1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển bền vững kcn bình xuyên vĩnh phúc

88 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Khu Công Nghiệp Bình Xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Nguyễn Quang Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 371,26 KB

Cấu trúc

  • 1.1. ý nghĩa, vai trò của Khu công nghiệp (5)
    • 1.1.1. Khái niệm và phân loại KCN (5)
      • 1.1.1.1. Khái niệm KCN (5)
      • 1.1.1.2. Đặc điểm KCN (5)
      • 1.1.1.3. Phân loại KCN (6)
    • 1.1.2. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế xã hội… (7)
      • 1.1.2.1. KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu t trong nớc, đặc biệt là vốn đầu t trực tiếp từ nớc ngoài (FDI) (7)
      • 1.1.2.2. phát triển các KCN góp phần tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghÌo (8)
      • 1.1.2.3. Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia và chất lợng nguồn nhân lực (8)
      • 1.1.2.4. Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phơng và đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá (8)
  • 1.2. QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN (9)
    • 1.2.1. Quan niệm về phát triển bền vững (9)
      • 1.2.1.1. Quan niệm (9)
      • 1.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững (10)
    • 1.2.2. Phát triển bền vững KCN (11)
      • 1.2.2.1. Khái niệm (11)
      • 1.2.2.2. Sự cần thiết phát triển bền vững KCN (12)
      • 1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững KCN (14)
  • 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KCN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (18)
    • 1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phát triển KCN theo hướng bền vững (19)
      • 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản (19)
      • 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan (21)
    • 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước (24)
      • 1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương (24)
      • 1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA (29)
    • 2.1. tổng quan về tỉnh vĩnh phúc (29)
      • 2.1.1.1. Vị trí địa lý (29)
      • 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình (29)
      • 2.1.1.3. khÝ hËu (29)
      • 2.1.2. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực (30)
        • 2.1.2.1. Tài nguyên đất (30)
        • 2.1.2.2. Tiềm năng khoáng sản (30)
      • 2.1.3. TiÒm n¨ng vÒ kinh tÕ (31)
      • 2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng (32)
        • 2.1.4.1. Giao thông (32)
        • 2.1.4.2. Hệ thống cấp điện (34)
        • 2.1.4.3. Hệ thống cấp thoát nớc đã và đang đợc đầu t đảm bảo công suất đủ đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế – Vĩnh Phúc xã hội nói chung và nhu cầu phát triển các KCN nói riêng (35)
        • 2.1.4.4. Bu chính viễn thông (36)
        • 2.1.4.5. Về tài chính ngân hàng (37)
        • 2.1.4.6. Về hải quan (37)
        • 2.1.4.7. Về cơ sở đào tạo (37)
        • 2.1.4.8. Bối cảnh kinh tế – Vĩnh Phúc xã hội trong n ớc (37)
      • 2.1.5. Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào tại địa phương cho phát triển công nghiệp và KCN (0)
        • 2.1.5.1. Nguồn nguyên liệu từ nông lâm, thủy sản (39)
    • 2.2. Tổng quan về KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc (39)
      • 2.2.1. Cơ sở hạ tầng KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc (40)
      • 2.2.2. Hạ tầng và Dịch vụ (41)
    • 2.3. Tình hình thu hút đầu t vào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. 44 (42)
      • 2.3.1. Quy mô vốn đầu tư vào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc (0)
      • 2.3.2. Cơ cấu vốn (43)
        • 2.3.2.1. Cơ cấu vốn theo ngành nghề kinh doanh (44)
        • 2.3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo trong nước và nước ngoài (0)
        • 2.3.3.1. Chính sách đất đai (45)
        • 2.3.3.2. Chính sách về lao động (46)
        • 2.3.3.3. Các chính sách khác (46)
    • 2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC (46)
      • 2.4.1. Thực trạng phát triển bền vững nội tại KCN (46)
      • 2.4.2. Đánh giá tác động lan tỏa của KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc (0)
    • 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC (53)
      • 2.5.1. Những kết quả đã đạt được (53)
      • 2.5.2. Những tồn tại bất cập cần giải quyết (56)
      • 2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên (58)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC (60)
    • 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (60)
      • 3.1.1. Cơ hội (60)
      • 3.1.2. Thách thức (61)
      • 3.1.3. Phân tích SWOT về KCN (0)
    • 3.2. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC (64)
      • 3.2.1. Định hướng phát triển KCN Bình Xuyên (0)
      • 3.2.2. Mục tiêu phát triển KCN Bình Xuyên (64)
    • 3.3. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC (65)
    • 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC (66)
      • 3.4.1. Giải pháp bảo vệ môi trường (66)
        • 3.4.1.1. Công tác quy hoạch KCN (66)
        • 3.4.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án (66)
        • 3.4.1.3. Xây dựng hạ tầng xử lý chất thải (67)
        • 3.4.1.4. Xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường (68)
        • 3.4.1.5. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường (71)
      • 3.4.2. Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (72)
      • 3.4.3. Tăng cường xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư (72)
      • 3.4.4. Tăng cường đào tạo nguồn lao động cung cấp cho danh nghiệp KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc (0)
      • 3.4.5. Xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc (73)
  • KẾT LUẬN (75)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ý nghĩa, vai trò của Khu công nghiệp

Khái niệm và phân loại KCN

Khu công nghiệp (KCN) đã đợc hình thành và phát triển ở các nớc t bản phát triển vào những năm cuối của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Tuy đã phát triển một thời gian khá dài nhng những cuộc tranh luận về khái niệm KCN đang diễn ra sôi nổi và cha thể chấm dứt khi cha có sự thống nhất về cách tiếp cận vấn đề.

Theo quy chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao ( KCNC) ban hành kèm theo Nghị định số 29/CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ có đa ra định nghĩa về KCN, KCX, KCNC nh sau:

- “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân c sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tớng quyết định thành lập Trong KCN có doanh nghiệp chế xuÊt.”

- “KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; có ranh giới địa lý xác định, không có dân c sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tớng quyết định thành lập.”

- “KCNC là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học công nghệ; đào tạo và các dịch vụ có liên quan; có ranh giới địa lý xác định, không có dân c sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tớng quyết định thành lập Trong KCNC có thể có doanh nghiệp chế xuất.”

Nh vậy, có thể hiểu KCN là một tổ chức không gian kinh tế xã hội rộng lớn và đợc xác định giới hạn nhất định, trong đó có những điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế xã hội) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu t phát triển các doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp.

KCN v KCX l công cụ để thu hút vốn đầu tà KCX là công cụ để thu hút vốn đầu t à KCX là công cụ để thu hút vốn đầu t đặc biệt là vốn đầu t nớc ngoài để tạo ra năng lực sản xuất mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của thị trờng trong nớc và quốc tế Với cơ cấu đợc hình thành trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, KCN và KCX bao gồm những đặc điểm chủ yếu sau:

 KCN có cơ sở kinh tế đặc thù, u đãi nhằm thu hút vốn đầu t trong nớc và nớc ngoài, tạo môi trờng thuận lợi, hấp dẫn cho phép các nhà đầu t sử dụng phạm vi đất đai nhất định trong KCN để thành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế,dịch vụ u đãi về thủ tục xin và thuê đất; miễn hoặc giảm thuế.

 Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trờng Bởi vậy, cơ chế quản lý trong KCN lấy điều tiết thị trờng làm chính.

 KCN có vị trí địa lý xác định nhng không hoàn toàn là một vơng quốc độc lập nh KCX Do vậy, các chế độ quản lý hành chính, các quyết định liên quan đến việc ra vào KCN và quan hệ với các doanh nghiệp bên ngoài sẽ rộng rãi hơn Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nớc tiến hành theo điều kiện bình đẳng.

 KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: doanh nghiệp có 100% vốn đầu t nớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn trong nớc.

 Việc hình thành các KCN tạo nên sự thay đổi một các căn bản về hạ tầng kinh tế - xã hội trong và ngoài KCN, là cơ sở hạ tầng đô thị công nghiệp và thành phố công nghiệp trong tơng lai.

 Giải quyết công ăn việc làm cho ngời lao động, tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội góp phần tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội cho khu vực có KCN.

 Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu trong KCN là những doanh nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nớc (CNH - HĐH).

- KCN có cơ sở kinh tế đặc thù, u đãi nhằm thu hút vốn đầu t trong nớc và nớc ngoài.

- KCN có vị trí địa lý xác định nhng không hoàn toàn là một vơng quốc độc lËp nh KCX.

- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song.

- Việc hình thành các KCN là cơ sở hạ tầng đô thị công nghiệp và thành phố công nghiệp trong tơng lai.

- Giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngời lao động.

- Hình thành các KCN là đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nớc (CNH - HĐH).

Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận để phân loại KCN, nhng việc phân loại KCN chủ yếu để phục vụ công tác nghiên cứu và thực thi các chính sách u tiên, u đãi là chính; còn trong lĩnh vực quản lý Nhà nớc, tổ chức đời sống xã hội, xây dựng cấu trúc hạ tầng cơ sở, cơ cấu ngành nghề thì việc phân loại cha có tác động riêng biệt.

Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế xã hội…

1.1.2.1 KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu t trong nớc, đặc biệt là vốn đầu t trực tiếp từ nớc ngoài (FDI)

Với xu thế vận động của thế giới ngày nay, quá trình hợp tác kinh tế quốc tế thực chất là một cuộc cạnh tranh nhằm khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay đang là cơ hội cho các nớc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Nhng đối với các nớc đang phát triển cũng gặp những thách thức lớn khi phải đối đầu với những khó khăn về thiếu hụt vốn đầu t và khoa học công nghệ để sản xuất những hàng hoá có đủ sức cạnh tranh trên thị trờng Do vậy, việc quy hoạch và phát triển các KCN là một trong những giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu t đặc biệt là vốn đầu t trực tiếp t nớc ngoài phục vụ phát triển kinh tế xã hội vì:

Thứ nhất: Các KCN thờng đợc lựa chọn xây dựng trên một số khu vực có u thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Mặt khác, cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của các KCN u đãi hơn so với đầu t vào nơi khác Do vậy, các KCN sẽ có đợc môi trờng đầu kinh doanh thuận lợi hơn nên sẽ có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu t nớc ngoài.

Thứ hai: Phát triển các KCN là cách thức chủ yếu có thể thu hút đợc vốn đầu t của các công ty đa quốc gia vì nó phù hợp với chiến lợc của các công ty này trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tranh thủ thuế quan u đãi từ phía nớc chủ nhà, khai thác thị trờng rộng lớn từ các nớc đang phát triển.

Cùng với việc thu hút nguồn vốn đầu t nớc ngoài, với thuận lợi về vị trí, u đãi về chính sách và cơ chế, KCN còn khuyến khích và thu hút các nhà đầu t trong nớc - một nguồn vốn tiềm tàng trong dân chúng có ý nghĩa rất quan trọng và cũng là nguồn vốn rất lớn cha đợc khai thác và sử dụng một cách thích đáng KCN sẽ tạo môi trờng và cơ hội phát huy năng lực về vốn cũng nh sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện u đãi đối với các nhà đầu t nớc ngoài Thông qua việc liên doanh, liên kết, các doanh nghiệp trong nớc có cơ hội để tiếp thu kinh nghiệm quản lý, trình độ điều hành các trang thiết bị công nghệ hiện đại của nớc ngoài

Nh vậy, có thể khẳng định KCN đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu t trong và ngoài nớc để phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.2.2 p hát triển các KCN góp phần tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghÌo

Sự phát triển của các KCN đã giải quyết phần lớn tình trạng thất nghiệp ở các nớc đang phát triển Nguyên nhân là việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất cũng nh dịch vụ hỗ trợ bên ngoài KCN đã giải quyết đợc số lợng lao động khá lớn Thực tế đã cho thấy tại các nớc đang phát triển có KCN thì tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm. Ngoài việc tạo ra một số lợng lớn chỗ làm trong và ngoài KCN có thu nhập tơng đối ổn định, KCN còn góp phần mở rộng thị trờng tiêu thụ tại địa phơng, kích thích sản xuất kinh doanh trên địa bàn nớc sở tại phát triển, từ đó lại tạo ra nhiều việc làm míi.

Tạo việc làm đồng nghĩa với tạo thu nhập cho ngời lao động, vì phần lớn lao động đợc thu hút vào làm việc trong KCN là lao động cha qua đào tạo và bộ phận không nhỏ từ khu vực nông nghiệp nông thôn.

Nh vậy, việc phát triển KCN không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm mà còn góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho ngời lao động.

1.1.2.3 Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia và chất lợng nguồn nhân lực

Cùng với dòng vốn đầu t trực tiếp từ nớc ngoài và hoạt động sản xuất tập trung trong một địa bàn tơng đối thuận lợi với nhiều cơ chế chính sách u đãi đặc thù, các doanh nghiệp trong KCN và KCX đã tiếp nhận nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, tại các doanh nghiệp trong KCN đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đã góp sức đào tạo đợc đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động địa ph- ơng lên một bớc Hiện tại, một lợng lớn ngời lao động Việt Nam đợc đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, đợc tiếp xúc với phơng thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại; các kĩ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự Việc trực tiếp làm việc trong môi trờng kỉ luật cao, yêu cầu tay nghề cao đã rèn luyện đợc những kĩ năng và bản lĩnh làm việc giúp ngời lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến và hiện đại.

Theo thống kê ở Việt Nam, nhìn chung các doanh nghiệp trong KCN và KCX có các thiết bị và trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại hơn so với mặt bằng chung của cả nớc Nhiều công nghệ truyền thống đợc nâng cấp về mặt kĩ thuật và trang bị trớc khi đa vào sản xuất sản phẩm, nhiều công nghệ mới nh công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí và cơ khí chính xác, điện tử những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém đã đợc chuyển giao và sử dụng ở các doanh nghiệp trong KCN.

1.1.2.4 Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phơng và đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá

Vai trò KCN đã đóng góp tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phơng Điều này thể hiện trên một số mặt.

Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới trên địa bàn địa phơng góp phần tăng trởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp, về mặt lợng đơng nhiên KCN góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng GDP của các ngành kinh tế tạo ra trên cả nớc Nhng quan trong hơn, về mặt chất các KCN đã thu hút đợc những dự án có hàm lợng vốn lớn, công nghệ cao nh: dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy; dụng cụ văn phòng; cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng Mặc dù những dự án này còn ít (chiếm khoảng 5 - 10% tổng số các dự án) nhng đã góp phần phát triển những ngành nghề mới, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề công nghiệp, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong công nghiệp.

Thứ hai, phát triển các KCN góp phần phát triển các ngành dịch vụ công nghiệp cũng nh dịch vụ t vấn, thiết kế xây dựng, bảo hiểm, tài chính, bu chính viễn thông, giáo dục, y tế Đây là những ngành dịch vụ có chất lợng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có giá trị gia tăng khá đáp ứng đợc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Thật vậy, để tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN đặc biệt thu hút đợc nhiều dự án có vốn đầu t nớc ngoài thì KCN ngoài việc đáp ứng có chính sách thu hút hấp dẫn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại thì việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ nh: tài chính, bu chính viễn thông là rất cần thiết vì nó phục vụ trực tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu t hoạt động sản xuất kinh doanh.

QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN

Quan niệm về phát triển bền vững

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa về phát triển bền vững Tuy nhiên, định nghĩa được sử dụng nhiều hơn cả, được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận định nghĩa của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển

“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Có thể mở rộng định nghĩa với ba cấu thành cơ bản về sự phát triển bền vững:

- Về mặt kinh tế: một hệ thống bền vững về kinh tế phải có thể tạo ra hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của Chính phủ và nợ bên ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

- Về mặt xã hội: một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, công bằng giới tính, sự tham gia và trách nhiệm chính trị.

- Về môi trường: một hệ thống phát triển bền vững phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường, và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế.

1.2.1.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững

- Nhóm tiêu chí về kinh tế: tiêu chí về kinh tế của sự phát triển bền vững được tính trên giá trị tổng sản phẩm được tạo ra trong nước (GDP) hoặc thu nhập được sử dụng trong nước (GNI) Liên quan đến sự bền vững, các chỉ tiêu này được đánh giá cả về mặt tốc độ tăng trưởng trong một khoảng thời gian dài Nó cũng liên quan đến mô hình và công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn, duy trì lối sống của xã hội gần gũi, thân thiện với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nhóm tiêu chí về xã hội: trong giai đoạn hiện nay, bền vững môi trường và phát triển bền vững là mục tiêu mang tính chính trị của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Phát triển bền vững đòi hỏi tự do thực sự của các công dân về các thông tin về kế hoạch phát triển của Chính phủ, chất lượng môi trường nơi họ đang sống.

Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng về các quyền lợi xã hội như: có công ăn việc làm, đảm bảo các quyền lợi kinh tế - xã hội khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội…; đòi hỏi phải thay chính sách xã hội như: chính sách trợ cấp, chính sách thuế để loại trừ xu hướng giá hoá ở các xã hội phát triển.

- Nhóm tiêu chí về văn hóa: phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi các thói quen và phong cách sống có hại cho môi trường chung của Trái đất như các thói quen sinh nhiều con, thói quen tiêu dùng lãng phí…; đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới thay cho các tập tục cũ lạc hậu và xác lập các tập tục phù hợp với điều kiện sống đang thay đổi của con người.

Tiêu chí văn hoá của phát triển bền vững còn là “Văn hoá xanh”, đó là toàn bộ các hoạt động văn hoá của con người dựa trên đạo đức thế giới về cuộc sống cộng đồng.

- Nhóm tiêu chí về tài nguyên – môi trường: tiêu chí về môi trường của sự phát triển bền vững có thể đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường: không khí, đất, nước, sinh thái; mức độ duy trì, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn xã hội dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường; khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của toàn dân.

* Nhóm các tiêu chí về thể chế: trong các nghiên cứu về phát triển bền vững cũng yêu cầu xây dựng thể chế để đảm bảo có được sự phát triển bền vững, trong đó có: hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến phát triển bền vững; hệ thốngViện nghiên cứu, phòng thí nghiệm liên quan đến phát triển bền vững; huy động các hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững; ban hành hệ thống văn bản pháp quy về phát triển bền vững.

Phát triển bền vững KCN

Dựa trên khái niệm về phát triển bền vững nói chung và khái niệm về KCN, ta có thể khái quát:

Phát triển bền vững KCN là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân KCN (các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách địa phương… ), đồng thời gắn liền với việc bảo vệ và giữ vững môi trường sinh thái trong khu vực có KCN cũng như toàn lãnh thổ vùng, quốc gia.

Như vậy, để phát triển bền vững KCN cần đảm bảo hai yếu tố: bền vững trong nội tại KCN và bền vững ngoài hàng rào KCN Bản thân KCN phải được đặt ở những vị trí thích hợp, có tính chiến lược lâu dài, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ đặc biệt là phải có khu xử lý nước thải tập trung, tình hình thu hút đầu tư khả quan, các doanh nghiệp KCN hoạt động có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho người lao động….mới đáp ứng được bước đầu các yêu cầu của sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, việc xây dựng, hình thành KCN cần chú ý bảo vệ, giữ vững môi trường sinh thái khu vực ngoài hàng rào KCN Song song với vấn đề môi trường là sự đấu nối, kết hợp hài hoà hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong và ngoài KCN như giao thông, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn, nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học… Một KCN xây dựng, phát triển đạt các tiêu chí trên mới thực sự phát triển bền vững, có hiệu quả hiện tại, lâu dài và không ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai.

1.2.2.2 Sự cần thiết phát triển bền vững KCN

Phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, là một lựa chọn mang tính chiến lược mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì xu hướng này trước hết phải vận dụng vào phát triển KCN Bởi vì phát triển bền vững phải dựa trên điều kiện cần và đủ là kinh tế tri thức Hai mặt đó cần hội tụ ở sự phát triển KCN.

Thời gian qua, thực tế phát triển KCN ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã cho thấy KCN ngày càng có một vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… Tuy nhiên, nếu thiếu tỉnh táo, thận trọng thì trong quá trình phát triển KCN sẽ tích tụ các nhân tố phát triển thiếu bền vững Nguy cơ này xuất phát và gắn liền với tình trạng gia tăng bột phát “phong trào hoá” lập và xây dựng quy hoạch dự án KCN mà nhiều khi mới chỉ dừng ở mức ý tưởng và mong muốn, thiếu các căn cứ thực tiễn, thiếu vốn đầu tư và bất chấp yêu cầu về hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp, thậm chí còn bị chi phối bởi các lợi ích cục bộ, địa phương hoặc cơ hội chủ nghĩa và tham nhũng.

Vì xây dựng theo “phong trào” nên việc lựa chọn địa điểm quy hoạch KCN đôi khi còn chưa hợp lý: sử dụng những phần diện tích đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, những phần diện tích có vị trí đẹp thích hợp cho phát triển thương mại

- du lịch - dịch vụ…làm KCN Kết quả là sự hình thành KCN trên những khu đất như vậy không có hiệu quả cao và thiếu tính bền vững Mặt khác, tính “phong trào” còn dẫn đến hiện tượng mất trật tự, lộn xộn trong KCN do phát triển tràn lan nên không tính toán cơ cấu đầu tư hợp lý, không quy hoạch chi tiết ngành nghề thu hút đầu tư, buông lỏng, quản lý không chặt chẽ… Biểu hiện của sự thiếu bền vững còn thể hiện trước tình trạng thiếu cân đối hoặc trống vắng các loại hình KCN có triển vọng, nhất là thiếu KCN công nghệ cao, thiếu KCN chuyên ngành và cả KCN tổng hợp quy mô lớn theo mô hình liên kết đồng bộ giữa công nghiệp - dịch vụ - đô thị. Đặc biệt là sự thiếu gắn bó, hợp tác và liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong một KCN, giữa KCN với nhau và giữa KCN với các CCN vừa và nhỏ, cũng như với các khu kinh tế đặc biệt trên phạm vi địa phương và cả nước Các yếu tố thiếu bền vững trong phát triển KCN còn bộc lộ qua mức độ các căng thẳng xã hội nêu trên, cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường KCN và lân cận ngày càng gia tăng trong sự chậm trễ hoặc thờ ơ, thiếu trách nhiệm và đầu tư tìm kiếm các giải pháp và công nghệ môi trường thích hợp Điều đó chứng tỏ, phát triển KCN luôn có tính hai mặt. Song có thể khẳng định rằng, phát triển KCN luôn là sự lựa chọn đúng đắn, hiệu quả và tất yếu trong quá trình CNH - HĐH đất nước Vấn đề là ở chỗ cần tìm ra, bổ sung và chủ động thực hiện các giải pháp cần thiết, đồng bộ, hiệu quả để phát triển KCN theo hướng bền vững nhằm phát huy các tác dụng tích cực, hạn chế, trung hoà, giảm thiểu các tác động trái chiều của quá trình này.

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, KCN ở Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển kinh tế xã hội của đất nước Một số địa phương nhanh chóng giàu lên nhờ phát triển KCN như: BìnhDương, Đà Nẵng, Hải Dương, Hà Nội … Tuy nhiên, bên cạnh đó là những mặt trái của sự hình thành KCN mà nhiều tỉnh phải trả giá như: tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải của KCN, tình trạng công nhân làm việc trong KCN không có nhà ở, lộn xộn, không được bảo vệ quyền lợi dẫn đến biểu tình, đình công gây mất trật tự KCN ở một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương…thiếu tính chuyên môn hoá, cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư không đồng bộ, hợp lý dẫn đến tình trạng các địa phương muốn phá bỏ KCN này để xây dựng KCN mới Một ví dụ khác như KCN Nội Bài ở Hà Nội mới chỉ xử lý môi trường ở các doanh nghiệp trong KCN còn trước khi thải ra ngoài lại không được xử lý gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của khu vực xung quanh KCN… KCN Bình Xuyên và các KCN khác của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung còn trẻ tuổi, ít kinh nghiệm trong việc phát triểnKCN Nhưng đây cũng là lợi thế của “người đi sau” Vì vậy, để tránh những hậu quả không tốt, trong quá trình xây dựng và phát triển, KCN Bình Xuyên phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình, học tập những địa phương thành công về phát triển KCN nhằm đảm bảo tính bền vững, ổn định tăng trưởng kinh tế, chuyển biến xã hội theo hướng tích cực và bảo vệ môi trường sinh thái.

1.2.2.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững KCN

Có thể xem xét tiêu chí đánh giá phát triển bền vững KCN dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng khái quát hơn cả là chia thành hai nhóm: đánh giá sự bền vững của chính KCN và đánh giá tác động lan toả của KCN đến khu vực có KCN.

Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của chính KCN

Phát triển bền vững nội tại KCN là yêu cầu quan trọng nhất vì nó phản ánh rõ ràng, chi tiết, cụ thể việc hình thành và phát triển KCN có hiệu quả bền vững hay không Từ đó, ảnh hưởng lan toả của nó đến khu vực xung quanh sẽ là tích cực hoặc tiêu cực theo đúng sự tồn tại của bản thân KCN Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tiêu chí đánh giá sự phát triển nội tại của KCN nên tập trung vào:

- Vị trí đặt của KCN: thể hiện ở một số yêu cầu sau.

+ Địa hình: cao hay thấp trũng, bằng phẳng hay lồi lõm, đất sản xuất nông nghiệp hay đất định cư Nhân tố này ảnh hưởng lớn đến suất đầu tư, chi phí giải phóng mặt bằng khi xây dựng KCN.

+ Thuận lợi hay khó khăn về cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, xử lý chất thải…

+ Nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động: lao động có có dồi dào không? Có đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng hay không?

+ Điều kiện hạ tầng xã hội nơi có KCN: hệ thống nhà hàng khách sạn, giáo dục, y tế, đào tạo nghề…đang phát triển ở trình độ nào, có đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sự hình thành KCN hay không?

- Quy mô đất đai của KCN: Để xây dựng một KCN có quy mô hợp lý phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như: mục tiêu hình thành KCN, tính chất hoạt động của KCN, điều kiện cụ thể của địa phương có KCN…

+ KCN hình thành để thu hút vốn đầu tư nước ngoài: quy mô khoảng 200 –

300 ha (KCN nằm trong khu vực thành thị và vùng kinh tế trọng điểm), 200 – 400 ha (KCN nằm trên địa bàn các tỉnh khác).

+ KCN hình thành để di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn: quy mô nhỏ hơn 100 ha (có thể là các CCN).

+ KCN hình thành để tận dụng nguồn lao động và thế mạnh tại chỗ của các địa phương: quy mô KCN từ 100 ha trở lên.

+ KCN hình thành vừa để phát triển kinh tế vừa kết hợp với yếu tố bảo vệ quốc phòng an ninh: quy mô từ 100 – 200 ha.

+ KCN hình thành với mục tiêu tổng hợp: thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng lao động thế mạnh địa phương…thì có thể tuỳ theo vị trí đặt KCN, khả năng thu hút đầu tư, khả năng phát triển mở rộng trong tương lai để có quy mô hợp lý.

- Cơ cấu sử dụng đất trong KCN:

Diện tích của một KCN được chia thành nhiều loại khác nhau: đất xây dựng nhà máy sản xuất, đất giao thông, đất cấp điện, cấp nước, trồng cây xanh, hạ tầng kỹ thuật… Thông thường, một KCN hợp lý, có thể đảm bảo tính hiệu quả và bền vững, cơ cấu sử dụng đất có tỷ lệ như sau:

+ Đất xây dựng nhà máy sản xuất: 65 – 75%.

+ Đất cây xanh, mặt nước: 10 – 15%.

+ Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật khác: 4 – 10%.

