KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Dệt Kim_Đụng Xuõn được thành lập từ năm 1956, là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên của ngành Dệt Kim Việt Nam Là một doanh nghiệp Nhà Nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam Tên giao dịch DOXIMEX, mã số thuế: 0100100583-1 với trụ sở giao dịch chính 524- Minh Khai_Hai Bà Trưng_Hà Nội Website:www.doximex.com.vn, Email: doximex@hn.vnn.vn Ngày 13/4/1959, nhà máy Dệt Kim Đụng Xuõn được thành lập với cơ sở đặt tại 67 Ngụ Thỡ Nhậm_Hà Nội Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là quần áo Dệt Kim các loại, phục vụ nhu cầu trong nước và quốc phòng với sản lượng 1 triệu sản phẩm một năm Bắt đầu từ những năm 1970, nhà máy được giao thêm nhiệm vụ sản xuất hàng xuất khẩu trong khuôn khổ nghị định thu với các nước XHCN như Liờn Xụ, Hungary, CHDC Đức, 80% sản phẩm sản xuất ra là sản phẩm xuất khẩu, còn lại là tiêu dùng nội địa và cung cấp cho quốc phòng Nhà máy ngày càng phát triển sản xuất nhưng lại hạn chế về mặt bằng Đứng trước tình hình đú, Đụng Xuõn phát triển thêm hai cơ sở ở 250 và 524 Minh Khai_Hà Nội Từ những năm 1986 đến 1991 có sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Do đó, đòi hỏi nhà máy điều chỉnh hoạt động của mình để thích ứng với nền kinh tế mới Mặt khác, giữa năm 1991, Liờn Xụ và hệ thống các nước XHCN tan rã, nhà máy mất đi thị trường truyền thống Tuy nhiên, trên cơ sở đầu tư đổi mới thiết bị và áp dụng công nghệ tiên tiến, chủ động vươn ra thị trường mới, sản phẩm của Đụng Xuõn đó được xuất sang Bắc Âu, Tây Âu, hợp tác sản xuất dài hạn với Nhất Bản, tiếp tục phát triển các mỗi quan hệ thương mại với bạn hàng EU và một số nước ASEAN Ngày 19/8/1992, Bộ Công Nghiệp nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp ) có quyết định chuyển đổi tổ chức hoạt động của nhà máy thành công ty Dệt Kim Đụng Xuõn với tên giao dịch là DOXIMEX. Qua nhiều năm đầu tư mở rộng, đến nay công ty đó cú một dây chuyền sản xuất từ dệt, xử lý hoàn tất, cắt, may, in, thêu bằng các thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến của Nhật bản, CHLB Đức, Italya Năng lực sản xuất hiện nay từ 10-12 triệu sản phẩm/năm, trong đó 80% xuất bản sang thị trường Nhật Bản,
EU và một số khu vực, Giờ đây công ty đã mạnh dạn trên con đường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với bước đi và cách làm thích hợp để nắm bắt vận hội, vượt qua thử thách, giành thắng lợi mới trên con đường công nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước Công ty Dệt Kim Đụng Xuõn luụn nỗ lực phấn đấu để phát huy những thành tựu đã đạt được trong suốt những năm qua, xứng đáng là doanh nghiệp đầu đàn của ngành dệt kim Việt Nam.
3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
Sản phẩm tại công ty 80% là gia công do vậy,SP thường được sản xuất hàng loạt, theo đơn đặt hàng Quá trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục cho đến khi SP hoàn thành phải trải qua 3 giai đoạn chế biến ở 5 xí nghiệp khác nhau, đó là: XN Dệt, XN Xử lý hoàn tất và 3 XN may (XN May 1, XN May 2,
XN May 3), SP của xí nghiệp này lại là nguyên liệu đầu vào của xí nghiệp kia
- XN Dệt : Là đơn vị đầu tiên trong dây chuyền sản xuất Sợi được đưa vào đây sau đó được guồng, đánh sợi, dệt ra các loại vải mộc theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, kiểu cách, mầu sắc trong các đơn đặt hàng dưới sự điều hành của phòng Kĩ thuật và phòng Nghiệp vụ
