1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc

68 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Trường học Trường Đại Học Đại Nam
Chuyên ngành Ngành Dược
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 14,62 MB

Cấu trúc

  • A. ĐẶT VẤN ĐỀ (6)
  • B. NỘI DUNG THỰC TẬP (8)
    • I. GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP (8)
      • 1. Giới thiệu chung (8)
      • 2. Hồ sơ pháp lý nhà thuốc (9)
        • 2.1. Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh (9)
        • 2.2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (10)
        • 2.3. Chứng chỉ hành nghề Dược (11)
      • 5. Giấy chứng nhân tham gia đào tạo liên tục của DS PTCM (11)
    • II. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC (12)
      • 2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật (13)
    • III. NÊU TÊN CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC (16)
      • 3.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động nhà thuốc, tài liệu chuyên môn, sổ sách có tại nhà thuốc (16)
      • 3.2. Các tài liệu chuyên môn (16)
      • 3.3. Các sổ sách quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bao gồm (16)
    • IV. HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC (20)
      • 4.1. Lựa chọn nhà cung cấp ( đưa DM nhà cung cấp NT đang mua) (20)
      • 4.2. Lựa chọn sản phẩm kinh doanh ( giấy phép, chất lượng; giá) (22)
        • 4.2.1. Lập dự trù (22)
        • 4.2.2. Đặt Mua thuốc (22)
        • 4.2.3. Kiểm nhập thuốc (23)
        • 4.2.4. Niêm yết giá (25)
        • 4.2.5. Sắp xếp , trưng bày (26)
        • 4.2.6. Ghi chép sổ sách ( chụp trang sổ kiểm nhập) (0)
    • X. CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC (0)
      • 5.2. Bán thuốc (30)
        • 5.2.1. Bán thuốc theo đơn (30)
        • 5.2.2. Bán thuốc không theo đơn (31)
      • 5.3. Một số kết quả kinh doanh của nhà thuốc (31)
    • XI. BẢO QUẢN THUỐC (0)
      • 6.1. Sắp xếp thuốc (33)
      • 6.2. Bảo quản thuốc (34)
        • 6.3.1. Các thời điểm kiểm tra chất lượng, hạn dùng (34)
        • 6.3.2. Nội dung kiểm tra (35)
      • 6.4. Kiểm kê, bàn giao (37)
      • 6.5 Về ứng dụng công nghệ thông tin (37)
    • IX. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI NHÀ THUỐC (49)
      • 9.2. Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại (53)
      • 9.3. Thông tin thuốc… (53)
    • X. VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TẠI NHÀ THUỐC (0)
      • 10.2. Các giấy tờ liên quan (53)
  • KẾT LUẬN .......................................................................................................46 (57)

Nội dung

mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc đại học đại nam

NỘI DUNG THỰC TẬP

GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP

* Tên cơ sở: Nhà thuốc Hằng Ngọc.

* Địa chỉ: Số 172 Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nhà thuốc nằm trên một con phố gần khu vực dân cư khu tập thể của công ty khai thác than đóng trên địa bàn

Nhà thuốc hoạt động theo hình : Nhà thuốc tư nhân

2 Hồ sơ pháp lý nhà thuốc

2.1.Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh số 22C8002679 do Phòng Tài chính - kế hoạch (UBND Thành phố Uông Bí) cấp cho Nhà thuốc Hằng Ngọc ngày26/09/2016

2.2.Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số 563/DDKKDDDDD-QNI do Sở

Y tế (UBND tỉnh Quảng Ninh) cấp cho Nhà thuốc Hằng Ngọc ngày 07/01/2019

2.3.Chứng chỉ hành nghề Dược

5 Giấy chứng nhân tham gia đào tạo liên tục của DS PTCM

VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC

* Dược sỹ phụ trách: Vũ Thị Hằng- Dược sỹ đại học, có chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cấp.

Nhiệm vụ của Dược sỹ phụ trách chuyên môn :

- Phải tường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở, khi vắng mặt phải ủy quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định

- Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc theo đơn và không kê đơn, tư vấn cho người mua.

- Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết.

- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản vi phạm pháp luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.

- Đào tạo hướng dẫn các nhân viên về chuyên môn cũng như đạo đức hành nghề dược.

- Cộng tác với y tế cơ sở, cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thong giáo dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác

- Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về tác dụng không mong muốn của thuốc

* Dược sỹ giúp việc: Nguyễn Thị Lan- Dược sỹ trung học

* Công việc thực hiện hàng ngày của nhân viên hỗ trợ:

- Đóng mở nhà thuốc đúng giờ quy định,theo nội quy của nhà thuốc.

- Đảm bảo công tác vệ sinh nhà thuốc hàng ngày.

- Phụ giúp dược sỹ bán hàng (trong giới hạn cho phép).

- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của nhà thuốc theo SOP đã ban hành.

- Phụ giúp dược sỹ kiểm soát và bảo quản chất lượng thuốc.

- Vào sổ theo dõi tương ứng với những công việc được giao.

- Nhân viên trước khi bán hàng rửa tay sạch sẽ.

- Mặc áo blouse, đeo biển hiệu theo đúng chức danh do sở y tế cấp.

- Chuẩn bị khay đếm thuốc, bao bì ra lẻ của nhà thuốc.

