Nợ Tên tài khoản CóHình thức đơn giản của TK kế toán có dạng chữ T, đươc chia thành 2 bên: Bên trái, bên phải và một chỗ đểghi tên và ký hiệu của tài khoản -Phần bên trái phản ánh một mặ
Trang 1CHƯƠNG II:
TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Trang 2Nội dung nghiên cứu
I Khái niệm và kết cấu của Tài khoản kế toán
II Ghi chép các nghiệp vụ vào TK kế toán
II Một số nghiệp vụ kinh tế điển hình trong
doanh nghiệp
Trang 3I Khái niệm và kết cấu của
tài khoản kế toán
1.1 Khái niệm:
Tài khoản kế toán là công cụ dùng
để phản ánh, phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo từng nội dung kinh tế, phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho người
sử dụng
Trang 4Tài khoản là công cụ phản ánh lần 2 các nghiệp
vụ được ghi chép trên chứng từ kế toán
Chứng từ là cơ sở để ghi chép vào tài khoản.
TK theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng kế toán
Mỗi một đối tượng kế toán được mở một TK
riêng
TK giúp kế toán cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập báo cáo kế toán định kỳ.
Trang 51.2 Kết cấu của tài khoản
Mỗi đối tượng kế toán có xu hướng vận động theo 2 mặt đối lập nhau:
Nhập - Xuất (đối với nguyên vật liệu, hàng hoá, công cụ, dụng cụ );
Thu - Chi (đối với tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng );
Vay - Trả (các khoản vay, nợ ).
TK phải có kết cấu 2 bên để thể hiện sự vận động này
Trang 6Nợ Tên tài khoản Có
Hình thức đơn giản của TK kế toán có dạng chữ T,
đươc chia thành 2 bên: Bên trái, bên phải và một chỗ đểghi tên và ký hiệu của tài khoản
-Phần bên trái phản ánh một mặt vận động của đối
tượng kế toán được gọi là bên Nợ
- Phần bên phải phản ánh mặt vận động đối lập còn lại
được gọi là bên Có.
-Nợ và Có là các thuật ngữ và chỉ mang tính quy ước
Trang 71.3 Nội dung của Tài khoản
Tên gọi: là tên của đối tượng kế toán mà TK theo dõi và phản ánh.
Nội dung phản ánh: TK phản ánh tình hình hiện
có và sự biến động của đối tượng kế toán
Trạng thái tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ:
SDĐK: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ
SDCK: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm cuối kỳ
Sự biến động tăng và giảm:
SPST: sự vận động tăng lên của đối tượng kế toán trong kỳ
SPSG: sự vận động giảm đi của đối tượng kế toán trong kỳ
Trang 8Giá trị của đối tượng kế toán tại thời điểm cuối kỳ được xác định như sau:
Lưu ý: Chỉ các TK phản ánh đối tượng tài sản, nguồn vốn mới có SDĐK, SDCK Các TK phản ảnh KQKD không có số dư.
SDCK = SDĐK + SPST - SPSG
Trang 9Trong tháng 04/N, DN có số liệu về tiền mặt như sau:
- Đầu kỳ tiền mặt trong két còn 75 triệu
- Ngày 02: Chi tiền thanh toán tiền điện tháng trước 10 triệu
- Ngày 10: Khách hàng trả nợ tháng trước bằng tiền mặt
30 triệu
- Ngày 15: Chi tạm ứng cho cán bộ đi công tác 5 triệu
- Ngày 20: Bán hàng thu tiền mặt 20 triệu
- Ngày 29: Mang gửi vào tài khoản ngân hàng 50 triệu.Xác định số tiền còn trong quỹ vào thời điểm cuối tháng
Ví dụ 1:
Trang 101.4 Các loại tài khoản chính
a Loại tài khoản tài sản
b Loại tài khoản nguồn vốn
c Loại tài khoản doanh thu
d Loại tài khoản chi phí
e Loại tài khoản xác định kết quả kinh
doanh
Trang 11Tài khoản Tài sản
Trang 12Ví dụ 2
Có số liệu về công nợ phải thu tại công ty X như sau:
- Số dư đầu ngày 01/01/N: phải thu công ty A: 100 triệu
- 05/01: Công ty A chuyển trả nốt số tiền hàng còn nợ
- 10/01: Giao hàng cho công ty A, giá bán 50 triệu, thuế GTGT 10%, đã thanh toán ½ bằng tiền mặt, ½còn lại nợ
- 20/01: Công ty A thanh toán nốt ½ số tiền hàng cònnợ
Y/c: Sử dụng tài khoản để theo dõi đối tượng phải thucủa công ty A
Trang 13Tài khoản Nguồn vốn
Nợ
SDĐK
SDCKTổng SPSG Tổng SPST
b Kết cấu tài khoản nguồn vốn
Trang 14Ví dụ:
Trở lại ví dụ trước, kế toán trong công
ty A sẽ ghi nhận như thế nào?