- Tỷ lệ lấp đầy KCN:

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KCN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phát triển KCN theo hướng bền vững

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Trong những năm 70 Nhật Bản được biết đến như một câu chuyện thần kỳ trong phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ với những chiến lược, những chính sách công nghiệp hoá đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục mà còn gắn liền với xây dựng và gìn giữ một nền văn hoá đặc sắc của mình Trong suốt thời kỳ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, KCN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, miền của Nhật Bản.

Quá trình phát triển KCN ở Nhật Bản diễn ra sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt sau khi Luật phát triển các thành phố công nghiệp mới được ban hành vào năm 1962 Thời kỳ này nhiều cơ sở công nghiệp quy mô lớn dưới hình thức KCN tập trung được thành lập tại các thành phố trên cả nước Các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp luyện kim, lọc hoá dầu đã hình thành dọc theo các vùng ven biển và trở thành những khu vực phát triển công nghiệp dẫn đầu trong quá trình tăng trưởng kinh tế Việc phân bố các cơ sở công nghiệp thiếu cân đối và tốc độ phát triển cao các ngành công nghiệp nặng, hoá chất đã gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và không khí tại KCN này Vì vậy, trong cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, Chính phủ bắt đầu tổ chức lại KCN có quy mô lớn tại những khu vực xa xôi như Hokkaido và Nam Kyushu Việc đặt KCN tại các vùng này không những ngăn chặn được sự lan rộng của ô nhiễm môi trường mà còn tạo điều kiện phát triển công nghiệp trong khu vực Đồng thời, các ngành công nghiệp như điện tử, cơ khí, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô cũng được Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh phát triển Việc hình thành KCN ở các vùng xa xôi trong nước là một biện pháp giúp phát triển công nghiệp khu vực.

Trong thập niên 1980, các ngành công nghiệp công nghệ cao được đẩy mạnh phát triển tại các vùng nông thôn dưới hình thức phát triển các thành phố công nghệ và được thể chế hoá trong Luật Gia tăng phát triển vùng hay còn gọi là Luật Technopolis với mục đích thành lập KCN công nghệ Hơn 20 thành phố công nghệ đã được Chính phủ cho phép thành lập và cạnh tranh lẫn nhau và chỉ trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1987, tổng số các xí nghiệp tại 14 thành phố Technopolis đã tăng 100%

KCN Nhật Bản được chia thành 4 loại theo vị trí và mục đích như sau:

- KCN ven biển: các khu này thường có diện tích hơn 1.000 ha, tập trung các ngành hoá chất và công nghiệp nặng.

- KCN nội địa: các khu này được thiết lập dọc theo các xa lộ để thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá, giao thông, có diện tích khoảng 100 ha và tập trung các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo ô tô, thiết bị điện, máy cơ khí….

- Khu nghiên cứu: các khu này được thiết lập trong những khu vực đầu mối giao thông thuận tiện, gồm các trung tâm nghiên cứu và phát triển, diện tích mỗi khu khoảng 300 ha.

- Thành phố công nghệ (Technopolis): có diện tích tương đương KCN nội địa, được thiết lập tại các khu vực riêng biệt và tập trung các ngành công nghiệp công nghệ cao như chế tạo bán dẫn, công nghệ sinh học…

Trong hệ thống quản lý Nhà nước của Nhật Bản, có 3 cơ quan chính quản lý hoạt động phát triển của KCN, gồm: Bộ Thương mại và công nghiệp quốc tế (MITI), Cơ quan Quản lý đất quốc gia (NLA) và Bộ Xây dựng (MOC) Trong đó, MITI chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch di chuyển công nghiệp, xây dựng các thành phố công nghiệp và các chính sách về phát triển vùng, đề ra cơ cấu công nghiệp, mục tiêu và chiến lược đặt vị trí các ngành công nghiệp, nhằm đảm bảo quy hoạch phát triển KCN một cách cân bằng dựa trên cơ sở cung - cầu về phát triển công nghiệp của khu vực Cơ quan NLA có kế hoạch tổng thể sử dụng đất đai và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng như đường xa lộ, xe điện cao tốc và viễn thông. Mỗi loại cơ sở hạ tầng được lập kế hoạch theo một hệ thống riêng, do đó vị trí KCN trong tương lai có thể được dự kiến trước Bộ Xây dựng (MOC) theo dõi việc sử dụng và phát triển đất đai, xây dựng hạ tầng giao thông, xử lý chất thải công nghiệp. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp (MOA) và Bộ Vận tải (MOT) quản lý những vấn đề khác có liên quan

Tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng KCN công nghệ cao (Technopolis) củaNhật Bản là: khu vực hiện không tập trung quá đông các cơ sở công nghiệp; nằm gần các thành phố được coi như trung tâm hoạt động công nghiệp; nằm gần các trường đại học đào tạo các ngành phát triển công nghệ cao; hiện tại tập trung nhiều cơ sở kinh doanh thương mại; gần các đầu mối hệ thống giao thông chính, xa lộ.

Về chính sách hỗ trợ phát triển KCN, Nhật Bản rất chú trọng đến việc hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng Nếu như năm 1955, tổng vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp là 80 tỷ Yên, tương đương 0,9% GDP thì vào năm 1970 số vốn này là 1.876 tỷ Yên, tương đương 2,5% GDP. Chính phủ cũng áp dụng một số biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các xí nghiệp theo các luật về phát triển công nghiệp vùng và các quy định của các chính quyền địa phương như: hỗ trợ về thuế (miễn, giảm thuế; áp dụng mức khấu hao đặc biệt); hỗ trợ vốn kinh doanh từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; tạo điều kiện vay vốn ưu đãi của các tổ chức thuộc Chính phủ… Các biện pháp về thuế được áp dụng khác nhau cho từng xí nghiệp trong KCN theo các luật về phát triển vùng liên quan Một số biện pháp hỗ trợ được áp dụng cho các vùng chỉ định như: miễn thuế doanh nghiệp và thuế tài sản cố định trong vòng 3 năm; miễn thuế mua bất động sản: áp dụng chế độ thuế đặc biệt về sở hữu đất đai và khấu hao đặc biệt (16% các thiết bị sản xuất và 8% cho các công trình xây dựng và các cơ sở phụ thuộc) Những thiết bị và công trình xây dựng trong các thành phố Technopolis được hưởng mức khấu hao đặc biệt 30% cho thiết bị và 15% cho công trình.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Hiện nay ở Thái Lan có hai loại hình KCN:

- KCN tập trung, trong đó tập trung các xí nghiệp sản xuất công nghiệp Các xí nghiệp này sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nước và thường là các xí nghiệp công nghiệp nặng, không sản xuất hàng xuất khẩu.

- KCN hỗn hợp, là loại KCN được chia ra làm hai khu vực: KCN tổng hợp gồm các xí nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nước và làm hàng xuất khẩu (với tỷ trọng xuất khẩu nhỏ, dưới 40% trong tổng số sản phẩm được sản xuất của xí nghiệp đó) và Khu chế xuất hàng xuất khẩu gồm các nhà máy sản xuất phải đạt ít nhất 40% sản phẩm xuất khẩu.

Các KCN của Thái Lan được xây dựng trên cơ sở phân theo từng nhóm các ngành công nghiệp và căn cứ vào nguồn lực sẵn có tại các địa phương cũng như vị trí địa lý của những nơi thành lập KCN đó Diện tích KCN có diện tích từ 70 ha đến

1.000 ha, phổ biến từ 150 ha đến 250 ha 1/4 số KCN có diện tích từ 500 ha đến trên 1.000 ha.

Việc quản lý KCN thuộc thẩm quyền của Nhà nước và được giao cho một cơ quan có tên gọi là Ban quản lý các KCN Thái Lan Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN này dựa trên cơ sở vốn đầu tư toàn bộ của Nhà nước hoặc liên doanh giữa Nhà nước với tư nhân Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, theo Luật về KCN tập trung thì tư nhân được phép đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng nhưng việc quản lý các khu do Nhà nước quản lý thống nhất thông qua Ban quản lý các KCN Thái Lan.

Cơ quan này trực thuộc Bộ Công nghiệp, vừa là cơ quan quản lý Nhà nước (được uỷ quyền cấp các loại giấy phép cho các nhà đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng).

Tư nhân có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng cách liên doanh với Ban quản lý các KCN Thái Lan hoặc đầu tư 100% vốn.

Về chính sách ưu đãi, Thái Lan đã dành cho các nhà đầu tư vào KCN các ưu đãi khá rộng rãi (đầu tư vào KCN cũng được ưu đãi như khu chế xuất, trừ miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hoá), đặc biệt là cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu đất trong KCN (trong khi đó, Malaysia chỉ bán đất có thời hạn tới 99 năm, Indonesia cho thuê đất tối đa là 60 năm, Trung Quốc cho quyền sử dụng đất tối đa là 50 năm nhưng được quyền chuyển nhượng và thế chấp).

Thuế nhập khẩu áp dụng trong các KCN của Thái Lan:

Kinh nghiệm trong nước

1.3.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Tuy là tỉnh đi sau trong việc quy hoạch đầu tư xây dựng KCN so với một số tỉnh trong cả nước nhưng tỉnh Hải Dương đã lựa chọn cho mình một cách thức và biện pháp, bước đi thích hợp nhất trong việc hình thành đầu tư xây dựng, phát triển KCN cũng như trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung và vào KCN nói riêng.

Những kết quả bước đầu Hải Dương đã đạt được:

- Về quy hoạch: tỉnh đã xây dựng và phê duyệt Đề án “Xây dựng hạ tầng KCN để thu hút đầu tư giai đoạn 2001 – 2005”, đồng thời thành lập và giao cho Ban quản lý KCN tỉnh làm đầu mối để triển khai thực hiện đề án. Đến nay, Hải Dương đã được Chính phủ cho phép bổ sung quy hoạch để đầu tư xây dựng 7 KCN tập trung với tổng diện tích gần 1000 ha, gồm: KCN Nam Sách: diện tích 63,93 ha; KCN Đại An: diện tích 170,82 ha; KCN Phúc Điền: diện tích 87 ha; KCN Việt Hoà: diện tích 49 ha; KCN Phú Thái: diện tích 72 ha; KCN Tân Trường: diện tích 200 ha; KCN Tầu Thuỷ: diện tích 210 ha KCN của Hải Dương được quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch về sau Bên cạnh đó, KCN còn được quy hoạch đồng bộ, gắn liền với quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu dịch vụ phục vụ KCN.

+ Cơ chế chính sách: ngoài các ưu đãi chung của Chính phủ, Hải Dương đã có một cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn với môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ngoài quy chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư, một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến việc đầu tư của các nhà đầu tư là việc giải quyết các thủ tục hành chính Sau khi thành lập, Ban quản lý các KCN Hải Dương đã sớm tham mưu cho tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN tỉnh với các cấp,ngành trong việc quản lý KCN trên địa bàn tỉnh Đồng thời thực hiện cơ chế uỷ quyền của tỉnh và các bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư: Cấp phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong và ngoài nước; quản lý và phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu; cấp phép cho lao động nước ngoài và quản lý lao động của các doanh nghiệp trong KCN…

+ Công tác xúc tiến đầu tư: việc xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh nói chung và vào KCN nói riêng luôn được Lãnh đạo tỉnh Hải Dương coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành trong tỉnh Đó không chỉ là nhiệm vụ của các chủ đầu tư hạ tầng mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành trong tỉnh; đồng thời cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương Một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để lựa chọn nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN đối với Hải Dương đó là uy tín và khả năng vận động xúc tiến, kêu gọi đầu tư của các chủ đầu tư hạ tầng. Nhờ vậy mà Hải Dương đã có khoảng 40 dự án đầu tư trong và ngoài nước được cấp phép đầu tư, với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 400 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện gần 200 triệu USD Trong đó có nhiều dự án đầu tư nước ngoài với công nghệ cao thuộc các tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Đã có hơn 20 dự án chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 180 triệu USD, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phương.

Một số kinh nghiệm: việc quy hoạch phát triển KCN, khu chế xuất phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ban ngành Trung ương; công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp cần phải được sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh, coi như một nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền, đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách về đất đai và quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi; cần chủ động đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho phát triển KCN để thu hút đầu tư; chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

1.3.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Ngày 01/01/1997, thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ để trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương Từ đó đến nay, với những lợi thế so sánh và tiềm năng của mình, Đà Nẵng đã vươn lên phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt Trong những nhân tố làm nên thành tích kỳ diệu đó, việc xây dựng và phát triển KCN có vai trò vô cùng quan trọng, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế. Đến nay, Đà Nẵng đã có 07 KCN với tổng diện tích được quy hoạch là 1.464,8 ha, trong dó 5 khu do Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) làm chủ đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng KCN gồm: KCN Hoà Khánh 423,5 ha, KCN Liên Chiểu 373,5 ha, KCN Thanh Vinh 22 ha, KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng (Thọ Quang) 77,3 ha, KCN Hoà Cầm 266 ha; công ty liên doanh cổ phần Sài Gòn làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Hoà Khánh mở rộng 216,5 ha; công ty cổ phần xây dựng Đà Nẵng làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Thanh Vinh mở rộng 33 ha; công ty liên doanh Massda làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Đà Nẵng (An Đồn) 53 ha Ngoài ra, thành phố cũng giao cho Daizico xúc tiến lập quy hoạch chi tiết KCN Hoà Khương diện tích 500 ha.

KCN Đà Nẵng bước đầu đã thu hút được 50 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký đầu tư là 316,74 triệu USD; thu hút thêm 234 doanh nghiệp đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký đầu tư là 8.210,38 tỷ đồng; giải quyết trên 60.000 lao động cho địa phương và các vùng phụ cận Đặc biệt, qua sự vận động, quảng bá hỗ trợ của Văn phòng đại diện Thành phố Đà Nẵng tại Tokyo - Nhật Bản đã thu hút được nhiều dự án đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao của Nhật như Mabuchi Motor vốn đầu tư 39,9 triệu USD… Đầu tư trong nước cũng có những dự án tiêu biểu như nhà máy sữa Vinamilk 17 triệu USD (KCN Hoà Khánh), Dự án Dệt nhuộm Sơn Trà liên doanh giữa Tập đoàn dệt may Việt Nam với Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.

