Tâm lý và đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản
Trang 1TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN
1 Phân đoạn thị trường khách du lịch Nhật Bản
1.1 Theo vùng lãnh thổ
Theo số liệu của Cơ quan du lịch Quốc gia Nhật Bản thì những thành phố, khu vực tập trung dân số đông nhất Nhật Bản chính là những thành phố, khu vực có tỉ lệ dân số đi du lịch đông nhất như là:
- Tokyo chiếm 24,46%
- Kanto chiếm 20,27%.
- Osaka chiếm 15,04%.
- Kansai chiếm 14,73%.
24.46
20.27 15.04
14.73 25.5
Tỷ lệ người dân các tỉnh ở Nhật Bản đi DL (%)
Tokyo Kanto Osaka Kansai Các tỉnh khác
Những cửa khẩu có lượng khách Nhật xuất cảnh chiếm nhiều nhất đó là:
- Sân bay quốc tế Narita của Tokyo đứng đầu với 56,2%.Năm 2007, sân
bay này phục vụ 35.530.035 khách, đứng thứ 24 trong bảng xếp hạng các sân bay bận rộn nhất thế giới
- Sân bay quốc tế Kansai đứng thứ 2 với 22,3% : Sân bay này được xây
dựng trên 1 hòn đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka Năm 2004, sân bay này có 102.862 chuyến bay, trong đó có 72.096 là quốc tế và 30.766
Trang 2là chuyến nội địa, tổng lượng khách là 15.340.975 người trong đó có 11.162.533 là quốc tế và 4.178.422 là nội địa
- Sân bay Nagoya đứng thứ 3 với 9,6%.Sân bay này từng là sân bay
quốc tế nhưng hiện tại chỉ tiếp nhận các chuyến bay nội địa, và là sân bay hạng hai phục vụ vùng Nagoya
- Sân bay Fukuoka đứng thứ 4 với 4,6% : Sân bay này có vị trí thuận lợi
cho dân Fukuoka, ở Hakata-ku, Đông-Nam trung tâm thành phố Sân bay được nối với trung tâm kinh doanh của thành phố bằng tàu điện ngầm và đường bộ với thời gian đi tàu điện ngầm chỉ mất ít hơn 10 phút vào trung tâm thành phố
- Các sân bay còn lại chỉ chiếm 5,8% lượng khách Nhật xuất cảnh.
1.2 Theo độ tuổi, giới tính.
Do sự phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản mà lượng khách nữ Nhật đi nước ngoài lớn hơn so với các thị trường khác, còn sự chênh lệch giữa lượng khách Nhật là nam và nữ là không đáng kể tuy có sự nhỉnh hơn về nam ở các năm
Theo các nghiên cứu của Trung tâm Nhật Bản-ASEAN thì các phân đoạn thị trường khách lớn nhất đi outbound là:
- Khách trung niên là nam giới tuổi trung bình từ 45-60 chiếm 16,7%.
- Khách trung niên nữ giới tuổi trung bình từ 45-60 chiếm 14,4%.
- Khách nam giới đứng tuổi (trên 60) chiếm 11,9%.
- Khách nữ độc thân tuổi từ 15-29 chiếm 7,6%.
- Khách nữ có gia đình và công việc tuổi từ 15-44 chiếm 6,2%.
