ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là các bệnh nhân được chẩn đoán là chấn thương cột sống ngực và được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cố định cột sống ngực bằng phương pháp bắt vít qua cuống tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Việt Đức.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Bao gồm những bệnh nhân bị chấn thương cột sống ngực được chẩn đoán và phẫu thuật cố định cột sống ngực bằng phương pháp bắt vít qua cuống tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Việt Đức, những bệnh nhân có đầy đủ các tiêu chuẩn sau được xếp vào nhóm đối tượng nghiên cứu:
- Có chẩn đoán là chấn thương cột sống ngực.
- Được phẫu thuật cố định cột sống ngực bằng phương pháp bắt vít qua cuống tại bệnh viện Việt Đức.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, phim chụp X quang, CLVT.
- Không phân biệt tuổi tác, giới tính.
- Các trường hợp không được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức.
- Các trường hợp chẩn đoán là chấn thương cột sống ngực nhưng không có chỉ định mổ hoặc bệnh nhân không đồng ý mổ.
- Loại trừ các trường hợp chấn thương sọ não nặng kèm theo.
- Các trường hợp bệnh lý toàn thân nặng như: suy gan, suy thận nặng
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả lâm sàng, cắt ngang không đối chứng.
- Những bệnh nhân này đã được chẩn đoán, phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức.
2.2.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Các bệnh nhân đều được chẩn đoán và phẫu thuật tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Việt Đức.
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án tại khoa phẫu thuật cột sống, phòng lưu trữ hồ sơ Bệnh viện Việt Đức.
- Nghi nhận lại các chỉ số cần nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp
- Gọi BN lần lượt đến khám lại
+ Tại khoa phẫu thuật cột sống
+ Chụp lại phim nhằm đánh giá lại kết quả điều trị
- Trực tiếp khám bệnh nhân
- Đọc phim cùng các biến chứng
- Bệnh nhân sẽ được khám, đánh giá theo một mẫu bệnh án định sẵn
- Quan sát hoặc trực tiếp tham gia phẫu thuật
- Đến khám tại nhà đối với trường hợp có thể, mời đến khám, trả lời câu hỏi theo mẫu qua thư, qua điện thoại
- Tuổi: Tất cả các nhóm tuổi.
- Khai thác kĩ hoàn cảnh tai nạn, cơ chế chấn thương, cùng với tham khảo trên phim chụp X quang.
- Cách thức sơ cứu và vận chuyển BN trước khi đến cơ sở y tế gần nhất.
- Thời gian từ lúc bị chấn thương đến lúc vào viện:
- Thời gian từ lúc vào viện đến lúc mổ:
- Khám thương tổn cột sống
Vị trí đau: Điểm đau chói
Có sưng nề bầm tím không Biến dạng lệch trục, gù
+ Khám cảm giác theo sơ đồ Đáp ứng cảm giác Mức độ tổn thương Đường núm vú T4
Quanh hậu môn đáy chậu S2-S3-S4-S5
- Khám phản xạ hành hang
- Khám cơ thắt hậu môn
- Khám phản xạ gân xương
- Khám rối loạn cơ tròn
+ Đái khó, bí đái, đái không tự chủ.
+ Táo bón, ỉa không tự chủ.
+ Giảm trương lực cơ thắt hậu môn.
- Khám rối loạn dinh dưỡng: Phù, teo cơ, loét.
- Khám rối loạn sinh dục: dương vật cương cứng trong đứt tuỷ hoàn toàn.
Khám vận động theo thang điểm đánh giá cơ lực chi của ASIA (1969) theo (bảng 1.1).
Sau khi khám cảm giác vận động phân loại tổn thương theo Frankel theo (bảng 1.2).
Ngoài các xét nghiệm cơ bản cần thiết trong cấp cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau để xác định chẩn đoán và phân loại thương tổn.
- Chụp X quang qui ước: tất cả các bệnh nhân đều được chụp X quang qui ước khi đến viện, chủ yếu chụp tư thế thẳng và nghiêng Các dấu hiệu chúng tôi tập chung nghiên cứu trên X quang là:
+ Hình thái, đường vỡ của thân xương và các cung xương.
+ Đường cong sinh lý và sự liên tục của đốt sống.
+ Đánh giá độ mở rộng của cuống, mở rộng khe liên gai và lệch trục các mỏm liên gai, hẹp khe đốt.
+ Tình trạng gãy, lún, xẹp thân đốt sống, hẹp khe liên đốt, trượt đốt sống, độ gập góc của đốt sống.
- Chụp cắt lớp vi tính. Để đánh giá các thành phần phía sau, rất cần thiết để loại trừ gãy dạng
“Dây đeo an toàn". Đánh giá: thân đốt sống, cung sau, diện khớp
Cắt lớp vi tính giúp đánh giá tốt hơn liên quan ống sống và mức độ tổn thương thần kinh. Để loại trừ thương tổn cột trụ giữa và gãy vỡ nhiều mảnh. Để xác định các gãy xương bóc tách, bán trật các khớp đốt sống.
- Dựa theo phân loại của Denis.
- Chúng tôi chỉ định mổ cho tất cả những bệnh nhân chấn thương đoạn cột sống ngực gãy không vững.
- Có hoặc không có tổn thương thần kinh (tổn thương từ 2 cột trụ trở lên).
- Vô cảm: gây mê nội khí quản.
2.2.3.3 Kĩ thuật bắt vít qua cuống
* Lựa chọn phương tiện cố định Đối với cột sống ngực thì chúng tôi sử dụng dụng cụ sau:
- Dùng dụng cụ CD-M8 để cố định cột sống
* Kỹ thuật mổ bắt vít qua cuống:
Tư thế bệnh nhân: nằm sấp.
Bộc lộ cung sau đốt sống tổn thương, trên và dưới một đốt.
Xác định vị trí của cuống theo kỹ thuật FUNNEL, kiểm soát trên màn tăng sáng.
Bắt vít qua cuống vào thân đốt sống với một góc 10-15-20 o tùy từng vị trí đốt sống tương ứng.
Nắn chỉnh trên nẹp hoăc không.
Mở cung sau khi có chỉ định.
Đặt thanh dọc và hệ thống thanh giằng ngang.
Phẫu thuật tổn thương phối hợp nếu có.
