1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu gp bank

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Nghiệp Vụ Bao Thanh Toán Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu Khí Toàn Cầu GP.Bank
Tác giả Hoàng Thị Hương
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Thị Minh Huệ
Trường học Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank)
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (3)
    • 1.1. Tổng quan về bao thanh toán (3)
      • 1.1.1. Khái niệm bao thanh toán 3 1.1.2. Đối tượng áp dụng bao thanh toán. 7 1.1.2.1. Đối với sản phẩm: 8 1.1.2.2.Đối với doanh nghiệp: 9 1.1.3. Chức năng, vai trò của bao thanh toán 10 1.1.3.1. Chức năng của bao thanh toán: 10 1.1.3.2. Vai trò của bao thanh toán: 11 1.1.4. Trình tự nghiệp vụ bao thanh toán 13 1.1.4.1. Trình tự nghiệp vụ bao thanh toán (domestic factoring) 14 1.1.4.2. Trình tự nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế (Internatioanl factoring) hay bao thanh toán hệ hai đại lý (The two factors system) 16 1.1.5. Phân loại bao thanh toán 19 1.1.5.1. Phân loại theo chức năng của bao thanh toán: 19 1.1.5.2. Phân loại theo phạm vi hoạt động địa lý: 21 1.1.5.3. Phân loại theo nghiệp vụ xuất nhập khẩu 22 1.1.5.4. Phân loại theo phạm vi áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán đối với số lượng các hoá đơn của một khách hàng cụ thể: 23 1.1.4.5. Phạm vị giao dịch của đơn vị bao thanh toán với người mua hàng 23 1.2. Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán................................................24 1.2.1. Khái niệm phát triển bao thanh toán. 24 (3)

Nội dung

PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về bao thanh toán

1.1.1 Khái niệm bao thanh toán

Sau thế chiến II, nền kinh tế của các nước trên thế giới bị suy yếu một cách nghiêm trọng, đặc biệt là các nước trực tiếp tham gia vào thế chiến và các nước thuộc địa Có thể nói, khi đó hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều bị rơi vào khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có duy nhất một quốc gia được lợi lớn từ cuộc thế chiến trên là Mỹ. Trong thế chiến II, Mỹ là nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho các nước tham chiến nên thu được rất nhiều lợi từ cuộc chiến trên

Chính vì vậy, các doanh nghiệp của các nước cũng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính trong hoạt động kinh doanh Đây là tình trạng chung của các nước trong thời gian hậu thế chiến Do tình trạng chung về việc thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh phục hồi nền kinh tế đang bị suy yếu do chiến tranh, các doanh nghiệp rất cần vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy mà nhu cầu thanh toán trả sau tăng mạnh và trở thành một xu thế tất yếu chung trong hệ thống các nước phát triển Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức thanh toán trả sau lại phát sinh thêm một công đoạn quản lý nợ (các khoản phải thu) trong kế toán, người bán lại thiếu vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do đó phát sinh ra nhu cầu bán lại hối phiếu hay hoá đơn phát hành đòi tiền người mua hàng Do nhu cầu này của các doanh nghiệp ngày càng lớn nên nghiệp vụ bao thanh toán đã ra đời, đáp ứng được các nhu cầu về tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý các khoản nợ giúp doanh nghiệp

Nghiệp vụ bao thanh toán ra đời đã nhanh chóng được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng và phát triển rất mạnh, đặc biệt là trong thanh toán nội địa của các nước do có sự quen biết và dễ dàng trong việc thu nợ và giải quyết các tranh chấp phát sinh Chính vì vậy mà nghiệp vụ này ngày càng được sử dụng nhiều và mở rộng Khi các doanh nghiệp đã quen sử dụng phương thức thanh toán này trong các giao dịch trong nước, họ bắt đầu áp dụng với các giao dịch quốc tế Do đó, nghiệp vụ bao thanh toán đã được ứng dụng trên phạm vi thế giới.

Trong hoạt động thương mại, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát được tất cả các khoản thu chi của mình, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể chắc chắn rằng tất cả các luồng tiền của mình đều được thanh toán một cách đúng hạn Ngoài ra, trong kinh doanh, không phải lúc nào người ta cũng có thể dự đoán hết được các tình huống, các cơ hội cũng như thách thức Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể chắc chắn rằng các khoản nợ của mình sẽ được thanh toán đúng hạn, không thể lúc nào cũng có thể đảm bảo là mình có thừa khả năng tài chính để tài trợ cho tất cả các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh bất thường… Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề quản lý nguồn vốn kinh doanh, quay vòng đầu tư lại càng quan trọng Chính vì vậy mà nghiệp vụ bao thanh toán đã ra đời để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có thể có được kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Khái niệm bao thanh toán:

Do nghiệp vụ bao thanh toán có liên quan đến khá nhiều các mặt, các khía cạnh của hoạt động kinh doanh và mục đích khác nhau: kế toán, tài trợ, các hoạt động thương mại… nên có thể có khá nhiều cách hiểu, định nghĩa, khái niệm về bao thanh toán Có thể liệt kê một số khái niệm về bao thanh toán như sau:

- Bao thanh toán là quá trình bán các khoản phải thu dưới hình thức các hoá đơn thương mại cho một nhà đầu tư với mức giá chiết khấu thấp hơn giá trị ghi trên hoá đơn hay hối phiếu đòi tiền của người bán hàng đối với người mua hàng.

