1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả kinh doanh của khách sạn hilton hà nội opera giai đoạn 2004 2008

57 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu quả kinh doanh của khách sạn Hilton Hà Nội Opera, giai đoạn 2004-2008
Tác giả Bùi Ngọc Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 195,74 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 Cơ sở lý luận (5)
    • 1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn (6)
      • 1.1.1. Kinh doanh lưu trú (6)
      • 1.1.2. Kinh doanh ăn uống (7)
    • 1.2. Hiệu quả kinh doanh (7)
      • 1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh (7)
      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh (9)
        • 1.2.2.1. Doanh thu (9)
        • 1.2.2.2. Lợi nhuận (10)
        • 1.2.2.3. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động (11)
      • 1.2.3. Các chỉ tiêu đặc trưng của hiệu quả kinh doanh khách sạn (13)
        • 1.2.3.1. Các tỷ lệ chi phí tác nghiệp (13)
        • 1.2.3.2. Các tỷ lệ lợi nhuận (14)
        • 1.2.3.3. Các hệ số quay vòng kho và sử dụng buồng, chỗ ngồi ăn (14)
      • 1.2.4. Các nhân tố tác động tới hiệu quả kinh doanh khách sạn( cả chủ quan và khách quan) (14)
        • 1.2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật (14)
        • 1.2.4.2. Vai trò con người (14)
        • 1.2.4.3. Tài chính ( vốn) (15)
        • 1.2.4.4. Tổ chức bộ máy khách sạn (15)
        • 1.2.4.5. Hoạt động Marketting (15)
        • 1.2.4.6. Chất lượng sản phẩm (16)
        • 1.2.4.7. Các nhân tố khách quan (16)
    • 1.3. Ý nghĩa kinh doanh khách sạn (17)
      • 1.3.1. ý nghĩa kinh tế (17)
      • 1.3.2. Ý nghĩa xã hội (18)
    • 1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh khách sạn (18)
      • 1.4.1. Về thuận lợi (18)
      • 1.4.2. Khó khăn (19)
  • Chương 2: Thực trạng về hiệu quả kinh doanh ở Khách Sạn Hilton Hà Nội Opera (5)
    • 2.1. Giới thiệu chung về khách sạn Hilton Hà Nội Opera (23)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (23)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (25)
      • 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật (29)
      • 2.1.4. Đặc điểm nguồn khách và mảng kinh doanh của khách sạn Hilton (31)
      • 2.1.5. Đội ngũ lao động (32)
      • 2.1.6. Tài chính (32)
    • 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh (33)
      • 2.2.1. Bảng cân đối kế toán và xác định kết quả kinh doanh mà Hilton sử dụng (33)
      • 2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn (37)
      • 2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh (43)
    • 2.3. Những giải pháp mà khách sạn đã thực hiện để nâng cao chất lượng kinh (44)
      • 2.3.1. Tăng chất lượng phục vụ (44)
      • 2.3.2. Tổ chức quản lý (45)
      • 2.3.3. Mở rộng kinh doanh các dịch vụ bổ sung trong mùa vụ và cả khi ngoài vụ du lịch (45)
  • Chương 3.Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh (5)
    • 3.1. Chức năng và nhiệm vụ chiến lược của khách sạn Hilton (47)
    • 3.2. Một số kiến nghị về giải pháp làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn (48)
      • 3.2.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (48)
      • 3.2.2. Một số ý kiến đóng góp của cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả kinh (50)
  • Kết luận (53)
  • Tài Liệu Tham Khảo (54)

Nội dung

Khách hàng trong lĩnh vực du lịch - khách sạn lại rất đadạng về: quốc gia, ngôn ngữ, phong tục tập quán, giới tính, tuổi tác, văn hóa, tôngiáo…vì vậy khó có thể đáp ứng từng nhu cầu của

Cơ sở lý luận

Khái niệm kinh doanh khách sạn

Trước đây kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm bảo đảm chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền, sau cùng với những đòi hỏi thỏa mãn nhiều nhu cầu hơn và thỏa mãn ở mức cao hơn của khách du lịch, các khách sạn dần tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách Hoạt động du lịch cũng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến việc cạnh tranh giữa các khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và nhất là nhứng khách có khả năng chi trả tài chính cao đã làm tăng tinh đa dạng trong hoạt động của ngành Ngoài hai dịch vụ lưu trú và ăn uống là những nhu cầu thiết yếu ra kinh doanh khách sạn bổ sung thêm các dịch vụ như giải trí , thể thao, y tế , dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là, tổ chức tiệc, cho thuê…

Kinh doanh khách sạn không chỉ cung cấp các dịch vụ mà tự mình đảm nhiệm mà còn bán cả các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân như nông nghiệp chế biến, công nghiệp, dịch vụ ngân hàng , dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu chính viễn thông.

