1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246

105 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Phương Pháp Phân Tích Kỹ Thuật Tại Công Ty Chứng Khoán BSC
Tác giả Trần Quang Phẩm
Người hướng dẫn Ts. Trần Đăng Khâm
Trường học Khoa Ngân hàng – Tài Chính
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (5)
    • 1.1 Khái niệm Phân tích kỹ thuật (6)
      • 1.1.1 Lịch sử hình thành (6)
      • 1.1.2 Khái niệm về Phân tích kỹ thuật (6)
    • 1.2 Những giả định cơ sở và những bàn luận xung quanh việc áp dụng Phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán (7)
      • 1.2.1 Những giả định cơ sở (7)
      • 1.2.2 Những bàn luận xung quanh việc áp dụng Phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán (8)
    • 1.3 Các khái niệm và công cụ cơ bản sử dụng trong quá trình Phân tích kỹ thuật (15)
      • 1.3.1 Các loại biểu đồ (15)
        • 1.3.1.1 Biểu đồ dạng đường thẳng (Line chart) (15)
        • 1.3.1.2 Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart) (17)
        • 1.3.1.3 Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart) (18)
      • 1.3.2 Xu thế, Đường xu thế, Kênh (19)
        • 1.3.2.1 Xu thế (19)
        • 1.3.2.2 Đường xu thế (19)
        • 1.3.2.3 Kênh (channel line) (20)
      • 1.3.3 Mức hoàn lại (24)
      • 1.3.4 Khung Giao Dịch (25)
      • 1.3.5 Hỗ trợ và kháng cự (26)
      • 1.3.6 Các hình mẫu kỹ thuật (Chart Patterns) (30)
        • 1.3.6.1 Ascending triangle (Tam giác hướng lên) (31)
        • 1.3.6.2 Cup and Handle (mô hình cốc và chuôi) (32)
        • 1.3.6.3 Descending Triangles (tam giác hướng xuống) (34)
        • 1.3.6.4 Symmetrical triangle: (hình mẫu kỹ thuật tam giác cân) (35)
        • 1.3.6.5 Flags and Pennants (Mô hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo) (36)
        • 1.3.6.6 Rectangle (hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật) (37)
        • 1.3.6.7 Double bottom (Mô hình hai đáy) (38)
      • 1.36.8 Double top (Mô hình hai đỉnh) (39)
        • 1.3.6.9 Falling wedge (Mô hình cái nêm hướng xuống) (40)
        • 1.3.6.10 Head and shoulders top (hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai) (41)
        • 1.3.6.11 Rounding bottom (hình mẫu kỹ thuật đáy vòng cung) (42)
        • 1.3.6.12 Triple bottom (hình mẫu kỹ thuật ba đáy) (43)
        • 1.3.6.13 Triple top (hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh) (44)
      • 1.3.7 Các loại chỉ số (45)
    • 1.4 Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật (45)
      • 1.4.1 Lý thuyết Dow (45)
        • 1.4.1.1 Lịch sử (45)
        • 1.4.1.2 Các nguyên lý căn bản (46)
        • 1.4.1.3. Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu (0)
        • 1.4.1.4. Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu thực sự về sự đảo chiều của xu thế đó được xác định (55)
        • 1.4.1.5 Một số hạn chế của lý thuyết Dow (0)
      • 1.4.2 Lý thuyết sóng Elliott (58)
        • 1.4.2.1. Lịch sử hình thành (58)
        • 1.4.2.2. Hướng tiếp cận và các vấn đề cơ bản của lý thuyết sóng Elliott (58)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG (6)
    • 2.1 Phương pháp chung ứng dụng chỉ số vào phân tích đồ thị (0)
    • 2.2 Các loại chỉ số (0)
      • 2.2.1 Đường trung bình trượt: MA (Moving average) (0)
        • 2.2.1.1 Tổng quan về Đường trung bình trượt (0)
        • 2.2.1.2 Giải thích về đường trung bình trượt (Moving average - MA) (0)
        • 2.2.1.3. Sử dụng nhiều đường Đường trung bình trượt trong phân tích (0)
        • 2.2.1.4 Những điểm bổ xung về Đường trung bình trượt (0)
      • 2.2.2 Đường chuẩn MACD (0)
        • 2.2.2.1 Tổng quan về đường MACD (0)
        • 2.2.2.2 Giải thích về đường MACD (Sự hội tụ/phân kỳ của những đường trung bình trượt) (0)
      • 2.2.3 Đường MACD_Histogram (0)
        • 2.2.3.1 Tổng quan về đường MACD_H (0)
        • 2.2.3.2 Giải thích về đường MACD_H (0)
        • 2.2.3.3 Tín hiệu của đường MACD_H (0)
      • 2.2.4 Chỉ số kênh hàng hóa - Commodity Channel Index (CCI) (0)
        • 2.2.4.1 Tổng quan về đường CCI (0)
        • 2.2.4.2 Giải thích về đường CCI (0)
        • 2.2.4.3 Dấu hiệu mua bán của đường CCI (0)
      • 2.2.5 Đường RSI (Relative Strength index - chỉ số sức mạnh tương đối) (0)
        • 2.2.5.1 Tổng quan về đường RSI (0)
      • 2.5.2 Dấu hiệu mua bán của đường RSI (84)
      • 2.2.6 Bộ dao động Stochastic (0)
        • 2.2.6.1 Tổng quan về đường Stocchastic (0)
        • 2.2.6.2 Giải thích về bộ dao động Stochastic (0)
        • 2.2.6.3 Tín hiệu mua bán của đường Stochastic (0)
  • CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BSC (65)
    • 3.1 Phát triển phương pháp Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán Việt Nam tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) (90)
      • 3.1.1 Tổng quan về BSC (90)
      • 3.1.2. Các dịch vụ mà BSC đang cung cấp trên TTCKVN (91)
      • 3.1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh của BSC (0)
      • 3.1.4 Ưu thế và bất lợi khi triển khai áp dụng phương pháp "Phân tích kỹ thuật tại công ty chứng khoán BSC" (93)
    • 3.2. Diễn biến chính của Thị trường chứng khoán Việt Nam sau gần năm năm đi vào hoạt động (94)
    • 3.3 Diễn biến giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam từ giữa năm 2004 đến nay (97)
    • 3.4 Phân tích nghiệp vụ “Phát hành thêm cổ phiếu” của KHA (98)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................99 (102)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Khái niệm Phân tích kỹ thuật

Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H Dow Ông là người đã sáng lập nên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal) Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ thời gian đó. William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922 Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W Schabacker là người đã đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật Schabacker từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit” Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker - người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung

1.1.2 Khái niệm về Phân tích kỹ thuật

Trên Thị trường chứng khoán có rất nhiều khái niệm về Phân tích kỹ thuật nhưng xét cho cùng định nghĩa về Phân tích kỹ thuật cũng chỉ cần hiểu một cách đơn giản: “Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, khối lượng và mối liên hệ giữa chúng nhằm đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả” còn cụ thể bản chất, cách thực hiện sẽ được nghiên cứu ở các phần tiếp theo đặc biệt là phần lý thuyết Dow.

Những giả định cơ sở và những bàn luận xung quanh việc áp dụng Phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán

1.2.1 Những giả định cơ sở

Phân tích kỹ thuật là sự nghiên cứu biến động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị nhằm mục đích dự đoán các xu thế biến động của giá trong tương lai

Thuật ngữ “biến động của thị trường” ám chỉ ba yếu tố biến động chính cung cấp thông tin cho quá trình Phân tích kỹ thuật là giá, khối lượng giao dịch và mối liên hệ giữa chúng

Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kỹ thuật:

- Biến động thị trường phản ánh tất cả (một phần của Giả thuyết Thị trường hiệu quả)

- Giá dịch chuyển theo xu thế chung

- Lịch sử sẽ tự lặp lại

Biến động thị trường phản ánh tất cả (một phần của Giả thuyết Thị trường hiệu quả) Đây có thể coi là nền tảng của Phân tích kỹ thuật Mọi thứ khác muốn được chấp nhận thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận giả định này Các nhà Phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức đều được phản ánh trong sự biến động giá chứng khoán trên thị trường Do đó có người cho rằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý kiến này

Trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong cung, cầu Các nhà Phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng khi giá tăng dù vì bất kì lý do gì thì cầu phải vượt cung và thị trường tăng giá Chúng ta cũng đều biết và đồng ý rằng động lực chính của cung và cầu là những yếu tố kinh tế căn bản, chúng làm hình thành lên Bull Market hay Bear Market, còn đồ thị thì không tự nó làm cho thị trường dịch chuyển lên hay xuống Đồ thị chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà thôi

Giá vận động theo xu thế

Giá vận động theo xu thế là giả định quan trọng nhất của Phân tích kỹ thuật, giả định này dựa trên cơ sở sự vận động của giá không phải là một biến ngẫu nhiên theo thời gian mà sự biến động này tuân theo những quy luật nhất định

Từ giả định này chúng ta còn có một hệ quả là “một xu thế giá đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó và ít khi có đảo chiều” Hệ quả này rút ra từ định luật

1 về sự vận động của Newton, do đó nó cách phát biểu khác như sau: “một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều” Nhìn chung tất cả những nghiên cứu nhằm tiếp cận theo các xu thế đều nhằm để đi theo những xu thế giá hiện tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều

Lịch sử sẽ tự lặp lại

Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi Như thế giả định này có thể được phát biểu là : “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”

1.2.2 Những bàn luận xung quanh việc áp dụng Phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán

Dự đoán trong phân tích cơ bản đối lập với trong Phân tích kỹ thuật

Trong khi Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu biến động thị trường thì Phân tích cơ bản lại tập trung vào các động lực kinh tế của cung và cầu - những nguyên nhân gây ra sự vận động của giá Phân tích cơ bản tiếp cận theo hướng phân tích các thành tố có liên quan ảnh hưởng đến giá thị trường nhằm xác định giá trị thực của một loại chứng khoán - giá trị được xác định thông qua cung cầu và cuối cùng là để xác định các điểm thị trường bán trên giá trị thực tế(overprice) và các điểm thị trường bán dưới giá trị thực (underprice) Cả hai hướng tiếp cận theo Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật đều nhằm xác định xu thế mà giá có thể vận động tuy nhiên cách tiếp cận là khác nhau: những nhà phân tích cơ bản thì nghiên cứu nguyên nhân của những biến động thị trường trong khi những nhà Phân tích kỹ thuật lại nghiên cứu tác động của các biến động ấy

Một số nhà đầu tư tự coi mình là người theo Phân tích cơ bản hay Phân tích kỹ thuật nhưng thực tế có rất nhiều sự trùng lặp: nhiều nhà Phân tích cơ bản có áp dụng những nguyên lý của Phân tích kỹ thuật trong công việc của mình trong khi hầu hết các nhà Phân tích kỹ thuật lại ít nhiều đều có thời kỳ đi theo Phân tích cơ bản

