câu hỏi thanh toán quốc tế
PHẦN: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Câu 1: Các loại tiền tệ đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế? Đặc điểm mỗi loại? *giống câu 1 của phần các điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Câu 2: Tiền tự do chuyển đổi là gì? Cho ví dụ. - Khái niệm: là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó, cho ai có thu nhập tiền này có quyền yêu cầu Ngân hàng chuyển đổi tự do mà không cần giấy phép. (khái niệm trong sách) Là các loại tiền tệ được tự do chuyển đổi tiền tệ giữa các nước mà không phụ thuộc bất cứ yếu tố nào - Có hai loại: toàn bộ và một phần. + Toàn bộ: chuyển đổi ra bất cứ loại tiền quốc gia nào không cần thỏa mãn điều kiện. Hầu hết là các đồng tiền mạnh của các nền kinh tế phát triển và ổn định. Trong mua bán quốc tế, thường quy định đồng tiền tự do chuyển đổi để tránh xuống giá và linh hoạt đổi tiền nước nào nếu muốn. Ví dụ: USD của Mỹ, EURO của châu Âu, GBP của Anh, JPY của Nhật Bản, AUD của Australia, CHF của Thụy Sĩ, CAD của Canada. + Một phần: việc chuyển đổi phụ thuộc vào 1 trong 3 yếu tố: o Chủ thể chuyển đổi: có hai loại chủ thể là người cư trú và người phi cư trú. Người cư trú phải có giấy phép thì mới đổi được tiền tệ, còn người phi cư trú được quyền chuyển đổi tự do. o Mức độ chuyển đổi: từ mức nào đó luật quy định trở lên, muốn chuyển phải có giấy phép, dưới hạng mức đó thì tự do. o Nguồn thu nhập tiền tệ: các nguồn thu nhập bằng tiền của người phi cư trú từ kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, đầu tư nước ngoài tại nước có tiền tệ đó được chuyển đổi tự do, còn các nguồn thu nhập phi thương mại, phi đầu tư muốn chuyển đổi phải có giấy phép. Ví dụ: PHP- Peso Philippines, TWD- Đô la Đài Loan, THB- Bạt Thái Lan, KRW- Won Hàn Quốc, IDR- Rupiad Indonesia, EGP- Pound Ai Cập Câu 3: Tỷ giá hối đoái là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái? - Khái niệm: + Cơ bản: là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau. + Khái niệm có tính thị trường: giá cả của một đơn vị tiền hàng được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. - Cơ sở hình thành: + Chế độ bản vị tiền vàng: o Tồn tại 1875- 1914 o 3 điều kiện của chế độ bản vị vàng: (1) vàng đảm bảo nhu cầu đúc tự do, (2) khả năng chuyển đổi 2 chiều giữa tiền và vàng (3) Vàng được tự do xuất nhập khẩu. o Tính chung của tiền tệ trong giai đoạn này là tiền đúc bằng vàng được đưa vào lưu thông và giấy bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng qua hàm lượng vàng của nó. So sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng hay nói cách khác ngang giá vàng là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng. + Chế độ hối đoái vàng: o Là giai đoạn CNTB phát triển thành CNĐQ, các quốc gia tích trữ vàng, tích lũy tiềm lực đồng thời năng suất lao động tăng cao, khối lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều. o Phát hành giấy bạc Ngân hàng (bank notes) và cam kết đổi các giấy bạc ra vàng theo một tỷ lệ nhất định. o Thực tế chỉ có USD và GBP vẫn duy trì đổi tiền giấy ra vàng, nhưng các nước vẫn công bố hàm lượng vàng cho đồng tiền nước mình o TGHĐ được xác định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng mà giấy bạc Ngân hàng đại diện. + Chế độ Bretton Woods: o còn gọi là chế độ hối đoái vàng dựa vào USD, đồng USD giữ vai trò trung tâm o TGHĐ giữa các đồng tiền của các nước thành viên được xác định dựa trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng mà các đồng tiền đó đại diện với hàm lượng vàng của USD. o chỉ có đồng USD được đổi trực tiếp sang vàng, các đồng tiền khác muốn đổi sang vàng phải