TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Về mặt nội dung
− Đề tài tìm hiểu về các lý thuyết về vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất giày.
− Nghiên cứu xác định thực trạng ô nhiễm tại công ty TNHH thành Hưng cũng như tác hại của nó đến sức khỏe người lao động tại công ty.
− Cuối cùng nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác hại của nó.
Thời gian nghiên cứu
− Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của công ty TNHH Thành Hưng trong khoảng thời gian từ 2005 – 2010.
Không gian nghiên cứu
− Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi khu vực nhà máy sản xuất chính của công ty TNHH Thành Hưng.
1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp
− Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
− Chương 2: Một số lí thuyết của vấn đề sản xuất gia công hàng giày da và các quy định về xử lý chất thải.
− Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực trạng môi trường trong sản xuất gia công giày da tại công ty TNHH Thành Hưng
− Chương 4: Các đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất gia công hàng giày xuất khẩu sang Đài Loan tại công ty TNHH ThànhHưng
Một số định nghĩa khái niệm cơ bản
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao GCQT (gia công quốc tế) là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài.
2.1.2 Đặc điểm của gia công quốc tế
GCQT là một hình thức ủy thác gia công, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
Trong quá trình gia công, người nhận gia công trong nước bỏ ra lao động, tiền chi phí gia công là thù lao lao động hậu hĩ.
Do đó, có thể nói GCQT là một hình thức mậu dịch lao động, một hình thức
XK lao động tại chỗ qua hàng hóa.
GCQT là một phương thức buôn bán gia công hai đầu ở ngoài, nghĩa là thị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm đó.
Trong nghiêp vụ GCQT, nhập nguyên liệu vào và xuất thành phẩm đi không có chuyển dịch quyền sở hữu, hoặc nếu có chuyển dịch quyền sở hữu trong nhập nguyên liệu nhưng chúng đều thuộc cùng một giao dịch, các việc có liên quan đều được quy định trong cùng một hợp đồng Vì nghiệp vụ GCQT thuộc về ủy thác gia công, do đó, người cung ứng nguyên liệu lại chính là người tiếp nhận thành phẩm Thành phẩm do nước ngoài tự tiêu thụ chỉ nhận được thù lao sức lao động nên lợi nhuận của doanh nghiệp gia công thấp.
2.1.3 Các loại hình gia công quốc tế
− Các loại hình GCQT có thể được phân loại theo các dấu hiệu sau:
* Phân loại theo quyền sở hữu nguyên liệu, GCQT có các hình thức sau đây:
− Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.
− Bên đặt gia công bán đặt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm Trong trường hợp này, quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.
− Ngoài ra người ta còn có thể áp dụng một hình thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính , còn bên nhận gia công cung cấp nguyên vật liệu phụ.
* Phân theo giá cả gia công, có 2 hình thức sau:
− Theo giá thực tế, trong đó bên nhận gia công thanh oán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
− Theo giá thị trường, trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm thù lao định mức Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó.
* Phân loại theo số bên tham gia quan hệ gia công, có hai loại gia công sau đây:
− Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công.
− Gia công nhiều bên , còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một.
Một số lí thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của
Yêu cầu của sản phẩm
Bao gói Gò-lưu hoá
Sản phẩm thoã mãn khách hàng
- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
2.2.2 Quy trình sản xuất giày da, giày vải gia công
Sơ đồ2.1 :Quy trình sản xuất giầy vải (Nguồn: Viện da giày Việt Nam, 2005)
Trong quá trình sản xuất giầy vải như trên thì các giai đoạn: bồi vải, cán, gò- lưu hoá là có sử dụng nhiều loại hoá chất nhất.
+ Vải bồi mảnh: sử dụng keo PVC
+ Tráng keo: sử dụng keo xăng
+ Bồi mặt tẩy: sử dụng keo xăng
Các loại keo sử dụng trong quá trình bồi vải đều là các hoá chất có tính độc hại đối với môi trường cũng như đối với chính bản thân người lao động
- Quá trình cán: sử dụng nguyên liệu chính là cao su tự nhiên, quá trình này cũng sử dụng nhiều loại hoá chất, bột nhẹ và xăng.
- Quá trình gò – lưu hoá: quá trình lưu hoá cao su có sự tham gia của lưu huỳnh.
Ngoài ra, các khâu: mài đế, vệ sinh giầy, hấp giầy cũng đều rất ô nhiễm vì sinh ra bụi cao su, mùi cao su lưu hoá, xăng,…
Yêu cầu của sản phẩm
Bồi vải Gò-sản Bao gói xuất đế
Sản phẩm thoã mãn khách hàng
Sơ đồ 2.2:Quy trình sản xuất giầy thể thao, giầy da
(Nguồn: Viện da giày Việt Nam, 2005)
Nguyên liệu cho quá trình sản xuất là da hoặc giả da Quy trình sản xuất giầy thể thao ít độc hại hơn quy trình sản xuất giầy vải vì không có giai đoạn cao su một trong những giai đoạn độc hại nhất trong công nghệ sản xuất.
Trong quá trình sản xuất giày da và giày vải cần sử dụng rất nhiều hóa chất nhằm xử lý da, định hình giày , cán, hoàn chỉnh đều, ngoài ra còn có các loại hóa chất trong các dung môi, keo dán được sử dụng xuyên suốt quá trình sản xuất giày
Bảng2.1: Nguồn phát sinh dung môi hữu cơ
STT Nguồn ô nhiễm Tác nhân ô nhiễm môi trường
1 Vận chuyển, bảo quản, hóa chất Xăng, toluen, xylene, axeton, butylaxetat
2 Pha chế, phân phối keo dán Xăng, toluen, xylene, amoniac,…
3 Sản xuất mũ giày Dung môi hữu cơ
4 Sản xuất đế giày Dung môi hữu cơ
5 Hoàn chỉnh sản phẩm Dung môi hữu cơ
(Nguồn:Giáo trình Hoá học môi trường,1999)
Trong sản xuất giày da, giày vải thì vấn đề ô nhiễm bắt nguồn từ các hóa chất dung môi hữu cơ là nghiêm trọng nhất Các hóa chất được liệt kê ở trên là những chất thường xuyên xuất hiện trong các công đoạn sản xuất giày Dung môi hữu cơ có thể có nhiều loại khác nhau tùy theo công dụng trên từng giai đoạn của quá trình sản xuất nhưng thường bao gồm các hợp chất có chứa lưu huỳnh, halogen, acetone, xăng,
Toluen và Benzen Đặc trưng chung của dung môi hữu cơ là tính dễ bay hơi, nên có nhiều khả năng gây tác động có hại đến con người qua đường hô hấp Một số chất dung môi hữu
Nhiễm độc các chất VOCs: VOCs là tên gọi chung các chất lỏng hay chất rắn có chứa các bon hữu cơ rất dễ bay hơi Một số chất thông dụng như acetone, ethylacetate, buthylacetate v.v.Các chất này thường có trong các DMHC và các loại keo dán được sửu dụng trong quả trình sản xuất giày Nguồn ô nhiễm VOCs còn phát sinh do đốt không triệt để xăng dầu, các dung môi hữu cơ tự bay hơi, bay hơi của xăng dầu, bay hơi của các hoá chất rơi vãi Cây xanh khi trao đổi khí ban đêm cũng phát xả VOCs Nhìn chung, xăng và sơn là hai thứ phát xả VOCs nhiều nhất Chúng ít gây độc mãn tính mà chủ yếu gây độc cấp tính như chóng mặt, say nôn, sưng mắt, co giật, ngạt viêm phổi Chỉ một số ít chất có khả năng gây độc mãn tính thì lại tạo ra ung thư máu, bệnh thần kinh Khi buộc phải tiếp xúc thường xuyên với các chất VOCs phải sử dụng khẩu trang đúng cách.
Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi khói mù.Các loại bụi nói chung thường có kích thước từ 0,001m - 10m (micron) bao gồm tro, muội, khói và những hạt chất rắn tồn tại dưới dạng hạt rất nhỏ, chuyển động theo kiểu Brown, hoặc rơi xuống đất với tốc độ không đổi theo định luật Stock Bụi thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là bệnh phổi nhiễm bụi thạch anh (silicosis) do thở hít không khí có bụi bioxyt silic lâu ngày.
Bụi có thể được phân loại như sau:
- Bụi hữu cơ gồm có:
+ Bụi động vật sinh ra từ 1 động vật nào đó: bụi lông, bụi xương
+ Bụi thực vật sinh ra từ 1 sinh vật nào đó: bụi bông, bụi gỗ
- Bụi vô cơ gồm có:
+ Bụi vô cơ kim loại như bụi đồng, bụi sắt
+ Bụi vô cơ khoáng vật: đất đá, ximăng, thạch anh,
- Bụi hỗn hợp: do các thành phần vật chất trên hợp thành.
Sản xuất giày da, giày vải thường thải ra cả bụi vô cơ và bụi hữu cơ Tuy nhiên tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là bụi hữu cơ Chúng có kích thước nhỏ ( thụng thường nhỏ hơn 10àm) và cú khả năng phỏt tỏn mạnh Cú thể xõm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và gây ra các bệnh tai, mũi, họng, phổi…
* Tác hại của bụi đối với cơ thể có thể kể đến như:
- Đối với da và niêm mạc: bụi bám vào da làm sưng lỗ chân lông dẫn đến bệnh viêm da, còn bám vào niêm mạc gây ra viêm niêm mạc Đặc biệt có 1 số loại bụi như len dạ, nhựa đường còn có thể gây dị ứng da.
- Đối với mắt: bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc Nếu bụi nhiễm siêu vi trùng mắt hột sẽ gây bệnh mắt hột Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây xát hoặc thủng giác mạc, làm giảm thị lực của mắt Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây bỏng mắt.
- Đối với tai: bụi bám vào các ống tai gây viêm, nếu vào ống tai nhiều quá làm tắc ống tai.
- Đối với bộ máy tiêu hoá: bụi vào miệng gây viêm lợi và sâu răng Các loại bụi hạt to nếu sắc nhọn gây ra xây xát niêm mạc dạ dày, viêm loét hoặc gây rối loạn tiêu hoá.
Tổng quan tình hình khách thể của các công trình nghiên cứu năm trước
Thực tế đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất tại Việt Nam Trên thế giới vấn đề này rất được quan tâm và đã được tiến hành nghiên cứu từ nhiều năm nay.
Vì vậy các nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp bảo vệ môi trường rất được coi trọng tại các nước phát triển Trong khi đó với các nước đang phát triển thì việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất mặc dù đã được chú ý trong vòng khoảng mười năm trở lại đây nhưng lại chưa được quan tâm thích đáng Tại Việt Nam việc nghiên cứu về kinh tế môi trường nói chung và vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói riêng còn rất mới mẻ Các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường còn ít chủ yếu là nghiên cứu nhỏ lẻ, các nghiên cứu chi tiết trên phạm vi rộng lớn rất ít Việc nghiên cứu thường tập trung vào các làng nghề hay các khu công nghiệp ít khi đi sâu vào phân tích tại một công ty hay một ngành riêng biệt để nắm được tình hình cụ thể, khác biệt tại các đơn vị này Ngành công nghiệp dệt may mà trong đó đặc biệt là ngành sản xuất giày da vốn là ngành có mức xả thải lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung vào ngành dệt may nói chung, số lượng nghiên cứu về ngành sản xuất giày da còn ít, chủ yếu là các nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường dưới góc độ kinh tế môi trường rất ít.
Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
− Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Tiến hành phát phiếu điều tra tại các phân xưởng của công ty để thăm dò về tình hình môi trường trên thực tế cũng như cảm nhận, đánh giá của người lao động về môi trường làm việc
− Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Tìm kiếm từ internet các thông tin về quá trình sản xuất giày nói chung, một số biện pháp hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Thu thập các số liệu, báo cáo chi tiết về tình hình thực tế của vấn đề ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH Thành Hưng trong các hồ sơ dữ liệu tại các phòng ban trong công ty.
+ Tìm kiếm trên thư viện sách báo để tìm hiểu về cách thức phân tích, các kết luận, nghiên cứu liên quan tới ô nhiễm môi trường trong sản xuất giày.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Với dữ liệu thứ cấp, tiến hành phân tích các bảng biểu, thu thập và lựa chọn những nhận xét từ đó đưa ra kết luận.
Với dữ liệu sơ cấp, lập bảng thống kê, sàng lọc các dữ liệu, ghi chép lại các ý kiến phỏng vấn.
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động sản xuất gia công giày tại công ty TNHH Thành Hưng
3.2.1 Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Thành Hưng
Công ty TNHH Thành Hưng chính thức được thành lập vào ngày 22/06/1994 với chức năng chủ yếu là: sản xuất giầy xuất khẩu cho TAIWAN với quy mô sản xuất ban đầu là:
- 01 dây chuyền sản xuất với tổng số cán bộ công nhân viên là 400 người.
- Quy mô sản xuất từ 400.000 - 450.000 đôi giày xuất khẩu
Ngày chính thức công ty đi vào hoạt động là ngày 01/10/1994, phân xưởng sản xuất được đóng tại công ty Lương thực cấp I đường Đà Nẵng Hải Phòng, phải cải tạo và xây dựng mới một số hạng mục công trình để phù hợp với dây chuyền công nghệ
Năm 1996 Công ty TNHH Thành Hưng được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã chuyển đến địa điểm mới tại Km 8 đường Đồ Sơn Tại đây công ty đã tiến hành xây dựng 10.000 m 2 nhà xưởng trên khu đất 20.000 m 2 Tháng 10 năm 1996 Công ty đã chuyển 01 dây chuyền từ cơ sở cũ sang, lắp đặt thêm 01 dây chuyền mới với quy mô sản xuất từ 400.000 - 450.000 đôi giày xuất khẩu, tiếp nhận
400 công nhân Tháng 6 năm 1998 Công ty đã lắp đặt thêm 01 dây chuyền mới với quy mô sản xuất từ 400.000 - 450.000 đôi giày xuất khẩu, tiếp nhận 400 công nhân.
Vậy cho đến ngày nay Công ty TNHH Thành Hưng đã có một địa điểm sản xuất kinh doanh ổn định với :
- Quy mô sản xuất từ 1.200.000 - 1.500.000 đôi giày xuất khẩu.
Qua những số liệu trên ta thấy: Công ty TNHH Thành Hưng đã không ngừng phát triển, ngày càng được củng cố và ổn định, tạo được công ăn việc làm cho công nhân, góp phần xây dựng thành phố Cảng ngày càng lớn mạnh.
3.2.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Thành Hưng được thành lập theo giấy phép số 007422 GP/ TLDN-02 ngày 22/06/1994 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 046634 ngày 23/6/1994 do trọng tài kinh tế Thành phố cấp Công ty TNHH Thành Hưng với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là gia công giày, gia công sản xuất hàng da, giả da, vải và cao su, hộp giày cho Đài Loan để xuất đi các nước như Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Pháp
3.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thành Hưng
Ngay từ lúc mới thành lập Công ty TNHH Thành Hưng đã nghiên cứu thành lập một bộ máy lãnh đạo theo phương pháp trực tuyến và trực tuyến chức năng rất gọn nhẹ và có hiệu quả, bao gồm:
+Phòng quản lý sản xuất.
