1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng phương án để tiến hành cổ phần hóa công ty tnhh1tv viện máy và dụng cụ công nghiệp

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Phương Án Để Tiến Hành Cổ Phần Hóa Công Ty TNHH1TV Viện Máy Và Dụng Cụ Công Nghiệp
Thể loại đề án
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 154,99 KB

Cấu trúc

  • 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (6)
    • 1.1.1. Quan niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (6)
    • 1.1.2. Đặc điểm của Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (9)
      • 1.1.2.1. Đặc điểm của cổ phần hóa (9)
      • 1.1.2.2. Nội dung cổ phần hóa (10)
      • 1.1.2.3. Đối tượng cổ phần hoá (10)
      • 1.1.2.4. Các hình thức tiến hành Cổ phần hóa (11)
      • 1.1.2.5. Xác định giá trị doanh nghiệp (11)
      • 1.1.2.6. Đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần (12)
    • 1.1.3. Tính chất của cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước (13)
  • 1.2. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (15)
    • 1.2.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam hiện nay (15)
    • 1.2.2. Những ưu điểm của Cổ phần hoá và sự cần thiết phải tiến hành CPH doanh nghiệp Nhà nước (17)
    • 1.2.3. Mục tiêu Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (18)
  • CHƯƠNG 2: ĐỀ ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH1TV VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP (20)
    • 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH1TV Viện máy và dụng cụ công nghiệp (20)
      • 2.1.1. Thông tin chung (20)
      • 2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất (21)
      • 2.1.3. Thực trạng về nguồn nhân lực (22)
    • 2.2. Đề án cổ phần hóa Công ty TNHH1TV Viện máy và dụng cụ công nghiệp (23)
      • 2.2.1. Sự cần thiết phải cổ phần hóa Công ty TNHH1TV Viện máy và dụng cụ công nghiệp (23)
      • 2.2.2. Mục tiêu cổ phần hóa (24)
      • 2.2.3. Cơ sở pháp lý cho công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (25)
    • 2.3. Xây dựng quy trình cổ phần hóa (26)
      • 2.3.1. Nguyên tắc cổ phần hóa (26)
      • 2.3.2. Hình thức cổ phần hóa (26)
      • 2.3.3. Quy trình cổ phần hóa (26)
    • 2.4. Nội dung cổ phần hóa Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (32)
      • 2.4.1. Tên gọi Công ty cổ phần (32)
      • 2.4.2. Ngành nghề kinh doanh (33)
      • 2.4.3. Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa (34)
      • 2.4.4. Phương án phát hành cổ phiếu (42)
        • 2.4.4.1. Cổ phần Vàng (43)
        • 2.4.4.2. Cổ phần Phổ thông (46)
        • 2.4.4.3. Thời gian, cơ quan bán cổ phần và giá khởi điểm (49)
      • 2.4.5. Phương án sử dụng lao động (50)
        • 2.4.5.1. Tổ chức lại lao động (50)
        • 2.4.5.2. Xử lý lao động dôi dư (50)
      • 2.4.6. Kế hoạch sử dụng tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước (51)
      • 2.4.7. Phương án tổ chức, đầu tư nghiên cứu khoa học, đào tạo và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (52)
        • 2.4.7.1. Phương án tổ chức của Công ty cổ phần (52)
        • 2.4.7.2. Phương thức hoạt động của Công ty mẹ sau khi cổ phần hóa (54)
        • 2.4.7.3. Định hướng chiến lược phát triển chung sau cổ phần hóa (54)
        • 2.4.7.5. Kế hoạch đầu tư sau cổ phần hóa, kế hoạch tăng vốn điều lệ (57)
      • 2.4.8. Một số chỉ tiêu chủ yếu sau cổ phần hóa (60)
  • CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH1TV VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP (62)
    • 3.1. Đánh giá đề án Cổ phần hóa của công ty (62)
      • 3.1.1. Thuận lợi (62)
        • 3.1.1.2. Thuận lợi riêng (63)
      • 3.1.2. Khó khăn (65)
        • 3.1.2.1 Dự báo rủi ro gặp phải (65)
        • 3.1.2.2. Các khó khăn gặp phải (66)
    • 3.3. Đề xuất hoàn thiện đề án cổ phần hóa (68)
      • 3.3.1. Hoàn thiện các quy trình cổ phần hóa (68)
      • 3.2.2. Gắn quy trình cổ phần hoá với thực hiện đấu giá cổ phần của doanh nghiệp (69)
      • 3.2.3. Quy định thời gian thực hiện quy trình cổ phần hoá (69)
    • 3.3. Một số kiến nghị (70)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 72 (71)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Quan niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Cho đến nay, trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận Khi nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo hạn chế là sự cạnh tranh khốc liệt và bất bình về mặt xã hội tăng lên Để giảm bớt và kìm hãm những hạn chế trên, đồng thời thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước sử dụng một công cụ hữu hiệu là bộ phận kinh tế Nhà nước, mà trung tâm là các doanh nghiệp Nhà nước Nhưng việc lạm dụng quá mức sự can thiệp của khu vực kinh tế Nhà nước sẽ kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Từ đó vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển xã hội đồng thời vai trò quản lý của Nhà nước vẫn được giữ vững.

Một hiện tượng kinh tế nổi bật trên toàn thế giới trong những năm 1980 là sự chuyển đổi sở hữu Nhà nước : Chỉ tính từ năm 1984 đễn năm 1991, trên toàn thế giới đó cú trờn 250 tỷ USD tài sản Nhà nước được đem bán Chỉ riêng năn 1991 chiếm khoảng 50 tỷ USD Đến nay đó cú hàng trăm nước phát triển trên thể giới ( cho dù có tư tưởng chính trị khác nhau ) đều xây dựng và thực hiện cổ phần hoá một cách tích cực Do đó, hơn một thập kỷ qua, việc cổ phần hoá được coi như là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự yếu kém trong kinh doanh của bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Vậy cổ phần hoá là gì, vai trò, đặc điểm của nó ra sao, mà nhiều nước trên thế giới sử dụng nó trong công tác quản lý kinh tế như vậy?

Theo tài liệu của hầu hết các học giả nước ngoài thì việc xem xét vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đều đặt nó trong một quá trình rộng lớn hơn đó là quá trình Tư nhân hoá Tư nhân hoá theo như định nghĩa của Liên Hợp Quốc là sự biến đổi tương quan giũa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước ưu tiên thị trường Theo cách hiểu này thì toàn bộ các chính sách, thể chế, luật lệ nhằm khuyến khích, mở rộng, phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt quyền sở hữu và sự can thiệp trực tiếp của

Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế tế cơ sở, giành cho thị trường vai trò điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh đáng kể thông qua tự do hoá giá cả, tự do lựa chọn đối tác và nghành nghề kinh doanh.

Xét về mặt hình thức: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị tài sản của mình cho các cá nhân hay tổ chức kinh tế trong hoặc ngoài nước, hoặc bán trực tiếp cho cán bộ, công nhân của chính doanh nghiệp Nhà nước thông qua đấu thầu công khai , hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành lờn cỏc Công ty TNHH hay Công ty Cổ phần.

Như vậy cổ phần hoỏ chớnh là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu – chuyển hình thức kinh doanh từ một chủ sở hữu là doanh nghiệp Nhà nước thành công ty Cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được nhu cầu của kinh doanh hiện đại.

Từ quan niệm trên, kết hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, có thể đưa ra khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu) , chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp

Từ Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII (6/1992), tiếp theo đó là quyết định số 202/CT(6/1992) của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), rồi tới các Nghị định số 28/CP(7/5/1996), 25/ CP(23/7/1997), Nghị định 44/CP(29/6/1998), Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày

19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Cổ phần hoỏ luụn được Đảng và Nhà nước xác định là việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành các Công ty cổ phần nhằm thực hiện các mục tiêu:

 Chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu hỗn hợp

 Huy động vốn của toàn xã hội

 Tạo điều kiện để người lao động trở thành người chủ thực sự trong doanh nghiệp

 Thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp

Như vậy có thể thấy: so với các nước đã và đang tiến hành Cổ phần hoỏ trờn thế giới, thì ở nước ta, chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước lại xuất phát từ đường lối kinh tế và đặc điểm kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay: chúng ta đang bố trí lại cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản của Nhà nước Đó là đặc điểm lớn nhất chi phối, quyết định mục đích nội dung và phương thức Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Vì vậy về thực chất Cổ phần hoá ở nước ta là nhằm sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước cho hợp lý và hiệu quả, còn việc chuyển đổi sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông trong công ty cổ phần chỉ là một trong những phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích trên.

Xét về mặt pháp lý : công ty Cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập, được hưởng quy chế pháp lý của Nhà nước, có tư cách bên nguyên để kiện các pháp nhân khác đồng thời cũng có thể bị các pháp nhân khác kiện Công ty Cổ phần có vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần Các cổ đông trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị vốn góp của mình cho công ty chứ không chịu trách nhiệm vô hạn như hình thức kinh doanh một chủ hay hình thức kinh doanh chung vốn. Nhờ đó mà khả năng thu hút vốn đầu tư và khả năng mạo hiểm cao hơn Công ty Cổ phần là một hình thái pháp lý gần nh hoàn hảo trong việc huy động những lượng vốn lớn trong xã hội Mệnh giá của cổ phiếu trong công ty Cổ phần thưũng được định giá thấp để có thể huy động, khai thác ngay cả số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong công chúng.

