1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021

116 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Chăm Sóc Người Bệnh Nội Trú Của Điều Dưỡng Viên Tại Khoa Cấp Cứu Và Đột Quỵ, Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương, Năm 2021
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh Hân
Người hướng dẫn TS. Trần Quang Thắng
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 647,39 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (15)
    • 1.1. Tổng quan về điều dưỡng và công tác CSNB (15)
      • 1.1.1. Các định nghĩa về điều dưỡng (15)
      • 1.1.2. Vai trò, chức năng, trách nhiệm của điều dưỡng viên (15)
      • 1.1.3. Các học thuyết điều dưỡng (16)
    • 1.2. Chăm sóc điều dưỡng (18)
      • 1.2.1. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện (18)
      • 1.2.2. Khái niệm về chăm sóc hỗ trợ người bệnh (18)
      • 1.2.3. Quy định CSNB trong bệnh viện (18)
      • 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CSNB của điều dưỡng viên (19)
    • 1.3. Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch (20)
      • 1.3.1. Khái niệm tiêm an toàn (20)
      • 1.3.2. Nguyên tắc thực hành tiêm (20)
      • 1.3.3. Tiêm, truyền tĩnh mạch (21)
    • 1.4. Một số nghiên cứu về công tác CSNB của điều dưỡng viên (21)
      • 1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới (21)
      • 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (22)
    • 1.5. Thông tin khái quát về cơ sở nghiên cứu (26)
      • 1.5.1. Thông tin về Bệnh viện Lão khoa Trung ương (26)
      • 1.5.2. Thông tin về khoa Cấp cứu và Đột quỵ (26)
    • 1.6. Khung lý thuyết (28)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (29)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (29)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (30)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (30)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (30)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (30)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (31)
      • 2.5.1. Thu thập thông tin về công tác CSNB của điều dưỡng viên tại khoa qua phỏng vấn người bệnh/NNBN bằng bộ câu hỏi (31)
      • 2.5.2. Quan sát hoạt động của ĐDV (32)
      • 2.5.3. Phương pháp thu thập thông tin định tính (33)
    • 2.6. Các biến số và cách xác định biến số nghiên cứu (33)
    • 2.7. Tiêu chuẩn đánh giá (38)
      • 2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá quan sát ĐDV thực hiện 2 quy trình kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch (38)
      • 2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá các nội dung chăm sóc qua thu thập thông tin từ NB/NNNB (39)
    • 2.8. Xử lý số liệu và phân tích (40)
    • 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu (40)
  • Chương 3: KẾT QUẢ (42)
    • 3.1. Công tác CSNB của điều dưỡng viên qua thu thập thông tin từ NB/NNNB. 29 1. Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu (42)
      • 3.1.2. Kết quả hoạt động CSNB của điều dưỡng viên (44)
    • 3.2. Thực trạng tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch và truyền dịch (57)
      • 3.2.1. Quan sát ĐDV thực hành quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, truyền dịch (57)
      • 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ hai quy trình kỹ thuật tiêm, truyền dịch của điều dưỡng viên (64)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (71)
    • 4.1. Công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên (71)
      • 4.1.1. Công tác tiếp đón người bệnh của điều dưỡng viên (71)
      • 4.1.2. Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng viên (72)
      • 4.1.3. Công tác chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh cá nhân cho người bệnh (73)
      • 4.1.4. Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh (74)
      • 4.1.5. Công tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh (76)
      • 4.1.6. Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh (76)
      • 4.1.7. Công tác chăm sóc, thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh (77)
      • 4.1.8. Công tác chăm sóc thực hiện y lệnh CLS cho người bệnh (78)
      • 4.1.9. Công tác tư vấn, hướng dẫn, GDSK cho người bệnh (79)
      • 4.1.10. Đánh giá chung về công tác chăm sóc qua thông tin thu thập từ NB/NNNB (79)
    • 4.2. Công tác thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch, truyền dịch và các yếu tố ảnh hưởng (82)
      • 4.2.1. Công tác thực hiện hai quy trình tiêm tĩnh mạch và truyền dịch (82)
      • 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ hai quy trình tiêm truyền tĩnh mạch của điều dưỡng viên (84)
        • 4.2.2.1. Ảnh hưởng giữa các yếu tố nhân khẩu học (84)
        • 4.2.2.2. Yếu tố áp lực công việc (84)
        • 4.2.2.3. Yếu tố điều kiện làm việc (85)
        • 4.2.2.4. Sự quan tâm của lãnh đạo (85)
    • 4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu (86)
  • KẾT LUẬN (87)

Nội dung

TỔNG QUAN

Tổng quan về điều dưỡng và công tác CSNB

1.1.1 Các định nghĩa về điều dưỡng

Florence Nightingale đã đưa ra một định nghĩa về ngành Điều dưỡng cách đây hơn 100 năm: "Điều dưỡng là một hành động thiết thực bảo vệ môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp cho bệnh nhân bình phục" Trong thuyết đầu tiên này, Florence Nightingale đã đề cao vai trò của công tác điều dưỡng Người điều dưỡng không những được huấn luyện để chăm sóc bệnh nhân ốm đau mà còn được huấn luyện như những người nội trợ [4].

Canadian Nurses Association (CAN, 1984) đã nêu một định nghĩa về ngành Điều dưỡng như sau: "Điều dưỡng nghĩa là phải chăm sóc bệnh nhân phù hợp với bệnh tật của họ bao gồm cả việc luyện tập về tinh thần, chức năng và phục vụ bệnh nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe, ngăn chặn ốm đau, hoà nhập vào cộng đồng và xã hội" [4].

Tại Việt Nam Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của liên Bộ Y tế và Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y đã xác định cụ thể nhiệm vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của điều dưỡng viên [9].

Tóm lại, điều dưỡng là một nghề trong hệ thống y tế nhằm chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, đáp ứng nhu cầu sức khỏe con người.

1.1.2 Vai trò, chức năng, trách nhiệm của điều dưỡng viên

1.1.2.1 Vai trò : Theo tài liệu quản lý điều dưỡng thì điều dưỡng có 5 vai trò [4]:

- Vai trò là người chăm sóc: Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng hiệu quả Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại không thể thay thế được sự chăm sóc của người điều dưỡng

- Vai trò người truyền đạt thông tin: Giao tiếp quy định mối quan hệ giữa người bệnh và người điều dưỡng, giữa người điều dưỡng và đồng nghiệp cũng như các nhân viên khác Nó có vai trò quan trọng trong hoạt động của người điều dưỡng.

- Vai trò người giáo viên: Người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm viện.

- Vai trò người tư vấn: Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh để nhận biết và đương đầu với những stress về tâm lý hoặc những vấn đề của xã hội.

- Vai trò người biện hộ cho người bệnh: Thúc đẩy những hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm có những nhu cầu của người bệnh được đáp ứng.

1.1.2.2 Chức năng : Điều dưỡng có 3 chức năng sau [4]:

1 Chủ động thực hiện các hoạt động CSĐD cho người bệnh

2 Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ

1.1.2.3 Trách nhiệm Điều dưỡng viên có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tật, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng bao gồm: Điều dưỡng với người bệnh, điều dưỡng với nghề nghiệp, điều dưỡng với đồng nghiệp.

Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau [3]:

1 Không bao giờ được từ chối sự giúp đỡ người bệnh

2 Giúp đỡ người bệnh loại trừ đau đớn về thể chất

3 Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh

4 Tôn trọng nhân cách và quyền của con người

5 Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh

1.1.3 Các học thuyết điều dưỡng

Nightingale nhìn nhận vai trò của người điều dưỡng không chỉ đơn thuần là cho người bệnh dùng thuốc mà định hướng vào việc tác động tới môi trường để giúp đỡ người bệnh mau chóng phục hồi [4] Các yếu tố môi trường đó là:

3 Sự ấm áp của buồng bệnh

4 Sự sạch sẽ nơi giường bệnh và buồng bệnh

5 Sự yên tĩnh của buồng bệnh và bệnh viện

6 Dinh dưỡng cho người bệnh đầy đủ

Quan niệm của Nightingale về vai trò của người điều dưỡng trong việc sử dụng môi trường bệnh viện tác động vào sự hồi phục của người bệnh đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong chương trình đào tạo và là chức năng cơ bản của người điều dưỡng.

Nguyên tắc thực hành điều dưỡng của Virginia Henderson liên quan tới các nhu cầu cơ bản của con người 14 nhu cầu cơ bản theo học thuyết Virginia Henderson đã giúp chúng ta xác định khung nội dung về thực hành điều dưỡng [4] đó là;

1 Đáp ứng nhu cầu về hô hấp

2 Đáp ứng nhu cầu về ăn uống

3 Giúp đỡ người bệnh bài tiết

4 Giúp đỡ người bệnh về thay đổi, duy trì tư thế, vận động và tập luyện

5 Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ

6 Giúp người bệnh mặc và thay quần áo

7 Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt

8 Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày

9 Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện

10 Giúp người bệnh trong sự giao tiếp

11 Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng

12 Giúp người bệnh lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng

13 Giúp người bệnh trong những hoạt động vui chơi giải trí

14 Giúp người bệnh có kiến thức về y học.

Học thuyết Virginia Henderson gợi ý cho người điều dưỡng khi tiếp cận với người bệnh cần phải đánh giá và chẩn đoán những nhu cầu của họ trên cơ sở đó hỗ trợ họ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người.

1.1.3.3 Học thuyết Tự chăm sóc của Dorothea Orem Đó là, người điều dưỡng cần đưa ra những hành động chăm sóc để thỏa mãn nhu cầu chăm sóc của người bệnh/khách hàng của họ và những hành động chăm sóc này phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người Mặt khác, người điều dưỡng cần nhận định mức độ hạn chế tự chăm sóc của người bệnh để phát hiện nhu cầu chăm sóc của họ mà đáp ứng, phục vụ Tùy thuộc vào mức độ hạn chế tự chăm sóc, người bệnh được xếp vào 1 trong 3 cấp độ phụ thuộc vào sự chăm sóc, bao gồm: phụ thuộc hoàn toàn, phụ thuộc một phần và không phụ thuộc (tự chăm sóc được).

Chăm sóc điều dưỡng

1.2.1 Khái niệm về CSNB trong bệnh viện

Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [5]. Điều dưỡng viên thực hiện chăm sóc người bệnh theo mức độ phân cấp như sau: Chăm sóc cấp I: Người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện, hỗ trợ toàn bộ và liên tục cho người bệnh của điều dưỡng viên.

Chăm sóc cấp II: Người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên.

Chăm sóc cấp III: Người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hàng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên [5].

1.2.2 Khái niệm về chăm sóc hỗ trợ người bệnh

Chăm sóc hỗ trợ người bệnh trong bệnh viện là những người bệnh có những khó khăn, những hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày mà họ không tự chăm sóc bản thân được và những người bệnh có nhu cầu hỗ trợ của điều dưỡng, hộ sinh về dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, tinh thần, phục hồi chức năng và tư vấn, giáo dục sức khỏe [5].

