0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Khái quát quá trình du nhập Lễ của Khổng giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ LỄ CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 45 -79 )

Một dân tộc tiếp thu tư tưởng văn hóa của một dân tộc khác là một việc làm thường thấy trong lịch sử. Việt Nam tiếp thu Khổng giáo trong lịch sử cũng là một việc làm khách quan. Mặc dù trước khi người Hán đến, Việt Nam đã có truyền thống văn hóa lâu đời, nhưng lúc đó chúng ta chưa có chữ viết và chưa có điều kiện để khái quát và hệ thống hóa lên thành hệ tư tưởng riêng của dân tộc mình, cho nên sự tiếp thu Lễ lúc đó như là điều kiện để hiểu thêm được thực chất của xã hội Trung Quốc đương thời.

Lễ được du nhập vào nước ta lúc đầu không phải là kết quả của sự trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia, hai dân tộc. Nó cũng không phải là quá trình “gặp gỡ” tự phát hay tự giác nào mà là sự xâm nhập của một nền văn hóa nước lớn đối với một nước nhỏ bị gọi là “Man di”. Sự du nhập của Lễ vào Việt Nam là để thực hiện mục đích đồng hóa người Việt Nam của phong kiến phương Bắc. Cũng chính vì vậy cho nên sau vết giày xâm lược của đội quân viễn chinh là vết chân của nho sĩ đi truyền bá tư tưởng Khổng giáo và hàng loạt chính sách, kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao v.v… để phục vụ cho mưu đồ đồng hóa. Lịch sử Việt nam đã ghi nhận điều đó như sau: Sau khi nhà Hán đặt được ách đô hộ, chúng liền tiến hành chia nước Lạc Việt thành ba quận trong chín quận ở châu Giao của nhà Hán, cầm đầu châu là viên thức sử, đứng đầu mỗi quận là thái thú, chúng di dân Hán sang vùng người Việt, còn quân sĩ người Việt thì bị đi đầy và một số luật lệ nhà Hán được áp dụng ở Việt Nam v.v...

Về văn hóa chúng mở trường dạy học cho con em quan lại của phong kiến phương Bắc và con em bọn quan lại trong chính quyền tay sai người

Việt. Suốt hơn 10 thế kỷ đô hộ của phong kiến phương Bắc Lễ nói riêng và nho giáo nói chung tuy đã để lại dấu ấn trên đất nước ta, nhưng vẫn chưa phải là hiện tượng tinh thần đáng chú ý của người Việt. Tuy rằng trong thời gian ấy có một số người Việt uyên thâm Lễ giáo của Nho học, đỗ đạt cao trong hệ thống khoa cử của Trung quốc song phần vì chính sách phân biệt sắc tộc và kìm hãm của Trung quốc, không mở cửa cho nhiều người Việt sang Kinh đô Trường An để đi thi, phần vì Lễ giáo của Khổng Tử vẫn còn xa lạ với đại bộ phận người Việt, cho nên sự hiểu biết Lễ cũng như ảnh hưởng của Lễ trong xã hội của người Việt chưa có sâu sắc .

Mặt khác, để phục vụ cho chính sách xâm lược và đồng hóa nên lễ giáo được đưa vào nước ta không còn là lễ giáo mang nhiều tính chất của Khổng Mạnh mà đã là lễ giáo của Hán, Đường, Tống nghĩa là lễ giáo đã được “chế biến” để phục vụ cho kẻ xâm lược và để phù hợp với tập quán Việt Nam. Bởi vậy những giáo lý lúc này chỉ có lợi cho quân xâm lược và sự tiếp thu của ta cũng chỉ là sự áp đặt một chiều do phía quân xâm lược tạo nên.

Lễ giáo trong quá trình du nhập, truyền bá vào nước ta đã gặp phải sự đấu tranh quyết liệt, trước hết là của truyền thống văn hóa Việt Nam, được biểu hiện bằng những cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân chống lại bọn xâm lược, chống mọi âm mưu đồng hóa.

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời dựng nước, suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, không có thế kỷ nào là không có những cuộc nổi dậy, những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại kẻ xâm lược. Từ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Phùng Hưng v.v… đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nam Hán của Ngô Quyền diễn ra trên sông Bạch Đằng đều chung một mục đích là giành lại và giữ vững độc lập dân tộc. Điều đó nói lên rằng: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống văn hóa lâu đời, bất kỳ kẻ thù nào dù có âm mưu xảo quyệt đến đâu cũng không thể khuất phục nổi, lễ giáo không dễ gì ngự trị được tinh thần người Việt Nam.

Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược thắng lợi, đất nước ta giành độc lập Ngô Quyền xưng vương, cũng bắt đầu từ đây lịch sử Việt Nam từ đấy có điều kiện xây dựng nên cuộc sống riêng của mình, tự sắp xếp trật tự vương triều của mình, có chế độ kinh tế, quân sự, chính trị riêng, lúc này có thể nói nước Nam là của vua Việt Nam.

Nếu như trong hơn 1000 năm Bắc thuộc lễ giáo “chưa được xem là thịnh” thì đến nay do nhu cầu củng cố chế độ phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc nên từ thời kỳ nhà Lý, lễ giáo đã bắt đầu được chú ý truyền bá. Năm 1970 nhà Lý lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám, năm 1075 nhà lý mở khoa thi Nho học và năm 1195 mở khoa thi Tam giáo. Nho học nói chung và lễ giáo nói riêng đã du nhập vào nước ta đến đây trở thành cải bản địa, được Nhà nước Đại Việt sử dụng, trân trọng.

Vào thời Trần, lễ giáo lại phát triển nhanh chóng hơn. Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hải.. là những sĩ đại phu nổi tiếng của một tầng lớp sĩ đã đông đảo và có thế lực chính trị - xã hội. Cũng vào thời kỳ này thi cử Nho giáo đã vào quy củ, các khoa thi Tiến sĩ cứ 7 năm một lần. Thời Trần là thời kỳ chống phong kiến xâm lược của nhà Nguyên Mông và sau đó là đề phòng âm mưu xâm lược của nhà Minh, nhưng chính xác nhà yêu nước với ý thức chính trị sâu sắc “thề” không đội trời chung với “quân nghịch tặc”, lại thừa nhận giữa Bắc và Nam có điểm chung là Đạo. Nguyễn Trãi nói “Người có Bắc Nam - Đạo kia không khác”.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của lễ giáo vào Việt Nam cho đến cuối thời Trần - Hồ vẫn chưa thật đậm nét. Có thể những bộ phận quan chức cao cấp phần nào còn áp dụng những lễ giáo phương Bắc, còn trong dân gian kể cả các quan chức thấp cấp thì vẫn theo phong tục tập quán lâu đời mà những lễ giáo phương Bắc chưa thâm nhập vào được bao nhiêu.

Sang thời Hậu Lê, lễ giáo được đẩy lên đến cực thịnh. Lê Thánh Tông đưa lễ giáo vào tổ chức Nhà nước ở cả ba mặt: Giáo dục, tổ chức chính quyền và pháp luật.

Kinh nghiệm thống trị xã hội của các vương triều phong kiến Trung quốc được các vương triều độc lập Việt Nam tiếp thu và vận dụng. Tầng lớp phong kiến thống trị Việt Nam cũng truyền bá Lễ và lễ giáo, cũng dựa vào Lễ để củng cố trật tự xã hội.

Sự diễn biến về tư tưởng người Việt Nam trong lịch sử không chỉ có sự tác động của riêng lễ giáo mà còn là sự tác động chung của tam giác (Thế kỷ XVI), nghĩa là ngoài nho giáo ra còn chịu ảnh hưởng của cả phật giáo và đạo giáo. Ảnh hưởng của ba giáo này tới tư tưởng người Việt Nam khá sâu sắc nhưng ở mỗi thời kỳ lịch sử, ảnh hưởng của chúng cũng có sự khác nhau. Có thời kỳ Phật giáo lấn át Nho giáo, có thời kỳ triều đình phong kiến Việt Nam cải biến lễ giáo cho phù hợp với xã hội mình. Điều đó làm cho lễ giáo ở Việt Nam có những nét khác với Trung Quốc. Có thể nói dù ở giai đoạn lịch sử nào và sự tiếp biến tư tưởng Lễ của Khổng Tử bằng cách nào đi chăng nữa thì nó vẫn có những ý nghĩa nhất định đối với xã hội và con người Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình thực hiện nhiệm vụ mang tính thời đại với nhiều thách thức thì lễ giáo của Khổng Tử lại được nhắc đến như một bài học trong việc nhắc nhở con người những chuẩn mực đạo đức của xã hội, giúp con người hoàn thiện hơn về mặt tinh thần để có thể xây dựng một nước Viêt Nam giàu đẹp và văn minh.