Xét về mặt huy động vốn: thì công ty Cổ phần giải quyết hết sức thành công vỡ nú tạo điều kiện cho những cá nhân với số tiền nhỏ cũng có cơ hội đầu tư có lợi và an toàn, bởi vì: Việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ phần , mà còn hứa hẹn mang đến cho họ một khoản thu nhập “ngầm” nhờ sự tăng giá trị của cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả Mặt khác các cổ đông có quyền tham gia quản lý công ty theo điều lệ của công ty Cổ phần và được pháp luật bảo đảm Điều lợi nữa là các cổ đông được hưởng ưu đãi trong việc mua những cổ phiếu mới phát hành của công ty trước khi công ty đem bán rộng rãi cho công chúng.

Một đặc điểm về vốn của công ty Cổ phần nữa là sự linh hoạt trong việc chuyển nhượng, mua bán những cổ phiếu tự do Như vậy sẽ chẳng khó khăn gì cho những người muốn rút vốn kinh doanh hay muốn tham gia kinh doanh thêm trong công ty Cổ phần Nghĩa là việc chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác diễn ra rất mau lẹ mà guồng máy của công ty vẫn có thể hoạt động bình thường Cổ tức của công ty Cổ phần không những là mối quan tâm của các cổ đông trong công ty Cổ phần, mà còn có tác động rất lớn đến giá trị giao dịch cổ phiếu của Thị trường chứng khoán bởi tâm lý những người góp vốn cổ phần thường muốn thu được lợi tức cổ phần cao hơn lãi suất trên thị trường vốn.

Xét về mặt sở hữu: công ty Cổ phần có nhiều chủ sở hữu, chủ sở hữu của công ty Cổ phần là các cổ đông , song phần lớn các cổ đông của công ty Cổ phần không tham gia vào quản lý công ty mà giao quyền điều hành và quản lý công ty cho một bộ phận nhỏ đó là Hội đồng quản trị Các chủ sở hữu khác chỉ thực hiện quyền sở hữu của mỡnh trờn phương diện thu lợi tức cổ phần thông qua hoạt động kinh doanh của công ty; tham gia Đại hội đồng cổ đông, quyết định những vấn đề có tính chiến lược của công ty như thông qua điều lệ, phương án xây dựng công ty,quyết toán tài chính, giải thể, bầu cử và ứng cử vào bộ máy lãnh đạo của công ty.

Đặc điểm của Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

1.1.2.1 Đặc điểm của cổ phần hóa

Chúng ta đều biết rằng cái cốt lõi của quá trình Cổ phần hoá là vấn đề sở hữu và quyền sở hữu Còn Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là chuyển đổi sở hữu trong doanh nghiệp Nhà nước Sở hữu theo quan niệm của chủ nghĩa Mác là quan hệ giữa lao động với những điều kiện khách quan của lao động, đây là một phạm trù cơ bản bao trùm của quan hệ sản xuất, nó phản ánh lao động tổng thể của con người và những mối quan hệ của họ trong việc chiếm hữu những điều kiện khách quan phục vụ cho lơị ích của con người và sự phát triển xã hội.

Thông qua việc phân tích mối quan hệ bản chất của sở hữu ta thấy hiện rõ hai nội dung cơ bản của sở hữu là : sở hữu xã hội và chiếm hữu tư nhân Trong đó sở hữu xã hội dùng để chỉ quan hệ lao động trừu tượng với toàn bộ các điều kiện khách quan trực tiếp của lao động Giữa sở hữu xã hội và chiếm hữu tư nhân có mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất vừa tách biệt Sở hữu xã hội có hình thái vận động là giá trị mà sự biểu hiện của nó chủ yếu dưới hình thức tiền tệ, còn chiếm hữu ta nhõn luụn được thực hiện dưới dạng hoạt động cụ thể , có ích trong hệ thống phân công lao động xã hội mà sản phẩm của nó thể hiện dưới dạng một hàng hoá hay một loại dịch vụ nhất định Hệ quả của sự thống nhất và tách rời giữa sở hữu xã hội và chiếm hữu tư nhân dẫn đến sự phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản xã hội Người có quyền sở hữu sẽ nắm quyền chi phối giá trị, nhằm mục đích tìm kiếm một giá trị cao hơn còn người có quyền sử dụng là người trực tiộp thực hiện một hoạt động kinh tế cụ thể nào đó để tạo ra giá trị, đó là phương tiện để tăng giá trị, mối quan hệ của chúng có thể hiểu là mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện Chính sự tách biệt của sở hữu xã hội và chiếm hữu xã hội đã tạo ra các tầng lớp người trong xã hội

Việc vạch ra tính chất của sở hữu là một việc vô cùng quan trọng để hiểu được sự vận động của nó trong nền kinh tế thị trường Sự tách biệt giữa hai mặt của sở hữu là một quá trình lịch sử góp phần cho sự ra đời, sự phát triển của thị trường chứng khoán và của công ty Cổ phần

1.1.2.2 Nội dung cổ phần hóa

- Chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu hỗn hợp

- Huy động vốn của toàn xã hội

- Tạo điều kiện để người lao động trở thành người chủ thực sự trong doanh nghiệp

- Thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp

Thì tiến trình Cổ phần hoỏ đó dành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, các ban ngành và chính quyền địa phương Trong suốt hơn 10 năm thực hiện, nhiều văn bản pháp qui quy định chi tiết nội dung cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã được ban hành nhằm đưa công tác Cổ phần hoá phù hợp với từng giai đoạn Đặc biệt Nghị định 44/CP(29/6/1998) của Chính phủ quy định chi tiết nội dung Cổ phần hoá bao gồm: đối tượng cổ phần hoá, hình thức cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, đối tượng mua cổ phần và phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp.

1.1.2.3 Đối tượng cổ phần hoá:

Xuất phát từ thể chế chính trị, lịch sử, để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế nước ta, đối tượng thực hiện cổ phần hoá là những doanh nghiệp Nhà nước hội tụ đủ 3 điều kiện : có quy mô vừa và nhỏ ; không thuộc diện Nhà nước giữ

100% vốn đầu tư ; có phương án kinh doanh hiệu quả hoặc tuy trước mắt có khó khăn nhưng triền vọng tốt.

Trong 3 điều kiện này, điều kiện thứ 2 ( doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn đầu tư ) được coi là quan trọng nhất bởi những doanh nghiệp

Nhà nước giữ 100% vốn đầu tư là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước , là đòn bẩy kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, theo đúng định hướng XHCN.

1.1.2.4 Các hình thức tiến hành Cổ phần hóa:

Theo quy định thỡ cú 4 hình thức Cổ phần hoá, Ban cổ phần hoá sẽ lựa chọn một hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và người lao động. Các hình thức đó là:

1 Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp;

2 Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp;

3 Tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hoá;

4 Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.

1.1.2.5 Xác định giá trị doanh nghiệp Đây là một khâu quan trọng và thường chiếm nhiều thời gian, công sức nhất trong quá trình Cổ phần hoỏ Cú 2 nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp được đưa ra, đó là:

Giá trị thực tế là giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được Người mua và người bán cổ phần sẽ thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, đôi bên cùng có lợi. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, thoả thuận này diễn ra trên thị trường chứng khoán, còn ở nước ta thoả thuận có thể diễn ra thông qua các công ty môi giới, kiểm toán( đã diễn ra trên thị trường chứng khoán nhưng chưa phổ biến) Trên cơ sở xác định được giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ là phần còn lại của giá trị thực tế sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả.

Cơ sở xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp đó là số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm Cổ phần hoá và giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật,nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm Cổ phần hoá.

Nguyên tắc này được đặt ra để đảm bảo tính khách quan trong việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Thực tế việc Cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp đăng ký Cổ phần hoá thường có xu hướng định thấp giá trị doanh nghiệp, thông qua việc khai báo không chính xác như khai thấp giá trị TSCĐ của doanh nghiệp, khai không đúng lượng vốn…từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc định giá trị doanh nghiệp và gây thiệt hại cho Nhà nước Ngược lại, hiện tượng cơ quan kiểm toán định giá cao hơn giá trị thực của doanh nghiệp lại có thể làm thiệt hại cho người mua cổ phần.

1.1.2.6 Đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần:

Các đối tượng được phép mua cổ phần đó là: các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam trong đó cnỏ bộ công nhân viên tại các doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng được ưu tiên mua cổ phần.

Về số lượng cổ phần được mua có quy định như sau:

- Loại doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một pháp nhân được mua không quá 10%, một cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

- Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một pháp nhân được mua không quá 20%, một cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

- Loại doanh nghiệp Nhà nước không tham gia cổ phần: không hạn chế số lượng cổ phần lần đầu mỗi pháp nhân và cá nhân được mua nhưng phải đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

Tính chất của cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước

Do tính chất có nhiều chủ sở hữu của công ty Cổ phần nờn cỏc cổ đông không thể thực hiện trực tiếp vai trò chủ sở hữu của mình mà phải thông qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ quản lý lãnh đạo công ty đó là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và kiểm soát viên Đại hội đồng cổ đông là cơ quan lãnh đạo quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông đại diện cho trên 3/4 số vốn điều lệ của công ty và được thành lập theo biểu quyết của đa số phiếu bầu Đại hội đồng cổ đông thường kỳ triệu tập vào cuối năm để giải quyết công việc kinh doanh của công ty trong khuôn khổ điều lệ như quyết định phương hướng hoạt động của công ty thông qua tổng kết năm tài chính, quyết định việc phân chia lợi nhuận, bầu hoặc bãi miễn thành viên trong Hội đồng quản trị và kiểm soát viên, Đại hội đồng cổ đông bất thường được triệu tập để sửa đổi điều lệ của công ty.

Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý của công ty bao gồm từ 3-12 thành viên. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty Hội đồng quản trị bầu ra một thành viên làm chủ tịch Hội đồng Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người kiêm chức vụ Giám đốc hay Tổng giám đốc Giám đốc hay Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn trong phạm vi được giao. Công ty Cổ phần thường có hai kiểm soát viên do Đại hội bầu ra, trong đó có it nhất một người có chuyên môn kế toán và không phải là thành viên của Hội đồng quản trị hay người thân cận của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

Xét về tính chất hoạt động của công ty Cổ phần : Sự hoạt động trong công ty

Cổ phần mang tính dân chủ cao do số lượng các cổ đông là những chủ sở hữu nhiều Vì thế mà cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận vừa đảm bảo được vai trò sở hữu vừa đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bằng việc quy định mệnh giá thấp , hợp lý, công ty Cổ phần thu hút được đông đảo sự tham gia của công chúng, do vậy mà công ty Cổ phần mang tính xã hội hoá cao,kéo theo sự quản lý mang tính dân chủ Hoạt động manh tính công khai, đặc biệt là công khai trước mọi cổ đông với tư cách là những chủ sở hữu Do đó tạo điều kiện cho các cổ đông có được những hiểu biết về hoạt động của công ty, có đựơc tiếng nói riêng của mình, có khả năng kiểm tra được những hoạt động của công ty, từ đó có những quyết định kinh doanh riêng của mình.

Thuận lợi của công ty Cổ phần phải kể đến là việc thu hút và sử dụng vốn nhàn rỗi trong dân cư nhờ vào việc phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán các công ty Cổ phần có khă năng huy động được một lượng vốn lớn chỉ trong một thời gian ngắn cách thu hút vốn của công ty Cổ phần không chỉ dừng lại ở những nhà đầu tư lớn mà còn hấp dẫn được một lượng tiền khá lớn đang nằm rải rác trong dân cư, kể cả những người không giầu cú gỡ cũng có thể tham gia mua cổ phiếu bởi hầu hết những cổ phiếu thường có mệnh giá thấp Hơn nữa, việc đầu tư vào các công ty Cổ phần thường đem lại lợi ích lớn hơn so với việc gửi tiền vào các quỹ tín dụng hay ngân hàng Thông thường lợi tức do cổ phiếu đem lại cao hơn lãi suất tiền gửi, dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Điểm thuận lợi nữa của công ty Cổ phần là các cổ đông trong công ty không được phép rút vốn ra khỏi công ty mà chỉ có thể mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho những người khác thông qua thị trường chứng khoán Do vậy số vốn kinh doanh của công ty luôn luôn ổn định cho dù có những biến động lớn về nhân sự trong công ty Có số vốn lớn, công ty Cổ phần sẽ có điều kiện áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tận dụng hết dược những cơ hội kinh doanh , thích ứng nhanh được với những biến động của thị trường, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

Với những thuận lợi trên, công ty Cổ phần đó cú vai trò thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán; tạo điều kiện thực hiện xã hội hoỏ cỏc hình thức sở hữu

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, công ty Cổ phần cũng phải đối mặt với những khó khăn như: sự ảnh hưởng nặng nề của tư duy kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trong điều kiện chiến tranh kéo dài Trong tư duy cũng như trong thực tiễn xây dựng cơ sở vật chấ kỹ thuật , người ta vẫn thường xem nhẹ các quy luật kinh tế khách quan của thị trường , coi kinh tế thị trường là của riêng Chủ nghĩa tư bản, từ đó dẫn đến hậu quả là việc hạch toán kinh tế trong các doanh nghiệp là mang tính hình thức, các doanh nghiệp Nhà nước thực chất chỉ là người sản xuất và gia công thuê cho Nhà nước chứ không thực sự là một chủ thể kinh doanh đầy trách nhiệm Tư tưởng này thật là xa lạ đối với một công ty Cổ phần trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Hơn nữa, lực lượng sản xuất của ta cũn quỏ yếu kém; cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu; hệ thống pháp luật, chính sách quản lý còn chưa thống nhất đồng bộ, thủ tục hành chính cũn quỏ rườm rà, quan liêu; cơ cấu kinh tế chưa hợ lý…

Tóm lại, những thuận lợi và khó khăn của công ty Cổ phần là một mâu thuẫn lớn, song bắt buộc phải kiên quyết đổi mới, phải có những giải pháp và bước đi phù hợp với trình độ thực tế cơ sở Do vậy mà mục tiêu và quan điểm đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thông qua Cổ phần hoá là đúng đắn và cần thiết.

TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam hiện nay

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, khu vực Kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo nhằm chi phối nền kinh tế quốc dân cũng như giúp đỡ các thành phần kinh tế khác Song trên thực tế, hiệu quả hoạt động của khu vực Kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống doanh nghiệp Nhà nước nói riêng còn tồn tại rất nhiều yếu kém.

Trên địa bàn cả nước hiện nay, chúng ta có khoảng 5800 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh rất thấp Chỉ có trên 40% doanh nghiệp Nhà nước là hoạt động có hiệu quả, trong đó thực sự làm ăn có lãi và lâu dài chỉ chiếm dưới 30% Trên thực tế, doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách chiếm 80-85% tổng doanh thu, nhưng nếu trừ khấu hao cơ bản và thuế gián thu thì doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng góp được trên 30% ngân sách Nhà nước Đặc biệt nếu tính đủ chi phí và TSCĐ, đất tính theo giá thị trường thỡ cỏc doanh nghiệp Nhà nước hoàn toàn không tạo ra được tích luỹ. Đánh giá thực lực các doanh nghiệp Nhà nước trên 3 mặt: vốn- cụng nghệ- trỡnh độ quản lý, có thể thấy:

Vốn: Các doanh nghiệp luôn trong trạng thái đói vốn Tình trạng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động do thiếu vốn kinh doanh đã xuất hiện Tình trạng doanh nghiệp không có vốn và không đủ khả năng huy động vốn để đổi mới công nghệ được coi là phổ biến Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp kém, thất thoát vốn của Nhà nước ngày càng trầm trọng Năm 1998 chỉ tớnh riờng số nợ khó đòi và lỗ luỹ kế của các doanh nghiệp Nhà nước đã lên đến 5.005 tỷ đồng Theo Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp , trong số gần 5800 DNNN, chỉ 40,4% được đánh giá là hoạt động có hiệu quả (bảo toàn được vốn, trả được nợ, nộp đủ thuế, trả lương cho người lao động và có lãi) ; 44% số doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khó khăn tạm thời ; còn 15,6% số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả Tổng cộng, có tới trên 59,6% DNNN hoạt động kém hiệu quả.

Công nghệ: Công nghệ của các DNNN lạc hậu so với trình độ chung của khu vực và của thế giới (thường từ 2-3 thế hệ, cá biệt có công nghệ lạc hậu tới 5-6 thế hệ), 76% máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 50-60 và chủ yếu do Liờn

Xụ cũ và các nước Đông Âu cung cấp Hiện nay có đến 54,3% DNNN trung ương và 74% DNNN địa phương còn sản xuất ở trình độ thủ công, hiệu quả sử dụng trang thiết bị bình quân dưới 50% công suất Đú chớnh là nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường nội địa cũng như quốc tế hết sức thấp kém Điều này thực sự là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp Nhà nước và với nền kinh tế trong quá trình hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới.

Trình độ, năng lực và bản lĩnh quản lý còn thấp so với yêu cầu Ta thấy rằng, ở các doanh nghiệp Nhà nước, quyền sở hữu không gắn với quyền quản lý vốn và tài sản Mặt khác, do những nguyên nhân lịch sử, do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước có số lượng lao động lớn, cơ cấu lao động bất hợp lý, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu Bên cạnh trách nhiệm về kinh tế, mối doanh nghiệp còn phải đảm trách nhiều chức năng xã hội nữa.

Từ tình hình trên, có thể thấy khu vực kinh tế Nhà nước không phải là điểm sáng như chúng ta mong đợi, đặc biệt nó vẫn chưa thực sự thể hiện tốt vai trò chủ đạo vủa mình Do đó vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một loạt những giải pháp tiến hành đồng bộ Trong đó, CPH DNNN là một trong những biện pháp được Đảng và Nhà nước đặt lên vị trí then chốt, hàng đầu.

Những ưu điểm của Cổ phần hoá và sự cần thiết phải tiến hành CPH doanh nghiệp Nhà nước

Xuất phát từ thực tế nêu trên, thực hiện CPH là một nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, CPH sẽ giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất: Thực hiện CPH là để giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất CPH góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hoỏ cỏc hình thức sở hữu Trước đây chúng ta xây dựng một cách cứng nhắc chế độ công hữu, thể hiện ở một số lượng quá lớn các DNNN mà không nhận thấy quan hệ sản xuất này không phù hợp với lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém, lạc hậu Vì vậy CPH sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, giúp lực lượng sản xuất phát triển.

 Thứ hai: Thực hiện CPH nhằm xã hội hoá lực lượng sản xuất, thu hút thêm nguồn lực sản xuất Khi thực hiện CPH , người lao động sẽ gắn bó , có trách nhiệm với công việc hơn, họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp Ngoài ra, phương thức quản lý được thay đổi, doanh nghiệp sẽ trở nên năng động, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.

 Thứ ba: Bên cạnh đó, CPH là một yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, đưa nền kinh tế hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới.

 Thứ tư: Thực hiện CPH là một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế Với việc huy động được các nguồn lực, các công ty cổ phần có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Thứ năm: Cổ phần hoá tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô Chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần không những chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý ở cả phạm vi doanh nghiệp và ở cả phạm vi nền kinh tế quốc dân.