đổi gián tiếp sang USD và từ đó đổi sang vàng theo tỉ lệ 35$/1ounce vàng. Đây là tỉ lệ cố định giữa đồng đô la và vàng. Nhận xét: Qua 3 thời kỳ trên ta thấy, hàm lượng vàng là cơ sở để so sánh hai đồng tiền với nhau và gọi là ngang giá vàng (gold parity). Tỷ giá hối đoái có thể tách rời ngang giá vàng nhưng trong một biên độ nhất định. Tỷ giá hối đoái có thể = ngang giá vàng ± chi phí chuyển vàng. + Chế độ tiền tệ hậu Bretton Woods: o Tiền tệ của tất cả các quốc gia đều không đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng (kể cả USD) -> hàm lượng vàng của tiền tệ không còn là tính chung của tiền tệ trong giai đoạn này -> Ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái vàng. o Cơ sở nào để xác định tỉ giá không dựa trên vàng mà dựa trên ngang giá sức mua PPP (Purchasing Power Parity) theo quy luật một giá (Rules of one price). o Ngang giá sức mua là tỉ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền, theo tỉ lệ này thì số lượng hàng hóa/dịch vụ trao đổi được là như nhau ở trong nước và nước ngoài khi chuyển 1 đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại. Câu 4: Các loại ngoại hối quy định trong Pháp lệnh ngoại hối 2005? - Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ) - Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác. - Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. - Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế Câu 5: Các loại tỷ giá phân loại theo các phƣơng tiện thanh toán quốc tế? Có 5 loại tỷ giá phân loại theo các phương tiện thanh toán quốc tế: - Tỷ giá chuyển tiền bằng điện: là tỉ giá mà NH bán ngoại tệ cho KH kèm theo trách nhiệm là NH sẽ chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương pháp chuyển tiền điện tử. Có đặc điểm là: tỷ giá cơ bản của một quốc gia, tốc độ thanh toán nhanh, chi phí cao. - Tỷ giá chuyển tiền bằng thư là tỉ giá mà NH bán ngoại tệ cho KH không kèm theo trách nhiệm chuyển tiền bằng phương tiện điện tử mà NH sẽ chuyển P/O (lệnh chuyển tiền) ra bên ngoài bằng con đường thư tín thông thường. Có đặc điểm là không thông dụng, tốc độ chậm, chi phí rẻ. - Tỷ giá séc là tỉ giá mà NH bán séc ngoại tệ cho KH kèm theo trách nhiệm chuyển séc đến người thụ hưởng quy định trên séc. Tỷ giá séc = tỷ giá điện hối – Lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối kể từ khi mua séc đến khi séc được trả tiền. - Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả tiền ngay là tỉ giá mà NH bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho KH là người thụ hưởng hối phiếu, KH sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà KH là người có nghĩa vụ trả tiền ngoại tệ cho anh ta. Người được chuyển nhượng khi nhận được hối phiếu sẽ xuất trình đến ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền ngay sau khi xuất trình. Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả tiền ngay = Tỷ giá điện hối – Lãi suất huy động ngoại tệ. - Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả chậm là tỉ giá mà NH bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền chậm cho KH là người thụ hưởng. KH sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà KH là người có nghĩa vụ trả tiền ngoại tệ cho anh ta. Khi hối phiếu đến thời hạn thanh toán người được chuyển nhượng sẽ xuất trình hối phiếu đến ngân hàng chỉ định để nhận tiền. Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả chậm = Tỷ giá điện hối – Lãi phát sinh từ khi NH bán hối phiếu đến khi hối phiếu được trả tiền. Thời hạn này thường bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu + Thời gian chuyển từ hối phiếu đó từ NH bán hối phiếu đến NH trả tiền ghi trên hối phiếu. Câu 6: Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái? Có 4 nhân tố: a) Chênh lệch lạm phát giữa 2 quốc gia: Gọi mức chênh lệch lạm phát giữa 2 nước là I=IV- IA Với IV: tốc độ lạm phát của tiền định giá (tượng trưng đồng Việtnam) IA: tốc độ lạm phát của tiền yết giá (tượng trưng đồng USD) Nếu I=0, không có lạm phát hoặc lạm phát 2 nước biến động cùng biên độ, cùng mức lạm phát thì TGHĐ giữa 2 đồng tiền sẽ ổn định. Nếu I <0 IV < IA thì đồng tiền yết giá (ví dụ trong TH này là USD) sẽ giảm giá so với đtiền định giá (đồng Việt nam). Nếu I >0 IV> IA thì đồng tiền yết giá (ví dụ trong TH này là USD) sẽ tăng giá so với đtiền định giá (đồng Việt nam) Kết luận: Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại. (Reference (Ref): Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP. Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy.) b) Chênh lệch lãi suất giữa 2 quốc gia (lãi suất ở đây là lãi suất tiền gửi ngắn hạn): Theo thuyết ngang giá lãi suất: lãi suất của hai nước phải tương thích với nhau để cho vốn của nước ngày không chạy sang nước kia và ngược lại. Nếu có chênh lệch lãi suất, vốn của nước có mức lãi suất thấp sẽ chạy sang nước có mức lãi suất suất cao Công thức ngang giá lãi suất (IRP- Interest rate parity): (1+ Iu) = (Rf/Rs)x (1+ Ie). Với Iu: lãi suất của đồng định giá(%/ năm) Ie: lãi suất của đồng yết giá(%/ năm) Rs: tỷ giá giao ngay Rf: tỷ giá kỳ hạn Với các yếu tố khác là không đổi, khi lãi suất I tăng -> vốn sẽ chảy vào trong nước => cung ngoại tệ tăng lên, cầu ngoại tệ giảm xuống sẽ làm tỉ giá giảm xuống. Ngược lại, khi lãi suất I giảm, dòng vốn sẽ chảy ra ngoài, cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng lên, tỉ giá sẽ tăng lên. Nhận xét: Sự chu chuyển của dòng vốn chỉ có tác động lên tỉ giá trong ngắn hạn, vì chỉ phản ánh sự chuyển quyền sử dụng tài sản, chứ không phải chuyển quyền sở hữu vốn. c) Cung và cầu về ngoại hối: Khi cung > cầu ngoại hối -> đồng nội tệ tăng giá, tỉ giá hối hối đoái giảm. Khi cung < cầu ngoại hối -> đồng nội tệ giảm giá, tỉ giá hối đoái tăng lên. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối: CCTTQT (là bảng cân đối phản ánh những khoản thu chi bằng tiền của một quốc gia với phần còn lại của thế giới), Tổng sản phẩm quốc dân và GDP/đầu người tăng, Nhu cầu ngoại hối bất thường. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như thuế quan, hạn ngạch, tâm lý của người dân thích nắm giữ đồng tiền nào. (Ref: Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế: Nếu thu> chi CCTT dư thừa cung>cầu ngoại hối TGHD giảm Nếu thu<chi CCTT thiếu hụt cung <cầu ngoại hối TGHD tăng). d) Các yếu tố phi kinh tế khác Câu 7: Phƣơng pháp tính tỷ giá chéo và tác dụng của nó? Trình bày công thức tính tỷ giá chéo và cho ví dụ - Tác dụng tỷ giá chéo: trong giao dịch ngoại hối, khách hàng có nhu cầu giao dịch ở các đồng tiền chưa được niên yết tỷ giá trên thị trường. Ví dụ: xác định tỷ giá giữa các đồng tiền định giá với nhau, xác định tỷ giá giữa các đồng tiền yết giá với nhau hoặc xác định giữa đồng tiền yết giá của cặp tỷ giá này với đồng tiền định giá của cặp tỷ giá kia. Vì thế, phương pháp tình tỷ giá chéo là thực sự cần thiết. - Phương pháp tính tỷ giá chéo: + Xác định TGHĐ của 2 tiền tệ ở vị trí định giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau: Muốn tìm TGHĐ của 2 tiền tệ ở vị trí đồng tiền định giá, ta lấy tỷ giá của tiền tệ định giá chia cho tỷ giá của tiền tệ yết giá. Muốn tìm tỷ giá bán (ask) ta lấy tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Muốn tìm tỷ giá mua (bid) ta lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng. Công thức: Bid (c) A/B= Ask C/B : Bid C/A Ask (c) = Bid C/B : Ask C/A Vd: USD/CHF = 1,2312/17 (1) USD/CAD = 1,1125/30 (2) CAD/CHF= (1): (2) Bid (c) CAD/CHF= 1,2317/1.1125= 1,1071 Ask (c) CAD/CHF= 1,2312/1,1130= 1,1061 + Xác định TGHĐ của 2 tiền tệ ở vị trí yết giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau: Muốn tìm TGHĐ của 2 tiền tệ ở vị trí đồng tiền yết giá, ta lấy tỷ giá của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá của tiền tệ định giá. Muốn tìm tỷ giá bán (ask) ta lấy tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Muốn tìm tỷ giá mua (bid) ta lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng. Công thức: Bid (c) A/B= Ask A/C : Bid B/C Ask (c) A/B= Bid A/C : Ask B/C Vd: USD/VND = 17,400/17,500 (1) JPY/VND = 188/190 (2) USD/JPY = (1): (2) Bid (c) USD/JPY = 17,500/188 =93,09 Ask (c) USD/JPY = 17,400/190= 91,58 + Xác định TGHĐ của tiền ở vị trí yết giá và định giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau: Muốn tìm TGHĐ của tiền ở vị trí yết giá và định giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau, ta nhân hai tỷ giá đó với nhau. Muốn tìm tỷ giá bán, ta lấy 2 tỷ giá mua của ngân hàng nhân với nhau. Muốn tìm tỷ giá mua, ta lấy 2 tỷ giá bán của ngân hàng nhân với nhau. Công thức: Bid (c) A/B= Ask A/C * Ask C/B Ask (c) A/B= Bid A/C * Bid C/B Vd: GBP/ USD = 1,8650/60 (1) USD/JPY = 90,76/80 (2) GBP/JPY= (1) *(2) Bid (c) GBP/JPY = 1,8660*90,80= 169,43 Ask (c) GBP/JPY = 1,8650*90,76= 169,26 Câu 8: Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế? Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế? - Khái niệm: Cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi bằng một đồng tiền nào đó giữa người cư trú và người phi cư trú trong một thời hạn nhất định. - Kết cấu: + Hạng mục thường xuyên/cán cân tài khoản vãng lai: Phản ánh các khoản thu/chi làm tăng/giảm tài sản tài chính về quyền sở hữu của một nước với một nước khác.Đây là hạng mục quan trọng, phản ánh thực chất của cán cân thanh toán quốc tế. Bao gồm: cán cân thương mại, cán cân dịch vị, cán cân thu nhập, chuyển giao một chiều. + Hạng mục vốn/cán cân tài khoản vốn: Phản ánh các khoản thu/thu làm tăng/giảm tài sản tài chính về quyền sử dụng của nước này với nước khác. Bao gồm: CC vốn dài hạn/CC vốn ngắn hạn. Rất quan trọng đối với những nước có CC vãng lai thâm hụt. + Hạng mục chênh lệch: Sai sót do thống kê/ghi chép. Một số âm thể hiện một lường vốn ra/ Một số dương phản ánh một luồng vốn chảy vào. + Hạng mục dự trữ chính thức: Phản ánh mức độ thay đổi về lượng vàng/ngoại tệ/tài sản dự trữ mà các tổ chức tiền tệ nắm giữ. Thay đổi dự trữ ngoại hối của một nước. Tín dụng với IMF và các NHTW khác. Mức thay đổi nguồn dự trữ chính thức đo lường mức thâm hụt hoặc thặng dư của một nước về các giao dịch của TK thường xuyên và TK vốn. Câu 9: Giao dịch kỳ hạn? Đặc điểm vận dụng? - Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với một khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. - Đặc điểm: + Là thỏa thuận giữa người mua và người bán, chỉ có người mua và người bán tham gia vào ký kết hợp đồng. + Thời điểm thực hiện giao dịch: tại một ngày xác định trong tương lai do người mua và người bán thỏa thuận. Khi ngày thanh toán tới, người mua trả tiền để mua hàng hóa với mức giá thỏa thuận ban đầu, còn người bán chuyển giao hàng với số lượng ấn định ban đầu => hợp đồng được thực hiện/thanh toán vào ngày đáo hạng. + Giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên những ước tính cá nhân. Giá hàng trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. => một trong hai bên mua hoặc bán sẽ chịu thiệt hại => rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Câu 10: Giao dịch swap? Đặc điểm vận dụng? - Giao dịch hối đoái hoán đổi (swap) là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán dùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỉ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. - Swap = Mua kỳ hạn + Bán giao ngay Mua giao ngay + Bán kỳ hạn - Đặc điểm vận dụng: + Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ, mà việc chuyển giao xảy ra ở 2 thời điểm: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. + Phòng tránh rủi ro tỷ giá biến động, bảo tồn vốn + Tạm thời chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác mà k làm gia tăng trạng thái hối đoái thực + Kiếm lãi thông qua chênh lệch tỷ giá Câu 11: Giao dịch hối đoái tƣơng lai? Đặc điểm vận dụng? - Giao dịch hối đoái tương lai: là giao dịch trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với một khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. - Đặc điểm vận dụng: + Các hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên các SGD. SGD cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua đi bán lại các hợp đồng tương lai mà không phải xác định rõ phía đối tác trong một hợp đồng cụ thể. + Chi tiết của hợp đồng được SGD chuẩn hóa về số lượng hàng hóa trong hợp đồng, cách thức yết giá, chất lượng hàng hóa, địa điểm giao hàng (đối với hợp đồng tương lai hàng hóa) => hợp đồng tương lai là sản phẩm của SGD. + Hợp đồng tương lai không chỉ rõ ngày cụ thể mà hai bên phải thực hiện hợp đồng mà chỉ quy định khoảng thời gian (thông thường là tháng) thực hiện hợp đồng và bên bán có quyền quyết định thời điểm cụ thể trong thời gian thực hiện hợp đồng nói trên. Câu 12: Giao dịch quyền chọn? Đặc điểm vận dụng? - Giao dịch quyền chọn (option) là giao dịch ngoại tệ trong đó bên mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên bán, trong khi đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết khi bên mua có yêu cầu theo tỉ giá đã thỏa thuận trước. + Quyền chọn mua: là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được quyền mua một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và torng một thời hạn nhất định. + Quyền chọn bán: là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được quyền bán một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định. - Đặc điểm vận dụng: + Các hàng hóa có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai. + Người mua quyền có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền, còn người bán phải có nghĩa vụ thực hiện khi người mua yêu cầu. Đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoảng tiền được xem là giá của quyền chọn. + Có 2 loại quyền chọn: quyền chọn Mỹ và quyền chọn Châu Âu. Quyền chọn Mỹ cho phép người nắm giữ quyền có thể thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày hết hạn và bao gồm cả ngày hết hạn. Quyền chọn châu Âu chỉ cho phép người năm quyền thực hiện quyền vào ngày hết hạn. Câu 13: Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế? - Biện pháp vay nợ (vay dự trữ) làm tăng tài khoản dự trữ chính thức để cân bằng CCTTQT. [...]