Trang 16c Kết cấu các tài khoản quá trình
kinh doanh
Chi phí
Doanh thu, thu nhập khác
Xác định kết quả kinh doanh
Đặc điểm:
Không có SDĐK, SDCK
Hai bên Nợ, Có phải cân bằng sau khi kết chuyển vào cuối kỳ
Trang 17Tài khoản chi phí
Trang 18Trong tháng 04/2012 phát sinh các chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp như sau:
- Ngày 05/04 xuất kho nguyên vật liệu trị giá 20 triệu đểsản xuất
- Ngày 15/04 xuất kho nguyên vật liệu trị giá 30 triệu đểsản xuất
- Ngày 20/04 số nguyên vật liệu xuất ngày 15/04 dùngkhông hết đem về nhập kho 10 triệu
- Cuối tháng, tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
được kết chuyển để xác định giá thành sản phẩm
Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ trên vào tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Ví dụ 4
Trang 19TK DT, thu nhập khác
Kết chuyển DT thuần
Các khoản giảm trừ DT DT, thu nhập thực
hiện được trong kỳ
Tài khoản doanh thu, thu nhập khác
Trang 20Tình hình bán hàng của công ty A trong tháng 1 như sau:
Bán hàng giá bán 600 tr cho công ty B, đã nhận đủbằng tiền mặt
Bán hàng với giá 500 tr cho Cty C, C chưa thanh toán
Ngày 22/01: khách hàng C đòi giảm giá 5% tổng giátrị lô hàng do hàng bị hư hỏng nhẹ, đã được A chấpnhận
Ngày 31/01: Công ty kết chuyển doanh thu để xác
định kết quả kinh doanh
Y/C: Phản ánh các nghiệp vụ trên vào TK Doanh thu
bán hàng
Ví dụ 5
Trang 21N TK CP C N TK XĐKQKD C N TK DT C
CP
Thuần
DT Thuần
Trang 22TK LNCPP
Lỗ K/c Lỗ
Trang 23Trong tháng 12/2011, có các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh như sau:
Bán hàng thu tiền mặt trị giá 80tr
Chi phí vận chuyển lô hàng trên để giao cho khách hàng: 5tr
Chi phí quảng cáo 10tr, chưa thanh toán
Lương nhân viên đã trả bằng tiền mặt
15tr
Chi phí điện thoại, điện nước 6tr, thanh toán vào đầu tháng sau.
Ví dụ 6
Trang 24Yêu cầu
Xác định kết quả kinh doanh của tháng
12/2011 biết rằng giá mua đầu vào của lô hàng đã bán là 20tr? 50tr?
Kết chuyển số lãi của tháng 12/2011 sang tài khoản Lợi nhuận chưa phân phối.
Trang 252 Định khoản kế toán
a Khái niệm
Định khoản là việc xác định 1 nghiệp vụ
kinh tế - tài chính liên quan đến những TK nào và liên quan như thế nào.
Các tài khoản đó được gọi là các TK đối
ứng và mối quan hệ giữa các TK được gọi
là mối quan hệ đối ứng.
Trang 26b Phân loại định khoản:
Định khoản giản đơn: chỉ liên quan đến 2 tài khoản kế toán → Ghi Nợ 1 TK đối ứng với ghi
Có 1 TK khác.
Ví dụ:
Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng 500 triệu
Doanh nghiệp mua chịu người cung cấp một sốnguyên vật liệu trị giá 5tr
Trang 27Định khoản phức tạp: liên quan đến từ 3 tài khoản trở lên → Ghi Nợ 1 TK đối ứng với ghi Có nhiều TK; hoặc ghi Có 1 TK đối ứng với ghi Nợ nhiều TK.
Ví dụ:
Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 10tr và trả nợ người bán 5tr
DN nhập kho 4tr nguyên vật liệu trong đó
mua bằng tiền mặt 1tr, mua bằng TGNH 3tr.
Trang 28Xác định đối tượng KT xuất hiện trong
mỗi NVKT phát sinh được phản ánh trên chứng từ.
Xác định tính chất tăng giảm của từng đối tượng.