Đánh giá tổng quát về tình hình ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH Thành Hưng
3.3.1 Đặc điểm quy trình sản xuất gia công giày da tại công ty TNHH Thành Hưng
Hình 3.1: Sơ đồ sản xuất mũ giày tại công ty TNHH Thành Hưng
( Nguồn:Phòng tổ chức công ty TNHH Thành Hưng)
Quy trình công nghệ sản xuất mũi giày phát sinh các yếu tố độc hại như : Amoniac, xăng công nghiệp và dung môi hữu cơ ở công đoạn bồi vải, tráng keo, may. Ngoài ra còn phát sinh bụi hữu cơ và vô cơ ở các công đoạn pha cắt may.
Cân, đong nguyên vật liệu, hoá chất, các chất độn, chất phụ gia chuyển hỗn hợp vào máy trộn tạo thành chất dẻo quánh, sau đó qua máy cán để tạo thành những tấm nhựa hoặc cao su dẻo, làm nguội ở nhiệt độ 10 15C, các tấm bán thành phẩm này được chặt và xếp vào kho để ổn định thành phần nhựa Quá trình tinh luyện được tiến hành bằng cách thêm lưu huỳnh và chất tạo màu vào các tấm nhựa và tiếp tục cán lại, rồi cho qua bể làm nguội Trong ba khâu: trộn nguyên liệu, sơ luyện và tinh luyện phát sinh các hoá chất độc hại như: hơi bụi hữu cơ, xyclohexanol, HCl,…
Nguyên liệu vải, da, giả da
Bồi vải, tráng keo Pha cắt mũ giầy
May định vị các chi tiÕt mò giÇy
Bôi ồn Amoniac+DMHC Bôi
Cao su tù nhiên, nhân tạo
Vệ sinh trang trí ép đúc
Làm lạnh Máy cán luyện
Bụi hữu cơ, vô cơ
Chất độn CaCO3 ồn Bụi hữu cơ, vô cơ ồn Bụi hữu cơ, vô cơ
CTR ồn Bôi ồn Bôi CTR
L u huúnh Nguyên liệu màu Phô gia
Hình 3.2:Sơ đồ sản xuất đế giày kèm theo dòng thải (Nguồn:Phòng tổ chức công ty TNHH Thành Hưng)
Dán đế ép đế Dán viền
Vệ sinh KiÓm tra §ãng gãi
Nhiệt Dung môi hữu cơ
Nhiệt d Dung môi hữu cơ
Phế thải Dung môi hữu cơ ồn
Hơi khí độc ồn Phế thải
3.3.1.2 Sơ đồ sản xuất hoàn chỉnh
Hình 3.3: Sơ đồ sản xuất hoàn chỉnh (Nguồn: Phòng tổ chức công ty TNHH Thành Hưng)
Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm cần sử dụng nhiều loại hóa chất, keo dán, ngoài ra còn có các nguồn nhiệt: sấy, lưu hóa nên khả năng gây ô nhiễm môi trường ở bộ phận này thường cao hơn các phân xưởng khác Theo định mức sử dụng keo trên một đơn vị sản phẩm có khoảng 40 đến 50 gam keo/đôi giày khi ở công đoạn hoàn chỉnh chiếm 70% lượng keo tiêu tốn Vì vậy, ô nhiễm dung môi hữu cơ ở công đoạn này rất cần được chú ý Keo dán dùng ở đây là keo dung môi nên chất ô nhiễm môi trường chủ yếu là toluen, xylen, xăng, các chất tẩy rửa như axeton, MEK…
Ngoài ra phân xưởng này còn phát sinh bụi cao su có kích thước mịn do mài cạnh đế, ép dế, kiểm tra sản phẩm… các khí độc hại khác như NO, SO2, CO có thể nói phân xưởng này hoàn toàn hội tụ đủ các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
3.3.2 Tình trạng môi trường tại công ty TNHH Thành Hưng
Bảng 3.4:Tổng hợp các hóa chất, dung môi xuất hiện trong các công đoạn của quá trình sản xuất giày tại công ty TNHH Thành Hưng
STT Các công đoạn Nguyên vật liệu sử dụng
Hoá chất, dung môi xuất hiện
1 Lắp ráp mũ giầy Keo cao su tự nhiên
Keo dán dung môi Mực in thêu
Amôniăc Axêton,MEK,toluen Xăng trắng,Trichloroethylen, mêtylclorua
2 Dán mũi giầy Dung môi hoạt hoá Axêton, MEK, etylaxetat, toluen, butylaxetat, mêtylclorua
3 Chuẩn bị mũ giầy Dung môi tẩy, sơn lót
4 Làm kín đế Thuốc bôi đen Axêton, MEK
5 Làm sạch vật liệu đế giầy
Dung môi tẩy, sơn lót
6 Gắn mũi vào đế giầy Keo dán Axêton, MEK, toluen, xăng, etylaxetat
7 Làm sạch gót giầy Nước tẩy Axêton, MEK, toluen, xăng
8 Sơn đế, gót giầy Sơn Axêton, MEK, butylaxetat
9 Làm sạch mũ giầy Chất làm sạch Xăng trắng, xiclohexanol
10 Phun mũ giầy Hồ vải Axêton, MEK, xiclohexanol
(Nguồn: Phòng tổ chức công ty TNHH Thành Hưng, 2010)Nhận xét: Như vậy các hóa chất chủ yếu xuất hiện và gây ô nhiễm môi trường bao khi người lao động tiếp xúc trực tiếp Điều đáng nói là các chất này rất dễ bay hơi trong không khí Benzen khi xâm nhập vào cơ thể qua da (tiếp xúc trực tiếp) và qua phổi Khi xâm nhập, chừng 75% - 90% được cơ thể thải ra trong vòng nửa giờ Phần còn lại tích luỹ trong mỡ và tuỷ xương, não sau đó được bài tiết chậm ra ngoài Phần benzen tích luỹ này có thể gây các biểu hiện bệnh lý: Gây ra sự tăng tạm thời của bạch cầu; gây ra sự rối loạn oxy hoá - khử của tế bào dẫn đến tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể; nếu hấp thu nhiều benzen cơ thể sẽ bị nhiễm độc với các hội chứng khó chịu, đau đầu, chóng mặt, nôn, có thể dẫn đến tử vong vì suy hô hấp Nếu thường xuyên tiếp xúc với benzen có thể gây nhiễm độc mãn tính Lúc đầu là rối loạn tiêu hoá, ăn kém ngon, xung huyết niêm mạc miệng, rối loạn thần kinh, đau đầu, bị chuột rút, cảm giác kiến bò, thiếu máu nhẹ, xuất huyết trong, phụ nữ hay bị rong kinh, khó thở do thiếu máu Tiếp theo là xuất huyết trong nặng, thiếu máu nặng, giảm bạch cầu Phụ nữ bị nhiễm độc nặng có thể bị đẻ non hoặc sẩy thai đây là bệnh nguy hiểm vì benzen có thể tích luỹ lâu dài trong tuỷ xương có khả năng xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, da là chủ yếu Toluen là chất dễ bay hơi, cháy nổ Chỉ cần một nồng độ nhỏ 1/1000, Toluen đã gây cảm giác mất thăng bằng, đau đầu, nếu nồng độ cao hơn có thể gây ảo giác, choáng ngất. Đánh giá mức tiếp xúc của người công nhân với hỗn hợp dung môi hữu cơ Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, ta cần phải xác định nồng độ các chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất Sau đó so sánh kết quả xác định được với tiêu chuẩn cho phép mà kết luận môi trường có đạt tiêu chuẩn vệ sinh hay không Khi trong môi trường xuất hiện đồng thời nhiều tác nhân như các dung môi hữu cơ, khí độc, các loại bụi khác, có thể dựa vào công thức sau để đánh giá mức tiếp xúc nghề nghiệp
(Nguồn: Giáo trình hóa học môi trường trường đại học Bách khoa, 1999)
C1, C2, C3, …, Cn : là nồng độ các chất 1,2,3,…,n có trong môi trường
TLV1, TLV2, TLV3,…TLVn : là giá trị giới hạn cho phép tương ứng với các chất 1,2,3,…,n
Nếu Ch 1 thì môi trường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Bảng 3.5:Nồng độ các chất trong không khí xung quanh theo tiêu chuẩn trong
Các chất (mg/m 3 ) Toluen Xylen e
Axeton Xăng NH3 SO2 CO NO2 Bụi
(Nguồn: Bộ khoa học và công nghệ - TCVN 2005)
Giá trị giới hạn tối đa cho phép của từng chất (USSR) Đánh giá mực tiếp xúc theo tài liệu hướng dẫn của Hội Các Nhà Vệ Sinh Công Nghiệp Mỹ và thường qui kỹ thuật của Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường.