- XN Xử lý hoàn tất : Có nhiệm vụ xử lý các loại vải mộc từ XN dệt chuyển sang hoặc các loại vải nhập, gồm các công đoạn: kiềm, nấu, nhuộm màu, vắt, mở khổ vải, sấy, cán, in hoa, thêu sẽ tạo ra vải trắng hoặc vải màu Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng của SP Từ đây, vải được đưa sang các XN May.- Các XN May (May 1, May 2, May 3) : Có nhiệm vụ cắt may các loại quần áo, bao gói, dán nhãn mác, đóng kiện rồi đem nhập kho thành phẩm hay giao ngay cho khách hàng theo đúng quy trình công nghệ, qui cách chất lượng mà khách hàng yêu cầu và phòng kĩ thuật đã ban hành
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất
Dệt Kiểm tra Mạng Lộn vải
Mở khổ vải (làm mềm)
Hoàn thiện: là, gấp, dán nhãn, đóng hòm
Kho thành phÈm KiÓm tra
Ngoài các XN trên, Công ty còn có XN Cơ khí sửa chữa, động lực Mặc dù không trực tiếp sản xuất sản phẩm, là XN phụ trợ phục vụ sản xuất nhưng không thể thiếu XN này trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hàng loạt với khối lượng lớn, liên tục XN này gồm các bộ phận lò hơi, cấp nước, làm lạnh, nén khí, các tổ nguội, tiện, phay, bào XN có nhiệm vụ sửa chữa, gia công, chế tạo các loại phụ tùng máy, cải tạo nhà xưởng và cung cấp những điều kiện cần thiết cho dây chuyền sản xuất.Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được khái quát qua sơ đồ trên:
3.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm: Ban lãnh đạo và các phòng, ban nghiệp vụ giúp Tổng giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý.Theo mô hình này, giữa ban lãnh đạo Công ty và các bộ phận phòng ban trong Công ty luôn có quan hệ chức năng và hỗ trợ lẫn nhau Mối quan hệ này giúp cho mọi hoạt động của Công ty đều có được sự nhất trí cao đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, tránh chồng chéo trong nhiệm vụ gây lãng phí thời gian và các nguồn lực khác.
Có thể khái quát về tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
GD điều hành kt-công nghệ
GD điều hành sản xuất
Phòng quản lý chất lượng
Phòng tài chính kế toán
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Ban lãnh đạo: gồm Tổng Giám đốc, hai Phó Tổng Giám đốc và hai Giám đốc điều hành
Tổng Giám đốc : Chịu trách nhiệm chung trước Nhà nước và người lao động về hiệu quả sản xuất kinh doanh và luật pháp của công ty Đồng thời, là người có quyền cao nhất, quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động SXKD trong Công ty
Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật-thương mại : phụ trách nghiên cứu kĩ thuật công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ, đồng thời, đám phán và ký kết các hợp đồng thương mại với khách hàng.
Phó Tổng Giám đốc thiết bị - đầu tư : phụ trách về vấn đề quản lý thiết bị cơ sở hạ tầng, nhà xưởng kho tàng và tổ chức thực hiện công tác đầu tư phát triển theo dự án đã được duyệt.
Giám đốc điều hành sản xuất : Phụ trách vấn đề tổ chức sản xuất và bố trí các điều kiện lao động, nguyên liệu, vật tư để đảm bảo kế hoạch sản xuất và giao hàng giúp Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực nhân sự, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, kế hoạch sản xuất, mở rộng thị trường.
Giám đốc điều hành kỹ thuật, công nghệ : phụ trách về các lĩnh vực nghiên cứu - quản lý công nghệ, tổ chức chỉ đạo sản xuất thử sản phẩm mới, mẫu chào hàng , xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm, tổ chức thi nâng cấp, nâng bậc cho công nhân.
Hệ thống các phòng ban:
Khối sản xuất: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, hai Phó Tổng Giám đốc và hai Giám đốc điều hành Bộ phận lãnh đạo của các xí nghiệp thành viên có nhiệm vụ tập hợp các số liệu để định kỳ gửi lên các phòng chức năng trên Công ty.
