1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Sản Xuất Và Xuất Khẩu Chè Của Tổng Công Ty Chè Việt Nam
Tác giả Dơng Thị Quy
Trường học trường đại học
Chuyên ngành chuyên ngành chè
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 99,9 KB

Cấu trúc

  • Chơng I: Khái quát chung về cây chè ở Việt Nam và trên thế giới (6)
    • I. Vài nét về cây chÌ (6)
      • 1. Nguồn gốc cây chè (6)
        • 1.1. Cây chè thế giới và nguồn gốc của nó (6)
        • 1.2. Nguồn gốc của cây chè Việt Nam (7)
      • 2. Một số công dụng và giá trị kinh tế của cây chè (8)
        • 2.1. Công dụng của cây chè (8)
        • 2.2. Giá trị kinh tế (8)
      • 3. Sự tất yếu phải đẩy mạnh xuất khẩu chè hiện nay (9)
    • II. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giíi (9)
      • 1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới (9)
        • 1.1. Về dịên tích chè (0)
        • 1.2. Về sản lợng (10)
      • 2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới (11)
      • 3. Dự đoán thị trờng chè trên thế giới (12)
    • III. Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam (13)
      • 1. Sản xuất chè góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn (13)
      • 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất (14)
      • 3. Góp phần tạo môi trờng sinh thái (15)
      • 4. Thực hiện sự phân công lao động quốc tÕ (16)
  • Chơng II: Thực trạng hoạt động sản xuất, xuất khẩu của tổng công ty chè việt nam (17)
    • I. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Chè Việt Nam (17)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam (17)
      • 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chè VN (18)
        • 2.1. Chức năng, nhiệm vụ (18)
        • 2.2. Cơ cấu tổ chức (18)
      • 3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty (21)
    • II. Tình hình hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam (21)
      • 1. Hoạt động sản xuất của Tổng công ty chè Việt Nam (21)
        • 1.1 Sản lợng chè (21)
        • 1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất (23)
      • 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam (27)
        • 2.1 Về kim ngạch xuất khẩu (28)
        • 2.2 Về thị trờng xuất khẩu (29)
      • 3. Về cơ cấu mặt hàng (33)
      • 4. Tổ chức hoạt động kinh doanh của tổng công ty (34)
      • 5. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty chè VN trong thời gian qua (36)
    • III. Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất, xuất khẩu chè của Tổng công ty chè VN (38)
      • 1. Những thành tựu (38)
      • 2. Những hạn chế còn tồn tại (40)
      • 3. Nguyên nhân của các tồn tại (41)
        • 3.1. Nguyên nhân chủ quan (41)
        • 3.2. Nguyên nhân khách quan (43)
    • I. Phơng hớng phát triển từ nay đến năm 2010 (45)
      • 1. Nhiệm vụ xuất khẩu của ngành chè (45)
      • 2. Quan điểm định hớng xuất khẩu chè của ngành chè Việt Nam (45)
      • 3. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam (47)
        • 3.1. Mục tiêu chung (47)
        • 3.2. Những phơng hớng cụ thể (48)
      • 4. Các chỉ tiêu kế hoạch trong xuất khẩuchè của Tổng công ty chè Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005 (49)
    • II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian tíi (52)
      • 1. Nhóm các giải pháp vi mô (52)
        • 1.1 Về quản lý chất lợng (0)
        • 1.2 Về công tác thị trờng (55)
        • 1.3 Giải pháp về công nghệ chế biến (57)
        • 1.4 Giải pháp xây dựng ổn định vùng nguyên liệu (58)
        • 1.5 Tổ chức các kênh thu mua cung ứng nguyên liệu (59)
        • 1.6 Những giải pháp về kinh tế thơng mại (60)
      • 2. Nhóm các giải pháp vĩ mô (0)
        • 2.1 Chính sách đầu t (63)
        • 2.2 Chính sách tín dụng (63)
        • 2.3 Chính sách tài chính (64)
        • 2.4 Chính sách với con ngời (65)
        • 2.5 Quản lý chất lợng cấp Nhà nớc (65)
        • 2.6 Hoàn thiện và ổn định các cơ chế điều hành xuất nhập khẩu (65)
  • Tài liệu tham khảo ..............................................................................80 (4)

Nội dung

Khái quát chung về cây chè ở Việt Nam và trên thế giới

Vài nét về cây chÌ

1.1 Cây chè thế giới và nguồn gốc của nó:

Năm 1753, Carl Van Linnaeus, nhà thực vật học Thuỵ Điển nổi tiếng, lần đầu tiên trên thế giới đã định tên khoa học cây chè là Thea Sinensis rồi phân loại thành 2 thứ: Thea Bohea (chè đen) và Thea Viridis (chè xanh), và nh vậy đã gián tiếp công nhận TQ là một nguyên sản cây chè thế giới.

Năm 1823 Robert Bruce, một học giả ngời Anh, lần đầu tiên phát hiện một số cây chè hoang dã trong dãy núi Sadiya ở vùng Assam (ấn độ)

Năm 1918, Cohen Stuart (Java)- một nhà phân loại thực vật Hà Lan đã đi thu thập mẫu tiêu bản chè tại Vân Nam, Bắc Việt Nam và Bắc Mianma. Kết quả đã tìm thấy những cây chè thân gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Nam và phía Tây Vân Nam.

Năm 1951, Đào Thừa Trấn một nhà khoa học Trung Quốc tổng kết về cây chè trên thế giới cho rằng, cái nôi tự nhiên cây chè là ở khu vực gió mùa Đông Nam á vì ở Lào, Mianma, Vân Nam và Bắc VN đều có những cây chè hoang dại Ngoài ra đất đai, khí hậu, lợng ma của cả khu vực này đều rất thích hợp với sinh trởng của cây chè, hợp thành một vờn chè nguyên thuỷ. Hơn nữa, các cây chè hoang dại, đều có rất nhiều trên bờ của các con sông lớn: Kim Sa Giang, Phú Long Gaing, Salouen, Irravadi, Mê Kông, Bramapoutrơ Các con sông lớn này đều bắt nguồn từ dãy núi phía Nam cao nguyên Tây Tạng, cho nên vùng nguyên sản cây chè là vùng núi ở cao nguyên Tây Tạng.

Cây chè đầu tiên đợc Linnaeus xếp loại và đặt tên là Thea Sinensis. Nay đã xác định là Camellia Sinensis O.Kunze có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Trung Quốc gần nguồn sông Irravad (Mianma) Đại thể, nó xuất phát từ một vùng hình cái quạt, ở giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đờng biên giới giữa Asam và Mianma (Miến Điện) ở phái Tây, ngang qua TQ ở phía Đông, và theo hớng Nam chay qua các ngọn đồi của Miến Điện và Thái lan vào VN, trục Tây Đông chạy từ kinh độ 95 0 đến 120 0 Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 29 0 đến 11 0 Bắc.

1.2 Nguồn gốc của cây chè VN:

Cây chè Việt nam đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm và trải qua rất nhiều giai đoạn từ thời kì các vua Hùng dựng nớc cho đến tận bây giờ.

Năm 1933 ông J JB Denss, một chuyên viên chè ngời Hà Lan, ông nguyên là giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzong ở Java (Indonesia) Cố vấn các công ty chè Đông Dơng thời Pháp, sau khi khảo sát chè cổ tham vè tại xã Cao Bộ (huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang), Ông đã viết về nguồn gốc cây chè trên thế giới Ông có viết: "điểm cần chú ý là ở những nơi mà con ng- ời tìm thấy chè, bao giờ cũng ở cạnh sông lớn, nhất là Đông Dơng Tử, sông Tsi Kiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và ở Bắc Kì (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, tất cả các con sông đó đều bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Tây Tạng" Vì lí do trên ông cho rằng nguồn gốc cây chè là từ các dãy núi phân tán đi trong đó có cả VN.