Truyền máu trong phẫu thuật: có hay không, số lượng.
Hình 2.1: Vít bắt qua cuống cung đốt sống theo Margerl
- Thay băng, công tác hộ lý.
- Thời gian nằm điều trị. Điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn, giảm đau, chống phù nề, phòng thương tổn thứ phát.
- Chăm sóc phòng chống loét và vận động sớm: trở mình, ngồi dậy sớm, vỗ rung, hướng dẫn tập thở.
- Chăm sóc bàng quang: đặt ống thông bàng quang để tránh bàng quang căng và suy thận Tập luyện phản xạ co bóp bàng quang bằng cách kẹp ống thông bàng quang ngắt quãng trong ngày.
- Theo dõi biến chứng sớm sau mổ (trong thời gian điều trị phẫu thuật và sau mổ 1 tháng): chảy máu sau mổ, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm đường tiết niệu, dò dịch não tuỷ, loét, viêm phổi…
- Bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp.
- Nằm trên đệm dày, đệm mút cao su, đệm nước.
- Ngồi dậy sớm và lăn trở bệnh nhân thường xuyên 2-3 giờ/lần.
- Giữ da luôn sạch và khô ráo.
- Sau vài ngày khi vết thương liền cho BN gập và xoay thân, tập cử động để tăng cường lưu thông máu.
- Sau 3-4 tuần cho tập đứng.
- Đặt sonde bàng quang và thay sonde 7 ngày một lần.
- Cho bệnh nhân ăn các thức ăn giàu đạm như: trứng, sữa, thịt và các loại thức ăn giàu vitamin, giàu sắt và kẽm.
- Tập luyện tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa PHCN.
- Tái hoà nhập cộng đồng.
2.2.3.4 Đánh giá kết quả sau phẫu thuật
- Phục hồi sớm về thần kinh: Cả thiện biến dạng cột sống bằng chụp X quang sau mổ: Đo góc gù thân đốt sống trung bình do chấn thương và sau điều trị phẫu thuật theo phương pháp của Limb.
- Phục hồi thần kinh khi khám lại: Bệnh nhân được mời đến khám hoặc đến khám tại nhà hay gửi thư trả lời theo mẫu câu hỏi hoặc qua điện thoại: 1-
3 tháng, 3-6 tháng, 6-9 tháng và > 9 tháng.
So sánh với tình trạng lâm sàng thần kinh trước mổ, chúng tôi phân loại kết quả kiểm tra thành 4 nhóm gồm chủ yếu tình trạng vận động, cảm giác và cơ tròn:
- Kết quả tốt: gồm những bệnh nhân hồi phục hoàn toàn hay gần như hoàn toàn về vận động, cảm giác và cơ tròn.
- Kết quả khá: Những bệnh nhân hồi phục không hoàn toàn về vận động và cảm giác (lên 2 độ Frankel), còn rối loạn cơ tròn nhẹ
- Kết quả trung bình: Nhóm bệnh nhân không hồi phục hay hồi phục 1 độ Frankel, còn rối loạn cơ tròn.
- Xấu: Nhóm bệnh nhân không hồi phục, có biến chứng (Viêm phổi, loét, nhiễm trùng tiết niệu ) hoặc chết.
+ Phục hồi hoàn toàn + Phục hồi không hoàn toàn + Không phục hồi
Theo dõi biến chứng muộn
- Dựa vào lâm sàng Đau sau mổ:
+ Không đau + Đau nhẹ đôi khi phải dùng thuốc giảm đau + Đau nhiều thường xuyên phải dùng thuốc giảm đau + Đau không chịu được phải tháo bỏ phương tiện kết xương
- Các biến chứng sau mổ: vết mổ nhiễm khuẩn không liền, loét do nằm lâu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang
- Đánh giá các biến chứng liên quan đến mổ.
- Phương tiện kết xương: đứt gãy phương tiện cố định xương, bong vít
Việc đánh giá kết quả phẫu thuật cho đến nay chụp MRI kiểm tra sau phẫu thuật vẫn được coi là một trong những biện pháp lý tưởng nhất Do giá thành còn cao nên không thể tiến hành chụp hàng loạt, nhất là trong điều kiện như ở Việt Nam Vì vậy, phương pháp đo “góc gù thân đốt”, “góc gù chấn thương” và đánh giá “gấp góc gù vùng sau chấn thương” của đoạn cột sống bị thương tổn dựa trên phim chụp cột sống thẳng nghiêng vẫn hay được sử dụng nhất [73].
Tiến hành chụp X quang thư thế nghiêng, các góc gù được xác định như sau:
Góc gù thân đốt (GTĐ) được tạo nên bởi hai đường thẳng đi qua mặt trên và mặt dưới đốt vỡ.
Góc gù vùng chấn thương (GVCT) được tạo bởi hai đường thẳng là đường đi qua mặt trên của đốt trên đốt gãy và một đường đi qua mặt dưới của đốt dưới đốt gãy.
Hình 2.2: Góc gù thân đốt và góc gù vùng chấn thương
Góc gù thân Góc gù vùng chấn
Nhưng bình thường, trên bình diện đứng dọc, cột sống vẫn có các đường cong sinh lý, tức là vẫn có góc “gù vùng sinh lý” (GVSL), nó được tạo bởi hai đường thẳng đi qua mặt trên của đốt sống trên đốt sống nghiên cứu và đường đi qua mặt dưới của đốt sống dưới đốt sống nghiên cứu
Như vậy, sau chấn thương góc GVSL sẽ thay đổi, để phản ánh chính xác những biến đổi này cần tính thêm gấp góc vùng chấn thương (GGVCT)
GGVCT = góc GVCT – góc GVSL
Sự phối hợp giữa góc GVCT và GGVCT giúp tiên lượng có cần ghép xương hay không, nếu sau nắn chỉnh thấy GGVCT đã cải thiện mà góc GTĐ không thay đổi thì có nghĩa là chỉ giãn được khoang gian đốt.
Các góc GTĐ, góc GVCT và GGVCT cần được đo trước phẫu thuật,ngay sau phẫu thuật vào định kì sau phẫu thuật, theo dõi diễn biến, từ đó đánh giá khả năng cố định, kết quả nắn chỉnh và sức bền của vật liệu cố định.