Văn phòng: Theo dõi quản lý văn thư lưu trữ hồ sơ, theo dõi toàn bộ văn bản ra vào, chịu trách nhiệm soạn thảo các tài liệu đó Thông tin các quyết định của lãnh đạo Công ty tới các bộ phận có liên quan
Phòng quản lý chất lượng: kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn để đảm bảo tiêu chuẩn của sản phẩm nghiên cứu đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm có nhiệm vụ lập kế hoạch chất lượng cho các SP của Công ty; cập nhật các kỹ thuật kiểm soát chất lượng, kiểm tra chất lượng, thủ tục kiểm tra và thử nghiệm áp dụng thiết bị và dụng cụ mới trong sản xuất và kiểm tra, lưu trữ thông tin về mẫu sợi, chỉ, chất lượng các loại vải, sợi, phụ liệu, nhãn mác khi nhập kho và trước khi đưa vào sản xuất
Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Đặc điểm thành phẩm và quản lý thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Đụng Xuõn
3.2.1.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Dệt kim Đông Xuân là quần áo dệt kim các loại 100% cotton nh quần áo lót nam, nữ quần áo trẻ em, quần gen, quần vải xoắn, quần áo thể thao, váy đó là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty Trước những nhu cầu ngày càng cao về may mặc của người tiêu dùng, Công ty đã nghiên cứu và cho ra đời các mặt hàng áo P-shirt (áo cổ bẻ) và áo T-shirt (áo cổ tròn), quần,áo thể thao mang tính thời trang, độc đáo,với kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu khách hàng Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng, cả trong và ngoài nước Với định hướng kinh doanh hướng về xuất khẩu, sản phẩm dệt kim Đông Xuân sớm có mặt tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, các nước Bắc Âu và Tây Âu Đến nay, các sản phẩm của Công ty đến nay đã có mặt ở cả Châu á, Châu Mĩ và Châu Âu Công ty còn phát triển thêm các khách hàng mới làKafulas, Itochu với các sản phẩm chính là quần gen nữ (Kafulas), áo T-shirt,quần áo sơ sinh, quần áo bệnh viện (Itochu) Mỹ là thị trường mới nhưng đã cho thấy tiềm năng tiêu thụ to lớn đối với các SP của Công ty nh áo T-shirt, áo ngủ,quần áo lót Các khách hàng chính của Công ty ở thị trường này làChildren'Place, jen'smart, Highfashion Nhìn chung thị trường Mỹ không khó tính nh thị trường Nhật Bản và EU, hàng hoá xuất khẩu rất đa dạng từ phổ thông đến cao cấp Cùng với sự lớn mạnh của ngành dệt may Việt Nam, Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ SP của mình cả thị trường trong và ngoài nước
3.2.1.2 Quản lý thành phẩm tại công ty Dệt Kim Đụng Xuõn.
Với đặc điểm thành phẩm của công ty có nhiều loại cả về số lượng, mẫu mã kích cỡ, và được nhập xuất kho thường xuyên nên công ty đã có nhiều cố gắng trong việc kết hợp chặt chẽ theo dõi thành phẩm giữa Phòng kế toán và bộ phận kho Hiện nay, công ty có một kho thành phẩm tại cơ sở 1, 67 Ngụ Thỡ Nhậm, điều này tạo điều kiện cho việc quản lý được tập trung Đối với mỗi loại sản phẩm mới được làm ra, kế toán thành phẩm sẽ xây dựng cho sản phẩm đó một mã vật tư và dùng thống nhất ở cả kho và phòng kế toán tạo điều kiện cho việc đối chiếu, kiểm tra Mỗi mã vật tư gồm 10 ký tự, trong đó có 1 chữ cái và
9 chữ số Về chữ cái có 2 loại: N là hàng nội và X là hàng xuất khẩu Về chữ số: 3 chữ số đầu chỉ loại vải ( vải 105, vải 209, vải 508 ), 2 chữ số tiếp theo chỉ số thự tự của một sản phẩm trong một nhóm sản phẩm, chữ số thứ 6 chỉ cỡ của sản phẩm(0:cỡ S, 1: cỡ M, 2: cỡ L, 7: cỡ 70, 9: cỡ 90 ), chữ số thứ 7 phân biệt vải trắng và màu (0: trắng, 1: màu),chữ số thứ 8 phân việt sản phẩm được in hay thêu (0: không in thêu, 1: in, 2: thêu) và chữ số cuối cùng là loại sản phẩm (1: sản phẩm loại 1, 2: sản phẩm loại 2).
Có nghĩa là vải 106, mã vật tư là A6-00 và cớ là M
Mã vật tư của Công ty được thể hiện ở phụ lục 1.
3.2.1.3 Phương pháp xác định giá nhập kho và xuất kho thành phẩm.
Việc xác định giá trị của thành phẩm nhập kho có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiêu thụ giúp việc xác định đúng giá vốn của hàng bán từ đó có cơ sở để đặt ra giá bán của sản phẩm vừa đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi, vừa mang tính cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường a Phương pháp xác định giá nhập kho.
Trị giá vốn thành phẩm nhập kho là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm Kế toán tiến hành theo dõi và quản lý thành phẩm theo hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Hàng ngày kế toán tiêu thụ căn cứ vào các phiếu nhập - xuất kho thành phẩm, chỉ theo dõi về mặt số lượng, cuối tháng, kế toán giá thành tập hợp chi chí sản xuất liên quan như: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC Sau đó bộ phận tính giá thành sẽ chuyển số liệu tính toán được đó cho kế toán tiêu thụ thành phẩm Kế toán căn cứ vào bảng tính giá thành trong số sản phẩm để đánh giá (Bảng 5 Bảng tính giá thành sản phẩm)
Bảng 4 : Bảng tính giá thành sản phẩm Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: Phòng kế toán) b Phương pháp xác định giá thành xuất kho.
