model). “Bằng cách nào tôi có thể sử dụng công nghệ mới?” (How can I use new technology). Bước 5: Đánh gỉá ý tưởng Thực chất của giai đoạn này là tìm kiếm giải pháp, bao gồm ba bước như sau: Xây dựng các tiêu chí cho các ý tưởng đã được liệt kê. Đánh giá các ý tưởng (dùng ma trận đánh giá). Chọn một hoặc nhiều ý tưởng tốt nhất. Đầu tiên, hãy cố gắng tăng cường và cải thiện những ý tưởng tốt nhất đã được tạo ra. Ý tưởng ảnh hưởng đến chi phí, thời gian, độ tin cậy, chất lượng, tinh 205 thần, tính hợp pháp, an toàn, thực tiễn, tính khả thi, kịp thời và dễ thực hiện. Do đó, cần đưa ra các tiêu chí để xem xét, đánh giá các ý tưởng. Lựa chọn tiêu chí bằng cách tập trung suy nghĩ, xem xét các tiêu chí quan trọng nhất. Bộ tiêu chí này sẽ được sử dụng để xác định giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Áp dụng bộ tiêu chí đó cho các ý tưởng tốt nhất và quyết định những ý tưởng có nhiều khả năng giải quyết vấn đề đã được xác định. Ý tưởng tốt nhất cần phải đáp ứng tiêu chí làm cho nó có thể hoạt động trước khi nó trở thành giải pháp. Một ý tưởng sáng tạo không thực sự hữu ích nếu nó không được thực hiện. Có thể sử dụng thang điểm 10 để đánh giá các ý tưởng. Các tiêu chí có thể là: Nó sẽ được thực thi? Nó có hợp pháp? Có sẵn vật liệu và công nghệ để áp dụng? Chi phí có thể được chấp nhận? Công chúng sẽ chấp nhận nó? Các quản trị viên cao cấp sẽ chấp nhận nó? Bước 6: Thực hiện ý tưởng Đây là giai đoạn lập kế hoạch hành động. Người giải quyết vấn đề phải biến những ý tưởng thành hiện thực, làm những vấn đề riêng tư trở thành công khai, chuyển từ vô hình thành vật chất, và chuyển đổi từ suy nghĩ đến hành động. Trong bước này, người giải quyết vấn đề phải xây dựng kế hoạch hành động, trong đó chứa các bước cụ thể cần thực hiện và thời gian thực hiện chúng. Ngoài ra, bản kế hoạch còn có các thông tin như người chịu trách nhiệm thực hiện các bước, kế hoạch kiểm tra và nguồn lực có sẵn để thực hiện ý tưởng. 5.4. KỸ THUẬT, CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5.4.1. Các nhóm kỹ thuật, công cụ và phương pháp giải quyết vấn đề CÓ nhiều nhóm kỹ thuật, công cụ và phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau. Tùy theo loại vấn đề và mục tiêu mà người giải quyết vấn đề sử dụng các công cụ, phương pháp hoặc kỹ thuật khác nhau để tiến hành giải quyết vấn đề. Các kỹ thuật, công cụ và phương pháp giải quyết vấn đề được chia thành các nhóm như 206 sau 11 : a. Nhóm các công cụ thu thập ý tưởng và sắp xếp dữ liệu 1. Sáu chiếc mũ tư duy. 2. Lập biểu đồ tư duy. 3. SCAMPER. 4. TRIZ. 5. K.T (KEPNER TREGOE). 6. Phân nhóm mối quan hệ. 7. Động não. 8. Biểu đồ nhân quả. 9. Danh sách kiểm tra. 10. Mầu thu thập dữ liệu. 11. Khảo sát. 12. Phiếu kiểm tra. 13. Ngội nhà chất lượng. b. Nhóm công cụ hiển thị và phân tích dữ liệu 1. Biểu đồ thanh và Đồ thị dòng. 2. Phân tích so sánh. 3. Sơ đồ tập trung. 4. Chi phí chất lượng. 5. Tính toán DPMO. 6. Phân tích lỗi. 7. Năm câu hỏi tại sao. 8. Biểu đồ tần suất. 9. Biểu đồ Pareto. 10. Biểu đồ hình tròn. 11. Biểu đồ xu hướng, quá trình. 12. Biểu đồ phân tán. 13. Phân tích biểu đồ theo thời gian, c. Nhóm công cụ, kỹ thuật ra quyết định 207 1. Nhu cầu và mong muốn. 2. Kỹ thuật nhóm danh định. 3. Bầu chọn và xếp hạng. 4. xếp hạng cưỡng bức. 5. Phân tích trường lực. 6. Phân tích tài chính. 7. Cây quyết định. d. Nhóm công cụ cải tiến chung 1. Phân tích kết quả và phương thức thất bại. 2. Kiểm chứng sai sót. e. Nhóm công cụ lập biểu đồ quá trình 1. Biểu đồ tiến trình. 2. Sơ đổ giấy nâu. 3. Sơ đồ quy trình làm việc. 4. Bản đồ tình trạng hiện hành. 5. Biểu đồ SIPOC. f. Nhóm công cụ quản lý dự án 1. Phát biểu vấn đề. 2. Bảng phân công công việc nhóm. 3. Biên bản cuộc họp. 4. Kế hoạch hoạt động. 5. BiểuđỒPERT. 6. Biểu đồ Gantt. g. Nhóm công cụ, kỹ thuật thống kê 1. Phân tích ANOVA. 2. Biểu đồ kiểm soát. 3. Đo năng lực quá trình. 4. Phân tích hồi quy. 5. Phân tích đa biến. 6. Quy hoạch thực nghiệm. 208 7. Đánh giá độ tin cậy. 8. Kiểm định ý nghĩa thống kê. 9. DMAIC. h. Nhóm các biểu mẫu gỉảỉ quyết vấn đề và danh sách kiểm tra 1. Phiếu giải quyết vấn đề 8D. 2. Phiếu giải quyết vấn đề DMAIC. 3. Phiếu phát biểu vấn đề. 4. Mầu phân công công việc nhóm. 5. Mầu biên bản cuộc họp. 6. Phiếu phân tích so sánh. 7. Bảng liệt kê hạng mục cần kiểm tra để ngăn ngừa tái diễn. Phần sau của chương này sẽ trình bày một số kỹ thuật, công cụ và phương pháp giải quyết vấn đề phổ biến được dùng trong kỹ thuật. 5.4.2. Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và đó là một trong những lý do giúp họ thành công. Tuy vậy, thông thường, họ có thể không đánh giá vấn đề từ các góc nhìn khác như cảm xúc, trực giác, sáng tạo hoặc mang tính tiêu cực. Hệ quả là đôi lúc họ bỏ qua những yếu tố có thể đưa đến sự thay đổi, không thể tạo ra những đột phá thật sự và không chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cần thiết cho những rủi ro có thể gặp. Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cách khoa học có thể sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa trên trực giác của họ. Khi đánh giá một vấn đề bằng phương pháp Sáu chiếc mũ tư duy thì vấn đề đó có thể được giải quyết dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau. Người đánh giá sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định. Phương pháp này được Edward de Bono giới thiệu trong cuốn 6 Thirìkỉng Hats. Hãy lần lượt “đội” sáu chiếc mũ để đánh giá vẩn đề. Mỗi lần đội mũ tức là người đánh giá lại chuyển sang một cách tư duy mới. 1. Mữ trắng: Khi đội “Mũ trắng”, người đánh giá sẽ đánh giá vấn đề một 209 cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. 2. Mũ đỏ: Khi đội “Mũ đỏ”, người đánh giá sệ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Người đánh giá phải cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của người đánh giá. 3. Mũ đen: Khi đội “Mũ đen”, người đánh giá cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Người đánh giá phải cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp loại bỏ những điểm yểu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến. 4. Mũ vàng: Khi đội “Mũ vàng”, người đánh giá sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp người đánh giá thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của người đó mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp người đánh giá có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại. 5. Mũ xanh lá cây: “Mũ xanh lá cây” tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sỗ giúp người đánh giá tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. 6. Mũ xanh dương: Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiếm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”. 5.4.3. Lập bản đồ tư duy Bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy, giản đồ ý) được phát triển bởi Tony Buzan vào năm 1970. Đó là một sơ đồ được sử dụng để phác thảo trực quan thông tin. Đây được cho là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não người đọc rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Trên bản đồ tư duy, người ta thường dùng chữ và hình ảnh và các đường vẽ để mô tả các thông tin liên quan đến một vấn đề nào đó. Với một bản đò tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể trở thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh 210 Bản đồ tư duy có thể được sử dụng để: Giải quyết vấn đề: Khi gặp trở ngại với một vấn đề, bản đồ tư duy có thể giúp chúng ta nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với nhau. Nó cũng giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát, có thể nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Lập kế hoạch: Bản đồ tư duy giúp chúng ta sắp xếp tất cả các thông tin liên quan vào một nơi và tổ chức ná một cách thật đơn giản. Gợi nhớ: Bất cứ khi nào thông tin xuất hiện trong bộ não thì bản đồ tư duy cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay khi nó được sinh ra vào một hệ được tổ chức. Ghi chú: Khi thông tin được gợi ra, bản đồ tư duy giúp tổ chức thông tin theo một hình thức mà nó dễ dàng được xuất hiện và dễ ghi nhớ. Bản đồ tư duy có thể được sử dụng để ghi chú tất cả các thể loại như giảng bài, hội họp, phỏng vấn và đàm thoại. Sáng tạo: Bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuất hiện. Trình bày một vấn đề: Để trình bày tốt một vấn đề, chúng ta nên chuẩn bị tốt một bản đồ tư duy về một chủ đề và cách diễn đạt. Nó không chỉ giúp ta tổ chức các ý kiến hợp lý, dễ hiểu mà còn giúp ta trình bày mà không cần phải nhìn vào văn bản có sẵn. Bản đồ tư duy thường có cấu trúc cơ bản là vấn đề chính được đặt ở trung tâm mà từ đó những ý tưởng và khái niệm liên quan được thêm vào. Các ý chính được tỏa ra từ nút trung tâm. Từ các ý chính tỏa ra các ý lớn và trên các ý lớn hơn có tỏa ra các ý nhỏ hơn. Bản đồ tư duy có thể được vẽ bằng tay hoặc bằng phần mềm máy tính. Khi lập bản đồ tư duy cần lưu ý một số vấn đề sau: Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết. 211 Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra. Tạo cho nút trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh”, miêu tả được nội dung tổng quát của toàn bộ bản đồ. Tạo các nhánh toả ra từ trung tâm và các chi tiết nhánh. Đặt những từ ngữ trọng tâm vào các nhánh. Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước. Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề. Áp dụng tư duy phản biện. Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết. Đừng để bị tắc ở một nhánh nào đó. Neu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác. Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào. Nên sử dụng những nhánh cong thay vì đường thẳng vì các đường cong trông lôi cuốn và thu hút sự chú ỷ của mắt hơn. 5.4.4. Động não Động não (còn gọi là công não tấn công não tập kích não) là một kỹ thuật được Alex Faickney Osbom áp dụng để giải quyết vấn đê sáng tạo. Thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi bởi Osbom vào năm 1953 khi cuốn sách Applied Imagination được xuất bản. Osbom đã miêu tả động não như là một kỹ thuật hội ý bởi một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định. HÌNH 7.3: VIÉT CÁC Ý TƯỞNG LÊN GIẤY RỒI DÁN LÊN BẢNG KHI ĐỘNG NÃO Động não có thể được tién hành bởi một hay nhiều người, số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp tìm ra lời giải nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người. Để thực hiện động não theo nhóm, tốt nhất là dùng một tấm bảng để mọi người trong nhóm 212 viết ý tưởng của mình lên bảng, hoặc dùng các mảnh giấy nhỏ ghi ý tưởng rồi dán lên bảng (hình 7.3). Khi đó, mọi thành viên đều thấy rõ các ý tưởng đã được nêu ra. Có thể thay thế bảng bằng giấy viết nếu tiến hành cá nhân hay vài người. Ví dụ, khi học tiếng Anh, để viết một bài luận về công việc hàng ngày thì có thể viết các từ hoặc cụm từ vào một tờ giấy như trên hình 7.4. Ngày nay, người ta có thể tiến hành động não thông qua Internet. HÌNH 7.4: ĐỘNG NÃO ĐẺ VIẾT MỘT BÀI LUẬN TIẾNG ANH VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY Quá trình thực hiện động não có một số yêu cầu sau: Định nghĩa vấn đề: Phải định nghĩa vấn đề cần giải quyết thật rõ ràng, phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu. Đây là bước đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải. Tập trung vào vấn đề: Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm chệch hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này, người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết. Những ý kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau, không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra bảng hoặc giấy cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào. Khi tập kích não, hãy viết ra tất cả những ý tưởng có trong đầu mà chúng ta nghĩ là nó có liên quan đến vấn đề. Đừng bao giờ cho rằng “ý tưởng này là ý tưởng tồi”. Khi động não, mọi ý tưởng đều là ý tưởng tốt. Không được phép đưa ra bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc tập kích não. Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên ừong nhóm phải cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, quan điểm của mình. Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề, kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo. Thực hiện động não cá nhân có thuận lợi về mặt riêng tư. Đôi khi, có những vấn đề mang tính riêng tư hoặc chuyên môn sâu thì chúng ta không muốn chia sẻ nó 213 cho nhóm. Một số nghiên cứu cho thấy, các cá nhân có thể tạo ra nhiều ý tưởng bằng cách tự làm việc. Tự thân một người có thể theo đuổi một ý tưởng mà ban đầu nó có vẻ “điên rồ” và tiếp tục suy nghĩ về ý tưởng này cho đến khi nó trở nên có lý. Điều này gần như không thể đối với một nhóm 7. Khi động não một mình, hãy chọn một nơi không bị ai làm xao lãng hay ngắt quãng. Bắt đầu viết ra ý tưởng đầu tiên, sau đó tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Dĩ nhiên, đừng đánh giá các ý tưởng, chỉ tiếp tục viết các ý tường nảy sinh trong đầu. Mục tiêu của động não theo nhóm cũng như động não cá nhân. Thực hiện động não theo nhóm có một số ưu điểm. Trước hết, đơn giản là vì nhiều người thì sẽ có các cái nhìn khác nhau về một vấn đề và mang lại những quan điểm mới mẻ. Khi việc động não được thực hiện đúng, những quan điểm khác nhau sỗ kích hoạt các ý tưởng mà chúng không thể đến khi thực hiện theo cá nhân. Một ưu điểm khác của động não theo nhóm là nó thu hút tâm trí của những người khác vào đầu quá trình giải quyết vấn đề. Động não có thể được thực hiện với nhóm có kích cỡ khác nhau. Các chuyên gia cho rằng, tốt nhất là thực hiện động não với nhóm từ 6 12 người (kể cả cáẹ chuyên gia và người chưa có kinh nghiệm). Cũng có thể thực hiện với các nhóm nhỏ hơn nhưng kém hiệu quả hơn. Nhóm lớn hơn 12 người trở nên khó điểu khiển và một số thành viên trong nhóm sẽ không có cảm giác được tham gia. Nếu cần động não với nhóm lớn hơn, hãy chia nó thành các tổ nhỏ hơn và sau đó triệu tập lại khi các nhóm đã có các ý tưởng riêng. Đê điều khiển một phiên động não theo nhóm hiệu quả, cần phải tuân theo tiến trình sau: 1. Lựa chọn một người lãnh đạo nhóm để ghi lại các ý tưởng và giữ nhóm tập trung. Người này cũng có trách nhiệm đảm bảo nhóm tuân theo các quy tắc tập kích não. Cũng có thể cử một người thư ký giúp ghi lại tất cả ý kiến. 2. Xác định vấn đề. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu. 3. Thiết lập các quy tắc cho phiên tập kích não. Chúng có thể bao gồm: Người lãnh đạo nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc. 214 Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phể bình hay thêm bớt vào ý kiến đã nểu ra, hay giải đáp của thành viên khác. Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại, đều sẽ được thu thập ghi lại. Cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ. Hoạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ. 4. Bắt đầu động não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ý tưởng. Lãnh đạo nhóm hoặc thư ký (nếu có) viết ra tất cả các ý tưởng đã được nêu ra. Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ ý tưởng nào cho đến khi chấm dứt phiên tập kích não. 5. Sau khi kết thúc tập kích não, hãy lược lại tất cả các ý tưởng đã đưa ra và bắt đầu đánh giá chúng. Một số thao tác với các ý tưởng đã nêu ra như sau: Loại ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại. Góp các ý tưởng tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí. Xóa bỏ những ý tưởng hoàn toàn không thích hợp. Sau khi đã cô lập được danh sách các ý tưởng, hãy bàn thêm về câu trả lời chung. 5.4.5. Biểu đồ nhân quả Biểu đồ nhân quả (còn được gọi là biểu đồ xương cá hay biểu đồ Ishikavva) là một kỹ thuật dùng để trình bày các nguyên nhân của một sự kiện cụ thể. Biểu đồ này được giáo sư Kaoru Ishikawa (Nhật Bản) chính thức đưa ra vào năm 1968. Người ta thường dùng biểu đồ này trong thiết kế sản phẩm và trong kiểm tra chất lượng, để xác định các yếu tổ tiềm năng gây ra một hiệu quả tổng thể. Biểu đồ nhân quả là sự kết hợp của quá trình phân tích với sự sáng tạo của động não để xem xét tất cả các tình huống có thể xảy ra đối với một vấn đề. HÌNH 7.5: BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ Trên hình 7.5 là dạng tổng quát của biểu đồ nhân quả. Nó có cấu trúc như sau: Xương trung tâm: Thể hiện kết quả, tức vấn đề đặt ra cần phân tích, tìm 215 hiểu. Xương chính và phụ: Thể hiện các nguyên nhân. Các nguyên nhân được phân thành các nhóm khác nhau và có thể nhận được từ các phiên tập kích não. Các nhóm này sau đó có thể được gắn nhãn như là các thể loại của xương chính. Các nguyên nhân có thể được truy đến nguyên nhân gốc rễ bằng kỹ thuật Năm câu hỏi tại sao. Các thể loại điển hình là: 6M (dùng trong công nghiệp chế tạo): Man Con người, Machine Máy móc, Method Phương pháp, Material Nguyên vật liệu, Measurement Đo lường, Milieu Mother Nature Môi trường. 