Các doanh nghiệp có thể bán các khoản phải thu của mình để có thể có tiền mặt tài trợ cho các hoạt động khác của mình hay trong trường hợp cần tiền mặt cho các mục tiêu, kế hoạch nhất định.

- Bao thanh toán là việc bán các khoản phải thu của một công ty với mức giá chiết khấu cho một đơn vị bao thanh toán là đơn vị sẽ đảm nhận rủi ro tín dụng đối với khoản nợ và đơn vị bao thanh toán là người sẽ nhận tiền khi con nợ thanh toán khoản nợ Nói cách khác, bao thanh toán còn được gọi là tài trợ các khoản phải thu.

- Bao thanh toán là việc chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt ngay lập tức thông qua việc doanh nghiệp để một đơn vị bao thanh toán mua ngay các khoản phải thu của doanh nghiệp với mức giá chiết khấu Chính vì vậy bao thanh toán còn được gọi là “tiền mặt cho các khoản phải thu”.

- Xét về khía cạnh tài chính, bao thanh toán là một công cụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn lưu động tức thì mà không tạo ra nợ, không buộc doanh nghiệp phải hy sinh một phần tài sản của mình ví dụ như bán, chuyển nhượng cổ phiếu

- Bao thanh toán là một dịch vụ dựa trên những khoản phải thu được chuyển nhượng Người bán hàng chuyển nhượng các khoản phải thu của mình cho đơn vị bao thanh toán vì vậy nó tạo ra sự chuyển chủ nợ của các khoản phải thu Đơn vị bao thanh toán sẽ trở thành chủ mới và độc quyền với các khoản phải thu

Tóm lại, từ các khái niệm trên, xét về các khía cạnh mà bao thanh toán có liên quan, ta có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh hơn về bao thanh toán như sau:

“Bao thanh toán là việc người bán hàng chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán tất cả các quyền và lợi ích liên quan tới các khoản phải thu ngắn hạn (dưới 180 ngày) của người bán phát sinh từ việc mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ giữa người mua và người bán để người bán được đơn vị bao thanh toán cung cấp ít nhất là một trong bốn chức năng chủ yếu sau của bao thanh toán:

- Theo dõi sổ sách bán hàng của người bán

- Tài trợ dưới dạng tạm ứng cho người bán hàng dựa trên giá trị các khoản phải thu

- Bảo hiểm rủi ro tín dụng 100% tổng trị giá các khoản phải thu.”

(Theo Định nghĩa Bao thanh toán, trang 13 - “Nghiệp vụ Bao thanh toán Factoring”, ThS Nguyễn Quỳnh Lan, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009)

Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng trong đó nhà cung cấp (người bán/ người xuất khẩu) cam kết nhượng lại khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán, không nhất thiết vì mục đích để được tài trợ, cho một trong các mục đích sau:

- Theo dõi khoản phải thu

- Tránh rủi ro nợ xấu

Khái niệm bao thanh toán quốc tế:

Từ định nghĩa bao thanh toán như đã nêu trên, ta có thể rút ra được khái niệm bao thanh toán quốc tế như sau:

“Bao thanh toán quốc tế là việc người xuất khẩu chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán tất cả các quyền và lợi ích liên quan tới những khoản phải thu ngắn hạn (ít hơn 180 ngày) của người xuất khẩu phát sinh từ việc người xuất khẩu bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu để người xuất khẩu được đơn vị bao thanh toán cung cấp ít nhất một trong các chức năng chủ yếu: theo dõi sổ sách hàng xuất, tài trợ dưới dạng tạm ứng cho người xuất khẩu, thu nợ hộ và bảo hiểm rủi ro tín dụng các khoản phải thu”.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ trình tự thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán như sau: - Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu gp bank
Sơ đồ tr ình tự thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán như sau: (Trang 15)
Sơ đồ trình tự thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế hệ hai đại lý bao gồm các bước như sau: - Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu gp bank
Sơ đồ tr ình tự thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế hệ hai đại lý bao gồm các bước như sau: (Trang 17)
Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu - Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu gp bank
Hình 2.4 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w