Khái niệm kinh doanh khách sạn ban đầu dùng chỉ hoạt động cung cấp chỗ ngủ cho khách trong khách sạn ( hotel) và quán trọ Khi nhu cầu lưu trú ,ăn uống và thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng ngày càng đa dạng , kinh doanh khách sạn mở rộng đối tượng và bao gồm cả khu cắm trại , làng du lịch, Motel … Nhưng dù sao khách sạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn và là cơ sở chính với các đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu lưu trú cho khách, vì vậy loại hình kinh doanh này có tên là “ kinh doanh khách sạn”

Vì vậy có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau:

“ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”

(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh,Hoàng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2008)

Kinh doanh lưu trú gồm có kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung.Các dịch vụ này không tồn tại ở dạng vật chất nó được thể hiện thông qua hoạt động của các nhân viên và việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn Nó giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang tiền tệ dưới hình thức “ khấu hao” Vậy:

“ Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi

(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh,Hoàng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc Dân 2008).

Kinh doanh ăn uống trong du lịch có 3 loại hoạt động cơ bản: hoạt động chế biến thức ăn, hoạt động lưu thông và hoạt động phục vụ Các hoạt động này có mối quan hệ trực tiếp và phụ thuộc lẫn nhau, nếu thiếu 1trong 3 hoạt động sẽ dẫn đến sự thay đổi về bản chất trong kinh doanh ăn uống trong du lịch như: nếu không có hoạt động chế biến thức ăn thì không thể gọi là ngành ăn uống, còn thiếu hoạt động lưu thông thì không phải là hoạt động kinh doanh nó sẽ mang tính xã hội Còn nếu thiếu hoạt động phục vụ nó sẻ trở thành hoạt động của cửa hàng bán thức ăn chế biến sẵn.

Vậy có thể rút ra định nghĩa như sau:

“ Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uồng và giải trí tại các khách sạn cho khách nhằm mục đích có lãi

(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh,Hoàng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2008).

Hiệu quả kinh doanh

1.2.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:

Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh (H) = -

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:

Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh (H) = -

Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra,

Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra Nhưng nếu quá trình sản xuất, kinh doanh đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ bất hợp lý Bởi ta không thể giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra và ngược lại Thậm chí trong thực tế, ngay cả khi quá trình sản xuất, kinh doanh của chúng ta là còn bất hợp lý nhưng khi chúng ta áp dụng những biện pháp trên có thể làm cho hiệu quả giảm xuống Chính vì vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của DN trên thương trường.

Như vậy, từ sự phân tích trên: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của DN và được thể hiện qua công thức sau:

Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh

Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho DN hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho DN ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.

Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, DN không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của DN, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình

(Nguồn: Theo T/c Thương mại, số 10/2004)

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Căn cứ vào nguồn hình thành doanh thu của doanh nghiệp bao gồm :

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

- Doanh thu từ hoạt động tài chính

- Doanh thu từ các hoạt động bất thường khác

Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp , đặc biệt doanh thu từ hoạt động kinh doanh Nó đảm bảo trang trải các chi phí , thực hiện tái sản xuất , thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền về tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì nội dung xác định doanh thu khác nhau:

- Đối với cơ sở sản xuất, chế biến : doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, nguyên vật liệu

- Đối với ngành xây dựng : doanh thu là giá trị công trình hoàn thành bàn giao.

- Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống : doanh thu là tiền bán hàng

- Đối với ngành kinh doanh dịch vụ : doanh thu là tiền dịch vụ.

- Đối với hoạt động cho thuê: doanh thu là toàn bộ tiền thuê.

- Đối với hoạt động nghệ thuật, giải trí thể dục thể thao: doanh thu là tiền bán vé

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh(BCKQKD) là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định Dựa vào số liệu trên BCKQKD người sử dụng thông tin có thể kiểm tra phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ , so sánh với kỳ trước, với các doanh nghiệp khác cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý quyết định tài chính phù hợp.

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

- Thuế VAT đầu ra, thuế TTĐB đầu ra, các khoản giảm trừ

- chi phí bán hàng và quản lý

= lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh

+(-) lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác

= Tổng lợi nhuận trước thuế

( Nguồn: Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào- Tài chính doanh nghiệp,NXB ĐH Kinh tế quốc dân 2007).