1.2.3 Quy định CSNB trong bệnh viện

Công tác CSNB trong bệnh viện gồm ba nguyên tắc cơ bản sau [5]:

- Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.

- Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt độngCSĐD, theo dõi do ĐDV, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm

- Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ

Trong đó, các nội dung chăm sóc điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh đó là [5];

Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe

Chăm sóc vệ sinh cá nhân

Chăm sóc phục hồi chức năng

Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong

Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

Theo dõi, đánh giá người bệnh

Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong CSNB Ghi chép hồ sơ bệnh án

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CSNB của điều dưỡng viên

Theo Quyết định 1215/QĐ-BYT ngày 12/4/2013 của Bộ Y tế về phê duyệt

“Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng giai đoạn từ nay đến năm 2020” [7] Những tồn tại và thách thức đã ảnh hưởng đến công tác CSNB của điều dưỡng đó là:

- Trình độ chuyên môn của điều dưỡng

- Thiếu nhân lực điều dưỡng.

- Cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị (TTB) cho CSNB còn nhiều hạn chế, thiếu các thiết bị, phương tiện phục vụ người bệnh.

- Tình trạng bệnh nhân quá tải và quá tải công việc làm cho điều dưỡng không có thời gian giao tiếp với người bệnh, người bệnh chờ đợi lâu mới được chăm sóc, phục vụ dẫn đến người bệnh kém hài lòng.

Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch

1.3.1 Khái niệm tiêm an toàn

Theo Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ Y tế) [6] nêu rõ: Tiêm an toàn là một quy trình tiêm:

- Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm

- Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm

- Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng

1.3.2 Nguyên tắc thực hành tiêm

Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều lượng; đúng thời điểm; đúng đường tiêm để bảo đảm an toàn cho người bệnh Nội dung này cần thực hiện tại 2 thời điểm chuẩn bị phương tiện thuốc tiêm và trước khi tiêm [6].

Phòng và chống sốc: Trước khi tiêm cần hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn trước khi cho người bệnh tiêm mũi thuốc đầu tiên Luôn mang theo hộp thuốc chống sốc khi đi tiêm Trong khi tiêm cần bơm thuốc chậm, vừa tiêm vừa theo dõi sắc mặt người bệnh [6].

Phòng chống xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh

- Chọn vùng da tiêm mềm mại, không có tổn thương, không có sẹo lồi lõm

- Xác định đúng vị trí tiêm

- Tiêm đúng góc độ và độ sâu

- Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh [6].

- Luôn hỏi người bệnh tiền sử dùng thuốc để tránh tương tác thuốc

- Bảo đảm đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm, truyền

- Chuẩn bị thuốc và phương tiện tiêm ở môi trường sạch, không bụi, không vấy máu hoặc dịch

- Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn [6].

Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 30 độ so với mặt da Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ, mềm mại, không di động, da vùng tiêm nguyên vẹn [6].

Một số nghiên cứu về công tác CSNB của điều dưỡng viên

1.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng công tác chăm sóc người bệnh Nghiên cứu của Haider Mohammed Majeed năm 2016 về kiến thức, thực hành của 50 điều dưỡng tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) bệnh viện Baghdad, Irad cho thấy 54% điều dưỡng có trình độ từ cao đẳng trở lên, 58% trong số họ được đào tạo về chăm sóc đặc biệt. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học với việc thực hành chăm sóc người bệnh của điều dưỡng [37]

Nghiên cứu của Lucy Rodrigues (2004) cho thấy, người bệnh được đáp ứng nhu cầu nằm tại khoa cấp cứu có tác dụng củng cố lòng tin của họ thông qua các hoạt động của điều dưỡng viên Nghiên cứu chỉ ra rằng, tất cả các yêu cầu về thể chất của người bệnh đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, ngoại trừ yêu cầu hỗ trợ về tâm lý và tinh thần chưa đạt chuẩn Để tăng cường chất lượng chăm sóc cần thiết phải đánh giá kỹ thuật của điều dưỡng viên và ý kiến phản hồi từ người bệnh [40].

Nghiên cứu nhận thức về chất lượng chăm sóc và xác định các khu vực cải tiến chất lượng của Muntlin A, Gunningberg L và Carlsson M (2006) tại Thụy Điển cho thấy hơn 20% người bệnh cho rằng điều dưỡng không thể hiện sự quan tâm đến tình hình cuộc sống của họ và người bệnh cũng không nhận được những thông tin hữu ích từ điều dưỡng về cách tự chăm sóc bản thân [36].

Theo cơ quan nghiên cứu chất lượng chăm sóc sức khỏe y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ, các nhà nghiên cứu gồm các tác giả Robert L – Kane và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng các bệnh viện có số lượng điều dưỡng cao hơn thì tỷ lệ tử vong tại bệnh viện đó thấp hơn Nghiên cứu kết luận các bệnh viện cần có cam kết về chất lượng và trong đó có một vấn đề là phải tăng số lượng điều dưỡng trong bệnh viện [41].

Nghiên cứu của Kelly Scott (2010) cũng chỉ ra rằng, số lượng điều dưỡng có liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, ở bệnh viện nào có nhiều điều dưỡng có trình độ cao và số lượng đông thì chất lượng chăm sóc cao hơn hẳn các bệnh viện khác [38].

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 9688 điều dưỡng và 5766 người bệnh của

Li – ming You và cộng sự (2013) nhằm đánh giá một cách toàn diện nguồn lực điều dưỡng tại 181 bệnh viện ở Trung Quốc và mối liên hệ giữa nguồn lực điều dưỡng với chất lượng CSNB Kết quả cho thấy: 38% điều dưỡng ở Trung Quốc làm việc quá sức, đánh giá môi trường làm việc và chất lượng chăm sóc tại bệnh viện của họ làm việc ở mức thấp (61% và 29%) và mức độ an toàn người bệnh ở các bệnh viện là 36% [39]

Từ các nghiên cứu trên cho thấy nhu cầu chăm sóc của bệnh nhân là rất lớn, khi bị bệnh tật, con người sẽ không tự đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bản thân mà cần có sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình khi ở nhà và của điều dưỡng khi ở bệnh viện Điều đó cho thấy vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu CSNB của điều dưỡng tại bệnh viện hiện nay.

1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Từ năm 2002 đến nay, công tác nghiên cứu khoa học về điều dưỡng tại Việt Nam đã được quan tâm đẩy mạnh, góp phần quan trọng phát triển ngành Điều dưỡng ở nước ta Qua 4 kỳ tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc của ngành điều dưỡng, đã có hàng trăm đề tài khoa học về công tác điều dưỡng được báo cáo, nhiều đề tài có giá trị khoa học cao và được nhiều bệnh viện áp dụng thực tế [18] Tuy nhiên, các đề tài đánh giá về công tác CSNB của điều dưỡng còn hạn chế.

Nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn (2007), tìm hiểu cảm xúc và nhu cầu chăm sóc về mặt tinh thần của người bệnh ở bệnh viện Trường Đại học Y DượcHuế, nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 230 người bệnh, trong đó 98 người bệnh điều trị nội trú và 132 người bệnh ngoại trú Kết quả cho thấy, đa số người bệnh vào khám và điều trị đều có nhu cầu chăm sóc về mặt tinh thần (86,5%), đối tượng mà người bệnh chọn để chia sẻ và tư vấn là điều dưỡng chiếm tỷ lệ lần lượt là 28,7% và27,2% Tâm lý người bệnh sợ khi vào viện khám, chữa bệnh chiếm tỷ lệ 53,5%.Điều dưỡng lưu ý là có đến 15,4% người bệnh cho rằng sợ nhân viên y tế (bác sỹ,điều dưỡng, hộ lý) [27] Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc tinh thần cho người bệnh của điều dưỡng viên đạt ở mức độ nào.

Nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011) thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng viên qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011 cho thấy điều dưỡng viên chỉ làm tốt chức năng cơ bản như: phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ đạt 84,2%; theo dõi, đánh giá người bệnh đạt 80,5%; tiếp đón người bệnh đạt 78,9%.

Hỗ trợ người bệnh về tâm lý, tinh thần; Hỗ trợ ăn uống; tư vấn giáo dục sức khỏe còn hạn chế: 62,2%; 55,6%; 49,6% [23].

Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng (2011) về thực trạng hoạt động CSNB của ĐDV tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2011 cho thấy người bệnh được ĐDV hỗ trợ thay đồ vải là 43,9%, hỗ trợ thay đổi tư thế là 13,6%, người bệnh ít được hỗ trợ chăm sóc khác như vệ sinh thân thể là 3% và không nhận được sự hỗ trợ đại tiểu tiện Trong đó, người nhà người bệnh hỗ trợ cho người bệnh về chăm sóc vệ sinh cá nhân chiếm tỷ lệ là 65,2%, hỗ trợ ăn uống và thay đồ vải là 33,4% [17]

Nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2013), tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh như: hỗ trợ đại tiểu tiện,vệ sinh cá nhân, ăn uống, thay đồ vải, tỷ lệ NNNB đảm nhiệm giảm dần từ 78,1% xuống 63,6%, thay vào đó là do sự hỗ trợ của NVYT, sự phối hợp giữa NVYT và NNNB, tỷ lệ này tăng dần từ 10,5% đến 22,2% Về nhu cầu tập luyện phục hồi chức năng được NVYT trực tiếp thực hiện là 30,6% Kết quả thể hiện, ĐDV tại bệnh viện này đã có chuyển biến tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cơ bản cho người bệnh [28].

Nghiên cứu của nhóm Dương Thị Bình Minh (2012) về thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị năm 2012 Kết quả cho thấy người bệnh đánh giá được điều dưỡng hướng dẫn, giải thích chế độ ăn uống theo bệnh tật đạt tỷ lệ cao (90,7%); công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh được người bệnh đánh giá chiếm tỷ lệ cao (94,9%); theo dõi đánh giá người bệnh (94%); thực hiện thuốc, theo dõi dùng thuốc và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cũng được người bệnh đánh giá cao trên 90% [21].

Nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc (2013) về đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện ba quy trình kỹ thuật chuyên môn trong CSNB của điều dưỡng tại bệnh viện E năm 2013 Quan sát thực hành 3 quy trình kỹ thuật với 311 tần số quan sát với bảng kiểm được xây dựng sẵn Kết quả thực hành: Tỷ lệ điều dưỡng đạt trong quy trình tiêm là 68,2%, truyền dịch là 72,3% [24].

Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu (2014) về thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng qua đánh giá của người bệnh nội trú về các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2014 cho thấy điều dưỡng viên làm tốt các chức năng cơ bản như: Theo dõi đánh giá người bệnh chiếm 91%; Tiếp đón người bệnh đạt 88%; Hỗ trợ tâm lý, tinh thần cho người bệnh đạt 82,3%, bên cạnh đó công tác hỗ trợ cho người bệnh về vệ sinh cá nhân hàng ngày là chưa được thực hiện tốt chỉ đạt 58,5% [10].