Thường thì vào những giai đoạn bắt đầu của một số biến động quan trọng của thị trường những nhà Phân tích cơ bản không giải thích và không ủng hộ những gì mà thị trường chuẩn bị diễn ra Chính tại những thời điểm nhạy cảm này mà hai trường phái phân tích tỏ ra khác nhau nhất Hai trường phái này rồi sẽ lại giống nhau ở một số điểm nhưng nếu nhà đầu tư nào muốn dựa vào những điểm đó để làm cơ sở chắc chắn cho các quyết định của mình thì nó sẽ là quá muộn

Một cách giải thích cho mâu thuẫn này là “giá thị trường có vai trò chỉ dẫn cho những người nghiên cứu Phân tích cơ bản” hoặc có thể nói giá thị trường là chỉ số dẫn đạo cho những nhà phân tích cơ bản Những người có nghiên cứu về Phân tích kỹ thuật đều có thể nhận thấy những thay đổi về giá có tác động đến thị trường, hay là họ đã theo nhịp của thị trường, còn những người theo phân tích cơ bản lại chịu ảnh hưởng từ những biến động ấy Những thời điểm thị trường lên giá mạnh và giảm giá trầm trọng được ghi nhận trong lịch sử thường do sự không nhận thức được hoặc nhận thức được quá ít những thay đổi thị trường và cho đến khi những biến động ấy được nhận thức rộng rãi thì bản thân nó đã chuyển hướng và vận động theo hướng khác rồi

Phân tích và chọn thời điểm có đối lập với nhau không?

Quay lại với Phân tích kỹ thuật, quá trình ra quyết định có thể được chia thành 2 giai đoạn là phân tích và chọn thời điểm Với những thị trường có “tác động đòn bẩy” lớn chẳng hạn như thị trường tương lai (thị trường có các công cụ phái sinh như: hợp đồng tương lai - Futures và hợp đồng quyền chọn - Options) thì việc xác định thời điểm tham gia vào có vai trò rất quan trọng bởi hoàn toàn có trường hợp bạn đã phân tích và theo đúng tình hình thị trường nhưng bạn vẫn có thể mất tiền của mình Cho dù mức tiền đặt cọc đối với thị trường tương lai là nhỏ (chỉ khoảng 10%) thì dù chỉ một lượng rất nhỏ giá vận động sai hướng có thể tác động đẩy nhà đầu tư ra khỏi thị trường và mất toàn bộ mức tiền đặt cọc ấy Trái lại trong giao dịch trên thị trường chứng khoán, khi một nhà đầu tư nhận thấy mình đang lệch khỏi thị trường đối với một loại cổ phiếu nào đó thì anh ta chỉ việc đơn giản là giữ lại cổ phiếu đó và đợi cho đến khi cổ phiếu đó quay lại xu thế thị trường Những người đầu tư vào thị trường tương lai sẽ không có đặc quyền ấy Chiến lược “mua và nắm giữ” không thể áp dụng để đầu tư kiếm lời trên thị trường tương lai

Khi phân tích ta có thể áp dụng theo cơ bản hay kỹ thuật, nhưng để trả lời câu hỏi về xác định thời điểm tham gia vào hay thoát ra khỏi thị trường thì câu trả lời nằm hoàn toàn trong Phân tích kỹ thuật Việc xác định thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng với quyết định mua hay bán Do đó khi xem xét các bước tiến hhành của nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định cuối cùng ta có thể thấy việc áp dụng các nguyên lý của Phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua tại một số thời điểm của quá trình ra quyết định cho dù ở phần đầu của quá trình này khi tiến hành phân tích nhà đầu tư có thể áp dung theo phân tích cơ bản

Tính linh hoạt và tính thích dụng của Phân tích kỹ thuật

Một trong những thế mạnh lớn của Phân tích kỹ thuật là sự thích dụng của nó trong bất kì phương thức giao dịch nào và vào với bất kì khoản thời gian giao dịch nào Không có một phần nào trong giao dịch chứng khoán hay các chứng khoán phái sinh mà Phân tích kỹ thuật không thể ứng dụng được

Các khái niệm và công cụ cơ bản sử dụng trong quá trình Phân tích kỹ thuật

Hiện nay trên Thị trường chứng khoán các chuyên viên phân tích dùng rất nhiều các loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candlestick chart).

1.3.1.1 Biểu đồ dạng đường thẳng (Line chart).

Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất Nhưng hiện nay trên Thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của Thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất trên các Thị trường chứng khoán hiện đại Hiện nay loại biểu đồ này chủ yếu được sử dụng trên các Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như Thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại vì các Thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích

Ví dụ về dạng biểu đồ dạng đường (line chart):

Hình: 1.1 - Đồ thị biến động chứng khoán REE

Hiện nay trên các Thị trường chứng khoán hiện đại đang dùng một số loại biểu đồ trong Phân tích kỹ thuật mang lại hiệu quả cao đó là Bar chart vàCandlestick chart.

1.3.1.2 Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart):

Ví dụ về dạng biểu đồ dạng then chắn (Bar chart):

Hình: 1.2 - Chỉ số S&P 500 đầu năm 2004

Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:

Hình:1.3 Hai ký tự dùng trong đồ thị hình then chắn

Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.

1.3.1.3 Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart):

Ví dụ về dạng biểu đồ dạng ống (Candlestick chart):

Hình: 1.4 - Đồ thị biến động chỉ số S&P 500 đầu năm 2005 Lastupdate:

04/27/05 (nguồn: http://www.bigcharts.com) Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán của họ đầu tiên.Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục.

