1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm đảm bảo khai thác bền vững tài nguyên nước tại việt nam

395 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 395
Dung lượng 29,53 MB

Nội dung

Viện khoa học công nghệ việt nam Viện vật lý địa cầu Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nớc Nghiên cứu sở khoa học công nghệ bổ sung nhân tạo nớc dới đất nhằm đảm bảo khai thác bền vững tài nguyên nớc tại việt nam mã số: ĐTĐL 2004/07 Chủ nhiệm đề tài: gs, tskh . nguyễn thị kim thoa 6493 30/8/2007 hà nội - 2007 i Danh sách các chuyên gia thực hiện đề tài Họ tên Nơi làm việc GS.TSKH. Nguyễn Thị Kim Thoa (Chủ nhiệm đề tài) Viện Vật lý Địa cầu TS. Phan Thị Kim Văn (Thư ký đề tài) Viện Địa chất PGS. TS. Nguyễn Văn Giảng Viện Vật lý Địa cầu ThS. Bùi Trần Vượng Liên đoàn Địa chất thủy văn -Địa chất công trình Miền Nam KS. Phạm Văn Hoà Viện Vật lý Địa cầu TS. G. Arduino UNESCO, Jakarta GS.TS.Bono University La Sapienza Rome, Italy GS.TSKH. Bùi Học Trường Đại học Mỏ- Địa chất TS. Nguyễn Văn Đản Liên đoàn Địa chất thủy văn -Địa chất công trình Miền Bắc PGS.TS. Nguyễn Văn Hoàng Viện Địa chất PGS. TS. Đoàn Văn Cánh Trường Đại học Mỏ- Địa chất TS. Lê Huy Minh Viện Vật lý địa cầu TS. Lưu Thị Phương Lan Viện Vật lý địa cầu PGS. TS. Hà Duyên Châu Viện Vật lý địa cầu KS. Vũ Ngọc Trân Liên đoàn Địa chất thủy văn & Địa chất công trình Miền Trung KS. Phan Thanh Sáng Đoàn Địa chất thủy văn -Địa chất công trình 705, Phan Thiết TS. F. Gherardi CNR- Research Area of Pisa, Italy GS.TS. G.M. Zuppi University Ca Foscari Venezia, Italy ii BÀI TÓM TẮT Đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu sở khoa học công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm bảo đảm khai thác bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam”, mã số ĐTĐL-2004/07 đã được thực hiện ở trình độ quốc tế. Ban chủ nhiệm đề tài đã hoàn thành xuất sắc mọi hạng mục của đề tài theo Hợp đồng nghiên cứu khoa họ c phát triển công nghệ số 07/2004/HĐ-ĐTĐL ký ngày 6 tháng 1 năm 2004. Nguyên nhân thành công của đề tài được xác định là do ngay từ khi bắt đầu triển khai đề tài Ban chủ nhiệm đề tài đã lựa chọn đúng phương thức để triển khai, đó là: xác định hợp tác quốc tế là yếu tố quyết định thành công của đề tài, tập hợp các chuyên gia đa ngành của Việt Nam, xây dựng quan hệ tốt với địa phương nơ i triển khai, sử dụng phương tiện làm việc qua Intermet những điều chỉnh cần thiết trong khi triển khai đề tài. Kết quả nghiên cứu sở khoa học công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất cho phép kiến nghị chuyển đổi kịp thời tên gọi từ BSNTNDĐ sang quản lý bổ sung tầng chứa nước (MAR), phù hợp với khuyến nghị của UNESCO & Hội Địa chấ t thuỷ văn quốc tế; đồng thời tiếp cận những kiến thức mới về công nghệ quản lý bổ sung tầng chứa nước (MAR). Kết quả nghiên cứu mô hình thử nghiệm MAR tại vùng cát huyện Bắc Binh cho phép khẳng định: mô hình thử nghiệm MAR tại Bắc Bình là ví dụ đầu tiên ở Việt Nam đã áp dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu hiện đại thể tại Việt Nam trên th ế giới để hiểu rõ cấu trúc địa chất thủy văn của vùng khảo sát, chất lượng nước được bổ sung, đánh giá nguồn nước, theo dõi sự thay