1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần đay và may hưng yên 1

85 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần May và Đay Hưng Yên
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Liên
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thủy
Trường học Đại học KTQD
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 104,09 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I Tổng quan về Công ty cổ phần May và Đay Hưng Yên (3)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (4)
    • 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (7)
      • 1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ (7)
      • 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh (10)
    • 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (12)
    • 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (14)
      • 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán (14)
      • 1.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán (16)
  • CHƯƠNG II: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty (3)
    • 2.1. Đặc điểm sản phẩm và quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty (20)
    • 2.2. Kế toán doanh thu bán hàng (22)
    • 2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (36)
    • 3.1 Nhận xét, đánh giá khái quát về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty (67)
      • 3.1.1 Ưu điểm (68)
      • 3.1.2. Nhược điểm (71)
    • 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty (73)
  • KẾT LUẬN (80)

Nội dung

Tổng quan về Công ty cổ phần May và Đay Hưng Yên

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần May và đay Hưng Yên là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 912/QĐ-UB ngày 10/11/1992 của UBND tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hưng Yên) về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở XNLH Đay Hải Hưng Công ty được thành lập với nhiệm vụ sản xuất, chế biến kinh doanh đay và các mặt hàng từ đay.

Công ty cổ phần May và Đay tiền thân là một phân xưởng của nhà máy dệt 8/3, chính thức được tách ra từ ngày 19/05/1965 khi Nhà máy dệt 8/3 sơ tán về Hưng Yên Trước năm 1965 chuyên dệt sợi thảm và bao các loại đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Do nhu cầu tiêu dùng lên cao, nhà máy dệt 8/3 đã tách một phân xưởng thành lập thêm một bộ phận là Nhà máy Đay Hải Hưng.

Sau khi thành lập, mục đích chính của nhà máy đay là dệt thảm và bao các loại phục vụ người tiêu dùng Từ khi thành lập cho đến nay nhà máy đã trải qua nhiều biến động về tổ chức, quy mô và con người, đặc biệt là nhà máy đã có sự thay đổi Giám đốc nhiều lần, đây là nguyên nhân chính làm cho nhà máy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đến năm

1989 cũng như tất cả các doanh nghiệp quốc doanh khác, nhà máy chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước Thực hiện hạch toán kinh tế tự trang trải chi phí và có doanh lợi, với sự năng động, nhạy bén của nhà máy.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ năm 1991 UBND tỉnh Hải Hưng có quyết định số 103/QĐ-UB ngày 17/1/1991 tổ chức lại nhà máy đay trên cơ sở đay Hưng Yên, Xí nghiệp dệt thảm xuất khẩu Lực Điền và Trạm thu mua hàng xuất khẩu Ân Thi, Châu Giang, Phù Tiên lấy tên là Xí nghiệp Liên hiệp Đay Hải Hưng Sau đó Công ty được thành lập theo quyết định số 912/QĐ- UB.

Với đặc điểm công ty được tổ chức lại trên cơ sở sát nhập của nhiều đơn vị là nguyên nhân phát sinh bao khó khăn cho Công ty và sự thăng trầm của công ty luôn gắn chặt với thay đổi và biến động của nền kinh tế thị trường của đất nước.

Hiện nay Công ty đay cũng như nhiều đơn vị khác còn bao khó khăn và tồn tại cần được giải quyết như: số lỗ còn được treo từ những năm 1994, sản xuất không ổn định do sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ không ổn định đã tác động mạnh đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty (vì sản phẩm của công ty chuyên phục vụ cho hàng xuất khẩu như bao bì nông sản, cà phê, lạc, gạo xuất khẩu ) Bên cạnh những khó khăn đó Công ty còn gặp nhiều khó khăn là hoạt động trong tình trạng thiếu vốn lưu động (phần Nhà nước chiếm 35% trong tổng số vốn lưu động của Công ty, nhưng thực chất số vốn đó đã trong số lỗ còn treo của Công ty) Do đó Công ty hầu như phải vay 100% vốn lưu động ở Ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty không bị gián đoạn.

Trước những đòi hỏi của thị trường để tồn tại và phát triển, Công ty đã tìm nhiều biện pháp để khắc phục khó khăn Công ty kịp thời tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên, của các Ban ngành chủ động tìm kiếm thị trường, phát triển các mặt hàng mới, nâng cao uy tín, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Mặc dù có những biến động và những thăng trầm trong quá trình sản xuất kinh doanh ở giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường Nhưng trong những năm gần đây Công ty đã tồn tại và đang dần phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu tăng, thu nhập của cán bộ và công nhân viên ngày càng được nâng cao, nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên rõ rệt. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng thị trường, Công ty có mở thêm một phân xưởng dệt bạt (1995), tham gia liên doanh với Công ty May Hưng Yên thành lập một Công ty TNHH là Công ty May Phố Hiến (7/1997). Công ty có một số mặt hàng mới do đó Công ty đã có thêm thu nhập, góp phần làm cho vốn kinh doanh của Công ty ngày càng tăng.

Một số chỉ tiêu đạt được của Công ty cổ phần May Và Đay Hưng Yên thể hiện qua các năm như sau: (Trên Báo cáo tài chính) Đơn vị tính: 1.000đ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 1.560 0

6 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0

7 Chi phí hoạt động tài chính 162.551 150.247 191.253

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 220.020 194.064 275.620

10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 126.219 129.400 132.070

14 Tổng LN kế toán trước thuế 126.219 129.400 136.300

15 Các khoản phải nộp ngân sách 172.600 172.710 198.320

18 Thu nhập bình quân 1 Lđ/tháng 900 950 1.000

Qua bảng trên cho ta thấy kết quả kinh doanh của công ty đã có chiều hướng thay đổi tích cực Đó là do Giám đốc Công ty cùng toàn thể Cán bộ công nhân viên đã không ngừng cố gắng mở rộng thị trường, tạo uy tín trong kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm Đời sống của người lao động từng bước được cải thiện Đây là dấu hiệu phát triển một cách bền vững

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ

Hiện nay Công ty có 2 phân xưởng sản xuất chính đó là: phân xưởng sợi, phân xưởng dệt và 2 phân xưởng phụ là: phân xưởng cơ khí và phân xưởng dệt bạt gia công Nguyên vật liệu chính trong phân xưởng dệt là sợt đay các loại Như vậy sản phẩm chính (bán thành phẩm) của phân xưởng sợi là nguyên vật liệu chính của phân xưởng dệt, do đó có thể tách thành hai quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là phân xưởng sợi và dệt.

* Quy trình công nghệ sản xuất ở phân xưởng sợi Đay nhận ở kho trước hết được chọn để phân cấp phân loại, cụ thể đay được phân thành 3 loại sau: loại I, loại II, loại III.