- Tiếp đón chào hỏi khách hàng.

2.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật:

- Nhà thuốc có tổng diện tích 30 m 2 , khu trưng bày khoảng 16 m 2 , có địa điểm cố định, riêng biệt, cao ráo thoáng mát, cách xa nguồn ô nhiễm gần khu dân cư.

-Thiết kế nhà thuốc kín (có cửa kính), có mái che để đảm bảo thuốc không bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời và ổn định nhiệt độ, độ ẩm trong nhà thuốc theo yêu cầu GPP.

- Có nơi tư vấn thuốc, nơi ngồi chờ và nơi người mua thuốc, nơi rửa tay.

- Có 1Tủ thuốc kê đơn , 2 Tủ thuốc không kê đơn ,1 Tủ TPCN ,Dụng cụ y tế 1 tủ làm bằng nhôm kính , trơn nhẵn, sạch sẽ, đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp với diện tích nhà thuốc - Sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý không để lẫn lộn thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế.

- Có điều hoà hiệu sam sung công suất 12kw , nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế có hiệu chuẩn.

- Ngày hiệu chuẩn nhiệt kế _ ẩm kế là 1/12/2018 tại trung tâm kỹ thuật đo lường tỉnh Quảng Ninh

- Có tủ lạnh để bảo quản thuốc viên đạn, viên trứng; thuốc yêu cầu bảo quản 2-25º C

- Khu vực bán thuốc duy trì ở nhiệt độ dưới 30 độ C, độ ẩm < 75% và duy trì bằng điều chỉnh điều hoà nhiệt độ.

- Có bàn đếm viên và bao bỉ ra lẻ ghi rõ; tên, địa chỉ cơ sở, tên thuốc,dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng thuốc, liều dùng, số lần dùng và cách dùng, có bao bì kín khí để thuốc ra lẻ, có bảng thông tin thuốc.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ TRONG NHÀ THUỐC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

KHU VỰC RA LẺ THUỐC

KHU VỰC BÀN MÁY TÍNH- TƯ

THUỐC ĐÔNG DƯỢC DỤNG CỤ YTẾ

BẢNG THÔNG TIN VỀ THUỐC

NÊU TÊN CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC

3.1 Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động nhà thuốc, tài liệu chuyên môn, sổ sách có tại nhà thuốc

Các quy chế dược hiện hành và các văn bản pháp lý liên quan để các người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần

- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016

- Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược

- Thông tư số 07/2017/TT-BYT ngày 03/05/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc Ban hành Danh mục thuốc không kê đơn

- Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

- Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18/01/2018 Quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

3.2 Các tài liệu chuyên môn.

- Sách Thuốc và biệt dược; MIMS; VIDAL; Dược thư quốc gia Việt nam

- Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc

- Các Hướng dẫn điều trị của BYT;

- Quy chế Dược hiện hành để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.

3.3 Các sổ sách quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bao gồm:

+ Sổ sách quản lý tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc

+ Sổ theo dõi nhiệt độ , độ ẩm

+ Sổ bán thuốc theo đơn

+ Sổ theo dõi bệnh nhân.

+ Sổ kiểm kê thuốc ,kiểm soát chất lượng thuốc

+ Sổ theo dõi chất lượng thuốc bị đình chỉ lưu hành

+ Sổ sao lưu đơn thuốc kháng sinh , sổ theo dõi khiếu nại

+ Sổ danh mục thuốc chờ xử lý và thu hồi

+ Sổ theo dõi vệ sinh

+ Sổ kiểm tra chát lượng thuốc định kỳ và đột xuất

+ Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ

+ Sổ sách, hồ sơ ghi chép các hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo quản thuốc với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo quy định củaQuy chế quản ký thuốc gây nghiện và Quy chế quản lý thuốc hướng tâm thần.+ Hồ sơ, sổ sách được lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.

3.4 Quy trình thao tác chuẩn hiện đang sử dụng tại nhà thuốc :

STT TÊN S.O.P Mã số Ngày ban hành

1 Qui trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc SOP 01 GPP 15/11/2018

2 Qui trình bán và tư vấn thuốc bán theo đơn SOP 02 GPP 15/11/2018

3 Qui trình bán và tư vấn thuốc không kê đơn SOP 03 GPP 15/11/2018

4 Qui trình kiểm kê và kiểm soát chất lượng SOP 04 GPP

5 Qui trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại, thu hồi SOP 05 GPP 20/01/2017

6 Quy trình bảo quản - sắp xếp hàng hoá SOP 06 GPP 20/01/2017

7 Qui trình đào tạo nhân viên SOP 07 GPP 20/01/2017

8 Qui trình vệ sinh nhà thuốc SOP 08 GPP 20/01/2017

9 Qui trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm SOP 09 GPP 20/01/2017

Qui trình mua thuốc phải kiểm soát đặc biệt và kiểm soát chất lượng thuốc phải kiểm soát đặc biệt

11 Qui trình bán và tư vấn thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo đơn SOP 11 GPP 20/01/2017

HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC

Hoạt động mua thuốc thực hiện theo SOP 01 GPP ban hàng ngày

4.1 Lựa chọn nhà cung cấp ( đưa DM nhà cung cấp NT đang mua)

- Mua hàng thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng), mua đột xuất.