Tháp dân số Nhật cho thấy có hai thế hệ lớn trong dân số là nhóm dân
số trong khoảng 60-65 tuổi do sự bùng nổ dân số lần thứ nhất và trong khoảng 35-40 tuổi do sự bùng nổ dân số lần thứ hai khoảng 25 triệu người
Trang 3(chiếm khoảng 1/5 dân số Nhật Bản) tạo ra những đặc điểm đi du lịch của
khách Nhật ở trong các nhóm tuổi này lớn Đối với những người thuộc
nhóm trên 60 tuổi, nhóm tuổi về hưu theo quy định của Luật Lao động Nhật
Bản thì họ vừa là những người có thời gian rảnh rỗi nhiều và khả năng chi tiêu cao Đối tượng khách này thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tự nhiên rồi mua sắm, quà cáp ở các
điểm đến Nhóm người thứ 2 ở độ tuổi 35-40 là những người ở tuổi đã ổn
định về nghề nghiệp và thu nhập, nên khả năng đi du lịch và chi tiêu cũng ở
mức cao Giới học sinh - sinh viên và khách du lịch ba lô: Quan tâm tìm
hiểu văn hóa, mức tiêu dùng không cao, rất quan tâm đến yếu tố giá cả, song lại là những du khách có khả năng phát tán thông tin nhanh chóng và mạnh
mẽ về điểm đến du lịch Giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 20-35: Chưa lập
gia đình, có nghề nghiệp và thu nhập khá ổn định Đối tượng khách này rất sành điệu trong tiêu dùng nhưng cũng rất quan tâm đến tính kinh tế của dịch
vụ, thích mua sắm, thời trang, đồ trang sức, sản phẩm lưu niệm của địa phương
1.3 Theo thời gian đi du lịch
Nhìn chung thì người Nhật Bản đi du lịch quanh năm nhưng có một số thời điểm họ tập trung đi du lịch đông nhất đó là:
Dịp đầu năm mới: Đây là thời gian có lượng khách du lịch outbound
đông Đối tượng khách du lịch thời gian này chiếm 1 lượng khá đông đó
là học sinh, sinh viên vì các trường của Nhật Bản thường được nghỉ Đông
từ trước giáng sinh đến khoảng mồng 10 tháng 1 năm sau mới nhập trường Ngoài ra người về hưu và cao tuổi cũng thường đi du lịch dài ngày ở nước ngoài, nhất là đến các nước ở phía Nam, nơi có khí hậu ấm
áp hơn
Trang 4 Dịp nghỉ xuân tháng 3: Đây là thời gian nghỉ xuân của hầu hết các
trường tại Nhật Bản Nhiều trường có thời gian nghỉ từ giữa tháng hai và bắt đầu vào năm học mới vờ đầu tháng 4 Việc đi du lịch được coi là một món quà cha mẹ dành cho học sinh chuyển cấp và là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt cuộc đời đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học
Dịp nghỉ Tuần lễ vàng đầu tháng 5: Đây có lẽ là thời điểm khách du
lịch Nhật Bản đi du lịch nước ngoài đông nhất do thời gian nghỉ dài (khoảng hơn 1 tuần) Các công ty du lịch đón khách Nhật Bản thường rất vất vả để đón khách trong thời gian này
Dịp nghỉ lễ Obon vào tháng 8: Lễ Obon là một trong những ngày lễ quan
trọng nhất trong năm của người Nhật Bản để tưởng nhớ đến người đã mất Đây cùng là thời gian diễn ra nhiều lễ hội trong nước nhất tại Nhật Bản Thời gian này, nhiều người Nhật chọn việc về quê để nghỉ lễ nhưng cũng có một số lượng lớn người chọn đi du lịch nước ngoài
2 Tích cách và phong tục tập quán của người Nhật
2.1 Tính cách và phong tục tập quán.
Tính cách nổi bật của người Nhật là trung thành, yêu nước, tôn kính, giữ gìn danh dự gia đình, thực tế, lạc quan và hài hước, tinh tế và nhạy cảm,
lễ phép và lịch sự, ôn hòa và độ lượng Tình cảm thẩm mỹ là nền tảng của bản sắc dân tộc Nhật Nhà dù nghèo mấy cũng phải có một chậu cảnh và một bức họa khổ lớn Độ tuổi trên 50 dành nhiều thời gian để thưởng ngoạn thiên nhiên Truyền thống sùng mộ cái đẹp thể hiện trong cả tình cảm hành động lẫn ngôn từ, thích ngắm hoa thưởng nguyệt Rất mê tín, hay xem tướng số, thích các số 3, 5, 7, sợ số 4 và số 9, đàn ông ít đi chơi cùng vợ Vợ chồng rát