Xác định các TK sẽ sử dụng
Xác định số tiền ghi bên Nợ, bên Có của từng TK.
c Quy trình định khoản
Trang 29Σ Nợ = Σ Có
Luôn ghi Nợ trước, Có sau, Có ghi lùi vào so với Nợ
Một định khoản phức tạp có thể tách thành
nhiều định khoản giản đơn, tuy nhiên không
nên ghép nhiều định khoản giản đơn thành 1 định khoản phức tạp
Có thể ghi đối ứng 1 “Nợ” với nhiều “Có” hoặc ghi nhiều “Nợ” với 1 “Có” nhưng không nên ghi nhiều “Nợ” với nhiều “Có”.
d Một số nguyên tắc ghi chép trên định khoản
Trang 31Bài tập 1
1. Nhận góp vốn kinh doanh bằng 1 tòa nhà trị giá 500tr
2. Dùng tiền mặt tạm ứng cho nhân viên thu mua hàng hóa
10tr
3. Đem tiền mặt gửi vào tài khỏan TGNH 200tr
4. Dùng TGNH 40tr mua cổ phiếu của cty X thu lời ngắn
hạn
5. Dùng tiền mặt thanh toán tiền điện tại văn phòng công
ty là 10 triệu
6. Mua chịu hàng B đã nhập kho đủ 100tr
7. Vay ngắn hạn NH để trả tiền cho người bán 10tr
8. Dùng TM thanh toán lương còn nợ nhân viên kỳ trước 5tr
9. Dùng lợi nhuận chưa phân phối để trích lập quỹ đầu tư,
phát triển
Trang 32Các quan hệ đối ứng chủ yếu
1 Tăng tài sản này, giảm tài sản khác Quy
mô tài sản không đổi.
2 Tăng nguồn hình thành TS này, giảm
nguồn hình thành TS khác Quy mô
nguồn vốn không đổi.
3 Tăng TS và tăng nguồn hình thành TS
quy mô TS và nguồn vốn tăng.
4 Giảm TS và giảm nguồn hình thành TS
Quy mô TS và nguồn vốn giảm
Trang 33TÀI SẢN TĂNG – NGUỒN VỐN TĂNG
+ VỐN VAY+ KHÁCH HÀNG TRẢ TRƯỚC
+ NHẬN KÍ CƯỢC, KÍ QUĨ+ HÀNG HOÁ, NVL + PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
(+) NỢ TK TM CÓ (-) (-) NỢ TK VỐP GÓP, … CÓ (+)
Trang 34hàng về việc cổ đông đã chuyển tiền
VP theo HĐ vay số…., số tiền 50 triệu, thời hạn 3 tháng, lãi suất trả định kì cuối mỗi
tháng là 1,4%/tháng
Trang 35Ví dụ 1 (tiếp)
Khách hàng E ứng trước cho DN 100 triệu bằng chuyển khoản để đặt mua một số sản phẩm
theo yêu cầu về mẫu mã riêng
Nhận tiền ký cược ngắn hạn về việc cho thuê cửa hàng, số tiền: 20 triệu, bằng tiền mặt
Mua chịu một lô hàng A, SL: 1.000 chiếc, đơn giá: 200.000, thuế GTGT 10% được khấu trừ
Mua chịu một lô hàng B, SL: 2.000 chiếc, đơn giá: 150.000, thuế GTGT 10% được khấu trừ
Trang 36TÀI SẢN GIẢM – NGUỒN VỐN GIẢM
Trang 37Ví dụ 2
mua lại 12.000 đ/CP, đã nhận được báo Nợ của ngân hàng Hủy ngay số cổ phiếu mua lại
bằng tiền mặt
tiền mặt.