- Khi lập kế hoạch mua hàng căn cứ vào: Lượng hàng tồn, nhu cầu thị trường, danh mục thuốc thiết yếu sử dụng cho tuyến C.

- Nhà cung ứng thuốc phải có đủ điều kiện kinh doanh thuốc: có đủ tư cách pháp nhân, có uy tín trên thị trường (có GCN ĐDDKKD, địa chỉ công ty, công ty đã đạt GDP - GSP, tên người giao dịch, số điện thoại…), chính sách giá cả, phân phối hợp lý…

- Thuốc phải được Bộ Y tế cho phép lưu hành: có đủ SĐK, thuốc nhập khẩu có dán tem nhà nhập khẩu.

- Thuốc phải có bao bì nguyên vẹn, sạch sẽ, nguyên niêm phong Nên mua thuốc có hạn dùng dài (> 12 tháng) Đối với thuốc có hạn dùng ngắn (6 tháng đến 12 tháng) phải được sự đồng ý của chủ nhà thuốc

- Lập danh mục các nhà cung ứng cùng với các sản phẩm.

- Tìm hiểu nhà cung ứng qua các thông tin.

+ Qua các thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế (các đợt thuốc mới được lưu hành)

+ Các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, đài, truyền hình, tờ rơi. + Qua người giới thiệu thuốc.

+ Qua các hội thảo giới thiệu thuốc, tham quan hoặc trực tiếp liên lạc điện thoại.

Danh mục nhà cung cấp dược phẩm cho nhà thuốc

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TRƯỜNG TÍN

Phân phối, bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare

VINACARE phân phối đa dạng các dòng sản phẩm, trong đó tập trung định hướng phát triển nhóm chuyên khoa sâu: tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thần kinh.

Công ty CP Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội

Xí nghiệp sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và sản xuất các sản phẩm theo các tiêu chuẩn cơ sở tương ứng.

Công ty TNHH Zuelig Pharma Việt nam

Dựa trên gần một thế kỷ kinh nghiệm, Zuellig Pharma thành công hỗ trợ tất cả y tế đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai, mở rộng truy cập và cải thiện mọi khía cạnh của dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.

Công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh

Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất và phân phối 2 mặt hàng Dạ Hương và Zuchi, công tác đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới luôn được coi trọng, đặc biệt là các sản phẩm đông dược.

4.2 Lựa chọn sản phẩm kinh doanh ( giấy phép, chất lượng; giá)

 Mục đích: Nhằm đảm bảo nhu cầu cung ứng thuốc cho bệnh nhân tại nhà thuốc thì việc báo cáo và dự trù thuốc phải thực hiện chính xác và đúng quy định

 Cách tính lượng thuốc dự trù mua:

Xem năm trước dùng những loại nào và số lượng từng loại là bao nhiêu rồi nhân cho 30% cho năm sau.

Uy tín của nhà thuốc thông qua chất lượng thuốc bán và giá cả Đây là hai yếu tố quan trọng để giúp thu hút khách hàng Nếu mình bán thuốc với

Lượng thuốc dự trù = Số xuất cả năm của năm trước * 30% liều dùng chất lượng, tác dụng nhanh nhưng giá cả phải chăng thì đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến mình nhiều hơn.

Nhà thuốc tạo mối quan hệ với những chỗ sỉ để có thể tự mình nhập hàng về, Nhà thuốc luôn đảm bảo nguồn hàng của mình nhập từ nhiều nơi chứ không bị động ở một chỗ Nhà thuốc đăng ký với 3 nhà phân phối lớn như: zuellig, diethelm, mega để hưởng được những chương trình khuyến mãi và gọi hàng.

Kiểm soát chất lượng thuốc

- Thuốc mua về đều được để khu vực riêng chờ kiểm soát chất lượng

- Thuốc luôn được kiểm soát 100%, tránh nhập hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Thuốc luôn có hoá đơn, chứng từ đầy đủ.

- Kiểm tra số lượng thuốc thực tế có đúng với hoá đơn, chứng từ.

- Kiểm tra thuốc có đủ SĐK, tem nhà nhập khẩu đối với thuốc nhập khẩu.

- Kiểm tra bao bì: Nguyên vẹn, sạch sẽ, không méo mó, hình ảnh, chữ số rõ ràng.

- Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì trực tiếp với bao bì ngoài.

- Kiểm tra số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc.

- Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan và ghi sổ nhập thuốc hàng ngày.

- Kiểm tra điều kiện bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn để bảo quản cho phù hợp.

- Nếu hàng không đạt yêu cầu đều để ở khu vực hàng chờ xử lý, liên hệ với nhà cung ứng để trả lại.

- Theo dõi số lượng, chủng loại hàng nhập về so với đơn đặt hàng để liên lạc với nhà phân phối.

- Nắm thông tin các mặt hàng không có để thông báo cho khách hàng cũng như dự trù mua các mặt hàng thay thế.