Hai kí tự mà loại biểu đồ này sử dụng đó là:

Hình:1.5 – Hai ký tự dùng trong đồ thị hình ống

1.3.2 Xu thế, Đường xu thế, Kênh

Khái niệm xu thế sẽ được giới thiệu kĩ hơn trong phần Lý thuyết Dow Xu thế gồm có cả xu thế giá tăng và xu thế giá giảm Xu thế giá tăng gồm liên tiếp những đỉnh giá cao dần và đáy giá cao dần (đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn đáy sau) Một xu thế giá tăng sẽ được coi là vẫn duy trì cho đến khi xuất hiện một đáy mới thấp hơn đáy trước nó Ngược lại xu thế giá giảm cũng sẽ được coi là vẫn đang tiếp diễn cho đến khi xuất hiện một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước nó

Xu thế giá tăng và xu thế giá giảm cũng được nghiên cứu dưới dạng các đường xu thế Với xu thế giá tăng ta có đường xu thế giá tăng, đây là đường nối các điểm đáy cao dần lên và đường xu thế giảm là đường nối các đỉnh thấp dần Đường xu thế có thể kéo dài thậm chí nhiều năm Qui trình vẽ một đường xu thế khá đơn giản nhưng cũng rất dễ nhầm Điều căn bản là phải có những dấu hiệu chắc chắn về sự xuất hiện một xu thế giá Khi muốn vẽ một xu thế giá tăng ta phải có ít nhất hai điểm đáy mà đáy sau cao hơn đáy trước Tất nhiên điều kiện cần và đủ để có thể vẽ được một đường thẳng là phải có hai điểm, tuy nhiên người ta thường đợi cho đến khi xuất hiện một đáy thứ ba cao hơn hai đáy trước và đường xu thế đi qua cả 3 đáy (một cách tương đối) Điều này có nghĩa là đường xu thế có thể không đi qua đáy thứ ba mà chỉ đi sát, nhìn chung như thế là đạt yêu cầu Nhưng một đường xu thế đi qua cả đáy bao giờ cũng được coi là một đường xu thế chính xác và có độ tin cậy cao.

Khi một đường xu thế đã được xác nhận về độ chính xác thì nó sẽ trở nên rất hữu ích bởi tính chính xác ấy đảm bảo chắc chắn hướng chuyển động ổn định của giá Với xu thế giá tăng, sau mỗi đợt tăng biến động điều chỉnh xuất hiện sẽ kéo giá xuống sát hoặc đến đúng đường xu thế những sẽ không xuống thấp hơn nếu xu thế thị trường vẫn đang ổn định Đường xu thế lúc này là biên thấp nhất của dao động giá Tương tự, với thị trường đang có xu thế giá giảm thì đường xu thế sẽ là biên cao nhất cho mọi dao động giá Như thế, các đường xu thế chính xác của thị trường sẽ là các biên dao động cơ sở để xác định mức giá mua và bán tối đa và tối thiểu hợp lý

Nếu chuyển động của đồ thị vượt lên đường xu thế giảm hoặc xuống dưới đường xu thế giá tăng thì đây là dấu hiệu, có thể nói là sớm nhất, cho sự thay đổi trong xu thế thị trường

Kênh là khoảng giao động của giá, nếu giá sẽ dao động trong một dải thì dải đó gọi là kênh Dải dao động đó được xác định bởi hai đường biên là đường xu thế và đường kênh (channel line), hai đường này song song với nhau Vấn đề là làm sao có thể xác định được hai đường này

Sau khi đã xác định được đường xu thế như trên, giả sử với xu thế giá tăng, ta vẽ đường kênh là một đường song song với đường xu thế và đi qua đỉnh giá rõ nhất đầu tiên Nếu ở lần tăng giá tiếp theo giá tăng đến gần hoặc chạm vào đường kênh rồi lại giảm xuống đến gần đường xu thế thì khả năng có thể tồn tại một kênh dao động của giá Với xu thế giá giảm việc vẽ và xác định kênh là hoàn toàn tương tự, tất nhiên là theo hướng ngược lại

Mỗi lần giá chạm vào hoặc đến gần đường kênh rồi quay trở lại xuống đến đường xu thế là một lần kênh được kiểm tra thành công Kênh tồn tại càng lâu với càng nhiều lần thử thành công thì vai trò cũng như độ tin cậy của nó càng lớn Kênh có thể sử dụng cho kiếm lời trong ngắn hạn và thậm chí một số nhà đầu tư táo bạo còn sử dụng đường kênh để tiến hành những giao dịch ngược hướng với xu thế thị trường nhằm tìm kiếm những khoản lợi lớn hơn cho dù giao dịch ngược hướng thị trường có thể là một chiến thuật nguy hiểm và phải trả giá đắt

Khi chuyển động của giá trên thị trường phá vỡ đường xu thế thì có thể gây ra sự đảo chiều của xu thế thị trường, nhưng nếu đường kênh bị chuyển động của giá phá vỡ (khi giá vượt ra ngoài đường kênh) thì tác động lại hoàn toàn ngược lại: đây là dấu hiệu cho sự gia tăng sức mạnh của xu thế hiện tại, thậm chí một số nhà đầu tư tin tưởng rằng việc giá chuyển động làm mất đi đường kênh sẽ xác nhận cho một xu thế ổn định trong thời gian dài và là cơ hội cho những nhà đầu tư thực hiện những hợp đồng dài hạn

Ngược lại, khi giá không lên được đến đường kênh mà quay ngược trở lại quá sớm thì đây lại là dấu hiệu dự báo sớm sự suy giảm của xu thế hiện tại và là dấu hiệu cho thấy có thể chuyển động của giá sẽ phá vỡ đường xu thế

PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BSC

Phát triển phương pháp Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán Việt Nam tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC)

Công ty Chứng khoán NH Đầu tư và Phát triển VN (BSC) là công ty chứng khoán đầu tiên thuộc ngành Ngân hàng tham gia vào thị trường chứng khoán Việt nam.