đổi của nguồn nước, chất lượng nước; đã cung cấp những số liệu đo đạc đầu tiên của thí nghiệm bơm tại Bàu Nổi về hệ số dẫn nước lưu lượng nước cho tầ ng chứa nước bổ sung, cung cấp những thông tin giá trị về chất lượng nước dưới đất, thu được những kinh nghiệm hữu ích khi áp dụng các phương pháp địa vật lý trong nghiên cứu nước dưới đất, về nghiên cứu đồng vị phóng xạ, xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất; cho phép đề xuất 7 dự án quản lý bổ sung tầng chứa nước cho khu vực cồn cát 2 trong số 7 dự án đã được tri ển khai tại địa phương; cung cấp sở số liệu gốc phục vụ các chuẩn mực trong nghiên cứu tương lai tại khu vực cồn cát ven biển miền Trung. Việc triển khai khai thác nước tại Bàu Nổi cung cấp cho cư dân xã Hồng Phong là một minh chứng rõ rệt về tính hiệu quả của việc đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất phục vụ nhu cầu bức thiết của c ư dân vùng khảo sát. Giải pháp quản lý bổ sung tầng chứa nước (MAR) cho vùng ven sông Hồng, khu vực Hà Nội được xây dựng trên sở các điều kiện tự nhiên thuận lợi : sẵn nguồn nước mặt tự nhiên lớn từ sông Hồng; tồn tại các của sổ địa chất thuỷ văn, tầng chứa nước khai thác chiều dày lớn, hệ số thấm cao. Kiểu quan hệ thuỷ l ực giữa nước iii dưới đất nước sông phù hợp thuận tiện cho việc xây dựng các công trình khai thác thấm lọc đơn giản với công suất lớn, vừa đáp ứng yêu cầu cung cấp nước của thành phố vừa đảm bảo quản lý bổ sung tầng chứa nước một cách hữu hiệu. Đã xây dựng được luận cứ khoa học hướng dẫn qui trình triển khai các đề án MAR. Đã tổ chức thành công 3 khoá đào t ạo chuyên sâu tại Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh, cung cấp kiến thức về MAR cho 93 học viên, đào tạo được các thành viên của đề tài nghiên cứu sinh đạt trình độ cao. Đã truyền đạt kiến thức chuyên sâu đến các đồng nghiệp công chúng, đến các bộ ngành địa phương. Đề tài ĐTĐL-2004/07 đã đặt nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo tại Việt Nam như MAR tại đảo Phú Quý, Bình Thuận hoặc MAR tại Tp. Hồ Chí Minh để chống ngậ p chống lún. iv MỤC LỤC Danh sách các chuyên gia thực hiện đề tài i Bài tóm tắt ii Mục lục iv Bảng chú giải các chữ viết tắt vi Mở đầu 1 Chương I. NGHIÊN CỨU SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BỔ SUNG NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT I. 1. Lựa chọn phương thức triển khai đề tài I. 2. khoa học công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất I. 3. Các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả bổ sung nhân tạo nước dưới đất I.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả bổ sung nhân tạo nước dưới đất I. 5. Tổng quan về bổ sung nhân tạo n ước dưới đất trên thế giới I. 6. Quản lý bổ sung tầng chứa nước (MAR) I. 7. Áp dụng quản lý bổ sung tầng chứa nước (MAR) tại Việt Nam 6 7 14 33 40 46 57 63 Chương II. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG ĐỀ TÀI II. 1. Các phương pháp khảo sát địa chất thủy văn II. 2. Các phương pháp địa vật lý II. 3. Phương pháp khoan & thí nghiệm bơm khảo sát tầng chứa II. 4. Các phương pháp quan trắc chất lượng nước II. 5. Phương pháp địa chất thuỷ văn đồng vị II. 6. Phương pháp quan trắc động thái nước dưới đất bằng CTD II. 7. Phương pháp mô hình dòng chảy nước dưới đất 69 69 70 74 77 81 84 88 Chương III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ BỔ SUNG TẦNG CHỨA NƯỚC (MAR) TẠI BẮC BÌNH, BÌNH THUẬN III. 1. Đặc điểm địa chất thuỷ văn của khu vực nghiên cứu III.2. Khảo sát địa vật lý để hiểu rõ đặc điểm địa chất thuỷ văn vùng cát huyện Bắc Bình III. 3. Khoan thăm dò, quan trắc khai thác nước tại Bắc Bình III. 4. Nghiên cứu nguồn nước trong quản lý bổ sung tầng chứa nước tạ i Bắc Bình III. 5. Nghiên cứu nguồn gốc tuổi của nước dưới đất tại Bắc Bình bằng phương pháp địa chất thuỷ văn đồng vị III. 6. Xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất vùng Bắc Bình III. 7.Các dự án quản lý bổ sung tầng chứa nước (MAR) tại khu vực cồn cát huyện Bắc Bình để cung cấp nước 90 91 118 146 156 173 184 199 v Chương IV. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỬ NGHIỆM QUẢN LÝ BỔ SUNG TẦNG CHỨA NƯỚC TẠI BÀU NỔI IV. 1. Chuẩn bị khu vực thử nghiệm & xây dựng Trạm quan trắc IV. 2. Quan trắc động thái nước dưới đất tại Bắc Bình IV. 3. Bơm thí nghiệm khảo sát tầng chứa tại Bàu Nổi IV. 4. Xác định tốc độ dịch chuyển của nước dưới đất bằng kỹ thuật hạt nhân đánh d ấu IV. 5. Quan trắc chất lượng nước tại Bàu Nổi trong quá trình bơm thử nghiệm IV. 6. Khai thác nước tại Bàu Nổi IV. 7. Đánh gía đề án quản lý bổ sung tầng chứa nước tại Bắc Bình, Bình Thuận 206 208 217 228 238 250 270 272 Chương V. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỔ SUNG TẦNG CHỨA NƯỚC TẠI VEN SÔNG HỒNG, KHU VỰC HÀ NỘI V. 1. Điều kiện tự nhiên & địa chất thuỷ văn ven Sông Hồng khu vực Hà Nội V. 2. Kết quả khảo sát địa vật lý ven Sông Hồng khu vực Hà Nội V. 3. Quan hệ thuỷ lực đặc điểm thấm lọc vùng ven sông Hồng khu vực Hà Nội V. 4. Tình trạng ô nhiễm của sông Hồng V. 5. Kh ả năng xây dựng các công trình khai thác thấm lọc ven Sông Hồng 280 281 309 322 335 352 Chương VI. LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ BỔ SUNG TẦNG CHỨA NƯỚC & ĐÀO TẠO PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VI. 1. Luận cứ khoa học về quản lý bổ sung tầng chứa nước VI. 2. Hướng dẫn về Quản lý bổ sung tầng chứa nước VI. 3. Các khoá đào tạo chuyên sâu về quản lý bổ sung tầng chứa nước VI. 4. Đào tạo thành viên đề tài nghiên cứu sinh VI. 5. Phổ biế n kiến thức về quản lý bổ sung tầng chứa nước 359 359 363 366 376 381 Kết luận 385 Lời cám ơn 389 Tài liệu tham khảo 390 Phụ lục 405 vi Các chữ viết tắt, ký hiệu, đơn vị đo Hội Địa chất thủy văn quốc tế IAHS Hội Thủy văn quốc tế IHS Tổ chức phi chính phủ NGO Viện nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Liên bang Australia CSIRO Tổ chức giáo dục, khoa học văn hoá của Liên hiệp quốc UNESCO Bổ sung nhân tạo nước dưới đất BSNTNDĐ Bổ sung nhân tạo BSNT Quản lý bổ sung tầng chứa nước MAR (Management of Aquifer Recharge) Nước dưới đất NDĐ Địa chất thuỷ văn ĐCTV Địa chất công trình ĐCCT Cửa sổ địa chất thỷ văn CSĐCTV Lỗ khoan LK Bán kính lỗ khoan r Nhiệt độ ° C Tổng khoáng hoá, TDS, mg/l Độ mặn g/l Độ dẫn điện µS/cm Điện trở suất Ωm Bề dầy tầng chứa H, m Lưu lượng Q, m 3 /ngày Hệ số dẫn nước kD, m 2 /ngày Hệ số thấm nước k, m/ngày Hệ số nhả nước trọng lực µ Vận tốc