Quá trình hình thành và phát triển KCN của Đà Nẵng trải qua ba giai đoạn sau:

- Giai đoạn hình thành mô hình KCN (từ năm 1996 – 2000): đây là giai đoạn Đà Nẵng mới được chia tách, còn nhiều khó khăn nên việc xây dựng và phát triển các KCN không thành công như mong muốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN hầu như không có Tình hình thu hút đầu tư cũng không khả quan do môi trường đầu tư quá cứng nhắc, không có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư.

- Giai đoạn chuyển tiếp (từ năm 2000 – 2005): cơ sở hạ tầng KCN còn yếu kém, phải sử dụng ngân sách để đầu tư tạo “cú hích” ban đầu nhằm tạo đà cho phát triển KCN.

- Giai đoạn phát huy lợi thế cạnh tranh của KCN diễn ra trong điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài KCN đã được đầu tư tương đối tốt, tạo lợi thế cạnh tranh mới làm giảm áp lực đầu tư ngân sách chuyển sang sử dụng các nguồn vốn khác theo hướng xã hội hoá đầu tư nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh bình đẳng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình phát triển các KCN, Đà Nẵng vẫn bộc lộ một số diểm không bền vững, trong đó quan trọng nhất là vấn đề môi trường Hiện nay KCN ở Đà Nẵng có đến trên 50% doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định về lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Qua các đợt thanh kiểm tra của cơ quan chức năng tại KCN trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một số doanh nghiệp có ý thức tốt trong công tác bảo vệ môi trường như: công ty TNHH VBL Đà Nẵng (Foster), công ty Mabuchi Motor Đà Nẵng,công ty Daiwa Việt Nam…Ngoài ra vẫn còn nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã đi vào hoạt động trong KCN nhưng chưa lập báo cáo đánh giá tác dộng môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã được phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa thực hiện quan trắc và báo cáo định kỳ về việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp do Sở Tài nguyên môi trường Một số KCN còn chưa có hệ thống xử lý nước thải chung cho toàn KCN Mức độ tuân thủ quy định về lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp trong KCN cho đến thời điểm cuối năm 2006 vẫn ở mức thấp, mới đạt bình quân 46,8% Trong đó, KCN Hoà Khánh mới có45,1% cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, KCN Liên Chiểu 60,7%,KCN Đà Nẵng 40%, KCN Dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang 71,4% và KCN Hoà Cầm17,5% Một số danh nghiệp công nghiệp đã thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường xong chưa thực hiện đủ các phương án được phê duyệt trong báo cáo này Một số doanh nghiệp đã xây dựng trạm xử lý nước thải nhưng vận hành không liên tục, chất lượng nước thải sau xử lý vẫn còn vượt tiêu chuẩn quy định như: công ty TNHH WeiXeiSin Inductrial Đà Nẵng, công ty thép Đà Nẵng, công ty thép Thành Lợi, công ty TNHH Xuân Hưng… Vấn đề ô nhiễm môi trường tại KCN đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện Đề án “Thành phố môi trường” của Đà Nẵng Do đó, việc giải quyết sớm và dứt điểm tình trạng ô nhiễm cần được xem là mục tiêu ngắn hạn trong đề án này để sau đó Đà Nẵng sẽ có điều kiện tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu khác cao hơn.

Một số kinh nghiệm và bài học rút ra cho Vĩnh Phúc để phát triền bền vững KCN của mình là khi cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn quá khó khăn, hầu như chưa có, điểm xuất phát còn quá thấp, mà lại thực hiện ngay việc xã hội hoá đầu tư phát triển KCN ở một mức quá cao đã dẫn đến sự bất cập giữa khả năng của chủ đầu tư và yêu cầu phát triển của KCN nên mô hình xã hội hoá đầu tư giai đoạn đầu là không phù hợp Việc điều chỉnh lại bước đi cho phù hợp với thực tế của giai đoạn này nhằm tạo được một tiền đề về cơ sở vật chất hạ tầng KCN tạo đà cho sự phát triển là cần thiết Đây không phải là bước đi thụt lùi về cơ chế mà là một sự cân nhắc cẩn thận để có sự lựa chọn cơ chế nào là thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Đà Nẵng lúc bấy giờ thì mới tạo được cú hích ban đầu cho sự phát triển lâu dài và bền vững KCN.

Khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài và bên trong KCN đã đạt được một mức phát triển nhất định, tự thân KCN có đủ sức mạnh cạnh tranh trong khu vực, môi trường đầu tư thành phố đã được cải thiện và có sức hấp dẫn mới thì việc duy trì cơ chế sử dụng vốn ngân sách để tiếp tục đầu tư hạ tầng KCN sẽ không còn phù hợp nữa Do đó, Đà Nẵng đã có bước đi chuyển tiếp từ sử dụng ngân sách đầu tư hạ tầng sang tìm kiếm các nguồn tài chính khác để đầu tư theo hướng xã hội hoá đầu tư Thành phố Đà Nẵng chỉ tham gia vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở một mức độ nào đó có tính xúc tác đủ để giữ được quyền điều phối thực hiện định hướng, chủ trương chính sách của thành phố, đảm bảo sự phát triển KCN theo đúng tiến độ quy hoạch và định hướng đề ra.

Trong quá trình lập quy hoạch, xây dựng hạ tầng, kêu gọi thu hút đầu tư phải hết sức chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững KCN,kiên quyết, xử lý triệt để các doanh nghiệp vi phạm về cam kết bảo vệ môi trường.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA

tổng quan về tỉnh vĩnh phúc

2.1.1 Tổng quan điều kiện vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp với Hà Tây (Hà Nội – Vĩnh Phúc theo phơng án mở rộng thủ đô chính phủ trình Quốc Hội), Phía tây giáp Phú Thọ và phía Đông giáp thủ đô Hà Nội Tỉnh có diện tích đất tự nhiên 1.371,41 Km 2 , dân số trung bình năm 2006 có 1.180,4 nghìn ngời Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính, trong đó có Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dơng, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tờng, Yên Lạc, Mê Linh

Theo chủ trơng của Chính Phủ về việc mở rộng không gian Thủ đô Hà Nội đ- ợc Quốc Hội thông qua tại kỳ họp và Nghị quyết số 01/2008/NQ-HĐND về việc thông qua tờ trình điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc và Nghị quyết số 02/20008/NQ-HĐND về việc thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch, thành lập huyện Sông Lô của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, dự kiến sắp tới Vĩnh Phúc sẽ có 9 đơi vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, Lập Thạch, Tam Dơng, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tờng, Yên Lạc, Sông Lô ( huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội) Theo đó, Vĩnh Phúc có diện tính tự nhiên là 1.230,98 km 2 , dân số bình quân năm 2007 có 1.007 ngàn ngời.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25Km.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ 2 và tuyến đờng sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đờng quốc lộ 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đờng 18 thông với cảng nớc sâu Cái Lân.

Vùng núi có diện tích 549,92 Km 2 , chiếm 40,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du có diện tích 320,88Km 2 , chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng đồng bằng có diện tích 500,68Km 2 , chiếm 35,65% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi giữa của Tam Đảo cao 1.542m, điểm thấp nhất là vùng đồng bằng (xã Trung Hoà, huyện Yên Lạc) cao 15m Độ cao trung bình là 42m so với mặt nớc biển Đây là điều kiện hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ Một trong những u thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24 o C Lợng ma trung bình hàng năm là 1400 mm Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.300 giờ Độ ẩm trung bình là 83%.

2.1.2 Tiềm năng tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực.

Nếu không tính huyện Mê Linh, tổng diện tích tự nhiên Vĩnh Phúc là 123.097,82 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp: 70.397,15ha (chiếm 57,19%); đất lâm nghiệp: 19.433ha (chiếm 15.79%); đất chuyên dùng: 16.867ha (chiếm 13,70%); đất ở: 16.400,67 (chiếm 13,32%)

Hình 2.1: Cơ cấu đất tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguồn: Sở tài nguyên và Môi trờng tỉnh Vĩnh Phúc.

Rõ ràng, tiềm năng đất cho phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh còn khá lớn, chủ yếu là đất đồi, không phải đất trồng lúa Đây là một thuận lợi đáng kể cho phát triển công nghiệp và KCN.

Theo các đánh giá gần đây, đặc biệt là các đánh giá phục vụ cho nghiên cứu xây dựng “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – Vĩnh Phúc xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ,” Khoáng sản Vĩnh Phúc cha đợc điều tra sâu và kỹ song theo đánh giá sơ bộ có thể phân thành các nhóm sau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu; nhóm khoáng sản kim loại; nhóm khoáng sản phi kim loại, nhóm vật liêu xây dựng.

Nhìn chung, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo về khoáng sản quý hiếm Khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là nhóm vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi).

2.1.2.3 TiÒm n¨ng vÒ nh©n tè con ngêi

Dân số Vĩnh Phúc tính đến cuối năm 2007; số dân gần: 1,2 triệu ngời, với mật độ dân số 842ngời/Km 2 ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay ớc đạt 1,202%.

Nông nghiệpLâm nghiệpChuyên dùng Đất ở

Trong môi trờng hộ, nguồn lao động và con ngời ở địa phơng vẫn luôn là một tiềm năng cơ bản.(xem bảng 2.1 Phụ lục)

Hiện nay, Vĩnh Phúc đã có một tiềm lực đáng kể lao động có trình độ Cán bộ có trình độ trên đại học có khoảng 500 ngời; Cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng có khoảng 20.741 ngời (gấp 1,41 lần so với năm 1997); Công nhân lành nghề từ bậc 3 trở nên cũng tăng 3,5 lần so với năm 1997 Lực lợng này đang ngày càng tăng lên, từng bớc đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các Khu công nghiệp.

2.1.3 TiÒm n¨ng vÒ kinh tÕ.

Cùng với sự phát triển chung của cả nớc, trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc cũng có những bớc phát triển đáng kể:

Nền kinh tế duy trì đợc mức tăng trởng cao, bình quân 11 năm (1997-2007) đạt 17,5% GDP bình quân đầu ngời (theo gia thực tế) Năm 1997 mới chỉ đạt 2,08 triệu đồng/ngời, năm 2007 đã vợt mức bình quân chung cả nớc (936 USD) và năm

2008 đạt 21,1 triệu đồng/ngời, khoảng 1.250 USD/ngời.

Riêng 2 năm gần đây, kinh tế tăng trởng khá cao, năm 2006 đạt 19,76% và năm 2007 là 20,86%.

Tổng giá trị tăng thêm (GDP) trên địa bàn năm 2007 (theo giá cố định năm

1994) đạt 8.969,9 tỷ đồng tăng 20,4% so với năm 2006 Năm 2008, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới và trong nớc có nhiều diễn biến bất lợi, kinh tế của tỉnh vẫn tăng trởng khá cao, đạt 20,69%.

Về cơ cấu kinh tế: xu hớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc những năm qua rất đáng khích lệ, mức độ chuyển dịch theo hớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thuỷ sản Cụ thể: Sau khi tái lập tỉnh, năm 1997 tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lợt là 43,77% - 19,52% - 36,71% thì đến năm 2007, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng đáng kể đạt tới 60%, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản đã giảm xuống còn 14,76%, ngành dịch vụ 25,24%

Năm 2008, tuy có nhiều yếu tố tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân: Khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao; thiên tai, dịch bệnh xảy ra; công tác bồi thờng, giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn; đầu t xây dựng cơ bản đình trệ; mất điện luân phiên trên diện rộng; giá vật t, vật liệu xây dựng, xăng dầu, lơng thực, tăng cao và diễn biến phức tạp; sự thay đổi chính sách vĩ mô liên quan đến tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, tác động trực tiếp đến ngành công nghiệp ô tô, xe máy Song, do sự quyết tâm, lỗ lực và phấn đấu cao của của Đảng bộ, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tăng trởng kinh tế tuy không đạt kế hoạch nhng vẫn tăng trởng ở mức cao so với cả nớc, trong đó: khu vực công nghiệp - xây dựng đạt: 58,8%; nông - lâm - ng nghiệp: 17,11%; ngành dịch vụ: 24,09%.

Hình 2.2: Chuyển dịnh cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu t tỉnh Vĩnh Phúc

Tổng quan về KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc

Huyện Bình Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 19.536 ha, số dân trên 113.000 ngời, trong đó có trên 56.000 ngời trong độ tuổi lao động Huyện Bình Xuyên có vị trí khá thuận lợi đó là nằm ở giữa 2 trung tâm kinh tế và đô thị của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên, với địa bàn nằm gọn trên trục quốc lộ số

2, cách ga đờng sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai khoảng 2Km (ga Phúc Yên), cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 45Km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 20Km tạo điều kiện cho việc thu hút các nhà đầu t trong và ngoài nớc

KCN Bình Xuyên là cửa ngõ nối liền các KCN lớn của tỉnh với cụm cảng hàng không Nội Bài Bình Xuyên đợc xác định là huyện trọng điểm công nghiệp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá của tỉnh Vĩnh Phóc.

Hình 2.3: Sơ đồ quy hoạch chi tiết KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc

2.2.1 Cơ sở hạ tầng KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc

Tổng diện tích đất quy hoạch gần 1000ha Giai đoạn I là 271ha, đợc Thủ t- ớng chính phủ phê duyệt đầu t xây dựng theo văn bản số 805/CP-CN, với chủ đầu t xây dựng hạ tầng kỹ thuật là công ty TNHH Đầu t Xây dựng An Thịnh.

Nguồn: Công tyTNHH đầu t xây dựng An Thịnh.

Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.

Nguồn: Công ty TNHH đầu t xây dựng An Thịnh.

Thiết kế quy hoạch KCN Bình Xuyên đã đợc Công ty TNHH Đầu t Xây dựng

An Thịnh nghiên cứu rất kỹ về mặt địa hình, địa thế, học hỏi kinh nghiệm từ các khu công nghiệp khác trong cả nước.