Thông tin khái quát về cơ sở nghiên cứu

1.5.1 Thông tin về Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện đầu ngành về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tiền thân là Viện Bảo vệ sức khỏe người có tuổi trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, thành lập ngày 15 tháng 11 năm 1983 Do nhu cầu về khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng cao và tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam nhanh hơn dự báo, nên tháng 10 năm 2006 Bộ Y tế quyết định thành lập Viện Lão khoa Quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế, đến năm 2010 đổi tên thành Bệnh viện Lão khoa Trung ương Bệnh viện hiện có quy mô 311 giường bệnh, 28 khoa, phòng, trung tâm với trên 480 viên chức, người lao động, trong đó có 99 bác sĩ, 229 điều dưỡng viên [1].

Ngay từ khi thành lập, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc không ngừng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc qua đó góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt cho đối tượng người bệnh chủ yếu là người cao tuổi, nên ban lãnh đạo Bệnh viện đã đề ra nhiều giải pháp như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn, thái độ giao tiếp ứng xử nhằm đáp ứng nhu cầu và làm tăng sự hài lòng của người bệnh/ người nhà người bệnh Nhiều cuộc khảo sát nội bộ và độc lập cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh đối với Bệnh viện luôn đạt trên 90% [1].

1.5.2 Thông tin về khoa Cấp cứu và Đột quỵ

Tổ chức và nhân sự:

Khoa Cấp cứu và Đột quỵ được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 6/2017 [1], hiện có 39 nhân viên y tế, trong đó:

Bác sỹ: 07 (trong đó Tiến sỹ: 01, CK II: 02, Thạc sỹ: 04) Điều dưỡng viên: 31, trong đó ĐDV có trình độ đại học: 09 ĐDV có trình độ cao đẳng: 21 ĐDV có trình độ trung cấp: 01

Khoa được bố trí gồm 1 phòng ICU, 3 phòng điều trị và chăm sóc người bệnh nhẹ, 1 phòng đón tiếp cấp cứu ban đầu, 1 bộ phận làm công tác hành chính.

Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu và đột quỵ cấp được chuyển tới bệnh viện. Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch

Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện.

Phối hợp chặt chẽ với trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu.

Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.

Khung lý thuyết

Khung lý thuyết dựa theo Thông tư 07/2011/TT- BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng về CSNB trong bệnh viện [5] và tiêu chuẩn đánh giá mức độ thực hành chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng của Hội Điều dưỡng Việt Nam [16].

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng viên qua thu thập thông tin từ NB/NNNB đồng thời mô tả thực trạng tuân thủ cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch và truyền dịch của ĐDV bằng việc quan sát và phỏng vấn sâu Việc chỉ lựa chọn quan sát, đánh giá hai quy trình tiêm tĩnh mạch và truyền dịch do nguồn lực và thời gian có hạn cũng như đây là hai kỹ thuật rất phổ biến, được áp dụng chăm sóc trên tất cả người bệnh ngay cả khi mới vào khoa.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Người bệnh điều trị nội trú từ ngày thứ 3 trở đi tại khoa Cấp cứu và Đột quỵ hoặc NNNB

- Các điều dưỡng viên có thời gian công tác tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ tối thiểu từ 1 năm trở lên.

- Đại diện Lãnh đạo khoa Cấp cứu và Đột quỵ.

- Điều dưỡng viên trực tiếp làm công tác CSNB tại khoa CC & ĐQ

- Người bệnh/NNNB gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và trao đổi thông tin

- NB/NNNB không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Điều dưỡng viên đang nghỉ thai sản, đi học, thời gian công tác dưới 1 năm,học việc, thử việc.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2021 đến tháng 10/2021.

+ Mẫu định lượng từ NB/NNNB: Từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021. + Quan sát ĐDV: Từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021.

+ Mẫu định tính (PVS): Từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021.

 Địa điểm nghiên cứu: Khoa Cấp cứu và Đột quỵ

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

n: số người bệnh điều trị nội trú tại khoa CC&ĐQ được phát vấn

Z: Độ tin cậy Khi α = 0,05, độ tin cậy 95% thì Z = 1,96

p: là tỷ lệ người bệnh được ĐDV chăm sóc tốt (theo một số nghiên cứu trước thì mức trung bình là 65%) vậy p = 0,65.

- Dựa vào các chỉ số và công thức trên đã tính được cỡ mẫu là 91.

- Cộng thêm 5% để dự phòng mẫu NB/NNNB không điền đủ thông tin Vì vậy số mẫu cần lấy cho nghiên cứu là n= 96.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện

Trong thời gian 3 tháng, nhóm nghiên cứu đã đến khoa cập nhật danh sách người bệnh đang làm thủ tục ra viện đồng ý tham gia nghiên cứu, những người bệnh không có khả năng trả lời thì phát phiếu phỏng vấn cho NNNB Tính đến ngày 30/5/2021 chúng tôi đã chọn được 96 người bệnh đủ các tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.

Cỡ mẫu nhân viên y tế

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành quan sát toàn bộ 31 điều dưỡng viên, mỗi điều dưỡng viên được quan sát 3 lượt thực hiện tiêm tĩnh mạch và 3 lượt truyền dịch (hai lượt đầu là thử nghiệm để hoàn thiện cách lấy mẫu, kết quả nghiên cứu lấy ở lần quan sát thứ 3).

Cỡ mẫu định tính (phỏng vấn sâu)

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 9 cuộc phỏng vấn, gồm:

+ 03 Điều dưỡng (điều dưỡng trưởng và điều dưỡng chăm sóc)

Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Thu thập thông tin về công tác CSNB của điều dưỡng viên tại khoa qua phỏng vấn người bệnh/NNBN bằng bộ câu hỏi

- Học viên đã sử dụng Phiếu phỏng vấn người bệnh/NNNB được xây dựng dựa theo các nội dung chăm sóc của điều dưỡng viên quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế [5] Bộ câu hỏi gồm 2 phần (Phụ lục 2).

Phần I: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Phần II: Các nội dung chăm sóc NB của điều dưỡng viên qua đánh giá của người bệnh nội trú hoặc NNNB.

+ Chăm sóc cơ bản: Tiếp đón người bệnh, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc tâm lý tinh thần, chăm sóc PHCN, theo dõi đánh giá người bệnh.

+ Hỗ trợ và phối hợp điều trị: Thực hiện y lệnh thuốc, thực hiện y lệnh cận lâm sàng.

+ Tư vấn, hướng dẫn GDSK cho người bệnh

Bộ phiếu phỏng vấn đã được tiến hành điều tra thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức.

- Các đối tượng nghiên cứu đã được học viên thông báo mục đích của nghiên cứu và trả lời những câu hỏi khi đối tượng nghiên cứu cần làm rõ.

- Học viên đã tiến hành phỏng vấn người bệnh/NNBN theo các nội dung trong phiếu khảo sát và đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của người bệnh/NNBN Trong qua trình phỏng vấn, các nội dung người bệnh trả lời chưa rõ học viên đã hỏi và thống nhất ngay với người bệnh/NNBN.

2.5.2 Quan sát hoạt động của ĐDV

Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên đề tài này tôi chỉ thực hiện quan sát trực tiếp việc điều dưỡng viên thực hiện 2 quy trình tiêm kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch cho người bệnh dựa theo các Tiêu chí Bảng kiểm của Quyết định 3671/QĐ- BYT ngày 27/9/2012 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn - Hướng dẫn tiêm an toàn [6] (Phụ lục 3, 4).

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện quan sát trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần khi các hoạt động chăm sóc người bệnh được diễn ra.

Phiếu quan sát đã được thiết kế sẵn, mỗi ĐDV được quan sát liên tục và ít nhất 3 lần cho một quy trình kỹ thuật

2.5.3 Phương pháp thu thập thông tin định tính

Phương pháp thu thập số liệu định tính được thực hiện nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CSNB của điều dưỡng cũng như các giải pháp nhằm tăng cường công tác CSNB của điều dưỡng hiện nay.

- Phiếu hướng dẫn PVS để phỏng vấn lãnh đạo khoa CC&ĐQ (Phụ lục 5).

- Phiếu hướng dẫn PVS người bệnh hoặc người nhà người bệnh (Phụ lục 6).

- Phiếu hướng dẫn PVS điều dưỡng trực tiếp CSNB (Phụ lục 7).

Các cuộc PVS đã được học viên trực tiếp phỏng vấn tại phòng hành chính khoa,được ghi âm và gỡ băng.

Các biến số và cách xác định biến số nghiên cứu

- Các biến số về thông tin người bệnh/NNNB (người được phỏng vấn).

- Các biến số về thông tin cá nhân điều dưỡng viên

- Biến số về thực hiện công tác CSNB của điều dưỡng viên xây dựng dựa trên Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về CSNB trong bệnh viện được nhóm thành 3 lĩnh vực chính: Chăm sóc cơ bản; Hỗ trợ và phối hợp điều trị; Tư vấn, hướng dẫn GDSK.

T Tên biến số Định nghĩa biến Loại biến

I Thông tin chung người bệnh/NNNB tham gia nghiên cứu

1 Giới Nam/nữ Nhị phân Phát vấn

2 Tuổi Là tuổi tính theo năm dương lịch

(hiệu số 2021 trừ đi năm sinh)

3 Nghề nghiệp Nghề mà đối tượng nghiên cứu đang làm Định danh Phát vấn

4 Nơi cư trú Là nơi ở của đối tượng Định danh Phát vấn

II Thông tin chung điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu

5 Giới Nam/nữ Nhị phân SLTC

6 Tuổi Là tuổi tính theo năm dương lịch

(hiệu số 2021 trừ đi năm sinh)

Là bằng cấp chuyên môn cao nhất được căn cứ để xếp ngạch lương

Là thời gian tính từ lúc bắt đầu làm việc chuyên môn cho tới nay

Các chỉ số đánh giá mục tiêu

T Tên biến số Định nghĩa biến Loại biến

I Mục tiêu 1: Công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên

Là sự tiếp nhận người bệnh khi vào khoa, sắp xếp giường bệnh

Phân loại Phát vấn và quan sát

Là sự tư vấn, giải thích về chế độ ăn uống phù hợp đối với người bệnh

Phân loại Phát vấn và quan sát

11 Chăm sóc vệ sinh cá nhân người bệnh hàng ngày

Là sự tư vấn, giúp đỡ người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày

Phân loại Phát vấn và quan sát

Là giao tiếp với người bệnh thái độ ân cần và thông cảm, động viên người bệnh an tâm điều trị và phối hợp với nhân viên y tế trong quá trình điều trị và chăm sóc, giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc của người bệnh, giữ yên tĩnh, trật tự trong buồng bệnh

Phân loại Phát vấn và quan sát

13 Chăm sóc phục hồi chức năng

Hướng dẫn, tư vấn người bệnh tập luyện, phục hồi chức năng sớm, hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh xoay trở, thay đổi tư thế phòng ngừa loét ép do tì đè

Phân loại Phát vấn và quan sát

14 Theo dõi, đánh giá người bệnh

Là sự theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh để nhận định điều dưỡng chính xác, phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường để báo bác sĩ điều trị.