Lợi nhuận của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế , nó bao gồm lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh , hoạt động tài chính và hoạt động khác.

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh : là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm , hàng hóa và dịch vụ trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh , bằng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lợi nhuận của hoạt động tài chính : là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính Bao gồm các hoạt động: cho thuê tài sản , mua bán trái phiếu , chứng khoán, ngoại tệ, lãi tiền gứi ngân hàng , lãi cho vay , lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh.

- Lợi nhuận của hoạt động khác : là chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động khác và chi phí từ hoạt động khác Bao gồm : các khoản phải trả không có chủ nợ thu hồi lại , các khoản nợ khó đòi đã được duyệt, nhượng bán tài sản …sau khi đã trừ đi chi phí tương ứng.

Thông qua bảng cân đối kế toán( BCĐKT) ta có thể biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

MÔ TẢ, TẠI MỘT THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH

Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Tài sản lưu động Nợ phải trả

Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu

- Hao mòn tài sản cố định

- Phát hành cổ phiếu mới

- Phần nguồn vốn: trong bảng phản ánh cơ cấu nguồn vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh.

- Phần tài sản : phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp.

( Nguồn: Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào- Tài chính doanh nghiệp,NXB DH Kinh tế quốc dân 2007).

1.2.2.3.Các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh một doanh nghiệp :

Chỉ số ROE , ROA và ROI

+ ROE ( Return on equity) : tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu ( phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu)

ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích, tham khảo từ đó có quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

Ý nghĩa kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành Mối quan hệ giữa kinh doanh khách sạn và du lịch không phải là quan hệ một chiều mà ngược lại kinh doanh khách sạn cũng tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.

Thông qua kinh doanh ăn uống và lưu trú của các khách sạn , một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa của khách sạn tại các điểm du lịch Kết quả dẫn đến sự phân phối lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nước Một phần trong quỹ tiêu dùng từ thu nhập của người dân từ khắp các nơi cả trong và ngoài nước được đem đến tiêu dùng tại các trung tâm du lịch Như vậy có sự phân phối lại tiêu dùng từ vùng này sang vùng khác , từ đất nước này sang đất nước khác.Vì thế kinh doanh khách sạn góp phần làm tăng GDP cho các vùng và các quốc gia.

Hơn nữa kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường vốn đầu tư trong và ngoài nước , huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân

Kinh doanh khách sạn phát triển còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác vì hàng ngày khách sạn tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm của nhiều ngành như: các ngành công nghiệp nặng , công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, ngành ngân hàng…

Vì kinh doanh khách sạn đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp tương đối lớn nên phát triển kinh doanh khách sạn sẽ góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động Mặt khác do phản ứng dây chuyền về sự phát triển giữa kinh doanh khách sạn và các ngành khác thì kinh doanh khách sạn phát triển còn tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan Điều này càng làm cho kinh doanh khách sạn có ý nghĩa to lớn hơn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi tích cực trong thời gian đi du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên , kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động Vai trò của kinh doanh khách sạn trong sự nâng cao khả năng lao động cho con người càng được tăng lên ở Việt nam từ sau khi có chế độ làm việc 5 ngày trong tuần Đồng thời việc thỏa mãn nhu cầu tham quan , nghỉ ngơi cuối tuần một cách tích cực cho số đông người dân đã góp phần nâng cao mức song về tinh thần và vật chất cho nhân dân.Điều này càng làm cho nhu cầu tham quan, khám phá và tìm hiểu di tích lịch sử của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng ,bảo vệ Đất nước của Đảng được phát triển, góp phần nâng cao long yêu nước và tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện cho sự giao lưu của tất cả con người trong một nước, trên thế giới Điều này càng làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình , hữu nghị và tình đoàn kết giữa các dân tộc của kinh doanh nói chung và của khách sạn nói riêng

Các khách sạn lớn , hiện đại là nơi tiến hành , diễn ra các cuộc họp quan trọng, các hội nghị cao cấp, các đại hội rồi nhiều hoạt động văn hóa, triển lãm…Có thể thấy kinh doanh khách sạn đóng góp tích cực cho sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau.

(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh,Hoàng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2008).