Xử lý và phân tích số liệu
- Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 16.0.
- Sử dụng thuật toán thống kê y học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm chung
Biểu đồ 3.1: Phân loại về giới Nhận xét:
Tổng số 31 bệnh nhân được nghiên cứu có:
- Tỷ lệ Nam/Nữ là: 9/1.
Bảng 3.2: Phân bố tuổi theo nhóm
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.2: Phân bố tuổi theo nhóm
- Nhóm tuổi hay gặp nhất từ 20- 40 có 23 BN chiếm tỉ lệ cao nhất 74, 2%.
Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Chủ yếu nghề nghiệp gặp ở đối tượng: Làm ruộng với số lượng 15 BN chiếm tỷ lệ 48,4% Ngoài ra còn gặp ở đối tượng nghề nghiệp là lao động tự do 7 Bn chiếm 22,6%.
Bảng 3.4: Nguyên nhân chấn thương
Nguyên nhân chấn thương Số lượng chung n Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.4: Nguyên nhân chấn thương Nhận xét:
Như vậy nguyên nhân chấn thương do:
- Tai nạn lao động: 6 bệnh nhân (19,4%).
- Tai nạn sinh hoạt: 5 bệnh nhân (16,1%).
- Tai nạn giao thông: 20 bệnh nhân (64,5%).
Số BN bị TNGT chiếm tỉ lệ cao nhất (64,5%).
3.1.5 Hình thức sơ cứu từ nơi tai nạn đến trung tâm y tế.
Tai nạn lao độngTai nạn sinh hoạtTai nạn giao thông
Từ nơi sơ cứu đầu tiên nằm trên ván cứng đến nơi khi vận chuyển điều trị thực thụ và những kiến thức sơ cứu bệnh nhân chấn thương cột sống.
Bảng 3.5: Hình thức sơ cứu
Biểu đồ 3.5: Hình thức sơ cứu Nhận xét:
Vận chuyển có cáng cứng 26 bệnh nhân chiếm 83,9%, có cáng cứng ngay từ đầu.
Lâm sàng và cận lâm sàng
Có cáng cứngKhông có cáng cứng
3.2.1.1 Rối loạn cảm giác và vận động:
Tình trạng cảm giác và vận động của vùng dưới thương tổn được chia 3 mức: Mất hoàn toàn cảm giác, rối loạn cảm giác và vận động, kết quả như sau:
Bảng 3.6: Rối loạn cảm giác và vận động trước mổ
Tình trạng lâm sàng n Tỉ lệ (%) Tổng chung
Trên lâm sàng chúng tôi thấy:
- Mất hoàn toàn cảm giác và vận động có 22 bệnh nhân (74,2%).
- Mất hoàn toàn vận động có 22 bệnh nhân (74,2%).
Tỉ lệ mất hoàn toàn cảm giác và vận động trên BN CTCS ngực rất cao gồm có 22/31 BN chiếm tỉ lệ 74,2%.
3.2.1.2 Phản xạ cơ tròn trước mổ
Khi BN nhập viện khám phản xạ cơ tròn theo bảng sau:
Bảng 3.7: Phản xạ cơ tròn trước mổ
Vậy số bệnh nhân mất phản xạ cơ tròn ngay từ đầu là 21/31 BN chiếm tỉ lệ 67,7%.
Số bệnh nhân còn phản xạ cơ tròn khi nhập viện là 10/31 BN chiếm tỉ lệ 32,3%.
3.2.1.3 Mức độ tổn thương thần kinh theo Frankel
Bảng 3.8: Mức độ tổn thương thần kinh theo Frankel Độ tổn thương Số lượng Tỷ lệ (%)
- Thương tổn Frankel A là gặp nhiều nhất tổng số 20/31 BN, chiếm tỷ lệ 64,5%.
- Thương tổn Frankel B, Frankel C, Frankel D là gặp tổng số 5/31 BN, chiếm tỷ lệ 16,2%.
- Thương tổn Frankel E là tổng số 6/31 BN, chiếm tỷ lệ 19,3%.
Vậy tỉ lệ thương tổn Frankel A trong CTCS ngực rất cao chiếm tỉ lệ 64, 5%.
3.2.2 Các thương tổn phối hợp
Bảng 3.9: Các thương tổn phối hợp
Tổn thương phối hợp Số lượng Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.5: Các thương tổn phối hợp
Tỷ lệ thương tổn chấn thương ngực là cao nhất 21/31 BN, chiếm tỷ lệ 67,7%. Ngoài ra các thương tổn phối hợp khác như gãy xương dài 9/31 BN chiếm tỉ lệ 29%.
Chấn th ơng sọ não
Tổn th ơng phối hợp
Có 4/31 BN chấn thương bụng chiếm tỉ lệ 12,9% và 1/31 BN chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ 3,2%, ngoài ra có 2/31 BN chiếm tỉ lệ 6,4% có các chấn thương khác ngoài chấn thương cột sống.
Bảng 3.10: Số đốt tổn thương
Số đốt tổn thương n Tỷ lệ (%)
Các đặc điểm thương tổn trong phim X quang quy ước: Số lượng 1 đốt sống bị tổn thương là 16/31 BN chiếm tỉ lệ cao 51%, 2 đốt sống bị tổn thương là 12/31 BN chiếm tỉ lệ 38,7%, ít nhất là tổn thương 3 đốt sống số lượng 3/31
Bảng 3.11: Vị trí đốt bị tổn thương
Vị trí thương tổn n Tỉ lệ (%)
Vị trí đốt sống bị tổn thương nhiều nhất là: T10 có 9/31 BN, chiếm tỉ lệ 29%
Vị trí đốt sống hay gặp là từ T3-T9 từ 3-5 BN chiếm tỉ lệ 9,7-16,1%.
3.2.4 Đặc điểm thương tổn trong cắt lớp vi tính trước mổ:
Bảng 3.12: Đặc điểm thương tổn trong cắt lớp vi tính trước mổ: Đặc điểm thương tổn Số lượng Tỉ lệ % Tổng số
Mảnh xương chèn vào ống tuỷ 18 62,0
Thay đổi tỉ trong ống tuỷ 18 62,0
- Phát hiện thương tổn trong chụp cắt lớp vi tính.
- Nhằm giúp cho các phẫu thuật viên có các kế hoạch và các phương án phẫu thuật - điều trị thích hợp.
