1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng môi trường đại cương chương 7 nền tảng về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững của xã hội loài người

49 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 399,95 KB

Nội dung

- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự gia tăng dân số đô thị rất đa dạng gồm: sự gia tăng tự nhiên của dân số đô thị, sự di cư bất hợp pháp và hợp pháp từ các vùng nông thôn, việc mở mang kinh

Trang 1

CHƯƠNG 7

NỀN TẢNG VỀ CÁC VẤN

ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Trang 2

7.1 DÂN SỐ:

7.1.1 Tổng quan lịch sử:

- Dân số đầu công nguyên ước khoảng 200-300 triệu người

- Năm 1650 ước khoảng 500 triệu người

- Năm 1850 tăng gấp đôi là 1 tỷ

- Năm 1930 tăng gấp đôi là 2 tỷ

Trang 3

- Ta thấy dân số không chỉ ngày càng tăng mà cả “chỉ

số gia tăng” của dân số cũng tăng

- Theo các kịch bản khác nhau về tốc độ tăng trưởng dân số thế giới, dân số toàn thế giới vào năm 2050

sẽ có các giá trị :

+ Tốc độ tăng trung bình 1,7% dân số thế giới 14 tỷ

+ Tốc độ tăng trung bình 1,0% dân số thế giới 10 tỷ

+ Tốc độ tăng trung bình 0,5% dân số thế giới 7,7tỷ

Trang 4

- Tỷ lệ sinh thường được tính là số lượng em bé

được sinh ra trên 1000 người dân hàng năm Số

em bé thì tính cho cả năm, còn số dân thì lấy số liệu vào giữa năm (‰)

- Tỷ lệ tử là số người chết hàng năm tính trên 1000 người dân (‰)

- Tỷ lệ gia tăng dân số là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và

tỷ lệ tử (‰)

- Phần trăm tăng dân số hàng năm (%): là số

lượng dân gia tăng hàng năm trên 100 người dân

Trang 5

7.1.2 Đặc điểm của sự phát triển dân số thế giới:

 Giai đoạn sơ khai:

- Tổ tiên loài người xuất hiện cách đây vài triệu năm ước tính 125.000 người

- Sự tiến hóa về văn hóa đã có một số tác động phụ tới sự gia tăng dân số, tiến bộ về văn hóa làm giảm nhiều tỷ lệ tử Dân số thời kỳ này có tỷ lệ sinh

khoảng 40/1000 – 50/1000 Tỷ lệ tử thấp hơn tỷ lệ sinh một chút và tỷ lệ tăng dân số thời kỳ này được ước tính 0,0004%

Trang 6

 Giai đoạn cách mạng nông nghiệp:

- Vào cuối giai đoạn CM nông nghiệp, sự gia tăng

dân số không được tiếp diễn liên tục như trước, có lúc tăng, lúc giảm nhưng nhìn chung vẫn là tăng

- Nền văn minh nhân loại lúc tiến triển, lúc lại tụt hậu, suy thoái; thời tiết lúc thuận lợi, lúc khó khăn, mất mùa rồi dịch bệnh, chiến tranh tất cả đều là các

yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến dân số

- Tuổi thọ của con người ở giai đoạn này cao hơn so với giai đoạn trước (giai đoạn nguyên thủy tuổi thọ ước tính khoảng 25 – 30 tuổi)

Trang 7

 Giai đoạn tiền Cách mạng công nghiệp ( 1650

-1850):

- Ở giai đoạn này, thế giới bước sang một giai đoạn

ổn định hòa bình sau chế độ kinh tế phong kiến

Cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu, cuộc cách mạng thương mại thế giới trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội thế giới vào thế kỷ XVIII Trồng trọt và chăn nuôi phát triển, nạn đói bị đẩy lùi, dịch bệnh ít xảy ra Kết quả là dân số trên thế giới tăng vọt trước hết là Châu Âu