Bảng 3.6: Giá trị giới hạn tối đa cho phép cả một số chất độc trong không khí
(Nguồn: Hội các nhà vệ sinh công nghiệp Mỹ)
Kết quả so sánh hàm lượng dung môi hữu cơ trong không khí xung quanh xưởng sản xuất công ty TNHH Thành Hưng:
Bảng 3 7: Hàm lượng dung môi hữu cơ trong không khí xung quanh xưởng sản xuất của công ty TNHH Thành Hưng
Vị trí đo Hàm lượng các chất (mg/m 3 không khí)
(Nguồn: Phòng tổ chức công ty TNHH Thành Hưng, 2010)
Từ bảng 3.7 và công thức trên ta tổng hợp được bảng sau:
Bảng 3.8: Giá trị tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơ của 7 nhóm nghiên cứu tiếp xúc tại công ty TNHH Thành Hưng
Nhóm Mức tiếp xúc với hỗn hợp dung môi hữu cơ (Ch)
Nhóm 1 : Nhóm phụ giầy Nhóm 2 : Nhóm gõ và quét keo latex, nhúng dung môi Nhóm 3 : Nhóm quét nước xử lý
Nhóm 4 : Nhóm quét keo1 Nhóm 5 : Nhóm quét keo 2 Nhóm 6 : Nhóm hoàn tất, quét lót đế Nhóm 7 : Nhóm vệ sinh
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy hầu hết các chất đo được trong không khí xung quanh nhà máy đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép Người lao động khi tiếp xúc với các chất hóa học này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe , dẫn đến 1 số bệnh nghiêm trọng.Trong đó 6 loại dung môi chủ yếu mà người công nhân phải tiếp xúc là:Dicloromethylen, dicloroethane, tricloroethane, xylene, benzene, toluene Mức tiếp xúc với dung môi hữu cơ của 7 nhóm được đánh giá ở bảng trên là từ 0,38 – 1,92 Phải kể đến nhóm quét keo 1, 2 và nhóm vệ sinh là những nhóm tiếp xúc nhiều nhất với các hóa chất độc hại, keo dán với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép lần lượt là 1,92 ; 1,04 và1,5 lần Đặc biệt phải kể đến sự tồn tại vượt mức cho phép nhiều lần của benzen (1,8 lần với nhóm quét keo 1 ) Ở nồng độ cao như vậy việc Benzen tích lũy lâu dài trong cơ thể người lao động với hàm lượng gia tăng nhanh chóng là không thể tránh khỏi Điều này sẽ dẫn tới hệ quả tât yếu là các triệu chứng bệnh lý về đường hô hấp cũng như hệ thần kinh nhất là ở những công nhân làm việc lâu năm Cụ thể nhiễm độc Benzen gây thiếu máu nặng, chảy máu răng lợi, thậm chí gây suy tủy, hồng cầu và bạch cầu giảm, gây suy nhược xanh xao và chết vì nhiễm trùng máu Ở dạng cấp tính gây tình trạng say, kích thích thần kinh trung ương Nghiêm trọng hơn Benzen ảnh hưởng trực tiếp tới phụ nữ có thai gây ra sẩy thai, sinh non Toluen cũng là 1 trong những chất có mặt nhiều trong môi trường làm việc của công nhân (54mg/m 3 tại vị trí của nhóm quét keo 2, khoảng 23mg/m 3 với nhóm gõ và quét keo latex, nhúng dung môi và nhóm quét keo 1) Tiếp xúc nhiều vớiToluen sẽ gây choáng, ngất làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động.Metylenclorua chiếm 50,4mg/m 3 cũng là một hóa chất có mặt đáng kể trong không khí.Chất này rất có hại cho sức khỏe người lao động đặc biệt là hô hấp và hệ thần kinh vì là
Trong phân xưởng may, đế, hoàn chỉnh, có sử dụng keo dán Latex là nguồn phát sính khí NH3.
Hầu hết các cơ sở sản xuất giầy cần có hệ thống lò hơi để cung cấp lượng hơi nóng cho quá trình lưu hoá, hấp, sấy giầy Khí lò hơi hoạt động phát thải vào môi trường khí
NO2, SO2, CO,…là những khí có độc tính cao đối với con người và có khả năng phát tán ra môi trường xung quanh không chỉ trong phạm vi nhà máy sản xuất Chính vì vậy chúng có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả người lao động và người dân sống xung quanh quanh nhà máy.
Bụi vô cơ và bụi hữu cơ thường phát sinh trong quá trình cắt may ( đế giày, mũi giày và công đoạn hoàn chỉnh) , gò , mài đế, cán luyện cao su.
Bảng 3.9: Kết quả đo kiểm bụi hơi, khí, tại khu vực xung quanh công ty TNHH
STT Chất thải Nồng độ Tiêu chuẩn cho phép (TCVN
(Nguồn: Phòng tổ chức công ty TNHH Thành Hưng, 2010) Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy nồng độ khí độc hại và bụi tại khu bực xung quanh nhà máy hầu hết không vượt quá tiêu chuẩn cho phép Nồng độ CO vượt quá tiêu chuẩn ở mức thấp ( 2mg/m 3 tương đương 1,07 lần ) Đó là nhờ công ty đã sớm đầu tư lắp đặt lò hơi đốt than thế hệ mới dạng KE hiệu suất cao tiết kiệm nhiên liệu,có thiết bị lọc bụi tốt.Tuy nhiên do sử dụng nhiên liệu chính là than trong thời gian kéo dài nên khó tránh khỏi việc lượng CO vượt quá mức cho phép Nồng độ bụi hữu cơ trong không khí vượt quá tiêu chuẩn ở mức cao(1,4 lần) là biểu hiện của việc sử dụng quá mức ở quy mô lớn các hóa chất công nghiệp Sự có mặt quá mức cho phép của bụi nhất là bụi vô cơ là tác nhân chính dẫn đến bệnh phổi nhiễm bụi Ngoài ra bụi hữu cơ còn gây ra một loạt các bệnh về vào niêm mạc gây ra viêm phù thũng, tiết nhiều niêm dịch; bụi bông, lanh, gai có thể gây co thắt phế quản; viêm, loét trong lòng phế quản bụi đồng có thể gây nhiễm khuẩn da rất khó chữa Bụi còn tác động lên các tuyến nhờn, làm cho khô da, phát sinh các bệnh da như trứng cá, viêm da, thường gặp ở công nhân đốt lò hơi.