Bảng 3.13: Phân loại gãy theo Dennis
Loại Số lượng Tỉ lệ(%)
Thường gặp nhất là chấn thương gãy trật có 28/31 bệnh nhân(90,3%), có 3/31 BN có vỡ đốt sống chiếm tỉ lệ 9,7%, không gặp trường hợp nào chấn thương gãy cột sống kiểu bảo đai (Gãy Seat-belt).
Phẫu thuật
3.3.1.1 Thời gian chờ mổ được tính từ khi bị chấn thương đến khi được phẫu thuật (Tính theo giờ)
Bảng 3.14: Thời gian từ khi tai nạn đến khi được phẫu thuật
Số giờ Số lượng Tỷ lệ (%)
- Thời gian chờ mổ ngắn nhất là: 26 giờ.
- Thời gian chờ mổ dài nhất là: 290 giờ.
- Thời gian chờ mổ trung bình là: 122,97 70,4 giờ.
3.3.1.2 Đánh giá thời gian phẫu thuật (Tính theo phút):
- Thời gian mổ ngắn nhất: 120 phút (02 giờ)
- Thời gian mổ lâu nhất: 420 phút (07 giờ).
- Thời gian mổ trung bình: 230 69,6 phút.
3.3.2 Truyền máu trong phẫu thuật
Bảng 3.15: Đánh giá lượng máu phải truyền trong và sau mổ
Số lượng máu truyền trong và sau mổ (ml) n Tỷ lệ (%)
Lượng máu truyền trung bình: 0,74 1,505 (ml).
3.3.2.1 Các thương tổn về phần mềm, xương sống và tủy sống trong phẫu thuật:
Bảng 3.16: Các thương tổn về phần mềm và xương cột sống:
Quan sát trong mổ n Tỉ lệ (%) Đứt cơ dựng sống 6 19,4 Đứt dây chằng liên gai 3 9,7
Gãy kèm trật 11 35,5 Đốt sống lệch bên 4 12,9 Đốt sống trật sau 7 22,6 Đầu dưới di lệch ra sau 0 0
Gãy mỏm ngang 15 48,4 Đầu trên di lệch ra sau 0 0
Quan sát trong mổ có tổn thương có 31 bệnh nhân chiếm 100%
Các tổn thương thường thấy trong mổ:
- Gãy cung sau có 17/31 BN chiếm tỉ lệ 54,8%.
- Trật mỏm khớp có 16/31 BN chiếm tỉ lệ 51,6%.
- Gãy mỏm ngang có 15/31 BN chiếm tỉ lệ 48,4%.
- Gãy kèm trật có 11/31 BN chiếm tỉ lệ 35,5%.
Bảng 3.17: Các thương tổn về tủy của cột sống:
Tổn thương tuỷ Số lượng Tỉ lệ (%) Đụng dập tuỷ 12 38,8 Đứt tuỷ không hoàn toàn 1 3,2 Đứt tuỷ hoàn toàn 3 9,7
Thương tổn đụng dập tuỷ chiếm nhiều nhất với 12/31 bệnh nhân(38,8%), máu tụ màng tuỷ có 9/31 chiếm tỉ lệ 29%, rách màng tủy có 6/31 bệnh nhân (19,4%), đứt tuỷ hoàn toàn 3/31 BN chiếm tỉ lệ 9,7%, ngoài ra đứt tuỷ không hoàn toàn có 1 BN chiếm 3,2%.
3.3.3 Giải ép tủy trong mổ
Bảng 3.18: Các phương thức giải ép trong phẫu thuật
Phẫu thuật Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng
Nhận xét: Đa số các trường hợp giải ép tuỷ trong mổ là mở cung sau với 23/31
BN chiếm tỉ lệ 74,2% Số BN phải nắn là 7/31 chiếm tỉ lệ 22,6%.
Một số trường hợp tổn thương màng tủy vừa giải ép vừa vá màng tuỷ có 5/31 bệnh nhân (16,1%), vừa giải ép và lấy mảnh xương chèn 7/31 bệnh nhân (22,6%).
3.3.4 Hình thức cố định cột sống
Bảng 3.19: Các hình thức cố định cột sống
Cố định cột sống với hệ thống dụng cụ CD - M8 N %
Số lượng vít cố định
Chủ yếu cố định cột bắt vít qua cuống 8 vít, có 22 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 71% Cố định 6 vít, có 6 bệnh nhân (19,4%) và có 1 bệnh nhân cố định 5 vít chiếm 3,2%, và 2 bệnh nhân cố định 9 vít chiếm tỉ lệ 6,4%.
3.3.5 Dẫn lưu ngoài màng cứng
- Có 1/31 bệnh nhân dẫn lưu ngoài màng cứng chiếm tỉ lệ 3,2%
3.3.6.Thời gian nằm điều trị
- Thời gian nằm điều trị ngắn nhất là do BN ở gần.
- Thời gian nằm điều trị lâu nhất là do có các tổn thương phối hợp kèm theo.
Kết quả sau phẫu thuật
3.4.1 Các biến chứng sau mổ
3.4.1.1 Biến cố về kỹ thuật
Trong khi phẫu thuật, dựa vào kỹ năng dùi cuống, thăm cuống và đánh giá sự toàn vẹn của cuống có kiểm tra C-arm trong mổ nên các sự cố về mặt kỹ thuật rất hiếm gặp Vì khi dùi và thăm cuống nếu nghi ngờ ra ngoài cuống, ngay lập tức kiểm tra bằng C-am ngay
Các thao tác trong phẫu thuật, không gặp trường hợp nào chảy máu trong và sau phẫu thuật.
Bảng 3.20: Biến chứng sau phẫu thuật
Viêm đường tiết niệu 1 3,2 loét 5 16,1
Các biến chứng của chấn thương cột sống ngực có liệt, chủ yếu là liệt 2 chi dưới Có thể liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, biến chứng có thể làm tăng nguy cơ như: Nhiễm trùng vết mổ, chảy máu sau mổ, viêm tuỷ, viêm màng não, dò dịch não tuỷ… Trong 31 bệnh nhân nghiên cứu thì tại chỗ vết mổ không có trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ, viêm tuỷ viêm màng não, dò dịch não tuỷ, chân dẫn lưu khô liền tốt.