Trang 8

 Giai đoạn cách mạng công nghiệp (1850 - 1930):

- Giai đoạn này còn gọi là sự chuyển tiếp dân số

- Giai đoạn này tỷ lệ sinh giảm do công nghiệp hóa, giáo dục được nâng cao, kế hoạch hóa gia đình

được thực hiện tốt hơn

- Tỷ lệ tử cũng giảm nhờ vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt (CN, NN, giao thông, tiến bộ về y tế )

- Nhìn chung tỷ lệ gia tăng dân số giảm đáng kể

Trang 9

 Giai đoạn hiện đại ( từ 1930 - nay):

- Sang thế kỷ XX, khuynh hướng trên thay đổi dần

Từ những năm 40, dân số thế giới bước vào giai

đoạn mới: “giai đoạn bùng nổ dân số”

Trang 10

7.1.3 Sự phân bố và di chuyển dân cư:

 Sự phân bố dân cư:

- Nhân loại phân bố không đều trên Trái Đất Mật độ dân số ở các nước kém phát triển cao hơn nhiều so với các nước phát triển

- Mật độ và sự phân bố dân số, đặc biệt mối liên

quan của chúng đến tài nguyên thiên nhiên đã đóng vai trò quan trọng trong nhiều sự kiện lịch sử của

nhân loại

Trang 11

- Người ta hay nói đến thừa dân số là khi số dân

vượt quá nguồn tài nguyên cơ bản mà nó phụ thuộc

 áp lực dân số

- Áp lực dân số thường dẫn đến mâu thuẫn và xung đột, gần đây nhất là Chiến tranh thế giới lần thứ 2

Trang 13

- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự gia tăng dân số đô thị rất đa dạng gồm: sự gia tăng tự nhiên của dân

số đô thị, sự di cư bất hợp pháp và hợp pháp từ các vùng nông thôn, việc mở mang kinh tế, công

nghiệp, giáo dục trong các đô thị

Trang 14

7.1.4 Các vấn đề môi trường của sự gia tăng dân số thế giới

 Tác động đến MT của sự gia tăng dân số thế giới

có thể mô tả bằng công thức tổng quát:

I = C.P.E , trong đó :

C: sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người

P: sự gia tăng dân số thế giới

E - sự gia tăng tác động đến MT của mỗi đơn vị tài nguyên được khai thác.

I - tác động MT của sự gia tăng dân số và các

yếu tố liên quan đến dân số

Trang 15

 Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân

số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh :

- Sức ép lớn tới TNTN và MT Trái Đất do khai thác

quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản

xuất công nghiệp,

- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng

tự phân huỷ của MT tự nhiên

Trang 16

- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa.

- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các

thành phố lớn - siêu đô thị làm cho MT khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng

Trang 17

 Vì vậy, để hạn chế sự tác động đến MT của sự gia tăng dân số thế giới cần phải thực hiện:

- Nâng cao năng lực nhận thức về vấn đề cấp thiết phải hạn chế dân số và hạn chế tiêu thụ tài nguyên

- Phải kết hợp vấn đề dân số và tiêu thụ tài nguyên vào các chính sách và kế hoạch của nhà nước

- Tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Cung cấp tốt các phương tiện về y tế và thực hiện

kế hoạch hóa gia đình

Trang 18

7.1.5 Dân số Việt Nam:

- VN là nước có cấu trúc dân số trẻ

- Theo bản báo cáo “Dân số thế giới 2006” do Cục

Tham chiếu dân số Mỹ công bố, dân số VN tính đến giữa năm 2006 đạt 84,7 triệu người, đứng thứ 3

trong khu vực ĐNÁ, sau Indonesia (225,5 triệu) và Philippines (86,3 triệu), nhưng lại có mật độ dân số cao nhất Châu Á

- Theo 2006 WP, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của

VN là 1,3%/năm Tuổi thọ bình quân của người dân

VN là 72 năm

Trang 19

7.2 VẤN ĐỀ VỀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM:

7.2.1 Những lương thực và thực phẩm chủ yếu:

 Lúa mì:

- Đứng hàng thứ nhất về cây lương thực chủ yếu

- Lúa mì thích nghi với khí hậu ôn đới

- Năng suất trung bình 20 tạ/ha, tổng diện tích 210

triệu ha và tổng sản lượng thế giới khoảng 355 triệu tấn

Trang 20

 Lúa:

- Là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa mì, nó cũng thích ứng với các điều kiện khí hậu sinh thái rất khác nhau: nhiệt đới, ôn đới, vùng cao, khô, vùng

thấp, trũng,

- Diện tích trồng lúa trên thế giới khoảng 140 triệu

hecta chủ yếu ở Châu Á (90% diện tích), năng suất trung bình 25 tạ/hecta một vụ với sản lượng tổng

cộng khoảng 344 triệu tấn

Trang 21

 Ngô:

- Là loại ngũ cốc đứng thứ ba, sản lượng ngô trên

thế giới khoảng 322 triệu tấn, chừng 40 % tập trung

tổng hợp được là lizin và triptophan

Trang 22

 Ngoài ra, Các thực phẩm chủ yếu có rau, quả, thịt, cá, những thứ này bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà ở hạt ngũ cốc không có đủ.

- Về rau củ có khoai tây, khoai lang, sắn là những cây vừa làm lương thực, vừa làm thực phẩm

- Về rau hạt, quan trọng nhất là đậu nành và lạc

Theo sản lượng thì chúng không thể so với các loại ngũ cốc, nhưng thành phần protein lại cao hơn gấp nhiều lần và rất quan trọng cho dinh dưỡng của con người và động vật

- Thịt cá là loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần, bảo đảm lượng protein cần thiết cho cơ thể

Trang 23

7.2.2 Sản xuất lương thực và dinh dưỡng thế giới:

- Mặc dù sản xuất lương thực trên thế giới tính trên đầu người gia tăng và năng suất cũng tăng, nhưng nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra phổ biến

- Trong số hơn 6 tỷ người đang sống trên Trái đất ngày nay thì cứ 10 người có 1 người đang bị đói Trong số 60 triệu người chết hàng năm, thì chết do đói ăn là 10 – 20 triệu, số còn lại chết vì thiếu dinh dưỡng và bệnh tật Ngoài số người bị đói, thường xuyên có khoảng 850 triệu người thiếu ăn, hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển

Trang 24

- Nhu cầu năng lượng cần cho mỗi người phụ thuộc vào mức độ lao động, lứa tuổi, giới tính và nơi sinh sống.

- Trong khẩu phần thức ăn hàng ngày, không phải

chỉ tính ở số kcal mà còn cả ở thành phần chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein và vitamin

- Sự thiếu protein trong khẩu phần thức ăn ở các

nước kém phát triển, có khi còn nghiêm trọng hơn

cả thiếu calo, nhất là đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con và trẻ em

Trang 25

 Để có bữa ăn hợp lý, tốt cho sức khỏe thì điều quan trọng là khẩu phần ăn phải đáp ứng được nhu cầu

cơ thể Tùy theo lứa tuổi, giới, mức độ lao động,

tình trạng sinh lý mà nhu cầu sẽ khác nhau, tuy

nhiên phải đảm bảo tính cân đối của các chất dinh dưỡng

Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng, tỷ lệ giữa 3 chất protein : lipid : glucid trong khẩu phần ăn nên

là 1 : 1 : 5

Trang 26

- Việt Nam hiện nay đang tập trung mọi nổ lực vào sản xuất lương thực và thực phẩm Nhờ đổi mới đường lối nông nghiệp, nước ta từ một nước thiếu lương thực đã trở thành một nước có gạo xuất

khẩu đứng thứ hai trên thế giới nhưng do dân số tăng nhanh nên có nơi còn có tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng

Trang 27

- 1994 sản lượng lúa là 23,4 triệu tấn, bình quân đầu người là 360kg lúa/năm.