nước dưới đất l/gy Mực nước hạ thấp s, m Đồng vị môi trường 3 H, 2 H, 18 O Đơn vị đo Triti T.E Độ lệch của mẫu nước nghiên cứu so với nồng độ của nước biển đại dương ‰SMOW Độ lỗ hổng n Phần mềm để xây dựng mô hình dòng chảy NDĐ Visual MODFLOW Máy đo mực nước chất lượng nước tự động CTD Phần mềm LoggerDataManager để xử lý số liệu CTD LDM 1 MỞ ĐẦU Năm 2003 được Liên hợp quốc lấy tên là “Năm quốc tế về nước” do nhu cầu về nước sạch đã trở nên vô cùng bức thiết trên toàn cầu. Ngày Nước thế giới năm 2007 Liên Hiệp Quốc lại tiếp tục nêu chủ đề “Đối phó với tình trạng thiếu nước”. Chủ đề này nêu bật tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng trên khắp thế giới sự cần thiết c ủa việc tăng cường hợp tác ở cấp địa phương lẫn quốc tế để bảo đảm tính hiệu quả, bền vững công bằng của vấn đề quản lý nước. Dân số thế giới ngày càng tăng, dẫn tới nhu cầu về nước tăng lên, trong khi tài nguyên nước chỉ giới hạn. Sự thay đổi về khí hậu, những khó khăn về xây dựng đập trữ n ước cũng như hiệu quả của các đập trữ nước trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt sản xuất ở khắp nơi trên Trái đất. Để giải quyết nhu cầu về nước, các chuyên gia địa chất thủy văn trên thế giới đã đề xuất công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất là các ho ạt động của con người làm nước mặt từ sông, suối, hồ thấm vào lòng đất với tốc độ thường lớn hơn nhiều lần bổ sung tự nhiên, tạo ra một sự gia tăng tương ứng về mức độ an toàn khi khai thác nước dưới đất. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Trong lĩnh vực cấp nước, bổ sung nhân tạ o đã được áp dụng với rất nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là: - Gia tăng lượng nước dưới đất cho cấp nước; - Cải thiện chất lượng nước; - Chứa nước nhạt tại các vùng lượng nước cung cấp nước nhạt thay đổi rõ rệt theo các mùa trong năm; - Ngăn cản sự xâm nhập của nước mặn vào các tầng chứa nước. Các nhà địa chất thủy n thường nói về bổ sung nhân tạo như một biện pháp bảo đảm khai thác nước dưới đất cải thiện chất lượng nước đang bị suy thoái tại các khu vực khai thác tập trung với quy mô lớn. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất đóng một vai trò quan trọng trong quá trình “tái sử dụng” nước, bởi nó tạo ra những lợi thế chất lượng (xử lý qua tầng chứa nước) tạo ra những hội cho việc tích trữ lượng nước chênh lệch theo mùa giữa cung cầu. Tái sử dụng nước bảo tồn lưu lượng nước dư để dùng tạm trong các kho chứa nước là các tầng chứa nước dưới đất cũng thể giúp ta đối phó với những điều bất thường xảy ra trong tương lai về mặt khí hậu ảnh hưởng của những bất thường đó đối v ới quá trình cung cấp nước mặt nước dưới đất. Thiết kế quản lý các hệ thống bổ sung nhân tạo nước dưới đất liên quan với các chuyên ngành địa chất, địa hóa, địa chất thủy văn, thủy văn, khí tượng, địa vật lý, sinh học kỹ thuật công trình Tùy theo tính chất nhiệm vụ, bổ sung nhân tạo nước dưới đất thể chia 2 thành bổ sung nhân tạo nước dưới đất trong quy hoạch tổng thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên bổ sung nhân tạo bằng các biện pháp chuyên môn phục vụ cho các mục đích cụ thể. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất trong quy hoạch tổng thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm từ việc qui hoạch phát triển rừng đầu nguồn nhằm tăng khả năng thấm của nước mưa đến việ c xây dựng các hồ chứa nước lớn nhỏ phục vụ vào việc khai thác tiềm năng thủy điện, điều hòa dòng chảy, tưới, nuôi cá v.v… Bổ sung nhân tạo bằng các biện pháp chuyên môn phục vụ cho mục đích cấp nước bao gồm các biện pháp bổ sung nhân tạo gián tiếp (thấm qua đáy sông) các phương pháp bổ sung trực tiếp (bồn thấm, ép nước lỗ khoan, thấm qua hố móng moong khai thác). Công nghệ bổ sung nhân t ạo nước dưới đất phục vụ cho cấp nước bao gồm: - Chọn khoảng thời gian cần bổ sung đối tượng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất; - Chọn nguồn cấp nước để bổ sung (thời gian, chất lượng, trữ lượng); - Đánh giá điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, khí hậu, vệ sinh, kinh tế-kỹ thuật cũ ng như các nhân tố điều kiện khác trên quan điểm xem xét ảnh hưởng của chúng đến phương pháp kỹ thuật bổ sung nhân tạo; - Chọn phương pháp bổ sung nhân tạo; - Dự báo sự thay đổi thể xảy ra đối với lưu lượng chất lượng nước ở các công trình khai thác nước; - Đánh giá trữ lượng khai thác từ nguồn bổ sung nhân tạo để lập luận chứng sở khai thác cho các nhà máy n ước; - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất để chọn phương pháp kinh tế nhất. Trên thế giới, các phương pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã được tiến hành từ nhiều năm qua đã thu được các kết quả khả quan giúp cho việc bảo đảm khai thác bền vững tài nguyên nước. Tại Hội nghị quốc tế về Vậ t lý địa cầu Trắc địa tổ chức ở Sapporo, Nhật Bản vào tháng 7 năm 2003 đã một cuộc hội thảo riêng về vấn đề này với rất nhiều báo cáo từ các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, nước dưới đất là nguồn cung cấp nước chính cho một số thành phố nông thôn. Trong những năm vừa qua, sự gia tăng khai thác nước ở một số nơi cho sinh hoạt tưới tiêu đã vượt quá khả năng tái tạo của nguồn nước dưới đất. Thêm vào đó, sự thay đổi tập quán canh tác đất, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố thuỷ văn, thay đổi khí hậu đã tác động mạnh tới sự bổ sung tự nhiên trữ lượng nước dưới đất. Kết quả mực nước ngầm bị suy giảm nghiêm trọng Tình trạng hạn hán 3 ở các tỉnh Miền Trung đã xảy ra liên tiếp nhiều năm gần đây. Tại Hội thảo khoa học “Bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất tại Việt Nam” do Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7/2003 đã 11 báo cáo khoa học của các chuyên gia địa chất thủy văn về vấn đề cần thiết phải triể n khai bổ sung nhân tạo nước dưới đất vùng đồng bằng sông Hồng tại Hà Nội, vùng ven biển miền Nam Trung Bộ, đồng bằng Nam Bộ thành phố Hồ Chí Minh. Với những lý do nêu trên, đề tài độc lấp cấp Nhà nước “Nghiên cứu sở khoa học công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm bảo đảm khai thác bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam”, mã số ĐTĐL -2004/07 đã đượ c Bộ Khoa học & Công nghệ ký quyết định số 2454/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 12 năm 2003 phê duyệt để triển khai trong 3 năm 2004 – 2006, với tổng kinh phí là 2.500 triệu đồng. Mục tiêu của đề tài : 1. Xây dựng luận cứ khoa học bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại Việt Nam. 2. Đề xuất mô hình bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại một số khu vực đặc trưng ở Việt Nam. 3. Tạo d ựng các tiền đề cho việc khai thác bền vững nước dưới đất tại Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nội dung nghiên cứu được giao : 1. Nghiên cứu sở khoa học BSNTNDĐ ở Việt Nam: ♦ Các vấn đề về phương pháp luận, các phương pháp BSNTNDĐ. ♦ Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường khi áp dụng phương pháp BSNTNDĐ vào Việt Nam. ♦ Nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả giải pháp bổ sung nhân tạo. ♦ Nghiên cứu các yế u tố xã hội – kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả giải pháp bổ sung nhân tạo. ♦ Nghiên cứu các lợi ích, những mặt hạn chế sự không ổn định của một số phương pháp BSNTNDĐ. 2. Nghiên cứu các điều kiện địa lý tự nhiên, địa chất, địa chất thuỷ văn ở vùng cát tỉnh Bình Thuận nhằm áp dụng giải pháp BSNTNDĐ. ♦ Nghiên c ứu đặc điểm cấu trúc địa chất – địa chất thủy văn vùng cát tỉnh Bình Thuận. ♦ Nghiên cứu đặc điểm phân bố không gian các tầng chưa bão hòa, tầng bão hòa nước các tầng ngăn nước vùng nghiên cứu bằng các phương pháp địa vật lý. ♦ Nghiên cứu động thái nước dưới đất của các tầng chứa nước. ♦ Xác định phân bố các tham số học, vật lý các t ầng đất phía trên tầng chứa [...]... đề tài 5 Chương I NGHIÊN CỨUSỞ KHOA HỌCCÔNG NGHỆ BỔ SUNG NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT Khi phê duyệt đề tài Nghiên cứusở khoa họccông nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm bảo đảm khai thác bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam , Bộ Khoa học Công nghệ đã khẳng định mục tiêu của đề tài là: - Xây dựng luận cứ khoa học bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại Việt Nam - Đề xuất mô hình bổ sung. .. sung nhân tạo nước dưới đất (BSNTNDĐ) Bổ sung nhân tạo nước dưới đất là một biện pháp bảo đảm công suất khai thác nước dưới đất cải thiện chất lượng nước dưới đất đang bị suy thoái tại các khu khai 15 thác tập trung với qui mô lớn Ở Việt Nam bổ sung nhân tạo nước dưới đất vẫn đang còn rất mới mẻ Bổ sung nhân tạo nước dưới đất thể được định nghĩa như sau: Bổ sung nhân tạo nước dưới đất là các... kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm của đề tài được công bố đều phải ghi rõ quan tài trợ bên cạnh Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam Dưới đây, chúng tôi dẫn một số kết quả về hợp tác quốc tế trong khuôn khổ đề tài đã được triển khai Hội thảo khoa học UNESCO -Việt Nam “Tăng cường nguồn nước ngầm bằng giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất ở Đông Nam Á” đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh Bình... móng moong khai thác thể sử dụng nhưng do diện tích hạn chế công suất bổ sung thường rất nhỏ Hình I.7 BSNTNDĐ trực tiếp qua hố móng hoặc moong khai thác Bổ sung nhân tạo bằng lỗ khoan ép nước Nước mặt thể được ép vào các tầng chứa nước thông qua các lỗ khoan ép nước được khai thác thông qua các lỗ khoan khai thác nước khác Hình I.8 minh họa một hệ thống gồm một lỗ khoan ép nước để bổ sung nhân. .. nước dưới đất Các