Với số vốn điều lệ lên đến 55 tỉ VNĐ, công ty chứng khoán BSC có chức năng cung cấp nhiều loại dịch vụ liên quan đến kinh doanh, môi giới và tư vấn chứng khoán

Thế mạnh của công ty chứng khoán BSC dựa trên sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, công nghệ, mạng lưới chi nhánh cũng như mối quan hệ mật thiết với NH Đầu tư và Phát triển Việt nam nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất không những cho các nhà đầu tư mà còn cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Phòng môi giới, l u ký Phòng kế toán

BSC Hà Nội Chi nhánh HCM

Phòng môi giới Phòng kế toán l u ký

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Bộ phận kiểm soát Giám đốc

Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán BSC:

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán BSC

3.1.2: Các dịch vụ mà BSC đang cung cấp trên TTCKVN:

BSC đảm nhận vai trò môi giới giúp các nhà đầu tư thực hiện việc mua, bán chứng khoán thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất thông qua hệ thống đặt lệnh và báo giá điện tử hiện đại.

BSC thực hiện dịch vụ lưu ký bao gồm lưu trữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và thực hiện các quyền lợi của khách hàng khi sở hữu chứng khoán.

BSC thực hiện dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp với mức phí cạnh tranh và ưu đãi đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên BSC tư vấn cho các nhà đầu tư thông qua các bản tin, tài liệu, báo cáo phân tích tài chính, phân tích thị trường và sẵn sàng tư vấn trực tiếp cho nhà đầu tư khi có nhu cầu. Đại lý và Bảo lãnh phát hành

BSC có thể tư vấn thực hiện các thủ tục phát hành, xây dựng mức giá chào bán và tổ chức việc phát hành chứng khoán một cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Quản lý danh mục đầu tư

BSC thực hiện dịch vụ quản lý danh mục đầu tư bằng cách dùng tiền của khách hàng sử dụng dịch vụ này để mua, bán, nắm giữ một số cổ phiếu tiềm năng trên thị trường với phương châm: "giảm thiểu rủi ro, nâng cao tỷ suất sinh lời"

3.1.3: Báo cảo kết quả kinh doanh của BSC:

Năm 2004 được đánh giá là khá thành công của Công ty Chứng khoán BSC, điều này được thể hiện rõ nét thông qua báo cáo tài chính của công ty năm 2004:

Bảng cân đối cân đối kế toán

STT Néi dung Sè d ®Çu kú Sè d cuèi kú

I Tài sản l u động và đầu t ngắn hạn 257.731.729.360 728.829.124.138

2 Các khoản đầu t tài chính ngắn hạn 185.922.440.660 641.577.875.220

II Tài sản cố định và đầu t tài chính dài hạn 2.351.443.535 6.792.511.848

Nguyên giá TSCĐ hữu hình 4.669.641.991 5.704.255.987

Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ hữu hình -2.488.743.617 -3.271.383.132

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính 0 0

Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ thuê tài chính 0 0

Nguyên giá TSCĐ vô hình 24.280.998 24.280.998

Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ vô hình -10.015.906 -18.028.630

2 Các khoản đầu t tài chính dài hạn 0 4.117.500.000

3 Chi phí XDCB dở dang - -

4 Các khoản ký quỹ ký c ợc dài hạn 156.280.069 235.886.625

5 Chi phí trả tr ớc dài hạn - -

Lợi nhuận ch a phân phối 1.880.898.154 6.949.484.908

Kết quả hoạt động kinh doanh

(áp dụng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng ) Đơn vị: đồng

STT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính 4.611.299.413 Doanh thu về đầu tư tài chính 19.430.751.463

Chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính 4.254.552.746

Chi phí từ hoạt động đầu tư tài chính 12.372.317.556

Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.039.710.587

4 Thuế thu nhập phải nộp -

6 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 0

7 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu 0

3.1.4: Ưu thế và bất lợi khi triển khai áp dụng phương pháp “Phân tích kỹ thuật tại Công ty chứng khoán BSC” Ưu thế:

+ Nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định với mức tăng trởng cao.

+ Thị trường Chứng khoán đã hoạt động đợc 05 năm, có xu hướng hồi phục sau đợt khủng hoảng 2001-2003.

+ Định hướng phát triển thị trường vốn tiếp tục nhận đợc sự quan tâm của Chính phủ, UBCK Nhà nước được chuyển về cho Bộ Tài chính quản lý.

+ Sự hiểu biết về đầu tư chứng khoán của công chúng ngày càng được nâng cao.

+ Qua 5 năm cọ xát với thị trường, trình độ của các nhà môi giới, đội ngũ lãnh đạo quản lý, điều hành thị trường được nâng cao lên một bước, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của TTCK.

+ Các công ty quản lý quỹ ra đời và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp thị trường chứng khoán có đợc sự cân bằng cung cầu.

+ Tiến độ cổ phần hoá DNNN tăng nhanh hơn do chính sách thúc đẩy của Nhà nước

+ Hệ thống pháp lý, cơ chế vận hành thị trường chưa thực sự ổn định.