- Năm 1976, Demukhatze viện sỹ thông tấn Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô nghiên cứu sự tiến hoá của cây chè bằng cách phân tích chất Cafein trong chè mọc hoang dã và chè do con ngời trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới, trong đó có các vùng chè cổ ở VN (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An) tác giả đã kết luận cây chè cổ Việt nam tổng hợp các chất Cafein đơn giản nhiều hơn chè Vân Nam Trung Quốc, và nh vậy các chất Cafein phức tạp ở cây chè Trung Quốc nhiều hơn ở cây chè Việt nam Do đó tác giả đã đề xuất sơ đồ tiến hoá của cây chè nh sau:

Camelia  Chè Việt nam Chè Vân Nam lá to- chè Trung Quốc Chè Assam ấn độ

Từ những tài liệu nghiên cứu mà các nhà khoa học cho rằng VN là một trong những cái nôi của cây chè.

Ngoài những giống chè có sẵn trên đồi núi từ những giống "chè rừng" nh chè tuyết san, Việt nam đã nhập khẩu thêm một số giống mới từ Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản.

2 Một số công dụng và giá trị kinh tế của cây chè:

2.1 Công dụng của cây chè:

Chè là một loại thức uống lí tởng và có nhiều giá trị về dợc liệu, hỗn hợp vitamin chứa trong chè có khả năng giải khát, chữa trị một số bệnh đờng ruột, theo M.N Zapronretop thì Catechin của chè có tác dụng làm thông mao mạch, Cafein và một số hợp chất Alcaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ơng, kích thích vỏ đại não làm cho hệ thần kinh thêm minh mẫn, nâng cao tinh thần làm việc, giảm mệt nhọc khi công việc căng thẳng đặc biệt gần đây nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Nhật công bố uống chè xanh có tác dụng chống phóng xạ và ung th da.

Trong dân gian Việt nam xa và nay có câu: Trà tam, tửu tứ" ấm trà, chén rợu rất quen thuộc đối với ngời dân chúng ta Nhấm nháp chút men nồng của rợu và thởng thức hơng vị thơm của trà vừa là một hoạt động có ý nghĩa thực tế, vừa là biểu hiện của nghệ thuật ẩm thực, đồng thời làm phong phú thêm đời sống tinh thần và làm tăng thêm ý nghĩa văn hoá cho sinh hoạt đời thờng.

Chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kì kinh tế dài nhng lại nhanh cho sản phẩm thu hoạch Đảng và Nhà nớc ta đã coi cây chè là một trong những cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, nh ở miền Nam (Lâm Đồng) cây chè là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn.

- Trồng chè còn thu hút đợc một lực lợng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, là một trong những cây có giá trị cao ở trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên góp phần thúc đẩy trung du và miền núi có điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hoá, xã hội.

Chè là cây trồng dễ áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại, trồng chè sẽ mở rộng diện tích đất canh tác ở vùng cao, góp phần phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc tạo sự ổn định, cân bằng hệ sinh thái vùng. ở nớc ta, chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đem lại nguồn ngoại tệ cho ngân sách Nhà nớc hàng năm rất lớn Từng bớc đa VN hội nhập quốc tế hiệu quả và tích cực hơn.

3 Sự tất yếu phải đẩy mạnh xuất khẩu chè hiện nay.

Nâng cao chất lợng, sản lợng và tính cạnh tranh của sản phẩm, với giá thành hợp lý, tiêu thụ chè ổn định, đợc giá, chiếm đợc tín nhiệm lâu dài trên thị trờng xuất khẩu và trong nớc, để tăng kim ngạch xuất khẩu, làm nghĩa vụ với Nhà nớc, tích luỹ tái sản xuất mở rộng và nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất văn hoá, kỹ năng kỹ xảo, nghiệp vụ quản lý và nhiệt tình lao động của những ngời làm chè, xây dựng Ngành chè Việt Nam phát triển bền v÷ng.

Hiện nay, vị trí xuất khẩu chè của nớc ta đứng hàng thứ 15 trong các n- ớc xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới Đó có thể coi là một bớc phát triển tốt đẹp dành cho ngành chè nớc ta, tuy nhiên nhìn cụ thể thì việc xuất khẩu chè của nớc ta vẫn còn tồn tại những vấn đề bức xúc gây ảnh hởng đến quá trình nâng cao khả năng xuất khẩu chè của nớc ta Đó là việc đầu t cha đầy đủ về việc trồng chè hay bảo đảm chất lợng cũng nh thiếu sót trong việc thực hiện quy trình xuất khẩu, những vấn đề đó làm giảm uy tín của chúng ta với thị trờng nớc ngoài, gây mất đi những bạn hàng tiềm năng trong khi thị trờng của nớc ta ở các nớc vẫn cha thực sự bền vững Do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu chè đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè hiện nay là cần thiết và cấp bách để có thể giữ vững các bạn hàng đã có và có thể tìm kiếm các bạn hàng mới, tăng khả năng tiêu thụ chè ở nớc ta.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giíi

1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới:

Cho đến nay chè đã đợc trồng ở 58 nớc khắp Châu Lục với diện tích 2,5 triệu ha, sản lợng 2,5 triệu tấn chè khô, phân bố từ 33 0 vĩBắc đến 49 0 vĩ Nam, trong đó vùng thích hợp nhất là 16 0 vĩ Nam đến 20 0 vĩ Bắc, thì chè có thời kì ngủ nghỉ và tính chất mùa vụ rõ rệt.

Từ 89,97 vạn ha (năm1934) tăng lên 250,31 vạn ha (1990) Châu á có

20 nớc chiếm tới 80,7% toàn thế giới, gồm có Trung Quốc, ấn Độ, Srilanca, Indonesia, Băngladet, Việt Nam Châu Phi có 21 nớc chiếm 13,8% toàn thế giới gồm có Kenia, Manavi, Tăngzania, Burdundi, Uganda, Môzămbich. Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Đại Dơng có 17 nớc chiếm 6,5% gồm có Liên Xô cũ và Achentina có sản lợng tơng đối lớn.

Năm 1990, Trung Quốc có 1.086.200 ha (43,6%), ấn Độ 41,90 vạn ha (16,64%), Srilanca 22,17 vạn ha (8,87%), Indonesia 12,94 vạn ha (4,78%) Kênia 9,7 vạn ha (3,5%), Thổ Nhĩ Kì 9,05 vạn ha (3,4%).

Trong 22 năm qua sản lợng chè thế giới tăng 65% từ 1790.000 tấn vào năm 1978 lên gần 3000.000 tấn vào năm 2000 Trong mấy năm gần đây sản lợng chè thế giới tăng không đều Năm 1998 sản lợng chè thế giới đạt 2710 nghìn tấn, năm 1999 con số này là 2780 nghìn tấn, tăng 70 nghìn tấn (tốc độ 2,58%) Sản lợng chè thế giới đạt mức khá cao xấp sỉ 3000.000 tấn, tăng 183 nghìn tấn (6,58%) Tuy nhiên đến năm 2001 sản lợng chè thế giới giảm 2,8% còn 2,880 triệu tấn.