7P (dùng trong cộng nghiệp marketing): People Con người, Process Quá trình, Place Địa điểm, Product Sản phẩm, Price Giá cả, Promotion Quảng cáo, Physical Evidence Chứng cứ vật ctíất. 5S (dùng trong công nghiệp dịch vụ): Surroundings Môi trường xung quanh, Suppliers Nhà cung cấp, Systems Hệ thống, Skills Kỹ năng, Safety An toàn. 5W: Where Ở đâu, What Cái gì, When Khi nào, Who Ai, Why Tại sao. Kỹ thuật dùng biểu đồ nhân quả thường được sử dụng trong một tình huống làm việc nhóm, nhưng cũng có thể được sử dụng hiệu quả bởi một cá nhân. Các bước xây dựng sơ đồ nhân quả bao gồm như sau: Bước 1. Đặt tên của vấn đề trong một ô hình chữ nhật bên phải tận cùng của sơ đồ và vẽ một đường nằm ngang trỏ vào ô này để làm xương trung tâm. Giả sử vấn đề ở đây là thời gian chết của máy tính. HÌNH 7.6: ĐẶT TÊN VẤN ĐỀ VÀ VẼ XƯƠNG TRUNG TÂM Bước 2. Định danh các thể loại chính của nguyên nhân chính rồi đặt chúng trong các ô hình chữ nhật ở trên và dưới xương trung tâm, cách xương trung tâm một đoạn nhất định. Sau đó, vẽ các đường nghiêng nối các ô này với xương trung tâm. Giả sử các thể loại chính liên quan đến thời gian chết của máy tính là phần mềm, phần cứng, người dùng và môi trường (hình 7.7). HÌNH 7.7: ĐỊNH DANH CÁC THẺ LOẠI CHÍNH 216 Bước 3. Trên mỗi nhánh xương chính, định danhcác yếu tố cụ thể khác, có thể là nguyên nhân của vấn đề. Thực hiện động não để đưa ra càng nhiều nguyên nhân càng tốt và gắn chúng vào một nhánh con trên nhánh chính. Trên hình 7.8 là ví dụ biểu đồ xương cá của bước này về trường hợp thời gian chết của máy tính. HÌNH 7.8: BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ CỦA TRƯỜNG HỢP VỀ THỜI GIAN CHẾT CỦA MÁY TÍNH Bước 4. Tiếp tục thực hiện như bước 3 cho các nhánh con để chi tiết hoá các nhánh con. Thực hiện như thế cho đến khi biểu đồ nhân quả bộc lộ đầy đủ các nguyên nhân gây nên vấn đề đã nêu. Bước 5. Phân tích biểu đồ. Sau khi xây dựng xong biểu đồ thì tiến hành phân tích nó. Mục đích của việc phân tích là: Giúp hình dung xuyên suốt những nguyên nhân của một vấn đề, có thể bao gồm cả những nguyên nhân gốc rễ mà không phải chỉ là các hiện tượng. Cung cấp cấu trúc cho nỗ lực xác định các nguyên nhân. Gợi mở các hiện tượng vượt ra ngoài giới hạn để giúp phát hiện các nguyên nhân gốc rễ tiềm tàng. Khi phân tích một biểu đồ nhân quả, cần kiểm ưa sự hoàn thành hay tính đầy đủ của biểu đồ. Hãy xem xét tính cân bằng của biểu đồ, kiểm tea để so sánh các cấp độ của các thể loại. Nếu một thể loại chính chỉ có vài nguyên nhân cụ thể thì có thể phải tìm thêm các nguyên nhân khác. Nếu một số nhánh chính chỉ có vài nhánh nhỏ thì có thể kết hợp chúng lại với nhau thành một thể loại riêng. Thông thường, mỗi một nhánh chính của biểu đồ phải được thêm vào ít nhất từ 3 đến 4 nhánh nhỏ. Nếu trên biểu đồ có các nguyên nhân lặp lại thì chúng có thể đại diện cho các nguyên nhân gốc rễ. Khi đã xác định những nguyên nhân được xem là then chốt nhất cho việc điều tra tiếp theo thì đánh dấu các nguyên nhân đó lại. Kinh nghiệm và kỹ năng của các thành viên trong nhóm có vai trò rất quan trọng cho việc kiểm tra các yếu tố. Tuy nhiên, rất nguy hiểm nếu đưa ra những quyết định có tầm quan trọng thông qua sự nhận thức chủ quan hoặc mang tính cảm giác. Do đó, việc xác định tầm quan trọng cho các yếu tố phải được thực hiện bằng 217 cách sử dụng các dữ liệu khách quan, bao gồm cả tính khoa học và logic. Khi mối quan hệ giữa nguyên nhân gốc rễ và kết quả đã được xác định, để hiểu được độ mạnh của mối quan hệ nhân quả này, cần phải sừ dụng các số liệu khách quan. Khi đó, đặc tính và các yếu tố có tính nguyên nhân cần được đo lường. Nếu không thể đo lường chúng, cần cố gắng làm chúng có thể đo lường được hoặc tìm những đặc tính thay thế phù hợp. 5.4.6. Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function Deployment QFD) Tiến sỹ Yoji Akao, người đầu tiên phát triển QFD tại Nhật Bản vào năm 1966, mô tả triển khai chức năng chất lượng là phương pháp chuyển các yêu cầu của người sử dụng thành chất lượng thiết kế, triển khai các chức năng hình thành chất lượng và triển khai các phương pháp để đạt được chất lượng thiết kế vào các hệ thống con và các chi tiết linh kiện, và cuối cùng là các yếu tố cụ thể của quá trình sản xuất. QFD được triển khai ở Nhật vào giữa thập niên 1970 và được sử dụng ở Mỹ vào cuối thập niên 1980. Bằng cách sử dụng phương pháp này, Toyota đã giảm được hơn 60% chi phí khi tung ra thị trường một kiểu xe mới và thời gian phát triển sản phẩm giảm 33%. QFD được thiết kế để giúp các nhà thiết kế tập trung vào các đặc tính của một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm hiện có hoặc dịch vụ từ quan điểm cùa phân khúc thị trường, công ty, hoặc nhu cầu phát triển công nghệ. Kỹ thuật này tạo ra các biểu đồ và ma trận. QFD giúp biến đổi nhu cầu của khách hàng thành các đặc tính kỹ thuật (và các phương pháp thử nghiệm thích hợp) cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, ưu tiên mỗi đặc tính sản phẩm hoặc dịch vụ trong khi đồng thời thiết lập các mục tiêu phát triển cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Cũng có thể nói, QFD là công cụ được dùng để liên kết các yêu cầu cùa khách hàng (lợi ích) với yều hi kỹ thuật (tính năng) sản phẩm; giúp ưu tiên hành động cần thiết, nhằm ấp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như xác định sự tượng tác giữa các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng. ; Dựa trên QFD người ta đã phát triến một số kỹ thuật và công cụ khác như: Ngôi nhà chất lượng (House of Quality). Phương pháp ma trận quyết định (Decision Matrix Method). 218 Triển khai chức năng theo mô đun (Modular Function Deployment). Hình 7.9 trình bày biểu đồ ngôi nhà chất lượng QFD. Trình tự các bước để hoàn thành biểu đồ này như sau 3, 9: HÌNH 7.9 BIỂU ĐỒ NGÔI NHÀ CHẨT LƯỢNG QFD (nguồn: 3) Vùng 1 Vùng này để nhập các yêu cầu của khách hàng, được sắp xếp với mức độ quan trọng từ 1 đến 9 (9 là quan trọng nhất). Để có được các yêu cầu này, trước đó cần phải xác định các yêu cầu của khách hàng. Những người thiết kế phải gặp khách hàng để phỏng vấn và phải thảo luận với nhau để phát triển cây mục tiêu. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu thị trường, phân tích chức năng, và các phương pháp hiệu suất đặc điểm kỹ thuật cũng giúp ích trong nỗ lực xác định yêu cầu khách hàng. Vùng 2 Vùng này để liệt kê các thông số kỹ thuật của sản phẩm theo các cột. Các đặc tính kỹ thuật từ những yêu cầu của khách hàng được phát biểu thành bài toán thiết kế dưới dạng các thông số kỹ thuật có thể đánh giá được và có các giá trị giới hạn cụ thể. Đối với các yêu cầu khách hàng mang tính trừu tượng, khó đo lường được, cần phải biên dịch thành các thông số có đơn vị để có thể lượng hoá được. Điều quan trọng ở đây là cổ gắng tìm ra càng nhiều càng tốt các thông số kỹ thuật có thể lượng hóa được yêu cầu của khách hàng. Vùng 3 Đây là phần trọng tâm của ngôi nhà chất lượng. Vùng này là một ma trận ô, được gọi là ma trận mối quan hệ. Mỗi ô cho biết mỗi thông số kỹ thuật có liên quan đến các yêu cầu của khách hàng như thế nào. Mỗi ô thông số kỹ thuật có thể là chỉ số do nhiều yêu cầu của khách hàng. Độ bền vững của mối tương quan này có thể thay đổi, được số hóa thông qua các giá trị sau: 9 có quan hệ chặt chẽ mạnh. 3 có quan hệ vừa phải. 1 có quan hệ kém yếu. ô trống hoàn toàn không có quan hệ nào cả. Vùng 4 219 Các thông số kỹ thuật có thể có mối quan hệ lẫn nhau. Ví dụ, một động cơ mạnh có thể là một động cơ hạng nặng. Sự tương tác giữa các thông số kỹ thuật được thể hiện trong ma trận trên