1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập: Thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán

27 2,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 335,55 KB

Nội dung

Bài tập: Thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán

Trang 1

BÀI TẬP MÔN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Công ty chứng khoán

Trang 2

Mục lục

BÀI TẬP MÔN 1

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .1

Đề tài : Công ty chứng khoán 1

Danh s ách các thành viên: 1

STT 1

Họ và tên 1

Mã học viên 1

1 1

Nguyễn Thùy C hăm 1

CH210365 1

2 1

Nguyễn Thị Duyên 1

CH210385 1

3 1

Nguyễn Thị Hiề n 1

CH210400 1

4 1

Nguyễn Thị Mi nh Hiế u 1

CH210405 1

5 1

Trương X uân Hoàng 1

CH210409 1

6 1

Nguyễn Thu Hương 1

CH210425 1

Trang 3

7 1

Nguyễn Thành Luân 1

CH210449 1

8 1

Phạm Thị Hương Tâm 1

CH210495 1

9 1

Nguyễn Xuân Tuấn 1

CH210534 1

Mục lục 2

I.Tổng quan 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Phân loại 5

1.2.1 Công ty chuyên doanh ch ứng khoán 5

1.2.2 Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán 5

1.3 Điều kiện để thành lập công ty chứn g khoán 6

1.3.1 Điều kiện v ề vốn 6

1.3.2 Điều kiện v ề nhân sự 7

1.3.3 Điều kiện v ề cơ sở vật ch ất 7

1.4 Vai trò của công ty chứng k hoán 7

1.4.1 Là cầu nối giữa cung - cầu chứng khoán 7

1.4.2 Vai trò góp phần điều tiết và b ình ổn giá trên th ị trường 8

1.4.3 Vai trò cung cấp d ịch vụ cho th ị trường chứng khoán 8

1.5 Các nghiệp vụ của công ty chứng kh oán 9

1.5.1 Môi giới chứng khoán (brokerage services) 9

1.5.2 Tự doanh chứng khoán 10

1.5.3 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư 10

1.5.4 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 11

Trang 4

1.5.5 Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán 12

1.5.6 Các ngh iệp vụ hỗ trợ kh ác 13

II Thực trang công ty chứng khoán ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 14

2.1 Giai đoạn 2000-2005: G iai đoạn đầu của các công ty chứng khoán 14

2.1.1 Thành t ựu 14

2.1.2 Hạn chế 15

2.2 Giai đoạn 2006-2007: Sự phát triển đột phá và bùng nổ của các công ty chứng khoán Việt Nam 16

2.3 Năm 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, các công ty chứng khoán Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh 19

2.4 Giai đoạn 2009-2010: Sự phục hồi nhẹ của các công ty chứ ng khoán 19

2.5 Giai đoạn 2011-2012: Tiếp tục r ơi vào vòng xoáy suy giảm 20

III Những thành tựu, hạn chế và định hướng phát triển cho các Công ty chứng khoán trong thời gi an tới 22

3.1 Nhữ ng thành tựu đạt được 22

3.2 Nhữ ng điểm hạn chế 23

3.3 Phương hướng phát triển công ty chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới 25

3.3.1 Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho các công ty chứng khoán 25

3.3.2 Tăng cường công tác quản trị rủi ro tại các công ty chứng khoán 25

3.3.3 Hoàn thiện nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng tại các công ty chứng khoán 26

3.3.4 Các giải pháp về phía nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước 26

Trang 5

1.2 Phân loại

Hiện nay trên thế giới có hai loại hình hoạt động của công ty chứng khoán:

1.2.1 Công ty chuyên doanh chứng khoán

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận Các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán

 Ưu điểm:

+ H ạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng

+ Tính chuyên môn hóa cao giúp thị trường chứng khoán phát triển (thường phát triển ở các nước Mỹ, Nhật, Canada)

1.2.2 Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán

Theo mô hình này, các công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ

và các dịch vụ tài chính Theo đó, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ

Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức sau:

+ Loại đa năng một phần: theo mô hình này, các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty con hạch toán độc lập và hoạt động tách rời với kinh doanh tiền tệ

+ Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ tài chính khác

 Ưu điểm:

Trang 6

+ Đ a dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, qua đó giúp hạn chế bớt rủi ro trong kinh doanh nói chung

+ K hả năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán là cao

+ N gân hàng có thể tận dụng được thế mạnh về chuyên môn, vốn và cơ sở vật chất

để kinh doanh chứng khoán

+ K hách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng

 Nhược điểm:

+ K hông phát triển được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng thường bảo thủ không thích phát hành cổ phiếu trái phiếu, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn + D ễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính (vì nếu có biến động trên thị trường chứng khoán sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, dễ dẫn tới các cuộc khủng hoảng kinh tế)

Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay

1.3 Điều kiện để thành lập công ty chứng khoán

1.3.1 Đ iều kiện về vốn

Vốn điều lệ bằng tối thiểu mức vốn pháp định

Ở Việt Nam công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ thực bằng mức vốn pháp định theo quy định tại điều 18 N ghị định số 14/2007/NĐ -CP ngày 19/01/2007 như sau: Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:

- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ VNĐ

- Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ VNĐ

- Bảo lãnh phát hàng chứng khoán: 165 tỷ VN Đ

- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ VN Đ

Trường hợp công ty chứng khoán xin cấp phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của từng loại riêng lẻ

1.3.2 Đ iều kiện về nhân sự

Trang 7

Những người quản lý hay nhân viên giao dịch của công ty phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng như mức độ tín nhiệm, tính trung thực

Ở Việt Nam, theo khoản 3, điều 30, nghị định 48/1998/NĐ-CP quy định: “Giám đốc (tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh (không kể nhân viên kế toán, văm thư hành chính, thủ quỹ) của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề chứng khoán do Ủ y ban Chứng khoán Nhà nước cấp”

1.3.3 Đ iều kiện về cơ sở vật chất

Các tổ chức và cá nhân sáng lập công ty chứng khoán phải đảm bảo yêu cầu cơ sở vật chất tối thiểu cho công ty chứng khoán

1.4 Vai trò của công ty chứng khoán

1.4.1 Là cầu nối giữa cung - cầu chứng khoán

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán : từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp

• Trên thị trường sơ cấp:

+ Công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Một doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, thường họ không tự bán chứng khoán của mình mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp tư vấn và giúp họ phát hành chứng khoán Đó là tổ chức trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chúng khoán …

+ Công ty chứng khoán là cầu nối và là kênh dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiễn một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành

• Trên thị trường thứ cấp: Công ty chứng khoán là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là

trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại Công ty chứng khoán với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vay trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình

1.4.2 Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường

Từ sau cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/10/1929, Chính phủ các nước đã ban hành những luật lệ bổ sung cho hoạt động của thị trường

Trang 8

chứng khoán, trong đó đòi hỏi một sự phối hợp giữa Nhà nước với các thành viên tham gia Sở giao dịch chứng khoán nhằm ngăn chặn những cơn khủng hoảng giá chứng khoán có thể xảy ra trên thị trường, vì nếu thị trường chứng khoán bị khủng hoảng thì không những nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ngay cả quyền lợi nhà đầu tư, các công ty chứng khoán cũng bị ảnh hưởng

Theo quy định của các nước, các công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá giảm

và bán chúng khoán dự trữ ra khi giá lên quá cao nhằm góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường Tuy nhiên, tại Vịêt Nam chưa có quy định này

Dĩ nhiên sự can thiệp của các công ty chứng khoán chỉ có hạn, phụ thuộc vào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán Tuy vậy, nó vẩn có ý nghĩa nhất định,

có tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường Với vai trò này, các công ty chứng khoán góp phần tích cực vào sự tồn tại và phát triển bền vững của thị trường chứng khoán

1.4.3 Vai trò cung cấp dịch vụ cho thị trường chứng khoán

Công ty chúng khoán với các chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các dịch

vụ cần thiết góp phần cho thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, cụ thể:

+ Thực hiện tư vấn đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư: thị

trường chứng khoán cũng tương tự như tất cả các thị trường khác, để tiến hành giao dịch, người mua người bán phải có cơ hội gặp nhau, thẩm định chất lượng hàng hoá và thoả thuận giá cả Tuy nhiên, thị trường chứng khoán với những đặc trưng riêng của nó như người mua người bán có thể ở rất xa nhau, hàng hoá là “vô hình”, vì vậy để cung cầu gặp nhau thẩm định chất lượng , xác định giá cả thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho một giao dịch để phục vụ cho việc thu nhập, phân tích, xử lý thông tin… Công ty chứng khoán với lợi thế chuyên môn hoá, trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ thực hiện tốt vai trì tư vấn đầu tư, tìm kiếm đối tác và làm trung gian mua bán chứng khoán, giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch

+ Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư: Công ty chứng khoán thông

qua Sở giao dịch và thị trường OTC cung cấp một cơ chế xác định giá nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư của mình

- Trên thị trường sơ cấp: khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán,

các công ty chứng khoán thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý

- Trên thị trường thứ cấp: tất cả các lệnh mua bán thông qua các công ty chứng

khoán được tập trung tại thị trường giao dịch và trên cơ sở đó, giá chứng khoán được xác định theo quy luật cung cầu

Trang 9

Ngoài ra, công ty chứng khoán còn cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ giao dịch chứng khoán Với các nghiệp vụ đa dạng của mình, công ty chứng khoán giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của thị trường chứng khoán, là chất “xúc tác “, không thể thiếu cho hoạt động của thị trường chứng khoán

+ Thực hiện tính thanh khoản của chứng khoán: K hi đầu tư, các nhà đầu tư luôn

muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứng khoán có giá và ngược lại Các công ty chứng khoán đảm nhận được chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư phải chịu ít nhiều thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư Chẳng hạn, trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC ngày nay, một nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình

1.5 Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán

1.5.1 Môi giới chứng khoán (brokerage services)

Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường O TC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó

Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty

Trường hợp khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nhà nước, công ty chứng khoán có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch

Tuỳ theo qui định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau: + M ôi giới dịch vụ (Full Service Broker) : cung cấp đầy đủ dịch vụ mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu bán trước, cung cấp tài liệu và cố vấn trong đầu tư

+ M ôi giới chiết khấu (Discount Broker) : chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán, phí nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn, nghiên cứu thị trường

+ M ôi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành: đây là những nhân viên của một công

ty chứng khoán của một Sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng

Trang 10

khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hàng của công ty trên sàn giao dịch

+ M ôi giới độc lập (Independent Broker) chính là các môi giới làm việc cho chính

họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ H ọ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khoán thành viên Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của sở giao dịch

1.5.2 Tự doanh chứng khoán

Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua bán chứng khoán cho chính mình

- Mục đích: thu lợi hoặc can thiệp điều tiết giá trên thị trường

- H oạt động này hiện nay được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các công ty chứng khoán tại Việt Nam trong việc nâng cao lợi nhuận Tuy nhiên,

do nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung đột lợi ích nên các nước thường quy định các công ty chứng khoán phải tổ chức thực hiện hai nghiệp vụ ở hai bộ phận riêng biệt

1.5.3 Nghiệp vụ quản lý danh m ục đầu tư

Là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng

Nghiệp vụ này được thực hiện khi một số nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân muốn tham gia thị trường chứng khoán nhưng họ không có đủ điều kiện về thời gian hoặc kiến thức chuyên môn để quyết định đầu tư, vì vậy họ uỷ thác cho công ty chứng khoán đầu tư kèm theo thoã thuận lãi lỗ Người uỷ thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu tư của công ty chứng khoán và trả một khoản phí cho công ty chứng khoán theo thoã thuận

Các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ này ngoài việc được hưởng phí quản lý họ còn có thể nhận được những khoản tiền phí nhất định khi mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư

Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán phải quản lý tiền và chứng khoán cho từng khách hàng uỷ thác và sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng các điều kiện qui định trong hợp đồng đã ký kết Hợp đồng phải xác định rõ mức dộ uỷ quyền của khách hàng phải chịu mọi rủi ro của hoạt động đầu tư Đ ể đảm bảo quyền lợi của khách hàng, định kỳ, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo giá trị các khoản đầu tư theo giá thị trường tại thời điểm báo cáo cho khách hàng

Trang 11

1.5.4 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết

Tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên

số tiền thu được từ đợt phát hành

Hiện nay trên thế giới có một số hình thức bảo lãnh phát hành sau:

+ Bảo lãnh cam kết chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không + Bảo lãnh cố gắng tối đa: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành.Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng tối đa Số chứng khoán còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành N hư vậy, kết quả của việc bán chứng khoán của tổ chức phát hành tuỳ thuộc vào khả năng, uy tín và sự lựa chọn nhà đầu tư của tổ chức bảo lãnh

+ Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ huỷ bỏ đợt phát hành Theo phương thức này, không có một sự bảo đảm đợt phát hành có thành công hay không, nên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thường qui định số chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trong thời gian cần bán sẽ được giữ bởi một người thứ ba để chờ kết quả cuối cùng của đợt phát hành Nếu đợt phát hành không thành công thì nhà đầu tư sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc

+ Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu : là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối đa và phương thức bảo lãnh tất cả họăc không.Theo phương thức này,

tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỉ lệ chứng khoán nhất định N ếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ được huỷ bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc mau chứng khoán sẽ được trả laị cho nhà đầu tư Đây là phương thức bảo lãnh tương đối hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích cho tổ chức phát hành vừa hạn chế rủi ro cho tổ chức bảo lãnh

1.5.5 Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán

Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia tách sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, tư vấn cho doanh nghiệp chi việc phát hành và niêm yết chứng khoán

* Tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành)

Trang 12

Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho công

ty chứng khoán Thực hiện tốt nghiệp vụ này sẽ góp phần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và tạo ra những hàng hoá có chất lượng cao trên thị trường Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết H oạt động này tương đối

đa dạng bao gồm:

+ X ác định giá trị doanh nghiệp : là việc định giá các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghịêp trước khi chào bán chứng khoán Đây là khâu quan trọng trước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để đánh giá chứng khoán phát hành, đặc biệt là khi doanh nghịêp mới phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu

+ Tư vấn về loại chứng khoán phát hành : tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty …mà xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu

+ Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp…: khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến các công ty chứng khóan để nhờ trợ giúp về các vấn đề kỹ thuật ,phương pháp tiến hành sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí…

* Tư vấn đầu tư chứng khoán:

Là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả… Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặc có thể thông qua những bản tin, các báo cáo phân tích…, khách hàng có thể gặp gỡ nhà tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax… để nhờ tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phân tích, các ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành

Theo qui định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải:

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn

- K hông được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào

- Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó

Trang 13

- Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn

Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm

và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nhà tư vấn là khác nhau Tính khách quan và chính xác của các bản phân tích sẽ mang lại uy tín cho nhà

tư vấn

1.5.6 Các nghiệp vụ hỗ trợ khác

Nhìn chung các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuân lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn + N ghiệp vụ lưu ký chứng khoán: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị trường tập trung - việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán - được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán

Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rất cần thiết trên thị trường chứng khoán Bởi vì trên thị trường chứng khoán tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại

Sở giao dịch chứng khoán Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại Sở giao dịch được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng dễ dàng Mặt khác, nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị rách, hỏng, thất lạc chứng chỉ chứng khoán …

+ Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay Dùng số chứng khoán sở hữu hơp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng…

+ Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay

+ Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi lệnh bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại thị trường chứng khoán

II Thực trang công ty chứng k hoán ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển

Ngày đăng: 10/06/2014, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức  bảo  lãnh - Bài tập: Thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán
Hình th ức bảo lãnh (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w