Hạch toán và báo cáo sổ sách

Hàng ngày bán hàng báo cáo về công ty

Tiền hàng nộp về công ty

- Biên bản giao hàng trên kho giao, xuất

- Khi giao hàng phải ký nhận và ghi tên thuốc,hàm lượng ,quy cách đóng gói,nhà sản xuất,số lô, số lượng, hạn sử dụng

- Sổ kiểm soát theo dõi tất cả mặt hàng ghi số lô, nhà sản xuất,số chứng từ, số lượng

- Sổ mua bán: + Thuốc bán theo đơn

- Với hàng nội bộ hàng công ty nhập xuống

- Hàng ngày có những hoá đơn bán hàng

- Hàng tuần dự trù vào sáng thứ 2 và chiều thứ 4

- Cuối tháng đối chiếu công nợ

Quầy thuốc niêm yết giá thuốc được quy định tại Điều 135 Nghị định 54/2017/NĐ-

CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành:

Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng các hình thức in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc; Đồng tiền niêm yết giá là đồng Việt Nam;

Giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của thuốc.

Thuốc và y cụ được sắp xếp theo nguyên tắc 3 dễ, 5 chống

- Chống mối mọt, nấm móc

- Chống nhầm lẫn, đổ vỡ

- Thuốc trong nhà thuốc phải được sắp xếp theo từng khu vực theo từng nhóm thuốc ví dụ như: Dược phẩm dùng để điều trị bệnh (chia theo từng nhóm thuốc riêng biệt), Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Hàng hóa, Thiết bị y tế,…

- Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với một số loại thuốc nhất định: Ví dụ như thuốc bảo quản ở điều kiện bình thường như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt,…

- Với một số thuốc, cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt như nhiệt độ, ánh sáng, hay thuốc dễ bay hơi, có mùi hoặc dễ phân hủy ví dụ như Vacxin, thuốc viên đạn hạ sốt…

- Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành: Các thuốc độc bảng A, B phải được sắp xếp riêng, hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ riêng có khóa chắc chắn, bảo quản và quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.

- Với những thuốc là hàng chờ xử lý: phải được xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”.

Sắp xếp, trình bày hàng hóa trên các giá, tủ nhà thuốc đảm bảo được các nguyên tắc sau:

- Theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học, hãng sản xuất, dạng thuốc,…Trong quá trình sắp xếp thuốc cũng cần đảm bảo được nguyên tắc: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra.

- Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng,

- Nhãn hàng của các loại thuốc (Chữ, số, hình ảnh, ) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng.

- Sắp xếp thuốc trong quầy thuốc hay trong quầy thuốc cũng vẫn cần đảm bảo được nguyên tắc FEFO và FIFO và đảm bảo chất lượng hàng Dược phẩm:

- FEFO: Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong.

- FIFO: Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước,…

- Các sổ, sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn:

 Được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ (theo quy định), ghi nhãn.

 Sắp xếp trên ngăn tủ riêng.

- Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (Có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo) phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.

- Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.

CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC

5.1 Tiếp đón và tư vấn, hướng dẫn mua thuốc

- Người mua thuốc luôn nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người bệnh.

- Người bán lẻ luôn xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.

- Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chuẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, Nguời bán lẻ luôn tư vấn đển người bệnh đến khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.

- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc đều giải thích rõ cho họ hiểu, và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.

- Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người tư vấn đều lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí

+ Nhà thuốc kiểm tra tính hợp lý đơn thuốc: bệnh viện, bác sĩ kê đơn, ngày kê đơn; họ tên; địa chỉ bệnh nhân; tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, cách dùng, liều dùng, cách phối hợp

+ Bán đúng theo biệt dược đã kê trong đơn thuốc

+ Nếu nhà thuốc không có biệt dược kê trong đơn giới thiệu các biệt dược (cùng thành phần, hàm lượng, cùng dạng bào chế, tác dụng, chỉ định) và tư vấn về tác dụng của thuốc, kèm theo giá của từng loại để người mua tham khảo và quyết định

- Các nội dung thực hiện khi bán thuốc

+ Khi bán các thuốc theo đơn đều có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn

+ Người bán lẻ luôn bán theo đúng đơn thuốc Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, Người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết

+ Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm cụ đích chữa bệnh

+ Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua

+ Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc

5.2.2 Bán thuốc không theo đơn

+ Tìm hiểu mục đích mua thuốc, triệu chứng bệnh, đối tượng sử dụng thuốc, tiền sử sử dụng thuốc (nếu có) và hiệu quả điều trị trước đó

+ Bán thuốc theo yêu cầu của người mua nếu hợp lý hoặc tư vấn sử dụng những loại thuốc khác phù hợp hơn

- Giao thuốc và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng

+ Giao từng khoản cho khách hàng

+ Hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói và viết trực tiếp trên bao bì

5.3 Một số kết quả kinh doanh của nhà thuốc :

Bảng 1: Thuốc kê đơn và không kê đơn của nhà thuốc Gia từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2020 Đơn vị tính: VNĐ

Tháng Thuốc kê đơn Doanh thu Lợi nhuận gộp

Thuốc không kê đơn Doanh thu Lợi nhuận gộp

Bảng 2: Tỷ suất lợi nhuận gộp của thuốc kê đơn và không kê đơn của nhà thuốc Đơn vị tính: VNĐ