... của người ký phát séc trả tiền Séc có thể xuất trình đòi tiền tại Trung tâm thanh toán bù trừ, nếu như trên séc có quy định rõ ràng - Ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc kế tiếp Câu 17: Cách thức quy định thời gian thanh toán và số tiền thanh toán trong hối phiếu? Cách thức quy định thời gian thanh toán Thanh toán ngay Thanh toán sau - Payable at sight - At X days after sight - Payable on presentation... bắt buộc, ko làm ả hưởng giá trị pháp lí của HP Một lệnh thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định Vô điều kiện - HP là mệnh lệnh, ko phải yêu cầu - Người kí phát khi đưa ra lệnh thì ko kèm theo điều kiện hay lí do nào - Người bị kí phát có thể thanh toán/ chấp nhận thanh toán hoặc từ chối thanh toán (tuy nhiên việc thanh toán/ chấp nhận thanh toán là vô điều kiện) Số tiền ghi trên HP: Nên ghi... chối thanh toán 1 cách hợp pháp hoặc bị phá sản Câu 4: Các loại Hối phiếu trong thanh toán quốc tế? Căn cứ vào thời hạn thanh toán - HP trả ngay: là HP quy định Người bị kí phát phải trả tiền ngay khi HP đc xuất trình Tuy nhiên “trả ngay” ở đây còn phụ thuộc vào tập quán thanh toán (đôi khi là trả vào ngày kế tiếp của ngày xuất trình) - HP có kì hạn: quy định ng bị kí phát trả tiền khi HP đến hạn thanh. .. tiền của HP Thời gian xuất trình: - Thanh toán ngay: 1 năm (ULB 1930) và 90 ngày (Luật VN) kể từ ngày kí phát và thanh toán/ từ chối trong vòng 3 ngày (Luật VN) - Thanh toán sau: nếu ko quy định thì là At sight Theo ULB, VN thời hạn xuất trình để yêu cầu chấp nhận là 1 năm kể từ ngày kí phát Chấp nhận/ từ chối chấp nhận trong vòng 2 ngày v Thời hạn Thanh toán - Thanh toán ngay: Payable at sight, Payable... L/C nếu thanh toán bằng L/C - Là nhà Nhập khẩu nếu thanh toán bằng phương thức khác (mở sổ, nhờ thu…) - Phải ghi địa điểm t.toán nếu ko sẽ thanh toán tại địa chỉ của người bị kí phát Tên và địa chỉ của người kí phát viii Phải ghi tên và địa chỉ của người kí phát vì ng kí phát sẽ là người cuối cùng thanh toán cho người thụ hưởng trong trường hợp HP đã chuyển ngượng nhưng Người bị kí phát từ chối thanh. .. xảy ra khi HP hết hạn hiệu lực/hạn thanh toán thì coi là vô hiệu Câu 8: Bảo lãnh thanh toán hối phiếu? Hình thức bảo lãnh? Nguyên tắc bảo lãnh thanh toán hối phiếu? Khái niệm: Bảo lãnh HP là việc của 1 ng thứ 3 (Người bảo lãnh) cam kết với Ng thụ hưởng HP sẽ thự hiện nghĩa vụ trả tiền thay cho Ng bị kí phát ( Ng đc bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà Ng đc bảo lãnh ko thanh toán đúng hạn hoặc ko đầy đủ... đầu tư vào nước mình ) - Xuất ngoại hối (vàng để trả nợ) - Tuyên bố vỡ nợ Câu 14: So sánh giao dịch kỳ hạn và giao dịch tƣơng lai? Giao dịch kì hạn Giao dịch tƣơng lai Ký kết giữa 2 bên Được giao dịch trên SGD => tính thanh khoản cao Nội dung tùy 2 bên Nội dung được chuẩn hóa Ngày thanh toán xác định Không quy định ngày thanh toán Thanh toán khi đến hạng Điều chỉnh số dư kí quỹ hàng ngày => có thể thoát... khống Cách thanh toán séc khống Tất cả các loại hội phiếu Loại séc gạch chéo, séc đều có thể được thanh toán chuyển khoản, séc điện tử bằng tiền mặt hoặc thông chỉ thanh toán thông qua qua chuyển khoản ngân chuyển khoảng không được hàng thanh toán bằng tiền mặt Thời hạn hiệu Tất cả các loại hối phiếu Séc du lịch là loại séc đều có thời hạn hiệu lực lực không có hiệu lực 4, Về nghiệp vụ xuất trình thanh. .. VN 2005 - Từ “Séc” đc in phái trên Séc - Số tiền xác định - Tên của Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là Ng bị kí phát - Tên Người thụ hưởng do Ng kí phát chỉ định; hoặc yêu cầu thanh toán Séc theo lệnh của Ng thụ hưởng; hoặc yêu cầu thanh toán Séc cho Ng cầm giữ - Địa điểm thanh toán - Ngày kí phát - Tên đối với tổ chức hoặc họ tên đv cá nhân + chữ kí của Ng kí phát Yêu cầu pháp lí... này để trả cho một người khác Nội dung kỳ phiếu: - Tiêu đề - Số hiệu của kỳ phiếu - Số tiền - Địa điểm - Thời hạn thanh toán - Người thụ hưởng - Đại điểm thanh toán - Người phát hành Câu 12: So sánh Hối phiếu và Kỳ phiếu? Giống nhau: - Đều là một loại giấy tờ có giá trị, điều chỉnh về việc thanh toán không điều kiện một khoản tiền nhất định do người ký phát trả cho người thụ hưởng theo quy định - Cả