ít khi đi du lịch cùng nhau
Người Nhật bao giờ cũng lao động hết mình Họ coi doanh nghiệp là nhà, tuyệt đối trung thành với doanh nghiệp, bất kỳ một người lao động bình
Trang 5thường nào cũng làm việc không dưới 9 tiếng một ngày dù hưởng lương chỉ
8 tiếng
Tính kỷ luật là một đặc trưng của người Nhật Đặc biệt, nó còn đi đôi với giáo dục Thật vậy, người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, cho dù sự kỷ luật
đó bắt nguồn từ hoàn cảnh sinh sống khó khăn, từ việc nghĩ tới lợi ích chung hay từ văn hóa v.v đã trở thành như tự giác, nhưng không phải cứ thế thì 100% con người trong xã hội này sẽ trở thành kỷ luật Mà những người làm luật, những đoàn thể đều phải suy tính, ghi ra rất chi tiết các quy luật và phổ biến rộng rãi để mọi người tuân theo Những nơi sinh hoạt công cộng luôn thấy đầy những bảng hướng dẫn, thông báọ Cứ nhìn mặt đường của Nhật thì rõ, đâu đâu cũng trắng xóa các lằn kẻ phân luồng xe chạỵ Ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, mặt đường còn được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm để xe chạy không bị trượt Ngoài ra còn lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người mù ở một số chỗ băng ngang đường Tiền giấy cũng có dấu hiệu nổi đặc biệt, ở ga xe điện thì dán bảng ghi bằng chữ nổi dành cho người mù để có thể tự mua vé Quanh các trường Tiểu học thì thường có người cầm cờ hướng dẫn các em nhỏ qua đường
Người Nhật cần sự ngăn nắp, trật tự và sạch sẽ ở mức độ tuyệt hảo Người Nhật không có thói quen cho và nhận tiền boa Người Nhật thích tắm
ở nhà tắm công cộng, nước tắm phải thật nóng Khi ăn đĩa bát phải cùng màu Màu hồng được nữ giới rất ưa thích, thích cây liễu rủ, cành liễu dùng làm đũa quý chỉ đem ăn trong dịp Tết Người Nhật thích các món ăn chế biến từ hải sản, trong bữa ăn phải có cá và rau, thích có bình tương đặt sẵn trên các bàn ăn ở nơi đến du lịch, thích các món súp tự pha lấy Thích cơm rang với trứng Người Nhật rất kính phục người phục vụ sành nghề, có kỹ xảo trong phục vụ Trong buồng ngủ phải có ít nhất 2 loại dép, thích có bồn
Trang 6tắm, trong nhà tắm phải có đầy đủ bàn chải, thuốc đánh răng, doa cạo râu, bàn chải, máy sấy tóc, kem xoa, dầu gội đầu, dầu xả Trong tủ lạnh phải có
đủ thứ rượu, bia, nước ngọt, hoa quả, thích uống trà, rót nước ra cốc để uống Người Nhật nghe, nói, viết, đọc tiếng Anh bình thường, họ không thích giao tiếp bằng tiếng Anh ở nơi đến du lịch Tuy nhiên, nếu nói tiếng Nhật với họ thì phải phát âm, dùng từ và ngữ pháp tiếng Nhật phải chuẩn Không nên sử dụng câu hỏi phủ định bằng tiếng Anh khi nói chuyện với người Nhật Người Nhật tuyệt đối quan tâm đến điều kiện an toàn ở nơi đến
du lịch, đòi hỏi tính chính xác cao trong phục vụ Bữa ăn kéo dài 20 – 30 phút Phục vụ nhanh được họ coi là mến khách Người Nhật rất thích tìm hiểu khám phá nơi đến du lịch Khi chọn khách sạn, người Nhật rất quan tâm đến tiền sảnh lớn, phải có bồn tắm, phòng đơn có hai giường, các phòng có chất lượng đồng đều nhau Với người Nhật, lễ nghi giao tiếp được đặt lên hàng đầu Người Nhật rất thích hoa anh đào, hoa cúc, thích màu đỏ và đen, chán ghét màu vàng Người Nhật có truyền thống là những người hay lập danh sách
Người Nhật nổi tiếng là dặn dò chi tiết nhất so với các dân tộc khác
