7.3.1 Khái niệm:
- Năng lượng là một dạng vật chất, xuất phát từ hai nguồn chủ yếu là năng lượng Mặt Trời và năng lượng lòng đất.
Năng lượng Mặt Trời : Bức xạ Mặt Trời, năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối động thực vật, năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển, năng lượng hoá thạch.
Năng lượng lòng đất : nguồn nước nóng, núi lửa và năng lượng phóng xạ của các mỏ Urani,Thori,
7.3.2. Tổng quan lịch sử năng lượng
- Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia
tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội.
- Khai thác và tiêu thụ năng lượng là nguyên nhân
quan trọng nhất gây ô nhiễm MT và các biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người tính ra gigajun (109 jun), được chia ra như
sau:
+ Lớn hơn 160 gigajun: mức tiêu thụ năng lượng cao, gồm Mỹ, Canada, Đức, Hà Lan, Coet, Ôxtrâylia,
Nga, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
+ Từ 80 đến 159 gigajun: mức tiêu thụ trung bình,
gồm Đan Mạch, Anh, Thụy Sĩ, Áo, Singapore, Thụy Điển, Nhật, Nam Tư, Tây Ban Nha,…
+ Từ 40 đến 79 gigajun: mức trung bình thấp, gồm
Trung Quốc, Braxin, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pêru,…
Phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi năng lượng.
- Hệ số đàn hồi, dW/d(GDP), hoặc cường độ năng lượng – GDP/W, nói lên trình độ phát triển của một quốc gia, tức là mức tiêu thụ năng lượng phải
tương xứng với mức GDP làm ra thì nước đó mới là nước phát triển.
7.3.3 Các dạng năng lượng:
Để tiện lợi trong nghiên cứu cũng như sử dụng, có thể phân chia các nguồn năng lượng trên Trái đất thành một số dạng cơ bản sau:
- Các dạng tài nguyên năng lượng tái tạo và vĩnh cửu - Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu
- Các dạng tài nguyên không tái tạo và có giới hạn - Năng lượng điện.
Các dạng tài nguyên năng lượng không tái tạo: than đá, dầu mỏ và khí đốt.
Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu: năng lượng địa nhiệt, năng lượng nguyên tử và năng lượng hạt nhân.
Các dạng năng lượng vĩnh cửu và tái tạo: năng
lượng bức xạ mặt trời, thủy năng, năng lượng gió, thủy triều, sóng, các dạng hải lưu, năng lượng sinh khối.
7.3.4 Các giải pháp về năng lượng của loài người
Chiến lược năng lượng thế giới:
- Soạn thảo những chiến lược quốc gia về năng lượng cho thời gian 30 năm tới.
- Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, sự lãng phí trong phân phối năng lượng và ô nhiễm môi trường trong sản xuất năng lượng thương mại. - Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được và
năng lượng không hóa thạch.
- Sử dụng năng lượng có hiệu quả cao hơn nữa.
- Phát động các chiến dịch truyền thông để tiết kiệm hơn nữa
Chiến lược năng lượng ở Việt Nam: - Chiến lược về nguồn năng lượng.
- Chiến lược tiết kiệm tiêu dùng năng lượng thương mại.
- Chiến lược ưu tiên phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo quy mô nhỏ.