Phân loại Phát vấn và quan sát

Thực hiện y lệnh, hỗ trợ điều trị

15 Kỹ năng thực hành tiêm truyền

Là việc thực hành đạt các bước trong bảng kiểm theo đúng quy trình

16 Thực hiện y lệnh cận lâm sàng

Là việc thực hiện các y lệnh xét nghiệm, đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm CLS

Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe

Là việc phổ biến cho người bệnh những nội quy, quy định của bệnh viện, của khoa.

18 Hướng dẫn quyền và nghĩa vụ của người bệnh/NNNB

Là việc phổ biến những quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh

19 Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe

Là việc tư vấn cho người bệnh tự theo dõi, chăm sóc theo tình trạng bệnh lý; dùng thuốc; tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện và lối sống.

II Mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ 2 quy trình kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch của điều dưỡng viên. Áp lực công việc

20 Số người bệnh chăm sóc trung bình/ngày

Là số người bệnh trung bình mà mỗi điều dưỡng chịu trách nhiệm theo dõi, chăm sóc trong ngày

Là các công việc ngoài chăm sóc trực tiếp trên người bệnh mà người điều dưỡng còn phải đảm nhiệm trong ngày

Là số nhân lực điều dưỡng được đáp ứng đảm bảo chăm sóc người bệnh theo quy định tại Thông tư số 08/2007/TTLT- BYT-BNV ngày 05/6/2007

PVS Điều kiện làm việc

23 Cơ sở vật chất, trang thiết bị để

Là tình trạng CSVC các TTB tại khoa đảm bảo cho công tác CSNB

24 Sự phối hợp với đồng nghiệp

Là sự phối hợp của điều dưỡng và bác sĩ trong CSNB

Sự quan tâm của lãnh đạo BV/khoa

25 Tập huấn các quy trình, quy định CSNB

Bệnh viện tổ chức tập huấn cập nhật các quy trình, quy định CSNB cho điều dưỡng

Lãnh đạo BV/Phòng ĐD/Khoa thực hiện kiểm tra, giám sát công tác CSNB của điều dưỡng

27 Tham dự Hội nghị, Hội thảo về lĩnh vực điều dưỡng Được tham dự các Hội nghị, Hội thảo về lĩnh vực điều dưỡng

28 Đào tạo nâng cao trình độ điều dưỡng

Có được cử đi học dài hạn, ngắn hạn để nâng cao trình độ

29 Đào tạo tại chỗ Là tham dự các buổi đào tạo về chuyên môn tại bệnh viện, tại khoa hoặc theo cách cầm tay chỉ việc

30 Quan tâm, động viên khuyến khích của lãnh đạo

Là sự gần gũi, tạo điều kiện và động viên điều dưỡng kịp thời

31 Khen thưởng Bệnh viện có chế độ khen thưởng khi điều dưỡng thực hiện tốt CSNB

Tiêu chuẩn đánh giá

2.7.1 Tiêu chuẩn đánh giá quan sát ĐDV thực hiện 2 quy trình kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch

- Thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch theo bảng kiểm của Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn - Mục 6 Hướng dẫn tiêm an toàn [6].

Mỗi bước được xác định điểm chuẩn, có 03 mức độ đánh giá là “Thực hiện tốt”, “Thực hiện nhưng chưa tốt/ chưa đầy đủ” và “Không thực hiện” Kết quả được tính là “đạt” và “chưa đạt”.

+ Thực hiện tốt: Đạt điểm tối đa so với điểm chuẩn, khi ĐDV thực hiện đầy đủ quy trình và các bước thao tác đúng kỹ thuật.

+ Thực hiện nhưng chưa tốt/ chưa đầy đủ: Đạt ẵ điểm so với điểm chuẩn, khi ĐDV thực hiện đúng nhưng bỏ sót một số bước không ảnh hưởng đến chất lượng quy trình và không nguy hại cho người bệnh.

+ Không thực hiện: cho 0 điểm

+ Bảng kiểm kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, gồm 19 bước được tính tổng điểm là

22, được tớnh “đạt” khi tổng điểm ≥ 15 điểm và bước 1, 2, 11, 14 cú điểm đạt ẵ điểm chuẩn trở lên; “chưa đạt” khi tổng điểm < 15 điểm hoặc bước 1, 2, 11, 14 có bước không thực hiện.

+ Bảng kiểm kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch, gồm 17 bước được tính tổng điểm là 20, được tính “đạt” khi tổng điểm ≥ 15 điểm và bước 1, 2, 9, 10 có điểm đạt ẵ điểm chuẩn trở lờn; “chưa đạt” khi tổng điểm < 15 điểm hoặc cỏc bước 1, 2, 9, 10 có bước không thực hiện.

2.7.2 Tiêu chuẩn đánh giá các nội dung chăm sóc qua thu thập thông tin từ NB/ NNNB

Mỗi câu hỏi có 03 mức độ đánh giá được xếp theo thứ tự 1, 2, 3:

1 Thực hiện tốt/đầy đủ

2 Thực hiện nhưng chưa tốt/chưa đầy đủ

3 Không thực hiện Ở mức độ 2: Thực hiện nhưng chưa tốt/ chưa đầy đủ thì phỏng vấn và ghi nhận các thông tin chưa tốt/ chưa đầy đủ

Việc đánh giá các nội dung chăm sóc khi khảo sát ý kiến người bệnh/ NNBN về công tác CSNB của điều dưỡng được tính như sau:

- Mục A : Tiếp đón người bệnh gồm có 02 câu hỏi, được tính: “đạt” khi cả 02 câu (A1, A2) đều được người bệnh đánh giá đạt mức độ 1; chỉ một câu mức độ 2, mức độ 3 được tính: “chưa đạt”.

- Mục B: Chăm sóc dinh dưỡng, gồm 05 câu hỏi, được mô tả kết quả chăm sóc dinh dưỡng riêng theo từng câu.

- Mục C : Chăm sóc vệ sinh, gồm 03 câu hỏi, được mô tả kết quả chăm sóc vệ sinh riêng theo từng câu.

- Mục D : Chăm sóc tinh thần cho người bệnh, gồm 4 câu hỏi, được tính: “đạt” khi cả 04 câu (D1, D2, D3, D4) đều được người bệnh đánh giá đạt mức độ 1; chỉ một câu mức độ 2, mức độ 3 được tính:“chưa đạt”.

- Mục E : Chăm sóc PHCN cho người bệnh, gồm 01 câu hỏi, được mô tả kết quả chăm sóc PHCN riêng theo câu hỏi.

- Mục F : Theo dõi đánh giá người bệnh, gồm 02 câu hỏi, được tính:“đạt” khi cả

02 câu (F1, F2) đều được người bệnh đánh giá đạt mức độ 1; chỉ một câu mức độ 2,mức độ 3 tính: “chưa đạt”.

- Mục G : Thực hiện y lệnh tiêm, truyền cho người bệnh, gồm 04 câu hỏi, được tính: “đạt” khi 04 câu (G1, G2, G3, G4) đều được người bệnh đánh giá ở mức độ 1; chỉ một câu mức độ 2, mức độ 3 được tính: “chưa đạt”

- Mục H : Thực hiện y lệnh cận lâm sàng, gồm 02 câu hỏi, được mô tả kết quả riêng theo từng câu.

- Mục I : Tư vấn, hướng dẫn GDSK cho người bệnh, gồm 05 câu hỏi, được mô tả kết quả riêng theo từng câu.

Xử lý số liệu và phân tích

- Số liệu định lượng sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi Data 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê.

+ Phần mô tả: thể hiện tần số và tỷ lệ % của các biến trong nghiên cứu.

+ Phần phân tích: Các test thống kê kiểm định  2 , tỷ suất chênh (OR) với khoảng tin cậy 95%, Fisher Exact test được sử dụng để tìm mối liên quan giữa các yếu tố về giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của điều dưỡng với công tác CSNB của điều dưỡng.

- Các thông tin định tính được gỡ băng theo từng cuộc PVS và trích dẫn ý kiến tiêu biểu trong trình bày kết quả nghiên cứu.

Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông qua theo Quyết định số 347 và được sự chấp thuận của Ban Giám đốc bệnh viện, lãnh đạo khoa Cấp cứu và Đột quỵ Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

- Trước khi tiến hành nghiên cứu đối tượng nghiên cứu đã được giải thích về mục tiêu, nội dung của nghiên cứu và chỉ tiến hành khi có sự chấp thuận của đối tượng nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật Các số liệu,thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, không phục vụ cho mục tiêu nào khác.

KẾT QUẢ

Công tác CSNB của điều dưỡng viên qua thu thập thông tin từ NB/NNNB 29 1 Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu

3.1.1 Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Phân bố người bệnh theo giới

Biểu đồ 3.1 cho thấy: Đối tượng tham gia trong nghiên cứu đa số là nữ giới chiếm tỷ lệ 55% so với nam giới là 45%

PHÂN BỐ THEO ĐỘ TUỔI

Biểu đồ 3.2 Phân bố người bệnh theo độ tuổi

Biểu đồ 3.2 cho thấy, người bệnh thuộc nhóm tuổi > 80 chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 58,4%, tiếp theo là nhóm tuổi 71-80 chiếm 20,8% Nhóm tuổi 61-70 và 50-60 bằng nhau với tỷ lê 10,4% mỗi nhóm

Bảng 3.1 Phân bố người bệnh theo dân tộc, nghề nghiệp và nơi cư trú.

Thông tin chung Tần số (n= 96) Tỷ lệ (%)

Người trả lời phỏng vấn

- Dân tộc Kinh chiếm tuyệt đối với toàn bộ 96 người bệnh

- Đa số người bệnh là nông dân, chiếm 53,1% với 51 người Nhóm hưu trí có tỷ lệ thấp nhất với 12,5% (12 người bệnh)

- Người bệnh có nơi cư trú thuộc Hà Nội, chiếm 61,5% (59 người bệnh)

- Trong số 96 người trả lời phỏng vấn, có 59,4% là người bệnh, số còn lại là người nhà người bệnh chiếm 40,6%

3.1.2 Kết quả hoạt động CSNB của điều dưỡng viên

Bảng 3.2 Công tác đón tiếp người bệnh

Nội dung Tần số (n= 96) Tỷ lệ (%)

1 Điều dưỡng đón tiếp niềm nở, xếp giường ngay

Thực hiện nhưng chưa tốt 3 3,1

Không thực hiện (chờ quá lâu) 0 0

2 Điều dưỡng giới thiệu tên cho người bệnh/NNNB

Thực hiện nhưng chưa tốt 7 7,3

Không thực hiện 3 3,1 Đánh giá chung về công tác đón tiếp Đạt 83 86,5

- Đánh giá chung về công tác đón tiếp người bệnh, 83 người được phỏng vấn (86,5%) đánh giá đạt, chiếm đại đa số so với số lượng người đánh giá chưa đạt với

- 96,9% người được phỏng vấn cho thấy điều dưỡng viên thực hiện tốt công tác đón tiếp niềm nở, 86% thực hiện tốt việc giới thiệu tên cho người bệnh/ NNNB.