Tại phân xưởng pha cắt và phân xưởng hoàn chỉnh do phải sử dụng nhiều loại keo dán đặc biệt là keo latex nên nồng độ NH3 cao hơn nhiều so với bình thường Ngoài ra acetone cũng là một trong những dung môi hữu cơ được sử dụng trong hầu hết các khâu sản xuất giày vì vậy nồng độ acetone trong không khí ở các xưởng sản xuất giày thường rất cao Cụ thể:
Bảng 3.10:Nồng độ một số hóa chất trong không khí tại công ty TNHH Thành Hưng
Tên hóa chất NH3(amoniac) (CH3)2CO (acetone)
TCVS 3733/2002/QĐ - BYT 25mg/m3 1000mg/m 3
(Nguồn: Kết quả đo kiểm môi trường không khí tại công ty TNHH Thành Hưng, 2011)
Nhận xét: Quá trình hoàn chỉnh giày tại phân xưởng hoàn chỉnh phải sử dụng nhiều keo latex để dán cố định các chi tiết và quét nhiều lần nên nồng độ acetone rất cao (gấp 1,6 lần nồng độ cho phép) Tiếp xúc nồng độ acetone lớn như vậy trong khi thiếu sự bảo vệ của các dụng cụ bảo hộ lao động chắc chắn sẽ gây tác hại tiêu cực lên cơ thể người lao động Tại phân xưởng cán nồng độ acetone cũng cao hơn mức cho phép dù nhẹ hơn so với phân xưởng hoàn chỉnh Acetone là chất khí rất độc hại dễ gây cháy nổ, có khả năng gây bỏng Tiếp xúc với acetone lâu dài có hại cho gan, thận, hệ thần kinh và có khả năng gây khuyết tật cho bào thai Lượng amoniac tại phân xưởng hoàn chỉnh cao hơn so với mức quy định không nhiều nhưng tại phân xưởng pha cắt lại cao gấp 2,72 lần Như vậy tại khâu này việc sản xuất giày tại công ty TNHH Thành Hưng đã xuất hiện sự ô nhiễm không khí mà nguyên nhân chính là việc sử dụng một lượng lớn dung môi hữu cơ có chứa amoniac Ở ngưỡng này amoniac gây tổn hại tới hô hấp, kích thích mắt tổn thương phổi Khí amoniac là khí độc hít phải có khả năng phỏng đường hô hấp (triệu chứng nhẹ là rát cổ, khàn giọng ); mặt khác amoniac còn tan được trong nước, có khả năng hòa lẫn vào nước, gây ngộ độc qua đường tiêu hóa
Bảng 3.11: Kết quả đo kiểm nhiệt độ tại công ty TNHH Thành Hưng
STT Vị trí đo Đạt TCVS Không đạt TCVS
2 Dây chuyền gò Đầu dây chuyền 30,5
II Phân xưởng pha cắt
IV Phân xưởng may Đầu phân xưởng 28,4
(Nguồn: Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động tại công ty TNHH Thành Hưng, 2010)
Nhận xét: Quá trình sản xuất giày tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng chủ yếu là trong các công đoạn gia công lưu hóa xen kẽ nhau cùng với máy móc công suất lớn dẫn tới gia tăng nhiệt lượng trong môi trường làm việc Trên đây là kết quả đo kiểm nhiệt độ tại công ty TNHH Thành Hưng do trung tâm y tế dự phòng sở y tế thành phố Hải Phòng thực hiện năm 2010.
Bảng kết quả đo kiểm trên dược tiến hành vào tháng 5 một trong những tháng cao nhưng nhiệt độ trong các phân xưởng đều ở mức cao Theo tiêu chuẩn thì nhiệt độ trong môi trường làm việc của công nhân không được phép vượt quá 32 o C vào mùa hè Nhưng nhiệt độ tại phân xưởng cán tại các vị trí đo đều cao hơn so với quy định 1-2,3 o C Mức nhiệt này vượt khá xa so với tiêu chuẩn cho phép Tại phân xưởng pha cắt nhiệt độ tại máy bồi đặc biệt cao(33,5 o C) so với các vị trí còn lại của phân xưởng Đáng chú ý nhất là vị trí nồi lưu hóa của phân xưởng hoàn chỉnh nhiệt độ cao hơn mức quy định 3 o C Nồi lưu hóa là bộ phận tỏa ra nhiệt lượng nhiều nhất trong các vị trí sản xuất vì vậy có thể dễ dàng hiểu được tại sao đây lại là nơi đo được nhiệt độ cao nhất Nhìn chung nhiệt độ trong phân xưởng sản xuất trực tiếp của công ty đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đòi hỏi phải được khắc phục, giải quyết để đảm bảo năng suất lao động và sức khỏe người lao động
Ô nhiễm chất thải rắn
Hiện công ty TNHH Thành Hưng thải ra trung bình 100 tấn chất thải rắn mỗi dư thừa này không có kho chứa riêng mà chen chúc cùng với các nguyên liệu chưa qua sử dụng trong kho nguyên liệu (diện tích chỉ có 400m 2 ) Vào những ngày nắng nóng số nguyên vật liệu (chủ yếu làm từ cao su) bốc mùi khó chịu thải ra không khí CO2, SO2,
NH3 vốn còn lưu lại trên những mảnh da sau khi qua xử lý, lưu hóa… Theo hợp đồng gia công số da, vải, nguyên liệu thừa này sẽ bị đốt thiêu hủy Như vậy tiếp tục thải ra một lượng lớn CO2 vào không khí và lúc này ô nhiễm chất thải rắn lại chuyển thành ô nhiễm không khí Phần tro đốt chất thải rắn sau đó được giao cho công ty môi trường đô thị HảiPhòng đem xử lý chôn lấp.
Kết quả điều tra trắc nghiệm về tình hình ô nhiễm môi trường tại công ty
Môi trường làm việc có tác động lớn đối với sức khỏe người lao động và qua đó ảnh hưởng tới năng suất lao động Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động và về lâu dài làm suy giảm khả năng làm việc hạn chế sự cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp Dưới đây là báo cáo về sức khỏe người lao động tại công ty TNHH Thành Hưng:
Bảng 3.12:Phân loại sức khoẻ công nhân công ty TNHH Thành Hưng 05/2010
STT Phân loại sức khoẻ Số lượng (người) Tỉ lệ %
(Nguồn: Trung tâm y tế dự phòng– Sở y tế Hải Phòng tháng 5/2010)
Biểu đồ 3.13: Phân loại sức khoẻ công ty TNHH Thành Hưng năm 2010
Nhận xét: Từ bảng số liệu ta thấy sức khỏe của công nhân làm việc tại công ty
TNHH Thành Hưng phần lớn ở mức khỏe (34.2%) và trung bình (45.6%) Số lượng công nhân có sức khỏe ở mức tốt nhất mức rất khỏe không cao (14%) Công nhân có sức khỏe loại yếu và rất yếu ở mức thấp lần lượt là 3.5% và 3.7%.
