Đặc biệt chú trọng nhằm khai thác tối đa việc huy động các nguồn

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp:Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi (Trang 41 - 45)

- Mở rộng trên phạm vi cả nước cho vay Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo chỉ định của Chính phủ:

3 Hỗ trợ các tổ chức tài chính, tín dụng ngoài nước

3.2.1. Đặc biệt chú trọng nhằm khai thác tối đa việc huy động các nguồn

Như bất cứ một ngân hàng nào khác: thiếu vốn thì phải đẩy mạnh huy động vốn, nếu nguồn hiện có không thể huy động đủ thì phải mở rộng, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động khác. Vì yếu tố hiệu quả, việc đa dạng hóa các nguồn huy động cần phải tính đến yếu tố chi phí nguồn vốn (gồm lãi suất huy động, chi phí huy động, an toàn thanh toán,…), có nghĩa là NHCSXH cũng cần trước hết khai thác huy động các nguồn vốn rẻ có chi phí đầu vào thấp.

Một số các giải pháp cụ thể như sau:

- Một là: để huy động được nguồn vốn dưới hình thức: cho, tặng, tiền gửi tự

nguyện không phải trả lãi hoặc có lãi suất thấp:

+ NHCSXH cần tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, các Bộ ngành tại TW và các cấp ủy chính quyền tại địa phương. Hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội cần phải được xã hội hóa, phải được xem là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, đoàn thể mặt trận, các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hơn nữa, mô hình của NHCSXH có Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh và huyện với thành phần gồm: UBND, các Sở, ban ngành và đoàn thể. Chính vì có thuận lợi này, NHCSXH cần phát huy để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng, vốn quyên góp, ủng hộ, tiền gửi không lấy lãi,… của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

+ Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu này, NHCSXH cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, cùng các cấp ủy, chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phương phát động, vận động tạo phong trào sâu rộng thường xuyên để thu hút tiền gửi không lãi hoặc lãi suất thấp nhằm thực hiện cho vay tới các đối tượng chính sách tại địa phương.

+ Dự kiến quy mô có thể huy động: Do tính chất nguồn được cho, tặng, gửi không lấy lãi,… nên quy mô nguồn vốn sẽ không lớn nên công việc này cần thực hiện thường xuyên.

- Hai là: cần thiết đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng

đồng người nghèo vay vốn thông qua các hình thức: tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm hàng tháng.

Mặc dù có quy mô không lớn nhưng tương đối ổn định và nhất là có chi phí đầu vào thấp = lãi suất loại không kỳ hạn (0,15%/tháng) + phí huy động (0,11%/tháng) = 0,26%/tháng.

- Ba là: đẩy mạnh huy động nguồn ODA. Đây là nguồn vốn có chi phí đầu

vào thấp (thường từ 0,75% - 2%/năm), có thời gian sử dụng và ân hạn nguồn vốn dài. Nguồn ODA có thể: Vốn ODA được Chính phủ giao và vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. Dự kiến bằng các giải pháp tích cực, NHCSXH huy động thêm nguồn ODA dưới hình thức vay trực tiếp từ đối tác nước ngoài hoặc vay lại từ Chính phủ khoảng 450 tỷ đồng (bằng nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài cuối 2005).

Để thực hiện được giải pháp này, NHCSXH cần:

+ Mở rộng và đa dạng hóa mối quan hệ, hợp tác trong và ngoài nước nhằm vận động và tranh thủ các nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngoài thông qua các hoạt động như: tăng cường hoạt động quản bá, giới thiệu hình ảnh của NHCSXH; Từng bước thiết lập và mở rộng mối quan hệ ngân hàng đại lý với các tổ chức tín dụng trên thế giới trong việc thực thi nghiệp vụ ngân hàng đại lý trong thanh toán quốc tế; Tham gia và hoạt động tích cực trong các hiệp hội về ngân hàng trong và ngoài nước…

+ Chủ động xây dựng các chương trình, dự án cho vay để vận động, thu hút

nguồn vốn tài trợ. Là bên nhận tài trợ (vốn vay, vốn nhận ủy thác) thì sự chủ động trong việc xây dựng danh mục cần được hỗ trợ và được cụ thể bằng các đề án, dự án cho vay là rất cần thiết để từ đó xúc tiến vận động, giới thiệu và đàm phán về việc tiếp nhận vốn nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay tính chủ động của NHCSXH trong công tác này chưa cao, hơn nữa chưa có được các đánh giá, nghiên cứu tổng thể khách hàng, các vùng khu vực để xây dựng, đề xuất các đề án, phương án vận động vay vốn nước ngoài. Một trong những nguyên nhân là do chưa có được chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngân hàng.