Số lượng điều dưỡng viên không thực hiện hai công tác trên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, lần lượt là 0 và 3,1%.

- Kết quả của các cuộc PVS đã làm rõ thêm nội dung này;

“Chúng tôi vào khoa được đón tiếp niềm nở, các bạn đã xử trí rất nhanh, tốt.

(PVS người nhà người bệnh).

“Bệnh nhân vào khoa đều là cấp cứu, chúng em trở tay không kịp, phải thực hiện y lệnh của bác sĩ nhanh chóng, chính xác, kịp thời, rồi đưa bệnh nhân đi chụp chiếu nên đôi khi bỏ qua việc giới thiệu tên” (PVS điều dưỡng viên chăm sóc).

“Công tác giao tiếp luôn được chúng tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng, thường xuyên quán triệt cho anh chị em trong khoa ngay từ việc đón tiếp ban đầu nên nói chung là tốt” (PVS phó Trưởng khoa cấp cứu & Đột quỵ).

Bảng 3.3 Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

1 Điều dưỡng giải thích, hướng dẫn cho người bệnh chế độ ăn uống theo bệnh tật

Thực hiện nhưng chưa tốt 9 9,4

2 Điều dưỡng chăm sóc thăm hỏi về tình hình ăn uống của người bệnh hàng ngày

Thực hiện nhưng chưa tốt 15 15,6

3 Người bệnh có ăn uống qua sonde không?

(hoặc có thấy bệnh nhân cùng phòng/khoa?)

4 Người trực tiếp cho người bệnh ăn qua sonde Điều dưỡng 28 29,2

Người nhà chăm sóc người bệnh 68 70,8

- 90,6% người được phỏng vấn cho biết điều dưỡng viên thực hiện tốt công tác giải thích, hướng dẫn chế độ ăn uống theo bệnh tật 9,4% thực hiện nhưng chưa tốt và không có trường hợp nào không thực hiện công tác trên

- 77,1% người được phỏng vấn đánh giá thực hiện tốt với công tác thăm hỏi về tình hình ăn uống của người bệnh Tuy nhiên, vẫn còn 15,6% thực hiện chưa tốt và lên tới 7,3% không thực hiện

- 100% người được phỏng vấn cho biết bản thân/người bệnh họ chăm sóc/người bệnh cùng phòng có ăn uống qua ống sonde

- Trong 96 người được phỏng vấn, 29,2% cho biết điều dưỡng viên trực tiếp thực hiện công tác cho người bệnh ăn qua sonde, số còn lại 70,8% do người chăm sóc người bệnh thực hiện công việc này Kết quả PVS cũng cho thấy điều này;

“Dù điều dưỡng không trực tiếp thực hiện việc cho NB ăn qua sonde, nhưng tất cả người nhà đều được chúng tôi hướng dẫn rất chi tiết, tỷ mỉ cách cho ăn qua sonde sao cho đảm bảo đúng cách, luôn an toàn và trong thực tế chưa từng xảy ra sự cố về việc này.” (phỏng vấn sâu điều dưỡng trưởng khoa).

“ Việc cho người bệnh ăn qua sonde chủ yếu do người nhà chúng tôi thực hiện nhưng tất cả đều phải được điều dưỡng tập huấn trước và rất tỉ mỉ Chúng tôi thấy cũng không khó khăn gì trong việc này cả” (phỏng vấn sâu người nhà người bệnh).

Bảng 3.4 Chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày cho người bệnh

1 Điều dưỡng tư vấn, hướng dẫn vệ sinh cá nhân hàng ngày

2 Thay chiếu, ga trải giường hàng ngày

3 Mặc quần áo bệnh viện

- 93,8% người phỏng vấn cho biết được điều dưỡng viên tư vấn, hướng dẫn vệ sinh hàng ngày.

- 100% trường hợp nghiên cứu cho biết được thay ga, trải giường và được mặc quần áo bệnh viện hàng ngày.

“Đại đa số người bệnh là cao tuổi, tình trạng bệnh nặng, khả năng vận động hầu như không có, thường là vệ sinh cá nhân ngay tại giường nên chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc thay quần áo, đồ vải và hướng dẫn người nhà tự vệ sinh đảm bảo luôn sạch sẽ, vô khuẩn, tránh lây nhiễm chéo” (phỏng vấn sâu điều dưỡng viên chăm sóc).

“Hàng ngày tôi được các cô điều dưỡng phát quần áo sạch để thay, ga giường cũng được thay mới Tôi thấy rất thoải mái” (phỏng vấn người bệnh).

Bảng 3.5 Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh

1 Điều dưỡng quan tâm, hỏi thăm sức khỏe của người bệnh trong chăm sóc và giao tiếp hàng ngày

Thực hiện nhưng chưa tốt 5 5,2

2 Thái độ, hành vi, lời nói của điều dưỡng trong giao tiếp và cư xử

Luôn tôn trọng, lễ phép 96 100

3 Điều dưỡng giải thích, động viên khuyến khích bệnh nhân an tâm điều trị

Thực hiện nhưng chưa tốt 11 11,5

4 Điều dưỡng giải đáp kịp thời các thắc mắc, băn khoăn của người bệnh

Thực hiện nhưng chưa tốt 14 14,6

Không thực hiện 0 0 Đánh giá chung về công tác chăm sóc tinh thần cho người bệnh của điều dưỡng Đạt 74 77,1

- 100% người bệnh được hỏi đánh giá điều dưỡng viên luôn có thái độ lễ phép, đúng mực

- Việc quan tâm thăm hỏi sức khỏe trong giao tiếp hàng ngày được người bệnh đánh giá mức tốt chiếm tỷ lệ tới 94,8%, động viên, khuyến khích người bệnh an tâm điều trị chiếm tỷ lệ 88,5%

- Đánh giá chung về công tác chăm sóc tinh thần cho người bệnh của điều dưỡng viên vẫn còn tới 22,9% ở mức “chưa đạt”

“Việc giao tiếp luôn được chúng tôi đặc biệt quan tâm chú trọng hàng đầu, việc quan tâm, hỏi han hay lời động viên nó như là liều thuốc tinh thần ý và khoa chúng tôi đang thực hiện rất là tốt.” (phỏng vấn sâu phó Trưởng khoa Cấp của và Đột quỵ).

“Công việc của chúng em nhiều áp lực lắm, nhân lực lại thiếu, rất vất vả, có lúc chúng em chưa kịp giải đáp các băn khoăn của người nên đôi khi không thể làm hài lòng được.” (phỏng vấn sâu điều dưỡng viên chăm sóc).

“ Các bác sỹ, điều dưỡng ở đây rất hòa nhã và thân thiện Mọi người đều quan tâm, động viên chúng tôi, hỏi han việc ăn ngủ hàng ngày, tôi thật sự rất an tâm khi vào đây điều trị” (phỏng vấn người nhà người bệnh).

Bảng 3.6 Chăm sóc PHCN cho người bệnh

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh vận động nhẹ nhàng theo tình trạng bệnh lý

- Có tới 95,8% (92) người được phỏng vấn cho biết được điều dưỡng viên hướng dẫn vận động nhẹ nhàng theo tình trạng bệnh lý.

Bảng 3.7 Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

1 Điều dưỡng có đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở cho người bệnh hàng ngày

Thực hiện tốt (>=1 lần/ngày) 89 92,7

Thực hiện nhưng chưa tốt 7 7,3

2 Điều dưỡng đến ngay và xử trí kịp thời các dấu hiệu bất hiệu bất thường của người bệnh

Thực hiện tốt (kịp thời) 83 86,5

Thực hiện nhưng chưa tốt (chưa kịp thời) 13 13,5

Không thực hiện 0 0 Đánh giá chung về công tác theo dõi, đánh giá bệnh nhân Đạt 80 83,3

- Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh của điều dưỡng viên đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 83,3%

- Trong đó, công tác đo chỉ số sinh tồn hàng ngày thực hiện tốt chiếm 92,7%, người bệnh có dấu hiệu bất thường được điều dưỡng viên có mặt và xử trí kịp thời thực hiện tốt 86,5%

Thực trạng tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch và truyền dịch

3.2.1 Quan sát ĐDV thực hành quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, truyền dịch

3.2.1.1.Thông tin chung của điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện 31 cuộc quan sát điều dưỡng viên trực tiếp CSNB tại khoa CC&ĐQ, bệnh viện Lão khoa Trung ương Mỗi điều dưỡng viên được quan sát hai quy trình kỹ thuật đó là: 1/Thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch và 2/Thực hiện quy trình truyền dịch Các điều dưỡng viên chỉ biết sẽ được quan sát trong giờ hành chính nhưng không biết cụ thể thời gian nào.

Bảng 3.11 Thông tin chung của điều dưỡng viên

Thông tin chung Tần số

- Phần lớn các điều dưỡng viên là nữ chiếm 64,5%.

- Độ tuổi chủ yếu dưới 30 tuổi (80,6%), không có điều dưỡng viên nào thuộc nhóm tuổi trên 40 tuổi và có thâm niên công tác từ 3-5 năm (67,7%).

Trình độ chuyên môn ĐDV

Biểu đồ 3.4 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu

- Hầu hết các điều dưỡng đều có trình độ chuyên môn bậc cao đẳng 67,7% và đại học 29,1%.

- Chỉ có 1 điều dưỡng là có trình độ chuyên môn bậc trung cấp chiếm tỷ lệ 3,2%.

3.2.1.2 Công tác thực hiện y lệnh tiêm, truyền tĩnh mạch của ĐDV

Bảng 3.12 Công tác thực hiện y lệnh tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng viên

Thực hiện tốt Thực hiện nhưng chưa tốt

Không thực hiện Tần số

1 Điều dưỡng rửa tay thường quy/Sát khuẩn tay nhanh.

2 Thực hiện 5 đúng, nhận định người bệnh, giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm.

3 Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc.

4 Xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc.

5 Rút thuốc vào bơm tiêm 31 100 0 0 0 0

6 Thay kim tiêm, đuổi khí, cho vào bao đựng bơm tiêm vô khuẩn.

7 Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm.

8 Đặt gối kê tay dưới vùng tiêm (nếu cần), đặt dây ga rô phía trên vị trí tiêm khoảng 10

9 Mang găng tay sạch (Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương).

10 Buộc dây garo trên vùng truyền 10 -15 cm.

11 Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc đường kính >10 cm, sát khuẩn đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần) (sát khuẩn tay trước khi lấy bông cồn khi không đeo găng)

12.Cầm bơm tiêm đuổi khí

(nếu còn khí); Căng da đâm kim chếch 30 độ so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch.