Chỉ gặp 5/31 BN trường hợp có loét do tì đè chiếm tỉ lệ 16,1%.
Ngoài ra 4/31 trường hợp có biến chứng viêm phổi chiếm tỉ lệ 12,9% do BN có kèm theo tràn máu tràn khí màng phổi.
Có 1/31 BN có biến chứng viêm đường tiết niệu chiếm tỉ lệ 3,2%.
Đánh giá phục hồi thần kinh
Bảng 3.21: Đánh giá phục hồi thần kinh ngay sau mổ
Nhận xét: Sự cải thiện phục hồi thần kinh trước và sau mổ không có sự khác biệt với p>0,05.
Đánh giá kết quả nắn chỉnh cột sống
Bảng 3.22: Kết quả nắn chỉnh
Min Max SD Min Max SD
Góc gù thân đốt tổn thương 2 42 18,68 9,93 0 33 9,76 7,42
Góc gù vùng tổn thương 2 69 22,0 13,8 0 36 11,69 7,99
Góc gù thân đốt, góc gù vùng chấn thương trước và sau mổ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Phục hồi cơ tròn
Bảng 3.23: Phục hồi cơ tròn
Trong số 23 BN khám lại: chỉ có 1 bệnh nhân phục hồi cơ tròn hoàn toàn, Còn lại 11 BN khi vào có rối loạn cơ tròn thì sau khi ra viện và khám lại không thay đổi.
Có 11 bệnh nhân khi vào không rối loạn cơ tròn khi khám lại cũng không có tổn thương cơ tròn.
Sự phục hồi cơ tròn của BN khi vào và khám lại không có sự khác biệt với p>0,05.
Biến chứng muộn
Biến chứng Số BN Tỉ lệ (%)
Teo cơ 6 26,1 Đau kéo dài 6 26,1
Trong tổng số 23 BN khám lại tỉ lệ các biến chứng như: Đau kéo dài và teo cơ gặp 6/23 BN chiếm tỉ lệ 26,1% loét vùng cùng cụt, suy mòn có 5/23 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 21,7% Viêm đường tiết niệu, viêm phổi phải nhập viện điều trị sau phẫu thuật là 4/23 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 17,4%.
Trong đó có 2 BN tử vong chiếm tỉ lệ 8,6 %.
Phục hồi thần kinh sau khám lại
Bảng 3.25: Đánh giá phục hồi thần kinh sau khám lại
Nhận xét: Sự cải thiện phục hồi thần kinh sau khám lại không có sự khác biệt với p>0,05.
Đánh giá kết quả chung
So sánh với tình trạng lâm sàng thần kinh trước mổ, chúng tôi phân loại kết quả kiểm tra thành 4 nhóm gồm chủ yếu tình trạng vận động, cảm giác và cơ tròn:
- Kết quả tốt: gồm những bệnh nhân hồi phục hoàn toàn hay gần như hoàn toàn về vận động, cảm giác và cơ tròn.
- Kết quả khá: Những bệnh nhân hồi phục không hoàn toàn về vận động và cảm giác (lên 2 độ Frankel), còn rối loạn cơ tròn nhẹ
- Kết quả trung bình: Nhóm bệnh nhân không hồi phục hay hồi phục 1 độ Frankel, còn rối loạn cơ tròn.
- Xấu: Nhóm bệnh nhân không hồi phục, có biến chứng (Viêm phổi, loét, nhiễm trùng tiết niệu ) hoặc chết.
Bảng 3.26: Kết quả chung sau mổ
Kết quả chung sau mổ N Tỷ lệ (%)
- Kết quả tốt: Có 3 bệnh nhân (18,8 %).
- Kết quả khá: Có 2 bệnh nhân (12,5 %).
- Kết quả xấu: Còn 12 bệnh nhân (68,7 %) Trong đó có 12 bệnh nhân khi vào Frankel A và không tiến triển khi bệnh nhân ra viện cho đến khi khám lại và có 2 bệnh nhân đã tử vong sau khi ra viện.
- Kết quả trung bình không có bệnh nhân nào.
- Còn lại 6 bệnh nhân không có tổn thương thần kinh trước, sau mổ và khám lại đều Frankel E.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1 cho thấy sự khác nhau rất lớn về phân bố tỉ lệ CTCS theo giới Tỉ lệ CTCS ở nam (90,3%) cao hơn kết quả thống kê của Greenspan A
(1992) là nam khoảng 80% Nhưng lại thấp hơn nữ giới (20%) tỉ lệ này của chúng tôi là (9,7%)
Theo Hanley và Eskey thì nghiên cứu trên 57 bệnh nhân chấn thương cột sống ngực trong đó có 45 BN là nam giới chiếm tỉ lệ (79%) [48].
Theo Asdrubal.F thì tỉ lệ nam giới là (89,5%) [30].
Theo Firooz.S và các cộng sự (2009) có 78% là nam giới, 22% là nữ giới [43]. Điều này cho thấy rằng chấn thương cột sống đặc biệt là CTCS ngực luôn chiếm tỉ lệ rất cao ở nam giới, ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới.
4.1.2 Tuổi Độ tuổi trung bình chúng tôi gặp là 34,26 ± 13,9 tuổi và gặp nhiều nhất trong nhóm tuổi 20-40 tuổi (74, 2%).
Theo Hanley và Eskey thì độ tuổi trung bình là 29,9 tuổi [48]
Theo Firooz S và các cộng sự (2009) số BN có độ tuổi trung bình là 34 [43].Vậy nhóm tuổi hay gặp chủ yếu của chúng tôi nằm trong độ tuổi lao động (từ 20-40 tuổi) Tuổi thấp nhất 17 tuổi và cao nhất 68 tuổi Cũng phù hợp với các tác giả khác Vì độ tuổi này có vai trò lao động chính trong gia đình và xã hội.
4.1.3 Nghề nghiệp và nguyên nhân chấn thương.
Theo bảng 3.3 chúng tôi gặp chủ yếu nghề nghiệp ở đối tượng: Làm ruộng với số lượng 15 BN chiếm tỷ lệ 48,4% Ngoài ra còn gặp ở đối tượng nghề nghiệp là lao động tự do 7 BN chiếm 22,6%.