Hiện nay, Tổng số vốn đầu t thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đạt 177,8 tỷ đồng/573 tỷ đồng, đạt 31%.

2.2.2 Hạ tầng và Dịch vụ.

KCN Bình Xuyên đợc thành lập phù hợp với các điều kiện chung của tỉnh.

+ Cấp điện: Hạ tầng điện qua trạm bến áp 110/220 KV - (2x25)MVA. + Cấp nớc: Nớc sạch đợc cung cấp từ nhà máy nớc Phúc Yên qua hệ thống xử lý và cung cấp trực tiếp đến mỗi nhà máy Công suất tổng cộng 12000m 3 /ngày.

+ Viễn thông: khả năng mạng viễn thông 1000 số, cung cấp bởi EVN Telecom.

Môi trờng đầu t: Theo quyết định của Ban Quản Lý Khu công nghiệp, năm

2008, giá thuê đất là 60-66 USD/m 2 /49 năm, tơng đơng với 1,12-1,34 USD/m 2 /năm. Giá trên có thể thay đổi theo quy định của khu công nghiệp: Thời hạn thuê đất là 49 năm, phí duy tu bảo dỡng hạ tầng hàng năm là 0,3 USD/m 2 /năm.

Thủ tục thuê đất tại KCN Bình Xuyên: Thủ tục thuê đất tại KCN Bình Xuyên đơn giản, thuận tiện qua các bớc; Doanh nghiệp và Nhà đầu t làm bản ghi nhớ thuê đất và đóng tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc có thể chia làm nhiều lần; KCNBình Xuyên có trách nhiệm giữ phần đất đã giới thiệu trong thời gian 03 tháng kể từ ngày ký biên bản ghi nhớ thuê đất; Khi doanh nghiệp có giấy phép đầu t , hợp đồng thuê đất sẽ đợc ký và KCN Bình Xuyên bàn giao những văn bản, giấy tờ có liên quan; giao mặt bằng, cắm mốc giới khu đất KCN Bình Xuyên sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất các hồ sơ, thủ tục.

Chính sách u đãi: Các doanh nghiệp khi đầu t vào KCN Bình Xuyên sẽ đợc hởng những u đãi về thuế hơn sản xuất bên ngoài KCN theo Nghị định 29/CP ngày 14/03/2008 của thủ tớng Chính phủ, theo quyết định số 2475 QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, hởng mọi quyền lợi theo Quy chế quản lý và hoạt động của KCN Bình Xuyên.

Hỗ trợ khách hàng : Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Bình Xuyên thêm thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, phòng xúc tiến Đầu t của KCN Bình Xuyên thực hiện các chơng trình: Hớng dẫn đầu t các thủ tục liên quan, thẩm định hồ sơ đầu t, hỗ trợ đăng ký các thủ tục hải quan, đăng ký hợp đồng giao thuê đất, lập thủ tục cấp giấy chủ quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, trích lục bản đồ, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty mới, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký con dấu, mã số thuế, hỗ trợ lắp đặt điện thoại, hợp đồng cung cấp điện, nớc, hỗ trợ xin visa cho các doanh nghiệp.

Tình hình thu hút đầu t vào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc 44

Khu công nghiệp Bình Xuyên là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu t Trong định hớng phát triển vùng Hà Nội và quy hoạch chuỗi các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, Khu công nghiệp Bình Xuyên trở thành một mắt xích có ý nghĩa rất quan trọng.

Những năm gần đây, do thực làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nên đã thu hút đợc đông đảo các nhà đầu t trong và ngoài nớc.

Tính đến hết năm 2008, đã lấp đầy 60% diện tích với 41 dự án đầu t KCN Bình Xuyên u tiên những ngành truyền thống và có nhiều lợi thế của địa phơng nhằm thu hút nhiều lao động, phát huy hiệu quả đầu t nhanh, với các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến tổng hợp, công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm môi trờng: công nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, các ngành công nghiệp điện tử cơ khí lắp ráp.

2.3.1 Quy mô vốn đầu t vào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.

Tính đến cuối năm 2008, Khu công nghiệp đã đón 41 dự án đầu t vào KCN, gồm 20 dự án trong nớc(DDI) với tổng vốn đầu t là 1201 tỷ đồng tơng đơng gần 117 triệu USD và 21 dự án nớc ngoài( FDI) với tổng vốn đăng ký gần 180 triệu USD; tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê 91,85 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 60% Thu hút hàng ngàn lao động địa phơng tham gia sản xuất Có thể nói, với những thuận lợi về nhiều mặt, đặc biệt là lợi thế vị trí, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính cùng chính sách u đãi đầu t đã tạo nên một khu công nghiệp đầy sức hấp dẫn đối với các nhà ®Çu t

Bảng 2.3: Vốn đầu t trong nớc và nớc ngoài vào KCN Bình Xuyên giai đoạn 2002 - 2008.

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

Hình 2.5: Số vốn đầu t qua các năm. Đơn vị tính: triệu USD.

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Đợc sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác xúc tiến đầu t thu hút đầu t trên địa bàn, KCN Bình Xuyên đã thu hút đợc một số lợng khá lớn các dự án đầu t trong và ngoài nớc.

Trong năm 2007 đã có 37 dự án đầu t vào KCN, gồm 20 dự án DDI với tổng vốn đầu t là 1310,179 tỷ đồng và 17 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 118,732166 triệu USD; tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê 87,85 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 50,2% KCN Bình Xuyên đã và đang trở thành điểm dừng chân đầu t của không ít nhà đầu t lớn nh Công ty Piaggio & C S.p.A và Công ty Piaggio Vespa B.V; lin Ming Liang(Đài Loan); Công ty cổ phần Think(Đài Loan), Power on International Corp đã đến tìm hiểu và đăng ký đầu t Đáng chú ý, tiếp theo bớc tiếp thị và thu hút thành công dự án sản xuất, lắp ráp xe máy tay ga, xe mô tô của công ty TNHH Piaggio Việt Nam vào KCN Bình Xuyên với vốn đầu t đăng ký 45 triệu USD.

Năm 2008, tuy có nhiều yếu tố tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân: Khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao; đầu t xây dựng cơ bản đình trệ; mất điện luân phiên trên diện rộng; giá vật t, vật liệu xây dựng, xăng dầu, lơng thực, tăng cao và diễn biến phức tạp; Song KCN Bình Xuyên vẫn duy trì ở mức thu hút tơng đối cao với 8 dự án đầu t, tổng số vốn đăng ký lên tới 169,95 tỷ đồng (tơng đơng 103 triệu USD).

Vốn đầu t vào KCN đều tăng khá so với năm trớc Trong năm 2008, KCN Bình Xuyên Thu hút đợc 8 dự án đầu t trong đó có 3 dự án DDI và 5 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 1649,95 tỷ đồng (tơng đơng 103 triệu USD) tăng hơn 188% so với năm 2006 (Bảng 2.6 phụ lục)

DDI (Triệu USD) FDI (Triệu USD)

Tính đến hết năm 2008, KCN có 21 dự án FDI với tổng vốn đầu t gần 180 triệu USD gấp gần 1,52 lần tổng vốn đầu t trong nớc(20 dự án DDI)

Nhờ có môi trờng đầu t tốt và có nhiều chính sách phù hợp nh: chính sách u đãi về giá đất, thuế, giải phóng mặt bằng cũng nh thủ tục hành chính, KCN Bình Xuyên đã thu hút đợc các nhà đầu t lớn đến từ châu á nh Hàn Quốc, Đài Loan với số vốn lên tới gần 50 tỷ USD; đặc biệt là nhà đầu t đến từ Italia và Hà Lan, 2 nhà đầu t này đã cùng nhau góp vốn để thành lập công ty Piaggio Việt Nam với số vốn

45 triệu USD Đây là dự án đầu t lớn đầu tiên của tập đoàn Italia vào Việt Nam, thể hiện sự thay đổi trong hớng đầu t của các doanh nghiệp Italia Nó thể hiện tiềm năng lớn của thị trờng cũng nh những lợi ích trong việc cải tiến chính sách thu hút đầu t của Tỉnh và Chính Phủ Việt Nam Piaggio sẽ là tập đoàn đầu tiên, mở đờng cho những tập đoàn khác của Italia đầu t vào KCN Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phóc nãi chung.

2.3.2.1 Cơ cấu vốn theo ngành nghề kinh doanh

Qua phân tích cơ cấu vốn từng dự án trong KCN Bình Xuyên cho thấy vốn theo ngành nghề đầu t vào KCN đợc phân cụ thể : VLXD, trang trí nội thất chiếm 30,03% tổng số vốn đầu t đăng ký vào KCN; Ngành SX hàng tiêu dùng cao cấp chiếm 25,54%; Điện tử cơ khí lắp ráp chiếm tỷ lệ tơng ứng là 13,36%; Chế biến nông sản, thực phẩm chỉ chiếm có 1,49% trong tổng số vốn đầu t đăng ký (minh hoạ tại bảng 2.4) Nh vậy căn cứ vào tình hình thực tế về số vốn đầu t trong từng ngành nghề kinh doanh của các dự án, đặt ra cho ban quản lý KCN thấy đợc phải có chiến lợc, xác định mục tiêu, định hớng phát triển KCN để có những biện pháp xúc tiến đầu t cho phù hợp.

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn kinh doanh trong KCN Bình Xuyên.

Phân theo ngành nghề Số dự án

Tổng vốn đầu t đăng ký

VLXD, trang trÝ néi thÊt 10 60.232.500 30,03

Chế biến nông sản, thực phẩm 3 2.984.375 1,49

SX hàng tiêu dùng cao cấp 5 51.246.000 25,54 điện tử cơ khí lắp ráp 8 26.808.041 13,36

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

Hình 2.6: Cơ cấu vốn phân theo ngành nghề kinh doanh trong KCN.

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.2.2 Cơ cấu vốn đầu t phân theo trong nớc và nớc ngoài

- Số vốn đầu t trong nớc: Tính đến hết năm 2008, KCN Bình Xuyên đã thu hút đợc 20 dự án trong nớc đạt 1210 tỷ đồng (tơng đơng 117 triệu USD)

Nhiều dự án lớn hoạt động có hiệu quả nh: Công ty CP ống thép Việt Đức, Công ty TNHH Tiền Phong, sản xuất gạch Ceramic; Công ty TNHH Prime Group với số vốn đầu t ban đầu lên tới 251,83 tỷ đồng, hiện nay đã có uy tín trên thị tr- ờng trong nớc và xuất khẩu ra nớc ngoài.

- Số vốn đầu t nớc ngoài: Tính đến hết năm 2008, KCN Bình Xuyên đã thu hút đợc 21 dự án nớc ngoài đạt gần 180 triệu USD( Bảng 2.7 phụ lục)

Từ năm 2002 đến nay, số vốn đầu t nớc ngoài (FDI) có xu hớng tăng, giai đoạn 2002 - 2006 chỉ thu đợc 19,236166 triệu USD (chiếm 16,2% tổng số vốn), thì đến năm 2007 đã đạt tới 99,496 triệu USD (chiếm 83,8% tổng số vốn FDI).

2.3.3 Đánh giá cơ chế chính sách thu hút vốn đầu t vào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.

Các kết quả đã đạt đợc trong những năm qua là do ban quản lý KCN đã làm tốt vai trò tham mu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhất là các chính sách về u đãi đầu t của Tỉnh, các chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng, về phí hạ tầng KCN, các cơ chế phối hợp với các cấp, các ngành, các nhà cung cấp dịch vụ KCN nh thông tin liên lạc, điện nớc… cụ thể:

Môi trờng đầu t: theo quyết định của Ban Quản Lý Khu công nghiệp, năm

2008, giá thuê đất là 60-66 USD/m 2 /49năm, tơng đơng với 1,22-1,34 USD/m 2 /năm với phơng thức thanh toán nhanh gọn, linh hoạt Giá trên có thể thay đổi theo quy định của khu công nghiệp, thời hạn thuê đất là 49 năm, phí duy tu bảo dỡng hạ tầng hàng năm là 0,3 USD/m 2 /năm.

VLXD, trang trí nội thất Chế biến nông sản, thực phẩm

SX hàng tiêu dùng cao cấp Điện tử cơ khí lắp ráp

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC

- Chính sách u đãi: các doanh nghiệp khi đầu t vào KCN Bình Xuyên sẽ đ- ợc hởng những u đãi về thuế hơn sản xuất bên ngoài KCN theo Nghị định 29/CP ngày 14/03/2008 của thủ tớng Chính phủ, theo quyết định số 2475 QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, hởng mọi quyền lợi theo Quy chế quản lý và hoạt động của KCN Bình Xuyên.

- Hỗ trợ khách hàng: nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Bình Xuyên thêm thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, phòng xúc tiến Đầu t của KCN đã thực hiện các chơng trình: Hớng dẫn đầu t các thủ tục liên quan; thẩm định hồ sơ đầu t; hỗ trợ đăng ký các thủ tục hải quan, đăng ký hợp đồng giao thuê đất; lập thủ tục cấp giấy chủ quyền sử dụng đất; giấy phép xây dựng; trích lục bản đồ, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty mới; hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký con dấu, mã số thuế; hỗ trợ lắp đặt điện thoại, hợp đồng cung cấp điện, nớc; hỗ trợ xin visa cho các doanh nghiệp.

2.4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC.

2.4.1 Thực trạng phát triển bền vững nội tại KCN.

Phát triển bền vững KCN được đánh giá qua hai tiêu chí: tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại KCN và tiêu chí đánh giá tác động lan toả Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại KCN tập trung vào các nội dung: vị trí KCN, quy mô đất đai, tỷ lệ lấp đầy … Đối với KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, thực tế phát triển mấy năm qua cho thấy, tiêu chí phát triển bền vững nội tại đã phần nào đáp ứng được nhưng ở mức độ chưa cao Cụ thể là:

- Địa điểm đặt KCN: nhìn chung KCN Bình Xuyên được đặt ở vị trí tương đối hợp lý: vùng đất nông nghiệp kém màu mỡ, năng suất không cao; gần khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên sản xuất vật liệu xây dựng; thuận tiện về giao thông cũng như hạ tầng kỹ thuật khác

- Quy mô đất đai: KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc được xây dựng với nhiều mục tiêu tổng hợp khác nhau như: gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, di dời các cơ sở sản xuất trong nội thị… nên việc xác định quy mô chủ yếu căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương cũng như khả năng mở rộng trong tương lai Vì vậy, nhìn chung, quy mô đất đai KCN Bình Xuyên tương đối hợp lý cho cả 2 giai đoạn.