 Thứ sáu: Cổ phần hoá là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình đổi mới.

Như vậy, đứng trước thực trạng hoạt động yếu kém của hệ thống DNNN, CPH với những ưu điểm và mục tiêu của mỡnh đó chứng tỏ đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quá trình đổi mới, phù hợp với giai đoạn quá độ đi lên CHXH ở nước ta.

Mục tiêu Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự tồn tại hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả đặc điểmó đem lại gánh nặng lớn cho Ngân sách Nhà nước và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, do vậy quá trình Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo xu hướng chung đặc điểmều nhằm vào những mục tiêu sau đây:

- Tạo điều kiện điều kiện để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả

- Giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước

- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế

- Tạo khả năng thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ mới

- Thúc đẩy phát triển hoàn thiện thị trường vốn

Tuy nhiên do đặc điểm và điều kiện thực tế của từng nước khác nhau, và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể mà Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cũng có những mục tiêu khác nhau Theo quyết định QĐ 202/CôNG TY ngày 8/6/1992 thì việc tiến hành Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm vào 3 mục tiêu chính sau:

- Chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Huy động được một khối lượng vốn lớn trong và ngoài nước cho sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội

Tạo điều kiện để người lao động trở thành người chủ thực sự trong doanh nghiệp

Thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp

Sau một thời gian tiến hành thí điểm Cổ phần hoá, Chính phủ đó cú sự nghiên cứu và sửa đổi nội dung mục tiêu Cổ phần hoá cho phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và xu thế biến đổi chung của thị trường Theo Nghị địnhNĐ44/NĐ-CP về Cổ phần ngày 29/6/1998 thì mục tiêu Cổ phần hoá được rút gọn xuống còn hai mục tiêu nhưng nội dung chính vẫn đựoc giữ nguyên, cụ thể như sau:

Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm đàu tư, đổi mới công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm trong dân chúng, phát triển doanh nghiệp , nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, và thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp

Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người góp vốn được thực sự làm chủ; thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; tăng tài sản cho Nhà nước ; nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước

Hai mục tiêu trên được đưa ra sau một thời gian tiến hành thử nghiệm, được đỳc rỳt từ kinh nghiệm thực tế nên mang tính xác thực cao, đồng thời với việc thực hiện hai mục tiêu trờn đó thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu khác như:

- Giảm bớt được gánh nặng cho ngân sách Nhà nước vì giảm bớt đựơc số lượng doanh nghiệp Nhà nước

- Việc đa dạng hoá quyền sở hữu trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ hình thành được sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, do vậy đã tạo ra sức mạnh và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt nam tham gia vào thị trường thế giới một cách bạo dạn, chủ động và tích cực hơn Đõy chớnh là mục tiêu chiến lược dài hạn của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế – xã hội nói chung.

- Việc huy động vốn của công ty Cổ phần sẽ là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa những con người, những doanh nghiệp có quyền lợi chung thông qua sự đồng sở hữu các Cổ phần trong một doanh nghiệp, như vậy sẽ mang lại một sức mạnh tập thể lớn hơn.

ĐỀ ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH1TV VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP

Giới thiệu về công ty TNHH1TV Viện máy và dụng cụ công nghiệp

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH MTV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp

- Địa chỉ: Số 46 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

- Chức năng, nhiệm vụ chính:

+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về cơđiện tử, bao gồm: Cơđiện tử trong ngành máy công cụ, cơđiện tử lĩnh vực đo lường và tự động hoá, cơđiện tử trong ngành thiết bị xây dựng, cơđiện tử lĩnh vực thiết bị y tế, cơ điện tử trong ngành thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, thiết kế, chế tạo máy, thiết bị,dõy chuyền công nghệ mới trong công nghiệp; Đào tạo tiến sỹ kỹ thuật, đào tạo đại học trong lĩnh vực cơđiện tử; tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khoa học và công nghệ, bao gồm: tư vấn lập và thẩm định các dự án đầu tư, tư vấn quản lý dự án, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế, tư vấn mua sắm vật tư thiết bị và công nghệ.

+ Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, lắp đặt các loại máy, thiết bị công nghệ, các hệ thống điều khiển tự động, thiết bị tự động hoá, điện tử công nghiệp và phần mềm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp; Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư; thiết bị điện tử; máy, thiết bị, dụng cụ và dây chuyền công nghệ trong công nghiệp; Đầu tư tài chính vào các công ty con và các loại hình doanh nghiệp khác;

+ Đầu tư kinh doanh bất động sản; tư vấn bất động sản

+ Kinh doanh cho thuê nhà xưởng, văn phòng, trang thiết bị máy móc;

+ Đại lý, dịch vụ mua bán máy móc thiết bị vật tư công nghiệp; xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;

+ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất:

- Tổng diện tích đất đang quản lý: 12.180,5 m 2

- Tổng diện tích nhà văn phòng: 5.085 m 2

- Tổng diện tích các phòng nghiên cứu: 3.133 m 2

- Tổng diện tích xưởng thực nghiệm, sản xuất: 2.642 m 2

- Tổng tài sản trang thiết bị: 24.646.009.665 đồng

+ Tổng tài sản trang thiết bị phục vụ nghiên cứu: 23.978.677.925 đồng + Tổng tài sản trang thiết bị phục vụ sản xuất: 667.331.740 đồng

- Số dự án đầu tư chiều sâu và kinh phí được đầu tư trong 5 năm gần đây: 02 Trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: Dự án đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm Cơ điện tử với tổng vốn đầu tư là 33.405.000.000 đồng bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước 17.000.000.000 đồng và nguồn vốn tự huy động hợp pháp của Viện IMI là 16.405.000.000 đồng.

Thời gian thực hiện dự án : 04 năm từ 2006 ữ 2009

+ Từ nguồn vốn tự huy động: Dự án Trung tâm du lịch thương mại IMI tại Quảng Bình với tổng vốn đầu tư: 36.013.107.000 đồng Hiện nay Viện IMI đã hoàn thành san lấp giai đoạn 1 với trên 4.000 m 3 Dự kiến trong tháng 3 năm 2011, UBND tỉnh Quảng Bình sẽ cấp bổ sung 8.000 m 2 cho Viện IMI để hoàn thành san lấp và làm tường rào trong Quý I năm 2011.

- Đánh giá chung về tiềm lực cơ sở vật chất:

Chủ trương sắp xếp và chuyển đổi các tổ chức khoa học & công nghệ của Đảng và Nhà nước để đổi mới cơ chế quản lý KHCN là nhằm mục tiêu biến KHCN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới; Trong điều kiện đó, Viện IMI đã sáng tạo và đạt được thành công trong việc.

Xây dựng được mô hình gắn nghiên cứu với đào tạo và sản xuất sản phẩm công nghệ cao thông qua chuyển giao sản phẩm nghiên cứu vào sản xuất Để gắn kết nghiên cứu, đào tạo và sản xuất Viện đã thực hiện các bước:

+ Nâng cao năng lực nghiên cứu thông qua tăng cường cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm.

+ Hoàn thiện và nâng cao năng lực đào tạo tiến sỹ kỹ thuật, đồng thời hợp tác đào tạo kỹ sư thực hành cơ điện tử và xây dựng dự án thành lập trường đại học cơ điện tử IMI.

+ Hoàn thiện mạng luới công ty vệ tinh, chế tạo các sản phẩm công nghệ cao đã qua thử nghiệm ở Viện IMI.

Tạo dựng các cơ chế linh hoạt để cán bộ khoa học tham gia góp vốn xây dựng các đơn vị của IMI.

Phát huy nguồn lực, lợi thế thương hiệu, vị trí địa lý để tạo tiềm lực tài chính cho Viện IMI phát triển khoa học công nghệ và đào tạo; tiến tới phát triển Viện IMI trở thành Tập đoàn Khoa học Công nghệ mạnh, kinh doanh đa ngành, có tiềm lực về tài chính, khoa học & công nghệ, năng lực quản lý, điều hành để giữ vai trò chủ đạo, chi phối, hỗ trợ và liên kết các hoạt động với các công ty con, công ty liên kết.

2.1.3.Thực trạng về nguồn nhân lực:

+ Kỹ sư, cử nhân: 138 người

+ Công nhân kỹ thuật: 20 người

- Theo độ tuổi như sau:

- Đánh giá chung về nguồn nhân lực: Nhìn chung Viện IMI với đội ngũ cán bộ kỹ thuật với độ tuổi trẻ, nhiệt tình có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thành thạo vi tính và có khả năng làm việc độc lập đáp ứng được nhu cầu công việc Hiện nay, để bổ sung nguồn thêm nguồn nhân lực có trình độ cao, Viện IMI tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo tiến sỹ kỹ thuật đồng thời từ năm 2007 Viện IMI đã hợp tác với trường Đại học công nghệ- Đại học Quốc gia Hà nội lập ngành Công nghệ Cơ điện tử và đến năm 2010 đã tuyển sinh được 4 khóa với 320 sinh viên ngành cơ điện tử. Đây sẽ là nguồn nhân lực kỹ thuật tốt cung cấp cho Viện IMI và các Công ty thành viên trong giai đoạn phát triển 2011 – 2020.