phương pháp bổ sung nhân tạo trực tiếp thể chia ra thành 3 nhóm: Bổ sung nhân tạo bằng bồn thấm Trong bổ sung nhân tạo bằng bồn thấm, nước mặt từ sông hồ được chuyển tới một thành hệ địa chất thích hợp, thấm xuống hình thành nước dưới đất, vì vậy tăng lượng cung cấp nước dưới đất (Hình I.6) Nước đi vào tầng chứa nước thể chia thành 3 giai đoạn: 1) nước thấm vào đất, 2) nước ngấm... về bổ sung nguồn nước để nghiên cứu, đề xuất đồ BSNTNDĐ - Xây dựng công trình thử nghiệm BSNTNDĐ tại một địa phương theo dõi vận hành công trình trong 1 năm - Xây dựng qui trình BSNTNDĐ để đảm bảo khai thác bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam, tuyên truyền phổ biến kiến thức về BSNTNDĐ tới người quản lý sử dụng, đào tạo chuyên gia, chuyển giao công nghệ Căn cứ vào Quyết định của Bộ Khoa học. .. bài tại lớp đào tạo về BSNTNDĐ tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội tại Viện Môi trường & Tài nguyên (Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh) vào tháng 10 năm 2005 Các lớp đào tạo này không chỉ nhằm đào tạo sinh viên cao học cán bộ trẻ, mà còn tạo hội để các chuyên gia khoa học Trái đất của Việt Nam tìm hiểu về BSNTNDĐ một lĩnh vực nghiên cứu mới áp dụng những hiểu biết này vào những điều... xuất mô hình bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại một số khu vực đặc trưng ở Việt Nam - Tạo dựng các tiền đề cho việc khai thác bền vững nước dưới đất tại Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội Trên sở mục tiêu đã được xác định này chúng tôi đã thiết kế việc triển khai đề tài theo hướng sau: - Nắm vững qui trình BSNTNDĐ đang được áp dụng trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam - Xác định 2 vùng... sông hoặc hồ với mực nước dưới đất gây ra bởi hút nước thông qua lỗ khoan hoặc hành lang khai thác Hình I.5 minh họa bổ sung nhân tạo được tạo ra từ sông vào tầng chứa nước Trong phương pháp này, nguồn bổ sung cho tầng chứa nước bị chi phối bởi hai yếu tố: 1) Lưu lượng khai thác từ hành lang khai thác Q, 2) Khoảng cách L giữa hành lang khai thác sông Hình I.5 BSNTNDĐ từ nước sông thấm qua trầm... tới lỗ khoan khai thác Phương pháp này được thực hiện ở các công trình khai thác gần các sông, hồ, kênh, suối Khi các công trình khai thác nước hoạt động tạo ra nguồn bổ sung từ sông, hồ, kênh, suối hình thành một phần của lượng nước được khai thác Công suất của lỗ khoan khai thác phụ thuộc vào bổ sung gián tiếp thể bị thay đổi trong năm do dao động của mực nước sông, hồ, kênh, suối Khi nước trong . ii BÀI TÓM TẮT Đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm bảo đảm khai thác bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam”, mã. Với những lý do nêu trên, đề tài độc lấp cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm bảo đảm khai thác bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam”, mã số. dưới đất nhằm bảo đảm khai thác bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam”, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khẳng định mục tiêu của đề tài là: - Xây dựng luận cứ khoa học bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Ngày đăng: 08/06/2014, 19:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w