Thực trạng về hiệu quả kinh doanh ở Khách Sạn Hilton Hà Nội Opera

Giới thiệu chung về khách sạn Hilton Hà Nội Opera

Tên Công ty : Công ty TNHH khách sạn Nhà Hát

Tên tiếng Anh: Opera Hotel Limited Company Địa chỉ: Số 1, Lê Thánh Tông , Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 39330500

Email: frontofficeadmin.hanoi@hilton.com www.hanoi.hilton.com

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Hilton được thành lập bởi Ngài Conrad Hilton ở nước Mỹ vào năm 1919 và nhanh chóng tạo dựng tên tuổi trong nghành dịch vụ khách sạn Tập đoàn khách sạn nhanh chóng mở rộng kinh doanh trên toàn nước Mỹ trong nửa đầu của thế kỷ 20. Đến năm 1949, Hilton bắt đầu thiết lập sự hiện diện ngoài lãnh thổ nước Mỹ bằng việc khai trương Khách sạn Caribe Hilton ở Puerto Rico Khách sạn Castellana Hilton tại Madrid khai trương vào năm 1953 và hai năm sau là khách sạn Istanbul Hilton đánh dấu sự có mặt của tập đoàn tại Châu Âu.

Hilton có hơn 2800 khách sạn và khu nghỉ dưỡng toàn cầu Vì vậy, Hilton được đánh giá là thương hiệu khách sạn nổi tiếng nhất thế giới và Hilton đồng nghĩa với khái niệm khách sạn trong tâm trí của hàng triệu du khách lựa chọn Hilton để nghỉ ngơi, thưởng thức chất lượng, cảm giác thư thái và trên hết là dịch vụ tuyệt hảo.

Ngày nay, Hilton hiện diện tại trên 60 nước khắp thế giới từ Châu Phi tớiTrung Đông, Châu Á - Thái Bình Dương; từ Châu Âu tới Bắc và Nam Mỹ Tập đoàn bao gồm một số tên tuổi lớn trong nghành dịch vụ khách sạn như HiltonHawaii Village, Waldorf Astoria tại NewYork, Langham Hilton bà London Hilton tại London, Cavalieri Hilton tại Roma, Drake, Chicago và Palmer House Hilton tạiChicago… Chúng là sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc địa phương với tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế

Phát huy quá trình 80 năm sáng tạo, Hilton liên tục cho ra đời những khách sạn, sản phẩm và dịch vụ mới không ngừng đáp ứng nhu cầu khách hàng Thực tế cho thấy khi thế giới thay đổi và thị trường mới mở ra, sự hiện diện của Hilton là một biểu tượng chứng tỏ sự hòa nhập của quốc gia với cộng đồng quốc tế Hilton đã khơi nguồn sáng tạo cho nhiều sản phẩm và ý tưởng mới trong nghành dịch vụ khách sạn.

Khách của Hilton trên khắp thế giới có thể thưởng thức lòng hiếu khách đặc trưng của Hilton dù đi công vụ hay nghỉ ngơi Khách sạn nằm trên các vị trí đắc địa trong trung tâm thành phố, các sân bay hay tại các khu nghỉ mát nổi tiếng Một loạt sản phẩm và dịch vụ được thiết kế đảm bảo khả năng sẵn sàng đáp ứng của Hilton dù một cuộc hội họp, một kỳ nghỉ gia đình, một chút thư giãn sau mỗi ngày làm việc…v v

Hilton Hanoi Opera là khách sạn liên doanh do tập đoàn Hilton Internationnal quản lí và trực thuộc Công ty TNHH Khách sạn Nhà Hát/ Opera Hotel Limited Company (OHL) OHL là công ty liên doanh thành lập theo luật đầu tư nước ngoài năm 2005 của Việt Nam giữa đối tác Việt Nam là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC (30% vốn điều lệ) và đối tác nước ngoài là Công ty VINA PROPERTIES Singapore (70% vốn điều lệ) Khách sạn mang tên như vậy vì nó được xây dựng bên cạnh Nhà Hát Lớn Hà Nội uốn mình theo kiến trúc kiểu Pháp cổ kính Khách sạn nằm gần Hồ Hoàn Kiếm, ở giữa quận kinh doanh sầm uất và trung tâm thương mại, các văn phòng Chính Phủ, khu Phố Cổ…Từ sân bay Quốc tế Nội Bài tới khách sạn hết khoảng 40 phút Khách sạn có

269 phòng ngủ với 7 tầng khách trong đó có hai tầng đặc biệt, ba tầng không hút thuốc và phòng ăn & thư giãn dành cho khách ở tầng đặc biệt Tất cả các phòng khách đều có bồn tắm, vòi hoa sen riêng biệt, điều hòa nhiệt độ trung tâm, điện thoại quay số trực tiếp ra nước ngoài và trong nước, minibar, két an toàn, vô tuyến màu với các chương trình thu từ vệ tinh, ổ cắm cho máy tính xách tay, các phương tiện để pha trà & cà phê

