1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hà tây ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 1

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Chi Nhánh Ngân Hàng MHB Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thu Trang
Trường học Học viện Ngân hàng
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 388 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại (3)
    • 1.1. tín dụng trung,dài hạn của hệ thống ngân hàng thương mại (3)
      • 1.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng (3)
      • 1.1.2. Tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại (4)
      • 1.1.3. đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn (6)
      • 1.1.4. các hình thức tín dụng trung,dài hạn (7)
      • 1.1.5. vai trò của tín dụng trung, dài hạn (9)
      • 1.1.6. nội dung nghiệp vụ cho vay trung, dài hạn (13)
    • 1.2. chất lượng tín dụng trung, dài hạn (18)
      • 1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung, dài hạn (18)
      • 1.2.2. các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn (20)
      • 1.2.3. những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, trung dài hạn của ngân hàng thương mại (22)
  • Chương II. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội (27)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội (27)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (27)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng MHB Hà Nội (29)
      • 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây (29)
    • 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh những năm gần đây (35)
      • 2.2.1. Quy trình tín dụng trung và dài hạn (35)
      • 2.2.2. Quy mô và tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn (39)
      • 2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn (41)
      • 2.2.4. Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn (43)
      • 2.2.5. Nợ có tài sản đảm bảo (45)
      • 2.2.6. Chỉ tiêu về vòng quay vốn trung và dài hạn (46)
    • 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội (46)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (46)
      • 2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn (48)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế (49)
    • Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại (53)
      • 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh (53)
      • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội (55)
        • 3.2.1. Đa dạng hoá lĩnh vực cho vay trung và dài hạn (55)
        • 3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn (56)
        • 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng (59)
        • 3.2.4. Hoàn thiện kỹ thuật thu hồi tín dụng (61)
        • 3.2.5. Phân tích và xử lý nợ quá hạn (61)
        • 3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ (62)
        • 3.2.7. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng (63)
      • 3.3. Một số kiến nghị với cơ quan hữu quan (63)
        • 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam (63)
        • 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (64)
  • Kết luận (66)

Nội dung

những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại

tín dụng trung,dài hạn của hệ thống ngân hàng thương mại

Tín dụng là hoạt động truyền thống chủ yếu và quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại Do vậy ngân hàng phải thực hiện thành công chính sách, kế hoạch tín dụng thì mới có thể tồn tại và phát triển, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế.

1.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng.

Tín dụng ra đời từ thế kỷ XVI, đó là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử, đã và đang thể hiện ngày càng rõ nét những đặc tính ưu việt của mình, đóng góp một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản ( bằng tiền, tài sản thực hay uy tín ) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu ( tái chiết khấu ), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Đề hiểu rõ bản chất của tín dụng ngân hàng, chúng ta cần xem xét quá trình vận động của tín dụng qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay Ở đây vốn được chuyển từ Ngân hàng sang người đi vay Xét về bản chất, khi đi vay giá trị của vốn tín dụng ngân hàng giống với việc mua bán các hàng hoá thông thường Chỉ một bên nhận được giá trị còn lại một bên nhượng đi giá trị. Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng để mua hàng hoá để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay Người đi vay không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng vốn vay.

Giai đoạn 3: Hoàn trả tín dụng Đây là giai đoạn kết thúc của một vòng tuần hoàn tín dụng Khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng của người vay hoàn trả lại cho ngân hàng ở đây tiền không được bỏ ra thanh toán cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ được đem nhượng đi với một điều kiện là nó quay trở lại điểm xuất phát sau một chu kỳ nhất định Đó là một bản chất riêng của ngành ngân hàng, sự hoàn trả được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng lên dưới hình thức lợi tức.

1.1.2.Tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại.

* Khái niệm tín dụng trung dài hạn

Tín dụng trung dài hạn: “là hoạt động tài chính tín dụng cho khách hàng vay vốn trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống” Tuỳ theo từng quốc gia, từng thời kỳ mà có những quy định cụ thể của hoạt động tín dụng trung dài hạn Ở Việt Nam, về thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng Hiện nay thời hạn của tín dụng trung dài hạn được xác định như sau:

Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 5 năm.

Thời hạn cho vay dài hạn từ 5 năm trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm.

Như vậy nhìn chung các khoản tín dụng trung, dài hạn có các đặc trưng cơ bản sau:

Chúng có thời hạn trên một năm.

Chúng được trả bằng những khoản trả vay theo thời gian (có thể theo quý, tháng, năm hoặc nửa năm) trong kỳ hạn của khoản vay.

Chúng thường được đảm bảo bằng những tài sản lưu động đem ra thế chấp hoặc văn tự cầm cố tài sản cố định.

Mục đích của hoạt động tín dụng trung dài hạn là để đầu tư dự án, xây dựng mới, mua sắm tài sảm cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cải tiến thiết bị công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm mục tiêu lợi nhuận phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội và pháp luật quy định.

* Nguồn vốn để cho vay trung dài hạn

Có thể nói rằng nguồn vốn cho hoạt động tín dụng trung dài hạn ở Việt Nam hiện nay là rất nhỏ bé được hình thành từ các nguồn sau:

Nguồn vốn tự có: nguồn vốn này rất hạn chế vì nó chỉ chiếm từ 5 đến 10% tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.

Nguồn vốn huy động từ hình thức phát hành trái phiếu trung dài hạn hoặc huy động tiền gửi trung dài hạn.