Với trình độ trên đa số các cán bộ của Viện IMI đã đáp ứng được nhu cầu công việc, tuy nhiên hàng năm cần phải nâng cao tay nghề của người lao động hơn thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức để theo kịp với các công nghệ tiên tiến.Công tác đào tạo cán bộ luôn được Viện IMI quan tâm và đánh giá rất cao trong quá trình chuyển từ Viện nghiên cứu cơ khí thành nghiên cứu Cơ điện tử, nhằm mục đích đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao trong công nghiệp, IMI đã tiến hành 03 hình thức đào tạo là: Các kỹ sư của IMI tối thiểu 2 năm một lần được đào tạo lại, sau 3 năm làm việc được đào tạo thạc sỹ và sau 5 năm được đào tạo tiến sỹ Việc đào tạo này nhằm bổ sung kiến thức cho nhu cầu nghiên cứu và sản xuất, đồng thời cung cấp cho IMI các cán bộ khoa học có học vị.

Đề án cổ phần hóa Công ty TNHH1TV Viện máy và dụng cụ công nghiệp

2.2.1 Sự cần thiết phải cổ phần hóa Công ty TNHH1TV Viện máy và dụng cụ công nghiệp

Công ty TNHH1TV Viện Máy và dụng cụ công nghiệp có mô hình Công ty Mẹ-con gồm nhiều đơn vị thành viên Công ty Mẹ được thành lập trong thời kỳ bao cấp nên nhiều doanh nghiệp còn tồn tại tư tưởng ỷ lại Nhà nước, một số nhà lãnh đạo Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên còn có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, không tự chủ trong kinh doanh, chưa thực sự phát huy hết khả năng sáng tạo, tìm tòi những hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh, năng suất lao động thấp do hiệu quả sản xuất thấp.

Các đơn vị thành viên còn lệ thuộc quá nhiều vào Công ty Mẹ về quản lý,giao thầu, vốn cấp và vay vốn Đây là một yếu tố gây ra tớnh khụng chủ động,thiếu linh hoạt của các đơn vị thành viên trong việc tìm kiếm các cơ hội và hợp đồng kinh doanh cho mình.

Theo định hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế và theo lộ trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đó cú chuyến thăm và làm việc tại Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp và đã có ý kiến kết luận tại thông báo số 193/TB-VPCP ngày 4/10/2010 chỉ đạo Viện Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp lập đề án thí điểm cổ phần hoỏ trỡnh Chính phủ trong tháng 11/2010 nhằm phát huy thế mạnh hiện có và khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai mô hình mới, tạo động lực để Viện phát triển với mục tiêu trở thành tập đoàn khoa học công nghệ Cơ điện tử, xây dựng nền công nghiệp mới có giá trị gia tăng lớn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước

2.2.2 Mục tiêu cổ phần hóa Để tạo điều kiện cho Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp phát triển nhanh hơn nữa trên cơ sở phát huy được những thế mạnh đặc thù, việc cổ phần hoá cần phải đạt được 3 mục tiêu sau:

- Tạo cơ chế huy động vốn xã hội nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp , tạo sức đẩy cho nghiên cứu công nghệ cao, tăng năng lực sản xuất và đào tạo, đẩy nhanh việc xây dựng Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp thành Tập đoàn Khoa học Công nghệ đa sở hữu.

- Tạo điều kiện để Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp tham gia có hiệu quả vào việc phát triển thị trường khoa học công nghệ thông qua việc chuyển giao và tiếp nhận các kết quả nghiên cứu khoa học (know-how, license, patent) nhằm mục đích phát triển các sản phẩm công nghệ mới có khả năng cạnh tranh và tiến tới xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao mang thương hiệu Việt Nam.

- Đổi mới phương thức quản lý để các nhà khoa học thực sự làm chủ, gắn quyền lợi của họ với doanh nghiệp tạo động lực để xây dựng và phát huy sức mạnh của tập thể khoa học Viện theo định hướng phát triển công nghệ cao, tiếp cận công nghệ nguồn để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, từng bước xây dựng ngành công nghiệp Cơ điện tử ở Việt Nam

2.2.3 Cơ sở pháp lý cho công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Ngày 8/6/1992, với việc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) ban hành Quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đã bắt đầu có những cơ sở pháp lý cho việc thực hiện.

Ngày 7/5/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP về cổ phần hoá Sau 2 năm, ngày 29/6/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2002/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định 28/1996 Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 111/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung Ương; Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3395/VPCP-ĐMDN ngày 29/5/1998 về việc hướng dẫn quy trình và phương án mẫu cổ phần hoá Đến ngày 19/6/2002, Nghị định số 64/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ra đời đã thay thế cho Nghị định 44/1998

Trong năm 2002, đã có rất nhiều những văn bản pháp luật được đưa ra làm cơ sở pháp lý cho công tác cổ phần hoá như:

Nghị định số 41/2002 của chính phủ đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;

Nghị định số 69/2002/NĐ-CP về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước

Ngày 18/11/2004, Chính phủ lại ban hành nghị định 187/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần để thay thế cho Nghị định số 64/2002 của Chính phủ Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đưa ra Thông tư số 126/2004/TT-BTC hướng dẫn các vấn đề về tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp cũng như quy trình cổ phần hoá chung trong cả nước.

Ngày 26 tháng 06 năm 2007 Chính phủ lại ra nghị định 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thay thê cho nghị định 187/NĐ-CP.

Với việc ban hành các văn bản pháp luật về thực hiện cũng như hướng dẫn cho cổ phần hoá, công tác cổ phần hoỏ đó cú những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Xây dựng quy trình cổ phần hóa

2.3.1 Nguyên tắc cổ phần hóa

Lợi thế cạnh tranh đặc thù của Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp là năng lực và đội ngũ nghiên cứu phát triển khoa học trong lĩnh vực

Cơ điện tử Để phát huy lợi thế cạnh tranh này và để tạo cho IMI tiếp tục phát triển nhanh và mạnh hơn sau cổ phần hoá, việc cổ phần hoá thí điểm Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp luôn là một đơn vị dẫn đầu về nghiên cứu phát triển Cơ điện tử.

- Đảm bảo hài hoà lợi ích của cỏc bờn: Nhà nước - Nhà nghiên cứu khoa học - Các cổ đông, trong đó lợi ích của các nhà khoa học phải được đảm bảo bằng

“Cổ phần vàng”, cổ phần ưu đãi trong quá trình cổ phần hoá Đây là điều kiện để các cán bộ khoa học gắn bó lâu dài và trực tiếp với kết quả hoạt động khoa học, đào tạo và sản xuất của Viện Các nhà khoa học phải có đại diện trong Hội đồng quản trị của Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp sau cổ phần hoá.

- Việc cổ phần hoá phải nhằm phát huy được lợi thế cạnh tranh hiện có của Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp về nguồn nhân lực, thương hiệu IMI và đất đai để tạo vốn cho công ty mẹ, đảm bảo cơ sở vật chất để phát triển nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.

2.3.2 Hình thức cổ phần hóa

Căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế, doanh nghiệp chọn hình thức cổ phần hóa " Bán một phần vốn nhà nước, kết hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ" theo Điều 4.2, Chương I, Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước trong cơ cấu vốn điều lệ Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp sẽ được giảm dần.

2.3.3 Quy trình cổ phần hóa

Bước 1.Xây dựng Phương án cổ phần hoá.

1 Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hoá và tổ giúp việc.

1.1 Cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hoá đồng thời với Quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp

1.2 Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập

2 Chuẩn bị hồ sơ tài liệu:

Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập

Tổ giúp việc cổ phần hoá, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp tiến hành:

2.1 Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá.

2.2 Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

- Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

- Các Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).

- Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).

- Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi.

- Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (kể cả các công trình đó cú quyết định đình hoãn).

- Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác.

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Lập danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty đến thời điểm có quyết định cổ phần hoá; phân loại lao động theo các đối tượng: hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm, danh sách lao động dôi dư…

- Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định.

3 Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp:

Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành:

3.1 Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

3.2 Xác định giá trị doanh nghiệp:

Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho Tổ giúp việc, doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp

Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói: lập phương án cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần

Nội dung cổ phần hóa Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp

2.4.1 Tên gọi Công ty cổ phần

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp

- Tên giao dịch quốc tế: Industrial Machinery and Instruments Holding Joint stock Company

- Tên viết tắt : Viện IMI

- Tên viết tắt giao dịch quốc tế: IMI Holding

Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp sau khi chuyển thành Công ty cổ phần dự kiến như sau: a Các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo:

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về Cơ điện tử, bao gồm: Cơ điện tử trong ngành máy công cụ, Cơ điện tử lĩnh vực đo lường và tự động hoá, Cơ điện tử trong ngành thiết bị xây dựng, Cơ điện tử lĩnh vực thiết bị y tế, Cơ điện tử trong ngành thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường…

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, thiết kế, chế tạo máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới trong công nghiệp;

- Đào tạo Tiến sỹ Kỹ thuật, Đào tạo Đại học và Cao đẳng nghề kỹ thuật cao trong lĩnh vực Cơ điện tử;

- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khoa học và công nghệ, bao gồm: lập và thẩm định các dự án đầu tư, tư vấn quản lý dự án, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế, tư vấn mua sắm vật tư thiết bị và công nghệ. b Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thiết kế, chuyển giao công nghệ trong ngành máy và thiết bị công nghiệp;

- Sản xuất, kinh doanh, lắp đặt các loại máy, thiết bị công nghệ, các hệ thống điều khiển tự động, thiết bị tự động hoá, điện tử công nghiệp và phần mềm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị điện tử, máy, thiết bị, dụng cụ và dây chuyền công nghệ trong công nghiệp;

- Đầu tư tài chính vào các công ty con và các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật;

- Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, nhà ở; kinh doanh bất động sản;

- Kinh doanh dịch vụ cho thuê thiết bị, văn phòng, nhà ở, nhà xưởng kho bãi; kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng;

- Đại lý, dịch vụ mua, bán máy móc thiết bị, vật tư công nghiệp;

- Kinh doanh dịch vụ tài chính, ngân hàng;

- Xuất khẩu lao động kỹ thuật cao;

- Các ngành nghề khác phù hợp với năng lực của Công ty TNHH1TV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp và pháp luật không cấm.