Bảng 1: Sản lợng chè thế giới: Đơn vị: nghìn tấn

(Nguồn FAO Production yearbook vol 52- 2000)

Nhìn vào bảng 1 ta thấy ấn Độ là nớc có sản lợng chè lớn nhất thế giới với 870 nghìn tấn vào năm 2000 Nớc có sản lợng chè đứng thứ 2 là Trung

Quốc với 640 nghìn tấn Các nớc có sản lợng chè lớn nữa phải kể đến Kenya víi 294 ngh×n tÊn, Srilanca cã 280 ngh×n tÊn.

Hình 1: Sản lợng chè thế giới qua các năm: Đơn vị: nghìn tấn

2 Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới:

- Khu vực Trung Cận Đông là vùng sử dụng chè lớn nhất vì đây là khu vực đạo hồi cấm các thức uống có chứa cồn, cho nên chè là đồ uống chủ yếu của họ Với Iraq chúng ta đã xuất khẩu năm cao nhất là 6.600 tấn, với Iran chỉ nhập chè đen cao cấp với số lợng 3000 đến 3500 tấn/ năm với giá từ 1400 đến 1500USD/ tấn Với Libi và Giocdani chúng ta đã và đang xuất khẩu các loại chè tốt nhất với bao bì thành phẩm 100 đến 500 gam/ hộp carton giá từ

- Khu vực Châu Âu, chủ yếu là Đông Âu đã nhập chè của ta gần 40 năm nay với các loại chè đen, có năm đến 1200 tấn, giá từ 1200 đến 1450 USD/ tấn, chè xanh từ 2000 đến 3000 tấn giá từ 1800- 1900 USD / tấn.

Tây Âu, nhất là nớc Anh có năm nhập 2000 tấn.

Thị trờng Mỹ tiêu thụ các loại chè xanh cao cấp với bao bì đẹp, giá từ 3000- 6000 USD/ tÊn, chÌ ®en tõ 1150- 1550 USD/ tÊn.

Thị trờng Châu á nh Pakistan, Singapore, Nhật, Đài Loan nhập chè xanh cao nhất 4000 tấn giá từ 780- 4500USD/ tấn.

Bảng 2: Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới. Đơn vị : nghìn tấn

Tên nớc Số lợng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu

Nguồn: FAO trade year book vol 52-98

3 Dự đoán thị trờng chè trên thế giới:

Thị trờng chè thế giới tơng đối tự do, các nớc phát triển nh Anh, Mỹ không đánh thuế nhập khẩu ngợc lại các nớc đang phát triển lại đánh thuế nhập khẩu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ chè Theo cam kết của hiệp định nông nghiệp Urugoay, các nớc đang phát triển sẽ giảm 24% thuế trong 10 năm (1995- 2005) Việc giảm giá chè cho ngời tiêu dùng sẽ dẫn đến tăng hơn nữa nhu cầu nhập khẩu Các dự báo cho thấy các nớc nhập khẩu chè đen tăng 8% năm, các nớc đang phát triển sẽ chiếm 51% tổng số tăng.

Theo dự báo của tổ chức nông nghiệp và lơng thực liên hợp quốc(FAO), triển vọng sản xuất và mức tiêu thụ chè thế giới sẽ tăng trong thời gian từ nay đến 2005 Khu vực các nớc đang phát triển do giảm thuế (24%) sẽ tăng mức tiêu thụ năm 2005 lên khoảng 265.000 tấn (3,7%năm) trong đó Pakistan nhập khẩu từ 115000 tấn (1997) lên 145.000 tấn (2005) đứng hàng đầu thế giới, tiếp theo là Ai Cập (104.000 tấn) các nớc Trung Đông (279000 tấn) vào năm 2005, xuất khẩu chè hàng năm sẽ tăng khoảng 2,9% diện tích chè cũng sẽ tăng, việc tái canh tác sẽ tăng 1-2% so với mức 0,5% hiện nay.

Ngời tiêu dùng ngày càng đòi hỏi chất lợng chè cao hơn Trong khi đó chi phí cho sản phẩm chè (phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị) lại tăng lên dẫn tới giá thành sản phẩm có hơi cao hơn giá bán Điều đó buộc các nhà sản xuất là giảm diện tích trồng chè đồng thời phải nâng cao chất lợng sản phẩm, tạo ra nhiều chủng loại chè để cạnh tranh với loại đồ uống khác hoặc nâng cao n¨ng suÊt chÌ.

Xét về mặt chất lợng và giá cả thì chè VN thuộc loại không có tên tuổi và thờng xếp sau chè Indonesia Do vậy, giá chè thế giới giảm thì giá chè VN sẽ bị giảm nhanh và nhiều hơn, nếu giá chè thế giới tăng thì giá chè VN sẽ tăng chậm và ít hơn.

Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Theo phân tích ở trên ta thấy, hoạt động xuất khẩu nói chung là vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cao, vừa có tính cấp bách vừa mang tính lâu dài Cũng không nằm ngoài điều đó, xuất khẩu chè cũng là một vấn đề đang đợc quan tâm Bởi nói đến chè ai cũng biết đó là một tiềm năng sẵn có thiên nhiên ban cho đất nớc ta Chè không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nớc mà còn có giá trị xuất khẩu.

1 Sản xuất chè góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Những năm gần đây với việc triển khai giao đất và khoán v ờn chè cho ngời lao động theo Nghị định 01-CP của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè ViệtNam về giải quyết đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, cùng với cơ chế và phơng thức mua chè thuận lợi cho ngời lao động đã tạo động lực khuyến khích ngời lao động phấn khởi chủ động đầu t thâm canh vờn chè để đạt năng suất và chất lợng cao. ở trung du, miền núi ngời dân có tập quán trồng lúa nơng, sắn Với năng suất lúa nơng trung bình 2-3 triệu đồng/ha, còn trồng một ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu đợc 10-12 triệu đồng/ha, sau khi trừ đi các chi phí đầu t ban đầu một ha chè thu hoạch đợc bằng 3-4 lần lúa nơng Nhờ vậy, đời sống ngời làm chè đợc cải thiện rõ rệt Thu nhập bình quân toàn ngành năm

1996 chỉ đạt 250 nghìn đồng/ngời/tháng, năm 1997 đã tăng lên 350 nghìn đồng/ngời/tháng, năm 1998 là 400 nghìn đồng/ngời/tháng, năm 1999 đã đạt

500 nghìn đồng/ngời/tháng Trong sản xuất nông nghiệp thu nhập bình quân năm 1997 đạt 400-500 nghìn đồng/ngời/tháng, năm 1998 là 500-600 nghìn đồng/ngời/tháng Một số đơn vị sản xuất chè có thu nhập rất cao nh: Trần Phú, Nghĩa Lộ, Yên Bái, Phú Sơn, Mộc Châu. Để tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống ngời làm chè, các hộ làm chè đã kết hợp làm kinh tế gia đình theo mô hình VAC gắn liền kinh tế vờn nhà, vờn đồi, đem lại nguồn thu nhập đáng kể góp phần quan trọng để ổn định đời sống nhất là những khi việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp gặp khó khăn Nhiều gia đình ở công ty chè Sông Cầu, Phú Sơn, Trần Phú đạt mức thu nhập kinh tế gia đình (VAC) từ 18-23 triệu đồng/năm/hộ, đặc biệt là ở công ty chè Mộc Châu, vùng đặc sản cây mơ, cây mận có giá trị kinh tế cao hàng năm có tới 30-40% hộ gia đình có thu nhập từ cây mơ, cây mận đạt 12-

18 triệu đồng/năm, có gia đình thu nhập đạt 40-50 triệu đồng/năm Nhờ có thu nhập từ các cây trồng khác và làm kinh tế phụ đã giúp cho cây chè phát triển ổn định, lâu dài và tạo thành một vùng sản xuất hàng hoá lớn Do sản xuất và kinh doanh có hiệu quả mà đời sống vật chất và văn hoá của ngời làm chè đợc nâng lên Theo báo cáo năm 1997 của Tổng công ty chè thì có khoảng 30% hộ khá, giàu, 55% số hộ trung bình và số hộ nghèo đói là 15%, cho đến năm 1999 con số này lần lợt là 33%, 60%, 7% Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy cây chè ngày càng có ý nghĩa kinh tế cao đối với đời sống ngời nông dân.