Cần lưu ý là, theo số liệu của công ty thì lực lượng lao động làm việc tại công ty chủ yếu có độ tuổi từ 18-30 là độ tuổi có sức khỏe tốt nhất, nhưng tỷ lệ lao động có sức khỏe trung bình lại chiếm tỷ lệ cao nhất, và thời gian công tác của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty thường không kéo dài chủ yếu là trên dưới 1 năm, cá biệt có nhiều trường hợp chỉ làm trong vài tháng rồi bỏ Một trong những nguyên nhân của những việc này là điều kiện làm việc ô nhiễm, có nhiều hóa chất độc hại, không đảm bảo vệ sinh Vì vậy công ty cần có biện pháp cải thiện môi trường làm việc tạo điều kiện cho công nhân an tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo kết quả thu được từ phiếu điều tra thì hầu hết người lao động tại công ty TNHH Thành Hưng đều có dấu hiệu mắc một số bệnh nghề nghiệp như sau:
Bảng 3.14:Các triệu chứng bệnh lý thường xuất hiện trên người công nhân làm việc tại công ty TNHH Thành Hưng
Các triệu chứng Công ty TNHH Thành Hưng (N0) n %
Mệt mỏi 30 100 Ăn kém ngon 18 60
Có mảng tím dưới da 5 16,6
Có cảm giác kiến bò 7 23,3
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Nhận xét: Kết quả phỏng vấn 30 công nhân về cảm nhận thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh cho thấy: trong số 19 triệu chứng được quan tâm thì các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, ăn kém ngon, thể hiện sự suy nhược chung của cơ thể có tỷ lệ rất cao Đây là dấu hiệu của việc sức khỏe bị tác động bởi các yếu tố gây ô nhiễm trong thời gian dài, việc này dẫn tới sự giảm sút sức khỏe và về lâu dài sẽ dẫn tới các bệnh nghề nghiệp điển hình Trong số các triệu chứng có liên quan đến dấu hiệu mệt mỏi thần kinh thì các triệu chứng: dễ cáu giận, ù tai, khó nghe, khó ngủ, lo âu cũng là các trường ô nhiễm cũng như việc tích tụ của các hóa chất trong cơ thể đã gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh Tỷ lệ công nhân có dấu hiệu bệnh lý khó thở là 50%, có thể xem đây là một dấu hiệu của việc ô nhiễm bụi và mùi từ các dung môi hữu cơ gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp Tóm lại các chất gây ô nhiễm đã có dấu hiệu tích tụ trong cơ thể các công nhân và ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể họ.
Theo kết quả thông báo khám sức khoẻ định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp. Trung tâm y tế dự phòng – Sở Y tế Hải Phòng tiến hành thì các công nhân còn có một số biểu hiện bệnh lý về da như: sạm da 2 má, sẩn ngứa, chàm hoá bụng, sạm da 2 má rô, sạm da trán, sẩn cục, trứng cá, tổ đỉa bàn tay, bạch biến bẹn… Ngoài ra nhiều công nhân còn có biểu hiện bệnh về đường hô hấp như: ho, tức ngực, khó thở, lao cũ, ho ra máu…
Từ đó cho thấy người lao động làm việc tại công ty đã có những biểu hiện ban đầu của bệnh nghề nghiệp cần được theo dõi kỹ càng và chữa trị kịp thời. Điều đáng nói ở đây là, cũng theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra thì nhận thức của người lao động trong công ty về vấn đề ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế Cụ thể:
Bảng 3.15: Cảm nhận của người lao động về tình hình ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH Thành Hưng Đánh giá Số phiếu Tỷ lệ %
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Nhận xét: Trong số 30 người được phỏng vấn chỉ có 3 người(10%) cho rằng mình không làm việc trong môi trường ô nhiễm, 12 người(40%) cho rằng môi trường làm việc của mình có ô nhiễm và có tới 15 người (50%) nói rằng mình không biết rõ Có thể thấy chỉ có rất ít người cho rằng môi trường làm việc tại công ty TNHH Thành Hưng là không ô nhiễm Một tỷ lệ khá lớn (40%) nhận xét rằng môi trường họ làm việc là có ô nhiễm và một nửa số công nhân được hỏi không nhận thức được môi trường mình làm có ô nhiễm hay không Bản thân người lao động đã nhận thấy có những dấu hiệu của ô nhiễm môi trường tại công ty nhưng lại không cho rằng đó là ô nhiễm môi trường, vì căn cứ theo bảng sau ta thấy:
Bảng 3.16:Cảm nhận của người lao động về mùi dung môi hữu cơ tại nơi làm việc
Mức cảm nhận về dung môi hữu cơ Số phiếu Tỷ lệ %
Không có mùi khó chịu 6 20
(Nguồn:tổng hợp từ phiếu điều tra) Nhận xét: Như vậy khi được hỏi về cảm nhận của bản thân đối với mùi khó chịu trong phân xưởng làm việc 11(36,7) người trả lời phân xưởng mình làm việc có mùi rất khó chịu, 13(43,3%) người cảm nhận có mùi khó chịu trong không khí và chỉ 6 người (20%) cho rằng không có mùi khó chịu tại nơi làm việc của mình Có thể thấy đa số các đối tượng được điều tra phỏng vấn đều phản ánh chung một tình trạng là mùi bốc hơi từ dung môi hữu cơ trong cơ sở sản xuất gây khó chịu hoặc rất khó chịu Từ đó cho thấy vấn đề ô nhiễm hóa chất, dung môi hữu cơ tại công ty là nghiêm trọng và cần có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời
Bảng 3.17: Đánh giá của người lao động về mức độ ô nhiễm tại nơi làm việc Đánh giá về mức độ ô nhiễm Số phiếu Tỷ lệ %
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Nhận xét: Trong số 12 người cho rằng môi trường mình đang làm việc có ô nhiễm thì 6 người (50%) cho rằng mức ô nhiễm ở công ty là trung bình, 3 người đánh giá ô nhiễm môi trường ở công ty là cao Từ đó cho thấy đối với những công nhân nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường tại công ty, thì họ đang làm việc trong một môi trường có độ ô nhiễm tương đối cao Số người lựa chọn ô nhiễm môi trường ở mức rất cao và thấp là thiểu số so với hai lựa chọn trên
Từ kết quả điều tra phỏng vấn và bảng phân loại sức khỏe người lao động tại công ty TNHH Thành Hưng có thể thấy công nhân ở đây đã phải làm việc trong môi trường ô nhiễm gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức công nhân viên, người lao động trực tiếp không biết kiến nghị, khiếu nại với cơ quan nào Việc một nguồn từ nguyên nhân ô nhiễm môi trường khiến người lao động không muốn tiếp tục làm việc tại công ty.
Tổng quan về tình hình, thực trạng ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH Thành Hưng
Ô nhiễm môi trường ở công ty chủ yếu dưới dạng ô nhiễm không khí, nổi bật nhất là ô nhiễm DMHC và ô nhiễm bụi Đây là hai tác nhân chính gây ra một số bệnh nghề nghiệp cho công nhân như các bệnh về da, bệnh đường hô hấp và sự suy nhược của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động qua đó ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân Hai phân xưởng bị ô nhiễm nặng nhất là phân xưởng cán và phân xưởng hoàn chỉnh, với sự xuất hiện vượt mức cho phép của một loạt các hóa chất như
SO2, NO2, NH3, CO, Toluen, và đặc biệt là acetone, benzen Ngoài ra cũng phải kể đến việc nhiệt độ trong các phân xưởng vượt quá mức quy định nhất là vào mùa hè, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe công nhân Người lao động cũng đã cảm nhận được về sự ô nhiễm trong môi trường làm việc của mình nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên chưa nhận thức rõ được đó là ô nhiễm môi trường Chính vì thế, họ không biết phải khiếu nại như thế nào và ở đâu để bảo vệ quyền lợi của mình một cách chính đáng Công ty TNHH Thành Hưng cần có các biện pháp kịp thời để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm hóa chất và ô nhiễm bụi.