Thuốc Doanh thu Lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận gộp

Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy nhà thuốc chủ yếu bán các mặt hàng thuốc không kê đơn, sự phân bố đồng đều giữa các tháng, tăng đột xuất vào tháng 9/2020 và tháng 10/2020, đó cũng là hai tháng có lợi nhuận tốt nhất, chứng tỏ nhóm thuốc không kê đơn mang lại lợi nhuận tốt cho nhà thuốc chiếm 13.17% tỷ suất lợi nhuận gộp Mặt khác những nhóm thuốc kê đơn được bán ít tại nhà thuốc do nhà thuốc không gần bệnh viện, các phòng khám đa khoa nên hầu như không có đơn bác sĩ kê Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng thuốc kê đơn ở đây là kháng sinh và các thuốc tác dụng trên đường hô hấp như terpin codein, dextromethophan…do chủ yếu nhà thuốc bán cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp tự ra nhà thuốc mua thuốc dùng không qua kê đơn bác sĩ Còn những mặt hàng tim mạch tiểu đường thì hầu như rất ít bán

Các nhóm thuốc có tỷ lệ lợi nhuận tốt

Có 22 nhóm thuốc mang lại tỷ lệ lợi nhuận tốt, tỷ lệ lợi nhuận trung bình của các nhóm đạt 20% chiếm tỷ trọng 60% Nhóm thuốc có tỷ lệ lợi nhuận tốt luôn hỗ trợ bù trừ cho các nhóm thuốc có tỷ lệ lợi nhuận thấp, giúp cho nhà thuốc cân đối chi tiêu.

Nhóm thuốc có lợi nhuận cao nhất là nhóm thuốc chống say xe và dụng cụ y tế là nhóm có tỷ lệ cao nhất đạt 25% vì nhóm thuốc này được khách hàng

BẢO QUẢN THUỐC

Nhóm vitamin và khoáng chất và nhóm mỹ phẩm có tỷ suất lợi nhuận cũng khá cao đạt trên 20% Đây là nhóm tiềm năng phát triển ngày càng cao do đời sống xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe sắc đẹp ngày càng cao.

Các nhóm thuốc có tỷ lệ lợi nhuận trung bình, thấp

Có 14 nhóm thuốc mang lại tỷ lệ lợi nhuận trung bình, tỷ lệ lợi nhuận trung bình nhóm đạt 12%, chiếm tỷ trọng 40% Việc phân tích các nhóm thuốc có tỷ suất lợi nhuận trung bình nhằm cho nhà thuốc hiểu rõ, cân nhắc trong đầu tư, nhóm thuốc nào nên nhập số lượng nhiều, nhóm nào duy trì hay nhóm nào nên dừng?

Nhóm thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng đạt tỷ suất lợi nhuận thấp và cũng là nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất 1% trong tổng lợi nhuận trong vòng 1 năm từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2020 Đây là nhóm sản phẩm có giá thành tương đối thấp nên việc có tỷ suất lợi nhuận thấp là hoàn toàn bình thường Nhóm thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị và cũng là nhóm có tính chất tăng giảm theo mùa chứ không ổn định trong năm Tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng nhóm thuốc cho người bệnh một cách an toàn, hợp lý và hiệu quả.

 Phân chia khu vực sắp xếp:

- Theo từng nhóm riêng biệt: Thuốc, thực phẩm chức năng , thiết bị y tế.

- Theo yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với một số loại thuốc:

+ Thuốc bảo quản ở điều kiện bình thường: 30 0 C, độ ẩm không vượt quá 75% Ghi chép hàng ngày nhiệt độ, độ ẩm vào sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm (mỗi ngày hai lần).

- Thuốc bảo quản nhiệt độ mát: 2º C- 8 0 C - 15 0 C: để trong ngăn mát tủ lạnh.

6.3 Theo dõi chất lượng hạn dùng

6.3.1 Các thời điểm kiểm tra chất lượng, hạn dùng

Kiểm soát chất lượng thuốc có tại nhà thuốc theo đúng quy định, đúng quy chế, đảm bảo thuốc luôn được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng và kịp thời phát hiện thuốc không đạt yêu cầu về chất lượng tại nhà thuốc.

- Thuốc trước khi nhập về nhà thuốc Phải được kiểm soát 100%, tránh nhập hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Thuốc lưu tại nhà thuốc: định kỳ kiểm soát tối thiểu 1lần/ quý Tránh để có hàng bị biến đổi chất lượng, hết hạn sử dụng.

- Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ của thuốc.

+ Hóa đơn, chứng từ đầy đủ, hợp pháp theo đúng các quy chế, quy định hiện hành.

- Kiểm tra cảm quan chất lượng thuốc.

Dược sĩ phụ trách nhà thuốc sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra chất lượng thuốc khi nhập vào.

+ Kiểm tra bao bì: phải còn nguyên vẹn, không móp méo, rách, bẩn. + Kiểm tra hạn sử dụng, số kiểm soát, ngày sản xuất.

+ Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ngoài và các bao bì bên trong, bao bì trực tiếp.

+ Kiểm tra chất lượng cảm quan và ghi sỗ theo dõi

+ So sánh với các mô tả về cảm quan của nhà sản xuất ( Nếu có ).

+ Nhãn: Đủ, đúng quy chế Hình ảnh, chữ/ số in trên nhãn rõ ràng, không mờ, nhòe, tránh hàng giả, hàng nhái

Nếu thuốc không đạt yêu cầu: Phải để khu vực riêng, gắn nhãn "Hàng chờ xử lý".

- Kiểm tra điều kiện bảo quản của từng lọai thuốc :

+ Kiểm tra về các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn.

