Thực hiện huy động đa dạng các nguồn vốn:

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp:Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi (Trang 45 - 48)

- Mở rộng trên phạm vi cả nước cho vay Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo chỉ định của Chính phủ:

3 Hỗ trợ các tổ chức tài chính, tín dụng ngoài nước

3.2.2. Thực hiện huy động đa dạng các nguồn vốn:

NHCSXH cũng như các ngân hàng khác, không hoạt động với một nguồn huy động duy nhất. Các lý do chủ yếu là: nếu chỉ huy động nguồn vốn duy nhất thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn hoạt động của ngân hàng, lý do khác mức rủi ro thanh khoản rất cao do phụ thuộc vào nguồn vốn huy động duy nhất.

Trong những năm qua, NHCSXH đã thực hiện huy động các nguồn vốn sau: Huy động tiền gửi (gồm tiền gửi có trả lãi, tiền tiết kiệm của người nghèo), nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước (loại 2%), vay nguồn ODA, vay NHNN.

Như vậy, so với nguồn vốn huy động của NHCSXH được quy định trong Điều lệ hoạt động của NHCSXH: NHCSXH còn chưa huy động nguồn vốn: Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay vốn từ Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội; vay từ các tổ chức tín dụng khác…

* Huy động thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu NHCSXH:

- Đây là nguồn ưu tiên thực hiện mặc dù lãi suất huy động danh nghĩa thường cao hơn so với các loại tiền gửi khác là do nguồn vốn này có các ưu điểm như:

+ NHCSXH có thể huy động được một nguồn vốn lớn, trong thời gian ngắn (thời gian phát hành thường không quá 02 tháng);

+ NHCSXH có thể sử dụng mạng lưới rộng khắp hiện có của mình để thực hiện huy động nhằm tiết giảm chi phí huy động;

+ Thời gian sử dụng nguồn vốn thường dài (là thời gian huy động), có tính ổn định cao.

- Một số điều kiện cần thiết đối với NHCSXH để thực hiện huy động nguồn vốn này:

+ Có khâu chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng: quy mô huy động, hình thức huy động: kỳ phiếu hay trái phiếu, hoặc cả hai, thời điểm và thời gian huy động, phương thức phát hành;

+ Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu ý nghĩa, mục đích phát hành tới công chúng một cách rộng rãi;

+ Tạo khả năng chuyển đổi cho kỳ phiếu, trái phiếu NHCSXH thông qua: phát hành giấy nợ vô danh, ký hậu chuyển nhượng, cẩm cố thế chấp tại ngân hàng,…; + Đảm bảo mức lãi suất danh nghĩa không thấp hơn các giấy nợ ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác; đảm bảo lãi suất thực dương sau khi trừ lạm phát cho người sở hữu.

* Vay Tiết kiệm Bưu điện, vay Bảo hiểm xã hội, vay Kho bạc Nhà nước.

Mặc dù theo Điều lệ của NHCSXH do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành, NHCSXH được phép vay vốn từ hai nguồn này nhưng thực tế hiện nay, NHCSXH vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn này theo đúng nghĩa là nhằm tạo nguồn vốn tăng trưởng ổn định hàng năm cho Ngân hàng. Do đó, trong những năm tới NHCSXH cần đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp cận từ nguồn vốn này.

* Vay các tổ chức tín dụng trong nước khác:

Việc NHCSXH vay các tổ chức tín dụng khác trong nước cũng là một giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác huy động vốn của NHCSXH khi đã khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn (trong phạm vi cho phép của cấp bù từ NSNN). Tuy nhiên, việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác sẽ gặp phải khó khăn: các tổ chức này không phải lúc nào cũng thừa vốn, nhất là khi quan hệ cung < cầu vốn trên thị trường, hơn nữa các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước đã phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc là gửi 2% số dư huy động bằng VND vào NHCSXH, mà việc vay này dựa trên cơ sở thoả thuận tự nguyện, nếu có chỉ là tạm thời nên: thời hạn vay sẽ chủ yếu là ngắn hạn, quy mô không lớn, lãi suất vay là lãi suất huy động thị trường + phí huy động của các tổ chức này. Nếu xem dư nợ thời

điểm trước bàn giao từ NHNg sang NHCSXH là khả năng huy động xét về quy mô nguồn vốn này thì NHCSXH có thể huy động khoảng: 4.000 tỷ đồng.

Để vay vốn các tổ chức tín dụng trong nước, NHCSXH cần xem xét:

- Nhu cầu cần về vốn trung và dài hạn hay là ngắn hạn. Nếu chủ yếu là nhu cầu vay vốn trung, dài hạn thì việc vay các tổ chức tín dụng này không phải là giải pháp tối ưu;

- Việc vay vốn các tổ chức tín dụng thường có ý nghĩa trang trải nhu cầu về vốn tạm thời;

- Lãi suất vay có thể sẽ cao vì các tổ chức này cần đảm bảo trang trải chi phí vốn huy động, chi phí huy động, lợi nhuận định mức,…

Điều kiện để thực hiện đa dạng hình thức huy động:

- Hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trang thiết bị kỹ thuật. Hiện nay, do mới thành lập nên toàn bộ trụ sở làm việc từ Hội sở chính đến Phòng giao dịch huyện đều phải thuê, mượn từ nhà dân và cơ quan và phần lớn trong số đó không được xây dựng cho mục đích hoạt động ngân hàng, hay nói cách khác không đáp ứng được một số điều kiện của hoạt động ngân hàng. Trong khi đó yêu cầu cao nhất đối với người gửi là tính an toàn, thuận tiện giao dịch, do đó cần có bộ mặt, trang thiết bị tạo được lòng tin cho khách hàng;

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ ngân hàng, hình thành Trung tâm Đào tạo của NHCSXH và có Chiến lược về nguồn nhân lực.

- Triển khai thanh toán nội bộ, thành lập Trung tâm Thanh toán, tham gia thanh toán liên ngân hàng: đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện huy động tiền gửi thanh toán.

- Thực hiện hoạt động về ngoại hối, trong đó chú trọng huy động, cho vay ngoại tệ, thực hiện thanh toán quốc tế, thiết lập hệ thống các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, thành lập Trung tâm Dịch vụ Ngân hàng.

- áp dụng các công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực tin học phục vụ cho hoạt động Ngân hàng.

- Quán triệt tư tưởng, định hướng cạnh tranh trong công tác huy động vốn theo lãi suất thị trường trong nền kinh tế thị trường, tránh tư tưởng thụ động dựa vào sự bao cấp từ NSNN.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp:Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi (Trang 45 - 48)

w