mái của ngôi nhà, đó là vùng 4. Ma trận này chỉ ra rằng, khi ta tiến hành công việc, để đáp ứng một thông số kỹ thuật nào đó, có thể ta cũng gây một ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến thông số kỹ thuật khác. Tương tự như ứên, dùng các hệ số tương quan 9, 3,1 và ô trống để kí hiệu cho các mức liên hệ chặt chẽ, vừa, kém và không có mối liên hệ. Thêm vào đó, người ta còn dùng dấu để biểu thị xung đột và được đặt vào ô tương ứng với các thông số kỹ thuật có xung đột với nhau. Cũng có thể dùng các ký hiệu ++, +, , hoặc các dạng ký hiệu khác thay vì dùng các hệ số tương quan. Vùng 5 Vùng này mô tả các giá trị mục tiêu cho các thông số kỹ thuật để cải tiến so với các đối thủ cạnh tranh. Phân tích thị trường có thể quan trọng ở giai đoạn này để xác định các giới hạn của thị trường. Vùng 6 Xác định hệ số tầm quan trọng tuyệt đối của các thông số kỹ thuật được đo so với các yêu cầu ưu tiên. Điều này đạt được bằng cách nhân mỗi hệ số tương quan của thông số kỹ thuật với hệ số tầm quan trọng của yêu cầu khách hàng tương ứng và cộng thêm các cột tương ứng để có hệ số đánh giá tầm quan trọng tuyệt đối cho các thông số kỹ thuật đó. Vùng 7 Xác định hệ số tầm quan trọng tương đối và những giá trị này là hệ số tầm quan trọng tuyệt đối được làm đối trọng để so sánh tương đối với nhau, ở đây, hệ số tuyệt đối cao nhất trở thành giá trị đối sánh và được gán hệ số tầm quan trọng tương đối là 9. Tất cả các thông số kỹ thuật khác sau đó được so sánh với giá trị này. Như vậy, các thông số kỹ thuật có hệ số tuyệt đối cao nhất phải được quan tâm đặc biệt vì các giá trị này sẽ có hiệu quả cao nhất trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. 220 Trên hình 7.10 là một sơ đồ QFD đơn giản với 4 yêu cầu của khách hàng là an toàn, tin cậy, giá thấp và diện mạo dễ coi. Giả sử rằng các yêu cầu này suy ra năm thông số kỹ thuật, và chúng được ánh xạ trong các cột như thể hiện trong biểu đồ. Việc tính toán hệ số tầm quan trọng tuyệt đối của thông số kỹ thuật 1 là: (1 X 9) + (1 X 7) + (9 X 2) + (3 X 5) = 75. Tương tự, hệ số tầm quan trọng tuyệt đổi của các thông số kỹ thuật 2, 3, 4, và 5 lần lượt là 81,45, 27 và 21 Thoạt nhìn, thông số kỹ thuật 1 có vẻ là thông số quan trọng nhất vì nó có ảnh hưởng đến tất cả 4 yêu cầu. Thông số kỹ thuật 2 tuy chỉ có liên quan đến một yêu cầu nhưng hệ số tầm quan trọng tuyệt đối là 81 và nó trở thành thông sổ quan trọng cần tập trung vào, theo sau đó là thông số kỹ thuật 1. Thông số kỹ thuật 4 là thông số ít quan trọng nhất, nó chỉ tập trung vào yêu cầu về giá thấp và dễ nhìn, không có mối quan hệ với yêu cầu về an toàn hoặc độ tin cậy của sản phẩm. Vì thông số kỹ thuật 2 có hệ số tầm quan trọng tuyệt đối cao nhất nên nó trở thành hệ số quan trọng tương đối và tất cả các thông số kỹ thuật khác sẽ được xem xét trọng số so với nó. Hệ số quan trọng tương đối của thông số 2 được tính: (7581) X 9 = 8 (có làm tròn số). HÌNH 7.10: BIỂU ĐỒ QFD ĐƠN GIẢN (nguồn: 3) Vùng 8 Giá trị chuẩn đối sánh của từng yêu cầu được đo với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Mục tiêu ở đây là để xác định cảm nhận của khách hàng về khả năng của sản phẩm cạnh tranh để đáp ứng từng yêu cầu. Thông thường, khách hàng thực hiện đánh giá sản phẩm bằng cách so sánh nố với các sản phẩm khác. Bước này rất quan trọng vì nó cho thấy cơ hội cải tiến sản phẩm. Kết quả phân tích thị trường đống một vai trò quan trọng trong ;c này. Trong nhiều trường hợp, sinh viên không tiến hành phân tích thị ờng rộng rãi thì sẽ thấy nó khó khăn để hoàn thành bước này một cách ‘nh xác. Trên hình 7.11 là ví dụ ngôi nhà chất lượng khi thiết kế cải tiến hộp đĩa D 5.4.7. Biểu đồ tần suất 221 5.4.8. Biểu đồ Pareto 5.4.9. Kỹ thuật nhóm danh định 5.4.10.Biểu đồ tiến trình 5.4.11.Biểu đồ Gantt TÓM TẮT Chương này trình bày một số vấn đề cơ bản về giải quyết vấn đề trong kỹ thuật. Ngoài những khái niệm cơ bản về vấn đề và giải quyết vấn đề, quy trình giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua sáu bước, nội dung chương tập trung vào việc hướng dẫn thực hiện một số kỹ thuật, công cụ và phương pháp cơ bản thường dùng để giải quyết vấn đề trong kỹ thuật như thu thập ý tưởng và sắp xếp dữ liệu, hiển thị và phân tích dữ liệu, ra quyết định, biểu đồ quá trình và quản lí dự án. Đây là những kiến thức nền tảng giúp sinh viên thực hiện giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và vận dụng vào thực tế công việc sau này. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 5.1. Vấn đề là gì? Hãy phân loại vấn đề? 5.2. Thế nào là giải quyết vấn đề? 5.3. Trình bày quy trình chung để giải quyết vấn đề. 5.4. Người kỹ sư cần trang bị những kỹ năng gì để thực hiện giải quyết vấn đề? 5.5. Hãy nêu nội dung các bước của phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo 6 bước. 5.6. Kỹ thuật “Năm câu hỏi tại sao” được sử dụng để làm gì? 5.7. Người kỹ sư cần trang bị những kỹ thuật, công cụ và phương pháp gì để thực hiện giải quyết vấn đề? 5.8. Phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy” được dùng để làm gì khi thực hiện giải quyết vấn đề? 5.9. Hãy nêu ứng dụng của phương pháp lập bản đồ tư duy. 5.10. Động não là gì? Trình bày các yêu cầu của phương pháp tập kích não. 5.11. Trình bày tiến trình thực hiện một phiên tập kích não. 5.12. Biểu đồ nhân quả là gì? Ứng dụng của biểu đồ nhân quả? 222 5.13. Trình bày các bước xây dựng biểu đồ nhân quả. 5.14. Triển khai chức năng chất lượng là gì? 5.15. Biểu đồ tần suất là gì? Ứng dụng của biểu đồ tần suất? 5.16. Biểu đồ Pareto là gì? Ứng dụng của biểu đồ Pareto? 5.17. Kỹ thuật nhóm danh định là gì và nó được sử dụng khi nào? 5.18. Hãy nêu ứng dụng của biểu đồ tiến trình. 5.19. Trình bày ưu điểm và hạn chế của biểu đồ Gantt. 5.20. Trình bày các bước cơ bản để xây dựng biểu đồ Gantt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Oakes, W.C., Leone, L.L., Gunn, C.J., Engineering Your Future A Comprehensive Introduction to Engineering, Great Lakes Press, 2011. 2. Haik Y., Shahin T., Engineering Design Process, Cengage Learning, 2011. 3. Mantha s., Sivaramakrishna M., Handbook on Problemsolving Skills, Centre for good Gorverment, 2001. 4. Mital A., Kilbom A., Kumar S., Ergonomics Guidelines and Problem Solving, ELSEVIER SCIENCE Ltd., 2000. 5. Watanabe K., Người thông minh giải quyết vấn đề như thể nào?, Nhà xuất bản Trẻ, 2012. 6. VanGundy A.B., 101 activities for Teaching Creativity and Problem Solving, John Wiley Sons, Inc., 2005. 223 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN NHẬP MÔN NGÀNH KỸ THUẬT 6.1. GIỚI THIỆU Giáo dục kỹ thuật hiện nay đang gặp một loạt thách thức như: công nghệ mới và công nghệ cao đang bùng nổ ngày qua ngày, làm rút ngắn thời gian thương mại hóa; công việc nghiên cứu và tạo ra tri thức mới đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết; trường đại học, các lĩnh vực công nghiệp và chính phủ cần liên kết chặt chẽ với nhau; các ngành học đang thâm nhập vào nhau và chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ; làm thể nào để đào tạo ra những nhà kỹ thuật tài năng đang là vấn đề nóng trên thế giới. Để giải quyết các vấn đề và vượt qua những thách thức nêu trên chính là phương pháp luận hay còn gọi là tiếp cận CDIO: Conceive (Hình thành ý tưởng), Design (Thiết kế), Implement (Thực hiện), Operate (Vận hành). 6.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN Trong đồ án nhập môn ngành kỹ thuật này người học sẽ trải nghiệm quá trình tư duy, hành động và sử dụng sản phẩm từ tư duy của chính mình theo tiếp cận CDIO. Người học sẽ được trải nghiệm về kỹ năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành một sản phẩm của đồ án môn học nhập môn ngành kỹ thuật dựa trên môi trường làm việc nhóm hiện đại cũng như thực hiện các kỹ năng giao tiếp kỹ thuật đơn giản. Qua đồ án này, người học sẽ cảm nhận được cảm hứng, khát khao học hỏi và hành động; nhiệt tình và say mê; sự tập trung trong học tập; tư duy sáng tạo và đổi mới; cảm thấy yêu thích thực sự ngành nghề kỹ thuật đã chọn để theo học, hình thành động cơ học tập đúng đắn, xây dựng cho mình mục tiêu và những mơ ước nghề nghiệp. 6.3. CHUẨN ĐẦU RA CỦA ĐỒ ÁN MỤC TIÊU (Gx.x) MÔ TẢ CHUẨN ĐẦU RA MỨC ĐỘ GIẢNG DẠY (I,T,U) G1.5 Cảm thấy thú vị, phấn khởi và yêu thích ngành nghề kỹ thuật I G7.1 Nêu được các đặc điểm của quá trình thiết kế kỹ thuật T, U G7.2 Biết được các bước thiết kế T, U 224 MỤC TIÊU (Gx.x) MÔ TẢ CHUẨN ĐẦU RA MỨC ĐỘ GIẢNG DẠY (I,T,U) G7.3 Sử dụng được công cụ hỗ trợ để thể hiện các ý tưởng thiết kế T, U 6.4. NỘI DUNG ĐỒ ÁN Đồ án được giao cho từng nhóm sinh viên nhằm mục đích giải quyết một số vấn đề cơ bản trong kỹ thuật theo các định hướng nhóm ngành: + Nhóm ngành: Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; + Nhóm ngành: Công nghệ thông tin; + Nhóm ngành: Kỹ thuật hóa học; Công nghệ thực phẩm; + Nhóm ngành: Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; Sinh viên làm việc nhóm, thiết kế, chế tạo và vận hành mô hình hoặc mô phỏng, viết báo cáo, trình bày trên lớp theo sự hướng dẫn của giảng viên. Thời gian thực hiện đồ án: từ tuần thứ 06 đến tuần 15 (theo kế hoạch thời gian đào tạo của Nhà trường). 6.4.1. Hướng dẫn cho phần thuyết trình a

CHƯƠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIỚI THIỆU Là sinh viên, kỹ sư, cử nhân, bác sĩ, hay nhà quản lý, hàng ngày phải tiếp cận xử lý vấn đề cơng việc, gia đình ngồi xã hội Chúng ta thấy mệt mỏi bị căng thẳng phải gặp vấn đề lặp lặp lại, từ vụ việc đơn giản đến phức tạp Tình khẩn trương khiến đưa định thiếu sáng suốt Để vượt qua hoàn cảnh thế, cần dùng đến kỹ giải vấn đề Kỹ giải vấn đề kỹ cần thiết học tập làm việc, lẽ sống chuỗi vấn đề địi hỏi phải giải mà khơng vấn đề giống vấn đề khơng có công thức chung để giải vấn đề Điều quan trọng phải tự trang bị cho hành trang cần thiết để vấn đề nảy sinh vận dụng kỹ sẵn có để giải vấn đề cách hiệu Chương trình bày số vấn đề giải vấn đề kỹ thuật MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Chương cung cấp giúp sinh viên: - Những khái niệm vấn đề giải vấn đề kỹ thuật - Quy trình giải vấn đề sáng tạo thông qua sáu bước - Một số kỹ thuật, công cụ phương pháp thường dùng để giải vấn đề kỹ thuật thu thập ý tưởng xếp liệu, hiển thị phân tích liệu, định, biểu đồ trình quản lý dự án 5.1 KHÁI NIỆM VỀ VẤN ĐỀ, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5.1.1 Vấn đề Một Vấn đề tình huống, có số lượng khơng có số lượng, mà cá nhân nhóm người yêu cầu phải giải quyết, vấn đề hội để cải thiện, khác biệt tình trạng tình trạng mong muốn, kết việc nhìn nhận việc khơng hồn thiện tin tưởng vào 196 khả có tương lai tốt đẹp Vấn đề phân loại sau: Phân loại theo độ khó giải vấn đề - Vấn đề đơn giản - Vấn đề phức tạp Vấn đề đơn giản vấn đề xác định rõ ràng, có tính lặp lặp lại có nguyên nhân nhất, nguyên nhân có giải pháp đánh giá hồn tồn ảnh hưởng vấn đề Vẩn đề phức tạp vấn đề không xác định rõ ràng, có tính độc nhất, khơng bình thường lạ, có nhiều nguyên nhân gây đồng thời giải pháp giải vấn đề thay đổi, ảnh hưởng vượt phạm vi vấn đề Phân loại theo dạng vấn đề - Vấn đề nghiên cứu; - Vấn đề kién thức; - Vấn đề sai sót, lỗi; - Vấn đề tốn học; - Vấn đề nguồn lực: tài chính, tiền bạc, người, thời gian ; - Vấn đề xã hội; - Vấn đề thiết kế 51.2 Giải vấn đề Giải vấn đề trình, hoạt động, qua giá trị tốt xác định cho đó, phụ thuộc vào tập hợp điều kiện Nó phương tiện mà qua đó, cá nhân sử dụng kién thức, kỹ hiểu biết để đáp ứng yêu cầu tình khơng quen thuộc Giải vấn đề kết hợp kinh nghiệm, kiến thức, trình nghệ thuật Khi tiến hành giải vấn đề, người ta sử dụng phương pháp có đặc điểm chung khơng theo thể thức để tìm giải pháp cho vấn đề Thuật ngữ giải vấn đề sử dụng nhiều ngành, với quan điểm khác Ví dụ, tâm lý học, giải vấn đề ám đến trạng thái ước muốn để đạt mục đích định từ điều kiện chưa đến đích 197 Trong ngành này, giải vấn đề phần kết thúc trình lớn bao gồm tìm kiếm vấn đề, định hình vấn đề kết thúc vấn đề Giải vấn đề xem trình nhận thức cấp độ cao với yêu cầu uốn nắn kiểm soát thói quen hàng ngày kỹ nâng Trong kỹ thuật, giải vấn đề sử dụng sản phẩm trình bị hỏng thất bại, cần phải thực sửa đứng nhằm ngăn chặn hư hỏng thất bại khác Giải vấn đề áp dụng cho sản phẩm trình trước hư hỏng, thất bại xảy Ví dụ, tiên đốn, phân tích làm dịu để vấn đề tiềm tàng không thực xảy Kỹ giải vấn đề kỹ cần thiết học tập làm việc, sống chuỗi vấn đề đòi hỏi cần phải giải Trong thực tế khơng có vấn đề giổng vấn đề khơng có cơng thức chung để giải vấn đề Khi gặp vấn đề, người thường có biểu lộ cảm xúc hành vi khác nhau, có người cảm thấy lo lắng, chán nản, có người muốn bng xi có người lại chấp nhận Tuy nhiên, chất sống tính có vấn đề, khơng trang bị kỹ giải vấn đề nhiều người dễ định hưóng, thất bại mối quan hệ, học tập, công việc, chí tìm đến cách giải tiêu cực để né tránh vấn đề Vì việc rèn luyện kỹ giải vấn đề điều vô cần thiết Những nội dung giải vấn đề kỹ thuật trình bày 5.2 QUY TRÌNH VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để giải vấn đề, người kỹ sư cần thực bước sau đây: Nhận diện vấn đề cần giải quyét Xác định nguyên nhân tạo vấn đề Tìm nhiều giải pháp thiết thực khả thi để giải vấn đề Ra định để lựa chọn giải pháp phù hợp giải vấn đề đặt 198 Kiên trì, tâm thực giải pháp thu kết mong muốn Đẻ thực bước theo quy trình trên, người kỹ sư cần phải có kỹ cần thiết, bao gồm: - Kỹ phân tích: Dùng kỹ thuật logic để xác định vấn đề cần phân tích, xác định mục tiêu, xác định mối quan hệ chia nhỏ vấn đề phần - Kỹ tổng họp: Dùng phương pháp luận sáng tạo để phát triển ý tường đánh giá ý tưởng phân tích có đủ ý tưởng - Kỹ định: Dùng kỹ thuật logic để so sánh ý tường lựa chọn ý tưởng tốt - Kỹ khái quát hóa: Trừu tượng hóa vấn đề cụ thể trợ giúp việc phân tích, tổng hợp định 5.3 TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong thực tế, người kỹ sư phải giải nhiều vấn đề rộng lmTvà phức tạp Những vấn đề yêu cầu phải giải vấn đề sáng tạo Giải vấn đề sáng tạo phương pháp chứng minh nhằm để tiếp cận vấn đề thử thách theo lối cách tân sáng tạo Đây công cụ giúp người xác định lại vấn đề mà họ đối mặt, nảy ý tưởng quan trọng sau thực thi ý tưởng Alex Osbom Sidney Pames thực nghiên cứu rộng rãi bước liên quan đến trình người giải vấn đề đưa mơ hình giải vấn đề sáng tạo mang tên Osbom - Pames Mơ hình bao gồm bước sau (hình 7.1): Tìm kiếm mục tiêu; Tìm kiếm liệu; Tìm kiếm vấn đề; Tìm kiếm ý tưởng; Đánh giá ý tưởng; Thực ý tưởng 199 hình 7.1: giai đoạn mơ hình giải vấn đè sáng tạo osborn parnes Bước 1: Tìm kiếm mục tiêu Ngay từ đầu, chưa có ý tưởng để áp dụng kỹ tư sáng tạo, phải đối mặt với “tình huống”, “rắc rối”, gây khó chịu Người thực bước hồn tồn khơng biết phải làm với nó, khơng chắn tình Đó tình khơng xác định Tìm kiếm lộn xộn thuật ngữ dùng để loại tình Nó khởi đầu nhận thức cần sửa chữa, định hướng cho tình Khi nhận tình lộn xộn, viết mối quan tâm, suy nghĩ thay đổi mà muốn thấy tình Hãy tự hỏi câu hỏi sau để gợi lên suy nghĩ chúng ta: Chúng ta muốn đạt gì? Chúng ta muốn có gì? Chúng ta muốn làm gì? Chúng ta muốn làm để tốt hơn? 200 Chúng ta muốn điều xảy ra? Chứng ta muốn người khác ỉàm gì? Chúng ta muốn điều để tổ chức công việc theo cách tốt hơn? Chúng ta muốn cải thiện mối quan hệ nào? Điều xảy q lâu? • Điều bị lãng phí? Tồn rào cản thắt cổ chai nào? Chứng ta muốn dành nhiều thời gian cho điều gì? Chúng ta muốn dành nhiều tiền bạc cho điều gì? Điều làm tức giận, căng thẳng hay lo lắng? Chúng ta phàn nàn điều gì? Bước liên quan đến suy nghĩ khác Vì vậy, ghi lại báo cáo vấn đề khác Bắt đầu tuyên bố với cụm từ “Bằng cách để chủng ta cỏ thể ” “Làm để chủng ta ” Đọc qua báo cáo tự hỏi vấn đề Câu trả lời phản ánh lý do, mong muốn, mối quan tâm nhu cầu Tiếp theo, sử dụng câu trả lời để tạo thêm câu vấn đề - bắt đầu với “Bằng cách để chủng ta cỏ thể ” Đầu bước tuyên bố sơ tình mà đối mặt Bản tuyên bố chứa suy nghĩ, mong muốn, tưởng tượng mà muốn thấy xảy Do đó, sở xem xét báo cáo vấn đề, chọn tuyên bố tốt mô tả vấn đề thực Đây tuyên bố mà tin cung cấp nhiều lợi ích giải Bước 2: Tim kiếm liệu Bước thực đánh giá xem xét tất liệu gắn liền với tình Ai có liên quan, liên quan, nào, đâu, quan trọng Tạo danh sách kiện thông tin, linh cảm năng, cảm xúc, nhận thức, giả định tin đồn xung quanh tình Trong bước này, tất liệu cân nhắc đưa vào