13 Kiểm tra có máu vào bơm tiêm, tháo dây garo

14 Bơm thuốc từ từ vào tĩnh mạch đồng thời quan sát theo dõi người bệnh, theo dõi vị trí tiêm có phồng không.

15 Hết thuốc rút kim nhanh, kéo chệch da nơi tiêm Cho bơm kim tiêm vào hộp an toàn.

16 Dùng bông gòn khô đè lên vùng tiêm phòng chảy máu.

17.Tháo găng bỏ vào vật đựng chất thải lây nhiễm.

18 Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, dặn người bệnh những điều cần thiết.

19 Thu dọn dụng cụ, rửa tay 31 100 0 0 0 0 Đánh giá chung công tác chăm sóc tiêm tĩnh mạch cho người bệnh của điều dưỡng

- Đánh giá chung việc thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch cho người bệnh của điều dưỡng viên đạt yêu cầu cao chiếm 93,5%, tuy nhiên vẫn còn 6,5% tỷ lệ chưa đạt yêu cầu.

-Các nội dung chưa đạt chủ yếu mắc phải là do điều dưỡng viên chưa thực hiện được tốt (41,9%) hay không thực hiện việc thông báo hoặc giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm (6,5%) cũng như việc giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái sau khi làm thủ thuật (54,9%) Bên cạnh đó, việc sát khuẩn vùng tiêm đúng kỹ thuật cũng chưa được các điều dưỡng chú ý thực hiện (71%)

Bảng 3.13 Công tác thực hiện y lệnh truyền dịch cho NB của điều dưỡng viên

Thực hiện tốt Thực hiện nhưng chưa tốt

Không thực hiện Tần số

1 Điều dưỡng rửa tay thường quy/

2 Thực hiện 5 đúng, nhận định người bệnh, giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm.

3 Cắt băng dính Kiểm tra dịch truyền sát khuẩn nút chai, pha thuốc (nếu cần).

4 Khóa dây truyền, cắm dây truyền vào chai dịch.

5 Treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi khí, cho dịch chảy vào đầy 2/3 bầu đếm giọt và khóa lại.

6 Bộc lộ vùng truyền, chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay (nếu cần), dây ga rô dưới vùng truyền.

7 Mang găng tay sạch (Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương).

8 Buộc dây garo trên vùng truyền

9 Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài đường kính >10 cm, Sát khuẩn đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần) (Sát khuẩn tay trước khi lấy bông cồn, sát khuẩn với trường hợp không đeo găng)

10 Căng da, đâm kim chếch 30 độ so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch thấy máu ở đốc kim tháo dây garo (Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn).

11 Mở khóa truyền cho dịch chảy để thông kim.

12 Cố định đốc kim, che và cố định thân kim bằng gạc vô khuẩn hoặc băng dính trong, cố định dây truyền dịch bằng băng dính.

13.Tháo găng và bỏ vào vật đựng chất thải lây nhiễm, vệ sinh tay.

14 Rút gối kê tay và dây cao garo, cố định tay người bệnh (nếu cần).

15 Điều chỉnh tốc độ dịch chảy theo y lệnh.

16 Hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân những điều cần thiết trong khi truyền dịch, cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp, thuận tiện.

17 Thu dọn dụng cụ, rửa tay 31 100 0 0 0 0 Đánh giá chung công tác chăm sóc truyền dịch tĩnh mạch cho người bệnh của điều dưỡng

- Tỷ lệ điều dưỡng viên tuân thủ các bước của quy trình truyền dịch tĩnh mạch đạt yêu cầu mức chung là 90,3%

- Một số bước có tỷ lệ thực hiện tốt rất cao (100%) Tuy nhiên còn 16,1% điều dưỡng viên không hướng dẫn người bệnh/người nhà người bệnh những điều cần thiết trong khi truyền dịch, cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp, thuận tiện và12,9% điều dưỡng viên không tuân thủ tốc độ truyền dịch theo y lệnh.

Tiêm tĩnh mạch Truyền dịch tĩnh mạch 0%

Biểu đồ 3.5 Đánh giá chung quy trình tiêm, truyền dịch tĩnh mạch

-Đánh giá chung công tác thực hiện hai quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch và truyền dịch tĩnh mạch của điều dưỡng viên cho người bệnh đạt yêu cầu cao chiếm tỷ lệ là 93,5% và 90,3%.

3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ hai quy trình kỹ thuật tiêm, truyền dịch tĩnh mạch của điều dưỡng viên

3.2.2.1 Yếu tố nhân khẩu học (giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác)

Bảng 3.14 Ảnh hưởng giữa yếu tố “giới” của điều dưỡng viên đến việc tuân thủ 2 quy trình tiêm, truyền dịch tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch Đạt (%) Chưa đạt (%) OR

Truyền tĩnh mạch Đạt (%) Chưa đạt (%) OR

- Không có sự ảnh hướng giữa yếu tố giới của điều dưỡng viên đến việc tuân thủ quy trình tiêm có ý nghĩa thống kê với giá trị kiểm định p = 1 > 0,05

- Không có sự ảnh hướng giữa yếu tố giới của điều dưỡng viên đến việc tuân thủ quy trình truyền dịch có ý nghĩa thống kê với giá trị kiểm định p = 0,281 > 0,05

Bảng 3.15 Ảnh hưởng giữa yếu tố “trình độ chuyên môn” của điều dưỡng viên với việc thực hiện 2 quy trình tiêm, truyền dịch tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch Đạt (%) Chưa đạt (%) p

Truyền tĩnh mạch Đạt (%) Chưa đạt (%) p

- 100% điều dưỡng viên có trình độ trung cấp và đại học tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch và truyền dịch đạt yêu cầu Số điều dưỡng viên trình độ cao đẳng tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch và truyền dịch chưa đạt tương ứng là 9,5% và 14,3%

- Tuy nhiên không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố trình độ chuyên môn với việc tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm, truyền dịch tĩnh mạch với giá trị kiểm định p lần lượt là 1 và 0,58 > 0.05

Bảng 3.16 Ảnh hưởng giữa yếu tố “thâm niên công tác” của điều dưỡng viên với thực hiện 2 quy trình kỹ thuật tiêm, truyền dịch tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch Đạt (n) Chưa đạt (n) p

Truyền dịch tĩnh mạch Đạt (n) Chưa đạt (n) p

-3/6 điều dưỡng viên (50%) có thâm niên công tác dưới 3 năm tuân thủ quy trình truyền dịch tĩnh mạch chưa tốt (chưa đạt), trong khi các điều dưỡng viên có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên tỷ lệ tuân thủ quy trình đạt 100% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,017 < 0,05

- Tại công tác tiêm tĩnh mạch, có 2/6 điều dưỡng (33,3%) có thâm niên dưới 3 năm thực hiện chưa đạt Tuy nhiên, sự khác biệt giữa yếu tố thâm niêm công tác và việc thực hiện quy trình không có ý nghĩa thống kê với p = 0,058 > 0,05.

- Nhân lực điều dưỡng viên

Theo thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ tỷ lệ BS/ĐD là 1/3-3,5 [8] thì nguồn nhân lực điều dưỡng của khoa là không thiếu nhưng do có sự dao động điều dưỡng hàng ngày; nghỉ ốm, thai sản, đi học, ra trực Mặt khác, do tính chất người bệnh cấp cứu, cao tuổi, đa bệnh lý đòi hỏi sự kết hợp nhiều ĐD khi chăm sóc nên thực tế là rất thiếu điều dưỡng.

“Mặc dù điều dưỡng viên trong khoa có rất nhiều cố gắng, về cơ bản đã đáp ứng tốt yêu cầu công tác chăm sóc người bệnh, tuy nhiên do tính chất đa bệnh lý, đối tượng người bệnh cao tuổi, cấp cứu, đặc biệt từ khi triển khai công thí điểm công tác chăm sóc toàn diện, thêm nhiều phần việc thì tôi thấy thực tế là thiếu nhân lực và hiện tại khoa vẫn đang có sự tăng cường từ các khoa khác nên rất cần sớm được bổ sung để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ” (phỏng vấn sâu điều dưỡng trưởng khoa).

“Từ khi triển khai thí điểm chăm sóc toàn diện, không còn người nhà chăm sóc, thì chúng em phải làm thêm một số việc, nên bận rộn hơn, vất vả hơn Thí điểm thì có thể cố gắng gồng gánh thêm chút được, nhưng khi triển khai chăm sóc toàn diện tất cả bệnh nhân thì chắc chắn cần phải bổ sung nhân lực thì mới đáp ứng được công việc ” (phỏng vấn sâu Điều dưỡng viên chăm sóc).

- Số lượng người bệnh điều dưỡng phải chăm sóc trung bình/ngày

BÀN LUẬN

Công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên

Nghiên cứu đánh giá công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2021 qua thông tin thu thập từ 96 người bệnh hoặc người nhà người bệnh đã điều trị tại khoa từ 3 ngày trở lên Để đảm bảo tính khách quan, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu khi người bệnh đã hoặc đang làm thủ tục ra viện Trong số 96 đối tượng tham gia nghiên cứu, tỷ lệ giới tính nam và nữ là 44,8% và 55,2%; Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Bùi Trương Hỷ tại Bệnh viện ĐKKV Cam Ranh năm 2014 là nam 45,8% và nữ là 54,2%) [19], phần lớn thường trú tại Hà Nội (61,5%) Nhóm người bệnh trên 80 tuổi chiếm đa số (tỷ lệ 58,3%) Đây là các thông tin rất đáng tin cậy và khác biệt so với các nghiên cứu khác vì Bệnh viện Lão khoa Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội với chức năng nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

4.1.1 Công tác tiếp đón người bệnh của điều dưỡng viên

Công tác giao tiếp nói chung đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giao tiếp tốt sẽ gây thiện cảm, tạo ấn tượng tốt đẹp với đối tượng giao tiếp ngay từ ban đầu Tiếp đón người bệnh, người nhà người bệnh, đặc biệt với những trường hợp người bệnh nặng khi vào khoa thuộc diện cấp cứu thì càng phải được quan tâm chú trọng để tạo sự tin tưởng, yên tâm vào việc điều trị Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tới 96,9% người bệnh khi vào khoa được điều dưỡng viên đón tiếp niềm nở, chu đáo và xếp giường ngay Kết quả này khá tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn tại Bệnh viện Việt Nam –Thụy Điển Uông Bí năm 2011 (97%)

[34], nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy ĐiểnUông Bí năm 2011 (97,5%) [17], của nhóm Dương Thị Bình Minh tại Bệnh việnHữu Nghị năm 2012 (95,8%) [21] và nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2014 (97,0%) [10], nhưng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định năm 2016 (89,4%) [20]

Mặc dù thông tin chúng tôi thu thập được thì vẫn còn 10,4% điều dưỡng viên chưa thực hiện hoặc chưa làm tốt việc giới thiệu tên khi tiếp xúc với người bệnh, nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định năm 2016 (55,6%) [20] Dù tỷ lệ là rất tích cực so với các nghiên cứu khác, nhưng vẫn cần được đặt ra để điều dưỡng viên và các nhà quản lý biết thực trạng, từng bước khắc phục Hạn chế này có thể giải thích do tính chất người bệnh vào khoa đa số là người bệnh nặng, cần cấp cứu và xử trí kịp thời, nên đôi khi điều dưỡng viên đã không chú trọng đến việc này mà tập trung cao độ vào công tác phục vụ, đảm bảo cứu chữa cho người bệnh