Nguồn huy động ngắn hạn định kỳ Nguồn này có thể được xem xét, tính trích ra một tỷ lệ phần trăm nào đó tuỳ thuộc vào sự biến động của tiền gửi.

Nguồn vốn vay từ ngân hàng nhà nước Nguồn này bị hạn chế vào chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN Các ngân hàng thương mại rất khó thuyết phục NHNN cho vay trung dài hạn vì nó rất dễ gây ra lạm phát, nhất là trong thời kỳ xây dựng cơ bản chưa có hàng hoá đối ứng

Nguồn nhận vốn uỷ thác và vốn tài trợ cho vay theo chương trình hoặc dự án đầu tư của nhà nước, của tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng trong và ngoài nước

* Sự cần thiết của tín dụng trung dài hạn

Trong một nền kinh tế nhu cầu tín dụng trung dài hạn thường xuyên phát sinh do các doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay nhu cầu về vốn xây dựng cơ bản là rất lớn, trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích luỹ được nhiều, chưa có thời gian để tích luỹ vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vào các doanh nghiệp còn hạn chế Do vậy các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn tự có của mình và bộ phận chủ yếu còn lại phải dựa vào sự tài trợ của hệ thống ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp ngày càng thích huy động vốn để tiến hành đầu tư thông qua hình thức đi vay trung dài hạn tại các ngân hàng hơn là việc phát hành cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu dài hạn vì:

Việc đi vay vốn trung dài hạn ở ngân hàng sẽ làm cho doanh nghiệp có thể tự chủ và khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà không bị pha loãng quyền kiểm soát doanh nghiệp với các cổ đông mới trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu mới.

Trong trường hợp phát hành trái phiếu, không phải doanh nghiệp nào khi cần huy động vốn trung dài hạn chỉ cần bán trái phiếu là có người mua ngay mà còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Các nhà đầu tư chỉ tiến hành mua trái phiếu của doanh nghiệp khi họ thật sự tin tưởng vào doanh nghiệp mà yếu tố này không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có được.

Khi doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn ngân hàng, ngân hàng sẽ có thể điều chỉnh được kỳ hạn nợ, nghĩa là họ có thể trả nợ sớm hơn thời gian đến hạn trả nợ khi họ không cần phải sử dụng đến vốn vay trung dài hạn Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ tại một thời điểm nhất định thì cũng có thể xin ngân hàng gia hạn nợ Còn việc huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu thì doanh nghiệp luôn phải đối mặt với việc trả lãi trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi khi công việc kinh doanh gặp khó khăn.

chất lượng tín dụng trung, dài hạn

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng, trung dài hạn.

Tín dụng ngân hàng là một sản phẩm của ngân hàng cung ứng phục vụ các khách hàng của mình Cũng như các sản phẩm khác nó cũng có chất lượng, tuy nhiên vì ngành ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt, liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nên chất lượng tín dụng ngân hàng có những đặc trưng riêng.

Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựa chọn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội

Chất lượng tín dụng trung dài, hạn là chất lượng của các khoản vay có thời hạn trên một năm, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được sử dụng đúng mục đích phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn vừa bù đặp được chi phí vừa có lợi nhuận vừa đem lại hiệu quả kinh tế xã hội

Từ khái niệm trên ta thây rằng khách hàng, ngân hàng thương mại, và bối cảnh kinh tế là ba nhân tố được đề cập đến khi xem xét chất lượng hoạt động tín dụng trung dài hạn Việc xem xét chất lượng tín dụng trung, dài hạn mà thiếu đi một trong ba nhân tố đó là phiến diện vì ba nhân tố này tác động qua lại, vừa thúc đẩy vừa kiềm chế lẫn nhau Do đó chúng ta xem xét chất lượng tín dụng trung, dài hạn trên ba góc độ đó

* Đối với ngân ngân hàng: chất lượng tín dụng trung dài hạn thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực theo hướng tích cực của ngân hàng và phải bảo đảm được khả năng cạnh tranh trên thị trường, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển Chất lượng tín dụng trung dài hạn thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý, dư nợ tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đảm bảo cơ cấu giữa nguồn vốn ngắn hạn, trung dài hạn trong nền kinh tế.

* Đối với khách hàng: chất lượng tín dụng trung dài hạn là sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản đảm bảo thu hút khách hàng nhưng vẫn tuân thủ đúng những quy định của tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.

* Đối với nền kinh tế: khoản tín dụng trung dài hạn có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, vừa thúc đẩy tiêu dùng, thu hút tối đa nguồn vốn trong nước, đồng thời tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

Việc xem xét chất lượng hiệu quả tín dụng trung, dài hạn trên thực tế là hết sức cần thiết, bởi vì nó giúp ngân hàng có thể đánh giá lại hoạt động cho vay của mình từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay. Để đánh gái chất lượng tín dụng trng, dài hạn thì cần phải xem xét những chỉ tiêu về mặt định tính và mặt định lượng.

* Các chỉ tiêu định tính :

- Chất lượng tín dụng được thể hiện thong qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản thuận tiện, vốn được giải ngân một cách nhanh chóng và kịp thời, kỳ hạn và phương thức hoàn trả phù hợp với chu kì kinh doanh của khách hàng.

- Chất lượng tín dụng được xem xét thong qua tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bàn mình hoạt động.