+ Tiến trình hội nhập, các hiệp định thơng mại và việc bãi bỏ hàng rào thuế quan gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt nam.

+ Sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, biến động của thị tr- ường vàng, ngoại tệ, nhà đất đã làm ảnh hưởng tới lượng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.

+ Quy mô thị trường cổ phiếu còn nhỏ bé, khối lượng giao dịch còn ít, tính thanh khoản kém.

+ Các công ty Chứng khoán ngày càng nhiều, cạnh tranh càng gay gắt về dịch vụ và đặc biệt là về phí giao dịch để lôi kéo khách hàng.

+ Sự đòi hỏi về phát triển về chiều sâu tất cả các nghiệp vụ và mở rộng hệ thống dịch vụ cho KH.

Biện pháp khắc phục phát triển công ty chứng khoán BSC trở thành công ty chứng khoán hàng đầu trên TTCKVN về chất lượng dịch vụ và tiện ích đối với khách hàng:

+ Ứng dụng và phát triển “Phương pháp phân tích kỹ thuật” trong Phân tích và đầu tư chứng khoán.

+ Đào tạo đội ngũ nhân viên trình độ cao, đẳng cấp quốc tế

+ Cải thiện chất lượng dịch vụ

Quan trọng nhất hiện nay BSC đang trong quá trình Ứng dụng và phát triển

“Phương pháp Phân tích kỹ thuật” trong phân tích và đầu tư chứng khoán Điều này được thể hiện việc cung cấp dữ liệu giá chuẩn cho TTCKVN dùng để Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán và triển khai tuyển, đào tạo nhân viên mới trong lĩnh vực này.

Diễn biến chính của Thị trường chứng khoán Việt Nam sau gần năm năm đi vào hoạt động

Cho đến thời điểm hiện nay, diễn biến chính của Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chia thành bốn thời kỳ tương ứng với bốn giai đoạn trong đó niềm tin của công chúng đầu tư diễn biến khá phức tạp điều này được minh chứng hết sức rõ ràng trên đồ thị biểu diễn sự biến động của VN INDEX:

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự biến động của VN INDEX

Từ 28/7/2000 đến 25/6/2001 giá cổ phiếu liên tục tăng kịch trần.VN INDEX tăng từ 100 điểm đến 571,04 điểm còn biên độ giao dịch giảm 7% Điều này xét về mặt tâm lý là do ở thời kỳ đó thị trường mới hình thành, nhà đầu tư còn rất nhiều tò mò, ai cũng muốn dược tham gia vào các giao dịch nên họ chấp nhận bán thấp hơn và mua cao hơn mức giá mà họ cho rằng là hợp lý Tất nhiên còn rất nhiều nguyên nhân khác liên quan đến sự tổ chức và điều hành của Nhà Nước nhưng nhìn chung ta có thể coi đây là vấn đề chính phát sinh với đa số nhà đầu tư, một số chuyên gia còn gọi đây là “chứng nghiện giao dịch”.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu ngay sau đó và kéo dài đến cuối năm 2001 Giá cổ phiếu sau thời kỳ tăng liên tục giờ đây giảm mạnh Đường đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống trong 3 tháng đầu Nhà đầu tư sau khi thoả mãn được tính hiếu kỳ của mình giờ đây họ bắt đầu quan tâm đến thị trường chứng khoán với đúng tư cách một nhà đầu tư thực sự, họ quan tâm đến các báo cáo, các thông tin, các chỉ số, liên quan đến công ty mà mình nắm giữ cổ phiếu Khi mà họ nhận ra rằng giá trị cổ phiếu hiện tại đang là quá cao so với giá trị thực thì đó cũng là lúc toàn thị trường nhận ra sự thật đó, nhưng đã quá muộn cho một nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm có thể sửa chữa sai lầm Họ ra sức bán, giá giảm nhanh, mạnh và họ vẫn lỗ.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ đầu năm 2002 đến 9/2003 giá cổ phiếu đi xuống trầm trọng Đây có thể coi là giai đoạn cuối của xu thế giảm giá trên thị trường VN INDEX giảm có lúc thấp nhất chỉ còn 130,09 điểm Theo Lý thuyết Dow, ở giai đoạn cuối của Bear Market này, giá cổ phiếu giảm thậm chí xuống dưới mức giá trị thực của nó, mọi thứ trở nên “tồi tệ” hơn cả tình trạng thực tế của các công ty Thực tế đã chứng minh điều này, giá cổ phiếu REE đã có lúc giảm thê thảm xuống còn 9.800 VNĐ thấp hơn mệnh giá của nó Hãy tưởng tượng nếu bạn là một nhà đầu tư thông minh và có kinh nghiệm và bạn mua vào cổ phiếu REE ở thời điểm đó và vẫn nắm giữ thì tại thời điểm ngày 05/05/2005 giá đóng cửa cổ phiếu là 26,000 VNĐ bạn sẽ lãi bao nhiêu?

Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ quý 03/2003 đến 02/2004 Thị trường hồi phục một cách có cơ sở đó là mức tăng trưởng cao và tình trạng làm ăn rất tốt của hầu hết các công ty niêm yết VN INDEX có lúc đã đạt đến mức 272.890 điểm vào ngày 4/2/2004 Khối lượng giao dịch cũng tăng, khối lượng giao dịch có lúc đạt đến hon

5 tỷ và hiện nay đang giữ ở mức 2 tỷ một ngày Thị trường đã có những khởi sắc thực sự, thêm công ty tham gia niêm yết, nhiều công ty tài chinh mở và hoạt động mạnh, trong đó ta không thể bỏ qua sự hình thành của quỹ Việt Fund Nếu bạn chú ý có thể thấy trước khi có thông tin về sự ra đòi của Việt Fund thì thị trường đã có dấu hiệu của sự yếu đi nhưng ngay khi thông tin và Việt Fund được tung ra cùng với sự tiếp nhận rất hồ hởi của nhà đầu tư nói chung và quá trình huy động vốn rất nhanh của quỹ đã làm cho tâm lý chung của nhà đầu tư lạc quan và thị trường tiếp tục duy trì xu thế gia tăng của nó Trên biểu đồ hiện nay ta có thể thấy đồ thị giá không còn tăng mạnh như trước và đi vào thời kỳ ít biến động.

Giai đoạn thứ 5 bắt đầu từ tháng 02/2004 cho đến nay, thị trường đi vào giai đoạn ít biến động không có những đột biến lớn trong sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường Vnindex giao dịch xung quanh mức 140 điểm trong thời gian dài.

Diễn biến giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam từ giữa năm 2004 đến nay

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn chỉ số VNINDEX đầu năm 2005

Trên đây là đồ thị biểu diễn chỉ số VNINDEX từ đầu năm 2004 đến nay, nói chung tại thời điểm hiện tại chỉ số VNINDEX đang trong giai đoạn ít biến động hình mẫu kỹ thuật có thể hình thành trong thời gian tới là hình mẫu tam giác cân. Trong thời gian này chỉ số VNINDEX đang chờ đợi một "breakout" chúng ta nên theo dõi thêm trong thời gian tới để có được những dấu hiệu từ các công cụ phân tích một để có được kết luận một cách chắc chắn nhất, khi chỉ số RSI vượt qua một trong hai đường giới hạn động mức 30 hoặc 70 , hoặc đường MACD_H chuyển hướng một cách dứt khoát ra khỏi đường zeroline không như tại thời điểm hiện tại thì đó chính là dấu hiệu thị trường xác lập một xu thế biến động mới hoặc tiếp tục xu thế biến động cũ.

Phân tích nghiệp vụ “Phát hành thêm cổ phiếu” của KHA

Theo thông báo của TTDG TPHCM ngày 05/10/2004 về việc “thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng” ( Giấy chứng nhận số03/UBCK-ĐKPH do chủ tịch ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 28/9/2004 ) Công ty cổ phẫn xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) được phép phát hành thêm 1.045 triệu cổ phiếu, loại cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 VNĐ Điều kiện mua:bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2/1 Thông báo này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá chứng khoán của KHA trên thị trường, theo như công thức tính giá chứng khoán sau ngày tăng vốn điều lệ ( phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng )

Công thức theo lý thuyết:

Giá quyền mua là P = Po – P*

Trong đó: Gía chứng khoán sau tăng vốn điều lệ

P*: Gía chứng khoán ngày công bố thông tin tăng vốn điều lệ

P0: Gía chứng khoán ngày công bố thông tin tăng vốn điều lệ

P1: Gía ưu đãi n: số cổ phiếu phát hành thêm

Trên thực tế thường áp dụng ( với tỷ lệ quyền mua của cổ phiếu phát hành thêm là: i )

P*: Gía chứng khoán sau khi tăng vốn điều lệ

P0: Gía chứng khoán ngày công bố thông tin i: Tỷ lệ quyền mua của nhà đầu tư

Căn cứ vào giá mở cửa chứng khoán KHA ngày05/10/2004 ta có giá quyền mua của cổ phiếu KHA phiên có thông báo tăng vốn điều lệ:

Ta có quyền mua cổ phiếu KHA ngày 05/10/2004 là:

24.2 – 19.4 = 4.8 Điều này có nghĩa là trước ngày hết hạn đăng ký quyền mua cổ phiếu KHA giá cao nhất theo lý thuyết của KHA có thể tăng thêm 4.800 VNĐ và khi hết hạn quyền mua giá chứng khoán có thể giảm xuống mức 19.400 VNĐ. Điều này đã được thực tế chứng minh từ ngày 05/10 cho đến ngày 15/10 giá chứng khoán KHA tăng từ 24.2 lên đến 25.5, tăng 1.3 Gía cao nhất trong thời gian này là 26 vào ngày 06/10 Sự biến động giá của KHA do tác động của đợt phát hành thêm được minh họa rõ nét trên đồ thị biến động giá của KHA trong thời gian này:

Hình 3.4: Đồ thị biến động giá chứng khoán KHA

Nhưng trên thực tế bằng các công cụ kỹ thuật khác chúng ta có thể nhận biết xu thế tăng giá của KHA bắt đầu chính thức từ ngày 26/9/2004 Bằng công cụ “chỉ số dòng tiền” chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bắt đầu từ ngày26/9/2004 tổng số tiền đầu tư vào cổ phiếu KHA đã tăng đột biến một cách không bình thừơng, điều này được minh chứng bằng đồ thị dưới đây:

Hình 3.5: Đồ thị kỹ thuật phân tích biến động cổ phiếu KHA

Lý do chính có thể thông tin cổ phiếu KHA phát hành thêm cổ phiếu đã được một số người có trước khi UBCK thông báo chính thức đã tư lợi.

Tuy nhiên theo đánh giá thì đợt phát hành thêm của cổ phiếu KHA khá thành công giá cổ phiếu sau phát hành, giá cổ phiếu sau khoảng gần 5 tháng giao dịch đã tăng hơn mức tại thời điểm thông báo phát hành thêm.