2 Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Nhờ trồng chè chúng ta đã đa nhanh vòng quay sử dụng đất, nhất là đất Trung du và miền núi, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ít ngời, đa miền núi tiến kịp miền xuôi.

Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích nghi rộng ở Việt Nam từ Hà Giang đến Lâm Đồng Nhng diện tích và sản lợng chè tập trung chủ yếu sau đây:

- Vùng chè Tây Bắc, miền núi phía bắc gồm 2 tỉnh Sơn La và Lai châu Diện tích vùng chè này hiện nay đạt 5.200 ha với sản lợng khoảng 3500 tấn chè khô.

- Vùng chè Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn: gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, phía Tây Yên Bái, Nghĩa Lộ với diện tích khoảng 17.000 ha, sản lợng trên 11.000 tấn chè khô.

- Vùng chè trung du-Bắc Bộ: bao gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, PhúThọ, Bắc cạn, Thái Nguyên, Hà Tây, Hoà Bình, Tây Yên Bái Tính đến năm

1999 vùng chè này có diện tích trên 23.000 ha, với sản lợng trên 15.000 tấn chè khô Đây là vùng dẫn đầu cả nớc về diện tích và sản lợng.

- Vùng chè Tây Nguyên gồm: Các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc Đến năm 1999 vùng này có diện tích 17.000 ha với sản l- ợng 10.600 tấn chè khô.

- Vùng chè Duyên hải miền trung: Vùng này chuyên làm chè xanh tiêu thụ trong nớc, chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ với 1.700 ha và sản lợng 900 tấn. ở vùng kể trên đã có thời bị bỏ hoang Sau ngày đợc giải phóng, bộ đội và công nhân nông trờng quốc doanh đã phát triển trồng chè bên cạnh những đồi chè đã có từ lâu đời ở vùng này Nếu không có sự phát triển của cây chè thì đất đai sẽ bị lãng phí, hệ số sử dụng đất rất thấp.

3 Góp phần tạo môi trờng sinh thái.

Môi trờng sinh thái của nớc ta đang bị phá hoại nặng nề thể hiện ở những hiện tợng thiên tai dồn dập nh lũ lụt, đất xói lở, hạn hán.

Nguyên nhân của những hiện tợng ấy là do: sự tàn phá rừng, sự lạm dụng phân bón hoá học và các hoá chất khác, sự tiêu diệt những vi sinh vật có Ých.

Nhiệm vụ trớc mắt của chúng ta là phải phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, trả lại độ phì nhiêu cho đất.

Trớc thực trạng của môi trờng Việt Nam nh vậy, việc trồng chè đã góp phần giữ gìn môi trờng với diện tích trên 70 vạn ha chè cùng với hàng vạn v- ờn cây, ao cá của những ngời lao động ở các vùng chè khác nhau trên cả nớc cũng cho thấy đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển rừng, giữ gìn môi trêng.

Với phơng châm trồng chè kết hợp với nông-lâm nên chống đợc sói mòn đất, giữ đợc ẩm cho chè tạo đợc môi sinh và môi trờng, giữ đợc cân bằng sinh thái Trớc khi trồng chè, chúng ta nên trồng cây phân xanh, cây bóng mát họ đậu sẽ cho đạm và cho mùn, giúp cho cây chè phát triển tốt Trên n- ơng chè đào những dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn, giữ nớc Khi mùn đất lấp đầy hào này, sẽ đào hào khác, làm nh thế vừa giữ đợc độ ẩm cho chè, vừa tạo đợc cân bằng sinh thái, vừa thả đợc cá, cải thiện thêm đời sống Việc phòng trừ sâu bệnh đợc tiến hành theo phơng pháp tổng hợp IPM, tạo điều kiện sinh thái mát ẩm, kết hợp với công tác đốn, hái, canh tác để giảm bớt sâu có hại Qua đó hạn chế đợc việc sử dụng thuốc hoá học vừa lãng phí lại gây ô nhiễm môi trờng.

Về phân bón, các cơ sở trồng chè đã tận dụng tối đa nguồn cỏ rác tại chỗ, phân chuồng, bùn, rác thải chế biến thành phân bón cho chè ở những nơi có điều kiện đã kết hợp sử dụng phân hữu cơ chất lợng cao và kinh tế t- ơng hợp với nhau Hay nói cách khác là chúng ta vừa làm kinh tế tốt, vừa làm sinh thái tốt (ít nhất cũng lành mạnh môi trờng).

4 Thực hiện sự phân công lao động quốc tế.

Thực trạng hoạt động sản xuất, xuất khẩu của tổng công ty chè việt nam

Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Chè Việt Nam

1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam.

Tổng công ty Chè Việt Nam đợc thành lập theo Quyết định số 90/ TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tớng Chính phủ và Quyết định số 394 NN- TCCB/ QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ trởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm 22 công ty và 6 đơn vị sự nghiệp.

Tên doanh nghiệp : Tổng công ty Chè VN

Tên giao dịch : Vietnam National Tea

Tên viết tắt : VINATEA CORP

Trụ sở chính của doanh nghiệp : 46 Tăng Bạt Hổ

Quận Hai Bà Trng - Hà Nội Điện thoại : 82.64939 82.62452

Tổng mức vốn kinh doanh : 101.867.000.000 đ

- Vốn xây dựng cơ bản : 5.601 triệu đ

Tổng công ty Chè Việt Nam, tiền thân là Liên hiệp các Xí nghiệp Công Nông nghiệp Chè Việt Nam, đã trải qua 3 giai đoạn phát triển Ban đầu là Liên hiệp các Xí nghiệp (CB) Chè thuộc Bộ Lơng thực và Thực phẩm

(1974 - 1979) là một Liên hiệp sản xuất theo chiều ngang bao gồm chủ yếu các nhà máy chế biến chè xuất khẩu do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và trang bị Từ giữa năm 1979 đến hết năm 1995 (hơn 15 năm), sau khi hợp nhất các XNCB với các nông trờng chè, LHCN ban đầu trở thành LHCXNCNN chè

Việt Nam, một loại hình LHSX theo chiều dọc gắn liền sản xuất - chế biến - xuất nhập khẩu và dịch vụ chuyên ngành, hạt nhân là các xí nghiệp XNCNN chè LHCXNCNN chè VN đồng thời giúp Bộ chủ quản thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nớc đối với ngành chè Từ năm 1996 đến nay, Tổng công ty trở thành một tổ chức sản xuất - kinh doanh tập trung vào nhiệm vụ xuất khẩu chè và phát triển các cơ sở SX- KD đa dạng, là đơn vị SX- KD lớn nhất trong ngành chè, nòng cốt của Hiệp hội chè Việt Nam tiêu biểu về kinh nghiệm tổ chức, hoạt động, về các thử nghiệm cải tiến, đổi mới cơ chế quản lý liên tục trong hệ thống quốc doanh nông nghiệp Trong 17 năm hoạt động, Liên hiệp đã có những bớc phát triển vợt bậc từ chỗ ban đầu chỉ sản xuất và xuất khẩu 5.000 tấn sản phẩm, sau hơn 10 năm hoạt động đã phát triển lên đến 15.000 tấn sản phẩm xuất khẩu Điều quan trọng là Liên hiệp luôn luôn đổi mới công tác tổ chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành chè VN.