BẢO QUẢN VÀ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG THUỐC

Người viết Người Kiểm tra Người Duyệt

Những thay đổi đã có

Ngày tháng Nội dung thay đổi Lần ban hành

…… Nội dung quy trình và biễu mẫu 02

Nhà thuốc: HẰNG NGỌC Mẫu: SOP04.GPP/F01

SỖ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG THUỐC ĐỊNH KỲ VÀ ĐỘT XUẤT

Tên thuốc, nồng độ ,hàm lượng Đơn vị tính

Lô SX NSX HD Số lượng tồn

- Theo thông tư 3 tháng kiểm kê 1 lần, cũng như kiểm tra lợi nhuận bán hàng của nhà thuốc

- Nhà thuốc chỉ có chủ và một nhân viên bán hàng cùng có mặt khi nhà thuốc mở của vì vậy không phải bàn giao giữa ca trực bán hàng

- Đối với thuốc lưu kho thì mô tả chất lượng cảm quan chi tiết các nội dung kiểm soát theo tỉ lệ Ghi “sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột xuất” theo biểu mẫu SOP04.GPP/F01

- Khi nhận được thông tin gì liên quan đến chất lượng thuốc thì tiến hành kiểm tra đột xuất Ghi “sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột xuất” theo biểu mẫu SOP04.GPP/F01.

- Cột “Ghi chú”: Ghi những tin cần lưu ý về thuốc.

(Bao gồm cả điều kiện bảo quản đặc biệt; hoặc khi thuốc có hạn sử dụng ngắn).

6.5 Về ứng dụng công nghệ thông tin

Nhà thuốc đã sử dụng phần mềm trong quản lý thuốc Viettel ứng dụng CNTT trong nhà thuốc không chỉ giúp nhà thuốc tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất khám chữa bệnh, mà còn tạo thuận lợi cho cả bác sĩ và người bệnh Giúp nhà thuốc quản lý hoạt động mua bán thuốc, theo dõi số lô, hạn dùng, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, giá kê khai…

Phần mềm này giúp nhà thuốc rất nhiều trong việc quản lí nhà thuốc:

- Quản lý số lượng xuất nhập

- Quản lý công nợ trong nhà thuốc hằng ngày

- Quản lý hạn dùng và hàng tồn kho.

Việc kết nối dữ liệu này có thể thấy rõ lợi ích cho tất cả các bên tham gia như:

- Đối với người tiêu dùng (người bệnh): Mua thuốc có nguồn gốc, xuất xứ, có thông tin để lựa chọn thuốc, nơi mua thuốc và giá thuốc phù hợp; sử dụng thuốc có chất lượng: dễ dàng được thu hồi nếu thuốc không đạt chất lượng; tránh được nguy cơ đề kháng thuốc.

- Đối với nhà thuốc: Mua thuốc có nguồn gốc; quản lý được quá trình kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận, mức độ kinh doanh của các kỳ, theo dõi số lượng thuốc tồn kho, hạn dùng, bảng giá, dự trù thuốc…; thực hiện các báo cáo theo quy chế dược; dễ dàng thực hiện công tác thu hồi thuốc; là cơ sở để tham gia cung cấp thuốc bảo hiểm y tế, tăng được nguồn đơn thuốc đến nhà thuốc; dễ dàng thông tin 2 chiều với cơ quan quản lý nhà nước.

VII THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT.

Danh mục thuốc tra cứu theo Thông tư 06/2017/TT-BYT và Thông tư số 20/2017/TT-BYT, đa số các cơ sở bán lẻ đều có kinh doanh

+Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện:Tramadol,…

+Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần:Diazepam,…

+Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất: Ephedrine, Pseudoepherin, Ergotamin,…

+Thuốc độc: Entercavir, Tamoxifen, testosterone, Zidovudine,…

+Thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực: Chloramphenicol, Ciprofloxacin, Flurazidin, Levofloxacin, Ofloxacin, Salbutamol, Vancomycin,…

Sinh phẩm có bán ở các nhà thuốc: Biosuptin, Ybio, Enzicoba

VIII DANH MỤC THUỐC KINH DOANH TẠI CƠ SỞ.

Các mặt hàng thuốc tại hiệu thuốc: bao gồm thuốc thiết yếu, chuyên khoa và nhóm Đông Dược

1 Nhóm thuốc tim mạch _lợi tiểu

4 Nhóm thuốc tiêu hoá –tan sỏi

5 Nhóm thuốc giảm đau, chông viêm

6 Nhóm thuốc hô hấp-dị ứng

8 Nhóm thuốc thực phẩm chức năng

11 Nhóm mỹ phẩm Đi vào các nhóm thuốc cụ thể :

8.1 Danh mục thuốc kê đơn

STT Tên nhóm thốc Tên biệt dược- hàm lượng- SĐK

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

2 Thuốc điều trị bệnh Gout - Colchicin/VN-15241-12

3 Thuốc cấp cứu và chống dộc - Adrenalin//VD-12988-10

4 Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá Fugacar/ VN -21296-18

- Clamoxyl /250mg/VN-18308-14. -Cefixim 200mg /VD-18620-13

- Hapenxin 50mg/VD-26595-17. -Cephalexin 500mg / VN -15740-12

- Augmentin/VN-16487-13 -Ciprofloxacin 500 mg /VN-15526-12.