- Bên cạnh đó chất lượng tín dụng còn được đánh giá thông qua người cán bộ tín dụng Mà cụ thể đó là : thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm bản thân…Nếu cán bộ tín dụng có đạo đức và thái độ phục vụ tốt sẽ tạo ra sự thoải mái và tin tưởng cho khách hàng Và nếu người cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn tốt sẽ có những quyết định đúng đắn, giảm thiểu bớt rủi ro.

* Các chỉ tiêu định lượng :

- Chỉ tiêu huy động vốn trung, dài hạn: một ngân hàng có khả năng huy động vốn có thời hạn dài với chi phí thấp nhất có thể phục vụ cho việc cho vay và đầu tư trung, dài hạn thì ngân hàng đó đã tạo cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

- Doanh số thu nợ trung, dài hạn :

Doanh số thu nợ trung, dài hạn phản ánh lượng vốn trung, dài hạn đã được hoàn trả trong một kỳ Nếu như việc sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả thì :khách hàng sẽ hoàn trả tự nguyện và đúng hạn Hoặc có thể ngân hàng sẽ đẩy mạnh các biện pháp thu hồi vốn nếu thấy những dấu hiệu không tốt trong việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Vòng quay vốn tín dụng :

Doanhsố thu nợ TDH trong kỳ

Vòng quay vốn tín dụng TDH = ——————————————

Dư nợ TDH bình quân trong kỳ

Hệ số này phản ánh cho ta thấy số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay của vốn tín dụng càng cao chính tỏ nguồn vay ngân hàng luân chuyển nhanh, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất lưu thông hàng hóa Nếu hệ số mà tăng cho thấy tình hình quản lý vốn tín dụng tốt và chất lượng tín dụng cao.

-Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng :

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = ———————————————

Tổng dư nợ Đây là hệ số cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định sẽ đảm bảo khả năng bù đắp các tổn thất thực tế.

- Tỷ lệ nợ khó đòi :

Tỷ lệ nợ khó đòi cao phản ánh chất lượng tín dụng có hiệu quả thấp và chất lượng tín dụng kém

Nếu tỉ lệ này càng cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp.

- Tỷ lệ nợ quá hạn :

Nợ quá hạn tín dụng TDH

Tổng dư nợ tín dụng TDH

Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội

Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội

2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 18 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập dưới hình thức Ngân hàng thương mại nhà nước, được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt.

So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của MHB, đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỉ USD), tăng gấp 171 lần so với ngày đầu thành lập.

Phát triển mạng lưới: mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các ngân hàng ở Việt Nam với gần 220 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên

32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước.

MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Xây dựng năng lực: Cùng với việc phát triển mạng lưới, MHB nỗ lực tập trung mọi khả năng của mình để phát triển ngân hàng dựa trên hai mảng : phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngân hàng.

Tuyển dụng và tập huấn nhân viên: từ 84 người lúc mới thành lập, đến nay, tổng số nhân viên của MHB đã hơn 3.300 với độ tuổi trung bình là 29 Ưu tiên của MHB vẫn là tuyển dụng các sinh viên nổi trội, có trình độ ngoại ngữ và vi tính cũng như có kết quả học tập tốt Ngoài ra, MHB còn tuyển dụng thêm các nhân viên có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc từ các lĩnh vực tài chính và ngân hàng để bổ sung cho nguồn nhân lực ổn định cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cải tiến củaMHB, cũng như nền kinh tế nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng Trong suốt các năm qua, MHB rất coi trọng việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của các lãnh đạo và nhân viên Đó là đào tạo nhân viên MHB có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: việc bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ các giao dịch điện tử cho các máy ATM, các POS, giao dịch ngân hàng qua internet, các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác MHB đã gia nhập Liên minh Thẻ Việt Nam (VNBC), kết nối với Banknetvn và Liên minh thẻ Smartlink tạo điều kiện cho chủ thẻ MHB có thể sử dụng được tại hơn 1.000 máy ATM hiện đại trên toàn quốc của các thành viên trong liên minh VNBC, hơn 2.000 máy ATM thuộc hệ thống Banknetvn và hơn 5.000 máy ATM thuộc Liên minh thẻ Smartlink. MHB cũng đã là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp hội thẻ Quốc tế China Union Pay (CUP), Master Card Trong năm 2010, MHB đã triển khai thành công Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án sẽ làm thay đổi rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của MHB.

Với quyết tâm tiến tới họat động theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế hoàn toàn trong tương lai, MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ

WB, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định, loại bỏ được những hạn chế của hệ thống công nghệ thông tin hiện nay Ngoài ra, MHB còn có kế hoạch củng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng MHB đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật SECO (2006-2008) là dự án nằm trong chương trình chung của

Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các định chế tài chínhViệt Nam, cụ thể, giúp MHB – một ngân hàng non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh và tiềm lực cao – cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập và Cổ phần hóa.