Thông thường chấn thương cột sống xảy ra sau các tai nạn với nhiều nguyên nhân khác nhau: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc tai nạn thể thao
Kết quả của chúng tôi theo bảng 3.4, nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm (64,5%) tiếp đó là tai nạn lao động (19,4%) và tai nạn sinh hoạt (16,1%).
Theo Greenspan(1992) tai nạn giao thông chiếm đa số tiếp đến là tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt [47].
Theo Firooz.S và các cộng sự (2009) nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm 56%, là nguyên nhân cao nhất khi BN nhập viện [43].
Nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt là do sự phát triển của của xã hội nói chung và sự gia tăng mạnh của các phương tiện giao thông dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều bệnh nhân bị chấn thương đặc biệt là chấn thương cột sống ngực.
4.1.4 Thời gian từ khi bị nạn đến khi vào viện.
Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy đa số bệnh nhân được vận chuyển đến từ các bệnh viện và trung tâm y tế đều có cáng cứng 26/31 BN (83,9%) và đã được sơ cứu tai cơ sở y tế. Đa số bệnh nhân đã được chẩn đoán là có chấn thương cột sống nhưng do điều kiện trang bị và trình độ của tuyến dưới chưa phẫu thuật được nên BN chỉ sơ cứu ban đầu và được vận chuyển lên tuyến trên đúng quy cách cho thấy công tác giáo dục tuyên truyền hướng dẫn cấp cứu ban đầu là rất tốt. Điều này cho thấy xã hội càng phát triển thì ý thức người dân về sức khoẻ ngày càng tăng lên và các chính sách về phát triển y tế tuyến cơ sở đã có hiệu lực và đang phát huy hiệu quả.
Theo y văn thế giới nếu sơ cứu ban đầu tốt (bất động và vận chuyển đúng quy cách) sẽ hạn chế được tổn thương thứ phát cho bệnh nhân [33].
Lâm sàng
Trên lâm sàng chúng tôi thấy qua bảng:
- Mất hoàn toàn cảm giác và vận động có 22 bệnh nhân (74,2%).
- Mất hoàn toàn vận động có 22 bệnh nhân (74,2%).
Tỉ lệ mất hoàn toàn cảm giác và vận động trên BN CTCS ngực rất cao gồm có 22/31 BN chiếm tỉ lệ 74,2%.
Vậy ta thấy tỉ lệ BN bị liệt ngay từ đầu là rất cao của chúng tôi là 22/31
Kèm theo số bệnh nhân mất phản xạ cơ tròn ngay từ đầu là 21/31 BN chiếm tỉ lệ 67,7%.
Số bệnh nhân còn phản xạ cơ tròn khi nhập viện là 10/31 BN chiếm tỉ lệ 32,3% Do nguyên nhân là cấu tạo các đốt sống vùng ngực đường kính ống tuỷ hẹp hơn so với các đốt sống ở vị trí khác đồng thời mạch máu nuôi dưỡng ở vùng này nghèo nàn do vậy mà khi bị tổn thương đặc biệt là trong chấn thương mất vững phải phẫu thuật cố định thì tổn thương tuỷ sống dẫn đến tình trạng liệt ngay từ đầu là rất cao.
Vì vậy giải thích ngay từ đầu số BN tổn thương thần kinh Frankel A là 20/31 BN (64,5%) và kèm theo tổn thương phối hợp với chấn thương ngực là 21/31 BN (67,7%) (bảng 3.8).
Theo Firooz.S và các cộng sự (2009) có 60% bệnh nhân có chấn thương ngực kèm theo tràn máu màng phổi [43].
Theo Hanley và Eskey thì trong số BN CTCS ngực có 52,6% có tổn thương thần kinh và số bệnh nhân có liệt ngay từ đầu với Frankel A là rất lớn (76,6%) [48].
Theo Roberts và Cutiss thì có khoảng 50% bệnh nhân chấn thương cột sống ngực trên bị liệt [64].
Số liệu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả.
Như vậy trong chấn thương cột sống đặc biệt các bệnh nhân chấn thương cột sống ngực tỉ lệ bệnh nhân có liệt ngay từ đầu là rất cao và vì vậy việc phẫu thuật cố định cột sống nhằm làm cố định cột sống và chăm sóc bệnh nhân liệt để phòng tránh các biến chứng sau phẫu thuật.
Cận lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định chẩn đoán và phân loại thương tổn.
Là khám nghiệm cơ bản trong chấn thương cột sống ngực, chụp X quang quy ước vẫn luôn giữ vai trò quan trọng và có giá trị tiên lượng Cho kết quả nhanh, giá thành rẻ, có thể thực hiện ở mọi cơ sở y tế.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các bệnh nhân được chụp X quang quy ước trước phẫu thuật.
Dựa trên phim chụp X quang
- Phim thẳng: đánh giá độ mở rộng của cuống, mở rộng khe liên gai và lệch trục các mỏm liên gai, hẹp khe đốt.
- Phim nghiêng: là tư thế cần quan sát trước Trên phim nghiêng đánh giá được tình trạng gãy, lún, xẹp thân đốt sống, hẹp khe liên đốt, trượt đốt sống, độ gập góc của đốt sống.
* Chụp cắt lớp vi tính
Là phương tiện chủ yếu dùng để đánh giá các thành phần sau, rất cần thiết để loại trừ gãy dạng “Dây đeo an toàn”.
Cắt lớp vi tính giúp đánh giá tốt hơn liên quan ống sống và mức độ tổn thương thần kinh.
Chúng tôi có 29/31 BN được chụp CLVT trước phẫu thuật.
Qua đó chúng tôi phát hiện thấy các dấu hiệu tổn thương quan sát thấy như sau:
* Vị trí đốt bị tổn thương
Qua bảng 3.11 chúng tôi thấy tỉ lệ đốt sống bị tổn thương chủ yếu tập chung vào T8-T10 Đặc biệt là vị trí T10 gặp nhiều nhất với số lượng 9/31 bệnh nhân chiếm (29%).
Trong đó tỉ lệ vỡ thân đốt sống (90%) kèm theo vỡ cung sau (72,4%), gãy mỏm ngang (75,9%), trật mỏm khớp (75,9%), gặp rất cao điều đó giải thích số lượng bệnh nhân gẵy trật trong các kiểu gẵy cột sống ngực là cao 28/31 bệnh nhân chiếm tới (90,3%).