Sau khi phân loại xong theo tỷ lệ 6-3-1 (tức là trong 10 kg đay thì có 6 kg đay loại I, 3 kg loại II, 1 kg loại III) Cùng với dầu sữa hoá sau đó đưa sang máy làm mềm lần 1 và lần 2 Sau khi làm mềm song đay được sang kho ủ, tuỳ vào điều kiện nhiệt độ để có thời gian ủ thích hợp; ví dụ nếu nhiệt độ từ 28-34 0 C thì ủ 72 giờ Đay ủ xong được đưa sang máy chải, chải lần 1 và chải lần 2, chải xong được đưa sang máy ghép Tuỳ theo yêu cầu sợi ngang, sợi dọc mà tiến hành ghép, nếu yêu cầu sợi ngang thì qua ghép 1 và ghép 2, nếu sợi dọc thì qua ghép 1, ghép 2 và ghép 3 Sản phẩm của máy ghép được đưa sang máy sợi, qua máy sợi sẽ được sản phẩm là sợi Nếu sợi ngang thì được đưa sang máy suốt để đánh suốt, nếu sợi dọc được đưa sang máy ống để đánh ống, các ống sợi và suốt sợi được nhập kho để bán và xuất sang phân xưởng dệt để sản xuất ra bao các loại.

*Quy trình công nghệ sản xuất của phân xưởng dệt Ống sợi, suốt ống được xuất từ kho sang phân xưởng dệt, đưa ống vào máy mắt tạo ra các trục sợi, đưa trục sợi và suốt sợi vào máy dệt tiến hành dệt tạo thành vải bao Vải bao cho qua máy là sau đó được cắt thành bao theo kích thước yêu cầu của khách hàng, sau đó được đưa vào tổ máy khâu biên khâu miệng đóng biên nhập kho thành phẩm. Đay

Ghép lần 1 và lần 2 Ghép lần 1, 2, lần 3

Máy sợi ngang Đánh suốt

Máy sợi dọc Đánh ống Đánh suốt ống sợi

Sơ đồ 1.1.1: Sản phẩm ở phân xưởng sợi (bán thành phẩm).

Sơ đồ 1.1.2 : Sản phẩm ở phân xưởng dệt (thành phẩm). Đóng kiện

1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh sản phẩm Công ty tổ chức các bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng Cụ thể Công ty có 4 phân xưởng, trong đó có 2 phân xưởng thuộc bộ phận sản xuất chính, đó là phân xưởng sợi và phân xưởng dệt và hai phân xưởng thuộc bộ phận sản xuất phụ, đó là phân xưởng cơ khí và phân xưởng dệt bạt gia công.

Là phân xưởng sản xuất chính, chuyên sản xuất sợi được đánh thành ống (sợi dọc) thành suốt (sợi ngang) Cơ cấu bộ máy quản lý của phân xưởng gồm:

- Tổ quản lý: Quản đốc, 1 Phó quản đốc, 1 điều độ, 1 thống kê, 1 vật tư.

- Tổ chọn đay: có nhiệm vụ chọn đay để phân loại theo yêu cầu sản xuất.

- Tổ làm mềm (gồm cả bộ phận dầu sữa hoá): có nhiệm vụ làm mềm đay.

- Tổ chải: có nhiệm vụ chải đay tạo thành án đay.

- Tổ sợi: thực hiện nhiệm vụ đưa án đay đã ghép để sản xuất thành sợi.

- Tổ thí nghiệm: làm thí nghiệm, kiểm tra chất lượng, kỹ thuật đay sợi.

- Tổ chuẩn bị: đưa sợi xuất từ máy sợi đến đánh ống và đánh suốt.

- Tổ phục vụ: gồm 1 Đốc công và vệ sinh công nghiệp

Là phân xưởng sản xuất chính, chuyên sản xuất các loại bao Cơ cấu:

- Tổ quản lý: 1 Quản đốc, 1 Phó quản đốc, 1 kỹ thuật và 2 thống kê.

- Tổ mắc (tổ chỉnh lý 1): làm nhiệm vụ mắc sợi ống và mắc thành trục.

- Tổ dệt: gồm 6 nhóm, mỗi nhóm có 10 máy dệt thực hiện nhiệm vụ dệt sợi thành vải bao.

- Tổ chỉnh lý 2: nhiệm vụ là cắt, máy khâu biên, khâu miệng thành bao, rồi đóng kiện nhập kho thành phẩm.

- Tổ phục vụ: 1 Đốc công, 1 Điều độ, 1 Thủ kho, 1 vận chuyển sợi, 2 vận chuyển bao đã đóng kiện, 2 lên trục.

- Tổ quay sợi: chuyên tận dụng sợi, rối, gỡ sợi quay lại để bán.

Là phân xưởng phụ chuyên gia công thiết bị, phụ tùng thay thế và sửa chữa.

- Tổ bàn kim: sửa chữa, lắp bàn kim, làm ống, sửa ống

- Tổ bảo dưỡng: chuyên sửa chữa, bảo dưỡng máy móc

- Tổ bảo toàn: chuyên sửa chữa bàn, đại tu máy móc thiết bị

- Tổ điện: vận hành điện, sửa chữa và bảo quản toàn bộ hệ thống điện trong Công ty.

- Tổ rèn, đúc, mộc, tiện, phay chuyên gia công sửa chữa các loại phụ tùng thay thế cho phân xưởng dệt.

Là phân xưởng phụ chuyên dệt gia công cho khách hàng.

- Tổ quản lý: 1 Quản đốc, 1 Đốc công, 1 kỹ thuật kiêm thống kê vật tư, lao động tiền lương.

- Tổ dệt: gồm 3 nhóm chuyên thực hiện nhiệm vụ dệt hàng gia công(vải,bao)

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công tác quản lý của Công ty Cổ phần May và đay Hưng Yên đó được ban lãnh đạo công ty quan tâm và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của cô ng ty.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cụ thể mô tả bằng sơ đồ như sau

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Đại hội cổ đông

- Đại hội đồng cổ đông.

Gồm những người có vốn trong doanh nghiệp, có vai trò trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp.

Quản lý và có quyền đưa ra những quyết định.

+ Giám đốc: là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động sản xuất, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty

+ Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về các vấn đề kỹ thuật, giúp Giám đốc chỉ đạo và quản lý các khâu trong sản xuất của Công ty.

- Các phòng ban chức năng.

Phòn g tổ chức hành chính quản

Phòn g kế hoạch thị trườn g

Phòn g kế toán tài vụ

Phòn g bảo vệ quân sự

+ Phòng tổ chức hành chính quản trị: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý, tiếp nhận và bố trí lao động, thực hiện các chế độ cho công nhân viên, theo dõi thi đua và quản lý các công trình phúc lợi.

+ Phòng kỹ thuật: quản lý từng phân xưởng về kỹ thuật như việc thực hiện quy chế thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, công suất máy móc, thành phẩm, định mức khối lượng các nguyên vật liệu trong thành phẩm

+ Phòng kế hoạch thị trường: dựa vào chỉ tiêu kế hoạch của Công ty để đặt kế hoạch sản xuất và kế hoạch doanh thu giao cho các phân xưởng theo từng tháng Cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhiệm vụ cân đối giữa sản xuất và nhu cầu thị trường

+ Phòng Kế toán tài vụ: phản ánh chính xác các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kịp thời tình hình hoạt động sản xuất cho lãnh đạo và các Ban ngành liên quan.

+ Phòng KCS: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm

+ Phòng bảo vệ quân sự: nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho công ty,giám sát người và hàng hoá ra vào.

Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty

Đặc điểm sản phẩm và quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty

Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ đay và hàng may mặc, các mặt hàng sản xuất ra không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn phục vụ một phần cho xuất khẩu sang các nước như: Đức, Nhật Bản, EU, Mỹ, theo một số hình thức.

Hiện nay, công ty áp dụng các phương thức bán hàng sau:

* Bán hàng trực tiếp tại kho: phương thức bán hàng trực tiếp dựa trên cơ sở các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế hay nhu cầu của cá nhân người mua công ty trực tiếp xuất hàng tại kho để giao cho khách hàng hoặc vận chuyển bằng phương tiện của công ty hay thuê ngoài đến địa điểm giao hàng Thời điểm xác nhận doanh thu là khi người mua đã nhận đủ hàng và người mua đã thanh toán tiền hàng hoặc đã ký vào giấy chấp nhận thanh toán tiền hàng Bán hàng trực tiếp có 2 dạng:

+ Bán trực tiếp trả tiền ngay: là hình thức bán hàng mà khách hàng trực tiếp nhận hàng tại kho và thanh toán ngay.

+ Bán hàng trực tiếp trả chậm: theo hình thức này, khách hàng mua thường là khách hàng lớn, khách hàng quen biết có ký hợp đồng lâu dài và có uy tín Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, khi có nhu cầu mua hàng mặc dù chưa đến thời hạn chuyển giao hàng đã thoã thuận trong hợp đồng, khách hàng gọi điện đến phòng kinh doanh, phòng kinh doanh viết hoá đơn GTGT cho khách hàng.Khi đã nhận được đủ hàng cả về số lượng và chất lượng thì yêu cầu khách hàng khách hàng ký vào chấp nhận thanh toán thì kế toán xác định số hàng đó đã là tiêu thụ và hạch toán ngay vào doanh thu, đồng thời theo dõi quá trình thanh toán tiền hàng.

* Bên cạnh hai hình thức bán hàng trên công ty còn bán hàng qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, bán các sản phẩm thông qua các đại lý.

Các khách hàng đến với Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên đều hài lòng thoã mãn theo mong muốn, hài lòng với sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp với túi tiền và có thể lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp nhất. Không những thế với các khách hàng quen thuộc, thường xuyên Công ty cho phép mang hàng đi và nếu hàng kém phẩm chất hoặc lỗi thời có thể đem đến công ty lấy hàng mới hoặc trả lại Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn sản phẩm của mình đưa ra đều được khách hàng chú ý và chọn mua ngay, làm sao tiêu thụ được nhiều nhất và nhanh nhất, tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh nhất để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục và có hiệu quả Để đạt được mục đích đó, Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên trong công tác quản lý khâu bán hàng đã chú ý tới các mặt sau:

 Về quy cách phẩm cấp: trước khi cho nhập kho thành phẩm đã được bộ phận thu hoá ở nhà máy kiểm tra và đưa đến bộ phận kiểm sát chất lượng của Công ty, đặt yều cầu mới cho nhập, kiên quyết không cho nhập những thành phẩm không đạt tiêu chuẩn Công ty rất chú trọng giữ chữ tín với khách hàng, khi giao hàng phải đúng mẫu mã kiểu cách mà khách hàng yều cầu, công ty cử người kiểm tra kỹ chất lượng, quy cách phẩm chất so với chứng từ xuất kho.

 Về khối lượng thành phẩm xuất bán: phòng kinh doanh nắm chắc được tình hình hàng tồn kho và năng lực sản xuất của từng loại, từng mã thành phẩm, là cơ sở để ký kết các hợp đồng kinh tế tạo điều kiện cho khách hàng nhận hàng đúng theo yêu cầu, đảm nhận viết phiếu xuất kho, việc hạch toán chi tiết thành phẩm do phòng kế toán và ở kho thực hiện.

 Về giá cả: Để phù hợp với tình hình thực tế, hiện nay công ty sử dụng giá bán động Giá bán được xác định trên cơ sở giá trị sản xuất thực tế và sự biến động của cung - cầu thị trường Đặc biệt khi có lệnh giảm giá của tổng giám đốc công ty cho bất kỳ một mặt hàng nào thì phòng kinh doanh sẽ có trách nhiệm thông báo lại cho khách hàng có liên quan.

Kế toán doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng của công ty được ghi nhận khi hoàn thành việc giao hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Hiện nay, doanh nghiệp tiến hành tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ do vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.

Tình hình thực tế về kế toán bán hàng và kết quả bán hàng ở Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên: các mặt hàng tiêu thụ do kế toán tiêu thụ của từng mặt hàng đảm nhiệm Vì vậy công ty tiến hành kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng riêng cho từng mặt hàng.

Do thời gian không cho phép cho nên sau đây em chỉ xin trình bày cụ thể quy trình kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của mặt hàng bao, sợi. Để tiến hành kế toán doanh thu bán hàng công ty sử dụng chứng từ, tài khoản kế toán và sổ kế toán như sau:

 Chứng từ sử dụng: hoá đơn GTGT, bảng kê chi tiết bán hàng của cửa hàng giới thiệu sản phẩm, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

TK511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong đó được mở chi tiết như sau:

• TK511H1: Doanh thu bán hàng sợi

• TK511H2: Doanh thu bán hàng bao

• TK511H3: Doanh thu bán hàng may mặc

• TK511H7: Doanh thu bán hàng bạt

• TK511H8: Doanh thu bán hàng khác

TK333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước và các TK liên quan khác như TK111, TK112

 Sổ kế toán sử dụng:

 Bảng kê chi tiết bán hàng

 Sổ chi tiết TK511, TK33311

 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

* Trình tự tổ chức hạch toán doanh thu bán hàng:

- Đối với nghiệp vụ bán hàng trực tiếp tại kho:

Hàng ngày khi có lệnh bán hàng, phòng nghiệp vụ căn cứ lệnh bán hàng viết hoá đơn GTGT cho khách hàng.

Ví dụ : Ngày 15 tháng 9 năm 2008, phòng nghiệp vụ nhận được yêu cầu xuất bán cho Công ty SX bao đay Vĩnh Trà số lượng 10.000 chiếc bao 70 với giá bán 9.000đ/ chiếc (giá bán chưa có thuế GTGT).

Mẫu số 01GTKT-3LL NP/2006B

0015971 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên Địa chỉ: 311 - Lê Văn Lương - Thị xã Hưng Yên

Số tài khoản: 102010000353867- CN ngân hàng công thương Hưng Yên Điện thoại: 0321.862321 MS: 0900106217

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Thanh Ngoan

Tên đơn vị: Công ty sản xuất và kinh doanh bao đay Vĩnh Trà Địa chỉ: Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh - Thành phố Thái Bình

Số tài khoản: 102010000865728 CN ngân hàng công thương Thái Bình

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 1000230446

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng tiền hàng: 90.000.000,000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuếGTGT: 4.500.000,000 Tổng cộng tiền thanh toán: 94.500.000,00

Số tiền viết bằng chữ: (Chín mươi tư triệu năm trăm ngàn đồng chẵn)

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )

Căn cứ vào hoá đơn GTGT sau khi đã đối chiếu hợp đồng kinh tế và các chứng từ thanh toán (phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của ngân hàng ) thì kế toán doanh thu tiến hành nhập số liệu vào bảng kê chi tiết hoá đơn bán hàng và sổ chi tiết công nợ phải thu, Ở tại doanh nghiệp để tránh việc hạch toán trùng lặp thì doanh nghiệp quy định tất cả các trường hợp bán hàng dù thu tiền ngay hay chưa thu tiền thì đều hạch toán qua tài khoản 131.