cấp hàng A: 220 triệu Đã nhận được báo Nợ của ngân hàng
Trang 38TÀI SẢN TĂNG – TÀI SẢN GIẢM
TRẢ TRƯỚC CHO NGƯỜI BÁN +
KHÔNG THAY ĐỔI
(+) NỢ TK TM CÓ (-) (+) NỢ TK TÀI SẢN KHÁC CÓ (-)
Trang 39220.000, thuế GTGT 10% được khấu trừ, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
120.000, thuế GTGT được khấu trừ, đã
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Trang 40Ví dụ 3 (tiếp)
Chuyển khoản góp vốn bằng việc mua 1,2 triệu cổ phần trên 2 triệu cổ phần công ty
S phát hành huy động vốn điều lệ khi
thành lập, giá mua bằng mệnh giá 10.000 đ/CP
Mua một TSCĐHH phục vụ bán hàng, giá mua chưa thuế 100 triệu, thuế GTGT 10%
và chi phí trước khi sử dụng 1.050.000,
trong đó thuế GTGT 50.000, đã thanh
toán bằng tiền gửi ngân hàng TSCĐ đã
đưa vào sử dụng
Trang 41NGUỒN VỐN TĂNG – NGUỒN VỐN GIẢM
KHÔNG THAY ĐỔI NỢ PHẢI TRẢ:
+ VAY NGẮN HẠN, DÀI HẠN
- PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU:
+ CÁC QUỸ
- LỢI NHUẬN
(-) NỢ TK VAY CÓ (+) (-) NỢ TK PHẢI TRẢ NB CÓ (+)
Trang 42Ví dụ 4
Vay ngắn hạn ngân hàng, số tiền 80 triệu, công ty lập ngay giấy nộp tiền để chuyển thanh toán cho nhà cung cấp X, số tiền
80 triệu, đã nhận được giấy báo của Ngân hàng
Dùng lợi nhuận để trích bổ sung Quỹ đầu
tư phát triển: 200 triệu
Trang 43Bài tập 2: Định khoản và Cho biết các NVKT sau tác
động như thế nào đến quy mô TS và NV của doanh
nghiệp
1. Khách hàng trả tiền hàng còn nợ bằng tiền mặt 20tr
2. Thu được một khoản tiền phạt hợp đồng trị giá 100 triệu
3. Bán hàng giá bán 70tr, giá vốn 50tr, chưa thu tiền của
KH
4. Mua một công cụ trị giá 30tr, thuế GTGT 10% được khấu
trừ, chưa thanh toán cho người bán
5. Mua một lô hàng giá 5tr thanh toán ngay bằng TGNH
3tr, còn lại nợ
6. Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn = 1 TSCĐ hữu hình trị giá
500tr
7. Vay dài hạn ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 150tr
8. Mua 1 TSCĐ tổng thanh toán 110tr đã bao gồm thuế
VAT 10% được khấu trừ, đã thanh toán bằng TGNH
9. Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là
50tr
Trang 44III Một số nghiệp vụ kế toán
điển hình
Giả định: DN thương mại, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ, kế toán hàng tồn kho
theo PP kê khai thường xuyên.
1.Nghiệp vụ mua sắm tài sản
2.Nghiệp vụ bán hàng
3.Nghiệp vụ phát sinh chi phí
4.Các bút toán kết chuyển cuối kỳ
Trang 451 Nghiệp vụ mua sắm tài sản
Ghi nhận giá mua:
Nợ TK NVL, công cụ, hàng hóa, chứng khoán, TSCĐ…: giá mua chưa thuế
Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ: nếu có
Có TK tiền mặt, TGNH, phải trả người bán: tổng giá
có thuế
Ghi nhận các chi phí hợp lý liên quan đến quá trình muahàng vào giá gốc của tài sản (VD: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, môi giới, chi phí lắp đặt, chạy thử, các loại thuếkhông được hoàn lại…)
Trang 46Bút toán ghi nhận doanh thu:
Nợ TK tiền mặt, TGNH, phải thu khách hàng: tổng giá
có thuế
Có TK doanh thu: theo giá chưa thuế
Có TK thuế GTGT phải nộp: nếu có
Trang 473 Một số nghiệp vụ về chi phí
Chi phí tiền lương:
Bút toán ghi nhận chi phí lương:
Nợ TK CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung,
CP bán hàng, CP quản lý DN: tổng tiền lương trảcho các bộ phận
Có TK phải trả công nhân viên, tiền mặt, TGNH…
Bút toán ghi nhận các khoản trích theo
lương:
Nợ TK CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung,
CP bán hàng, CP quản lý DN: 22% x lương phải trả
Có TK BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Trang 48Chi phí khấu hao:
Nợ TK CP sản xuất chung, CP bán hàng, CP quản lýDN: khấu hao phân bổ cho từng bộ phận
Có TK hao mòn lũy kế
Các chi phí khác bằng tiền hoặc phải trả:
Nợ TK CP sản xuất chung, CP bán hàng, CP quản lýDN: các CP phân bổ cho từng bộ phận
Có TK tiền mặt, TGNH, phải trả người bán, phải trả phải nộp khác…
Trang 50Kết chuyển lãi, lỗ
Nợ TK XĐ KQKD: lãi
Có TK lợi nhuận chưa phân phối: lãi
Nợ TK lợi nhuận chưa pp: Lỗ
Trang 51Kết thúc Chương II