2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chè VN.

Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh chè : bao gồm xây dựng và thực hiện chiến lợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển, đầu t, tạo nguồn vốn đầu t, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt ,chế biến, tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, vật t, thiết bị ngành chè; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật: cùng với chính quyền địa phơng chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trồng chè, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc ít ng- ời, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn; xây dựng mối quan hệ kinh tế hợp tác đầu t, khuyến nông khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần thực hiện việc xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc và cải tạo môi sinh.

Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, vật t (phân bón, thuốc trừ sâu, gỗ dán làm bao bì, phơng tiện giao thông - đã nhập trên 1000 ôtô) Xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản, các hàng thủ công mỹ nghệ.

* Về chè : xuất khẩu các mặt hàng chè : Chè Đen : CTC, OTD (trên 80%) Chè xanh: Nhật Bản, Đài Loan, Singapore Chè hơng, hoa: hoa Sói, hoa Sen, hơng quả (xoài, dâu, cam, táo), dợc thảo: chè Sâm, Tam Thất, Bảo Thọ Sản lợng xuất khẩu lớn nhất trên 24.000 tấn Tổng công ty có quan hệ với hơn 40 quốc gia trên thế giới (thị trờng Liên Xô và Đông âu; hiện nay Trung Quèc Ch©u Mü: Mü

Mỗi phòng có chức năng riêng Phòng KD1 xuất khẩu chè và làm các dịch vụ KD khác có hiệu quả, phòng KD4 xuất khẩu chè sang Nhật, phòng KD5 xuất khẩu sang SNG, phòng KD2 và KD3 xuất nhập khẩu những mặt hàng có khả năng sinh lời, phòng kế hoạch và đầu t đề ra các kế hoạch và đầu t Đứng đầu Tổng công ty là Hội đồng quản trị Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cao nhất trớc Bộ trởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nh trớc Thủ tớng Chính phủ về vốn và tài sản của Tổng Công Ty Hiện nay, Hội đồng quản trị của Tổng Công Ty bao gồm: một chủ tịch, một trởng ban kiểm soát, một uỷ viên kiêm Tổng giám đốc và 2 uỷ viên khác chuyên gia về các lĩnh vực kỹ thuật, quản lý Để thực hiện tốt chức năng của mình, Hội đồng quản trị thành lập ra ban kiểm soát Ban này giúp Hội đồng quản trị nắm bắt kịp thời mọi sự điều hành của Tổng giám đốc Ban lãnh đạo hiện nay có một Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc Sau đó là các phòng ban đóng tại văn phòng Tổng Công

Ty chè Các phòng ban này có chức năng tham mu cho Tổng giám đốc trong việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty.

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam.

H ộ i đ ồ n g q u ả n t rị T ổ n g g iá m đ ố c P h ó t ổ n g g iá m đ ố c P h ò n g K ế h o ạ ch - Đ ầ u t P h ò n g K ế to á n - P h ò n g T ổ c h ứ c la o đ ộ n g P h ò n g K ỹ t h u ậ t cô n g n g h iệ p V ă n p h ò n g T ổ n g c ô n g t y C ô n g t y C ô n g t y C ô n g t y C ô n g t y

3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty.

* Trồng trọt, sản xuất chè.

* Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, các sản phẩm đồ uống, nớc giải khát.

* Xuất khẩu trực tiếp: các sản phẩm chè, các mặt hàng nông lâm sản. Dịch vụ kỹ thuật đầu t phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến chÌ.

Xây dựng cơ bản và t vấn đầu t, xây lắp phát triển ngành chè, dân dông.

* Và sản xuất , kinh doanh một số mặt hàng khác nh sau:

Sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu.

Sản xuất bao bì các loại.

Chế biến các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dụng.

Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng.

Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm; vật t, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phơng tiện vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống

Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật nhà nớc. Nhập khẩu trực tiếp: nguyên vật liệu, vật t, máy móc, thiết bị, phơng tiện vận tải và hàng tiêu dùng.

Tình hình hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam

1 Hoạt động sản xuất của Tổng công ty chè Việt Nam.

Trong một vài năm gần đây, cây chè đã phát triển rất mạnh ở trung du và miền núi phía bắc.

Trong cơ chế quản lý mới, đợc áp dụng đồng bộ khoa học – kỹ thuật, năng suất chè đã tăng nhanh Cùng với việc mở rộng diện tích trồng chè, các xí nghiệp chè đã tăng nhanh Cùng với việc mở rộng diện tích trồng chè, các xí nghiệp của Tổng công ty đã đầu t máy móc để nâng cao chất lợng cũng nh sản lợng.

Do khí hậu ẩm, đặc biệt các vùng trung du và miền núi phía Bắc nên rất thuận lợi cho việc phát triển cây chè và vì thế cây chè ở đây có đặc trng và hơng vị riêng.

Thời gian từ 1991-1994 trên toàn Liên hiệp chỉ trồng đợc 1.000 ha, nguyên nhân chính là do chúng ta mới thoát khỏi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tiếp cận với cơ chế thị trờng, các thành phần kinh tế t nhân cha thể bắt kịp và cha khẳng định chỗ đứng của mình Mặt khác, lúc đó thị trờng chính để tiêu thụ là Liên Xô và các nớc Đông Âu bị sụp đổ gây cho ta nhiều lóng tóng khã kh¨n.

Từ năm 1995 khi Tổng công ty dần dần nắm bắt đợc quy luật của nền kinh tế thị trờng, Tổng công ty đã tìm đợc nhiều thị trờng mới có lợi nh Irắc, Nhật Bản, ấn Độ… nên đã khẳng định đợc vai trò của mình về cả diện tích và sản lợng Cụ thể là: mức tăng diện tích 1.200 ha, sản lợng tăng vợt 1.000 tấn. Đến năm 1996, lúc này Tổng công ty đang tìm hiểu và thay thế một số đồi chè lâu năm và đa một số giống chè phù hợp với khí hậu đất đai Diện tích chè tổng số lên tới 6.490 ha, tổng số chè đạt 11.496 tấn.

Năm 1997 là năm thắng lợi toàn diện của Tổng công ty, các chỉ tiêu kinh tế đều vợt so với năm 1996 và kế hoạch Bộ giao Tổng số chè sản xuất là 14.950 tấn, tăng hơn 30% so với năm 1996.

Trong năm 1998, mặc dù chịu ảnh hởng của hiện tợng EL Nino, hạn hán nghiêm trọng, nắng nóng kéo dài nhất là trong các tháng 3, 4, 5 và ảnh h- ởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhng tổng sản lợng chè vẫn đạt 17.900 tấn tăng gần 20% so với năm 1997.

Bảng 3: Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của Tổng công ty chè Việt

Nam đợc thể hiện qua bảng sau:

1 Chè tổng số sản xuất (tấn) 11.496 15.250 17.900 17.935 18.166

2 Diện tích chè tổng số (ha) 6.490 5.104 5.186 5.186 5.825

3 Chè búp tơi tự sản xuất (tấn) 28.898 31.714 33.445 33.445 42.670

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam.

