Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế.. Hoạt động
Trang 1Khoa học (Stem)
CHONG CHÓNG LỬA
I Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế)
- HS sử dụng các dụng cụ, hợp tác với bạn để làm thí nghiệm
- Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn
- HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để đảm bảo an toàn
II Đồ dùng dạy học:
- GV: Hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương (nếu không có thì dùng hình minh hoạ
để mô tả) Bài giảng điện tử
- HS: Giấy bìa, kéo, ống mút, dây thép, keo dán
III Các hoạt động dạy học
1 Ho t ạt động 1: Khởi động (5 phút) động 1: Khởi động (5 phút)ng 1: Kh i ởi động (5 phút) động 1: Khởi động (5 phút)ng (5 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”
Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên trái, bên trái
Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái
Quản trò: Gió thổi, gió thổi
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên phải, bên phải
Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải
Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí:
trước, sau
- Giới thiệu bài: Trực tiếp dựa vào trò
chơi trên
- HS tham gia trò chơi
- Lắng nghe
2 Hoạt động 2: Chơi chong chóng (10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Gọi HS lên tham gia trò chơi “chong
chóng”
- Gọi HS dự đoán kết quả của trò chơi:
+ Cầm chong chóng đưa ra đằng trước và
đứng im
+ Cầm chong chóng đưa ra đằng trước và
đi thường
+ Cầm chong chóng đưa ra đằng trước và
chạy
- Để kiểm tra kết quả dự đoán chúng ta sẽ
cùng tham gia trò chơi
- Gọi HS nêu kết luận
- GV nhận xét, kết luận: Lúc đúng im
chong chóng không quay, lúc đi thường
chong chóng quay chậm hoặc không quay,
- HS dự đoán
- 2 HS tham gia, HS dưới lớp quan sát
Trang 2lúc chạy chong chóng quay nhanh.
? Vì sao khi chạy chong chóng quay
nhanh
- GV nhận xét, kết luận: Khi ta đi hay
chạy không khí xung quanh ta chuyển
động tạo ra gió Gió thổi làm cho chong
chóng quay Gió thổi mạnh làm cho chong
chóng quay nhanh, gió thổi yếu làm cho
chong chóng quay chậm, không có không
khí tác động thì chong chóng không quay
=> Chuyển: Hoạt động tạo ra gió từ con
người hay vật tác động vào không khí diễn
ra liên tục ở xung quanh chúng ta Vậy
trong tự nhiên nguyên nhân nào gây ra
gió? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé
- HS thảo luận nhanh theo cặp, nêu kết quả thảo luận
- Lắng nghe
3 Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió (10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Để biết nguyên nhân gây ra gió trong tự
nhiên chúng ta cùng tìm hiểu thí nghiệm
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc cách tiến
hành thí nghiệm
- Giáo viên mô tả thí nghiệm
? Phần nào của hộp có không khí nóng?
Tại sao?
? Phần nào của hộp có không khí lạnh?
? Khói bay qua ống nào?
- GV kết luận: Không khí chuyển động từ
nơi lạnh đến nơi nóng Không khí chuyển
động tạo thành gió
- Lắng nghe
- HS quan sát và nêu
- HS giơ thẻ chọn chọn ống A/B
- Khói đi từ mẫu hương cháy vào ống A
và bay lên
4 Hoạt động 4: Sự chuyển động không khí trong tự nhiên (10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát tranh hình 6,7 trên
mành chiếu và giới thiệu:
+ Tranh 6 vẽ cảnh ban ngày hướng gió từ
biển thổi vào đất liền
+ Tranh 7 vẽ cảnh ban đêm hướng gió thổi
từ đất liền ra biển
? Tại sao ban ngày thì có gió thổi từ biển
vào đất liền?
? Tại sao ban đêm có gió thổi từ đất liền
thổi ra biển?
- GV nhận xét, kết luận: Sự chênh lệch
- Quan sát
- Ban ngày dưới ánh nắng mặt trời phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước ngoài biển, nên có gió thổi từ biển vào đất liền
- Ban đêm phần đất liền nguội nhanh hơn phần nước ngoài biển, nên ban đêm có gió thổi từ đất liền ra biển
Trang 3nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa
biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay
đổi giữa ngày và đêm
- GV giới thiệu một số tranh ứng dụng của
gió trong tự nhiên đối với con người
5 Hoạt động 5: Luyện tập và vận dụng (Làm chong chóng lửa) (40 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cầm chong chóng và giới thiệu về
chong chóng tự làm
- Cho HS xem video các làm chong chóng
- Yêu cầu HS nêu nguyên liệu chuẩn bị
làm chong chóng
- Hỗ trợ các nhóm tiến hành làm sản phẩm
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm
của nhóm mình
- GV nhận xét, tuyên dương sản phẩm của
các nhóm
- Quan sát
- Quan sát, lắng nghe
- HS nêu
- HS các nhóm tiến hành làm chong chóng
- HS các nhóm lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình
- HS các nhóm có thể nêu thêm cách cải tiến sản phẩm nếu có
IV Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)