Từ số liệu của hoá đơn GTGT số 0015971 ngày 15/ 09/ 2008 thì ta tiến hành hạch toán như sau:

Kế toán tiêu thụ sẽ tiến hành vào sổ kế toán chi tiết (biểu số 1), sổ tổng hợp (biểu số 2), Chứng từ ghi sổ (biểu số 3), sổ cái TK511 (biểu số 4).

Sổ chi tiết doanh thu được mở để theo dõi chi tiết từng loại doanh thu của từng mặt hàng, từ đó sẽ giúp cho kế toán xác định được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình kinh doanh của từng mặt hàng để có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn, hợp lý và kịp thời.

Số liệu được ghi trên sổ tổng hợp TK511 giúp cho kế toán tiêu thụ đối chiếu với sổ cái TK511 để đảm bảo số liệu được cấp nhật là chính xác.

BẢNG KÊ CHI TIẾT BÁN HÀNG THÁNG 9 NĂM 2008

Hoá đơn Tên khách hàng

Sợi Bao 70 Tổng doanh thu

N-T Số Lượng Tiền Lượng Tiền Doanh thu Thuế VAT

SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 511H1

Tài khoản: 511H1- Doanh thu bán hàng sợi

5-9 15952 HTX Côn Sơn Bán sợi đơn 131 5.000.000

7-9 15956 DN Tiến Đại Bán sợi xe 131 11.000.000

- - - - - 28-9 15985 DN Tiến Đại Bán sợi đơn 131 50.000.000

Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê chi tiết bán hàng và các sổ chi tiết tài khoản 511, kế toán tiêu thụ lập chứng từ ghi sổ:

Biểu số 3: Đơn vị : Cty CP Đay và May Hưng Yên Mẫu số : SO2a-DN

( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Trích yếu Số hiệu tài khoản

Doanh thu bán hàng tháng 9 :

Kèm theo :… chứng từ gốc

Kế toán tổng hợp căn cứ vào các bảng kê chi tiết, chứng từ ghi sổ để vào sổ tổng hợp tài khoản, sổ cái TK511 và sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người mua, sổ tổng hợp TK131, sổ cái TK131 và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.(Phần sổ sách theo dõi thanh toán với người mua được trình bầy ở phần sau).

- Đối với nghiệp vụ bán hàng ở tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm thì khi công ty xuất hàng tới các cửa hàng giới thiệu sản phẩm thì công ty sẽ sử dụng phiếu xuất điều chuyển theo tài khoản.

Cuối tháng thì cửa hàng giới thiệu sản phẩm sẽ gửi báo cáo chi tiết bán hàng về cho công ty (biểu số 4)

Do đặc điểm sản phẩm sợi, bao dùng để tiêu dùng cho các đơn vị đóng gói hàng hoá nên cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty chủ yếu để phục vụ khách hàng mua lẻ và bán hàng thu tiền mặt.

BẢNG KÊ CHI TIẾT BÁN HÀNG CỦA QUẦY GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

STT Mặt hàng Đvt Lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Sau khi tổng hợp cuối tháng, bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành viết hoá đơn GTGT như sau:

Mẫu số :01GTKT-3LL NP/2008B

0015986 Đơn vị bán hàng : Công ty CP Đay & May Hưng Yên Địa chỉ : 311 – Lê Văn Lương – Thị xã Hưng Yên

Số tài khoản : 102010000353867- CN ngân hàng công thương Hưng Yên Điện thoại : 0321.862321 MS : 0900106217

Họ tên người mua hàng : Bán lẻ

Tên đơn vị : Địa chỉ :

Hình thức thanh toán : Tiền mặt MS : 1000230446

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

(có bảng kê kèm theo)

Cộng tiền hàng: 8.300.000,000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 415.000,000 Tổng cộng tiền thanh toán: 8.715.000,000

Số tiền viết bằng chữ: (Tám triệu bẩy trăm mười lăm ngàn đồng chẵn)

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )

Sau khi viết hoá đơn xong phòng kinh doanh sẽ gửi hoá đơn GTGT tới phòng kế toán và kế toán tiêu thụ dựa vào hoá đơn GTGT, bảng kê chi tiết bán hàng của cửa hàng giới thiệu sản phẩm để tiến hành ghi nhận doanh thu Sau khi kế toán tiêu thụ kiểm tra đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì cũng sẽ nhập số liệu trên hoá đơn GTGT vào bảng kê chi tiết bán hàng (nhập tương tự như nhập hoá đơn GTGT số 0015971 ngày 15/9/ 2008 khi bán thành phẩm bao) Lượng tiền thu được, cửa hàng nộp về quỹ công ty Cuối tháng, kế toán tiền mặt căn cứ chi tiết quỹ tiền mặt lập chứng từ ghi sổ và báo cho kế toán tiêu thụ và kế toán tổng hợp:

Bảng kê chi tiết bán hàng thu tiền mặt tháng 9/2008

Số N-T Doanh thu Thuế GTGT

568 4-9 Bà hợp mua sợi xe 2 500.000 25.000

597 7-9 Bà Vinh mua sợi xe 3 3.200.000 160.000 - - - -

625 29-9 Ông Thanh mua sợi đơn 1.600.000 80.000

Căn cứ các bảng kê, cuối tháng kế toán tiền mặt lập chứng từ ghi sổ

Biểu số 6: Đơn vị: Công ty cổ phần đay và May Hưng Yên Mẫu số: SO2a-DN

(Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú

Thu tiền mặt trong tháng 111

Kèm theo:……….chứng từ gốc

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Sổ cái TK511 dùng để theo dõi doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ theo các chỉ tiêu tổng quát Nó phản ánh tổng doanh thu của tất cả các mặt hàng theo từng tháng (hoặc từng quý)

Tên tài khoản : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số hiệu: 511

Số hiệu TK đối ứng

Tháng 9/2008 Bán hàng thu tiền mặt Doanh thu bán hàng trong tháng Hàng bán bị trả lại

