1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

câu hỏi thi thanh toán quốc tế

6 665 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 352,78 KB

Nội dung

thanh toán quốc tế

NỘI DUNG THI VẤN ĐÁP MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ Phần Tỷ giá hối đoái 1. Các loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế? Đặc điểm mỗi loại? (4 yếu tố phân loại: Phạm vi sử dụng, sự chuyển đổi, hình thái tiền tệ, mục đích sử dụng) 2. Tiền tự do chuyển đổi là gì? Cho ví dụ. (Tiền tệ tự do chuyển đổi là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phải có giấy phép. Có hai loại tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển đổi một phần.) 3. Tỷ giá hối đoái là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái? (Là giá của một đồng tiền được xác định bởi một đồng tiền khác. Cơ sở: Bản vị vàng, hối đoái vàng, Bretton Wood, hiện đại) 4. Các loại ngoại hối quy định trong Pháp lệnh ngoại hối 2005?(ngoại tệ, các chứng từ có giá bằng ngoại tệ, các phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, vàng, tiền VN trong TTQT) 5. Các loại tỷ giá phân loại theo các phương tiện thanh toán quốc tế? (điện hối, thư hối, séc, hối phiếu NH trả tiền ngay, hối phiếu NH trả chậm) 6. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái? 7. Phương pháp tính tỷ giá chéo và tác dụng của nó? Trình bày công thức tính tỷ giá chéo và cho ví du. 8. Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế? Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế? 9. Giao dịch kỳ hạn? Đặc điểm vận dụng? 10. Giao dịch swap? Đặc điểm vận dụng? 11. Giao dịch tương lai? Đặc điểm vận dụng? 12. Giao dịch quyền chọn? Đặc điểm vận dụng? 13. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế? 14. So sánh giao dich kỳ hạn và giao dịch tương lai? Phần Phương tiện thanh toán 1. So sánh Séc thương mại và Séc du lịch? 2. Trình bày các loại Séc trong thanh toán quốc tế? 3. Hối phiếu là gì? Đặc điểm của hối phiếu? 4. Các loại Hối phiếu trong thanh toán quốc tế? 5. Nội dung của Hối phiếu? 6. Quyền và nghĩa vụ của người ký phát và người bị ký phát hối phiếu? 7. Chấp nhận trả tiền hối phiếu? Tại sao phải chấp nhận? Các hình thức của chấp nhận hối phiếu? 8. Bảo lãnh thanh toán hối phiếu? Hình thức bảo lãnh? Nguyên tắc bảo lãnh thanh toán hối phiếu? 9. Lưu thông hối phiếu trả ngay? Lưu thông hối phiếu trả chậm? Lưu thông séc 10. Nội dung của Séc? 11. Kỳ phiếu là gì? Nội dung của Kỳ phiếu? 12. So sánh Hối phiếu và Kỳ phiếu? 13. Các loại ký hậu hối phiếu áp dụng trong thanh toán quốc tế? Trong những trường hợp nào, người thụ hưởng phải ký hậu hối phiếu? 14. Ký hậu Séc? Yêu cầu về nội dung và hình thức ký hậu Séc? 15. Bảo lãnh thanh toán Séc? Yêu cầu về nội dung bảo lãnh và hình thức bảo lãnh? 16. Thời hạn xuất trình Séc? Địa điểm xuất trình? Thực hiện trả tiền? 17. Cách thức quy định thời gian thanh toán và số tiền thanh toán trong hối phiếu? 18. So sánh hối phiếu dùng cho phương thức nhờ thu và hối phiếu dùng cho phương thức tín dụng chứng từ? 19. Điều kiện thành lập Séc? Khi thanh toán Séc, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra gì? 20. So sánh Séc và Hối phiếu? Phần: Các điều kiện thanh toán trong HĐ mua bán ngoại thương 1. Phân biệt các loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế. 2. Nêu các điều kiện đảm bảo hối đoái? Điều kiện đảm bảo hối đoái nào có thể áp dụng trong điều kiện hiện nay? 3. Điều kiện thời gian trả tiền trước là gì? Nêu các loại trả tiền trước? 4. Nêu các loại thanh toán trả tiền ngay? Điều kiện cơ sở giao hàng ExW, FAS, FCA thì phù hợp với loại thanh toán trả tiền ngay nào? 5. Nêu các loại thanh toán trả tiền ngay? Điều kiện FOB, CIF thì phù hợp với loại thanh toán trả tiền ngay nào? 6. Khái niệm, các loại chuyển tiền. Quy trình thanh toán và trường hợp áp dụng của phương thức chuyển tiền. 7. Khái niệm, quy trình thanh toán và trường hợp áp dụng phương thức mở tài khoản (ghi sổ) 8. Nêu các loại ghi sổ? Đối với trường hợp ghi sổ không có đảm bảo thì người ghi sổ phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình? 9. Nêu khái niệm, các bên liên quan và ưu nhược điểm của phương thức thanh toán nhờ thu 10. Nêu khái niệm, nguồn luật điều chỉnh, đặc điểm của phương thức thanh toán nhờ thu. 11. URC 522, ICC là gì? Hãy trình bày tính chất pháp lý của URC. 12. Những nội dung cơ bản của Lệnh nhờ thu và trách nhiệm của Ngân hàng chuyển nhờ thu. 13. Nêu khái niệm, các bên liên quan, quy trình thanh toán nhờ thu. 14. Phân loại và so sánh các loại nhờ thu, trường hợp áp dụng. 15. Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Có mấy loại nhờ thu kèm chứng từ. 16. Phân tích vai trò của các ngân hàng trong phương thức thanh toán nhờ thu. 17. Phân tích ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu kèm chứng từ đối với: a. Người xuất khẩu b. Người nhập khẩu 18. Phương thức tín dụng chứng từ: khái nhiệm, nguồn luật điều chỉnh. 19. UCP600 là gì? ISBP681 là gì? Mối quan hệ giữa UCP600 và ISBP 681? Ý nghĩa của chúng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 20. Nêu các bên liên quan, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ và trường hợp áp dụng. 21. Nội dung của đơn yêu cầu mở L/C và các bên liên quan. 22. L/C là gì? Tính chất cơ bản của L/C. 23. Nêu các nội dung chủ yếu của thư tín dụng. Cơ sở nào để kiểm tra nội dung của L/C. 24. Trình bày 3 nội dung sau của L/C: ngày mở, ngày hết hạn và thời gian giao hàng. Mối quan hệ giữa 3 mốc thời gian này. 25. Thế nào là xuất trình phù hợp? Nếu chứng từ xuất trình phù hợp với các quy định trong hợp đồng cơ sở, nhưng không phù hợp với L/C thì ngân hàng phát hành có thanh toán tiền cho người hưởng lợi không? 26. Nêu quy trình sửa đổi và hiệu lực của các sửa đổi thư tín dụng theo UCP600 27. Các loại chứng từ, cách xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C và thời hạn xuất trình. 28. Nêu trách nhiệm của các Ngân hàng tham gia trong quy trình thanh toán L/C theo UCP600. 29. So sánh ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với các phương thức thanh toán khác và trường hợp áp dụng 30. Nêu các loại thư tín dụng và trường hợp áp dụng 31. Nêu khái niệm và những lưu ý khi áp dụng thư tín dụng chuyển nhượng (phạm vi áp dụng, chứng từ có thể thay thế, trách nhiệm của các bên liên quan thư tín dụng chuyển nhượng) 32. Thư tín dụng dự phòng: nêu khái niệm, tập quán, phạm vi áp dụng, trách nhiệm của các bên… 33. Nêu khái niệm và những lưu ý khi sử dụng Back to back L/C 34. Nêu khái niệm và những lưu ý khi sử dụng “Red clause” L/C 35. Nêu khái niệm và những lưu ý khi sử dụng thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) 36. Nêu khái niệm, phân loại và trường hợp áp dụng thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) 37. Nêu khái niệm L/C có xác nhận và vai trò của Ngân hàng xác nhận. 38. So sánh thư tín dụng giáp lưng và thư tín dụng đối ứng. 39. Lệnh nhờ thu quy định phí nhờ thu bên nào thì bên ấy chịu, nhưng người nhập khẩu từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì? 40. Ngân hàng phát hành có thể phát hành L/C có nội dung khác với nội dung của hợp đồng hay không? 41. Vai trò của ngân hàng thông báo? Ngân hàng xác nhận? 42. Một NH nhận được L/C để thông báo cho khách hàng, nhưng không sẵn sàng thông báo L/C này. Hỏi ngân hàng này phải làm gì? 43. Có thể thông báo L/C qua một ngân hàng, còn thông báo sửa đổi L/C qua một ngân hàng khác được không? Tại sao? 44. Hãy chỉ ra ngày xuất trình bộ chứng từ muộn nhất có thể trong các trường hợp sau: a) Shipment date: 2/8/2011 Expiry date of L/C: 02/09/2011 b) Shipment date: 2/8/2011 Expiry date for presentation: 02/09/2011 c) Shipment date: 2/8/2011 Expiry date for presentation: 20/8/2011 Expiry date of L/C: 02/09/2011 45. Các ngân hàng có chấp nhận thanh toán bộ chứng từ trong đó hóa đơn thương mại được phát hành trước ngày mở L/C? Tại sao? (Theo điều 14i, UCP600: "Một chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát hành tín dụng, nhưng không được ghi sau ngày xuất trình chứng từ", do đó ngân hàng ko bắt lỗi Invoice phát hành trước ngày mở L/C hay phát hành sau khi giao hang) 46. Các ngân hàng có chấp nhận thanh toán bộ chứng từ trong đó hóa đơn thương mại được phát hành sau ngày giao hàng? 47. L/C yêu cầu chứng từ vận tải đa phương thức và quy định cấm chuyển tải, người thụ hưởng xuất trình chứng từ vận tải gồm 2 phương thức vận tải: xe tải và tàu hỏa vào có ghi chú là đã chuyển tải. Người thụ hưởng xuất trình chứng từ vận tải đó thì có được coi là phù hợp với L/C hay không? (Nếu xuất trình 1 chứng từ VT đa phương thức cho cả quá trình vận chuyển thì ngân hàng sẽ bỏ qua) 48. Xác định ngày giao hàng đối với một B/L in sẵn cụm từ "shipment on board" ghi ngày phát hành 5/8/2011 trong các trường hợp sau: a- Trên B/L không ghi chú gì cả b- Ghi chú "shipped on board date 8/8/2011" c- Ghi chú "shipped on board date 3/8/2011". 49. Xác định số lượng bản gốc và bản sao cần xuất trình trong những trường hợp sau: a. Invoices in 3 copies b. Invoices in 3 originals c. Invoice in 1 copy d. One copy of invoice 50. Nêu cách xác định thời hạn hiệu lực của L/C cho phù hợp. Nếu không quy định thời hạn xuất trình chứng từ trong L/C thì thời hạn xuất trình được xác định như thế nào? Ban Giám đốc Trưởng Bộ môn NV TP. Hồ Chí Minh, ngày 16/4/2012 Tổ môn học TTQT

Ngày đăng: 07/06/2014, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w