2.4.3 Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa

- Đơn vị thực hiện kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa:

- Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á

- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (I.F.C)

- Trung tâm Thẩm định giá – Bộ tài chính (VVC)

2.4.3.1 Thực hiện các thủ tục phân tích báo cáo tài chính của Viện IMI

Muỷc õờch cuớa vióỷc phỏn tờch naỡy laỡ tỗm ra sổỷ bióỳn õọứi bỏỳt thổồỡng trong (Báo cáo tài chính) BCTC qua các nàm õĩứ tỗm ra õởnh hổồùng cuớa cuọỹc kiĩứm toán Tổỡ õó có kĩỳ hoaỷch phuỡ hồỹp, thổỷc hiĩỷn các tràừc nghiĩỷm õóứ tỗm ra bàũng chổùng chổùng minh cho sổỷ hồỹp lyù vaỡ trung thổỷc hoàỷc ngổồỹc laỷi cuớa các khoaớn muỷc có nhổợng thay õọứi trong nàm taỡi chờnh

BẢNG PHÂN TấCH CẤU TRUẽC TAỉI SẢN

1 Giá trở coỡn laỷi TSCÂ 136.439.582.62

6 Tyớ troỹng nồỹ phaới thu% 10,18 11,02 0,84

7 Tyớ troỹng haỡng tọửn kho %

BẢNG PHÂN TấCH NGUÔệN VỐN

2 Nguọửn vọỳn CSH 27.052.942.709 26.356.942.102 (696.000.607) 3.Nguọửn vọỳn taỷm thồỡi 98.055.983.415 127.601.112.894 29.545.129.569

BAÍNG PHÁN TấCH KHAÍ NÀNG THANH TOAẽN

2 Tióửn + ÂTNH + Nồỹ phaới thu 45.353.913.209 48.240.507.699

5.Doanh thu thuỏửn >GT õỏửu ra 481.437.816.915 474.512.773.342

10 Sọỳ voỡng quay NPThu lỏửn (5:6) 17,73 15,94

BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SẢN XUÁT KINH DOANH

2 Nguyĩn giá TSCÂ bỗnh quỏn 241.473.984.835 255.954.142.533 3.Tọứng taỡi saớn bỗnh quỏn 258.947.673.181 280.164.465.153

4 Hióỷu suỏỳt sổớ duỷng TSCÂ lỏửn

5 Hióỷu suỏỳt sổớ duỷng TS lỏửn (1:3) 1,69 1,52

BẢNG PHÂN TấCH TỶ SUẤT LƠĩI NHUẬN

1 Doanh thu thuỏửn HÂSXKD 437.670742.613 425.022.021.032 2.Tọứng taỡi saớn bỗnh quỏn 258.947.673.18

3.Nguọửn vọỳn CSH bỗnh quỏn 26.985.531.035 26.704.17.410

6 Tyớ suỏỳt LN trổồùc thuóỳ/Dthu (%) 0,34 0,15

7 Tyớ suỏỳt LN sau thuóỳ/Dthu (%) 0,25 0,11

8 Tyớ suỏỳt LN trổồùc thuóỳ/tọứng

9 Tyớ suỏỳt LN sau thuóỳ/tọứng TSBQ

10 Tyớ suỏỳt LN trổồùc thuóỳ/VCSHBQ

11 Tyớ suỏỳt LN sau thuóỳ/VCSHBQ

Qua các baớng phỏn tờch õó, Kế tốn viên (KTV) seợ tiĩỳn haỡnh õinh hổồùng thiĩỳt lỏỷp mọỹt chổồng trỗnh kiĩứm toán Thọng qua baớng phỏn tờch KTV biĩỳt õổồỹc các khoaớn muỷc chổùa nhiĩửu sai sót Các baớng phỏn tờch laỡ mọỹt cọng cuỷ khọng thóứ thióỳu õóứ thióỳt lỏỷp mọỹt chổồng trỗnh kióứm toán vổỡa hiĩỷu quaớ, vổỡa tiĩỳt kiĩỷm chi phờ phuỷc vuỷ rỏỳt nhiĩửu trong cọng tác kiĩứm toán Âàỷc biĩỷt các taỡi khoaớn 131, 15, TK 211, TK 311, TK 635,

TK 511, phaới õổồỹc chú troỹng vaỡ giao cho KTV gioới có nhiĩửu kinh nghióỷm

2.4.3.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo tài chính

Sau khi các KTV phuỷ trách các phỏửn haỡnh báo cáo kĩỳt quaớ kiĩứm toán, tỏỳt caớ các kĩỳt quaớ naỡy seợ õổồỹc KTV õọỹc lỏỷp khọng tham gia kiĩứm toán kiĩứm tra laỷi mọỹt lỏửn trổồùc khi gia cho KTV phuỷ trách phỏửn haỡnh tọứng hồỹp KTV trổồớng nhóm seợ tọứng hồỹp tỏỳt caớ các kĩỳt quaớ cuọỳi cuỡng vaỡ báo cáo lĩn vồùi Giám õọỳc chi nhánh Trong õó các báo cáo cuớa KTV õĩửu rỏỳt quan troỹng, nhổng quan troỹng nhỏỳt phaới kĩứ õĩỳn laỡ các báo cáo taỡi chờnh, nó thĩứ hiĩỷn kĩỳt quaớ quá trỗnh kiĩứm toán.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOAẽN

TAèI SAÍN Sọỳ cuọỳi kyỡ Sọỳ õióửu chốnh

II Các khoaớn phaới thu 32.667.986.970 32.581.573.826

2 Traớ trổồùc cho ngổồỡi bán 5.836.583.461 5.836.583.461

3 Thuóỳ GTGT õổồỹc khỏỳu trổỡ 4.233.525.479 4.132.795.514

5 Dổỷ phoỡng phaới thu khó õoỡi (310.746.171) (310.746.171)

2 Nguyón vỏỷt lióỷu tọửn kho 46.181.793.931 46.203.756.427

4 Chi phê SXKD dồợ dang 5.466.058.161 5.466.058.161

6 Dổỷ phoỡng giaớm giá haỡng tọửn kho

- Giá tri hao moỡn luyợ kĩỳ (125.325.390.830) (124.143.970.316)

II Các khoaớn ÂTTC daỡi haỷn 404.181.600 404.181.600

III Chi phê XDCB dồợ dang 963.543.844 1.131.597.642

NGUÔệN VỐN Sọỳ cuọỳi năm

A NÅĩ PHAÍI TRAÍ(A=I+II+II) 270.068.319.856 270.005.945.001

2 Phaới traớ cho ngổồỡi bán 9.854.145.142 9.854.145.142 3.Ngổồỡi mua traớ tióửn trổồùc 1.611.262.979 1.611.262.979 4.Thuĩỳ vaỡ các khoaớn phaới nọỹp Nhaỡ nổồùc

5 Phaới thu cọng nhỏn vión 4.527.725.320 4.527.725.320

6 Phaới traớ, phaới nọỹp khác 195.350.316 195.350.316

2 Taỡi saớn thổỡa chồỡ xổớ lyù 38.335.110

2 Quyợ õỏửu tổ phát triĩứn 5.331.659.025 5.331.659.025

3.Chĩnh lĩỷch tyớ giá họỳi õoái 1.434.063

4 Chĩnh lĩỷch õánh giá laỷi taỡi saớn

5 Quyợ dổỷ phoỡng taỡi chờnh 1.927.679.200 1.927.679.200

6 Lồỹi nhuỏỷn chổa phỏn phọỳi 23.789.700 206.160.319

II Nguọửn kinh phờ quyợ khác 1.803.220.702 1.803.220.702

1 Quyợ khen thổồớng phuùc lồỹi 1.803.220.702 1.803.220.702

2 Quyợ quaớn lyù cỏỳp trón

2.4.3.3 Xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp

Sổớ duỷng nghở õởnh sọỳ 04/2002/NÂ-CP ngaỡy 16/6/2002 cuớa Chờnh phuớ, thọng tổ sọỳ 76/2002/TT -BTC ngaỡy 9/9/2002 cuớa Bọỹ taỡi chờnh, KTV tiĩỳn haỡnh xổớ lý taỡi chờnh trổồùc khi xác õởnh giá trở doanh nghiĩỷp.

Theo báo cáo tổỡ ban kiĩứm kĩ TSCÂ thỗ trong sọỳ các TSCÂ hiĩỷn có ồớ doanh nghiĩỷp có giá trở 143.739.742.519(VND) thỗ có:

+ Tọứng giá trở TSCÂ ổù õoỹng khọng sổớ duỷng laỡ 1.243.584.732 chổa kởp xổớ lý, giá trở TSCÂ naỡy seợ khọng õổồỹc tờnh vaỡo giá trở doanh nghiĩỷp khi doanh nghiĩỷp tiĩỳn haỡnh cọứ phỏửn hoá.