Hình 3.6: Đồ thị biến động một năm của KHA

Ngày đăng: 21/08/2023, 08:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình mẫu kỹ thuật dù được áp dụng khá rộng rãi với nhièu đối tượng chứ không chỉ riêng chứng khoán chẳng hạn như áp dụng trong các giao dịch Forex, trong phân tích các thị trường Futures của các hàng hoá thông  thường,.. - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình m ẫu kỹ thuật dù được áp dụng khá rộng rãi với nhièu đối tượng chứ không chỉ riêng chứng khoán chẳng hạn như áp dụng trong các giao dịch Forex, trong phân tích các thị trường Futures của các hàng hoá thông thường, (Trang 31)
Hình mẫu kỹ thuật Flags & Pennants là những mô hình continuation (tiếp tục xu thế của thị trường) ngắn hạn, nó đánh dấu một bước củng cố để tiếp tục lấy lại xu thế của thị trường - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình m ẫu kỹ thuật Flags & Pennants là những mô hình continuation (tiếp tục xu thế của thị trường) ngắn hạn, nó đánh dấu một bước củng cố để tiếp tục lấy lại xu thế của thị trường (Trang 36)
Hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật - Rectangle - là một dạng mô hình tiếp tục xu thế của thị trường, nó trông giống như trong một kênh giao dịch cho đến cuối của xu thế biến động giá chứng khoán - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình m ẫu kỹ thuật hình chữ nhật - Rectangle - là một dạng mô hình tiếp tục xu thế của thị trường, nó trông giống như trong một kênh giao dịch cho đến cuối của xu thế biến động giá chứng khoán (Trang 37)
Hình thành một hình chóp nón hướng xuống dưới do các đỉnh và đáy dần hội tụ. - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình th ành một hình chóp nón hướng xuống dưới do các đỉnh và đáy dần hội tụ (Trang 40)
Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai thực ra là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai của con người, hình mẫu gồm ba đỉnh cao nhọn được tạo bởi ba rally (khồi phục, tăng giá trở lại sau khi giá giảm) trong sự biến động của giá chứng khoán. - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình m ẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai thực ra là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai của con người, hình mẫu gồm ba đỉnh cao nhọn được tạo bởi ba rally (khồi phục, tăng giá trở lại sau khi giá giảm) trong sự biến động của giá chứng khoán (Trang 41)
Hình 2.1: Đồ thị biến động giá cổ phiếu AGF (Lastupdate: 05/05/2005) - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.1 Đồ thị biến động giá cổ phiếu AGF (Lastupdate: 05/05/2005) (Trang 68)
Hình 2.2: Đồ thị biến động chỉ số VNINDEX (Lastupdate: 05/05/2005) - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.2 Đồ thị biến động chỉ số VNINDEX (Lastupdate: 05/05/2005) (Trang 71)
Hình 2.3: Đồ thị biến động giá cổ phiếu GIL (Data for 04/2004) - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.3 Đồ thị biến động giá cổ phiếu GIL (Data for 04/2004) (Trang 72)
Hình 2.4: Đồ thị biến động chỉ số VNINDEX (Lastupdate: 05/05/2005) - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.4 Đồ thị biến động chỉ số VNINDEX (Lastupdate: 05/05/2005) (Trang 74)
Hình 2.5:  Ví dụ về sự xuyên chéo đường MACD: - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.5 Ví dụ về sự xuyên chéo đường MACD: (Trang 77)
Hình 2.6: Ví dụ về sự phân kỳ: - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.6 Ví dụ về sự phân kỳ: (Trang 78)
Hình 2.7: Dùng đường MACD_H để phân tích: - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.7 Dùng đường MACD_H để phân tích: (Trang 81)
Hình 2.8: Dùng đường CCI để phân tích (Nguồn:  http://www.chartfilter.com) - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.8 Dùng đường CCI để phân tích (Nguồn: http://www.chartfilter.com) (Trang 83)
Hình 2.9: Dùng đường RSI để phân tích: - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 2.9 Dùng đường RSI để phân tích: (Trang 85)
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán BSC - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán BSC (Trang 91)
Bảng cân đối cân đối kế toán - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Bảng c ân đối cân đối kế toán (Trang 92)
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự biến động của VN INDEX (từ ngày 28/07/2000 đến ngày 05/05/2005) - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn sự biến động của VN INDEX (từ ngày 28/07/2000 đến ngày 05/05/2005) (Trang 95)
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn chỉ số VNINDEX đầu năm 2005                                 (tính đến ngày 05/05/2005) - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn chỉ số VNINDEX đầu năm 2005 (tính đến ngày 05/05/2005) (Trang 97)
Hình 3.4: Đồ thị biến động giá chứng khoán KHA Data for: 05/05/2005 - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 3.4 Đồ thị biến động giá chứng khoán KHA Data for: 05/05/2005 (Trang 99)
Hình 3.5: Đồ thị kỹ thuật phân tích biến động cổ phiếu KHA Data for: 05/05/2005 - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 3.5 Đồ thị kỹ thuật phân tích biến động cổ phiếu KHA Data for: 05/05/2005 (Trang 100)
Hình 3.6: Đồ thị biến động một năm của KHA Data for: 05/05/2005 - Ung dung phuong phap phan tich ky thuat tai cong 138246
Hình 3.6 Đồ thị biến động một năm của KHA Data for: 05/05/2005 (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w