Các giải pháp vĩ mô
Giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về môi trường đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp để làm sao cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của các quy định và tiêu chuẩn này Nâng cao nhận thức về các lợi ích mà việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp Mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý về vấn đề bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững Các cơ quan chức năng cần phổ biến các thông tin về các tiêu chuẩn môi trường liên quan tới sản phẩm đồng thời giới thiệu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của một số nước là bạn hàng của Việt Nam cho các doanh nghiệp. cầu môi trường trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh, uy tín doanh nghiệp khi tham gia hội nhập quốc tế Một hệ thống tiêu chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, tính đến điều kiện đặc thù của các doanh nghiệp trong nước sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường do hạn chế về năng lực tài chính, khả năng chuyên môn Các doanh nghiệp có thể nhận thức được rủi ro khi vươn ra thị trường ngoài nước nếu sản phẩm của họ không đáp ứng các yêu cầu về môi trường của nước nhập khẩu Tuy nhiên hạn chế về các khả năng nêu trên khiến họ không thể khắc phục được những khó khăn mà thị trường đặt ra.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Khoa học
& Công nghệ môi trường các địa phương, các viện nghiên cứu với các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực môi trường Dùng các biện pháp kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm, thường xuyên đánh giá hiện trạng môi trường nhằm quản lý và giúp đỡ các cơ sở sản xuất hạn chế mức độ ô nhiễm Công tác này sẽ có hiệu quả khi có sự trợ giúp của hệ thống văn bản, tiêu chuẩn nhà nước.
Phát triển việc sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lực tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… Những nguồn năng lượng này nên được định hướng đầu tư phát triển để phục vụ cho một nền công nghiệp sạch hơn, hiệu quả hơn
Tiến hành áp dụng việc thu phí và lệ phí đối với hoạt động xả thải vượt quá mức cho phép Các nước phát triển (đặc biệt là các nước tư bản phát triển như G7 và các nước bắc Âu, Úc ) đang áp dụng rất mạnh các công cụ kinh tế này với nguyên tắc 3P
"Polluter Pay Principle" đồng thời khuyến khích các nhà sản xuất sử dụng hiệu quả các tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ đầu nguồn của chuỗi cung cấp (supply chain) và khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường Ngoài ra còn có thể áp dụng thuế môi trường.
Thuế môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" Thuế môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối tượng ô nhiễm như:thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm, thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào người sử dụng.
Các giải pháp vi mô
Biện pháp y tế là biện pháp gián tiếp nhằm hạn chế các tác động xấu gây ra hệ quả đáng tiếc việc khám sức khoẻ định kì cho công nhân giúp phát hiện kịp thời các trường hợp nhiễm độc do tiếp xúc, xác định được các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp để theo dõi, điều trị, xác định các nguyên nhân gây bệnh Từ đó đề ra các biện pháp điều trị có hiệu quả đồng thời tiến hành các biện pháp phòng tránh Thực hiện tốt chủ trương an toàn lao động và phòng bệnh hơn chữa bệnh của nhà nước.Từ kết quả kiểm tra y học có thể đánh giá sơ bộ được chất lượng môi trường chung, cũng như từng công đoạn sản xuất để có biện pháp kĩ thuật xử lí thích hợp.
Ngoài ra cần trang bị cho công nhân viên đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động… Nhắc nhở, tuyên truyền, thiết lập các điều lệ lao động để người lao động có ý thức về ô nhiễm môi trường và tự giác sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động Tiến hành khám bệnh định kỳ cho người lao động để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những tác nhân gây tổn hại tới sức khỏe người lao động Định kì khám sức khỏe hàng năm thông thường là 6 tháng một lần Ngoài ra công ty nên có chế độ bồi dưỡng đặc biệt cho công nhân làm việc tại các bộ phận bị ô nhiễm cao.
Công ty có 1000 công nhân trong đó có 850 người sản xuất trực tiếp và 150 công nhân sản xuất gián tiếp, số ca làm việc trong ngày là 2 hoặc 3 ca Giả sử công ty tiến hành khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân mỗi năm 2 lần phí khám bệnh 1 lần/người tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng là 30000 đồng thì chi phí cho việc khám chữa bệnh này sẽ là:
4.3.2 Các biện pháp xử lý dung môi hữu cơ và khí thải
Nhằm giảm nồng độ các dung môi hữu cơ tại nơi làm việc, có thể áp dụng biện pháp ít tốn kém là dùng hệ thống thông gió chung hoặc thông gió cục bộ để pha loãng khí ô nhiễm Tuy nhiên biện pháp này không làm giảm được tải lượng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường Một biện pháp tích cực hơn thường được áp dụng là các dung môi hữu cơ thải ra trong quá trình sản xuất được đưa vào hệ thống thu khí và sau đó vào thiết bị hấp phụ Ở đây các dung môi hữu cơ được hấp phụ trước khi thải ra môi trường Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, ôxit nhôm, zeolit, Ngoài ra cũng cần lưu ý tới việc hạn chế sự bốc hơi của dung môi Các đĩa đựng dung môi cần có nắp đậy, quá trình san rót dung môi từ các thùng chứa ra lọ, đĩa nhỏ phải được tiến hành ở một khu vực riêng biệt. Để xử lý các chất khí và dung môi hữu cơ trong sản xuất giày người ta thường sử dụng phương pháp sau:
Nguyên lý của phương pháp này là do khí thải tiếp xúc với chất lỏng, khi đó các khí này đã được hòa tan trong chất lỏng hoặc biến đổi thành chất ít độc hơn
Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc bề mặt giữa khí thải và chất lỏng, thời gian tiếp xúc, nồng độ môi trường hấp thụ và tốc độ phản ứng giữa chất hấp thụ với khí.
Thiết bị dùng trong phương pháp hấp thụ là một thiết bị trong đó dung dịch hấp thụ và dòng khí sẽ đi qua Thiết bị hấp thụ gồm một số loại chủ yếu sau:
- Tháp phun+ thiết bị rửa khí
Phương pháp hấp thụ dựa vào sự phản ứng của khí với chất hấp thụ dạng rắn Quá trình xảy ra có thể là quá tình vật lí hay hóa học Hiệu quả của thiết bị hấp thụ phụ thuộc vào các yếu tố như diện tích bề mặt chất hấp thụ cũng như khả năng hấp phụ của các chất được chọn Các vật liệu rắn hấp phụ có nhiều lỗ xốp, rỗng, diện tích bề mặt riêng lớn, có khả năng giữ lại các DMHC trong dòng khí đi qua.