để xem xét mục tiêu Đầu bước mô tả chi tiết tình 201 Khi cố danh sách tất kiện quan trọng liên quan đến tình mục tiêu mong muốn, tự hỏi số câu hỏi sau: Có liên quan? Những có liên quan? Một số ví dụ vấn đề gì? Những gây vấn đề? Nó xảy nào? Nó sỗ xảy đâu ? Làm để xảy khơng xảy ra? Tại xảy khơng xảy ra? Nó xảy không xảy nào? Sau đó, đặt câu hỏi liên quan đến kiện, giúp bổ sung điều mong muốn biết nơi tìm kiếm Mục tiêu để có tất kiến thức cần thiết cho tình xem xét, từ xác định vấn đề quan trọng Tiếp theo, sử dụng suy nghĩ khác để động não, gom tất kiện biết đến Sự kiện thiếu? Ai có câu trả lời? Bây giờ, áp dụng hội tụ suy nghĩ để xem xét chọn kiện quan trọng Khi tạo câu hỏi quan trọng, cần phải suy nghĩ nguồn liệu Xác định nguồn liệu cần tìm, liệu cần thiết để trả lời câu hỏi then chốt Ở giai đoạn này, để thuận lợi cho việc nắm bắt tham khảo qua nguồn liệu, tạo ma trận bảng liệu Bước 3: Tìm kiếm vấn đề Bước thực khám phá kiện liệu để tìm tất vấn đề thách thức cố hữu tình Điều đảm bảo tập trung vào vấn đề Đầu bước tuyên bố giải vấn đề theo kinh nghiệm Trong bước này, liệt kê ý tưởng xẹm giải pháp cho vấn đề Viết ý tưởng xảy ra, chí ý dường khơng liên quan đến vấn đề Một tun bố ngớ ngẩn đơi kích hoạt ý tưởng tuyệt vời 202 mà cuối trở thành giải pháp cho vấn đề Sau có ý tưởng, tiến hành hội tụ, phân loại ý tưởng mà dường khơng có tiềm Có thể dùng nhiều kỹ thuật khác để xác định xác định lại tuyên bố vấn đề Một số kỹ thuật thường dùng là: Sử dụng câu hỏi “Bằng cách mà ?” Động não để liệt kể danh sách tuyên bố vấn đề bắt đầu câu “Bằng cách mà ?” Điều nhắc định hướng lại suy nghĩ từ tuyên bố vấn đề tiểu cực đến tuyên bố vấn đề tích cực Ví dụ, tuyên bố vấn đề tiêu cực “Vẩn đề tơi tơi khơng có đủ tiền” Tun bố dẫn não vào ngõ cụt cách định hướng hình ảnh liên tưởng phía suy nghĩ khan tiền Nhưng nêu tình theo cách hoi khác tý, dẫn đến suy nghĩ tích cực cách đặt câu hỏi: “Bằng cách tơi nhận nhiều tiền hơn?”, có thay đổi tinh tế sâu sắc suy nghĩ Sử dụng từkhoá Một cách khác để tiếp cận việc xác định vấn đề viết câu hỏi với đoạn đầu “Bằng cách ?” đưa từ khoá thay từ phía sau nhằm tạo thành câu hỏi khác Làm phối hợp tư Ví dụ, câu “Bằng cách tơi nhận nhiều tiền hơn?”, thay từ “tôi”, “nhận” “tiền” từ khác: - Bằng cách tơị xin tiền? - Bằng cách tơi mượn tiền? - Bằng cách tơi kiếm tiền? - Bằng cách tơi nhận giúp đỡ ? Dùng kỹ thuật năm câu hỏi Người ta thường đào sâu suy nghĩ chút thiết lập định nghĩa vấn đề Tuy xác định nhiệm vụ cách cụ thể rõ ràng, hữu ích tun bố lại nhiệm vụ bậc trừu tượng cao Điều ngược lại Nếu xác định vấn đề trừu tượng, cố gắng suy nghĩ lại mức độ cụ thể Làm thường mang lại hiểu biết bất 203 ngờ, phát giải pháp không bị nghi ngờ Để làm điều người ta sử dụng kỹ thuật Năm câu hỏi Hãy đưa định nghĩa vấn đề hỏi “Tại tơi muốn nóV Trả lời câu hỏi hỏi lại câu hỏi vừa Thực hỏi năm lần Kết chất đọng cùa vấn đề tìm kiếm mức độ trừu tượng ý nghĩa, quan điểm cao mà từ nhiều giải pháp tiềm tạo từ định nghĩa vấn đề ban đầu Thuật ngữ Năm câu hỏi thuật ngữ mang tính tượng trưng Có thể cần nhiều năm câu hỏi để tìm nguyên nhân gốc rễ vấn đề Bước 4: Tìm kiếm ý tưởng Trong bước này, chọn nhiều ý tưởng từ ý tưởng đánh giá có tiềm lớn nhất, thiết lập ý tưởng để thực hành động Đầu bước danh sách giải pháp tiềm mà đầy hứa hẹn Lưu ý tránh xu hướng đánh giá ý tưởng giải pháp sớm Giai đoạn sử dụng kỹ thuật tư sáng tạo khác để tìm kiếm ý tưởng Một số cơng cụ thường sử dụng là: - Ma trận (Matrix) - Thế giới song song (Parallel Worlds) - Bản đồ tư (Mind Mapping) - Mơ hình chồng lấp ước muốn/ nhu cầu/ mong muốn (Desires/Needs/Wants Overlap Model) - “Bằng cách tơi sử dụng cơng nghệ mới?” (How can I use new technology) Bước 5: Đánh gỉá ý tưởng Thực chất giai đoạn tìm kiếm giải pháp, bao gồm ba bước sau: - Xây dựng tiêu chí cho ý tưởng liệt kê - Đánh giá ý tưởng (dùng ma trận đánh giá) - Chọn nhiều ý tưởng tốt Đầu tiên, cố gắng tăng cường cải thiện ý tưởng tốt tạo Ý tưởng ảnh hưởng đến chi phí, thời gian, độ tin cậy, chất lượng, tinh 204 thần, tính hợp pháp, an tồn, thực tiễn, tính khả thi, kịp thời dễ thực Do đó, cần đưa tiêu chí để xem xét, đánh giá ý tưởng Lựa chọn tiêu chí cách tập trung suy nghĩ, xem xét tiêu chí quan trọng Bộ tiêu chí sử dụng để xác định giải pháp tốt cho vấn đề Áp dụng tiêu chí cho ý tưởng tốt định ý tưởng có nhiều khả giải vấn đề xác định Ý tưởng tốt cần phải đáp ứng tiêu chí làm cho hoạt động trước trở thành giải pháp Một ý tưởng sáng tạo khơng thực hữu ích khơng thực Có thể sử dụng thang điểm 10 để đánh giá ý tưởng Các tiêu chí là: - Nó thực thi? - Nó có hợp pháp? - Có sẵn vật liệu cơng nghệ để áp dụng? - Chi phí chấp nhận? - Công chúng chấp nhận nó? - Các quản trị viên cao cấp chấp nhận nó? Bước 6: Thực ý tưởng Đây giai đoạn lập kế hoạch hành động Người giải vấn đề phải biến ý tưởng thành thực, làm vấn đề riêng tư trở thành công khai, chuyển từ vơ hình thành vật chất, chuyển đổi từ suy nghĩ đến hành động Trong bước này, người giải vấn đề phải xây dựng kế hoạch hành động, chứa bước cụ thể cần thực thời gian thực chúng Ngoài ra, kế hoạch cịn có thơng tin người chịu trách nhiệm thực bước, kế hoạch kiểm tra nguồn lực có sẵn để thực ý tưởng 5.4 KỸ THUẬT, CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5.4.1 Các nhóm kỹ thuật, cơng cụ phương pháp giải vấn đề CĨ nhiều nhóm kỹ thuật, công cụ phương pháp giải vấn đề khác Tùy theo loại vấn đề mục tiêu mà người giải vấn đề sử dụng công cụ, phương pháp kỹ thuật khác để tiến hành giải vấn đề Các kỹ thuật, công cụ phương pháp giải vấn đề chia thành nhóm 205 Bước Trên nhánh xương chính, định danhcác yếu tố cụ thể khác, nguyên nhân vấn đề Thực động não để đưa nhiều nguyên nhân tốt gắn chúng vào nhánh nhánh Trên hình 7.8 ví dụ biểu đồ xương cá bước trường hợp thời gian chết máy tính HÌNH 7.8: BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ CỦA TRƯỜNG HỢP VỀ THỜI GIAN CHẾT CỦA MÁY TÍNH Bước Tiếp tục thực bước cho nhánh để chi tiết hoá nhánh Thực biểu đồ nhân bộc lộ đầy đủ nguyên nhân gây nên vấn đề nêu Bước Phân tích biểu đồ Sau xây dựng xong biểu đồ tiến hành phân tích Mục đích việc phân tích là: - Giúp hình dung xuyên suốt nguyên nhân vấn đề, bao gồm nguyên nhân gốc rễ mà tượng - Cung cấp cấu trúc cho nỗ lực xác định nguyên nhân - Gợi mở tượng vượt giới hạn để giúp phát nguyên nhân gốc rễ tiềm tàng Khi phân tích biểu đồ nhân quả, cần kiểm ưa hồn thành hay tính đầy đủ biểu đồ Hãy xem xét tính cân biểu đồ, kiểm tea để so sánh cấp độ thể loại Nếu thể loại có vài ngun nhân cụ thể phải tìm thêm nguyên nhân khác Nếu số nhánh có vài nhánh nhỏ kết hợp chúng lại với thành thể loại riêng Thơng thường, nhánh biểu đồ phải thêm vào từ đến nhánh nhỏ Nếu biểu đồ có nguyên nhân lặp lại chúng đại diện cho nguyên nhân gốc rễ Khi xác định nguyên nhân xem then chốt cho việc điều tra đánh dấu ngun nhân lại Kinh nghiệm kỹ thành viên nhóm có vai trị quan trọng cho việc kiểm tra yếu tố Tuy nhiên, nguy hiểm đưa định có tầm quan trọng thơng qua nhận thức chủ quan mang tính cảm giác Do đó, việc xác định tầm quan trọng cho yếu tố phải thực 216 cách sử dụng liệu khách quan, bao gồm tính khoa học logic Khi mối quan hệ nguyên nhân gốc rễ kết xác định, để hiểu độ mạnh mối quan hệ nhân này, cần phải sừ dụng số liệu khách quan Khi đó, đặc tính yếu tố có tính ngun nhân cần đo lường Nếu đo lường chúng, cần cố gắng làm chúng đo lường tìm đặc tính thay phù hợp 5.4.6 Triển khai chức chất lượng (Quality Function Deployment - QFD) Tiến sỹ Yoji Akao, người phát triển QFD Nhật Bản vào năm 1966, mô tả triển khai chức chất lượng phương pháp chuyển yêu cầu người sử dụng thành chất lượng thiết kế, triển khai chức hình thành chất lượng triển khai phương pháp để đạt chất lượng thiết kế vào hệ thống chi tiết linh kiện, cuối yếu tố cụ thể trình sản xuất QFD triển khai Nhật vào thập niên 1970 sử dụng Mỹ vào cuối thập niên 1980 Bằng cách sử dụng phương pháp này, Toyota giảm 60% chi phí tung thị trường kiểu xe thời gian phát triển sản phẩm giảm 33% QFD thiết kế để giúp nhà thiết kế tập trung vào đặc tính sản phẩm sản phẩm có dịch vụ từ quan điểm cùa phân khúc thị trường, công ty, nhu cầu phát triển