2.2. Thực trạng đạo đức học sinh hiện nay

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Nghị quyết Trung ương 2 khóa IX- Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đào tạo đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo

cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực và điều kiện để thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội. Là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai, là một trong những động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Bởi vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà phải xây dựng, phát triển trên tất cả lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa… Do đó cần phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Muốn có nguồn nhân lực đó nhất thiết phải chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo vì giáo dục - đào tạo trực tiếp giúp con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giáo dục còn có ý nghĩa trong việc xây dựng nhân cách con người, nên giáo dục - đào tạo trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta với mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay, ở nước ta sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có bước phát triển cả về qui mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. Cùng với củng cố kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực, tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học đạt 97,5%. Mạng lưới trường học phổ thông được sắp xếp tương đối ổn định, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng đáng kể: năm 2010 trên toàn quốc là 92,57% tăng 8,97% so với năm 2009. Các trường đại học, cao đẳng đang từng bước được tổ chức sắp xếp lại. Qui mô học sinh tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học, ngành học. Qui mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm. Phát triển rộng khắp và nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục cộng đồng [54].

Bên cạnh đó khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho ngành giáo dục đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ngày nay. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội đã và đang hình thành một nền đạo đức mới cùng với công cuộc đổi mới của Đảng là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình chọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó phần lớn học sinh, sinh viên, thanh niên tri thức vẫn giữ được lối sống lành mạnh, trong sạch, khiêm tốn, luôn cần cù sáng tạo trong học tập, sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười, có hoài bão khát vọng lớn.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, các khuyết tật của nền kinh thị trường cũng xuất hiện và tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tư tưởng của nhân dân. Kinh tế thị trường tôn vinh giá trị đồng tiền và quan niệm đó tác động không chỉ tới các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo mà còn cả các em học sinh. Văn hóa ngoại lai với những tác động tiêu cực của nó cũng đã và đang tác động sâu sắc tới thế hệ học sinh hiện nay thông qua nhiều kênh khác nhau: báo chí, mạng internet, âm nhạc, phim ảnh… đã làm cho những hành vi lệch chuẩn của thanh niên ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc,… Trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn, trong trương thì thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỷ luật của nhà trường, thích thể hiện bản thân một cách thái quá…

Một số hành vi lệch chuẩn khác về đạo đức như: sống hưởng thụ, xa hoa lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ, xa rời những chuẩn mực đạo đức của dân tộc.

Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996 con số này là 11.726 em (gấp 3 lần). Trung bình trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện. Còn theo thống kê của Bộ công an chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh niên, trong đó 1.600 vụ học sinh đánh nhau, tăng nhiều lần so với những năm trước cả về số lượng lẫn các vụ trọng án.

Một con số khác khiến chúng ta phải suy nghĩ là theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm nước ta có 14.000 ca nạo phá thai ở vị thành niên, có 5% số trẻ em gái dưới 18 tuổi đã phải làm mẹ, có 14% số người nhiễm HIV là trẻ em dưới 15 tuổi [56].

Nguy hiểm nhất là hành vi bạo lực học đường ở một số bộ phận học sinh đã đến lúc báo động. Chuyện học sinh hành xử thô bao xảy ra phổ biến, đến mức gây ra án mạng, có cả những em là cán bộ lớp, có cả nữ sinh- đối tượng mà trước nay vẫn được coi là nữ tính, dịu dàng. Vụ học sinh La Đức Hiến học lớp 10C3 trường Trung học phổ thông Hồng Bàng - Đồng Nai do mâu thuẫn rồi đâm chết bạn cùng lớp. Hay vụ học sinh mới chỉ học lớp 7 Trường Trung học cơ sở An Châu - Châu Thành - An Giang đánh gục thầy giáo ngay trên mục giảng lớp học khiến dư luận hết sức phẫn nộ; rồi một nữ sinh ở trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông - Hà Nội xích mích với bạn vì vô tình dẫm lên chân bạn mà không xin lỗi cũng bị đám bạn kéo nhau, đánh đập, kéo tóc, quay video tung lên mạng và làm nhục bạn giữa thanh thiên bạch nhật đã làm hoang mang trong phụ huynh học sinh; điển hình còn là vụ học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Trấn Biên - Đồng Nai Trần Thị Thu Hiền chỉ vì ghen tuông sắc đẹp với cô bạn gái hàng xóm đã nhẫn tâm

sát hại nạn nhân rồi vất xác xuống suối phi tang năm 2008; hay dư luận xã hội đã từng xôn xao về vụ việc hai nữ sinh của trường Trung học cơ sở thuộc huyện Hóc Môn - Thành phố Hồ Chí Minh đã dùng dao lam rạch nhiều đường

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ LỄ CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 45 -79 )

×