2.1.2 cơ cấu tổ chức của Ngân hàng MHB Hà Nội:

2.1.3: Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây

* Về công tác huy động vốn Năm 2010 nhìn chung tình hình kinh tế xã hội cả nước và Hà Nội tiếp tục ổn định và có những bước phát triển Nhà nước điều hành chính sách vĩ mô thận trọng và linh hoạt hơn phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế Nhờ vậy năm 2010 tăng trưởng GDP đạt mức 8,4% cao nhất trong 11 năm trở lại đây, trong đó Hà Nội là một trong những địa bàn xếp thứ nhì về tốc độ GDP tăng 11,16% tình hình tài chính tiền tệ về cơ bản là ổn định góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên do ảnh hưởng của giá dầu mỏ tăng cao và

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế toán ngân quỹ

Các phòng giao dịch Phòng nhân viên liên tục cùng với những thảm hoạ thiên tai như bão lụt, dịch cúm gia cầm do vậy làm cho chỉ số giá cả tăng cao 8,4% (Hà Nội là 9,46%) và trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng ngày càng quyết Do áp lực của tiến trình hội nhập các ngân hàng tìm mọi biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, các hình thức khuyến mãi, đặc biệt trong thu hút tiền gửi Ngoài việc các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau các kênh huy động vốn khác cũng được triển khai như: trái phiếu xây dựng thủ đô, các công ty bảo hiểm, cổ phần các doanh nghiệp nhà nước càng làm cho việc cạnh tranh về nguồn vốn trở nên quyết liệt hơn

Bảng 1: Số liệu về tình hình huy động vốn Đơn vị: Triệu đồngn v : Tri u ị: Triệu đồng ệu đồng đồngng

Tổng nguồn vốn huy động 2.290.310 2.416.939 105,5%

Cơ cấu nguồn vốn huy động

Tiền gửi Tổ chức kinh tế 850.832 931.621 109,4%

Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy VNĐ) 427.144 433.297 101,4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)

Qua bảng số liệu trên cho thấy huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng 80,789 tỷ (tức tăng 9,4%) tiền gửi dân cư tăng 45,834 tỷ (tức tăng 3,1%) tiền gửi bằng VNĐ tăng 120,476 tỷ ( tức tăng 6,4%), tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 6,153 tỷ (tức tăng 1,4%) như vậy cơ cấu nguồn vốn huy động tương đối ổn định, trong đó tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động chiếm 2,85% và các nguồn tiền gửi đều tăng Tuy nhiên tốc độ tăng rất chậm Nếu so về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2007 so với năm trước đạt thấp đặc biệt so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và các chi nhánh Ngân hàng MHB nói riêng thì còn thấp hơn (tổng nguồn vốn các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tăng 19,2%, trong đó tiền gửi dân cư tăng 23,8%, tiền gửi tổ chức kinh tế tăng 15,9%, 8 chi nhánh Ngân hàng MHB lớn trên địa bàn

Hà Nội tăng 11,4%) trong khi đó tiền gửi tổ chức kinh tế tăng 9,4%, tiền gửi dân cư tăng 3,1%

- Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng nguồn vốn thấp là:

Năm 2010, công tác huy động vốn tiền gửi dân cư gặp nhiều khó khăn Phần lớn nhu cầu vốn của nền kinh tế là do hệ thống ngân hàng đáp ứng nên áp lực vay vốn ngân hàng là rất lớn, tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn, theo đó để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp các ngân hàng thương mại phải phát triển mạnh huy động vốn, đây là tác động tích cực Bên cạnh đó tạo nên sự cạnh tranh hết sức sôi động và quyết liệt thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại trong quá trình huy động vốn như: Các ngân hàng thương mại đã áp dụng các biện pháp tiếp thị khuyến mãi hấp dẫn bằng nhiều hình thức, tăng lãi suất huy động, đưa ra nhiều loại sản phẩm huy động nhằm thu hút nguồn vốn. Đã xuất hiện nhiều kênh huy động vốn khác nhau như: Các Công ty Bảo hiểm, tiết kiệm Bưu điện, Thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ, trái phiếu xây dựng thủ đô việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã phần nào chi phối tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.

Các dịch vụ ngân hàng tuy đã được quan tâm chú ý phát triển, nhưng tiện ích còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống, chưa tạo được thói quen thanh toán qua ngân hàng trong quảng đại dân chúng nên việc thu hút nguồn vốn trong thanh toán còn rất hạn chế.

Hệ thống quỹ tiết kiệm của Chi nhánh còn nhiều địa điểm chật hẹp không thuận lợi và khang trang chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh ngân hàng

* Về hoạt động tín dụng

Trong năm 2010 cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn có xu hướng giảm sút cụ thể:

Bảng 2: Số liệu tình hình hoạt động tín dụng theo kì hạn nợ và theo loại tiền n v : Tri u ng Đơn vị: Triệu đồng ị: Triệu đồng ệu đồng đồng

Tổng dư nợ cho vay 943.788 740.111 78,4%

Phân theo kỳ hạn nợ

Dư nợ cho vay ngắn hạn 599.168 512.635 85,5%

Dư nợ cho vay trung hạn 108.336 61.486 56,7%

Dư nợ cho vay dài hạn 217.677 147.222 67,6%

Dư nợ ngoại tệ(quy VNĐ) 208.214 193.095 92,7%

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

Như vậy năm 2010 dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh chỉ đạt 78,4% so với năm 2009 trong đó:

Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh những năm gần đây

2.2.1: Quy trình tín dụng trung và dài hạn

Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng là những hoạt động phức tạp, chịu rủi ro lớn Để đảm bảo an toàn trong chovay đồng thời giảm thiểu được rủi ro Ngân hang MHB đã soạn thảo ra được một quy trình tín dụng trung và dài hạn áp dụng cho toàn hệ thống Ngân hàng MHBvà Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội đã áp dụng một cách linh hoạt quy trình tín dụng này và đã cụ thể hoá từng bước thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:

+ Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy định của Ngân hàng MHBmà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được Ngân hàng cho vay.

+ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.

Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ có giá.

