Giáo án Nếu chúng mình có phép lạ - lớp 4. Soạn chi tiết, đầy đủ nội dung
Trang 1NGUYỄN THỊ HẢI DUYÊN
LỚP: CNTH KHÓA 4 – GÒ VẤP
Tập đọc: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Đọc đúng toàn bộ bài thơ
- Đọc đúng các từ khó trong bài thơ: hạt giống nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, mãi mãi
2 Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nhịp đúng theo ý thơ
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ
3 Thái độ:
- Yêu thích môn học
- Luôn có những ước mơ tươi đẹp, có ích, luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện
4 Giáo dục kĩ năng sống:
Giáo dục học sinh luôn có những ước mơ tốt đẹp qua những cử chỉ, lời nói và hành động hàng ngày
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa Tiếng Việt 4
- Tranh minh họa bài tập đọc
- Bảng phụ có ghi sẵn 4 khổ thơ để luyện đọc
2 Học sinh:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
3 Hoạt động dạy – học:
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài mới:
- Các em đã từng nghe chuyện cổ tích chưa?
- Vậy các em thấy các cô tiên trong truyện cổ tích có
- Dạ rồi ạ!
- Xinh đẹp, tóc dài, da trắng…
Trang 2những đặc điểm gì nổi bật?
- Vậy nếu các em có phép thuật như những cô tiên
trong truyện cổ tích thì các em sẽ làm gì?
- Tất cả chúng ta ai cũng có những ước mơ thật đẹp
và luôn muốn những ước mơ đó trở thành hiện thực
Nếu chúng ta có được nhiều phép thuật như những cô
tiên trong truyện cổ tích thì chúng ta có thể làm được
rất nhiều điều bổ ích cho chính chúng ta và cho đời
phải không nào!
- Giáo viên treo tranh minh họa lên bảng và hỏi học
sinh: Các em nhìn lên tranh vẽ và cho cô biết bức
tranh này vẽ gì?
- Các em thật là giỏi!
- Chúng ta thấy ở bài: Ở vương quốc tương lai, các
bạn nhỏ trong bài cũng đã có những ước mơ thật đẹp,
đó là mơ ước về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc với
những trái nho to như trái lê, trái táo to như trái dưa
và những phát minh kì diệu cho cuộc sống Hôm nay,
cùng với những phép thuật của cô tiên và những ước
mơ tươi sáng của các em chúng ta hãy cùng hòa mình
vào thế giới của các bạn thiếu nhi để xem các bạn ấy
ước mơ những gì qua bài tập đọc: “Nếu chúng mình
có phép lạ” các em nhé!
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Có nhiều phép biến hóa…
- Tốt bụng, hay giúp đỡ những người khó khăn…
- Học sinh tự trả lời theo suy nghĩ và ước mơ của các em (hóa phép cho mình học giỏi, xinh đẹp, có nhiều đồ chơi, giúp đỡ người nghèo, …)
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Vẽ cảnh các bạn thiếu nhi đang cùng nhau múa hát và ước mơ những cánh chim hòa bình, muôn hoa khoe sắc, những trái cây thơm, những chiếc kẹo ngọt ngào…
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh mở SGK
Trang 3- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ (3 lượt HS
đọc)
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- GV đưa ra bảng phụ để giúp HS đọc đúng
- HS luyện đọc tiếng khó: nảy mầm, ngủ dậy, lặn xuống
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải
- GV đọc mẫu
+ Chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng vui tươi,
hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khát khao của
thiếu nhi khi ước mơ về một thế giới tốt đẹp
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm
vui thích của trẻ em: phép lạ, nay mầm nhanh, chớp
mắt, tha hồ, lặn, hái, triệu vì sao, mặt trời mới, mãi
mãi, trái bom, trái ngon, trái ngọt, toàn kẹo, bi tròn
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
GV chia lớp thành 4 nhóm và tìm hiểu 4 khổ thơ khác
nhau Sau đó đại diện mỗi nhóm trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý
- GV ghi 4 ý chính của 4 khổ thơ lên bảng
+ Em hiểu câu thơ: “Mãi mãi không còn mùa đông”
- 4 HS đọc nối tiếp lần 1 (mỗi HS đọc
1 khổ thơ)
- 4 HS đọc nối tiếp lần 2
- 4 HS đọc nối tiếp lần 3
- 2 HS đọc lại toàn bài, 1 hs đọc chú giải
- HS lắng nghe cô đọc mẫu
- 1 HS đọc lại toàn bài
- HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: + Câu: Nếu chúng mình có phép lạ + Nói lên ước mơ của các bạn nhỏ là luôn mong muốn có một thế giới hòa bình, tươi đẹp, trẻ em được sống đầy đủ + Mỗi khổ thơ nói lên một mong ước của các bạn nhỏ
+ Học sinh làm việc theo nhóm
+ Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt + Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc
+ Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét
+ Khổ 4: Ước không còn chiến tranh
+ Câu thơ nói lên ước muốn của các
Trang 4nói lên ý nghĩa gì?
+ Câu thơ: “Hóa trái bom thành trái ngon” có nghĩa là
các bạn ấy đang mong ước điều gì?
+ Trong các ước mơ của các bạn nhỏ, em thích ước
mơ nào nhất? Vì sao?
- Bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” nói lên điều
gì? GV ghi ý chính lên bảng
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài
thơ:
- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau để tìm ra
giọng đọc hay
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài
- Nhận xét từng cặp và cho điểm từng HS
- Yêu cầu HS học thuộc lòng theo cặp
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng theo từng khổ thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng toàn bài
- GV tổ chức cho HS bình chọn bạn đọc thuộc bài
nhất và có giọng đọc hay nhất
- GV nhận xét, cho điểm
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ
bạn nhỏ: Ước không còn mùa đông giá lạnh, không còn thiên tai gây bão lũ hay bất cứ tai họa nào đe dọa con người + Các bạn mong ước không còn chiến tranh, con người luôn sống trong hòa bình, không còn bom đạn
+ HS trả lời tự do
- Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có nhiều phép lạ để làm cho thế giới này tốt đẹp hơn
- 4 HS đọc nối tiếp nhau, cả lớp theo dõi đọc thầm theo
- HS đọc theo nhóm đôi
- 3 HS đọc diễn cảm toàn bài
- Nhóm đôi kiểm tra học thuộc lòng với nhau
- Mỗi HS đọc 1 khổ thơ
- 5 HS thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét, bình chọn