Bớc sang năm 1999 mặc dù 6 tháng đầu năm hạn hán diễn ra trên diện rộng, nhng sản lợng búp tơi tự sản xuất trên toàn Tổng công ty vẫn không giảm sút, tổng số chè sản xuất đạt 17.935 tấn, bằng năm 1998

Sang năm 2000, sau 5 năm tổ chức lại mô hình Tổng công ty nhà nớc,Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt đợc những bớc phát triển đáng kể so với những năm trớc đây Sản lợng chè sản xuất 18.166 tấn so với năm trớc là 101,3%, lợng chè búp tơi tự sản xuất cũng tăng 11.9%

Nhận thức đợc tầm quan trọng của nguyên liệu chè búp tơi đối với kết quả sản xuất kinh doanh của ngành chè, Tổng công ty luôn tập trung chỉ đạo điều hành khâu sản xuất nông nghiệp Ngay từ cuối vụ chè năm 1999 tất cả các vờn chè đã đợc đầu t chăm sóc qua vụ đông đúng yêu cầu kỹ thuật Một số đơn vị đã triển khai đào rãnh thoát nớc theo kỹ thuật của ấn Độ nhằm chống úng cho vờn chè trong mùa ma và chống xói mòn cho đất.

Nhờ thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp nên năng suất chè đã đạt mức bình quân 7,71 tấn/ha (năm 2000) Nhiều đơn vị có năng suất bình quân 10 tấn/ha nh: Mộc châu, Trần Phú, Thanh Niên, Phú Sơn.

Về giống chè: Thông qua các chơng trình hợp tác liên doanh với nớc ngoài, hiện nay Tổng công ty đã thu thập đợc hơn 30 giống chè nhập ngoại mà không phải bỏ vốn nhập khẩu Qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy có 7 giống chè nhập từ ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản có khả năng sinh trởng tốt trong điều kiện của nớc ta và có thể nhân ra diện rộng theo từng vùng cụ thể Đây là một thành công đáng kể tuy cha có thể lợng hoá thành tiÒn.

1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất

Sau hơn 6 năm đợc tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nớc, Tổng công ty chè Việt Nam đã có nhiều cố gắng và hàng năm đều hoàn thành kế hoạch nhà nớc giao.

Trong thời kỳ Liên Hiệp xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam những năm trớc, năm 1991 Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm trung bình đạt 13-17 triệu USD Thị trờng n- ớc ngoài chủ yếu là các nớc khu vực I (Đông Âu và Liên Xô), kết quả này thực hiện theo nhà nớc giao, Tổng công ty cha có sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ năm 1991, đặc biệt sau năm 1995 trở lại đây do tình hình kinh tế chính trị trên thế giới và trong nớc có nhiều thay đổi làm cho việc kinh doanh của Tổng công ty chuyển hớng mạnh Nhà nớc đã chuyển dần sự nghiệp của mình vào hoạt động của các công ty, việc xuất nhập khẩu theo nghị định th và chỉ tiêu của Nhà nớc hầu nh không còn Các hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn này là hoạt động tự doanh trong xuất nhập khẩu bằng nguồn vốn tự có và vốn đi vay, hoạt động uỷ thác trong xuất nhập khẩu bằng nguồn vốn ký gửi của khách, hoạt động liên doanh trong và ngoài nớc nhằm tạo thêm nguồn hàng, nguồn vốn ngoại tệ và thu trả kiều hối Nguồn vốn dùng cho hoạt động kinh doanh dựa vào nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng chịu lãi và một phần viện trợ của nhà nớc Trớc sự thay đổi đó, toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty đã nỗ lực phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để thích ứng với điều kiện kinh doanh mới và đã đạt những kết quả ban đầu đáng khích lệ

Tổng công ty chủ trơng chỉ đạo các hoạt động tài chính, thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nớc: Đồng thời, phải phục vụ tốt nhất cho các đơn vị tháo gỡ khó khăn, đủ vốn hoạt động Tổng công ty đã huy động mọi nguồn vốn để đầu t cho sản xuất, thanh toán nhanh tiền chè, ứng tr- ớc tiền nguyên liệu, thực hiện trợ giá cho các đơn vị, đặc biệt các đơn vị có vốn vay ODA để có nguồn trả nợ, tạo điều kiện để các đơn vị phấn đấu hoàn thành kế hoạch.

Xét ở góc độ sản xuất – kinh doanh, thì tình hình cũng rất khả quan.

Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất, xuất khẩu chè của Tổng công ty chè VN

Tổng công ty đã tạo đợc mối liên kết chặt chẽ với các đơn vị thành viên, mở rộng ra cả các vùng chè dân Tuy có số lợng đơn vị khá lớn, ở nhiều vùng khác nhau, nhng Tổng công ty đã thống nhất đợc sự quản lý từ trên xuống dới thể hiện ở chỗ: các thành viên tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch và nhiệm vụ đợc giao; khi có khó khăn về nguồn hàng Tổng công ty vẫn có thể đảm bảo đợc hàng XK bằng cách yêu cầu các đơn vị dừng việc bán hàng ra ngoài để tập trung toàn bộ lợng hàng giao cho Tổng công ty ở đây không xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngợc” nh vẫn thờng thấy ở một số Tổng công ty Việt Nam hiện nay Sở dĩ tạo ra đợc mối liên kết là nhờ Tổng công ty đã gắn đợc lợi ích của mình với lợi ích của các thành viên Và thực tế đã chứng minh không có mối quan hệ kinh tế nào bền chặt bằng mối quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi Nh trên đã phân tích, Tổng công ty mua hàng cho các đơn vị thành viên cả khi có khó khăn trong việc tìm đầu ra Hơn nữa, khi làm ăn có lãi, Tổng công ty không giữ để xây nhà tầng cho cơ quan, mua ô tô cho lãnh đạo, mà đem lãi đó đầu t, thởng hay trợ giá bán cho các cơ sở Đến lợt các đơn vị thành viên cũng áp dụng nguyên tắc gắn bó lợi ích này trong quan hệ với nguồn nguyên liệu: điều kiện mua bán thuận lợi, không ép cấp, ép giá, duy trì giá mua ở mức cao nhất có thể Nhờ vậy, Ngời trồng chè yên tâm gắn bó với vờn chè, không xảy ra hiện tợng chặt cây chè để trồng cây khác nh đã xảy ra đối với cây cà phê và một số cây công nghiệp khác.

Tổng công ty đã thực hiện tốt chức năng đầu mối XNK của mình, mở ra các thị trờng mới (Iran, Libi) không chỉ cho các đơn vị thành viên của mình mà cho cả các doanh nghiệp sản xuất chè Việt Nam khác Từ khi thành lập đến nay, cha năm nào Tổng công ty kinh doanh bị thua lỗ Nhiều đơn vị thành viên trong mấy năm gần đây cũng đã thoát khỏi tình trạng thu không đủ bù chi và hoạt động có lãi Có thể thấy đây thực sự là một cố gắng lớn của các nhà lãnh đạo nếu đem so sánh kết quả này với thực tế của các doanh nghiệp Nhà Nớc (DNNN) hiện nay Trong 5 năm, từ 1995 - 2000, Tổng công ty chè Việt Nam đã có những chiến lợc kinh doanh đúng đắn, linh hoạt, đã đạt đợc những thành tựu to lớn, giúp Tổng công ty phát triển ngày càng vững chắc

Tổng công ty là đơn vị thực hiện cổ phần hoá (CPH) sớm Nhất Khi

Nhà nớc có quyết định CPH một số đơn vị quốc doanh vào những năm 1997,

1998, thì tại Tổng công ty chè, CPH trong nông nghiệp đã đợc tiến hành từ

10 năm trớc đây Đó chính là việc giao vờn chè cho ngời nông dân trong thời gian dài (25-30 năm) bắt đầu đợc thực hiện từ năm 1986 trên cơ sở vận dụng nghị quyết 10/BTC và nghị định 169/HĐBT Hình thức khoán đã thực sự tạo ra động lực mới cho sự phát triển ở khu vực sản xuất nguyên liệu Ngời lao động thực sự làm chủ vờn chè, làm chủ sản xuất kinh doanh, làm chủ thành quả lao động của mình, nên họ đã phấn khởi chăm lo cho sản xuất và có trách nhiệm hơn với công việc Nhờ đó, năng suất bình quân và sản lợng chè của một số đơn vị đã có những thay đổi theo hớng tích cực, tăng liên tục, bình quân khoảng 5%/năm (từ 4,5 tấn/ha lên 8,2 tấn/ha, cao gấp 2 lần năng suất chè bình quân cả nớc) Doanh thu trên 1 ha trồng chè tăng bình quân 30%/năm (từ 7 triệu/ha lên 13 triệu/ha).