Chúng tôi thấy rằng các chấn thương đặc biệt là chấn thương vào vị trí cột sống vùng ngực nơi có khung xương sườn cố định rất vững gây nên thương tổn ở vùng này phải là một chấn thương mạnh và lực tác động rất lớn và đoạn cuối của cột sống ngực là nơi chuyển tiếp với đốt sống thắt lưng do đó là nơi chịu tác động nhiều nhất và tỉ lệ gặp thương tổn ở đây là có thể lý giải được điều đó.
Do lực tác động mạnh cho nên tỉ lệ vỡ thân đốt sống rất cao (90%).kèm theo vỡ cung sau, gãy mỏm ngang, dẫn đến tỉ lệ mảnh xương vỡ chèn vào ống tuỷ gây nên tình trạng thay đổi tỉ trọng ống tuỷ (62%)
Những tổn thương trên làm cho cột sống vùng này trở nên mất vững vì vậy cần phải phẫu thuật cố định vững cột sống nhằm ổn định chức năng sớm cho người bệnh để phòng tránh các biến chứng và chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Điều trị phẫu thuật
Trong số 31 bệnh nhân chúng tôi tiến hành phẫu thuật có 6/31 bệnh nhân(19,3%) không có tổn thương thần kinhđược chỉ định mổ.
Theo Bohlman H.H (1994) vì không thể đánh giá đầy đủ tổn thương thần kinh trong 48 giờ đầu nên chủ chương mổ sớm để nắn chỉnh và giải phóng chèn ép [31].
Theo Mac Afee (1985) thời gian trung bình từ khi bị chấn thương đến khi phẫu thuật là 6 ngày [61].
Trong nghiên cứu của chúng tôi dựa vào phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel và phân loại của Denis có thể đưa ra các tình huống sau:
- Gãy không vững và có tổn thương thần kinh không hoàn toàn: phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt, nắn chỉnh, giải phóng chèn ép, cố định vững bên trong.
- Gãy không vững, không có dấu hiệu thương tổn thần kinh trên lâm sàng, theo dõi lâm sàng:
+ Liệt tăng dần: phẫu thuật cấp cứu, giải phóng chèn ép và cố định cột sống.
+ Nếu không có dấu hiệu chèn ép tăng dần, nên phẫu thuật sớm cố định cột sống, phòng tránh di lệch thứ phát gây chèn ép tuỷ sống.
- Gãy không vững, liệt hoàn toàn, cần phẫu thuật sớm cố định cột sống chăm sóc phòng biến chứng do nằm lâu.
Thời gian chờ mổ trung bình là 122,97 70,4 giờ (5 ngày).
Theo nhiều tác giả bệnh nhân chấn thương cột sống cần phải được đưa tới trung tâm phẫu thuật càng sớm càng tốt Ở đây chúng tôi gặp đa số bệnh nhân ở địa phương xa Hà Nội nơi không có điều kiện phẫu thuật sớm cho người bệnh Đồng thời bệnh nhân ngoài chấn thương cột sống ngực còn kèm theo các chấn thương khác như chấn thương lồng ngực gây nên tràn khí tràn máu màng phổi (67,7%) Chấn thương phối hợp này làm cho tình trạng toàn thân của bệnh nhân nặng hơn và cần phải xử trí cấp cứu cho đến khi tình trạng toàn thân ổn định thì mới tiến hành phẫu thuật cố định cột sống.
Trong điều kiện phẫu thuật hiện nay ở khoa PTCS bệnh viện Việt Đức, chúng tôi lựa chọn phương pháp cố định cột sống qua cuống, giải phóng chèn ép thần kinh thường lựa chọn phương pháp mở cung sau đối với những bệnh nhân có chèn ép ống sống và mở rộng đường ra của rễ thần kinh đến qua lỗ liên hợp nghiên cứu của chúng tôi có 23/31 BN mở cung sau (74,2%) và 7/31 bệnh nhân có lấy mảnh xương chèn vào ống tuỷ (bảng 3.18)
Tất cả các bệnh nhân đều được phẫu thuật cố định cột sống bằng phương pháp bắt vít qua cuống bằng dụng cụ CD-M8.
Trong cố định cột sống cần hạn chế ít nhất số đốt cố định mà vẫn đảm bảo đủ vững cho cấu trúc của cột sống Dụng cụ chúng tôi lựa chọn rất phù hợp cho việc cố định vững cột sống vít và thanh rod thuận lợi cho quá trình nắn chỉnh trên nẹp, giúp cho phục hồi chức năng sớm Tuy nhiên giá thành đắt, đòi hỏi trang thiết bị tốn kém cũng như sự thành thạo kĩ thuật của phẫu thuật viên nên không phải ở cơ sở y tế nào cũng có thể áp dụng và triển khai được.
Kết quả sau phẫu thuật
4.5.1 Kết quả phục hồi thần kinh sớm
Qua bảng 3.21 chúng tôi thấy tỉ lệ phục hồi thần kinh như sau:
Có 3 bệnh nhân phục hồi thần kinh lên 1 độ Frankel sau mổ chiếm 9,67%.
Còn lại 28 bệnh nhân không thay đổi chiếm tỉ lệ 90,33%.
Vậy tỉ lệ phục hồi thần kinh sau phẫu thuật chấn thương cột sống ngực là thấp (9,67%) Đa số bệnh nhân không cải thiện về mặt thần kinh sau mổ chiếm 90,33% Sự phục hồi về thần kinh trước và sau mổ không có sự khác biệt với p > 0,05.
Vì vậy cho thấy phẫu thuật cố định cột sống không cải thiện được tình trạng thần kinh trong trường hợp bệnh nhân chấn thương cột sống ngực.
Nguyên nhân là do đặc điểm giải phẫu của vùng cột sống ngực khi bị tổn thương thần kinh khó có khả năng hồi phục mà chủ yếu cố định cột sống nhằm làm vững chắc cấu trúc của cột sống vùng ngực giúp cho quá trình phòng chống các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật và để thuận lợi cho quá trình chăm sóc bệnh nhân và phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau khi ra viện.