Giảm giá hàng bán Kết chuyển DT bán hàng Cộng phát sinh

- Đối với nghiệp vụ bán hàng tại các đại lý: Khi Công ty tiến hành xuất hàng cho các đại lý thì Công ty sẽ tiến hành viết luôn hoá đơn GTGT, hạch toán luôn vào doanh thu (quá trình nhập hoá đơn GTGT vào hoá đơn bán hàng trên máy tương tự như khi ta nhập hoá đơn 0015971 như đã trình bày ở trên) Cuối tháng đại lý cũng gửi bảng kê chi tiết bán hàng về cho công ty để thông báo là bán được bao nhiêu hàng (tương tự như bảng kê chi tiết bán hàng của các cửa hàng giới thiệu sản phẩm) Trường hợp khi đại lý không thể tiếp tục bán được hàng thì đại lý vẫn có quyền trả lại hàng cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký và khi đó doanh nghiệp sẽ tiến hành ghi giảm doanh thu của hàng bán bị trả lại. Còn tiền hoa hồng cho đại lý thì doanh nghiệp có thể tiến hành thanh toán ngay sau khi đại lý nhận hàng và trả luôn tiền hàng Đối chiếu với điều kiện ghi nhận doanh thu đối với phương thức giao hàng bán đại lý thì khi sản phẩm sản xuất ra giao cho các đại lý để tiêu thụ vẫn được coi là hàng gửi bán và vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp nhận được thông báo đã bán được hàng và đại lý đã lập bảng kê chi tiết bán hàng và bảng quyết toán thanh toán gửi cho doanh nghiệp về số hàng đã bán, số tiền bán hàng đã thu được và số tiền hoa hồng cho bên đại lý Khi đó hàng gửi bán mới được coi là tiêu thụ, mới đủ điều kiện để kế toán tiêu thụ ghi nhận doanh thu Như vậy, việc doanh nghiệp hạch toán ngay giá trị của hàng gửi bán vào doanh thu khi doanh nghiệp vừa mới xuất hàng xong cho đại lý là không hợp lý.

- Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức chậm trả: Do đặc điểm mặt hàng bao, sợi tiêu thụ theo mùa vụ nên nhiều khách hàng không đủ năng lực tài chính để thanh toán tiền hàng Nên trong hợp đồng ký kết giữa công ty và người mua hàng thoả thuận lượng tiền hàng thanh toán ngay khi nhận hàng,lượng tiền và thời gian thanh toán chậm, số tiền khách hàng không đủ thanh toán được khách hàng trả lãi suất (bằng lãi suất ngân hàng cho công ty vay vốn ngắn

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Kế toán các khoản giảm doanh thu bán hàng công ty sử dụng chứng từ, tài khoản kế toán và sổ kế toán sau:

Căn cứ vào văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do hàng trả lại đính kèm theo hoá đơn, biên bản chấp thuận giảm giá của ban giám đốc công ty

TK531- Hàng bán bị trả lại Trong đó được mở chi tiết như sau:

 TK531H1- Hàng bán bị trả lại sợi

 TK531H2- Hàng bán bị trả lại bao

 TK531H3- Hàng bán bị trả lại hàng may mặc

 TK531H7- Hàng bán bị trả lại vải bạt

 TK531H8- Hàng bán bị trả lại khác TK532- Giảm giá hàng bán Trong đó được mở chi tiết như sau:

 TK532H1- Giảm giá hàng bán sợi

 TK532H2- Giảm giá hàng bán bao

 TK532H3- Giảm giá hàng bán hàng may mặc

 TK532H7- Giảm giá hàng bán vải bạt

 TK532H8- Giảm giá hàng bán khác

Và các tài khoản liên quan khác. Đối với các khoản chiết khấu thương mại thì khi phát sinh, kế toán chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn GTGT và chỉ nhập số liệu vào bảng kê là số liệu đã trừ đi khoản chiết khấu, vì thế Công ty không phải hạch toán riêng cho khoản này.

 Sổ kế toán sử dụng:

Sổ chi tiết TK531, TK532

Hàng ngày, khi phát sinh các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, căn cứ vào văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, giá trị hàng bán trả lại đính kèm theo hoá đơn, căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá, văn bản đề ghi giảm giá để kế toán tiến hành nhập số liệu vào sổ.

* Đối với nghiệp vụ hàng bán bị trả lại:

Căn cứ vào văn bản đề nghị trả lại hàng của Công ty DM Châu Giang, kèm theo hoá đơn GTGT thì kế toán tiêu thụ sẽ tiến hành nhập số liệu như sau: Đơn vị: Cty cổ phân Đay và May Hưng Yên PHIẾU NHẬP KHO

Họ, tên người giao hàng: Công ty DM Châu Giang

Theo biên bản ngày 10 tháng 9 năm 2008 giữa Công ty DM Châu Giang và Cty CP đay & may Hưng Yên

Nhập tại kho: Công ty

Số TT Tên, nhãn hiệu, qui cách phẩm chất vật tư

Mã số Đơn vị tinh

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng tiền hàng: 1.500.000,00 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 75.000,00 Tổng cộng tiền thanh toán: 1.575.000,00

Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán bảng kê chi tiết TK531H1 (biểu số

Cuối tháng kế toán tiêu thụ sẽ tiến hành lập chứng từ ghi sổ kết chuyển hàng bán bị trả lại sang doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần.

Sổ chi tiết tài khoản 531 được sử dụng để theo dõi chi tiết từng mặt hàng bị trả lại

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 531H1

Tài khoản: 531H1- Hàng bán bị trả lại sợi

Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng

11/9 PN126 Công ty DM Châu Giang Nhập sợi trả lại 131 1.500.000

Biểu số 12: Đơn vị: Công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên

Mẫu số: SO2a-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Trích yếu Số hiệu tài khoản

Khách hàng trả lại hàng bán 131

Kèm theo:…………chứng từ gốc

Sổ cái TK531 dùng để phản ánh giá trị hàng bán bị trả lại sợi phát sinh theo từng tháng.

Tên tài khoản: Hàng bán bị trả lại Số hiệu: 531

Số hiệu TK đối ứng

30-9 251 30-9 Hàng bán bị trả lại 131 1.500.000

* Đối với nghiệp vụ giảm giá hàng bán:

Căn cứ vào văn bản đề nghị giảm giá của Công ty Cổ phần Nam Tiến và công văn số 86/KHTT ngày 14/ 09/ 2008 chấp thuận giảm giá của tổng giám đốc công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên về việc giảm giá sợi với số tiền: 2.500.000 thì kế toán tiêu thụ sợi sẽ tiến hành lập vào bảng kê chi tiết giảm giá hàng bán TK532H1 (biểu số 9), sổ tổng hợp TK511H1 (biểu số 2), lập chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK532 (biểu số10).

Cuối tháng kế toán tiêu thụ sẽ tiến hành kết chuyển khoản giảm giá hàng bán này sang doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần.

CTY CP ĐAY VÀ MAY HƯNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày 14 tháng 9 năm 2008

Kính gửi: CÔNG TY CỔ PHẦN NAM TIẾN - FAX: 848 9716603

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN XIN GỬI TỚI QUÝ CÔNG

TY LỜI CHÀO TRÂN TRỌNG

Công ty chúng tôi có nhận được công văn số 207/ NT-HN ngày 11/ 9/

2008 và công văn số 234/ NT-HN ngày 13/ 9/ 2008 của quý Công ty phản ánh về việc sợi xe 2 mua của Công ty chúng tôi khi sản xuất, sau khi sợi đánh ống có hiện tượng sợi bị xù - chúng tôi xin phúc đáp như sau:

Sau khi nhận được công văn và mẫu ống sợi của quý công ty gửi đến chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích mẫu sợi lỗi cho thấy có 2 dạng lỗi:

- Dạng lỗi thứ nhất do bông bay quấn vào sợi trên máy sợi con.