Tổng công ty là đơn vị đầu tiên đa ra hình thức hội đồng bí th để phối hợp hoạt động giữa Đảng bộ Tổng công ty với Đảng bộ địa phơng Tổng công ty bao gồm nhiều thành viên ở các địa phơng khác nhau, Bí th Đảng uỷ Tổng công ty phụ trách Đảng viên ở Tổng công ty, trong khi đảng ciên ở cơ sở lại thuộc phạm vi phụ trách của Đảng bộ địa phơng Vì vậy, hội đồng bí th ra đời đã tạo điều kiện cho các bí th gặp gỡ trao đổi, thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng ở Tổng công ty

Năm 1998, Hiệp hội chè Việt Nam đợc thành lập với Tổng công ty (lúc đó còn là liên hiệp các xí nghiệp CNN chè Việt Nam) làm nòng cốt

Hiệp hội có nhiệm vụ “ liên kết rộng rãi các thành phần kinh tế tham gia sản xuất - chế biến - xuất nhập khẩu và dịch vụ chè từ Trung ơng đến địa phơng, kinh tế trong và ngoài quốc doanh để thực hiện mục tiêu đổi mới mà Đảng và nhà nớc giao cho ngành chè, trọng tâm là tăng cờng XK, góp phần xây dựng trung du và miền núi ngày càng vững mạnh” (Báo cáo 10 năm của Hiệp hội chè Việt Nam) Đến nay, Hiệp hội đã có nhiều hoạt động đóng góp cho ngành chè và trở thành ngời đại diện cho lợi ích ngời trồng chè trong cả nớc.

Cơ cấu mặt hàng khá phong phú và đa dạng Gắn đợc sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trờng ngay trên từng địa bàn và trên phạm vi cả nớc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển công nghệ mới Thị trờng luôn đợc mở rộng, chè Việt Nam dần dần đảm bảo đợc chữ tín trên th- ơng trờng.

2 Những hạn chế còn tồn tại:

- Sản xuất chè của ta còn manh mún, cá thể, không tập trung, chủ yếu là nguồn trong dân Nguồn chè không ổn định gây ra tình trạng khi cung quá lớn so với cầu, khi cung thì lại không đáp ứng với nhu cầu của khách hàng

- Thiết bị, công nghệ còn chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, lắp đặt chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi, thờng xuyên thiếu vốn tu bổ nâng cấp, hệ số sử dụng công suất thấp, vệ sinh công nghiệp yếu Chế biến công nghiệp mới chỉ chiếm hơn 60 % sản lợng chè búp ngô, lại chế biến thủ công và bán cơ giới Nhiều nhà máy mới chỉ phát huy 50 - 60% công suất thiết kế Phần lớn các nhà máy chế biến công nghiệp này đều đợc xây dựng từ năm 1957 -1977 với các thiết bị công nghệ chủ yếu của Liên Xô cũ và Trung Quốc nên chất l- ợng sản phẩm cha cao sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế thấp.

- Do công nghệ chế biến còn lạc hậu lại cha có nhiều giống chè tốt nên chất lợng hàng còn kém, thờng bị khách hàng phàn nàn, nhất là khách hàng nớc ngoài.

- Chè là mặt hàng thời vụ, khó bảo quản do vậy ảnh hởng lớn đến chất lợng hàng xuất khẩu Hoạt động thu mua không đáp ứng kịp thời theo thời vụ và các điều kiện bảo quản khắt khe.

- Hiện tợng tranh mua tranh bán diễn ra phổ biến gây xáo động thị tr- ờng, làm cản trở quá trình mua bán và xuất khẩu chè.

- Giá còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trờng thế giới, do vậy Tổng công ty không có điều kiện chủ động trong việc định giá mua.

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực gieo trồng, phần công nghiệp chế biến cha đợc chú trọng đúng mức Các cơ quan nghiên cứu triển khai trong nớc cha đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp Bản thân các doanh nghiệp do hạn hẹp về nguồn lực nên cũng cha thể tự tiến hành hoạt động nghiên cứu.

- Chè VN vẫn còn xuất khẩu nhiều dới dạng sơ chế, bán thành phẩm,chất lợng đạt loại trung bình trong khi nhu cầu thế giới về chè chất lợng cao ngày càng tăng khiến chè VN có sức cạnh tranh thấp và bị hạn chế về giá bán sản phẩm.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu chè của VN vẫn còn yếu kém trong công tác nghiên cứu thị trờng Công tác tiếp thị và nghiên cứu nhu cầu thị tr- ờng còn yếu, cha chú ý đến thị trờng tiêu thụ trong nớc

- Hơn nữa công tác kiểm tra chất lợng sản phẩm xuất khẩu còn cha thống nhất, không đạt hiệu quả cao một phần là do thiết bị công nghệ còn cha tiên tiến, hiện đại cùng với nhân lực trong công tác kiểm tra chất lợng còn yÕu.

- Hiện nay chúng ta còn cha có chính sách đặc thù cho ngành chè nên ảnh hởng xấu tốc độ phát triển sản xuất, đầu t vào cây chè bị thiệt thòi so với đầu t vào các ngành khác.

- Mặt khác sản phẩm chế biến cha đa dạng, bao bì bao gói vẫn cha đạt tiêu chuẩn quốc tế, đơn điệu về mẫu mã.

Phơng hớng phát triển từ nay đến năm 2010

1 Nhiệm vụ xuất khẩu của ngành chè:

Theo nghị quyết Đại Hội Đảng IX, cần đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hớng u tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trờng, giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu Tăng xuất khẩu dịch vụ, nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu Trong đó dự kiến từ nay đến năm 2010, sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến chiếm 80%, chế biến sâu và tinh 50% Tạo thêm mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có giá trị và khối l- ợng lớn Tăng khối lợng các mặt hàng đặc sản có giá trị Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản xuất khẩu tăng bình quân 33%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ 38%, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản 16% Phơng hớng mở rộng thị trờng chè xuất khẩu nằm trong chiến lợc phát triển ngành chè nói chung, đợc coi nh là chiến lợc phát triển ngành chè VN.