Hilton Hanoi Opera có những phòng họp và phòng tiệc với phương tiện kỹ thuật trợ giúp tuyệt hảo, phòng thương mại, cùng với dịch vụ Meeting 2000, dịch vụ bổ trợ cho các hội nghị và kinh doanh lớn và Trung tâm dịch vụ văn phòng. Phòng đại tiệc hoành tráng của khách sạn có sức chứa 600 khách ăn tiệc đứng và

Hilton còn có câu lạc bộ sức khỏe được trang bị những phương tiện hiện đại nhất: phòng tập thể thao, tắm hơi, massage, bể tắm sóng, bể bơi với dịch vụ ăn nhanh và Bar riêng Khách sạn còn có 5 nhà hàng là nơi ăn uống giải trí và thư giãn của thực khách.

Khách sạn Hilton Hanoi Opera mở cửa đón khách vào ngày 26 tháng 2 năm

1999 và đã nhận được các giải thưởng lớn:

 Năm 1999 : * Thời báo Kinh tế Việt Nam - Khách sạn có kiểu dáng đẹp nhất

 Năm 2000: * Thời báo Business Asia & hãng truyền hình Bloomberg

- Khách sạn tốt nhất dành cho giới kinh doanh ở Châu Á

* Tổng cục Du lịch Việt Nam - Một trong 10 khách sạn tốt nhất ở Việt Nam

* Tập đoàn Hilton International Asia Pacific - Khách sạn có tăng trưởng doanh thu lớn nhất tính trên đầu phòng.

* Tập đoàn Hilton Internationnal Asia Pacific – Khách sạn có tăng trưởng doanh thu về ăn uống lớn nhất

 Năm 2001 : * Thời Báo Kinh tế Việt Nam - Khách sạn tốt nhất trong vùng 2001.

 Năm 2002 : * Thời Báo Kinh tế Việt Nam - Khách sạn tốt nhất trong vùng 2002.

 Năm 2003 :* Thời báo Business Asia & Hãng truyền hình CNBC - Khách sạn tốt nhất dành cho giới kinh doanh ở Châu Á.

 Năm 2004 : * Thời Báo Kinh tế Việt Nam - Khách sạn tốt nhất trong vùng 2004

* Giải thưởng Du lịch Thế giới tại LonDon - Khách sạn tốt nhất

 Năm 2005 :* Giải thưởng Du lịch Thế giới tại LonDon - Khách sạn tốt nhất Việt Nam

 Năm 2006: * Giải thưởng Du lịch Thế giới tại London – Khách sạn tốt nhất Việt Nam

Khách sạn Hilton thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát là công ty liên doanh với nước ngoài: Công ty TNHH Nhà nước một thành viênThăng Long GTC (30% vốn điều lệ) và VINA PROPERTIES (Singapore)PTE.LTD (70% vốn điều lệ).

Thành viên kiêm Tổng giám đốc (Người nước ngoài)

Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị( Người nước ngoài)

Thành viên kiêm PhóTổng giám đốc

Thành viên ( Người Việt Nam)

Thành viên ( Người Việt Nam)

Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Khách sạn Nhà hát

( Nguồn từ phòng Nhân sự của khách sạn Hilton)

Cơ cấu tổ chức của khách sạn được tổ chức theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến Mỗi bộ phận chức năng đều thực hiện các nghiệp vụ của mình một cách rõ ràng, không bị chồng chéo Cơ cấu tổ chức có sự sắp xếp, thay đổi, điều chỉnh và hoàn thiện phù hợp với chiến lược kinh doanh đã đề ra Giữa các bộ phận có sự độc lập tương đối nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phục vụ khách hàng Có thể nói Ban giám đốc khách sạn đã thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình, điều hành, phối hợp các hoạt động tạo ra được sự đồng bộ nhịp nhàng và liên kết với nhau thực hiện tốt mục tiêu chung.

Là người được hội đồng quản trị tập đoàn Hilton chỉ định và chủ đầu tư chấp nhận, có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của khách sạn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanhcuar khách sạn Ngoài ra tổng giám đốc có thể ủy thác công việc cho phó tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động hằng ngày của khách sạn khi vắng mặt

Phó tổng giám đốc thay thế tổng giám đốc điều hành công việc khi vắng mặt và trực tiếp phụ trách công việc quản lý kinh doanh, ăn uống, chế biến và các cuộc họp, tiệc hằng ngày của khách sạn, đồng thời thường xuyên liên lạc phân bổ công việc Giám đốc các bộ phận có liên quan trong Khách sạn hàng ngày.