công nghệ Kỹ thuật tạo biểu đồ ma trận QFD giúp biến đổi nhu cầu khách hàng thành đặc tính kỹ thuật (và phương pháp thử nghiệm thích hợp) cho sản phẩm dịch vụ, ưu tiên đặc tính sản phẩm dịch vụ đồng thời thiết lập mục tiêu phát triển cho sản phẩm dịch vụ Cũng nói, QFD cơng cụ dùng để liên kết yêu cầu cùa khách hàng (lợi ích) với yều hi kỹ thuật (tính năng) sản phẩm; giúp ưu tiên hành động cần thiết, nhằm ấp ứng yêu cầu khách hàng xác định tượng tác yêu cầu kỹ thuật yêu cầu khách hàng ; Dựa QFD người ta phát triến số kỹ thuật công cụ khác như: - Ngôi nhà chất lượng (House of Quality) - Phương pháp ma trận định (Decision - Matrix Method) 217 - Triển khai chức theo mơ đun (Modular Function Deployment) Hình 7.9 trình bày biểu đồ ngơi nhà chất lượng QFD Trình tự bước để hoàn thành biểu đồ sau [3], [9]: HÌNH 7.9 BIỂU ĐỒ NGƠI NHÀ CHẨT LƯỢNG QFD (nguồn: [3]) Vùng Vùng để nhập yêu cầu khách hàng, xếp với mức độ quan trọng từ đến (9 quan trọng nhất) Để có yêu cầu này, trước cần phải xác định yêu cầu khách hàng Những người thiết kế phải gặp khách hàng để vấn phải thảo luận với để phát triển mục tiêu Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu thị trường, phân tích chức năng, phương pháp hiệu suất - đặc điểm kỹ thuật giúp ích nỗ lực xác định yêu cầu khách hàng Vùng Vùng để liệt kê thông số kỹ thuật sản phẩm theo cột Các đặc tính kỹ thuật từ yêu cầu khách hàng phát biểu thành tốn thiết kế dạng thơng số kỹ thuật đánh giá có giá trị giới hạn cụ thể Đối với u cầu khách hàng mang tính trừu tượng, khó đo lường được, cần phải biên dịch thành thông số có đơn vị để lượng hố Điều quan trọng cổ gắng tìm nhiều tốt thơng số kỹ thuật lượng hóa yêu cầu khách hàng Vùng Đây phần trọng tâm nhà chất lượng Vùng ma trận ô, gọi ma trận mối quan hệ Mỗi ô cho biết thơng số kỹ thuật có liên quan đến u cầu khách hàng Mỗi ô thông số kỹ thuật số nhiều yêu cầu khách hàng Độ bền vững mối tương quan thay đổi, số hóa thơng qua giá trị sau: - có quan hệ chặt chẽ/ mạnh - có quan hệ vừa phải 1- có quan hệ kém/ yếu trống - hồn tồn khơng có quan hệ Vùng 218 Các thơng số kỹ thuật có mối quan hệ lẫn Ví dụ, động mạnh động hạng nặng Sự tương tác thông số kỹ thuật thể ma trận mái ngơi nhà, vùng Ma trận rằng, ta tiến hành công việc, để đáp ứng thông số kỹ thuật đó, ta gây ảnh hưởng tiêu cực tích cực đến thơng số kỹ thuật khác Tương tự ứên, dùng hệ số tương quan 9, 3,1 trống để kí hiệu cho mức liên hệ chặt chẽ, vừa, khơng có mối liên hệ Thêm vào đó, người ta dùng dấu để biểu thị xung đột đặt vào ô tương ứng với thông số kỹ thuật có xung đột với Cũng dùng ký hiệu ++, +, -, - dạng ký hiệu khác thay dùng hệ số tương quan Vùng Vùng mô tả giá trị mục tiêu cho thông số kỹ thuật để cải tiến so với đối thủ cạnh tranh Phân tích thị trường quan trọng giai đoạn để xác định giới hạn thị trường Vùng Xác định hệ số tầm quan trọng tuyệt đối thông số kỹ thuật đo so với yêu cầu ưu tiên Điều đạt cách nhân hệ số tương quan thông số kỹ thuật với hệ số tầm quan trọng yêu cầu khách hàng tương ứng cộng thêm cột tương ứng để có hệ số đánh giá tầm quan trọng tuyệt đối cho thông số kỹ thuật Vùng Xác định hệ số tầm quan trọng tương đối giá trị hệ số tầm quan trọng tuyệt đối làm đối trọng để so sánh tương nhau, đây, hệ số tuyệt đối cao trở thành giá trị đối sánh gán hệ số tầm quan trọng tương đối Tất thông số kỹ thuật khác sau so sánh với giá trị Như vậy, thơng số kỹ thuật có hệ số tuyệt đối cao phải quan tâm đặc biệt giá trị có hiệu cao việc đáp ứng yêu cầu khách hàng 219 Trên hình 7.10 sơ đồ QFD đơn giản với yêu cầu khách hàng an toàn, tin cậy, giá thấp diện mạo dễ coi Giả sử yêu cầu suy năm thông số kỹ thuật, chúng ánh xạ cột thể biểu đồ Việc tính tốn hệ số tầm quan trọng tuyệt đối thơng số kỹ thuật là: (1 X 9) + (1 X 7) + (9 X 2) + (3 X 5) = 75 Tương tự, hệ số tầm quan trọng tuyệt đổi thông số kỹ thuật 2, 3, 4, 81,45, 27 21 Thoạt nhìn, thơng số kỹ thuật thơng số quan trọng có ảnh hưởng đến tất yêu cầu Thông số kỹ thuật có liên quan đến yêu cầu hệ số tầm quan trọng tuyệt đối 81 trở thành thơng sổ quan trọng cần tập trung vào, theo sau thơng số kỹ thuật Thơng số kỹ thuật thơng số quan trọng nhất, tập trung vào yêu cầu giá thấp dễ nhìn, khơng có mối quan hệ với yêu cầu an toàn độ tin cậy sản phẩm Vì thơng số kỹ thuật có hệ số tầm quan trọng tuyệt đối cao nên trở thành hệ số quan trọng tương đối tất thông số kỹ thuật khác xem xét trọng số so với Hệ số quan trọng tương đối thơng số tính: (75/81) X = (có làm trịn số) HÌNH 7.10: BIỂU ĐỒ QFD ĐƠN GIẢN (nguồn: [3]) Vùng Giá trị chuẩn đối sánh yêu cầu đo với sản phẩm cạnh tranh thị trường Mục tiêu để xác định cảm nhận khách hàng khả sản phẩm cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu Thông thường, khách hàng thực đánh giá sản phẩm cách so sánh nố với sản phẩm khác Bước quan trọng cho thấy hội cải tiến sản phẩm Kết phân tích thị trường đống vai trò quan trọng ;c Trong nhiều trường hợp, sinh viên khơng tiến hành phân tích thị ờng rộng rãi thấy khó khăn để hồn thành bước cách ‘nh xác Trên hình 7.11 ví dụ ngơi nhà chất lượng thiết kế cải tiến hộp đĩa -D 5.4.7 Biểu đồ tần suất 220 5.4.8 Biểu đồ Pareto 5.4.9 Kỹ thuật nhóm danh định 5.4.10 Biểu đồ tiến trình 5.4.11 Biểu đồ Gantt TĨM TẮT Chương trình bày số vấn đề giải vấn đề kỹ thuật Ngoài khái niệm vấn đề giải vấn đề, quy trình giải vấn đề sáng tạo thông qua sáu bước, nội dung chương tập trung vào việc hướng dẫn thực số kỹ thuật, công cụ phương pháp thường dùng để giải vấn đề kỹ thuật thu thập ý tưởng xếp liệu, hiển thị phân tích liệu, định, biểu đồ trình quản lí dự án Đây kiến thức tảng giúp sinh viên thực giải vấn đề trình học tập vận dụng vào thực tế công việc sau CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 5.1 Vấn đề gì? Hãy phân loại vấn đề? 5.2 Thế giải vấn đề? 5.3 Trình bày quy trình chung để giải vấn đề 5.4 Người kỹ sư cần trang bị kỹ để thực giải vấn đề? 5.5 Hãy nêu nội dung bước phương pháp giải vấn đề sáng tạo bước 5.6 Kỹ thuật “Năm câu hỏi sao” sử dụng để làm gì? 5.7 Người kỹ sư cần trang bị kỹ thuật, cơng cụ phương pháp để thực giải vấn đề? 5.8 Phương pháp “Sáu mũ tư duy” dùng để làm thực giải vấn đề? 5.9 Hãy nêu ứng dụng phương pháp lập đồ tư 5.10 Động não gì? Trình bày yêu cầu phương pháp tập kích não 5.11 Trình bày tiến trình thực phiên tập kích não 5.12 Biểu đồ nhân gì? Ứng dụng biểu đồ nhân quả? 221 5.13 Trình bày bước xây dựng biểu đồ nhân 5.14 Triển khai chức chất lượng gì? 5.15 Biểu đồ tần suất gì? Ứng dụng biểu đồ tần suất? 5.16 Biểu đồ Pareto gì? Ứng dụng biểu đồ Pareto? 5.17 Kỹ thuật nhóm danh định sử dụng nào? 5.18 Hãy nêu ứng dụng biểu đồ tiến trình 5.19 Trình bày ưu điểm hạn chế biểu đồ Gantt 5.20 Trình bày bước để xây dựng biểu đồ Gantt TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Oakes, W.C., Leone, L.L., Gunn, C.J., Engineering Your Future - A Comprehensive Introduction to Engineering, Great Lakes Press, 2011 [2] Haik Y., Shahin T., Engineering Design Process, Cengage Learning, 2011 [3] Mantha s., Sivaramakrishna M., Handbook on Problem-solving Skills, Centre for good Gorverment, 2001 [4] Mital A., Kilbom A., Kumar S., Ergonomics Guidelines and Problem Solving, ELSEVIER SCIENCE Ltd., 2000 [5] Watanabe K., Người thông minh giải vấn đề thể nào?, Nhà xuất Trẻ, 2012 [6] VanGundy A.B., 101 activities for Teaching Creativity and Problem Solving, John Wiley & Sons, Inc., 2005 222 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN NHẬP MÔN NGÀNH KỸ THUẬT 6.1 GIỚI THIỆU Giáo dục kỹ thuật gặp loạt thách thức như: công nghệ công nghệ cao bùng nổ ngày qua ngày, làm rút ngắn thời gian thương mại hóa; cơng việc nghiên cứu tạo tri thức đóng vai trò quan trọng hết; trường đại học, lĩnh vực cơng nghiệp phủ cần liên kết chặt chẽ với nhau; ngành học thâm nhập vào chịu ảnh hưởng phát triển công nghệ; làm thể để đào tạo nhà kỹ thuật tài vấn đề nóng giới Để giải vấn đề vượt qua thách thức nêu phương pháp luận hay gọi tiếp cận CDIO: Conceive (Hình thành ý tưởng), Design (Thiết kế), Implement (Thực hiện), Operate (Vận hành) 6.