2 Quan điểm định hớng xuất khẩu chè của ngành chè VN.

Trong lịch sử phát triển của ngành chè VN, đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành này đang có một vai trò quan trọng và đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền công nghiệp và nền kinh tế quốc dân Bởi vậy củng cố và mở rộng thị trờng chè xuất khẩu trở thành nhiệm vụ chủ yếu nhằm tập trung mọi cố gắng cho ngành chè phát triển đúng vị trí và tiềm năng của nó Phơng hớng mở rộng thị trờng chè xuất khẩu nằm trong chiến lợc phát triển ngành chè nói chung, đợc coi nh là chiến lợc phát triển ngành chè VN.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiềm năng phát triển của ngành chè về đất đai, khí hậu, con ngời, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nớc, ngành chè đã đề ra chủ trơng, quan điểm phát triển chè trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 nh sau:

- Xây dựng ngành chè thành một ngành kinh tế mũi nhọn có tầm vóc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, cũng nh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc nh đờng lối của đại hội Đảng đã đề ra.

Do vậy ngành chè cần phải:

+ Là một mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở trung du và miền núi Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng chè trong nớc, xuất khẩu ngày càng tăng và có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.

+ Góp phần vào việc phân bố lại lao động và dân c, thu hút ngày càng nhiều lao động, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc và sinh hoạt cho ngời lao động, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nớc ta.

+ Góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ môi sinh.

- Chú trọng việc phát triển khoa học và công nghệ đủ khắc phục những nhợc điểm và yếu kém hiện nay Cụ thể:

+ Đa công nghệ mới vào kinh doanh và phát triển đồi chè (giống mới, kỹ thuật dâm cành, phân bón hữu cơ…).

+ Lựa chọn loại hình công nghệ chế biến thích hợp, đổi mới bao bì, mẫu mã để nâng cao chất lợng chè xuất khẩu.

- Có những giải pháp thích hợp để thu hút mọi nguồn vốn ở trong và ngoài nớc để phục vụ cho mục tiêu phát triển chè.

Bảng 9: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất và xuất khẩu chè đến n¨m 2010.

Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Tổng diện tích chè cả nớc

Diện tích chè kinh doanh(ha) 70.192 92 500 104 000

Diện tích chè trồng mới ( ha) 40.550 2 800

Năng suất bình quân (tấn tơi/ ha)

Sản lợng búp tơi (tấn ) 297.600 490 00 665 000

Sản lợng chè khô(tấn) 66.000 108 000 147 000

Sản lợng xuất khẩu (tấn) 42.000 78 000 110 000

Kim ngạch xuất khẩu (triệu

Nguồn: Kế hoạch sản xuất chè và định hớng phát triển chè đến 2005 -

Theo tài liệu của FAO và ADB thì tiêu thụ chè trung bình của thế giới tăng ở mức 4-5%/năm trong một vài năm tới Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới rất lớn, trong khi đó xuất khẩu chè ở VN chỉ đạt khoảng 2%- 3% lợng chè xuất khẩu thế giới, phấn đấu để thị phần chè VN chiếm 8-10% lợng chè xuất khẩu thế giới trong những năm tới Năm 1999 xuất khẩu chè ở VN đạt 35.000 tấn, năm 2000 đạt 42.000 tấn, năm 2005 phấn đấu đạt 78.000 tấn và năm 2010 đạt 110.000 tấn.

3 Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam.

Xây dựng Tổng công ty Chè Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty đa thành phần kinh tế với cơ cấu công ty mẹ- công ty con, trong đó thành phần kinh tế Nhà nớc là chủ đạo, kinh doanh đa ngành, tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, có tiềm lực kinh tế mạnh, đóng vai trò trên các lĩnh vực:

- Là đầu mối xuất khẩu chè chủ yếu, không để tồn đọng sản phẩm, góp phần bình ổn giá chè và hớng dẫn tiêu dùng trong phạm vi cả nớc, nâng cao vị thế của Chè Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA, WTO.

- Là Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ cho phát triển ngành chè.

- Là Trung tâm dịch vụ chuyên ngành, cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho ngành và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh đa ngành hỗ trợ cho phát triÓn chÌ.

Tổng công ty phải cùng với ngành chè cả nớc thực hiện mục tiêu Chính phủ giao cho ngành chè trong Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 là phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động vào năm 2010

Việc đổi mới và phát triển Tổng công ty chè Việt Nam nhằm đạt đợc các yêu cầu sau:

- Xây dựng Tổng công ty vững mạnh, năng động sáng tạo trong kinh doanh, đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của ngành Chè, tập hợp đợc sức mạnh của ngời làm chè Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu.

- Phát huy cao độ đợc quyền chủ động sáng tạo của các đơn vị thành viên, xoá bỏ tận gốc tình trạng ỷ nại, dựa dẫm và tệ quan liêu bao cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh

- Huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nớc tham gia đầu t phát triển chè.

- Đáp ứng nhu cầu chè nội tiêu cả nớc.

Việc đổi mới và phát triển Tổng công ty còn nhằm tạo tiền đề hình thành TậP đoàn sản xuất chè việt nam trong những năm tiếp theo.

3.2 Những phơng hớng cụ thể:

* Về sản xuất nông nghiệp: Quy hoạch vùng nguyên liệu, tập trung phát triển chè tại 8 tỉnh phía Bắc: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên BáI, Lào Cai, Thái Nguyên, PHú Thọ, Lâm Đồng Viện nghiên cứu chè hỗ trợ các đơn vị nhân giống và đa nhanh các giống có năng suất cao, chất l- ợng tốt vào các vờn chè để cải tiến chất lợng chè XK Tăng tỷ lệ giống mới có chất lợng cao trong cơ cấu nguyên liệu Cải tạo đất bằng cách bón phân hữu cơ tổng hợp phù hợp với loại đất Đa công cụ vào canh tác nông nghiệp tại các đơn vị của Tổng công ty rồi phổ biến rộng ra Trong 2 năm 2002-2003, đầu t 34.41 tỉ đồng tới cho các vờn chè tập trung có điều kiện về nguồn nớc ở

* Về sản xuất công nghiệp: Đầu t cải tạo, nâng cấp 20% số cơ sở chế biến công nghiệp trong năm 2002-2003 Xây dựng thêm 180 nhà máy chế biến công suất 12 tấn/ngày Đầu t xây dựng nhà máy cơ khí chè công suất 350-500 tấn/năm để chế tạo phụ tùng và thiết bị lẻ phục vụ cho sửa chữa, nâng cấp các nhà máy cũ

Bảng 10: Nhu cầu vốn đầu t. Đơn vị : tỷ đồng

2002-2003 2004-2005 2006-2010 Tổng vốn Tổng vốn từng giai đoạn

Nguồn kế hoạch sản xuất chè 2002-2003 và định hớng phát triển chè đến năm 2005-2010 (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn).

Ngày đăng: 24/08/2023, 18:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sản lợng chè thế giới: - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Bảng 1 Sản lợng chè thế giới: (Trang 10)
Hình 1: Sản lợng chè thế giới qua các năm: - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Hình 1 Sản lợng chè thế giới qua các năm: (Trang 11)
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới. - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Bảng 2 Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới (Trang 12)
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Sơ đồ c ơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 19)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam giai đoạn 1997-2001. - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Bảng 4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam giai đoạn 1997-2001 (Trang 24)
Bảng 6: Khối lợng và cơ cấu thị trờng chè xuất khẩu. - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Bảng 6 Khối lợng và cơ cấu thị trờng chè xuất khẩu (Trang 31)
Bảng 7: Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Bảng 7 Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 33)
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất và xuất khẩu chè đến n¨m 2010. - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Bảng 9 Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất và xuất khẩu chè đến n¨m 2010 (Trang 46)
Bảng 10: Nhu cầu vốn đầu t. - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Bảng 10 Nhu cầu vốn đầu t (Trang 48)
Bảng 11: Kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2000,  dự kiến năm 2005. - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam 1
Bảng 11 Kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2000, dự kiến năm 2005 (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w