Xe điện lúc nào cũng thông báo mở cửa bên nào, xin lưu ý đừng để quên hành lý, khi bước ra coi chừng khoảng cách giữa toa xe và thềm ga Tóm lại là sự tự giác chung vẫn luôn luôn cần sự hướng dẫn, giáo dục cụ thể để đáp ứng với hoàn cảnh và sự thay đổi của xã hội theo với thời đại
Người Nhật tôn trọng quyết định của nhóm Bởi người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói
Trang 7chung Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo
Người Nhật học cách nói giảm nói tránh Họ luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu Họ không thích và không bao giờ nói “Không” Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận
Đối với người Nhật, đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng
Người Nhật có ngày Tết đũa vào ngày 4 tháng 8 hàng năm Đũa được chia làm hai loại, loại dùng ở nhà và loại dùng ở khách sạn, nhà hàng Loại dùng ở nhà được làm bằng loại gỗ quý ( Cây liễu) trang trí hoa văn rất cầu
kỳ Loại đũa ở khách sạn được làm bằng gỗ thiếp son, bọc trong giấy sạch
sử dụng một lần Trong sô đũa tiêu dùng hàng năm có 90% dùng một lần Khi dùng đũa người Nhật có quy định rất chặt chẽ buộc mọi người phải tuân thủ một cách tự giác, người ta gọi là 8 điều kiêng kị khi dùng đũa:
- Không dùng đầu lưỡi để liếm đũa
- Không lắc, ngoáy, khua đũa trên bàn ăn
- Không dùng đũa gắp kẹp hai ba miếng thức ăn cùng lúc
- Không dùng răng cắn, gặm đũa
- Không dùng đũa cắm lên thức ăn và gắp thức ăn vào bát người cùng
ăn
- Không dùng đũa gạt bát đĩa, giấy ăn và các vật dụng ăn uống khác
- Không đặt đũa lên trên bát đĩa
- Không dùng đũa cào bới thức ăn
Trang 8Khác với các quốc gia dùng đũa khác, đũa Nhật khi được đặt trên bàn
ăn không được đặt thẳng về phía bên phải, bên tay cầm đũa, mà được đặt ở trước mặt người ăn, đầu đũa phải được đặt trên một cái gác đũa gọi là hashioki hướng về phía bên trái
2.2 Những điều cần chú ý khi giao tiếp với khách du lịch người Nhật
Quần áo và diện mạo: bên ngoài trang phục sạch sẽ, là phẳng, đeo phù
hiệu của công ty, tóc không che mắt, nữ giới bôi son môi vừa phải, móng tay không sơn màu sáng chói; nam giới tất màu đen, màu tối, nữ giới mang đồ trang sức giản dị, mang tất dài màu dịu tự nhiên, giầy bóng láng, luôn tươi cười
Tư thế chào: ở tư thế nghiêm, trân tọng, nữ giới hai tay nắm vào nhau
tay trái cầm tay phải, chào nhanh chúc tụng chậm, cúi chào 15 độ trong trường hợp giản đơn, cúi chào 30 độ trong trường hợp kính trọng, 45 độ trong trường hợp cảm ơn, 90 độ trong trường hợp tạ lỗi
Trao và nhận danh thiếp: sử dụng ngôn ngữ thích hợp thể hiện sự tôn
trọng giao tiếp bằng tấm danh thiếp Không bao giờ được lấy danh thiếp
từ túi quần trước hoặc sau ra để trao cho người Nhật, mà phải có hộp đựng đàng hoàng để trong túi áo khoác Khi trao tấm danh thiếp cần đưa trực tiếp bằng tay phải ở độ cao ngang ngực khách Khi nhận phải đứng dậy, nhận bằng tay phải sau đó chuyển qua tay trái, đọc tên khách và bày
tỏ niềm vui, hỏi ngay nếu không đọc được các thông tin trên card, nếu cùng thời gian khách cùng đưa thì nhận trước và trao sau, đặt card trên bàn nơi diễn ra cuộc gặp gỡ
Hướng dẫn khách tại văn phòng: đi trước khách khoảng 1m, chỉ đường
cho khách bằng tay thì lòng bàn tay phải ngửa lên Tại cầu thang, đi sau khách khi đi lên, đi trước khách khi đi xuống Bố trí chỗ ngồi cho khách
ở chỗ xa cửa ra vào, xa bàn làm việc, hướng ra cửa sổ, ghế rộng
Trang 9 Cách đối xử với khách: quan tâm tới tất cả các khách như nhau Không
vay mượn tiền khách, không tham gia vào cuộc tranh luận giữa khách với nhau, không đưa ra các thông tin chưa rõ ràng và không chắc chắn Nhớ tên tất cả khách trong đoàn nhanh và chính xác