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN Trong đồ án nhập môn ngành kỹ thuật người học trải nghiệm trình tư duy, hành động sử dụng sản phẩm từ tư theo tiếp cận CDIO Người học trải nghiệm kỹ giải vấn đề kỹ thuật để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai vận hành sản phẩm đồ án môn học nhập môn ngành kỹ thuật dựa môi trường làm việc nhóm đại thực kỹ giao tiếp kỹ thuật đơn giản Qua đồ án này, người học cảm nhận cảm hứng, khát khao học hỏi hành động; nhiệt tình say mê; tập trung học tập; tư sáng tạo đổi mới; cảm thấy yêu thích thực ngành nghề kỹ thuật chọn để theo học, hình thành động học tập đắn, xây dựng cho mục tiêu mơ ước nghề nghiệp 6.3 CHUẨN ĐẦU RA CỦA ĐỒ ÁN MỤC TIÊU MỨC ĐỘ MÔ TẢ CHUẨN ĐẦU RA (Gx.x) GIẢNG DẠY (I,T,U) G1.5 Cảm thấy thú vị, phấn khởi yêu thích ngành nghề kỹ thuật G7.1 Nêu đặc điểm trình thiết kế kỹ thuật T, U G7.2 Biết bước thiết kế T, U 223 I MỨC ĐỘ MỤC TIÊU MÔ TẢ CHUẨN ĐẦU RA (Gx.x) G7.3 GIẢNG DẠY (I,T,U) Sử dụng công cụ hỗ trợ để thể ý tưởng thiết kế T, U 6.4 NỘI DUNG ĐỒ ÁN - Đồ án giao cho nhóm sinh viên nhằm mục đích giải số vấn đề kỹ thuật theo định hướng nhóm ngành: + Nhóm ngành: Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Kỹ thuật điều khiển Tự động hóa; Cơng nghệ kỹ thuật điện, điện tử; + Nhóm ngành: Cơng nghệ thơng tin; + Nhóm ngành: Kỹ thuật hóa học; Cơng nghệ thực phẩm; + Nhóm ngành: Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng; - Sinh viên làm việc nhóm, thiết kế, chế tạo vận hành mơ hình mơ phỏng, viết báo cáo, trình bày lớp theo hướng dẫn giảng viên - Thời gian thực đồ án: từ tuần thứ 06 đến tuần 15 (theo kế hoạch thời gian đào tạo Nhà trường) 6.4.1 Hướng dẫn cho phần thuyết trình a Bài thuyết trình bao gồm phần sau:  Trang bìa  Mục lục  Phần báo cáo phải bao gồm: - Giới thiệu: Phát biểu mục tiêu yêu cầu (thời gian, ngân quỹ, nguồn nhân lực, thiết bị có sẵn, đặc trưng kỹ thuật thiết kế, …) đồ án - Thảo luận trình thiết kế + Tờ FRDPARRC + Kế hoạch quản lý đồ án, bao gồm biểu đồ PERT, GANTT + Đưa ý tưởng thiết kế (bao gồm vẽ) + Phương pháp ñánh giá lựa chọn ý tưởng thiết kế + Phân tích tiêu chuẩn tiêu thiết kế để đạt ý tưởng cuối (bao gồm vẽ/tính tốn tương đương) + Tính tốn thiết kế cụ thể  Kết luận đề xuất cho thiết kế tương lai  Tài liệu tham khảo 224 b Giới hạn trang thời gian thuyết trình - Ít 20 slide - Mỗi nhóm có 10 phút thuyết trình, 10 phút thảo luận 6.4.2 Thuyết minh đồ án Bản thuyết minh trình bày tối thiểu 15 trang, khổ giấy A4, lề dưới: 20 (mm); trái: 35 (mm); phải: 20 (mm); font chữ unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.5 Bao gồm nội dung sau: - Mở đầu - Mục lục Xác định nhu cầu thành lập nhóm Xác định nhiệm vụ đồ án Phân công nhiệm vụ cho thành viên nhóm Lập kế hoạch quản lý đồ án Tổng quan sản phẩm có Hình thành ý tưởng Đánh giá ý tưởng định lựa chọn ý tưởng Phân tích kỹ thuật Thiết kế 10 Chế tạo 11 Vận hành thử nghiệm - Kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục (nếu có) 6.4.3 Sổ tay (nhật ký) kỹ thuật Sổ tay kỹ thuật sổ nhằm mục đích để sinh viên ghi lại tất cơng việc trình thực đồ án Trang bảng mục lục nội dung Mỗi ngày lớp, sinh viên cập nhật số trang ngày tháng trang trắng ghi nhận tất cơng việc làm ngày Cuối ngày, sinh viên thành viên nhóm họp lại để xác định cơng việc hồn thành ngày (nếu làm báo cáo cho người hướng dẫn biết) Trước bắt đầu đồ án, danh mục công việc hàng ngày, sinh viên yêu cầu thực nghiên cứu theo đề tài cụ thể thuộc nhóm ngành lựa chọn Nghiên cứu dựa internet đưa số ý tưởng tốt cách thiết kế, chế tạo Một hoàn thành sản phẩm, sinh viên yêu cầu viết phần kết luận 225 sổ tay kỹ thuật Kết luận bao gồm phần cần thiết sau: danh sách tài liệu, thay đổi thiết kế, quan sát kết luận (những vấn đề kinh nghiệm sản phẩm gì? Những cần làm để cải thiện hiệu suất sản phẩm?), phác thảo cuối 6.5 ĐÁNH GIÁ a Đánh giá kỹ làm việc nhóm kỹ giao tiếp kỹ thuật (50%):  Đánh giá hoạt động nhóm (25%): theo kết đánh giá thành viên nhóm giảng viên hướng dẫn - Bảng đánh giá thành viên nhóm: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TT THANG ĐIỂM (100) Tham gia buổi họp nhóm 15 - Tham dự đầy đủ 15 - Có vắng buổi 10 - Chỉ tham dự vài buổi 05 - Không tham dự buổi Tham gia đóng góp ý kiến 15 - Tích cực 15 - Thường xuyên 10 - Thỉnh thoảng 05 - Khơng Hồn thành cơng việc nhóm giao hạn 20 - Ln ln hồn thành hạn 20 - Có lần khơng hạn 15 - Thỉnh thoảng 10 - Không Hồn thành cơng việc nhóm có chất lượng 20 - Ln ln 20 - Có lần không đạt yêu cầu 15 - Thỉnh thoảng 10 226 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TT THANG ĐIỂM (100) - Khơng Có ý tưởng hay, sáng tạo đóng góp cho nhóm 15 - Tích cực 15 - Thỉnh thoảng 10 - Không Hợp tác với thành viên khác nhóm 15 - Tốt 15 - Bình thường 10 - Khơng tốt - Bảng đánh giá giảng viên: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TT THANG ĐIỂM (100) Phân chia công việc 20 1.1 Cụ thể cho thành viên 10 1.2 Có quy định thời gian hồn thành rõ ràng 05 1.3 Phân chia công việc khả thành viên 05 Kế hoạch nhóm 30 2.1 Được lập chi tiết, rõ ràng 10 2.2 Khả thi, có khả thực 05 2.3 Chi phí hợp lý 05 2.4 Sử dụng cơng cụ hỗ trợ (internet, sách tham khảo, phần mềm, ) 2.5 Có ý tưởng mẻ thực tế 05 05 Hoạt động thành viên nhóm 30 3.1 Thống với kế hoạch đặt 05 3.2 Hồn thành hạn cơng việc giao 05 3.3 Hồn thành tốt cơng việc giao 05 3.4 Thường xuyên hỗ trợ lẫn thực công việc 05 227 THANG ĐIỂM NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TT (100) 3.5 Tích cực đóng góp ý tưởng cho cơng việc nhóm 3.6 05 Nhóm trưởng thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra tiến trình làm việc thành viên Hoạt động buổi họp nhóm 05 20 4.1 Các thành viên thường tham dự đầy đủ 05 4.2 Có kiểm tra cơng việc thành viên 05 4.3 Các thành viên tích cực đóng góp ý kiến 05 4.4 Có biên họp nhóm rõ ràng 05  Đánh giá kỹ giao tiếp kỹ thuật: (25%) NỘI DUNG YÊU CẦU KỸ NĂNG Mục lục Công việc hàng ngày Phác thảo sơ Sổ tay kỹ thuật Làm nghiên cứu (15%) Thay đổi thiết kế Kỹ viết, trình bày sổ tay kỹ thuật Phác thảo cuối Thử nghiệm kết luận Nhóm thuyết trình trước lớp trả lời câu hỏi phản biện kết thực đồ án Báo cáo trước lớp (10%) Kỹ nói chuyện trước đám đơng; kỹ xử lí tình giao tiếp - Bảng đánh giá kỹ thuyết trình: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TT Nội dung trình bày THANG ĐIỂM (100) 30 1.1 Nghiên cứu đầy đủ 10 1.2 Nội dung có minh họa đầy đủ trình chiếu 05 1.3 Trả lời tốt câu hỏi 05 228 THANG ĐIỂM NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TT (100) 1.4 Có liên hệ thực tế 10 Hình thức trình bày 20 2.1 Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi 05 2.2 Nền, font chữ kích thước chữ phù hợp 05 2.3 Hình ảnh, biểu đồ, clip hấp dẫn, thu hút 05 2.4 Lỗi tả, văn phạm 05 Hoạt động thuyết trình 50 3.1 Phong cách thuyết trình tự tin, linh hoạt, hút, 10 3.2 Nhóm thuyết trình có phối hợp thuyết trình trả lời 05 3.3 Nhóm thuyết trình nắm vững nội dung 05 3.4 Trình chiếu slide sn sẻ, có phối hợp với người thuyết trình 05 3.5 Thu hút người nghe 05 3.5 Làm sáng tỏ vấn đề 10 3.6 Đúng thời gian quy định 05 b Đánh giá kỹ giải vấn đề kỹ thiết kế (50%) - Kết tính tốn thiết kế (25%); - Kết vận hành (25%) - Mục đích: đánh giá kỹ thiết kế; kỹ giải vấn đề - u cầu: trình bày q trình tính tốn thiết kế vận hành mơ sản phẩm thiết kế NỘI DUNG Bảng thiết kế, tính toán (25%) YÊU CẦU KỸ NĂNG Thực quy Kỹ thiết kế; kỹ trình thiết kế giải vấn đề Vận hành mô Sản phẩm vận hành Kỹ thiết kế; kỹ sản phẩm đồ án mô theo yêu cầu giải vấn đề thiết kế (25%) 6.6 TÓM TẮT Qua đồ án này, người học cảm nhận cảm hứng, khát khao học hỏi 229 hành động; nhiệt tình say mê; tập trung học tập; tư sáng tạo đổi mới; cảm thấy yêu thích thực ngành nghề kỹ thuật chọn để theo học, hình thành động học tập đắn, xây dựng cho mục tiêu mơ ước nghề nghiệp 6.7 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Oakes W.C., Leone L.L., Gunn C.J., Engineering Your Future - A Comprehensive Introduction to Engineering, Great Lakes Press, 2011 [2] Moaveni s., Engineering Fundamentals: An Introduction to Engineering, Cengage Learning, 2010 [3] Các tài liệu tham khảo giảng viên hướng dẫn cung cấp tùy thuộc vào nôi dung thực đồ án 230

Ngày đăng: 28/08/2023, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w