6 Thuốc điều trị vius - Aciclovir 30%/VN-17685-12

-Tomax VD-25006-16 -Kedermfa VD-24970-16 -Silkron VN-17420-13 -Nizoral VN-13197-11

8 Thuốc điều trị lao -Rifampicin300mg

9 Nhóm thuốc tim mạch, - Amlodipin 5mg/VD-24010-15. huyết áp

10 Thuốc lợi tiểu - Furosemid40mg / VD-18827-13 11

Thuốc chống loét dạ dày: thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton

12 Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ - Décontractyl 250mg/ VD-14609-11

14 Thuốc điều trị rối lọa cương

Sildenafil 50mg/VD-5976-08 Adagrin /VD - 3679 – 05

15 Dung dịch truyền tĩnh mạch

16 Thuốc bổ bà bầu - Fenam No 001869

8.2 Một số thuốc không kê đơn trong nhà thuốc

-Thuốc đông y: An Trĩ Vương, Mimosa, Đái Dầm Đức Thịnh

-Thuốc vitamin và khoáng chất: Pluzz, Multivitamins, Obimin, Vitamin PP …

-Thuốc kháng histamin: Clorpheniramin, telfas 60,…

-Thuốc tránh thai: Postinor, Mifentra 10…

- Thuốc giảm đau hạ sốt: Panadol extra, Hapacol, Cenflu…

- Thuốc tăng cường tuần hoàn não: Hoạt huyết TPC, Piracetam

8.3 Thuốc bán thường xuyên (10 hoạt chất)

Hoạt chất/ hàm lượng Số đăng ký Chỉ định (theo HDSD)

500mg VD-20557-14 Điều trị làm giảm các triệu chứng sốt, đau nhức như: nhức đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng.

2 LOPRAN Loperamid VN-18689-15 Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp và mãn tính có nguồn gốc khác nhau.Dùng cho bệnh nhân giảm thể tích phân mở thông hồi tràng do làm, giảm số lần đi tiểu.

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI NHÀ THUỐC

- Nhà thuốc khi bán thuốc theo đơn thì việc đầu tiên là luôn nắm được các thuốc trong đơn và nắm được các thông tin cơ bản của bệnh nhân.

- Người dược sỹ xem xét đơn thuốc có hợp lý không? Kiểm tra liều dùng , tương tác thuốc ,các phản ứng có hại khác , kê trùng thuốc, nồng độ ,hàm lượng , số lượng hoặc có sai phạm về pháp lý , chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh , luôn thông báo lại cho người kê đơn biết

-Người dược sỹ đã nắm rõ tình trạng bệnh lý , hỏi tiền sử dị ứng và các biểu hiện tác dụng phụ của những thuốc bệnh nhân đã dùng

- Hỏi bệnh nhân xem có đang dùng thuốc gì không để tránh tương tác thuốc

- Đối với bệnh nhân nghèo thì luôn tư vấn lựa chon thuốc có giá cả hợp lý và đảm bảo điều trị bệnh có hiệu quả

- Hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói hoặc viết trực tiếp trên bao bì

+ Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định , tương tác thuốc , tác dụng không mong muốn

+ Liều lượng và cách dùng thuốc : Uống vào thời điểm nào , các tương tác của thuốc với thức ăn và đồ uống

+ Hướng dẫn cho khách cách bảo quản và thời hạn từ lúc mở lọ thuốc đối với thuốc lỏng , lưu ý khách hàng gọi điện hoặc liên lạc với nhà thuốc nếu có vấn đề gì chưa hiểu hoặc có tác dụng phụ , dị ứng thuốc

- Tất cả phản hồi của khách đều được ghi chép lại đầy đủ ,và lập báo cáo về các trường hợp gặp phản ứng có hại ki dùng thuốc và gửi về trung tâm DI và ADR quốc gia

9.2 Một số ví dụ cụ thể :

Thuốc Acecyst là thuốc kê đơn – ETC dùng trong điều trị long đờm, làm thông đường hô hấp trong trường hợp viêm phế quản cấp và mạn, viêm khí quản và viêm phổi Acetylcystein được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa và bị gan khử acetyl thành cystein và sau đó được chuyền hóa Đạt nồng độ đỉnh huyết tương trong khoảng 0,5 – l giờ sau khi uống liều 200 mg đến 600 mg Khả dụng sinh học khi uống thấp và có thể do chuyển hoá trong thành ruột và chuyển hoá bước đầu trong gan Độ thanh thải thận có thê chiếm 30% độ thanh thải toàn thân Nửa đời cuỗi của acetylcystein toàn phần là 6,25 giờ. Loratadin 10mg là thuốc kháng Histamin 3 vòng có tác dụng nhanh và kéo dài Thuốc được bào chế thành 2 dạng: loratadin 10mg và loratadin 5mg Tùy vào nhu cầu sử dụng và tình trạng bệnh mà bác sĩ kê đơn loại thuốc phù hợp với thể trạng bệnh nhân.

Thuốc loratadin 10mg không phân bố vào não, nên không có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương, có nghĩa thuốc hoàn toàn không gây buồn ngủ.

Bên cạnh đó, Loratadin 10mg ngăn chặn sự phóng thích Histamin nên có tác dụng thuyên giảm triệu chứng viêm mũi viêm kết mạc dị ứng, chống ngứa và nổi mày đay….hiệu quả.