- Đến năm 2000 bình quân lương thực đầu người ở nước ta đa tăng lên 444 kg

- Phấn đấu đến năm 2010 là 40 triệu tấn

Trang 28

7.2.3 Tiềm năng lương thực và thực phẩm của thế giới

 Cách mạng xanh và vấn đề giải quyết LTTP:

 Nội dung của CM xanh:

- Tạo ra những giống mới và năng suất cao chủ yếu

là cây lương thực

- Sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới như: thủy lợi, phân

bón, thuốc trừ sâu

Trang 29

 Ưu điểm:

- Tạo ra những loại ngũ cốc giống mới không những đạt năng suất cao mà còn cải thiện chất lượng dinh dưỡng của chúng

- Có thể trồng 2 – 3 vụ/năm

Trang 30

 Nhược điểm:

- Do việc loại trừ dần các giống cổ truyền địa phương trong CM xanh mà có thể làm nguồn dự trữ gen,

tính di truyền của ngũ cốc và cây thực phẩm nghèo

đi Các quá trình SH thường diễn biến trong thời

gian dài nên mọi hậu quả khó thấy ngay 1 lúc

Người ta chỉ thấy những tiến bộ sớm đạt được mà khó lường hết các mặt hạn chế có thể xuất hiện

- Thành tựu do CM xanh mang lại cũng đến muộn

hơn là cái đói vì mức gia tăng dân số trong vòng 20 năm tới sẽ vượt mức gia tăng lương thực

Trang 31

 Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

- Biển và đại dương thế giới là kho dự trữ lương

thực và thực phẩm của con người

- Song song với việc đánh bắt, thì việc nuôi trồng

thủy sản cũng đang được phát triển mạnh mẽ ở cả

2 môi trường: nước ngọt và nước mặn ven bờ

- Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản không thể đa

dạng loài như đánh bắt tự do, nó đòi hỏi nhiều lao động, diện tích lớn và những thiết bị vận hành đắt tiền và những nghiên cứu quan trọng về các vấn đề như MT nước thích hợp, mật độ, kiểm soát sinh

sản, bệnh tật

Trang 32

 Năng lượng lòng đất : nguồn nước nóng, núi lửa và năng lượng phóng xạ của các mỏ Urani,Thori,

Poloni

Trang 33

7.3.2 Tổng quan lịch sử năng lượng

- Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia

tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Khai thác và tiêu thụ năng lượng là nguyên nhân

quan trọng nhất gây ô nhiễm MT và các biến đổi khí hậu toàn cầu

Trang 34

- Căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng trên đầu

người tính ra gigajun (109 jun), được chia ra như

sau:

+ Lớn hơn 160 gigajun: mức tiêu thụ năng lượng cao, gồm Mỹ, Canada, Đức, Hà Lan, Coet, Ôxtrâylia,

Nga, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

+ Từ 80 đến 159 gigajun: mức tiêu thụ trung bình,

gồm Đan Mạch, Anh, Thụy Sĩ, Áo, Singapore, Thụy Điển, Nhật, Nam Tư, Tây Ban Nha,…

+ Từ 40 đến 79 gigajun: mức trung bình thấp, gồm

Trung Quốc, Braxin, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam, Ấn

Độ, Pêru,…

Trang 35

Phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi năng lượng

- Hệ số đàn hồi, dW/d(GDP), hoặc cường độ năng

lượng – GDP/W, nói lên trình độ phát triển của một

quốc gia, tức là mức tiêu thụ năng lượng phải

tương xứng với mức GDP làm ra thì nước đó mới là nước phát triển

Trang 36

7.3.3 Các dạng năng lượng:

Để tiện lợi trong nghiên cứu cũng như sử dụng, có thể phân chia các nguồn năng lượng trên Trái đất thành một số dạng cơ bản sau:

- Các dạng tài nguyên năng lượng tái tạo và vĩnh cửu

- Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu

- Các dạng tài nguyên không tái tạo và có giới hạn

- Năng lượng điện

Trang 37

 Các dạng tài nguyên năng lượng không tái tạo: than

đá, dầu mỏ và khí đốt

 Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu:

năng lượng địa nhiệt, năng lượng nguyên tử và

năng lượng hạt nhân

 Các dạng năng lượng vĩnh cửu và tái tạo: năng

lượng bức xạ mặt trời, thủy năng, năng lượng gió, thủy triều, sóng, các dạng hải lưu, năng lượng sinh khối

Trang 38

7.3.4 Các giải pháp về năng lượng của loài người

 Chiến lược năng lượng thế giới:

- Soạn thảo những chiến lược quốc gia về năng

lượng cho thời gian 30 năm tới

- Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, sự lãng phí trong phân phối năng lượng và ô nhiễm môi trường trong sản xuất năng lượng thương mại

- Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được và năng lượng không hóa thạch

- Sử dụng năng lượng có hiệu quả cao hơn nữa

- Phát động các chiến dịch truyền thông để tiết kiệm hơn nữa

Trang 39

 Chiến lược năng lượng ở Việt Nam:

- Chiến lược về nguồn năng lượng

- Chiến lược tiết kiệm tiêu dùng năng lượng thương mại

- Chiến lược ưu tiên phát triển và sử dụng năng

lượng sạch, năng lượng tái tạo quy mô nhỏ

Trang 40

7.4 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

7.4.1.Phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai

Trang 42

7.4.2 Các mô hình phát triển bền vững:

 Theo Jacobs và Sadler:

- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống tự nhiên; Hệ thống kinh tế; Hệ thống xã hội

- Trong mô hình này, sự PTBV không cho phép vì sự

ưu tiên của hệ này dễ gây ra sự tàn phá hay suy

thoái đối với hệ khác

Trang 43

 Theo mô hình PTBV quốc gia của UNICEP năm 1993:

- Trong mô hình này, người ta nhấn mạnh tới các

mục tiêu kinh tế - mục tiêu xã hội – mục tiêu môi

trường thay thế cho các hệ kinh tế - xã hội – môi

Trang 44

 Mô hình của hoạt động về MT và PTBV thế giới:

Trang 45

 Mô hình Phát triển bền vững của Villen 1990:

Phát triển

Hệ thống quota Hợp tác nông trại Chính sách thu nhập Nghiên cứu phát triển.

PTBV

Kinh tế

Xã hội Sinh thái

Bảo vệ nguồn nước,

Kiểm soát thuốc BVTV

Bảo vệ chất lượng cuộc

sống, văn hóa trong nông

Trang 46

 Mô hình của Ngân hàng Thế giới hiểu Phát triển

bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội để đạt được

đồng thời các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu sinh thái

PTBV

Mục tiêu kinh tế

Mục tiêu sinh thái Mục tiêu xã hội

Trang 47

7.4.3 Định lượng hóa sự phát triển bền vững:

7.4.4 Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững:

Hội nghị Thượng đỉnh về MT và PTBV tại Rio-de

Janeiro (Braxin) tháng 6 năm 1992 đã đưa ra ý kiến thống nhất của 172 quốc gia về sự cần thiết phải

xây dựng một xã hội PTBV trên Trái Đất

Trang 48

- Có 9 nguyên tắc được đưa ra chỉ sự PTBV như sau:

1. Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng

2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người

3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng trên Trái Đất

4. Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn tài

nguyên không tái tạo

5. Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất

6. Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân

Trang 49

7 Giúp cho các cộng đồng có khả năng tự giữ gìn môi trường của mình.

8 Đưa ra một khuôn mẫu quốc gia cho sự phát triển tổng hợp và bảo vệ

9 Xây dựng khối liên minh toàn cầu

Ngày đăng: 11/06/2014, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w