Quá trình hấp phụ các hơi DMHC thường được thực hiện trong những lớp điện của tháp đệm Hệ thống xử lí ít nhất phải có 2 tháp để quá trình hấp phụ được diễn ra liên tục,
Tác nhân nhả hấp phụ Khí thải
Miệng hút không bị gián đoạn Quá trình hấp phụ và nhả hấp phụ được diễn ra liên tục, luân phiên trong 2 tháp (1) và (2) Hình 4.1 mô tả thiết bị hấp thụ dạng tháp đệm + tháp đĩa
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống xử lý hơi dung môi hữu cơ bằng phương pháp hấp phụ (Nguồn: Công nghệ xử lý khí thải trường đại học Khoa học tự nhiên, 2006)
Có thể kể đến một số chất hấp thụ phổ biến nhất như:
- Than hoạt tính: là chất rắn, cố bề mặt riêng lớn (500÷1000m 3 /g), đường kớnh lỗ 1ữ2àm nờn cú thể lưu giữ cỏc hơi DMHC, nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu đó chứng minh hiệu suất hấp phụ của than hoạt tính đối với DMHC có thể đạt tới 98%
- Than hoạt tính được chế từ nguyên liệu giàu cacbon như: than bùn, than đá,
- Silicagen: Silicagen là chất rắn hấp phụ tốt đối với các DMHC phân cực như axeton, butylaxetat, Silicagen bền cơ học ở nhiệt độ cao Các tính chất không biến đổi xấu khi Silicagen được gia công ở nhiệt độ lớn hơn 500 o C Thường chúng có kích thước 0,2÷7mm, khối lượng riêng thực 2,1÷2,3g/cm 3 , khối lượng riêng xốp 0,4÷1,7g/cm 3 , khối lượng riêng đông 0,1÷0,8g/cm 3
- Ngoài ra còn có các chất hấp phụ khác như zeolit, ôxit nhôm hoạt tính cũng là những chất có khả năng hấp phụ tốt DMHC. Đối với amoniac , SO2, NO2, CO2 là các chất thường xuyên xuất hiện trong quá trình sản xuất giày có thể áp dụng thêm các biện pháp xử lý sau đây:
- Xử lí Amoniac: Trong quá trình xử lí các dung môi hữu cơ bằng phương pháp hấp phụ dùng than hoạt tính, ôxit nhôm, zeolit, các chất này cũng hấp thụ tốt Amoniac Ngoài ra có thể dùng nước hay dung dịch axit loãng để dung hoà Amoniac, theo phản ứng sau: NH3 + H2O NH4OH
Ứng dụng tính toán chi phí và lợi ích của một số biện pháp giảm thiểu
4.4.1 Nếu áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bằng hệ thống xử lý khí thải
Một vài giả thiết khi tính toán:
- Nếu công ty không đầu tư vào mua sắm, xây dựng thiết bị, hệ thống phòng ngừa ô nhiễm thì toàn bộ số tiền này công ty sẽ gửi tiết kiệm với lãi suất là 21%/năm.
- Ô nhiễm môi trường có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân viên làm giảm sức lao động của công nhân, nghĩa là chi phí y tế cho công nhân cao hay thấp là do chất lượng môi trường quyết định.
Mục đích của việc tính toán chi phí- lợi ích là chứng minh được rằng công ty TNHH Thành Hưng khi thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đã đem lại lợi ích kinh tế hơn khi không thực hiện giảm thiểu ô nhiễm.
Ta có bảng số liệu:
Bảng 4.1: Chi phí dự toán cho việc mua sắm thiết bị giảm thiểu ô nhiễm
STT Công việc Kinh phí (triệu đồng)
1 Xử lý khí thải, hóa chất và lọc bụi 400
2 Trang bị phương tiện phòng hộ cho công nhân 10(hàng năm)
3 Phí khám sức khỏe định kỳ 60(hàng năm)
4 Phí bảo trì máy móc 5 (hàng năm)
(Nguồn tổng hợp từ luận văn)
Nếu được bảo dưỡng tốt thì tuổi thọ của các thiết bị là 10 năm và chi phí bảo trì máy móc mỗi năm là 5 triệu đồng (chi phí các khoản sửa chữa, dầu mỡ…) Như vậy số tiền mà công ty bỏ ra để thực hiện giảm thiểu ô nhiễm trong 10 năm là:
PV = A×PVFA(i,n) Trong đó: PV là giá trị tiền gửi hiện tại.
A: khoản tiền phát sinh hàng năm n: số năm sử dụng của các thiết bị sử dụng. i:lãi suất dùng để tính chuyển.
PVFA: hàm giá trị hiện tại của một dòng tiền
Trong thời gian chưa lắp đặt hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì chi phí khám chữa bệnh hàng năm của công nhân công ty là 235.460.542 đồng Sau khi áp dụng hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm giảm đáng kể, tác động tích cực đến sức khỏe người lao động Vì vậy công ty hầu như chỉ phải trả thêm phí khám bệnh thường niên là 60 triệu đồng Như vậy khoản chênh lệch khi công ty có được mỗi năm khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường là 175.460.542 đồng.
Nhờ có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà công ty tránh khỏi việc lượng khí thải dưới 500 m 3 /giờ theo điều 11-2a nghị định 117/2009/NQ-CP là 1 triệu đến
2 triệu đồng Giả sử công ty bị phạt 10 lần trong 10 năm và nghị định trên vẫn còn hiệu lực thì tổng lợi ích công ty thu được nhờ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường là:
Sau khi thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm ta tiến hành so sánh chi phí và lợi ích khi thực hiện dự án:
NPV = tổng lợi ích – tổng chi phí
Ta thấy NPV > 0, trong trường hợp này công ty đầu tư vào việc thực hiện giảm thiểu ô nhiễm là hoàn toàn đúng Tuy hiệu quả kinh tế chỉ thu được 11,329 triệu đồng không thực sự cao nhưng hiệu quả xã hội thu được là rất lớn do giảm tỷ lệ người ốm đau trong công ty Khi môi trường trong công ty trong lành hơn thì người lao động được làm việc trong môi trường đó sẽ có hiệu suất công việc sẽ cao hơn, thêm vào đó mức phạt dành cho công ty chỉ tính ở mức tối thiểu, đây là những yếu tố chúng ta chưa tính đến.
4.4.2 Trong trường hợp không thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
Công ty sẽ dùng toàn bộ số tiền mua máy móc thiết bị, chi phí sửa chữa hàng năm gửi tiết kiệm với lãi suất ngân hàng r = 21% trong thời gian là 10 năm Khi đó chi phí khám chữa bệnh cho công nhân viên chức là 235.460.542 đồng Bên cạnh đó công ty phải nộp số tiền là 10 triệu đồng tiền phạt vì vi phạm vào điều 11-2a nghị định 117/2009/ NQ-CP (với giả thiết là công ty bị phạt mỗi năm một lần do việc kiểm tra vệ sinh môi trường được thành phố Hải Phòng tiến hành thường niên tại mỗi công ty ).
Khi không thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thì lợi ích thu được là: Áp dụng công thức giá trị tương lai của một khoản tiền
FV = A×(1+i) n Trong đó: Fv là giá trị tương lai của khoản tiền
A : là khoản tiền hiện tại i: là lãi suất dùng để tính chuyển n: là số năm đầu tư
Tổng số tiền mua máy móc thiết bị gửi tiết kiệm sau 10 năm là :
Tổng số tiền cho chi phí hàng năm và mua sắm trang thiết bị phòng hộ cho công nhân hàng năm là : Áp dụng công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền thuần
Trong đó: Fv là giá trị tương lai của dòng tiền thuần
A: là giá trị dòng tiền thuần i: là lãi suất tính chuyển n: là số năm đầu tư
FV2 = ( 10 + 60+5) ×FVFA(21%,10) = 2045,25 ( triệu đồng) Vậy tổng số tiền khi công ty không thực hiện dự án thu được là :
FV = FV1 + FV2+ = 2691 + 2045,25= 4736,25(triệu đồng).
Khi không thực hiện dự án thì số tiền chi khám chữa bệnh cho công nhân viên mỗi năm là: 235.460.542 đồng.
Như vậy số tiền chi cho khám bệnh trong 10 năm sẽ là:
Số tiền phạt mà công ty phải chịu là: 10.000.000 đồng trong 10 năm sẽ là:
Vậy tổng số tiền phải chi trong 10 năm là
FV2= FV1’+FV2’G36,25 + 67,275 = 4803,525 (triệu đồng).
Khi không thực hiện dự án thì:
NPV= tổng thu – tổng chi = FV1- FV2