Do đặc thù của sản phẩm may mặc, chủ yếu là sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng nên trị giá vốn thành phẩm xuất kho được tính theo hai cách:
+ Đối với thành phẩm xuất kho theo đơn đặt hàng thì giá thực tế thành phẩm xuất kho của Công ty được tính theo phương pháp thực tế đích danh của đơn đặt hàng đó, do đó giá thành phẩm thực tế xuất kho cũng chính là giá thành phẩm nhập kho của đơn đặt hàng đó.
+ Đối với trường hợp sản xuất hàng loạt thì giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính theo đơn giá bình quân gia quyền theo công thức:
Trị giá vốn thành Số lượng thành Đơn giá bình thành phẩm xuất = phẩm xuất × quân thành phẩm
Ví dụ: Ngày 18 tháng 6 năm 2008 Công ty đã xuất kho một số sản phẩm quần áo dệt kim để bán cho công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam, với sản phẩm Rib 3076 cỡ L màu thêu loại 1
Số lượng tồn đầu tháng là 12000 sản phẩm
Giá thực tế tồn đầu tháng: 12343 đồng
Số lượng nhập trong tháng: 7000 sản phẩm Đơn giá trong tháng :11530 đồng
Số lượng xuất trong tháng: 9000 sản phẩm
3.2.1.4 Kế toán chi tiết thành phẩm.
Hạch toán chi tiết thành phẩm là nhằm theo dõi chặt chẽ chi tiết tình hình nhập – xuất- tồn kho theo từng loai thành phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý hành phẩm, tại Công ty Dệt Kim việc hạch toán chi tiết thành phẩm thực hiện theo phương pháp ghi thẻ song song, việc hạch toán chi tiết này được theo dõi ở cả phòng kế toán và thủ kho.
Tại kho: Thẻ kho do kế toán thành phẩm mở cho mỗi loại thành phẩm, giao cho thủ kho để theo dõi thành phẩm về mặt hiện vật Mỗi thành phẩm được mở một thẻ kho Mỗi chứng từ được ghi trên một dũng trờn thẻ kho.Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho , phiếu xuất kho do phòng nghiệp vụ gửi lên
Giá thành sản xuất thực tế Giá thành sản xuất thực tế + Đơn giá bình TP tồn kho đầu kỳ TP nhập kho trong tháng quân thành phẩm xuất kho Số lượng TP tồn Số lượng TP nhập kho
+ kho đầu tháng trong tháng
12000×12343+ 70000× 11530 Đơn giá BQ gia quyền = = 12043.474 (đồng) 19000
Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho = 12043.474 × 9000= 108.391.263(đồng) cho thủ kho Thủ kho kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp của chứng từ, nhập xuất để ghi sô lượng nhập, xuất vào thẻ kho Cuối ngày thủ kho cộng thẻ kho để tính lượng nhập – xuất – tồn cho từng loại thành phẩm Sau khi đã ghi vào thẻ kho, toàn bộ chứng từ nhập, xuất được chuyển cho kế toán thành phẩm để ghi sổ chi tiết thành phẩm
Tại phòng kế toán: Định kỳ, thủ kho chuyển cỏc chỳng từ nhập, xuất kho thành phẩm cho kế toán thành phẩm Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất, sau khi kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ, kế toán thành phẩm ghi sổ chi tiết thành phẩm Sổ chi tiết mở để theo dõi tình hình nhõp, xuất tồn cho từng loại thành phẩm, đồng thời theo dõi cả mặt hiện vật và giá trị Cuối kỳ, kế toán thành phẩm đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết thành phẩm với thẻ kho, từ đó lấy số liệu lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tòn kho để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập xuất thành phẩm
Thành phẩm sản xuất ra với chất lượng đáp ứng được yêu cầu cảu khách hàng và mang lại lợi nhuận cao cho Công ty luôn là cỏi đớch mà cách doanh nghiệp hướng tới Do đó, song song với việc sản xuất ra thành phẩm, việc quản lý thành phẩm cũng là yêu cầu và là trách nhiệm của các bộ phận có liên quan. Đối với kế toán phải sử dụng phương pháp hạch toán phù hợp đẻ phản ánh chính xác, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của thành phẩm đúng với những quy định của chế độ kế toán hiện hành Khi cú cỏc nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc lập và sử dụng các chứng từ kế toán thích hợp sẽ làm căn cứ pháp lý tiến hành hạch toan ghi sổ nghiệp vụ đó. Để hiểu rõ hơn ta nghiên cứu nghiệp vụ sau:
Ngày 03 tháng 06 năm 2008 hoàn thành nhập kho thành phẩm N108V7-
00 cỡ M loại 1 với 160 sản phẩm từ xí nghiệp May 3