Loratadin 10mg cũng được chứng minh có thể phối hợp với glucocorticoid dạng xông hít, hay phối hợp với pseudoephedrin chữa dứt điểm ngạt mũi hiệu quả chỉ sau vài lần dùng.

Loratadin 10mg hấp thu nhanh sau khi uống, thuốc chuyển hóa nhiều khi qua gan thành chất có hoạt tính là Descarboethoxyloratadin Nhờ đó, hiệu quả thuốc đạt nồng độ đỉnh Loratadin sau khi uống 1,5 giờ và Descarboethoxyloratadin sau khi uống 3,7 giờ.

Loratadin 10mg liên kết nhiều với protein huyết tương (97%), thời gian bán thải của Loratadin và Descarboethoxyloratadin tương ứng là 17 giờ và 19 giờ.Khoảng 80% tổng liều Loratadin 10mg dược đào thải qua nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa sau 10 ngày.

Silymarin là hỗn hợp các flavonolignan chiết xuất từ cây kế sữa được dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan Silymarin có công dụng tăng cường khả năng khử độc của gan; kích thích hoạt động tái tạo tế bào gan; tăng cường đáp ứng sinh miễn dịch; bảo vệ gan khỏi các thương tổn do rượu hoặc các thuốc độc cho gan (acetaminophen, kháng sinh…).

Silymarin được chỉ định cho các trường hợp sau:

VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TẠI NHÀ THUỐC

Bảo vệ và phục hồi chức năng gan cho những người uống rượu bia, ngộ độc thực phẩm, hóa chất.

Người đang dùng các thuốc có độc cho gan, như thuốc trị bệnh lao, ung thư, đái tháo đường…

Người bị rối loạn chức năng gan với triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu… Phòng và hỗ trợ xơ gan và ung thư gan.

9.2 Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại:

Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh: Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt: PNCT, PNCCB, trẻ em, người cao tuổi, người bệnh suy giảm chức năng thận, người bệnh suy giảm chức năng gan, người bệnh béo phì;

Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: DS cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác được gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử;

10 VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TẠI NHÀ THUỐC

- Các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc bằng cách in hoặc ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc, đảm bảo không che khuất nội dung của nhãn gốc và không bán cao hơn giá đã niêm yết Việc niêm yết giá thuốc được quy định tại Điều 135 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành.

10.2 Các giấy tờ liên quan: Đầy đủ theo quy định ( Chứng chỉ hành nghề dược của Dược sỹ phụ trách chuyên môn, giấy GPP, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh)

Số giấy phép được đăng trên biển hiệu nhà thuốc]

10.3 Việc đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc

- Nhà thuốc luôn tham gia các cuộc họp giao ban của thành phố

- Cập nhật kiến thức thông qua các tài liệu thuốc và biệt dược và các buổi hội thảo của các hãng dược sau đó về truyền đạt lại cho nhân viên để họ nắm bắt và thực hành đúng

-Một năm 2 đợt đi nghe phổ biến về thuốc thu hồi và các thông tư , nghị định mới

DS tham gia và có chứng nhận đào tạo liên tục của DS PTCM

10.3 Vấn đề marketing của các hãng dược :

- Các hãng thuốc đều có đội ngũ trình dược viên đến các nhà thuốc để giới thiệu, tất cả các sản phẩm đều có tờ rơi, áp phích, hướng dẫn sử dụng thuốc, giá cả hợp lý, hình thúc thanh toán …

- Có 1 số công ty ra các chương trình dán poster để quảng cáo sản phẩm nhằm mục đích để người dùng biết đến sản phẩm, bên cạnh đó thì nhà thuốc được trả phí mỗi tháng

VD 1 : Công ty Dược Nam Dược có chương trình dán poster quảng cáo sản phẩm Diabetna tại nhà thuốc Thời hạn dán sáu tháng, mỗi tháng công ty trả phí cho nhà thuốc là 3 hộp Diabetna

VD 2 : Công ty Trách nhiêm hữu hạn ích nhân cũng có chương trình dán poster để quảng cáo cho sản phẩm Bảo Xuân Thời hạn dán lâu dài chi phí trả mỗi tháng cho nhà thuốc là 1 hộp Bảo Xuân 30+ và 1 hộp Bảo Xuân 50+ trả 1 quý 1 lần

Ngày đăng: 07/08/2023, 15:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh nhà thuốc - mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc
nh ảnh nhà thuốc (Trang 8)
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ TRONG NHÀ THUỐC - mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ TRONG NHÀ THUỐC (Trang 14)
Bảng 1: Thuốc kê đơn và không kê đơn của nhà thuốc Gia từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2020 - mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc
Bảng 1 Thuốc kê đơn và không kê đơn của nhà thuốc Gia từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2020 (Trang 31)
Bảng 2: Tỷ suất lợi nhuận gộp của thuốc kê đơn và không kê đơn của nhà thuốc. - mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc
Bảng 2 Tỷ suất lợi nhuận gộp của thuốc kê đơn và không kê đơn của nhà thuốc (Trang 32)
Hình ảnh một số sản phẩm phổ biến: - mẫu báo cáo thực tập nhà thuốc
nh ảnh một số sản phẩm phổ biến: (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w