4.5.2 Cải thiện biến dạng giải phẫu cột sống
Theo bảng 3.22 chúng tôi thấy:
- Tỉ lệ cải thiện góc gù thân đốt trung bình trước và sau phẫu thuật là: 8,92 ±8,12 độ.
- Tỉ lệ cải thiện góc gù vùng chấn thương trung bình trước và sau phẫu thuật là: 10,38±12,05 độ.
Có sự khác biệt rõ rệt về mức độ cải thiện góc gù thân đốt và góc gù vùng chấn thương trước và sau phẫu thuật Sự khác biệt này có sự khác biệt với p < 0,001.
4.5.3 Biến chứng sớm sau phẫu thuật
Các biến chứng sớm sau phẫu thuật của chấn thương cột sống ngực thường có kèm theo liệt, chủ yếu là liệt 2 chi dưới Có thể liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn,vì vậy biến chứng có thể làm tăng nguy cơ như: Nhiễm trùng vết mổ, chảy máu sau mổ, viêm tuỷ, viêm màng não, dò dịch não tuỷ… Trong
31 bệnh nhân nghiên cứu thì tại chỗ vết mổ không có trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ, viêm tuỷ viêm màng não, dò dịch não tuỷ, chân dẫn lưu khô liền tốt.
Chúng tôi gặp 5/31 BN trường hợp có loét do tì đè chiếm tỉ lệ 16,1% nguyên nhân là trong thời gian điều trị quá trình chăm sóc chưa được tốt đồng thời kèm theo các tổn thương phối hợp và phải nằm lâu.
Ngoài ra 4/31 trường hợp có biến chứng viêm phổi chiếm tỉ lệ 12,9% do BN có kèm theo tràn máu tràn khí màng phổi.
Có 1/31 BN có biến chứng viêm đường tiết niệu chiếm tỉ lệ 3,2%.
4.5.4 Kết quả phục hồi thần kinh sau khám lại
Chúng tôi khám lại được 23 bệnh nhân, trong đó có 2 trường hợp bệnh nhân tử vong.
- Kết quả tốt: Có 3 bệnh nhân (18,8 %).
- Kết quả khá: Có 2 bệnh nhân (12,5 %).
- Kết quả xấu: Còn 14 bệnh nhân (68,7 %) Trong đó có 12 bệnh nhân khi vào Frankel A và không tiến triển khi bệnh nhân ra viện cho đến khi khám lại và có 2 bệnh nhân đã tử vong sau khi ra viện.
- Kết quả trung bình không có bệnh nhân nào.
- Còn lại 6 bệnh nhân không có tổn thương thần kinh trước, sau mổ và khám lại đều Frankel E.
Qua kết quả trên của chúng tôi cho thấy rằng tỉ lệ bệnh nhân tiến triển tốt lên là rất thấp.
Kết quả tốt có 3 bệnh nhân tiến triển có sự phục hồi thần kinh hoàn toàn chiếm 18,8%.
Kết quả khá có 2 bệnh nhân tiến triển tăng lên 1 độ Frankel.
Còn lại đa số 12 bệnh nhân trước mổ là Frankel A sau khám lại bệnh nhân không tiến triển về sự cải thiện thần kinh.
Như vậy sự cải thiện thần kinh sau phẫu thuật cố định cột sống ngực là không đáng kể chủ yếu phẫu thuật cố định cột sống ngực nhằm làm ổn định cột sống của bệnh nhân vững chắc nhằm phòng tránh các tai biến, các biến chứng trong quá trình chăm sóc, phục hồi chức năng và tái hoà nhập cộng đồng của bệnh nhân.
4.5.5 Phục hồi rối loạn cơ tròn
Trong bảng 3.23 chúng tôi thấy chỉ có 1 bệnh nhân có cải thiện về sự phục hồi cơ tròn sau khi khám lại: Đây là một bệnh nhân bị tai nạn giao thông khi vào viện khám chúng tôi thấy mất hoàn toàn phản xạ cơ tròn, mức độ tổn thương thần kinh là Frankel A, được chẩn đoán là: Vỡ trật T10 Sau đó bệnh nhân đã được phẫu thuật cố định cột sống Sau phẫu thuật và sau khi khám lại bệnh nhân hồi phục hoàn toàn phản xạ cơ tròn và phục hồi thần kinh lên Frankel C.
Còn lại chúng tôi thấy có 11 bệnh nhân khi vào không có tổn thương cơ tròn thì sau khi ra viện và khám lại thấy không thay đổi và 11 bệnh nhân khi vào có tổn thương cơ tròn khi khám lại cũng không thấy tiến triển Sự phục hồi cơ tròn không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Vậy kết quả trên cho thấy khả năng phục hồi cơ tròn đối với bệnh nhân chấn thương cột sống ngực là rất thấp. Đa số bệnh nhân khi đã tổn thương cơ tròn thì khó có khả năng hồi phục.
4.5.6 Biến chứng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Trong tổng số 23 BN khám lại chúng tôi thấy các biến chứng trong quá trình chăm sóc như sau: Đau kéo dài và teo cơ gặp 6/23 BN chiếm tỉ lệ26,1% Loét vùng cùng cụt và suy mòn có 5/23 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 21,7%.
Viêm đường tiết niệu, viêm phổi phải nhập viện điều trị sau phẫu thuật là 4/23 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 17,4%.
Do cột sống được cố định vững bên trong nên việc chăm sóc, trăn trở bệnh nhân có thể thực hiện sớm hơn, thuân lợi hơn, ít đau đớn hơn và phòng tránh được loét các vùng tì đè.
Chúng tôi gặp 5 trường hợp bị loét vùng tì đè chiếm tỉ lệ (21,7%). Ngoài ra chúng tôi nhận thấy đau kéo dài sau phẫu thuật là một trong những biến chứng hay gặp (26,1%) Đồng thời teo cơ ở 2 chi dưới trong số bệnh nhân liệt cũng chiếm tỉ lệ tương tự và biến chứng suy mòn chiếm 5/23
BN (21,7%) cho thấy khi bệnh nhân liệt không thể tự vận động và di chuyển do các khối cơ đặc biệt là chi dưới bị liệt không vận động lâu ngày dẫn đến tình trạng trên, và quá trình chăm sóc bệnh nhân của người thân trong gia đình cũng chỉ phần nào giúp cho người bệnh hồi phục.