Chính phủ xem xét cấp bù cho NHCSXH theo nhu cầu thực tế và áp dụng cơ chế khoán tài chính đối với NHCSXH:

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp:Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi (Trang 48 - 49)

- Mở rộng trên phạm vi cả nước cho vay Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo chỉ định của Chính phủ:

3 Hỗ trợ các tổ chức tài chính, tín dụng ngoài nước

3.3.1. Chính phủ xem xét cấp bù cho NHCSXH theo nhu cầu thực tế và áp dụng cơ chế khoán tài chính đối với NHCSXH:

áp dụng cơ chế khoán tài chính đối với NHCSXH:

Cơ chế cấp bù cho NHCSXH hiện nay có hai điểm quan trọng:

- Thực hiện hòa đồng các nguồn vốn và NHCSXH chỉ thực hiện huy động vốn theo lãi suất thị trường khi đã sử dụng hết nguồn vốn không phải trả lãi hoặc có lãi suất thấp;

- Quy mô cấp bù từ NSNN cho NHCSXH hàng năm không được tính trên nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách, chỉ tính đối với đối tượng là hộ nghèo

và cho đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Hơn nữa, quy mô cho vay các đối tượng này bị hạn chế; đối tượng cho vay chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh. Còn các đối tượng chính sách xã hội khác nhu cầu về vốn bị giới hạn bởi quy mô của các quỹ như: Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ tín dụng đào tạo.

Chính vì đặc điểm trên nên dẫn đến:

+ Công tác huy động vốn của NHCSXH luôn bị động và bị giới hạn bởi quy mô cấp bù đã xác định trước cho kỳ kế hoạch hàng năm;

+ Không khuyến khích NHCSXH tìm kiếm, huy động các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc có lãi suất thấp, việc huy động nguồn vốn này ngoài dựa vào quy định từ Chính phủ thì luôn có tính cạnh tranh rất cao;

+ Là một ngân hàng chính sách nhưng NHCSXH chưa thực sự là ngân hàng của các đối tượng chính sách xã hội, nơi mà đối tượng chính sách xã hội có thể vay

được vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất, đời sống của mình, đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững.

Xuất phát từ cách đặt vấn đề trên, tác giả đề xuất kiến nghị sau:

- Chính phủ cần áp dụng cơ chế khoán tài chính cho NHCSXH bằng cách: xác định định mức chi phí hàng năm cho NHCSXH, nếu chi phí thực tế < chi phí xác định trước này thì được coi như thu nhập của NHCSXH năm đó;

- Không thực hiện việc hòa đồng các nguồn vốn để khuyến khích và tạo tự chủ nhất định cho NHCSXH trong việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc có lãi suất thấp;

- Việc cấp bù từ NSNN hàng năm cần thực hiện theo số cần cấp bù thực tế thay vì ấn định trước như hiện nay. Nếu thực hiện như vậy, một mặt sẽ tạo điều kiện cho NHCSXH nâng mức cho vay tối đa, thực hiện cho vay thêm một số nhu cầu cần thiết của các đối tượng chính sách. Mặt khác sẽ tạo điều kiện cho NHCSXH chủ động trong công tác huy động vốn và đẩy mạnh huy động vốn cho hộ nghèo. Hàng năm, căn cứ kết quả thực hiện thực tế để xác định số cần cấp bù từ NSNN, căn cứ số tạm cấp bù, NSNN sẽ bổ sung phần còn thiếu.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp:Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w