3 Tâm lý và sở thích khách du lịch Nhật Bản
3.1 Các điểm đến du lịch được ưa thích
Những điểm du lịch lịch sử và những nơi có phong cảnh đẹp: Khách
du lịch Nhật Bản thường có xu hướng thỏa mãn sự tò mò của mình thông qua việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các điểm đến Do vậy họ đặc biệt rất thích những điểm đến du lịch-nơi có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa hoặc những điểm lưu trữ các dấu tích lịch sử, văn hóa như bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống…Trong quá trình tham quan du lịch, khách du lịch Nhật thường hay so sánh sự tương đồng và khác biệt
về lịch sử, văn hóa của Nhật cũng như lịch sử, văn hóa của các điểm đến
Do có điều kiện tốt về thu nhập, nên du khách Nhật Bản cũng thích du lịch tới những điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh đẹp và độc đáo
Ví dụ: Phố cổ Hội An: với những ngôi nhà, khu phố theo kết cấu của thế
kỷ 18, 19 Hội An trầm tư với với những thiết kế tài hoa của người nghệ nhân xưa được giấu trong những kiến trúc của người Chăm, những đền, chùa, tháp, miếu nổi tiếng như: chùa Cầu, hội quán Phúc Kiến, miểu Quan Công… với những làng nghề truyền thống, nét ẩm thực đa dạng độc đáo…
Những điểm đến với sự thân thiện: Văn hóa Nhật phụ thuộc vào 3 giá trị
và nguyên tắc căn bản là Wa – hay sự hài hòa, thân thiện, Kao – bộ mặt hay niềm kiêu hãnh và Omoiyari – với hàm nghĩa sự đồng cảm, thấu cảm
và lòng trung thành Giá trị đầu tiên trong văn hóa Nhật và có sự ảnh hưởng sâu sắc và là nguồn gốc lý giải tại sao người Nhật thường chọn
Trang 10những điểm đến du lịch – nơi sự thân thiện của người dân là yếu tố căn bản nâng cao hình ảnh du lịch của điểm đến Khách du lịch Nhật Bản rất thích các cơ hội giao tiếp và tiếp xúc với người dân địa phương trong hành trình du lịch của mình
Những địa điểm du lịch ẩm thực đặc biệt: Mặc dù được coi là những
thực khách hết sức cẩn thận về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng khách
du lịch Nhật Bản cũng khá tò mò và rất hứng thú trong việc thưởng thức các hương vị ẩm thực đặc biệt và khác lạ ở các điểm đến du lịch Hơn thế nữa, họ còn rất thích thú tìm hiểu và học hỏi về nguồn gốc, cách thức chế biến và những giá trị ẩn chứa đằng sau vẻ bề ngoài của ẩm thực ở nơi đến Mặc dù vậy, khi tổng kết về ẩm thực của khách du lịch Nhật Bản trong các hành trình du lịch, các chuyên gia du lịch cũng khẳng định tuy
du khách Nhật khá là quốc tế hóa trong vấn đề ẩm thực nhưng lại rất Nhật Họ rất thích ăn món Nhật tại các điểm đến du lịch (một trong những món phổ biến là Soy source-nước tương).Nếu trong thực đơn của các nhà hàng tại các điểm đến du lịch có các món Nhật thì đó là một lợi thế để khai thác khách du lịch Nhật
Ví dụ: Nhà hàng Nhật truyền thống Hana ichirin tại sài Gòn vượt qua
được sự khắt khe về những yêu cầu khó tính trong văn hóa của người Nhật, trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những vị khách Nhật Bản muốn thưởng thức tay nghề của các đầu bếp Việt Nam khi nấu món Nhật Bản Người Nhật.đặc biệt yêu thích những món ăn truyền thống đậm đà hương vị VN như phở, gỏi cuốn, chả giò Khi đến Hà Nội, Huế, Sài Gòn
Những điểm đến với những giá trị về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ:
Du khách Nhật yêu thích âm nhạc và các điệu nhảy, múa truyền thống của người dân bản địa Họ luôn coi âm nhạc là một trong những thành phần chính trong trải nghiệm lữ hành của họ Hơn thế nữa họ đặc biệt