4.1.2 Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng viên

Quá trình điều trị cho người bệnh thì thuốc và chăm sóc là những yếu tố chính, quyết định đến hiệu quả điều trị Trong các nội dung của công tác chăm sóc thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng Ngoài việc dinh dưỡng đúng với chế độ ăn bệnh lý thì cách thức cho ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý sẽ giúp tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh

Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra số người bệnh được giải thích, hướng dẫn chế độ ăn uống theo bệnh tật chiếm tỷ lệ khá cao (90,6%) Kết quả này khá tương đồng so với nghiên cứu của Châu Thị Hoa, Nguyễn Thị Diệu Trang tại Trung tâmUng bướu Bệnh viện Trung ương Huế năm 2010 (89,3%) [15], nghiên cứu của nhóm Dương Thị Bình Minh tại Bệnh viện Hữu Nghị năm 2012 (90,7%) [21] và cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trâm tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre năm 2014 (66,5%) [31], nghiên cứu Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định năm 2016 (62%) [20] và của nhóm nghiên cứuPhạm Trí Dũng, Đào Văn Đương, Nguyễn Hồng Sơn tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2018 (73,1%) [11] Lý giải về sự tương đồng cũng như chênh lệch này có thể do bệnh viện Hữu Nghị và bệnh viện Trung ương Huế đều là tuyến Trung ương như Bệnh viện Lão khoa, còn bệnh viện Bồng Sơn và bênh viện Nguyễn Đình Chiểu là các bệnh viện tuyến dưới, nên công tác dinh dưỡng chưa được chuyên nghiệp hóa, chưa được quan tâm đúng mức Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trên khá xa nhau về thời điểm nên công tác dinh dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn.

Do đối tượng người bệnh chủ yếu là trên 60 tuổi (khoảng 90%) và nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ đồng nghĩa với đại đa số là người bệnh nặng nên toàn bộ người bệnh tham gia nghiên cứu là ăn qua sonde (tỷ lệ 100%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khoảng 30% người bệnh được điều dưỡng viên cho ăn, còn lại là người nhà người bệnh thực hiện công việc này Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Thị Trang Đài tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre năm 2011 (43,1%) [13] nhưng cao hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Trung tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2012 (12,2%) [32] và nghiên cứu của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Đinh năm 2016 (10,6%) [20]

Mặc dù số người bệnh được điều dưỡng trực tiếp thực hiện cho ăn qua sonde còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, chưa đảm bảo đúng quy định về công tác chăm sóc toàn diện, tuy nhiên qua tìm hiểu thì được biết dù điều dưỡng viên không trực tiếp thực hiện nhưng tất cả người nhà, người chăm sóc đều được hướng dẫn, tập huấn rất chi tiết, tỷ mỉ cách cho ăn qua sonde sao cho đảm bảo đúng cách, luôn an toàn và trong thực tế chưa từng xảy ra sự cố về việc này.

4.1.3 Công tác chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh cá nhân cho người bệnh

Chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh cá nhân cũng là nội dung khá quan trọng, góp phần vào quá trình điều trị cho người bệnh Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số người bệnh được điều dưỡng viên tư vấn, hướng dẫn vệ sinh hàng ngày chiếm tỷ lệ khá cao (93,8%) Kết quả này cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu khác như của Trần Ngọc Trung tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2012 (67,6%) [32], của Bùi Trương Hỷ tại bệnh viện ĐKKV Cam Ranh Khánh Hòa năm 2014 (20,7%)

[19], của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định năm 2016 (57,9%)

[20] Điều này có thể lý giải do khác nhau về tuyến bệnh viện và thời điểm nghiên cứu Các nghiên cứu trên được tiến hành khi Thông tư 07 của Bộ Y tế ban hành chưa lâu (2011) Mặt khác đại đa số người bệnh tại bệnh viện Lão khoa Trung ương là người cao tuổi, đa bệnh lý, đối tượng tham gia nghiên cứu đa số đã từng trải qua tình trạng bệnh nặng, cần phải chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh cá nhân và thay đồ vải hàng ngày nên tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng quan tâm chú trọng về nội dung này chiếm cao hơn hẳn các nghiên cứu khác

4.1.4 Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh

Chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh trong quá trình điều trị là một trong những nội dung quan trọng trong việc chăm sóc của điều dưỡng viên. Làm tốt công tác này sẽ giúp người bệnh an tâm điều trị, qua đó tạo sự tin tưởng giữa người bệnh, người nhà người bệnh với nhân viên y tế Việc thăm hỏi, chia sẻ, động viên, an ủi người bệnh thường xuyên, kịp thời, chu đáo thì ngoài việc tạo niềm tin cho người bệnh còn giúp người bệnh hợp tác tốt với thầy thuốc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị Nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2007 cho thấy đa số người bệnh đều có nhu cầu chăm sóc về mặt tinh thần (86,5%) [27] Kết quả này càng bổ sung, củng cố thêm luận cứ khoa học về vai trò, tầm quan trọng của công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần đối với người bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, đánh giá chung công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý tinh thần cho người bệnh đạt yêu cầu chiếm 77,1% Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Muntlin A, Gunningberg L và Carlsson M tại Thụy Điển năm 2006 (80%) [36], nghiên cứu của Phạm Trí Dũng, Đào VănDương, Nguyễn Hồng Sơn tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương năm 2018 (76,4%)[11]; thấp hơn so với các nghiên cứu của Châu Thị Hoa và Nguyễn Thị Diệu Trang tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế, năm 2010 (90,7%) [15],nghiên cứu của nhóm Dương Thị Bình Minh tại Bệnh viện Hữu Nghị, năm 2012(94,9%) [21] và nghiên cứu của Trần Thị Thảo tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, năm 2013 (97,2%) [28] nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu củaNguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định, năm 2016 (45,4%) [20] Lý giải về sự khác biệt này, có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đại đa số từng là người bệnh nặng, khó khăn trong việc giao tiếp Mặt khác có thể do đối tượng trong nghiên cứu của Châu Thị Hoa được giới hạn ở nhóm người bệnh ung thư hạ họng - thanh quản nên công tác chăm sóc về mặt tinh thần được điều dưỡng viên chú trọng giải thích, tư vấn, động viên hơn, còn đối tượng trong nghiên cứu của nhóm Dương Thị Bình Minh là các cán bộ trung ương cao cấp, đã từng có nhiều cống hiến cho xã hội nên nhận được sự quan tâm, chu đáo hơn Kết quả cao hơn của Nguyễn Hồng Mai có thể giải thích do khác biệt về cơ sở, tuyến bệnh viện thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại bệnh viện tuyến Trung ương còn nghiên cứu Nguyễn Hồng Mai tiến hành ở phạm vi bệnh viện khu vực, quy mô nhỏ, chưa chú trọng các công tác chăm sóc khác cho người bệnh.

Về chi tiết các nội dung của công tác này, nghiên cứu của chúng tôi đạt tỷ lệ tích cực khá cao, cụ thể: điều dưỡng quan tâm, hỏi thăm sức khỏe của người bệnh trong chăm sóc và giao tiếp hàng ngày (thực hiện tốt 94,8%); giải thích, động viên khuyến khích bệnh nhân an tâm điều trị (thực hiện tốt 88,5%); giải đáp kịp thời các thắc mắc, băn khoăn của người bệnh (thực hiện tốt 88,5%) Về khía cạnh người bệnh được quan tâm, hỏi thăm sức khỏe, động viên, khuyến khích an tâm điều trị, kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định, năm 2016 (thực hiện tốt 65,7%) [20] và nghiên cứu của nhóm Phạm Trí Dũng, Đào Văn Đương, Nguyễn Hồng Sơn tại bệnh viện Da liễu Trung ương, năm 2018 (80,1%) [11]; còn về khía cạnh giải đáp các băn khoăn, thắc mắc của người bệnh về bệnh tật, về diễn biến bệnh một cách rõ ràng thì nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn chút ít so với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Mai (thực hiện tốt 91%) [20] nhưng cao hơn nghiên cứu của nhóm Phạm Trí Dũng, Đào Văn Đương, Nguyễn Hồng Sơn tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2018 (77,8%)

[11] Điều này có thể giải thích do đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi đại đa số đã từng là người bệnh nặng, cao tuổi nên hạn chế trong việc giao tiếp.

Một nội dung quan trọng trong công tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, tinh thần cho người bệnh đó là thái độ, hành vi, lời nói của điều dưỡng trong giao tiếp. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, 100% người bệnh đánh giá được điều dưỡng cư xử tôn trọng, lễ phép khi tiếp xúc Kết quả của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2014 (88%) [10] và nghiên cứu của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định năm 2016 (81%) [20] Sự chênh lệch này có thể do thời điểm và tuyến bệnh viện được thực hiện nghiên cứu, khi bệnh viện Lão khoa là bệnh viện truyến Trung ương trong khi hai bệnh viện được so sánh trên là các bệnh viện tuyến dưới và khoa mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu đã triển khai thí điểm công tác chăm sóc toàn diện.

Công tác thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch, truyền dịch và các yếu tố ảnh hưởng

4.2.1 Công tác thực hiện hai quy trình tiêm tĩnh mạch và truyền dịch

4.2.1.1.Thông tin chung về điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu

Tổng số điều dưỡng viên tham gia trong nghiên cứu của chúng tôi là 31, trong đó 64,5% là nữ, 100% dưới 40 tuổi (80,6% dưới 30) Về thâm niên công tác đại đa số điều dưỡng viên công tác dưới 5 năm (87,1%), chỉ có 3,2% có thâm niên công tác trên 10 năm Đa số điều dưỡng viên còn trẻ, tuổi đời, tuổi nghề ít, thuận lợi là có sức khỏe tốt, được cập nhật các kiến thức mới nhất Tuy nhiên do còn trẻ nên kinh nghiệm công tác chưa nhiều, đa số là nữ lại trong độ tuổi sinh nở nên nhân sự điều dưỡng có thể thiếu, bị động trong một số thời điểm.

Về trình độ chuyên môn, đại đa số có trình độ từ cao đẳng trở lên (29.1% trình độ đại học, 67,7% trình độ cao đẳng), chỉ còn 3,2% trình đồ trung cấp Đây cũng là thuận lợi khá lớn trong công tác chuyên môn, phục vụ người bệnh Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của điều dưỡng tham gia nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với các nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2011 (38,7%) [34], của Trần Ngọc Trung tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2012 (11,7%) [32], của Dương Thị Bình Minh tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2012 (15,5%) [21] và của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định, năm 2016 (18%) [20].