- Cơ cấu sử dụng đất trong KCN: đất khu điều hành 1,36%, đất các xí nghiệp công nghiệp 70,56%, đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật 1,11%, đất cây xanh mặt nước 14,13%, đất giao thông 12,84%.

Từ đó cho thấy, KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc được quy hoạch và xây dựng với một cơ cấu sử dụng đất khá hợp lý, đảm bảo tính bền vững.

- Tỷ lệ lấp đầy KCN: thể hiện thông qua tình hình xúc tiến kêu gọi và kết quả thu hút đầu tư vào KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc trong những năm qua.

- Công tác xúc tiến đầu tư: trong những năm qua mặc dù đã đạt được những thành quả đáng khích lệ xong công tác xúc tiến đầu tư của KCN Bình Xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung còn nhiều mặt cần khắc phục Mặc dù lãnh đạo tỉnh cũng như các cấp, các ngành đã rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động này nhưng hiệu quả không cao, chưa tương xứng với công sức bỏ ra Phần lớn các nhà đầu tư đầu tư vào KCN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tập đoàn kinh tế lớn còn ít Nguyên nhân của tình trạng này là do chiến lược xúc tiến đầu tư của tỉnh chưa phù hợp nhất là chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác xúc tiến đầu tư Mặt khác, nhận thức của các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN về vấn đề này chưa đầy đủ, sâu sắc, coi nhiệm vụ xúc tiến đầu tư là của tỉnh, không phải việc của mình

Với sự cố gắng nỗ lực của UBND tỉnh, các Sở ban ngành liên quan, ngày24/10/2008, Vĩnh Phúc đã tổ chức thành công “ Hội tổng kết công tác xúc tiến đầu tư khu vực phía bắc ” là một trong 5 địa phương dẫn đầu khu vực phía Bắc về thành tích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Việc được chọn là địa điểm tổ chức hội nghị thể hiện sự đánh giá cao của Chính phủ đối với những nỗ lực của địa phương trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua phục vụ công cuộc phát triển đất nước nói chung và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng Qua hội nghị, thông tin quảng bá về Vĩnh Phúc đã được truyền thông rộng rãi giúp cho các nhà đầu tư hiểu biết rõ hơn về đất và người Vĩnh Phúc Thực tế đã cho thấy, sau Hội nghị này, số lượng các nhà đầu tư về nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư ở KCN Bình Xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung tăng lên, trong đó có cả những nhà đầu tư nước ngoài, những tập đoàn kinh tế lớn…

- Kết quả thu hút đầu tư: theo báo cáo của Ban quản lý KCN , tính đến 31/12/2008 đã có 41 dự án được UBND tỉnh chấp nhận đầu tư vào KCN Bình Xuyên, gồm 20 dự án DDI và 21 dự án FDI với tổng số vốn lên tới gần 200 triệu USD.

Xét một cách tổng thể, KCN Bình Xuyên chưa thật sự hấp dẫn, chưa làm hài lòng trọn vẹn các nhà đầu tư Mặc dù KCN rất gần thủ đô Hà Nội, thuận tiện về giao thông, có giá thuê đất thấp nhưng KCN Bình Xuyên vẫn còn nhiều vấn đề, nhiều mặt cần phải được khắc phục, đầu tư, nâng cấp đồng bộ Cụ thể như: cần hoàn thiện hạ tầng KCN (có khu xử lý nước thải tập trung, có khu nhà ở cho công nhân, hoàn thiện các công trình còn đang thi công dang dở…); có chính sách đào tạo nguồn lao động theo nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư; chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; thay đổi cách thức trong giải quyết thủ tục hành chính đặc biệt là thái độ của công chức địa phương… Nếu những điểm yếu này được hạn chế, khắc phục, chắc chắn trong tương lai, KCN Bình Xuyên và các KCN khác của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ dần dần nâng cao vị thế của mình trong mạng lưới các KCN.

2.4.2 Đánh giá tác động lan toả của KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

Khác với tiêu chí bền vững nội tại, tiêu chí tác động lan toả thể hiện theo ba tiêu thức kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là các tiêu chí nội tại mang tính định lượng còn các tiêu chí tác động lan toả có cả tính định lượng và định tính Ngoài ra, khi xem xét tác động lan toả của việc phát triển KCN cần phải đặt vào điều kiện cụ thể của từng địa phương

* Về kinh tế: một trong những tác động to lớn của KCN là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế KCN hình thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần làm tăng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có khu công nghiệp KCN Bình Xuyên tuy là mới được thành lập song sự xuất hiện của KCN đã có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế địa phương.

Ta có thể nhận thấy qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

Năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc đợc tái lập, Bình xuyên mới chỉ là huyện thuần nông với ngành nghề truyền thống nông nghiệp vẫn còn manh mún Do đờng lối đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Xuyên mạnh dạn chuyển từ thâm canh cây lúa sang phát triển KCN Bình Xuyên đã bắt đầu bằng các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty TNHH Vĩnh Phúc, đã trở thành KCN lớn hiện đại trên địa bàn tỉnh Năm 2005, giá trị sản xuất công ngiệp đã chiếm tới 81% giá trị sản xuất của toàn huyện, với 2.239 tỷ đồng, tăng 8,7 lần so với năm 2000. Năm 2004 dự toán UBND tỉnh giao thu NSNN cho huyện Bình Xuyên là 28,9 tỷ đồng trong đó thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp trong sản xuất và dịch vụ đã là 23,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81,3%. Đến năm 2006 thực hiện đạt số thu lên tới 67,5 tỷ tăng so với dự toán năm

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC

2.5.1 Những kết quả đã đạt được

Mục tiêu chung của việc hình thành KCN là làm tăng trưởng nhanh và bền vững tổng sản phẩm quốc nội, tạo việc làm, đô thị hoá các vùng nông thôn lạc hậu, nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết hợp tác với nhau nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh KCN Bình Xuyên được thành lập cũng không nằm ngoài những mục tiêu đó Điều này thể hiện qua các văn bản xỏc định chủ trương, đường lối phỏt triển của tỉnh như quyết định số 2475 QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc , mục tiêu của đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV… KCN Bình Xuyên từng bớc đợc hình thành và phát triển tơng đối ổn định, sự cú mặt của KCN trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã đem lại những đóng góp rất tích cực về kinh tế xã hội và cả môi trường sinh thái.

Hết năm 2008, KCN Bình Xuyên đã có 41 dự án đầu t vào KCN, gồm 20 dự án DDI với tổng vốn đầu t là 1201 tỷ đồng và 21 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 180 triệu USD Tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê 91,85 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 60%, các dự án trong KCN nhìn chung đã sớm đi vào hoạt động và hoạt động tơng đối có hiệu quả Tính đến tháng 7/ 2008 trên địa bàn huyện Bình Xuyên có 126 dự án đầu t, trong đó có 81 dự án đi vào sản xuất kinh doanh và đã thu hút đợc 15.520 lao động làm việc trong các KCN, trong đó có một số dự án sử dụng số lợng lao động (trên 1000 ngời) nh dự án Công ty Piaggio & C S.p.A và Công ty Piaggio Vespa B.V.

Sự hình thành và phát triển KCN Bình Xuyên đã góp phần thu hút vốn đầu t thúc đẩy tăng trởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tỉnh KCN Bình Xuyên đã thu hút đợc nhiều dự án đầu t trong nớc và ngoài nớc tạo ra một nguồn vốn đầu t to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Việc quy hoạch và xây dựng KCN Bình Xuyên trong thời gian qua đã thu hút đợc 41 dự án đầu t, trong đó có 21 dự án có vốn đầu t nớc ngoài với tổng số vốn lên đến gần 180 triệu USD KCN

Bình Xuyên đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trởng và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung.

- KCN Bình Xuyên đã tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho ngời lao động, nâng cao mức sống ngời dân.

Tính đến hết tháng 7/ 2008, KCN đã giải quyết việc làm cho 13.350 lao động địa phơng, bên cạnh đó còn có các dự án đang triển khai xây dựng hoặc ch a nhận đất, nếu các dự án này đều đi vào hoạt động thì sẽ có khảng 10.269 lao động nữa sẽ có việc làm Ngoài ra chính đến các lao động gián tiếp hoạt động dịch vụ phục vụ cho KCN sẽ tăng thêm.

Nh vậy, việc thu hút lao động vào làm việc trong KCN đã góp phần giải quyết tình trạng thừa lao động và thất nghiệp tạm thời trong khu vực nông thôn Mặt khác, khi lao động có việc làm sẽ tăng thu nhập, cải thiện đợc mức sống dân c, giảm thiểu đợc tỷ lệ hộ nghèo, đói trong tỉnh Qua đó cho thấy tác động xã hội rất lớn của KCN trong vấn đề giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội địa phơng.

- Việc phát triển KCN Bình Xuyên đã thúc đẩy quá trình hình thành khu đô thị vệ tinh của Hà Nội trong tơng lai.

KCN phát triển sẽ dẫn đến việc tăng dân số cơ học và các dịch vụ phục vụ đông đảo lực lợng công nhân làm việc trong KCN; phát triển các cơ sở sản xuất nguyên liệu, các vùng nguyên liệu phục cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến.

Thật vậy khi các doanh nghiệp trong KCN phát triển sẽ kéo theo một loạt các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển Ví dụ, cho thấy nhà máy chế biến chè trong KCN Bình Xuyên có công suất: Chè đen 500 tấn/năm; Chè xanh 270 tấn/năm; Chề - ớp hơng 200 tấn/năm; Chè túi lọc 80 tấn/ năm, đòi hỏi cung cấp một số lợng lớn nguyên liệu là chè Mặt khác muốn có năng xuất cao thì buộc phải đa tiến bộ khoa học công nghệ vào các khâu chế biến chè và tăng cờng liên kết giữa nhà chế biến với ngời dân, làm tăng giá trị hàng hoá nông sản, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Giúp các nhà quản lý có thêm kinh nghiệm trong cách quản lý KCN: việc hình thành và phát triển KCN đã đặt ra cho các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan quản lý nhà nớc nhiều vấn đề cần phải giải quyết: từ công tác quy hoạch KCN ở tầm chiến lợc cân đối giữa các vùng miền với đầy đủ những tác động lan toả của nó, tới việc quản lý quy hoạch chi tiết, thu hút đầu t, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề môi trờng, an ninh, an toàn xã hội…Chính những điều đó là thực tiễn mà qua đó các nhà quản lý đúc rút đợc kinh nghiệm, nâng lên thành lý luận quản lý KCN và thể chế hoá thành những cơ chế quản lý ngày càng theo hớng hoàn thiện Phát triển KCN hỗ trợ công tác bảo vệ môi trờng, tạo ra các sự phát triển bền vững: việc phát triển KCN đã góp phần giảm ô nhiễm môi trờng vì các doanh nghiệp nằm trong tổng thể quy hoạch chung về KCN đã đợc đầu t xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng: hệ thống xử lý nớc thải, thu gom chất rắn…Mặt khác khi lập các dự án đầu t các doanh nghiệp đều phải đăng kí tiêu chuẩn môi trờng, thực hiện các quy định về giảm ô nhiễm môi trờng Bên cạnh đó các dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp hầu hết đều hiện đại, tiên tiến nên cũng góp phần giảm ô nhiêm môi trờng.

Nâng cao năng lực sản xuất và tăng cờng chuyển giao công nghệ: hiện nay KCN đã có những dự án ứng dụng công nghệ mới và công nghệ cao để sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nh: ống thép Việt Đức, gạch Ceramic, sản xuất gia công sản phẩm công nghệ cao, chíp điện tử Hàn Quốc, thiết bị dò điện tử xuất khẩu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất cáp viễn thông,… Còn đối với những công nghệ truyền thống các doanh nghiệp cũng đã nâng cấp về kỹ thuật và trang thiết bị Nhờ nâng cao chất lợng, công nghệ sản xuất kinh doanh mà các sản phẩm của doanh nghiệp đã nâng cao đợc sức cạnh tranh trên thị trờng trong nớc và quốc tế, đặc biệt những sản phẩm: Gạch Ceramic, sản xuất và lắp ráp xe máy tay ga,…

Ngoài ra đối với những dự án có vốn đầu t nớc ngoài, ngoài việc phục vụ cho mục tiêu tăng trởng chúng ta còn nhanh chóng tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu phát triển khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, năng lực chuyên môn từ các nhà đầu t nớc ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh, giúp tỉnh có thể nhanh chóng hội nhập kinh tế với các tỉnh trong n- ớc và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.

- Từ những quỹ đất sản xuất nông nghiệp, khi có quy hoạch đất để sử dụng phát triển KCN đã tạo ra năng lực sản xuất hiệu quả hơn nhiều khi sử dụng nó vào sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác.