+ Nguyĩn giá cuớa các TSCÂ õaợ õổồỹc khỏỳu hao hĩỳt maỡ vỏựn coỡn sổớ duỷng laỡ 2.415.3781.550 Dổỷ tờnh các taỡi saớn naỡy seợ coỡn õổồỹc sổớ duỷng trong thồỡi gian chuyóứn õọứi hỗnh thổùc sồớ hổợu vỗ chỏỳt lổồỹng õổồỹc õánh giá laỡ 20% Do õó phỏửn giá trở cuớa các taỡi taỡi saớn naỡy õổồỹc tờnh vaỡo giá trở doanh nghiĩỷp laỡ: 2.415.371.550x 20% = 483.074.310(VND) (theo õióứm õ, muỷc 2.1 Phỏửn I - thọng tổ sọỳ 79/2002/TT-BTC) Âọỳi vồùi các khoaớn nồỹ phaới thu, kĩỳt quaớ kiĩứm toán laỡ chỏỳp nhỏỷn hoaỡn toaỡn, giá trở lỏỷp dổỷ phoỡng nồỹ phaới thu khó õoỡi theo kĩỳt luỏỷn KTV laỡ õỏửy õuớ càn cổù vaỡ giá trở lỏỷp dổỷ phoỡng laỡ hồỹp lý Do õó phỏửn xổớ lý taỡi chờnh naỡy thuọỹc trách nhiĩỷm cuớa Cọng ty vaỡ theo quyóỳt õởnh thỗ taỷi õióửu 10 nghở õởnh sọỳ 64 thỗ doanh nghióỷp seợ duỡng nguọửn dổỷ phoỡng õóứ buỡ õàừp.

Vồùi khoaớn nồỹ traớ thuọỹc phỏửn xổớ lyù cuớa doanh nghióỷp, doanh nghiĩỷp có thĩứ traớ các khoaớn nồỹ cho các ngỏn haỡng, tọứ chổùc cho vay tờn duỷng hồỷc có thĩứ bán vọỳn cọứ phỏửn theo qui õởnh taỷi õiĩửu 11 nghở õởnh 64.

Tóm laỷi viĩỷc xổớ lý taỡi chờnh naỡy phỏửn lồùn laỡ thuọỹc vĩử trách nhiĩỷm cuớa doanh nghiĩỷp trổồùc lúc cọứ phỏửn hoá Nhổng vỗ viĩỷc xổớ lý naỡy có liĩn quan õĩỳn viĩỷc xác õởnh giá trở cuớa doanh nghiĩỷp nĩn KTV nghiĩn cổùu nhổợng vỏỳn õĩử có liĩn quan vaỡ xổớ lý chúng õĩứ xác õởnh giá trở doanh nghiĩỷp õổồỹc chờnh xác.

2.4.3.4 Sử dụng mô hình tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp

Mô hình lựa chọn để xác định giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hinh doanh nghiệp đang hoạt động, kết hợp với chuyên môn nghiệp vụ của mình, với Viện IMI mô hình được lựa chọn là mô hình tài sản

Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản: Là phương pháp xác định giá trị của 1 doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.

Theo thọng tổ sọỳ 70/2002/TT-BTC ngaỡy 12/9/2002 cuớa Bọỹ taỡi chờnh thỗ phổồng pháp xác õởnh giá trở doanh nghiĩỷp theo mọ hỗnh taỡi saớn laỡ phổồng pháp xác õởnh giá trở doanh nghiĩỷp dổỷa trĩn cồ sồớ giá thổỷc tĩỳ cuớa toaỡn bọỹ taỡi saớn hổợu hỗnh, vọ hỗnh cuớa doanh nghióỷp taỷi thồỡi õióứm õởnh giá.

HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH1TV VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP

Đánh giá đề án Cổ phần hóa của công ty

Có thể nói, với hệ thống văn bản pháp luật ra đời và có sự sửa đổi, bổ sung đã đem lại những thuận lợi cho công tác cổ phần hoá Nghị định 28/1996 của chính phủ ra đời tạo điều kiện thúc đẩy cổ phần hoá nhanh hơn Kết quả sau 2 năm thực hiện đó cú 25 doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá thành công với vốn điều lệ tại thời điểm cổ phần hoá là 243 tỷ đồng Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới doanh nghiệp mà cần phải có Nghị định mới cho phù hợp Vì vậy, khi Nghị định số 44/1998 của Chính phủ ra đời đã thực sự tạo được sự chuyển biến rõ rệt thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá nhanh hơn Chính phủ đó cú những quy định rõ hơn danh mục các loại hình doanh nghiệp nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối Đồng thời, các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá rõ ràng và chi tiết hơn Do vậy, đến hết năm 2001, có 772 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá, nhưng nếu so với nhu cầu thực tiễn đổi mới doanh nghiệp và kế hoạch cổ phần hoỏ thỡ tiến trình thực hiện vẫn còn chậm Năm 2002, nghị định 64/2002 của Chính phủ được ban hành cùng rất nhiều các văn bản khỏc đó tạo thành hệ thống các văn bản phục vụ cho nhiều khâu đoạn trong thực hiện công tác cổ phần hoá như xử lý nợ tồn đọng, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ đối với người lao động để hỗ trợ doanh nghiệp lành mạnh hoá tình hình tài chính, giải quyết hợp lý hơn chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá Đến khi nghị định 187/NĐ-CP ra đời thay thế cho nghị định 64/2002 đã cải tiến phương pháp định giá doanh nghiệp, đây là một bước đột phá giúp cho công tác định giá thuận lợi hơn, chính xác hơn.

Thứ nhất: Quy trình cổ phần hoá ở Viện IMI về cơ bản đã tiến hành các bước lớn theo trình tự hợp lý từ việc chuẩn bị nhân lực cho cổ phần hoá bằng việc thành lập Ban cổ phần hoá và tổ giúp việc, sau đó đến công tác chuẩn bị hồ sơ tài liệu, tiến hành phân loại hồ sơ tài liệu, rồi kiểm kê xử lý các vấn đề tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp, hoàn thiện phương án cổ phần hoá, tổ chức bán cổ phần và hoàn tất các thủ tục chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần Đây cũng là quy trình cơ bản mà các quốc gia trên thế giới đều thực hiện khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai: Trong mỗi bước thực hiện, Ban cổ phần hoá Viện IMI có sự chuẩn bị trước và thực hiện để tạo lập cơ sở cho những bước thực hiện sau, đồng thời thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá thành công.

+ Ở khâu thành lập Ban cổ phần hoá và tổ giúp việc

Với việc thành lập Ban cổ phần hoá và tổ giúp việc Công ty Mẹ, nhân lực cho cổ phần hoá được lựa chọn là những người chỉ đạo trực tiếp công tác cổ phần hoá ở đơn vị, họ là những người có năng lực và trình độ hiểu biết cũng như nhận thức đúng về công tác cổ phần hoá và quy trình thực hiện cổ phần hoá, đảm bảo cho sự phối hợp và chỉ đạo của trong suốt quá trình thực hiện cổ phần hoá.

Cũng trong khâu chuẩn bị nguồn nhân lực cho cổ phần hoá, Viện IMI chóng tổ chức một khoá đào tạo cho cán bộ ở doanh nghiệp nhằm đem lại kiến thức cổ phần hoá cho các cán bộ.

+ Ở khâu xác định giá trị doanh nghiệp: Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá,Tổng công ty đã tiến hành thuê tổ chức tư vấn định giá để xác định giá trị doanh nghiệp Trong quá trình định giá, Ban cổ phần hoá và tổ chức tư vấn định giá có sự phối hợp và nhất trí về giá trị doanh nghiệp, do đó, tăng tính khách quan, chính xác khi xác định giá trị của doanh nghiệp.

+ Trong khâu hoàn thiện phương án cổ phần hoá: Tổng công ty đã hướng dẫn cụ thể cho đơn vị mẫu phương án cổ phần hoá cũng như hoàn thiện nội dung trong phương án cổ phần hoá Điều này có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp vì phương án cổ phần hoá là kết quả của cỏc khõu thực hiện trước, nội dung của phương án phản ánh những định hướng của đơn vị trong tương lai, đánh giá thực trạng tài sản của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, phương án sắp xếp lại lao động, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, hình thức cổ phần hoá và điều lệ, dự kiến cơ cấu vốn điều lệ, phương án phát hành cổ phiếu cũng như dự thảo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần Những nội dung này là thông tin cung cấp tới các nhà đầu tư để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá về doanh nghiệp.

Trong khi hoàn thiện phương án cổ phần hoá, Ban cổ phần hoá tổ chức Hội nghị công nhân viên chức bất thường ở đơn vị để lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần hoá Đây là dịp để Tổng công ty tuyên truyền về lợi ích của cổ phần hoá doanh nghiệp, cán bộ nhân viên thể hiện vai trò người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời tăng cường sự ủng hộ của cán bộ công nhân viên trong thực hiện cổ phần hoá cũng như hưởng ứng mua cổ phần của công ty.

+ Ở bước tổ chức bán cổ phần, Tổng công ty lựa chọn phương thức bán cổ phần phù hợp cho doanh nghiệp Đồng thời, khâu tổ chức bán cổ phần được chuẩn bị chu đáo cũng như bán đúng với phương án cổ phần hoỏ đó được duyệt Vì thế, việc bán cổ phần diễn ra khá thuận lợi, lượng cổ phần bán ra hết, thu hút được các nhà đầu tư bên ngoài.

+ Trong bước thứ tư là hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần, Tổng công ty thực hiện rất nhanh chóng, không gặp trở ngại gỡ vỡ cỏc nội dung hoạt động được chuẩn bị cẩn thận, có sự đồng thuận của các cổ đông trong công ty.

Thứ ba là sau mỗi bước thực hiện, Ban cổ phần hoá và Tổ giúp việc ở Tổng công ty đều tổ chức họp mặt với Ban cổ phần hoá và tổ giúp việc ở đơn vị để kiểm điểm việc thực hiện ở bước vừa qua có hạn chế gì và chuẩn bị như thế nào cho bước tiếp theo.