- Dạng lỗi thứ hai trên mẫu sợi ghi là sợi chỗ to, nhỏ, xe không đều, dạng lỗi này thường xẩy khâu xe sợi của công ty chúng tôi, các chuyên gia của chúng tôi cho rằng do sức căng trên máy xe không đều dẫn đến

- Về phía Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên chấp nhận đền bù thiệt hại cho Quý công ty 2.625.000đ ( Hai triệu sáu trăm hai lăm ngàn đồng ), (bao gồm cả thuế GTGT 5%) đồng thời sẽ khắc phục tình trạng trên để không có hiện tượng trên xảy ra nữa.

Rất mong được sự hợp tác từ phía Công ty.

Xin chân thành cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN NAM TIẾN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 2008

Kính gửi: ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC C.TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN

PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG

Về việc chất lượng sợi xe 2

Công ty Cổ Phần NamTiến xin gửi đến quý Công ty lời chào trân trọng.

Tiếp theo công văn số 207/ NT-HN ngày 20/9/2008 về việc phản ánh chất lượng sợi xe 2, chúng tôi đã gửi mẫu hàng bị lỗi cho quý công ty Qua quá trình sản xuất, sợi xe bị lỗi do có sợi bông lẫn vào, tỷ lệ hao hụt cho thấy sợi bị lỗi cao Vì vậy khách hàng đề nghị giảm giá số tiền là: 2.625.000đ (Hai triệu sáu trăm hai mươi lăm ngàn đồng).

Rất mong quý công ty quan tâm và có hướng giải quyết sớm.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quý báu của quý công ty.

CÔNG TY CỔ PHẦN NAM TIẾN

Sổ chi tiết tài khoản 532 được sử dụng để theo dõi chi tiết từng mặt hàng được giảm giá, từng khách hàng được giảm giá Số cộng phát sinh nợ trên bảng kê chi tiết là số liệu để kế toán lập chứng từ ghi sổ hạch toán sang TK511 để xác định doanh thu thuần.

Biểu số 14: Đơn vị: Công ty cổ phần đay và May Hưng

Mẫu số: SO2a-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Trích yếu Số hiệu tài khoản

Giảm giá hàng bán cho khách hàng

Kèm theo:……….chứng từ gốc

Biểu số 15: Đơn vị: Công ty cổ phần Đay và May Hưng

Mẫu số: SO2a-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Trích yếu Số hiệu tài khoản

Kết chuyển giảm giá hàng bán trả lại

Kèm theo:……….chứng từ gốc

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 532H1

Tài khoản: 532H1- Giảm giá hàng bán sợi

Khách hàng Diễn giải TKđối ứng

14/9 253 Công ty CP Nam Tiến Giảm giá sợi theo CV số 86/KHTT 131 2.500.000

Sổ cái TK532 dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán của mặt hàng sợi phát sinh theo từng tháng.

Tên tài khoản: Giảm giá hàng bán Số hiệu: 532

Số hiệu TK đối ứng

Giá vốn hàng bán thực chất là giá thành thực tế của sản phẩm, hàng hoá xuất bán trong kỳ.

Kế toán giá vốn hàng bán Công ty sử dụng tài khoản kế toán và sổ kế toán như sau:

 Tài khoản kế toán sử dụng:

TK632- Giá vốn hàng bán Trong đó được mở chi tiết như sau:

 TK632H1- Giá vốn hàng bán sợi

 TK632H2- Giá vốn hàng bán khác

 TK632H3- Giá vốn hàng bán dệt kim

 TK632H7- Giá vốn hàng bán sản phẩm bò

 TK632H8- Giá vốn hàng bán mũ

 TK632H9- Giá vốn hàng bán vải bò.

TK155 và các tài khoản có liên quan khác.

 Sổ kế toán sử dụng:

 Trình tự tổ chức hạch toán:

Kế toán tiêu thụ chỉ xác định giá vốn đến cuối tháng sau khi tính được giá thành thành phẩm nhập kho thì kế toán tiêu thụ sẽ tính giá trung bình tính giá vốn Hiện nay ở công ty việc xác định giá vốn của từng loại thành phẩm xuất bán được xác định theo công thức tính đơn giá bình gia quyền Sau khi kết thúc tháng, kế toán tính giá thành của từng loại sản phẩm, căn cứ giá thành của từng loại sản phẩm và số lượng hàng tiêu thụ trong tháng thể hiện trên bảng kê chi tiết bán hàng để làm căn cứ tính giá vốn hàng bán.

Sổ chi tiết TK632 được sử dụng để phản ánh trị giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ theo từng mặt hàng (mặt hàng sợi) Số cộng phát sinh trên tài khoản này sẽ là số liệu để kế toán lập chứng từ ghi sổ kết chuyển số liệu sang

TK 911 để xác định kết quả kinh doanh của từng mặt hàng (mặt hàng sợi).

Việc tính toán giá vốn hàng bán diễn ra vào cuối tháng tuy giảm bớt được việc hạch toán chi tiết thành phẩm xong về tính toán giá vốn theo từng danh điểm thành phẩm sản xuất nhập kho nên công việc bị dồn về cuối tháng là rất lớn, đòi hỏi người làm công tác kế toán phải tổng hợp chính xác, kịp thời các số liệu liên quan.

Kế toán vật tư, thành phẩm căn cứ vào liên 03 hóa đơn GTGT số

015986 ngày 30/9/08 viết phiếu xuất kho Phiếu xuất kho được lập thành

Liên 1: Lưu tại phòng kế toán.

Liên 2: Giao cho thủ kho làm căn cứ ghi thẻ kho và xuất kho

Liên 3: Giao cho khách hàng.

Biểu số 18: Phiếu xuất kho Đay Hưng yên ngày 20/03/2006 của BTC)

Số :00204 Tờn người nhận hàng: Nguyễn Thị Hà

Lý do xuất kho: Xuất bán thành phẩm

Xuất tại kho : Công ty Địa điểm tại: Hưng yên

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

- Tổng Số tiền viết bằng chữ:

- Số chứng từ gốc kèm theo: 01 chứng từ gốc

Người nhận hàng (Ký, ghi họ tên)

Nhận xét, đánh giá khái quát về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty

Kể từ khi được hình thành Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên đã liên tục phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để từng bước khẳng định mình Đến nay Công ty đã thực sự trở thành lá cờ đầu trong nghành dệt may Việt Nam Quy mô của Công ty không ngừng được mở rộng, máy móc công nghệ không ngừng được cải tiến nâng cấp hiện đại Đi đôi với nó là trình độ quản lý ngày càng hoàn thiện và nâng cao, đảm bảo thích nghi với cơ chế thị trường nhất là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay Là một công cụ hữu hiệu phục vụ quản lý trong doanh nghiệp, bộ máy kế toán của công ty đòi hỏi phải được tổ chức khoa học, hợp lý và nó cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Công ty luôn xác định được mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Mà muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi thành phẩm của công ty sản xuất ra phải được thị trường chấp nhận, do vậy khâu tiêu thụ phải thực sự được quan tâm thích đáng Chính vì thế công ty đã rất chú trọng đến công tác quản lý, nhất là công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng.

Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy bộ máy kế toán của công ty về cơ bản đáp ứng nhu cầu hạch toán mà nhà nước ban hành và phù hợp với điều kiện thực tế tại Công ty Phản ánh và giám đốc tình hình vật tư, lao động, tiền vốn, thu nhập Xác định chính xác doanh thu bán hàng, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác liên quan là cơ sở xác định đúng kết quả bán hàng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng được thực hiện tương đối chặt chẽ trong việc mở sổ kế toán , ghi chép đầy đủ những phát sinh và phản ánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đầy đủ và trung thực.

Song bên cạnh những kết quả đạt được thì thực tế vẫn còn một số hạn chế nhất định nếu Công ty nghiên cứu để hoàn thiện thì công tác kế toán sẽ đạt được hiệu quả hơn nữa.

* Về tổ chức công tác kế toán

- Bộ máy kế toán của Công ty gồm 08 người được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán Với một đội ngũ kế toán trẻ đầy năng lực, trình độ và có trách nhiệm được tổ chức phù hợp với chuyên môn của mỗi người Bên cạnh các cán bộ chủ chốt có trình độ đại học và có kinh nghiệm lâu năm, phần lớn các nhân viên kế toán đều được đào tạo chuyên ngành kế toán tại các trường đại học, số còn lại cũng qua các lớp bồi dưỡng tương đương trình độ đại học Do đó, bộ máy kế toán của công ty luôn hoàn thành tốt công việc được giao cung cấp thông tin kế toán một cách thường xuyên đầy đủ và chính xác, giúp cho ban lãnh đạo đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty một cách nhanh chóng.

- Công ty tổ chức hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán đúng với chế độ và biểu mẫu do Bộ Tài Chính ban hành Hệ thống tài khoản củaCông ty đã phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế phát sinh Việc sắp xếp, phân loại các tài khoản trong hệ thống tài khoản của Công ty là phù hợp với tình hình

- Về việc vận dụng hình thức sổ kế toán: Để quản lý và hạch toán các phần hành kế toán, phòng kế toán đã áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ. Việc áp dụng hình thức sổ này là rất hợp lý vì trong quý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với một khối lượng rất lớn

- Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phản ánh tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn một cách trung thực, hợp lý và kịp thời đảm bảo đúng chế độ, cung cấp những thông tin cần thiết cho đối tác.

* Về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Xuất phát từ đặc điểm của thành phẩm đem bán và đặc điểm của công tác bán hàng, Công ty đã vận dụng linh hoạt từ lý luận vào thực tiễn.

Về việc tiêu thụ thành phẩm của Công ty thì đây thực sự là một chính sách khôn ngoan trong cơ chế thị trường hiện nay. Để kích thích quá trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời để phù hợp với khả năng thanh toán của mọi khách hàng đến với Công ty, Công ty đã sử dụng nhiều phương pháp thanh toán khác nhau trong đó chủ yếu là thanh toán tiền ngay và trả chậm Đối với khách hàng mua với khối lượng lớn có thể được giảm giá,hàng kém phẩm chất có thể được trả lại Chính vì vậy mà Công ty đã thu hút được rất nhiều khách hàng và thị trường nội địa được mở rộng Nếu trong tương lai doanh nghiệp tiếp tục mở rộng tiêu thụ được trên thị trường này thì chắc chắn doanh thu bán hàng sẽ tăng lên, thương hiệu của Công ty ngày càng được khẳng định hơn và cũng chính vì điều đó mà Công ty luôn luôn cố gắng quan tâm đến các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng Đó là luôn luôn quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng, cải cách mẫu mã và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và đưa ra các hình thức tiêu thụ phong phú, đa dạng phù hợp với khả năng thanh toán của mỗi vùng, địa phương hơn Với phương châm kinh doanh “Lấy chữ tín làm đầu” Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên luôn có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước.

Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên có quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, tình hình thanh toán khá phức tạp nhưng công ty đã tổ chức giám sát rất chặt chẽ với công cụ kế toán rất cụ thể Đó là Công ty đã mở sổ chi tiết phải thu của khách hàng, điều này rất phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành và yêu cầu theo dõi công nợ của Công ty.

Do có nhiều phương thức bán hàng, trong kỳ phát sinh nhiều nghiệp vụ, ngoài hai hoạt động chủ yếu là bán hàng nội địa và xuất khẩu, Công ty còn tận dụng bán các phế liệu, bông cho khách hàng nếu có yêu cầu Với tình hình phức tạp và khối lượng lớn các hoạt động như vậy, việc theo dõi cho từng hoạt động bán từng loại mặt hàng là rất cần thiết. Ở Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên tính lãi (lỗ) riêng cho từng mặt hàng mà không tính chung cho toàn bộ lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ, điều này sẽ giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra phương hướng nên sản xuất loại thành phẩm nào? sản xuất bao nhiêu? để đem lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty.

Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên đã bố trí riêng kế toán theo dõi việc bán hàng và xác định kết quả bán hàng cho từng mặt hàng Việc phân định như vậy là phù hợp vì Công ty có rất nhiều mặt hàng khác được tiêu thụ với khối lượng rất lớn cho nên công việc kế toán sẽ đạt hiệu quả hơn, tránh sai sót và chồng chất lên nhau Với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh rất lớn nên kế toán đã mở sổ chi tiết theo dõi từng loại Đồng thời với những khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn được phân bổ cho từng loại thành phẩm theo các khoản mục chi phí từ đó sẽ giúp cho người quản lý doanh nghiệp biết được thực sự đã chi những khoản gì, có hợp lý hay không,

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty nhìn chung đã tuân thủ đúng theo chế độ kế toán hiện hành quy định về việc mở sổ, bảng kê, nhật ký chứng từ Về việc hạch toán doanh thu và kết quả bán hàng đảm bảo cung cấp kịp thời chính xác kết quả tiêu thụ theo định kỳ Từ kết quả đó để các nhà quản lý doanh nghiệp biết mình phải làm gì, sẽ làm gì.

Bên cạnh những ưu điểm đó tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng còn có những hạn chế sau:

- Thứ nhất: Về công tác kế toán tiêu thụ

Cùng với các phương thức bán hàng truyền thống quen thuộc như bán hàng trực tiếp, bán lẻ tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm thì hình thức bán hàng gửi đại lý tuy đã được doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa thực sự phát huy hết khả năng vốn có của hình thức bán hàng này Khi Công ty xuất hàng cho đại lý thì Công ty xuất luôn hoá đơn GTGT, hạch toán vào tài khoản 511 không hạch toán qua tài khoản 157 Nhưng cuối kỳ nếu đại lý không bán được hàng thì đại lý có thể trả lại hàng khi đó Công ty sẽ ghi giảm doanh thu bán hàng hoá do đại lý trả lại Còn phương thức thanh toán tiền hàng thì đại lý có thể thanh toán ngay cho Công ty khi Công ty xuất hàng cho đại lý hoặc nếu đại lý có quan hệ lâu năm với Công ty, Công ty có thể tin tưởng được thì Công ty sẽ cho đại lý nợ với một số tiền nhất định nếu khi lấy hàng mà đại lý vượt qua số dư nợ đó thì đại lý phải thanh toán tiền hàng ngay Thực tế việc bán hàng đại lý này đã giúp cho doanh nghiệp rằng buộc chặt chẽ với bên đại lý, bên đại lý sẽ có trách nhiệm với hàng hoá hơn nhưng việc bán hàng đại lý này về bản chất ghi nhận ngay giá trị của hàng gửi bán vào doanh thu là không hợp lý.

Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty

Với trình độ nhận thức và hiểu biết về thực tế có hạn, trong thời gian thực tập ngắn ngủi tại Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên Qua tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại công ty.

- Một là: Phòng kế toán tài chính chỉ được sự giúp đỡ của một kỹ sư máy tính, làm mọi công việc liên quan đến máy tính, công việc rất vất vả Bên cạnh đó một nhân tố hết sức quan trọng trong kế toán bằng máy vi tính, đó là phần mềm kế toán có tốc độ xử lý chưa thật nhanh đã hạn chế đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng nói riêng.Từ thực tế như vậy, em nghĩ công ty nên có kế hạch đổi mới phần mềm kế toán và nâng cấp máy để tăng tốc độ xử lý thông tin, cho ra kết quả chính xác hơn Đồng thời Công ty nên đào tạo cho tất cả các nhân viên kế toán sử dụng máy tính nói chung và phần mềm kế toán nói riêng một cách thành thạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của quản lý kế toán, và tạo đà cho sự phát triển của công ty sau này.

- Hai là: Khi có nghiệp vụ xuất hàng gửi bán tại các đại lý phát sinh, doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ, cụ thể hơn, chỉ ghi nhận vào doanh thu những mặt hàng đã có căn cứ chắc chắn rằng hàng đó đã được xác định là tiêu thụ và khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Để thực hiện việc theo dõi các mặt hàng gửi bán đại lý, theo em công ty nên đưa thêm vào trong danh mục tài khoản của mình là TK157- Hàng gửi bán Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của TK này như sau:

Phản ánh giá trị thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý ký gửi nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.

+ Giá trị hàng hoá, thành phẩm gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi.

+ Trị giá lao vụ dịch vụ đã thực hiện với khách hàng chưa được chấp nhận.

+ Kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hoá gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

+ Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá gửi bán đã tiêu thụ trong kỳ. + Trị giá của thành phẩm, hàng hoá đã thực hiện bị trả lại.

- Số dư bên Nợ: Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.

* Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu (theo phương pháp kê khai thường xuyên).

1 Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá gửi cho các đại lý, căn cứ vào trị giá vốn thực tế của số thành phẩm, hàng hóa đó, kế toán ghi:

2 Căn cứ vào bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi, kế toán tiến hành lập hoá đơn GTGT, khi đó kế toán mới hạch toán ghi nhận doanh thu và phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp.

3 Phản ánh trị giá vốn của số thành phẩm, hàng hoá gửi các đại lý bán đã được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán ghi:

Nợ TK632- Giá vốn hàng bán

Có TK157- Hàng gửi đi bán

4 Trường hợp thành phẩm, hàng hoá hoặc lao vụ đã thực hiện nhưng không được khách hàng chấp nhận thanh toán, bị trả lại, kế toán ghi:

Cùng với việc đưa thêm TK157 vào trong danh mục các tài khoản kế toán thì theo em Công ty nên thực hiện mở chi tiết cho tài khoản này và mã hoá các tài khoản chi tiết đó để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình gửi bán đối với từng mặt hàng, từng sản phẩm của Công ty Cụ thể một số tài khoản như sau:

TK 157H1- Hàng gửi bán sợi

TK157H3- Hàng gửi bán dệt kim TK157H7- Hàng gửi bán sản phẩm bò TK157H8- Hàng gửi bán mũ

TK157H9- Hàng gửi bán vải bò.

- Ba là: Để phản ánh đúng đắn giá trị thực tế của doanh thu bán hàng cũng như ý nghĩa của việc chiết khấu, Công ty nên đưa vào danh mục tài khoản của mình tài khoản 521- Chiết khấu thương mại Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của tài khoản này như sau:

Phản ánh chiết khấu thương mại

* Kết cấu của tài khoản:

+ Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng

+ Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

* Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu (theo phương pháp kê khai thường xuyên).

1 Khi xuất hàng để bán, kế toán phản ánh đúng doanh thu bán hàng theo định khoản:

2 Khi thực hiện chiết khấu thanh toán, kế toán phản ánh khoản chiết khấu này theo định khoản:

3 Cuối quý, kế toán tổng hợp thực hiện bút toán kết chuyển theo định khoản:

Có TK521 Đồng thời với việc đưa TK521 vào sử dụng thì công ty nên thực hiện mở chi tiết và mã hoá các tài khoản chi tiết này để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình chiết khấu đối với từng mặt hàng, từng sản phẩm của công ty Cụ thể một số tài khoản như sau:

TK521H1- Chiết khấu thương mại sợi

TK521H3- Chiết khấu thương mại dệt kim

TK521H7- Chiết khấu thương mại sản phẩm bò

TK521H8- Chiết khấu thương mại mũ

TK521H9- Chiết khấu thương mại vải bò

- Bốn là: Để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thì doanh nghiệp nên mở sổ cái tài khoản dùng chung cho toàn doanh nghiệp thay vì mở sổ cái tài khoản dùng cho từng mặt hàng.

- Năm là: Chi phí bán hàng doanh nghiệp cũng nên tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp sau đó cuối quý cũng tiến hành phân bổ chi phí bán hàng cho từng mặt hàng theo tiêu thức doanh thu (hoặc giá vốn) tương tự như phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã thực hiện.

Chẳng hạn phân bổ chi phí bán hàng theo tiêu thức doanh thu cho mặt hàng sợi:

80.553.135.211 x 9.765.045.650 = 4.095.439.657 192.068.522.187 Để theo dõi, tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng nên tiến hành sử dụng bảng kê số 5

- Sáu là: Sử dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để tổ chức thông tin cung cấp cho quản trị doanh nghiệp.

Nghiên cứu mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và sự tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp Việc vận dụng mối quan hệ này giúp cho các nhà quản lý phân tích tình hình và ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời để chớp lấy cơ hội kinh doanh.Trong nhiều trường hợp nếu nhà quản lý doanh nghiệp chỉ dựa vào phương trình kinh tế: Lợi nhuận = doanh thu - chi phí và dựa vào giá bán đảm bảo giá bán lớn hơn giá vốn thì các nhà quản trị doanh nghiệp khó có thể ra các quyết định nhằm khai thác các yếu tố về khối lượng, chi phí, giá cả để tối đa hoá lợi nhuận

Trong điều kiện Công ty đã tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng để vận dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trước hết kế toán cần phải phân tích toàn bộ chi phí thành biến phí và định phí, thứ hai kế toán không nên tính toán phân bổ chi phí cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm mà luôn luôn xem nó là tổng số và là chi phí thời kỳ Tổng chi phí cố định ở kỳ nào phải được bù đắp đầy đủ trong kỳ đó Do vậy nếu xem xét theo mỗi đơn vị sản phẩm thì chi phí chỉ bao gồm phần biến phí.

Chẳng hạn chi phí bán hàng ở doanh nghiệp có thể bóc tách thành định phí và biến phí như: lương nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển hàng hoá là biến phí còn chi phí khấu hao cửa hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản

Ngày đăng: 08/08/2023, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w