Ngoài ra sự phát triển của KCN đã góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh thông qua việc đóng thuế, phí… Để KCN được xây dựng và phát triển có hiệu quả thì cần có hệ thống các dịch vụ phục vụ một cách đồng bộ Đây là vấn đề có tính tất yếu khách quan và tác động tích cực, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn Đối với huyện Bình Xuyên, biểu hiện này khá rõ nét nhưng chưa mạnh mẽ và sức lan toả chưa rộng… nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của người lao động Hầu hết, công nhân làm việc trong KCN phải thuê trọ do chưa có khu nhà ở tập trung Nhưng cho dù họ có ở trong hay ngoài khu công nghiệp thì vẫn luôn có những nhu cầu sinh hoạt bình thường Do đó, họ chính là nhân tố tạo nên sự đông vui của khu thị trấn vốn không mấy nhộn nhịp này Ngoài ra, sự xuất hiện của hệ thống hạ tầng dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người trong KCN đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ở nông thôn Vĩnh Phúc

Bên cạnh những tác động tích cực về kinh tế, lao động, việc làm, KCN còn có một vai trò quan trọng khác đó là góp phần bảo vệ môi trường Như chúng ta đã biết, nếu để các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thì chắc chắn vấn đề xử lý nước thải, chống ô nhiễm môi trường sẽ không được giải quyết tốt Bởi vì đầu tư xây dựng một trạm xử lý nước thải rất tốn kém Cho nên, khi KCN ra đời, nó sẽ tập trung các doanh nghiệp vào một địa bàn nhất định, tạo điều kiện cho họ có thể thoả thuận, hợp tác đầu tư trong việc xử lý nước thải Thực chất, vấn đề này là do Công ty phát triển hạ tầng các KCN đảm nhiệm Công ty phát triển hạ tầng KCN sẽ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải…và huy động đóng góp của các doanh nghiệp KCN thông qua thu phí sử dụng hạ tầng Đây chính là mô hình mà KCN Bình Xuyên đang áp dụng Nhờ có KCN, các doanh nghiệp tập trung sản xuất và giải quyết tương đối tốt các vấn đề môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm về không khí, nước, tiếng ồn, bụi… vẫn xảy ra trước kia Tuy nhiên, một khó khăn lớn là việc xử lý nước thải của các doanh nghiệp KCN vẫn do doanh nghiệp tự làm vì trạm xử lý nước thải tập trung mới chỉ trong kế hoạch, còn chưa được Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh triển khai.

Nhìn chung, trong những năm qua, sự hình thành và phát triển KCN Bình Xuyên đã có những đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Xuyên và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung Nó đã tác động làm tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thay đổi bộ mặt nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái Nhưng ngoài những mặt tích cực nêu trên, quá trình phát triển KCN Bình Xuyên còn bộc lộ khá nhiều điểm yếu, tồn tại cần giải quyết khắc phục.

2.5.2 Những tồn tại bất cập cần giải quyết

Tồn tại đầu tiên phải đề cập là yếu kém về hệ thống hạ tầng kỹ thuật Đường giao thông xây dựng theo nhiều giai đoạn, chắp vá, lúc làm mặt đường, lúc làm hè, lúc đổ đất trồng cây xanh… ; Hệ thống thoát nước mưa, nước thải chưa phủ khắp toàn KCN.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC.

3.1.1 Cơ hội: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh và sức mạnh to lớn, đoàn kết nhất trí đồng lòng của người dân Vĩnh Phúc Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc sớm nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng to lớn của KCN nên trong những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây đã dành nhiều tâm huyết cho việc lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư vào KCN Nhờ sự quán triệt, quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các cấp các ngành chức năng cùng vào cuộc, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nên việc hình thành, xây dựng KCN trên địa bàn tỉnh có rất nhiều thuận lợi và nhanh chóng được triển khai.

Tiềm năng triển vọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN cũng như trên địa bàn toàn tỉnh Hiện nay, Vĩnh Phúc là một trong 5 địa phương dẫn đầu khu vực phía Bắc về thành tích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kết quả đó chưa sứng với tiềm năng của tỉnh Vì vậy cần phải có chiến lược, phương thức vận động xúc tiến đầu tư hợp lý, hiệu quả Do đó, trong tương lai, Vĩnh Phúc cần phát huy ưu thế của mình thì việc thu hút đầu tư nước ngoài rất có triển vọng.

Nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và sẽ là thành phố vệ tinh, là đầu mối cung cấp các sản phẩm công nghiệp cho thủ đô

Hà Nội và cả nước Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng – khu vực phát triển kinh tế khá năng động của cả nước lại gần sân bay Nội bài và thủ đô

Hà Nội nên có điều kiện giao lưu, mở rộng, lưu thông, vận chuyển buôn bán hàng hoá và hợp tác đầu tư Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và hoạt động của KCN trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO; Xu thế toàn cầu hoá ngày càng diễn ra sâu rộng Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước đặc biệt là hoạt động của các doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh cũng như những cơ hội về hợp tác và toàn cầu hoá Thời cơ này không dành riêng cho ai và đương nhiên đó cũng là một cơ hội tốt để Vĩnh Phúc hội nhập phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng phát triển KCN đảm bảo yếu tố bền vững, tăng thu vốn đầu tư nước ngoài.

Môi trường đầu tư của Việt Nam được thế giới đánh giá cao, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư đã và đang dần được hoàn thiện Trong 20 năm xây dựng và phát triển KCN, Việt Nam đã có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật về KCN, về đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài như Nghị định 29/NĐ-CP ngày 14/03/2008 về ban hành quy chế KCN, khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC); luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998… Hệ thống văn bản này còn rườm rà, thủ tục hành chính phức tạp, rắc rối gây phiền hà cho các nhà đầu tư Nhưng đến nay, với sự ra đời của luật Đầu tư chung (thống nhất cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài), luật Doanh nghiệp, Nghị định 108/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Đầu tư…đã tạo sự thông thoáng cho các nhà đầu tư và hạn chế tệ nạn quan liêu, sách nhiễu, cửa quyền Môi trường đầu tư tốt cộng với sự thay đổi tích cực về chính sách pháp luật là cơ hội thuận lợi cho Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung trong thu hút đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu liên kết kinh tế Vĩnh Phúc với Hà Nội và với các tỉnh trong vùng, cải thiện bộ mặt văn minh của đô thị đặc biệt là thị xã Vĩnh Yên, từ nay đến năm 2010 sẽ triển khai xây dựng mới đường xuyên Á Hà Nội – Côn Minh Đây là tuyến đường đã tạo cho tỉnh nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội và KCN: xây dựng các khu dịch vụ, các trạm nghỉ giao thông vận tải, xây dựng các tuyến đường vành đai dẫn lên đường cao tốc để thuận tiện cho lưu thông vận chuyển, phát triển KCN, các trung tâm thương mại, khu đô thị dọc theo tuyến đường xuyên Á, đường cao tốc….

Nền kinh tế toàn cầu đang bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính và các nền kinh tế phát triển đã lần lượt đi vào suy thoái đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta Các doanh nghiệp trong KCN giảm sút thị trường, thiếu vốn và sự bất ổn môi trường kinh doanh.

Sự cạnh tranh trong việc xây dựng, thu hút đầu tư vào KCN trong và ngoài nước Việc một số quốc gia, địa phương xây dựng KCN thành công đem lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn đã dẫn đến hiện tượng “phong trào hoá” trong phát triển khu công nghiệp KCN mọc lên càng nhiều thì sức ép về cạnh tranh lại càng lớn. Quốc gia nào, địa phương nào xây dựng KCN mà chẳng muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư Thực trạng này là một thách thức không nhỏ đối với KCN Bình Xuyên cũng như Vĩnh Phúc nói chung.

Các chính sách về đầu tư, về phát triển KCN vẫn còn nhiều điểm bất cập và hay thay đổi, chưa có tính chiến lược, lâu dài Mặc dù các chính sách về đầu tư, phát triển KCN đã có sự đổi mới tích cực nhưng chưa thật sự hoàn thiện, cần phải được sửa đổi, bổ sung Việc này gây tâm lý lo ngại, e dè trong đầu tư của các doanh nghiệp vì họ sợ rằng đầu tư rồi mà chính sách thay đổi, kết quả sẽ ra sao Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số KCN trong nước cũng như ngoài nước đã đến mức báo động Điều đó khiến KCN Bình Xuyên và Vĩnh Phúc nói chung cần phải hết sức tỉnh táo, thận trọng trong quá trình xây dựng và thu hút đầu tư Bảo vệ, giữ vững môi trường sinh thái là một tiêu chí rất quan trọng của phát triển bền vững Hiện tại, KCN Bình Xuyên chưa có vấn đề gì về môi trường nhưng nếu trong tương lai, KCN không xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, không có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN thì rất dễ đi vào “vết xe đổ” của một số quốc gia, địa phương vấp phải

Chưa có sự liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong quy hoạch, xây dựng và phát triển KCN cũng như hoạt động kêu gọi xúc tiến đầu tư Việc quy hoạch, xây dựng, kêu gọi thu hút đầu tư vào KCN, Vĩnh Phúc đều tiến hành một cách “đơn phương độc mã”, chưa có sự liên kết với các địa phương khác Do đó, trong quá trình hình thành, phát triển KCN Bình Xuyên hay các KCN của địa phương đã gặp phải một số khó khăn nhất là trong hoạt động xúc tiến đầu tư.Thời gian gần đây, tuy chưa có sự hợp tác nhưng Ban quản lý KCN đã tổ chức các chuyến đi thực tế học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh bạn để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển KCN một cách hợp lý

1.Đợc sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo tỉnh ủy

2.Triển vọng gia tăng FDI 3.Tiến trình hội nhập kinh tế của việt nam ®ang t¨ng tèc 4.Các văn bản pháp lý về môi trờng đầu t ngày càng hoàn thiện

1.cạnh tranh trong xây dựng KCN từ các tỉnh cùng điều kiện tự nhiên

2.Cạnh tranh trong thu hút đầu t từ các địa phơng khác

3.Bắt đầu đã có sự ô nhiễm môi trờng 4.Sự mâu thuẫn về chính sách

5.Thiếu liên kết trong phát triển KCN với các địa phơng khác Điểm mạnh (S)

1.Gần sân bay quốc tế Nội Bài

2.Gần cảng biển Cái Lân

3.Cơ sở hạ tầng KCN tốt

4.Cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” đang phát huy tác dụng

5.Hiệu quả của KCN đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Vĩnh phúc

1.Có định hớng phát triển KCN phù hợp 2.Mở rộng quy hoạch KCN

1.Nâng cao tính cạnh tranh các KCN 2.Tăng cờng công tác quản lý môi trờng §iÓm yÕu (W)

1.Chất lợng quy hoạch KCN thấp

2.Tiến trình đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm

3.Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ kém

4.Chất lợng đào tạo lao động thấp

6.Cơ sở hạ tầng phát triển thiếu đồng bộ: trong KCN và ngoài KCN

1.Nâng cao chất lợng quy hoạch KCN 2.Đẩy nhanh công tác đền bù, giải tỏa 3.Xác định tiêu chí thu hút đầu t 4.Nâng cao chất lợng đào tạo lao động

1.Liên kết với các địa phơng khác trong phát triÓn KCN

2.thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

3.Minh bạnh hóa thủ tục hành chính

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC

3.2.1 Định hớng phát triển KCN Bình Xuyên.

KCN Bình Xuyên có vai trò nòng cốt, là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện vì vậy việc định hớng phát triển KCN trong thời gian tới đợc xác định dựa trên những quan điểm sau:

Thứ nhất, Tập trung phát triển KCN theo hớng ổn định, bền vững nhằm tạo sự tăng trởng kinh tế cao, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, từ đó hỗ trợ và thúc đẩy các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.

Thứ hai, Khuyến khích các ngành sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, có trình độ công nghệ, kĩ thuật cao gắn kết giữa nhu cầu đầu t xã hội với tính hài hòa cân đối theo phạm vi địa bàn và theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.

Thứ ba, Thực hiện thu hút vốn đầu t có trọng điểm, u tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh (sử dụng nhiều lao động, sử dụng hợp lý hiệu quả tài nguyên của huyện ); Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN.

Th t, Tạo môi trờng thuận lợi để thu hút các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó hết sức coi trọng nguồn vốn thuộc khu vực dân doanh và khu vực có vốn đầu t nớc ngoài Tập trung thu hút đầu t vào các ngành có hàm lợng tri thức, có trình độ công nghệ cao và có lợi thế cạnh tranh, thông qua việc tăng cờng công tác xúc tiến đầu t nớc ngoài.

3.2.2 Mục tiêu phát triển KCN Bình Xuyên

+ Tiếp tục vận động xúc tiến đầu t nhằm lấp đầy KCN.

+ Duy trì tốc độ tăng trởng sản xuất công nghiệp ở mức cao, bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lợng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

+ Lấp đầy 100% diện tích KCN Bình Xuyên (2 giai đoạn 1 và 2).

+ Giải quyết việc l m cho khoà KCX là công cụ để thu hút vốn đầu t ảng 12.000 người lao động trong tỉnh.

PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC

Ở Vĩnh Phúc, vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững KCN những năm gần đây đã bắt đầu chú trọng thể hiện thông qua các chủ trương đường lối của Đảng bộ tỉnh, văn bản pháp luật và cơ chế chính sách của UBND tỉnh như: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010; Quy hoạch phát triển công nghiệp, phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020… Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và vấn đề bảo vệ môi trường càng trở nên cấp bách, định hướng phát triển bền vững KCN Bình Xuyên cần tập trung ở một số điểm:

- Thứ nhất, tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng xung quanh KCN; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân quanh vùng; Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của thiên nhiên; hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo; giữ vững trong khả năng chịu đựng được của vùng sinh thái; thay đổi thái độ và hành vi của cán bộ, công nhân, để cho họ tự quản lý môi trường của cơ quan, đơn vị xí nghiệp – nơi bản thân họ đang sinh sống và làm việc; xây dựng quy chế bảo vệ môi trường thống nhất, thuận lợi cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng mối liên kết mật thiết với các đơn vị, cơ quan chức năng và người dân quanh vùng trong việc bảo vệ môi trường.

- Thứ hai, tập trung nỗ lực bảo vệ và cải thiện tài nguyên môi trường: không để xảy ra tình trạng đổ rác và xả rác thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp; lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường vào các quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất, kinh doanh của KCN, đảm bảo cho KCN quy hoạch phát triển bền vững và không làm giảm tài nguyên; không ngừng cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; chú trọng tăng cường đa dạng sinh học ở các vùng tài nguyên lân cận KCN đang khai thác; cải thiện chất lượng vùng nguyên liệu cung cấp cho KCN; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường ở KCN như sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý nước, quản lý chất thải và bố trí hợp lý nơi ăn ở, điều kiện làm việc cho công nhân;thực hiện các dự án về cải tạo, bảo vệ môi trường: trồng cây xanh, giữ gìn đa dạng sinh học, xây dựng các công trình làm sạch môi trường ngay trong KCN.