3.1.2.1 Dự báo rủi ro gặp phải a Rủi ro về kinh tế

Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng với nhiều dấu hiệu lạc quan Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam trong nhiều năm luôn đạt ở mức từ 7%ữ9%, được xếp vào nhóm nước có tốc độ cao nhất nhì Châu Á cũng như trên Thế giới Theo báo cáo của các Tổ chức và Viện Nghiên cứu Kinh tế, nền kinh tế của Châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng vẫn là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Tuy nhiên, hiện tại chỉ số lạm phát của Việt Nam đã ở mức hai con số Theo Tổng Cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 là 12,6%, năm 2008 so với năm 2007 là 22,97% Ngoài ra, cuộc khủng hoảng suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế Việt Nam Theo dự báo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP năm 2009 của Việt Nam tăng khoảng 4,8 ữ 5,6%.

Giá vàng, dầu mỏ và tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD luôn biến động theo chiều hướng không thuận lợi đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng cũng như các chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Là một pháp nhân hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam, do đó doanh nghiệp sẽ chịu các ảnh hưởng từ nền kinh tế Việt Nam cũng như của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện tại.

Là đơn vị nghiên cứu khoa học thí điểm cổ phần hóa theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ Công Thương nên trong quá trình hoạt động, Viện IMI sẽ gặp một số khó khăn do thiếu các văn bản pháp luật hướng dẫn.

Đề xuất hoàn thiện đề án cổ phần hóa

3.3.1 Hoàn thiện các quy trình cổ phần hóa

Trong quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp tiến hành thực hiện nhiều bước cùng một lúc, loại bỏ cỏc khõu không cần thiết để giảm thời gian thực hiện quy trình, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cổ phần hoá ở doanh nghiệp

Trong quy trình cổ phần hoá, có nhiều bước, khâu đoạn có thể được thực hiện đồng thời Các cán bộ làm công tác cổ phần hoá có thể vừa thu thập hồ sơ tài liệu, vừa kiểm kê, phân loại tài sản, vừa lập phương án sản xuất kinh doanh, vừa lập dự thảo điều lệ công ty cổ phần.

Trong quy trình cổ phần hoá, bước thu thập hồ sơ tài liệu được thực hiện trước những bước khác là bởi vì hồ sơ tài liệu là căn cứ để chứng thực và đưa ra các con số cần thiết cho các bước sau Tuy nhiên, khi cổ phần hoá, Ban cổ phần hoá Tổng công ty có thể đưa tổ giúp việc Tổng công ty xuống đơn vị để trực tiếp kiểm kê, phân loại tài sản khi đơn vị đang thu thập tài liệu Khâu chuẩn bị tài liệu là khâu nhằm đem lại căn cứ pháp lý, giấy tờ chứng minh, cũn khõu kiểm kê, phân loại tài sản là khâu để xem xét tình trạng thực tế của tài sản, chúng tương đối độc lập khi thực hiện và đều để phục vụ cho khâu xử lý những vấn đề tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp Ở Viện IMI, khâu thu thập tài liệu mất rất nhiều thời gian, nếu chờ đợi tìm đủ tài liệu mới kiểm kê, phân loại tài sản thì sẽ lãng phí thời gian, chậm tiến độ cổ phần hoá.

Ngoài ra, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được lập dựa vào định hướng phát triển của doanh nghiệp, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đó cú trong những năm trước nên có thể lập phương án sản xuất kinh doanh ngay, không phải chờ đợi đến khi lập phương án cổ phần hoá mới lập phương án sản xuất kinh doanh để đưa vào phương án cổ phần hoỏ Khõu lập dự thảo điều lệ của công ty cổ phần cũng nên được làm đồng thời, nếu còn những số liệu cần thiết chưa có, sau này doanh nghiệp có thể bổ sung. Ở Viện IMI, doanh nghiệp cổ phần hoá thường thực hiện các bước theo quy trình chung mà chưa tận dụng thời gian để thực hiện đồng thời nhiều bước nhằm rút ngắn thời gian cổ phần hoá Nhưng để có thể thực hiện nhiều bước cùng một lúc mà vẫn đảm bảo tính chính xác, hợp lý trong kết quả thực hiện thì Tổng công ty và doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nhân lực cho cổ phần hoá một cách hợp lý, phân công cụ thể và giao trách nhiệm tới từng cá nhân để họ có ý thức làm việc, chủ động và chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.2.2 Gắn quy trình cổ phần hoá với thực hiện đấu giá cổ phần của doanh nghiệp

Nghị định 187/2004 của Chính phủ giúp doanh nghiệp cổ phần hoỏ cú phương thức phát hành có đấu giá cổ phần Đõy chớnh là một phương pháp định giá doanh nghiệp theo hướng thị trường, trong đó, giá đấu cổ phần là giá chấp nhận của nhà đầu tư, biểu hiện quan hệ cung cầu, nên tăng tính chính xác trong việc định giá doanh ngiệp.

Viện IMI cũng nhận thức được thuận lợi đú nờn hưởng ứng việc đấu giá cổ phần doanh nghiệp để tăng tính công khai, minh bạch cho công tác định giá doanh nghiệp và công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Hoàn thiện quy trình cổ phần hoá không chỉ ở việc thực hiện nhanh hay chậm mà biểu hiện ở tính hiệu quả của quy trình Do đó, trong quy trình cần phải được bổ sung thêm những khâu đoạn cần thiết Việc phát hành cổ phần thông qua đấu giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài định giá doanh nghiệp, không những tăng uy tín cho doanh nghiệp mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao giá trị của mình, bởi vì theo kinh nghiệm những doanh nghiệp đã thực hiện bán đấu giá cổ phần, giá đấu cao hơn so với giá khởi điểm khiến cho giá trị doanh nghiệp có thể tăng lên so với giá trị được xác định các phương pháp khác Do vậy, gắn quy trình cổ phần hoá với việc đấu giá cổ phần của doanh nghiệp thực sự là giải pháp hiệu quả hoàn thiện quy trình cổ phần hoá trong giai đoạn hiện nay.

3.2.3 Quy định thời gian thực hiện quy trình cổ phần hoá

Một giải pháp có thể đẩy nhanh thực hiện quy trình cổ phần hoá là Viện IMI quy định thời gian thực hiện quy trình cổ phần hoá Nếu thời gian không được giới hạn nhiều khi cán bộ thực hiện cổ phần hoỏ khụng chủ động sắp xếp thời gian hợp lý, tiến hành chậm, nhất là trong những khâu như thu thập và phân loại tài liệu.

Một số kiến nghị

Tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên không chỉ thực hiện ở một bước nào mà nên gắn vào cả quá trình cổ phần hoá Việc tuyên truyền giúp cho không chỉ các vị lãnh đạo doanh nghiệp mà toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp nắm được chủ trương, đường lối cổ phần hoá của nhà nước, lợi ích thu được từ cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp Khi hiểu rõ, cán bộ nhân viên sẽ tích cực tham gia, ủng hộ, không gây cản trở việc thực hiện quy trình cổ phần hoá.

+ Viện IMI tổ chức các lớp tập huấn cán bộ để tăng cường nguồn nhân lực cho cổ phần hoá, thực hiện tốt công tác cổ phần hoá và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá.

+ Viện IMI, xây dựng tiến độ cụ thể trong việc thực hiện cổ phần hoá, cũng như rà soát lại các tồn tại tài chính ở các đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xử lý kịp thời.

Kiến nghị với nhà nước

+ Nhà nước giảm bớt những thủ tục rườm rà, quá nhiều khâu đoạn trình duyệt trong quy trình cổ phần hoỏ vỡ mang nặng tính hành chính để doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện quy trình cổ phần hoá.

+ Nhà nước tiếp tục sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật về cổ phần hoá và các văn bản liên quan để hoàn thiện cho công tác cổ phần hoá Đây là những cơ sở pháp lý cho cổ phần hoỏ nờn sẽ thúc đẩy tiến độ cổ phần hoá nhanh hơn Nhà nước có thể thay đổi một số quy định xử lý nợ tồn đọng theo hướng thông thoáng hơn, nhất là về các tài liệu chứng minh cho nợ tồn đọng Lúc này, các khoản nợ sẽ phải được xử lý dứt điểm như xoá nợ và tính vào chi phí kinh doanh hay chyển cho công ty mua bán nợ Đồng thời, đưa ra văn bản pháp luật xử lý đối với những người có trách nhiệm mà trong quá trình tiến hành xử lý nợ tồn đọng không kịp thời, gây đến tình trạng thất thoát vốn của Nhà nước tại công ty

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN TấCH CẤU TRUẽC TAỉI SẢN - Xây dựng phương án để tiến hành cổ phần hóa công ty tnhh1tv viện máy và dụng cụ công nghiệp
BẢNG PHÂN TấCH CẤU TRUẽC TAỉI SẢN (Trang 34)
BẢNG PHÂN TấCH NGUÔệN VỐN - Xây dựng phương án để tiến hành cổ phần hóa công ty tnhh1tv viện máy và dụng cụ công nghiệp
BẢNG PHÂN TấCH NGUÔệN VỐN (Trang 35)
BẢNG PHÂN TấCH TỶ SUẤT LƠĩI NHUẬN - Xây dựng phương án để tiến hành cổ phần hóa công ty tnhh1tv viện máy và dụng cụ công nghiệp
BẢNG PHÂN TấCH TỶ SUẤT LƠĩI NHUẬN (Trang 36)
BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SẢN XUÁT KINH DOANH - Xây dựng phương án để tiến hành cổ phần hóa công ty tnhh1tv viện máy và dụng cụ công nghiệp
BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SẢN XUÁT KINH DOANH (Trang 36)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOAẽN - Xây dựng phương án để tiến hành cổ phần hóa công ty tnhh1tv viện máy và dụng cụ công nghiệp
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOAẽN (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w