Việc điều dưỡng viên đại đa số có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, phản ánh việc bệnh viện luôn coi trọng công tác tuyển dụng Chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng cao để có thể đáp ứng tốt công tác chăm sóc, phục vụ người bệnh, trong đó đại đa số là người cao tuổi, đa bệnh lý, góp phần hoàn thiện theo chức năng, nhiệm vụ của tuyến chuyên môn cao nhất khám chữa bệnh, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên phạm vi cả nước.

4.2.1.2 Quan sát điều dưỡng viên thực hiện hai quy trình tiêm, truyền dịch tĩnh mạch.

Nghiên cứu của chúng tôi xây dựng bộ công cụ dựa trên Bảng kiểm Quy trình tiêm tĩnh mạch, truyền dịch theo của Quyết định số 3671/QĐ –BYT ngày27/9/2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám chữa bệnh [6].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, tỷ lệ điều dưỡng viên tuân thủ các bước của Quy trình tiêm tĩnh mạch đạt yêu cầu chung cao (93,5%) Tuy nhiên một số bước tỷ lệ thực hiện tốt chưa đạt cao như: giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm (51,6%); bơm thuốc từ từ vào tĩnh mạch đồng thời quan sát theo dõi người bệnh, theo dõi vị trí tiêm có phồng không (61,3%) và vẫn còn tới 29% điều dưỡng viên không giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, dặn người bệnh những điều cần thiết.

Kết quả chung việc điều dưỡng viên tuân thủ các bước Quy trình tiêm tĩnh mạch trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu trước đó như của Đỗ Thị Ngọc tại bệnh viện E năm 2013 tiêm tĩnh mạch (68,2%) [24], của Hà Kim Phượng tại 3 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2014 (32,1%) [25] và của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định năm 2016 (82%) [20]

Về Quy trình truyền dịch tĩnh mạch, kết quả chung là 90,3% điều dưỡng viên thực hiện tốt Tuy nhiên một số bước điều dưỡng viên tỷ lệ thực hiện tốt đạt chưa cao như: Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài đường kính >10 cm, sát khuẩn đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần) (41,9%), Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh những điều cần thiết trong khi truyền dịch, cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp, thuận tiện (48,4%).

Kết quả nghiên cứu chung việc thực hiện các bước Quy trình truyền dịch tĩnh mạch của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu như của Đỗ Thị Ngọc tại bệnh viện E năm 2013 (72,3%) [24], của Nguyễn Hồng Mai tại bệnh viện Bồng Sơn, Bình Định năm 2016 (62%) [20] Lý giải về sự chênh lệch này, việc điều dưỡng viên tuân thủ các quy trình tiêm, truyền dịch tĩnh mạch trong nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác có thể do sự khác nhau về thời điểm thực hiện và tuyến bệnh viện.Mặt khác đối tượng người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người cao tuổi, bệnh tình nặng nên cần được tuân thủ chặt chẽ quy trình để đảm bảo công tác vô khuẩn, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời cơ sở mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu đã triển khai thí điểm công tác chăm sóc toàn diện.

4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ hai quy trình tiêm truyền tĩnh mạch của điều dưỡng viên

4.2.2.1 Ảnh hưởng giữa các yếu tố nhân khẩu học

Qua quan sát thực hành hai quy trình kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch của ĐDV do cỡ mẫu nhỏ (toàn bộ 31 điều dưỡng trong khoa trực tiếp CSNB) và quan sát trong thời gian ngắn nên kết quả nghiên cứu cho thấy chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố nhân khẩu học (giới, trình độ chuyên môn) của điều dưỡng viên với việc tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch và truyền dịch cho người bệnh Đối với yếu tố liên quan đến thâm niên công tác thì 100% điều dưỡng viên có thời gian công tác từ 3 năm trở lên đạt yêu cầu về quy trình tiêm, truyền tĩnh mạch Tuy nhiên, chỉ thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong công tác truyền tĩnh mạch giữa các nhóm điều dưỡng có thâm niên dưới 3 năm với p = 0,017 < 0,05.

4.2.2.2 Yếu tố áp lực công việc

Theo nghiên cứu, tìm hiểu của chúng tôi qua phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo khoa Cấp cứu và Đột quỵ thì một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến là thiếu nhân lực điều dưỡng viên Nhân lực y tế nói chung trong đó có nhân lực điều dưỡng tại các bệnh viện hiện nay vẫn áp dụng Thông tư 08/2007/TTLT–BYT-BNV

[8] mà chưa có văn bản thay thế Tuy nhiên Thông tư ban hành đã quá lâu, một số điểm hiện không còn phù hợp Mặt khác bệnh viện Lão khoa Trung ương đã thực hiện tự chủ hoàn toàn, khoa Cấp cứu và Đột quỵ đã triển khai thí điểm chăm sóc toàn diện nên đòi hỏi cần phải được bổ sung để đảm bảo đủ nhân lực điều dưỡng viên chăm sóc mọi mặt cho người bệnh Áp lực thứ hai là yếu tố người bệnh và tính chất bệnh lý của người bệnh Đối tượng người bệnh tại bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng như tại khoa mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu đại đa số là người cao tuổi, đa bệnh lý nặng do đó điều dưỡng viên phải đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, cũng như tư vấn, giải thích tỷ mỉ, chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn để người bệnh hiểu và hợp tác trong quá trình điều trị. Áp lực thứ ba đó là để đáp ứng yêu cầu công tác thanh toán, cũng như minh bạch hóa các nội dung chăm sóc và điều trị thì các việc liên quan đến công tác hành chính, ghi chép hồ sơ bệnh án, sổ sách giấy tờ, ghi công khai thuốc, thanh toán bệnh nhân ra viện, vào vật tư tiêu hao…ngày càng nhiều, làm giảm đáng kể thời gian chăm sóc cho người bệnh của điều viên

4.2.2.3 Yếu tố điều kiện làm việc

Mặc dù lãnh đạo bệnh viện cũng như khoa đã quan tâm, đầu tư kịp thời, đúng mức nhưng do điều kiện diện tích đất chật hẹp, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; như phòng ốc chật chột, khép kín hạn chế thông gió, thiếu nhà vệ sinh cho cả nhân viên y tế và người bệnh, người nhà người bệnh Tuy nhiên, cũng chưa ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên.

4.2.2.4 Sự quan tâm của lãnh đạo

- Về học tập, nâng cao trình độ: Hàng năm bệnh viện đều công khai kế hoạch đào tạo trên cơ sở đề xuất và bình xét của khoa Khoa luôn quan tâm, tạo điều kiện tối đa để nhân viên y tế nói chung trong đó có khối điều dưỡng đi học nâng cao trình độ hoặc tham gia các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo ngắn hạn cho điều dưỡng viên Đồng thời khoa cũng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học trong đó có các nội dung của công tác điều dưỡng, qua đó các điều dưỡng viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ đồng thời cũng thúc đẩy việc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, viết bài

- Về chế độ, chính sách: Bệnh viện luôn quan tâm, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động Khoa hiện đã thực hiện khoán thu nhập tăng thêm Nguồn thu nhập tăng thêm nhận về khoa được phân chia công khai, minh bạch trên cơ sở hệ số được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố Về cơ bản người lao động hài lòng với phương thức hưởng thu nhập tăng thêm trong điều kiện thực tế của khoa, của bệnh viện.

- Về công tác thi đua khen thưởng: Đây được xem là động lực của mọi hoạt động Khoa bình xét thi đua hàng tháng căn cứ sự nỗ lực, đóng góp của mọi người trong mọi hoạt động phục vụ người bệnh Các tiêu chí xét thi đua cũng được công khai, mọi người được dân chủ thảo luận, bình xét

Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

- Kết hợp sử dụng các phương pháp thu thập thông tin khác nhau với các đối tượng nghiên cứu liên quan, giúp đánh giá khách quan hơn về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.

- Nghiên cứu có phạm vi quy mô nhỏ, chỉ thực hiện ở một khoa nên việc đánh giá công tác CSNB chưa thật sự toàn diện.

- Nghiên cứu chưa thực hiện quan sát ngoài giờ hành chính nên cũng chưa đánh giá hết được hoạt động chăm sóc của điều dưỡng.

- Do tính chất đặc thù - đối tượng người bệnh của bệnh viện chủ yếu là người cao tuổi nên có thể chưa đảm bảo tính đại diện

- Do nguồn lực về thời gian và nhân lực hạn chế nên nghiên cứu này không thể tiến hành đánh giá tất cả các mục chăm sóc của điều dưỡng viên khi quan sát mà chỉ đánh giá điều dưỡng viên thực hiện 2 quy trình kỹ thuật cơ bản là tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch Các nội dung chăm sóc khác dựa theo kết quả phát vấn đánh giá từ NB/ NNNB nên có thể ảnh hưởng bởi tuổi, trình độ văn hóa của người trả lời.

- Tuy điều dưỡng viên không biết được quan sát vào thời gian cụ thể nào trong ngày nhưng vẫn cảm thấy mất tự nhiên, cảm giác đang bị quan sát nên không làm theo thói quen hàng ngày.

Ngày đăng: 15/08/2023, 00:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo dân tộc, nghề nghiệp và nơi cư trú. - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo dân tộc, nghề nghiệp và nơi cư trú (Trang 44)
Bảng 3.2. Công tác đón tiếp người bệnh - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.2. Công tác đón tiếp người bệnh (Trang 45)
Bảng 3.3. Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.3. Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh (Trang 46)
Bảng 3.4 cho thấy: - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.4 cho thấy: (Trang 48)
Bảng 3.4. Chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày cho người bệnh - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.4. Chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày cho người bệnh (Trang 48)
Bảng 3.5. Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.5. Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh (Trang 49)
Bảng 3.7 cho thấy: - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.7 cho thấy: (Trang 51)
Bảng 3.8. Công tác chăm sóc thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.8. Công tác chăm sóc thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh (Trang 52)
Bảng 3.9. Công tác chăm sóc thực hiện y lệnh CLS cho người bệnh - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.9. Công tác chăm sóc thực hiện y lệnh CLS cho người bệnh (Trang 53)
Bảng 3.10. Công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK cho người bệnh - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.10. Công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK cho người bệnh (Trang 54)
Bảng 3.10 cho thấy: - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.10 cho thấy: (Trang 55)
Bảng 3.11. cho thấy: - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.11. cho thấy: (Trang 57)
Bảng 3.12. cho thấy: - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.12. cho thấy: (Trang 60)
Bảng 3.14. Ảnh hưởng giữa yếu tố “giới” của điều dưỡng viên  đến việc tuân thủ 2 quy trình tiêm, truyền dịch tĩnh mạch - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.14. Ảnh hưởng giữa yếu tố “giới” của điều dưỡng viên đến việc tuân thủ 2 quy trình tiêm, truyền dịch tĩnh mạch (Trang 64)
Bảng 3.15. Ảnh hưởng giữa yếu tố “trình độ chuyên môn” của điều dưỡng viên với - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
Bảng 3.15. Ảnh hưởng giữa yếu tố “trình độ chuyên môn” của điều dưỡng viên với (Trang 65)
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH - Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2021
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w