 Bộ phận kế toán kiểm soát tài chính:

Thanh tra tài chính do tập đoàn bổ nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tham mưu cho ban giám đốc về tình hình tài chính của doanh nghiệp, là công cụ thông tin phục vụ cho quá trình quản lý trong khách sạn.

- Theo dõi cập nhật hàng hóa xuất- nhập khẩu của khách sạn.

- Theo dõi thực hiện thu- chi của khách sạn.

- Phản ánh và báo cáo với ban giám đốc về tình hình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn khách sạn qua các biểu mẫu và báo cáo kinh doanh.

- Cung cấp các số liệu phục vụ cho việc phân tích các hoạt động kinh tế, so sánh giữa các kì kinh doanh đưa ra phương án kinh doanh tốt nhất phù hợp với tình hình cụ thể của khách sạn.

- Ngoài ra bộ phận còn mua bán tất cả các nguyên liệu, đồ dùng cần thiết cho hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh

2.2.1.Bảng cân đối kế toán và xác định kết quả kinh doanh mà Hilton sử dụng

Bảng số 2: Bảng cân đối kế toán

BALANCE SHEET BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Unite : USD Đơn vị : USD

A Current asset A Tài sản ngắn hạn

1 Cash on hand 1 Tiền mặt

2 Cash in bank 2 Tiền ngân hàng

3.Các loại tương đương tiền

II - Receivable II - Các khoản phải thu

1 Trade receivables 1 Phải thu khách hàng

3.Receivable from related parties 3.Phải thu các bên liên quan

4 Other receivables 4 Phải thu khác

5.Provision for doubtful debts 5.Dự phòng

III - Inventories III - Hàng tồn kho

IV - Other current assets IV - Tài sản ngắn han khác

1 Chi phí trả trước ngắn hạn

2 Deductible value added tax 2 VAT khấu trừ

3 Other asets 3 Tài sản khác

B Fixed assets and long term investment

B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

1 Tangible assets 1 Tài sản hũu hình

- Accumulated depreciated - Khấu hao lũy kế

2 Intangible fixed assets 1 Tài sản vô hình

Amotilization - Khấu hao lũy kế

3 Construction in progress 3 Xây dựng dở dang

II- Long term prepaid expenses II- Tài sản dài han khác

1.Long term prepaid expenses 1.Chi phí trả trước dài hạn

2.Other long term asset 1.Tài sản dài hạn khác

I - Current liabilities I - Nợ ngắn han

1.Shot term loans and borrowings 1.Nợ ngắn hạn

2 Trade payable 2 Phải trả người bán

4 Thuế và các khoản phải nộp khác

5 Accrued expenses 5 Chi phí trả trước

6 Phải trả các bên có liên quan

II - Long term liabilities II - Nợ dài hạn

4 Long term loan 4 Nợ dài hạn

6 Dự phòng trợ cấp cho nhân viên

B OWNER'S EQUITY B Vốn chủ sở hữu

I - Legal capital I - Vốn pháp định

II - Curent year Profit / Loss II -Lỗ lãi

- Last years Profit / Loss - Những năm trước

- Curent year Profit / Loss - Năm nay

TOTAL resources Tổng nguồn vốn

( Nguồn từ Hilton Hà Nội Opera)