- Thứ ba, nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và đạo đức môi trường, nếp sống văn hoá sinh thái trong toàn đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong KCN Có chính sách khen thưởng cụ thể đối với người thực hiện tốt các quy định bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp và xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm nguyên tắc bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội ở KCN là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc CNH – HĐH.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC

3.4.1 Giải pháp bảo vệ môi trường

Ta đã biết phát triển KCN là chiến lược lâu dài, góp phần tăng trưởng GDP, thúc đẩy đầu tư và sản xuất công nghiệp xuất khẩu, phục vụ các ngành kinh tế và tiêu dùng trong nước, hình thành khu đô thị mới, giảm khoảng cách giữa các vùng. Nhưng bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do KCN gây ra Chính vì vậy cần có giải pháp cụ thể nhằm xử lý triệt để vấn đề môi trường trong KCN Bình Xuyên hiện nay Cụ thể:

3.4.1.1 Công tác quy hoạch KCN

Khi tiến hành xây dựng quy hoạch mở rộng KCN trong tương lai cần quan tâm thoả đáng tới yếu tố môi trường; cần đảm bảo khoảng cách tương đối giữa KCN với đường giao thông và dân cư xung quanh để hạn chế tối đa ảnh hưởng về môi trường trong KCN ra khu vực lân cận Thu hút đầu tư vào KCN cần được tiến hành theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của tỉnh. Những dự án có cùng ngành nghề và gây ô nhiễm cao nên được bố trí vào một khu vực thuận tiện cho công tác xử lý chất thải.

3.4.1.2 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Dự án đầu tư vào KCN: trước đây, khi xét duyệt một dự án đầu tư vào KCN, Ban quản lý KCN gửi hồ sơ đến các Sở, ngành liên quan: Văn phòng UBND tỉnh,

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường, Sở chuyên ngành(Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương mại du lịch…) rồi tổ chức Hội nghị xem xét, chấp thuận dự án đó Tuy nhiên, trong nội dung các dự án, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được các chủ đầu tư giải trình cụ thể mà hầu như nêu chung chung. Mặc dù sau khi dự án được chấp thuận, chủ đầu tư phải ký bản cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước (Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Phúc) song dường như các bản cam kết này chỉ mang tính lý thuyết, thiếu tính thực tế Do vậy, công tác thẩm định dự án của các nhà đầu tư nhất là thẩm định về các giải pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải cần được quan tâm và nâng cao hơn nữa Theo quy định mới của cơ chế “một cửa liên thông”, Ban quản lý KCN Vĩnh Phúc là đầu mối tiếp nhận Hồ sơ dự án sau đó làm việc trực tiếp với Sở Tài nguyên môi trường về nội dung bảo vệ môi trường đề cập trong dự án UBND tỉnh cần có văn bản yêu cầu Sở Tài nguyên môi trường chú trọng và phải chịu trách nhiệm trong việc thẩm định cấp giấy đăng ký bảo vệ môi trường, ĐTM cho các dự án đầu tư vào KCN. Công tác này phải được triển khai thực hiện nghiêm túc Nếu nhà đầu tư nào không đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái (đã được quy định cụ thể tại Điều 37 - Luật Bảo vệ môi trường), kiên quyết không chấp thuận đầu tư vào KCN.

Việc thẩm định yếu tố bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư vào KCN có ý nghĩa rất quan trọng Nó là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước thanh tra, giám sát thậm chí xử lý các vi phạm về môi trường sinh thái của các chủ đầu tư trong các KCN Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án thành lập KCN và dự án đầu tư vào KCN rất cần thiết và hợp lý Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần đáng kể giảm thiểu các ô nhiễm môi trường trong KCN.

3.4.1.3 Xây dựng hạ tầng xử lý chất thải

Hiện nay, KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc đã có nhiều nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có khu xử lý nước thải tập trung Do đó,các doanh nghiệp đều phải tự xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp KCN lại không có trạm xử lý nước thải chung nên lượng nước này được thải trực tiếp ra môi trường Các chất thải rắn khác, các doanh nghiệp ký hợp đồng với Công ty công trình đô thị để vận chuyển rác về khu xử lý tập trung Điều này đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư bởi không phải lúc nào Công ty công trình đô thị cũng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu vận chuyển rác thải cho một hoặc một số nhà đầu tư Mặt khác, việc từng doanh nghiệp ký hợp đồng riêng với Công ty công trình đô thị sẽ dẫn đến sự không thống nhất về giá cả, thời gian, địa điểm… nên nhiều khi Công ty công trình đô thị không mặn mà ký kết các hợp đồng này Trong khi đó, số lượng nhà đầu tư ngày càng tăng, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, lượng chất thải thải ra môi trường ngày càng nhiều Vì vậy, việc đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung cho KCN cần phải được tiến hành ngay nhằm đáp ứng nhu cầu bức bách của các nhà đầu tư. Trong thời gian tới, Công ty TNHH đầu tư xây dựng An thịnh cần đẩy nhanh triển khai việc lập dự án nhưng do đây là dự án có yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao nên tiến độ thực hiện chậm Song dù sao, trong tương lai không xa, khu xử lý nước thải tập trung của KCN Bình Xuyên sẽ được xây dựng và đưa vào sử dụng Bên cạnh đó cần yêu cầu và giám sát chặt chẽ việc các doanh nghiệp phải xây dựng công trình xử lý chất thải và tiến hành xử lý trước khi thải chất thải ra hệ thống chung của KCN.

3.4.1.4 Xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường trong KCN vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững Giải pháp lâu dài là ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường Trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm Ô nhiễm môi trường do hoạt động KCN được quyết định bởi hai yếu tố chính gồm: Nhu cầu phát triển kinh tế công nghiệp và mức độ phát thải ô nhiễm từ các doanh nghiệp trong KCN Do vậy, để kiểm soát ô nhiễm cần tác động vào hai yếu tố trên với góc độ KCN vừa là đối tượng gây ô nhiễm nhưng cũng vừa là đối tượng cần được bảo vệ môi trường.

Thực hiện công việc này luôn là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi nhất thiết phải có một chiến lược rõ ràng, các vấn đề giải quyết phải dựa trên bối cảnh kinh tế chung và các quy hoạch phát triển sao cho ít tốn kém, ít biến động môi trường đầu tư, được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và nhất là thu hút được sự tham gia của cả cộng đồng Các chương trình hành động cần có sự ràng buộc mối quan hệ phối hợp của các ngành các cấp có liên quan với các bước thực hiện khả thi, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc cơ bản Bên cạnh đó, cần có những công cụ kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN sử dụng nhiên liệu sạch, công nghệ sạch… Căn cứ vào cơ sở lý luận về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái KCN và tình hình thực tế của KCN, nhóm giải pháp đồng bộ để kiểm soát, bảo vệ môi trường KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc là:

- Giải pháp về tổ chức quản lý: Sở Tài nguyên môi trường là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh trong chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Song trên thực tế, hoạt động KCN được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật ngoài Luật Bảo vệ môi trường; bởi nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng: Ban quản lý KCN, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp… Do đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình, thường xuyên giữa các cơ quan hữu trách để vấn đề bảo vệ môi trường trong KCN được thực hiện tốt không chỉ bởi Sở Tài nguyên môi trường.

- Giải pháp công nghệ: để góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN, việc áp dụng các biện pháp công nghệ là điều không thể thiếu trong tình hình hiện nay Các biện pháp công nghệ có thể phân thành các nhóm chính như sau: công nghệ cần được cải tiến và đổi mới trong quy trình sản xuất kinh doanh ở từng nhà máy; công nghệ áp dụng cho việc xử lý chất thải phát sinh từ quy trình sản xuất; công nghệ kiểm soát mức phát thải của KCN từ phía cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

Các nhóm công nghệ này đều nhằm xử lý các loại chất thải trong KCN: nước thải, khí thải và chất thải rắn đồng thời là công cụ để tỉnh kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường.

Thực tế kết quả thu hút đầu tư vào KCN Bình Xuyên chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ ở mức trung bình nên việc xử lý chất thải vẫn còn trường hợp chưa đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái Theo cam kết, nước thải sẽ được các doanh nghiệp xử lý trước khi đi vào hệ thống thoát nước chung KCN Tuy nhiên, mức độ xử lý của các doanh nghiệp không giống nhau đặc biệt những doanh nghiệp xử lý chưa đạt yêu cầu sẽ làm ô nhiễm môi trường KCN cũng như các vùng lân cận bởi lượng nước trong hệ thống thoát nước vẫn còn tồn tại các hoá chất độc hại Ngoài xử lý nước thải, các doanh nghiệp còn phải xử lý các chất thải khác như chất khí, bụi, chất thải rắn Song trên thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp đều giải quyết tốt vấn đề này Vì vậy, để chống ô nhiễm môi trường KCN, góp phần phát triển KCN theo hướng bền vững, Tỉnh và ban quản lý

KCN cần có cơ chế khuyến khích, chế tài bắt buộc các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và xử lý chất thải Ngoài ra, việc lựa chọn các nhà đầu tư lớn có khả năng tài chính, sử dụng công nghệ cao cũng là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong KCN

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, giám sát các nhà đầu tư sau khi dự án được triển khai: để dự án của mình được chấp thuận, nhà đầu tư nào cũng cố gắng lập dự án thật hay, có tính khả thi, có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội - môi trường Nhưng sau khi được thuê đất, triển khai xây dựng nhà xưởng đi vào sản xuất kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện đúng cam kết Do đó, công tác quản lý Nhà nước hay gọi là “hậu cấp phép đầu tư” phải đươc lãnh đạo tỉnh quan tâm, triển khai tích cực Tuy nhiên, đây là một việc khó vì các doanh nghiệp đa số không tuân thủ chế độ thống kê báo cáo Bên cạnh đó, Ban quản lý các KCN lại chưa có bộ phận thanh tra để thực hiện công tác này Từ khi thành lập đến nay, tỉnh mới hai lần tổ chức đoàn kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Thành phần của đoàn gồm UBND tỉnh, Ban quản lý KCN, Công ty phát triển hạ tầng và rất nhiều các Sở, ngành liên quan Chính vì thành phần phức tạp nên mỗi lần tiến hành kiểm tra rất tốn kém về chi phí và khó khăn trong việc bố trí thời gian, nhân lực Xuất phát từ yêu cầu tăng cường công tác quản lý giám sát Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp KCN cho thấy việc thành lập Bộ phận thanh tra KCN nằm trong bộ máy Ban quản lý KCN là rất hợp lý.Khi thành lập bộ phận này cần xây dựng đúng và rõ nội dung công việc của thanh tra như thanh tra việc chấp hành các nội dung của Giấp phép đầu tư; thanh tra việc thực hiện quy hoạch mở rộng KCN đã được phê duyệt; thanh tra việc bảo vệ môi trường, chấp hành các quy định về lao động và các nội dung khác trong KCN.Riêng đối với hoạt động của các doanh nghiệp KCN, nội dung thanh tra phải bao quát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là: thanh tra quá trình lập, trình duyệt dự án đầu tư; thanh tra việc triển khai thi công xây dựng nhà xưởng sản xuất;quá trình thuê đất, sử dụng đất; thanh tra hoạt động xuất nhập khẩu; việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động; về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí… Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Ban quản lý KCN phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời, triệt để các vấn đề sai phạm xảy ra trong đó có vấn đề xử lý chất thải và bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ môi trường ngày 12/12/2005 đã quy định rõ về xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường Vấn đề này những năm qua ở KCN Bình Xuyên chưa được thực hiện nhưng trong xu thế hội nhập và để đảm bảo phát triển bền vững KCN thì công tác quản lý giám sát hoạt động của các doanh nghiệp cũng như xử phạt các vi phạm là điều tất yếu Bởi nó giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước luôn nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp KCN để điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý đồng thời có thể giúp đỡ doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn cần thiết.

Các biện pháp đồng bộ để kiểm soát vấn đề gây ô nhiễm môi trường gồm rất nhiều yếu tố từ quy hoạch, quản lý, xây dựng hạ tầng, công nghệ, thanh tra giám sát… Để hoạt động bảo vệ môi trường KCN có hiệu quả thật sự đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước mà trước hết là Ban quản lý KCN phải thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời biết cách kết hợp hài hoà với các đơn vị liên quan trong quản lý KCN về mọi mặt.

3.4.1.5 Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 21/08/2023, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Cơ  cấu đất tỉnh Vĩnh Phúc. - Giải pháp phát triển bền vững kcn bình xuyên vĩnh phúc
Hình 2.1 Cơ cấu đất tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30)
Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. - Giải pháp phát triển bền vững kcn bình xuyên vĩnh phúc
Hình 2.4 Bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc (Trang 41)
Hình 2.5:  Số vốn đầu t qua các năm. - Giải pháp phát triển bền vững kcn bình xuyên vĩnh phúc
Hình 2.5 Số vốn đầu t qua các năm (Trang 43)
Hình 2.7: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Xuyên qua các năm. - Giải pháp phát triển bền vững kcn bình xuyên vĩnh phúc
Hình 2.7 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Xuyên qua các năm (Trang 50)
Bảng 2.1: Bảng số liệu thống kê dân số theo huyện, thị, thành phố. - Giải pháp phát triển bền vững kcn bình xuyên vĩnh phúc
Bảng 2.1 Bảng số liệu thống kê dân số theo huyện, thị, thành phố (Trang 76)
Bảng 2.6: Danh mục các dự án FDI trong KCN Bình Xuyên, - Giải pháp phát triển bền vững kcn bình xuyên vĩnh phúc
Bảng 2.6 Danh mục các dự án FDI trong KCN Bình Xuyên, (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w