Một trong những khả năng đối với NHCSXH khi huy động vốn là vay Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ). Tuy vậy, giải pháp này cũng có hạn chế đối với NHCSXH như sau:

+ Hình thức huy động: huy động nguồn tiền nhà rỗi trong dân cư dưới hình thức: nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp,…;

+ Lãi suất huy động: do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông quy định trên nguyên tắc trang trải các chi phí, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, phù hợp chính sách lãi suất do NHNN quy định;

+ Sử dụng nguồn huy động được: ngoài mức tối đa 20% tổng số dư tiền gửi đảm bảo chi trả thường xuyên, phần còn lại chuyển giao cho Quỹ hỗ trợ Đầu tư theo đúng thời hạn với số lượng và kỳ hạn đã thỏa thuận giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông và Quỹ hỗ trợ Đầu tư để sử dụng cho vay đối với các dự án của Chính phủ. Trường hợp nguồn vốn sau khi đảm bảo chi trả thường xuyên và giao đủ theo kế hoạch, nếu còn thì cho Quỹ hỗ trợ và bổ sung (nếu Quỹ hỗ trợ có nhu cầu) hoặc mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu công trình;

+ Lãi suất cho Quỹ hỗ trợ vay: do Bộ Tài chính quy định trên cơ sở lãi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước cùng loại, cùng kỳ hạn, được cố định trong suốt thời gian vay.

Như vậy có thể rút ra nhận xét: TKBĐ thực hiện huy động tiết kiệm từ dân cư, theo lãi suất thị trường, quy mô huy động thực hiện theo kế hoạch hàng năm đã xác định trước, mục đích sử dụng số tiền huy động được đã được xác định cụ thể.

Từ đó có thể đánh giá khả năng vay TKBĐ như sau:

+ Lãi suất vay: Bộ Tài chính quy định nhưng bao gồm lãi suất huy động tiết kiệm (theo lãi suất thị trường) + Phí huy động và bảo tồn vốn và không thấp hơn lãi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước cùng kỳ hạn;

+ Quy mô vốn vay: NHCSXH chỉ có thể vay từ TKBĐ trường hợp số dư tiền gửi tiết kiệm mà TKBĐ huy động được đã dùng để đảm bảo nhu cầu chi trả thường xuyên, hoàn thành kế hoạch đã thỏa thuận với Quỹ hỗ trợ đầu tư, mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước,…(nếu có). Về quy mô sẽ không đáng kể (10 tỷ đồng nếu căn cứ thực tế những năm qua).

Điều kiện để NHCSXH có thể vay vốn TKBĐ:

+ Mặc dù việc vay vốn TKBĐ được đề cập trong văn bản pháp lý thành lập NHCSXH nhưng chỉ có ý nghĩa thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận giữa NHCSXH

và TKBĐ, nên để vay vốn TKBĐ thì cần kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính sửa đổi điều khoản liên quan đến sử dụng vốn huy động được của TKBĐ tại các văn bản nêu trên;

+ Mặt khác, hiện tại do TKBĐ thực hiện theo kế hoạch giao hàng năm theo thỏa thuận với Quỹ hỗ trợ Đầu tư, do vậy để vay từ TKBĐ thì một mặt kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính sửa đổi nội dung có liên quan trong các văn bản nêu trên, căn cứ vào đó hàng năm NHCSXH và TKBĐ thỏa thuận cụ thể về số vốn huy động, kỳ hạn và thời hạn chuyển giao,…

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp:Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w