Các loại giấy tờ có giá theo quy định là bản chính thì phải lấy bản chính. Các loại giấy tờ có giá theo quy định là bản sao công chứng thì phải lấy bản sao công chứng.

Các loại giấy tờ theo quy định chỉ cần bản sao thỉ phải đối chiếu với bản gốc và cán bộ tín dụng phải xác định là đã đối chiếu.

Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình

Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

* Thẩm định khách hàng vay vốn

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm quản lý quá trình xử lý hồ sơ tín dụng từ đầu đến khi có quyết định cuối cùng

Tài sản thế chấp: Cán bộ tín dụng cần thiết lập định giá giá trị cho bất cứ tài sản nào được dùng làm tài sản thế chấp cho ngân hàng Trước khi chấp nhận tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng cần kiểm tra tài sản đó Việc kiểm tra trực tiếp tại hiện trường này là một phần phần công việc của quá trình rà soát và đánh giá khoản vay.

_ Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất, mô hình tổ chức bố trí lao động trong doanh nghiệp.

_ Thẩm định đánh giá khả năng tài chính

+ kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính

Xem xét mức độ tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính; Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng

+ Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính

_ Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các Tổ chức tài chính tín dụng: Cán bộ tín dụng xem xét tình hình quan hệ của khách hàng với cá tổ chức tài chính tín dụng ở cả hiện tại và quá khứ trên những khía cạnh sau:

- Đối với ngân hàng cho vay và các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng MHBViệt Nam: Đối với nợ trung và dài hạn cần tìm hiểu thêm về tài sản đã được đầu tư bằng vốn vay, số tiền gia hạn, số tiền được điều chỉnh kỳ hạn nợ, kỳ trả nợ, lịch trả nợ

Mục đích vay vốn của các khoản vay, vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không

Doanh số cho vay, thu nợ trong 3 năm gần nhất

Tài sản đảm bảo cho dư nợ trên

Diễn biến về các khoản vay, bảo lãnh nói trên ( tình hình trả nợ gốc, lãi ) Mức độ tín nhiệm (ví dụ mức độ và khả năng trả nợ đúng hạn).

Vòng quay vốn tín dụng

- Đối với các tổ chức tín dụng khác

Dư nợ trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất (bao gồm cả nợ gia hạn, nợ quá hạn)

Tài sản bảo đảm cho dư nợ trên

Mục đích vay vốn của các khoản vay, vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không (nếu có thể thu thập được)

Diễn biến về các khoản vay, bảo lãnh (tình hình trả nợ gốc, lãi)

Mức độ tín nhiệm (ví dụ mức độ và khả năng trả nợ đúng hạn

- Tại Ngân hàng MHBViệt Nam

Số dư tiền gửi, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu

- Tại các tổ chức tín dụng khác

Số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu

_ Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư(PASXKD/DAĐT)

Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư Kết quả phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư cũng là cơ sở để cán bộ tín dụng tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay.

Bước 3: Xác định phương thức cho vay, lãi xuất cho vay

Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của ngân hàng cho vay.

Xác định lãi xuất cho vay: Cán bộ tín dụng tổng hợp số liệu để tính toán và xác định mức lãi suất có thể áp dụng cho khoản vay.

Bước 4: Quyết định cho vay

Theo quy định, thời hạn xem xét quyết định cho vay đối với dự án nhóm A là không quá 25 ngày, nhóm B là 18 ngày và 12 ngày đối với những dự án còn lại kể từ khi Chi nhánh nhận đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết từ phía khách hàng Kết thúc bước này được đánh dầu bằng các văn bản thể hiện kết quả ra quyết định là từ chối cho vay (Ngân hàng nêu rõ lý do không cho vay) hay chấp thuận thông qua việc kí hợp đồng tín dụng.

Bước 5: Giải ngân, kiểm tra giám sát

Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội

Hệ thống Ngân hàng MHB hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng MHB cũng không nằm ngoài lĩnh vực ấy Để hoạt động an toàn và đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, Chi nhánh luôn đưa ra phương châm “Phát triển, an toàn, hiệu quả” làm nền tảng thực hiện Vì vậy mà công tác đầu tư cho vay của Chi nhánh đã thực hiện đúng theo chỉ đạo của MHB Chi nhánh quan tâm triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và an toàn vốn, quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc đã tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng, tìm nhiều giải pháp giúp các doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh

Chi nhánh rất quan tâm nhiều đến nhu cầu của khách hàng đặc biệt là nhu cầu về tín dụng trung và dài hạn, Chi nhánh đã có những định hướng phát triển, mở rộng dịch vụ tiện ích đến những khách hàng tốt, chủ động tiếp cận khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn một cách thuận lợi nhanh chóng nhất, phát huy được thế mạnh về phong cách, thái độ đón tiếp nhiệt tình, lịch sự, phục vụ khách hàng một cách ân cần Mặt khác Chi nhánh đã cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và bổ sung thêm trang thiết bị máy móc, chuẩn bị tốt cơ sở vật chấ tại các quỹ tiết kiệm, đảm bảo phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn

Trong quy trình cho vay Chi nhánh luôn coi trong công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng, để tìm ra những rủi ro tiềm ẩn, loại trừ những dự án kém hiệu quả Hàng năm Chi nhánh thường tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhất là trong khâu nghiên cứu, phân tích đánh giá khách hàng trên cơ sở đó chọn lọc khách hàng, tăng dư nợ đối với những khách hàng có khả năng đem lại chất lượng tín dụng tốt cho Ngân hang

Trong những năm gần đây dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng đã có phần nhích lên song vẫn khiêm tốn chưa phát huy được hết tiềm năng của Chi nhánh, mặc dù Chi nhánh đã có những nỗ lực nhất định nhằm gia tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế.

Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh ngân hàng MHB Hà Nội ở mức khá cao khoảng 0,77 tức cứ một đồng dư nợ ở một thời kỳ nhất định thì ngân hàng thu về khoảng 0,77 đồng để tiếp tục cho vay Điều đó chứng tỏ vốn trung và dài hạn của ngân hàng được sử dụng khá hiệu quả, vốn được quay vòng nhanh.

Nợ quá hạn và gia hạn nợ đã giảm đáng kể đó là nhờ sự lỗ lực cũng như phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng đã kiên quyết thực hiện những biện pháp thu hồi nợ một cách hiệu quả thể hiện: Trong quí 4 Chi nhánh đã đề ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, như giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho từng phòng trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng gắn với thi đua khen thưởng và đánh giá cán bộ nên đã thu đuợc trên 15 tỷ nợ được đánh giá là khó thu; Biểu hiện năm 2010 dư nợ quá hạn của Chi nhánh giảm xuống, nợ quá hạn là

49176 triệu đồng giảm so đầu năm 21,1 tỷ chiếm 6,6% trong tổng dư nợ trong đó nợ quá hạn trung và dài hạn 4019 triệu đồng chiếm 8,17% Điều này phản ánh hiệu quả của tín dụng trung và dài hạn cao hơn tín dụng ngắn hạn; Nợ gia hạn 56803 triệu đồng giảm so đầu năm 36,7 tỷ chiếm 7,6% trong tổng dư nợ trong đó nợ gia hạn trung và dài hạn là 30903 triệu và chủ yếu tập trung ở khu vực quốc doanh.

Năm 2010 để đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng Chi nhánh đã thực hiện việc trích dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu lên tới 124,4 tỷ đồng lớn gấp 6,9 lần so với năm 2009, điều này cho thấy Chi nhánh đã chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lươngj tín dụng đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn

Việc huy động vốn trung và dài hạn cũng được coi là một chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển của Ngân hàng Quy mô vốn trung và dài hạn đạt tỷ lệ tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động tại Chi nhánh Với nguồn vốn trung và dài hạn này đã giúp cho Chi nhánh cho vay trung và dài hạn với độ an toàn cao và đáp ứng thoả mãn nhu cầu tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng cao trong nền kinh tế đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên thì chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục.

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn

Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng của Chi nhánh vẫn chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế quốc doanh Chi nhánh chưa có sự đa dạng hoá tín dụng đối với các thành phần kinh tế đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh- đây là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng cũng như có khả năng đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó dẫn đến khả năng trả nợ của thành phần kinh tế này Trong mấy năm gần đây tuy nợ quá hạn, nợ gia hạn có giảm nhưng vẫn còn cao, hơn nữa nợ quá hạn lại chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước và việc xử lý, thu hồi các khoản nợ này gặp rất nhiều khó khăn khi mà việc cho vay đối với thành phần kinh tế này chủ yếu dựa vào sự tín nhiệm còn đảm bảo bằng tài sản thì rất ít vì vậy khi phát hiện các khoản cho vay có vấn đề hoặc được đánh giá không có khả năng thu hồi những món vay đã giải ngân thì việc đưa ra các biện pháp để thu hồi rất khó và những khoản nợ đó có thể được Chính phủ cho phép được khoanh điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng; Ngân hàng phải bỏ ra một khoản tiền theo tỷ lệ phần trăm nào đó để trích dự phòng, khoản tiền này bỏ ra không sinh lãi trong khi đó Ngân hàng vẫn phải bỏ ra chi phí để trả cho việc huy động vốn và mất những khoản chi phí khác có liên quan như chi phí quản lý, chi phí bảo quản

Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp tuy vậy tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng

Tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản còn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước, do đó cần phải quan tâm hơn nữa để hạ thấp tỷ lệ này Đây là một vấn để quan trọng trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quyền được ưu tiên khi được phá sản doanh nghiệp

Sự nhạy bén trong kinh doanh của một số cán bộ còn hạn chế

Phong cách giao dịch còn tiếp tục phải đổi mới, xây dựng phong cách kinh doanh hiện đại,văn minh để đáp ứng với cơ chế thị trường.

2.3.3: Nguyên nhân của những hạn chế

Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt, ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trường phải đối mặt với bao rủi ro và chịu áp lực từ nhiều nhân tố, chính vì vậy tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng không thể tránh khỏi những hạn chế về chất lượng tín dụng đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn Các nhân tố gây nên những hạn chế đó là:

* Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng

Các ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội nói riêng đều nhận thấy rằng việc cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhiều rủi ro và khả năng trả nợ khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp quốc doanh do vốn tự có của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường thấp, tài sản đảm bảo thì không đủ giá trị hoặc không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu do vậy mà đã tập trung cho vay thành phần kinh tế quốc doanh điều này dẫn đến một hạn chế lớn là Ngân hàng không đa dạng hoá cho vay các thành phần kinh tế khác và như vậy đã làm giảm thị phần cho vay của mình trên thị trường, hơn nữa chính vì Chi nhánh đã quá tập trung vào cấp tín dụng nhất là tín dụng trung và dài hạn cho thành phần kinh tế quốc doanh, nếu có một sự biến đổi nào về tình hình kinh tế thì các doanh nghiệp quốc doanh rất dễ bị phá sản do các doanh nghiệp này bộ máy quản lý thường rất cồng kềnh và chậm cải tiến kỹ thuật, công nghệ lạc hậu dẫn đến rủi ro và gây tổn thất cho ngân hàng Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất cần vốn để đổi mới trang thiết bị, mua dây truyền công nghệ sản xuất, tuy nhiên các doanh nghiệp này tiếp cận vốn ngân hàng thường khó khăn do không đáp ứng được những điều kiện mà ngân hàng đưa ra, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp này không có khả năng trả nợ được ngân hàng khi được vay vốn và nói lên rằng ngân hàng đã bỏ qua một thị trường đầy tiềm năng.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG MHB

3.1 Định hướng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh

Với những kết quả đạt được của năm 2010, tuy kết quả đem lại còn chưa thoả đáng đặc biệt đối với tín dụng trung và dài hạn, Để khẳng định được mình trong môi trường cạnh tranh đầy khốc nghiệt hàng năm Chi nhánh đều đưa ra những định hướng cũng như kế hoạch cho năm tới thực hiện Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ của NHCTVN, Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội phấn đầu thực hiện một số chỉ tiêu của năm 2011 như sau:

- Tổng nguồn vốn huy động tăng 15%, đạt 2.780 tỷ trong đó tiền gửi dân cư đạt từ 1.700 tỷ trở lên.

- Tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh khác tăng 89%, đạt 1.400 tỷ vào cuối năm.

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 10%/ tổng dư nợ

- Thu nợ xử lý rủi ro 23 tỷ trở lên.

- Thu dịch vụ Ngân hàng 5.700 tỷ tăng 35% so năm 2010

- Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn dưới 40%/ tổng dư nợ

- Lợi nhuận (chưa trích dự phòng rủi ro): 45 tỷ đồng. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chi nhánh đề ra một số giải pháp chủ yếu sau:

- Công tác huy động vốn: Quan tâm và chủ động hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh khai thác tăng trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp Hoạt động huy động vốn sẽ ngày một khó khăn cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại sẽ ngày một gay gắt hơn, vì vậy cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh Qua việc thực hiện tốt các nội dung sau: Mở rộng màng lưới huy động một cách hợp lý, nhanh chóng hoàn thành các điểm giao dịch mẫu, triển khai thực hiện tốt đa dạng hoá các hình thức huy động vốn có tính cạnh tranh cao; Xử lý linh hoạt việc áp dụng lãi suất; làm tốt công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng nhất là các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn; Nâng cấp cơ sở vật chất, năng lực trình độ và tác phong làm việc của cán bộ giao dịch tại các điểm huy động vốn Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, thông qua đó thu hút khách hàng mở tài khoản giao dịch thanh toán qua ngân hàng góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động.

+ Phân tích đánh giá thị trường, từng ngành kinh tế, từng địa phương, từng lĩnh vực hoạt động theo từng nhóm khách hàng để định hướng đầu tư tín dụng phù hợp hiện tại cũng như lâu dài đảm bảo an toàn và hiệu quả.

+ Phấn đấu tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với kế hoạch đề ra:

Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao Tuyệt đối không vì tăng trưởng mà hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả Ngược lại giảm thấp và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

Chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay, xây dựng được lực lượng khách hàng chiến lược của Chi nhánh, phân tích đánh giá định kỳ để xác định những khách hàng mang lại hiệu quả, lợi ích cao Cho Chi nhánh để thiết lập mối quan hệ lâu dài, bền vững.

Triển khai các biện pháp quản lý tín dụng chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm không để nợ quá hạn mới phát sinh.

- Về công tác xử lý nợ tồn đọng

Tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp để hoàn thành kế hoạch xử lý dư nợ, nợ tồn đọng của Chi nhánh.

- Quan tâm đến chất lượng các loại hình dịch vụ Ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh, mặt khác nhằm tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ Ngân hàng trong tổng thu nhập Phát triển thẻ: ATM, VISA.MASTER.

- Tăng cường kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động, đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn.

- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao hơn đối với một Ngân hàng hiện đại trong hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới.

- Xây dựng phong cách văn hoá kinh doanh riêng của NHCTVN theo phương châm “ Hiện đại – Văn minh – Hiệu quả”, mang đặc trưng của thương hiệu NHCTVN.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội

3.2.1 Đa dạng hoá lĩnh vực cho vay trung và dài hạn

Trong những năm qua Chi nhánh chủ yếu tập trung tài trợ tín dụng trung và dài hạn cho những công trình thi công xây dựng mà hiệu quả thu được lại không cao, với hoạt động cơ bản của Chi nhánh là hoạt động trong lĩnh vực công ngiệp và thương mại nhưng việc tài trợ tín dụng trung và dài hạn cho lĩnh vực thương mại còn hạn chế vì vậy trong những năm tới chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa đối với khu vực này Cùng với quá trình đầy mạnh xắp xếp lại, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Chi nhánh cũng cần phải tiến hành cơ cấu lại dư nợ trung và dài hạn đối với những doanh nghiệp này, hợp lý hoá những khoản cho vay có tài sản đảm bảo và những khoản cho vay không có đảm bảo bằng tài sản tránh tình trạng khi khoản vay gặp rủi ro Ngân hàng không có căn cứ thu hồi nợ Một mặt cần dành lượng vốn thoả đáng cho những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động thực sự có hiệu quả Mặt khác kiên quyết giảm dần và chấm dứt quan hệ tín dụng với những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn yếu kém Bên cạnh đó không thể không kể đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh- thành phần đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, họ hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, rất năng động và nhạy bén với cơ chế thị trường Tuy nhiên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế này tại Chi nhánh chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của nó, việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của thành phần kinh tế quốc doanh còn hạn chế nhiều khi các doanh nghiệp này muốn mở rộng sản xuất chỉ bằng cách vay vốn thương mại qua những nhà cung cấp như vậy có một nghịch lý rằng có khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế này rất hiệu quả nhưng việc vay vốn ngân hàng của thành phần kinh tế này lại khó khăn hơn thành phần kinh tế quốc doanh ngay cả khi thành phần kinh tế quốc doanh làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả Một sự khẳng định rằng tài sản đảm bảo tuy quan trọng nhưng không nên tuyệt đối hoá nó, mà chỉ nên coi nó như một yếu tố để đảm bảo cho khoản vay an toàn vì điều này mặc nhiên cho chúng ta thấy khi đã xử lý tài sản đảm bảo an toàn thỉ quan hệ tín dụng cho vay đã gặp phải rủi ro, do vậy sử lý tài sản đảm bảo là một biện pháp cuối cùng để thu nợ mà thôi Nên chăng, đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khách hàng quen thuộc, làm ăn có hiệu quả và ổn định thì Chi nhánh giảm bớt điều kiện tín dụng cho doanh nghiệp, mà coi trọng năng lực tài chính của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án Việc đa dạng hoá lĩnh vực cho vay trung và dài hạn là một hoạt động hết sức cần thiết đối với Chi nhánh giúp cho Chi nhánh tránh được rủi ro.

3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng MHB Hà Nội nói riêng chủ yếu tài trợ cho các dự án, tuy nhiên việc thẩm định dự án còn chưa được triển khai nhiều và vẫn chưa có sự chuyên môn hoá, trong thời gian qua Chi nhánh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và cũng đã đề cập đến những giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều bất cập và những giải pháp đưa ra đôi khi không đồng bộ

- Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định dự án: Chi nhánh cần xác định, công tác thẩm định dự án là vì lợi ích của chính bản thân mình nhằm nâng cao hiệu qủa của đồng vốn tín dụng và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng. Theo cách tổ chức hiện nay của Chi nhánh thì chưa có sự chuyên môn hoá, cán bộ tín dụng thường kiêm nhiệm luôn chức năng theo dõi và quản lý khoản vay Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định, nhiều trường hợp dẫn đến quyết định sai lầm trong cho vay hoặc bỏ qua những dự án có hiệu quả, chính vì vậy, Chi nhánh cần tạo thêm một phòng thẩm định riêng độc lập với các phòng khác chỉ chuyên môn hoá trong công tác thẩm định, tham mưu cho phòng tín dụng trong việc ra quyết định tài trợ dự án.

- Hoàn thiện phương pháp thẩm định:

Các phương pháp thẩm định dự án mà Chi nhánh áp dụng thường là NPV,IRR, thời gian hoàn vốn, một số dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy một chiều hay phân tích tình huống nhằm đánh giá toàn diện những rủi ro mà dự án có thể gặp phải, nhiều dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức biến động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra.

Chi nhánh cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn Chi nhánh về các nội dung và phương pháp thẩm định dự án Quy định này cũng lên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phương pháp thẩm định thích hợp.

- Hoàn thiện nội dung thẩm định:

Khi tiến hành thẩm định một dự án thì có hai nội dung chính cần hết sức quan tâm:

Một là, thẩm định khách hàng vay vốn: Trước khi tiến hành thẩm định, Chi nhánh cần xác minh tính trung thực của các số liệu do khách hàng cung cấp.

Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, Ngân hàng nên đánh giá, kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực ngành liên quan, nên áp dụng các phương pháp định tính, hay “nghệ thuật” thâm định Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp Chi nhánh đánh giá một cách khách quan nhất về khách hàng Nghĩa là, chỉ cần qua tiếp xúc trực tiếp doanh nghiệ, cán bộ tín dụng có thể thu thập được nhiều thông tin hơn so với những gì thể hiện trên giấy tờ.

Tuy nhiên, làm thế nào để không gây khó dễ cho khách hàng mà Ngân hàng vẫn có đủ thông tin để đánh giá khách hàng Sau đây là một số yếu tố có thể giúp cho Ngân hàng có thể đánh giá định tính về khách hàng:

+ Năng lực lãnh đạo quản lý doanh nghiệp của Ban giám đốc điều hành là yếu tố năng động nhất

Ngày đăng: 25/08/2023, 13:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Số liệu tình hình hoạt động tín dụng theo kì hạn nợ và theo loại tiền - Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hà tây ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 1
Bảng 2 Số liệu tình hình hoạt động tín dụng theo kì hạn nợ và theo loại tiền (Trang 32)
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế - Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hà tây ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 1
Bảng 3 Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế (Trang 33)
Bảng 5: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn - Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hà tây ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 1
Bảng 5 Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn (Trang 40)
Bảng 6: Nguồn vốn trung và dài hạn - Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hà tây ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 1
Bảng 6 Nguồn vốn trung và dài hạn (Trang 41)
Bảng 9: Diễn biến nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh - Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hà tây ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 1
Bảng 9 Diễn biến nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w