Bảng số 3: Báo cáo kết quả kinh doanh

No Designation Nội dung Total

1 Occupancy % Công suất hoạt động

2 Average Rate Gía phòng TB

3 Occupied Rooms Số phòng đã bán

5 Health centre Câu lạc bộ sức khỏe

7 Limousine Thuê xe, dịch vụ xe du lịch

8 Other income Doanh thu khác

9 Service charge Phí dịch vụ

II Cost of good sold Giá vốn hàng bán

F&B sundries ThuêTB ngoài cho FB Telecommunicati on Điện thoại

Health centre Câu lạc bộ sức khỏe

2 Payroll Lương và thu nhập khác

3 Other expenses Chi phí khác

Operated Department Các bộ phận trực tiếp

Hotel administration Các bộ phận HC (KT,

MS) Human resouce Nhân sự Information

System Hệ thống máy tính

Enery Điện, xăng Dầu, nước

POM Bộ phận bảo dưỡng

4 Hilton management fee Phí quản lý của

IV Less: Các khoản khấu trừ

1 F,E Fun Quỹ sửa chữa thay thế

2 Incentive fee Phí khuyến khích Hilton

V Hilton Net Profit Lãi dòng của khách sạn

VI Income of J/V office Thu nhập của VF LD

VI Expenses of owner Tổng chi phí VP LD

2 Defer Tools & equep Phân bổ cp VRTMH

3 Interest, fee of bank Lãi và phí tiền vay

4 Loan Supervior fee Phi tư vấn khỏan vay

Insurance fee Bảo hiểm tài sản

6 Consultant fee Phí tư vấn

7 J/V office expenses Chi phí VP LD

VII Total expenses Tổng chi phí toàn công ty

I Net operating profit Lãi dòng

( Nguồn từ Hilton Hà Nội Opera) 2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn

Khách sạn Hilton Hà Nội Opera đã đi vào hoạt động được 10 năm, Khách sạn đã chiếm được một lượng thị phần đáng kể trên thị trường Việt Nam Để hiểu kỹ hơn về hiệu quả kinh doanh của khách sạn, dưới đây em xin phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn trong giai đoạn 2004-2008.

Bảng số 4: Biểu kết quả kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2004-2008 Đơn vị tính: triệu đồng

3 Số lao động bình quân 350 350 348 350 352

- Thuế tiêu thụ đặc biệt 120 134 142 156 162

3 Số lao động bình quân 0 100% -2 99% 2 101% 2 101%

- Thuế tiêu thụ đặc biệt 14.00 112% 8 106% 14 110% 6 104%

( Nguồn Hilton Hà Nội Opera)

 Về doanh thu: Doanh thu qua các năm không ngừng tăng lên, tốc độ tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm, từ năm 2004 đến năm 2006 mà doanh thu tăng 60988 triệu đồng, tức là doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng khoảng 45%, một con số rất ấn tượng, vì giai đoạn này cũng là điểm mà ngành du lịch được chú trọng quan tâm phát triển , du khách quốc tế đến với Việt Nam tăng lên đáng kể so với những năm trước đó Sang thời điểm 2007, 2008 đây như là thời kì vàng son của Hilton, khi mà doanh thu năm 2008 so với năm 2006 tăng 102117 triệu đồng, tức khoảng tốc độ tăng 50% trong vòng 2 năm Đây là giai đoạn mà Hilton Hà Nội Opera dưới quyền sở hữu của tập đoàn Vina Capital, một tập đoàn với nguồn tài chính rất mạnh hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư bất động sản, trong thời gian này khách sạn không ngừng được nâng cấp, và cải thiện hoạt động kinh doanh, cùng với đó là thời cơ kinh doanh khi mà năm 2008 được coi là “đỉnh” của thị trường du lịch Việt Nam

Trong môi trường của nền kinh tế thì lạm phát giá cả là một yếu tố không thể tránh khỏi, điều đó đồng nghĩa với sự tăng giá của các yếu tố đầu vào làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên Vì vậy mà chi phí kinh doanh của Khách sạn cũng tăng , tốc độ tăng trung bình khoảng 17% mỗi năm Trong đó chi phí năm 2006 và

2007 tăng nhanh khoảng 52500 triệu đồng so với năm 2005,tương đương tăng 50% trong vòng 2 năm, vì giai đoạn này khách sạn chi nhiều cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cùng với trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn.

 Mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí:

Chi phí và doanh thu là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp, và nó cũng là cơ sở để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Như chúng ta đã biết:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Để tăng lợi nhuận có rất nhiều cách như giảm chi phí hoặc tăng doanh thu hoặc tăng cả doanh thu và chi phí nhưng tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí

Qua bảng trên ta thấy, khách sạn đã nâng hiệu quả kinh doanh bằng cách tăng doanh thu và tăng chi phí, với tốc độ tăng doanh thu là 20% / năm, tốc độ tăng chi phí là 17%/năm.

 Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế của khách sạn cũng liên tục tăng qua các năm với tốc độ khoảng 28,5% mỗi năm, trong vòng 5 năm lợi nhuận tăng 53284 triệu đồng.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế ( Lợi nhuận sau thuế so với doanh thu) khoảng 24,2%

 Về công suất sử dụng buồng

Bảng số 5: Biểu công suất buồng (phòng) Đơn vị tính: Triệu đồng

Công suất sử dụng buồng 73%

(Nguồn Hilton Hà Nội Opera)

Với mức công suất buồng trên 70%, là một con số lý tưởng của các cơ sở kinh doanh lưu trú, đặc biệt là với các khách sạn năm sao, nơi mà dành cho những người có thu nhập và mức sống cao.Thật sự Hilton đã kinh doanh rất tốt, vào những thời điểm cao vụ như tháng 11 hay tháng 02 hàng năm thì công suất đạt tới trên 90%, có những ngày “ over booking” công suất là 100%. Đối với khách sạn thì chỉ số về công suất buồng là rất quan trọng, doanh thu từ kinh doanh lưu trú thường chiếm tới 70% tổng doanh thu của khách sạn, vì vậy đay cũng là một chìa khóa để nhà kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

2.2.3.Đánh giá hiệu quả kinh doanh

Với 10 năm hoạt động kinh doanh, một khoảng thời gian không phải là ngắn nhưng cũng không phải là quá dài, Khách sạn Hilton Hà Nội opera đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành kinh doanh khách sạn tại Thủ Đô Khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay quả thực là không hề dễ dàng, mà đó là cả một sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của bộ máy lãnh đạo điều hành cũng như toàn thể đội ngũ nhân viên của khách sạn Hilton Hà Nội Opera.

- Là khách sạn hoạt động dưới hình thức mua thương hiệu và thuê hoạt động quản lý của tập đoàn khách sạn nổi tiếng thế giới- tập đoàn Hilton, vì vậy mà Hilton

Hà Nội Opera khi mới ra đời đã được khẳng định vị thế trên thị trường với thương hiệu nổi tiếng Hilton, và được hoạt động dưới bộ máy quản lý giàu kinh nghiệm. Chính vì vậy mà khách hàng biết đến Hilton Hà Nội opera như một địa chỉ tin cậy về chất lượng mặc dù khách sạn mới đi vào hoạt động Ngoài ra Khách sạn còn tiết kiệm được được một khoản chi phì dành cho hoạt động quảng cáo vì công việc này là thuộc về trách nhiệm của tập đoàn, họ sẽ quảng cáo hình hình của Hilton Hà nội Opera trên toàn thế giới Và điều đó cũng lý giải hiệu quả kinh doanh của Hilton lại tốt như vậy

- Với địa điểm kinh doanh thuận lợi như khách sạn, nằm ngay nhà hát Lớn

Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm không xa nên có một phong cảnh yên tĩnh phù hợp với nhu cầu lưu trú nghỉ ngơi, tham quan ngắm cảnh.Và khách sạn cũng nằm trong Trung tâm của thủ đô nên thu hút được một lượng khách lớn, đặc biệt khách du lịch nước ngoài.

- Là một khách sạn quốc tế với 269 phòng, nhà ăn Á , Âu, các phòng họp với chất lượng quốc tế , Khách sạn có thể đáp ứng đủ những đoàn khách du lịch cũng như các đoàn khách hội thảo với số lượng lớn khách.Bên cạnh đó, khách sạn còn hoàn thiện các dịch vụ trong khách sạn giúp khách sạn có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường, thu hút khách.

- Khách sạn có một ban giám đốc giàu kinh nghiệm và có năng lực, và đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, có trình độ Điều này đóng góp vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh của khách sạn.

- Việc hoạt động dưới bộ máy quản lý thuê từ tập đoàn đã đem lại cho khách sạn những kết quả kinh doanh thật sự ấn tượng, tuy nhiên việc thuê hoạt động quản lý cũng làm tăng chi phí của khách sạn một khoảng đáng kể ( ước tính khoảng 2.5% doanh thu và 8.5% lợi nhuận), và khi chi phí tăng cũng sẽ là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh.

hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Chức năng và nhiệm vụ chiến lược của khách sạn Hilton

Với mỗi một doanh nghiệp, khi đề ra các mục tiêu phát triển thì họ đều luôn phải nhìn lại xem doanh nghiệp mình làm gì? Có nhiệm vụ chiến lược như thế nào? Để từ đó mới có thể đặt ra những giải pháp, hành động để thực hiện mục tiêu đề ra mà không đi lệch hướng phát triển chung của doanh nghiệp.Đối với Hilton cũng vậy, khách sạn làm gì cũng luôn phải gắn với chức năng và nhiệm vụ chiến lược của Hilton nói chung và của Hilton Hà Nội Opera nói riêng.

Tổ chức các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ về ăn uống, phòng họp, internet, điện thoại, fax, giặt là với chất lượng cao, chi phí hợp lý sao cho có thể thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng

“ Mỗi Hilton là một điểm đặc biệt mà ở đó khách hàng luôn luôn hài lòng về dịch vụ” Khách hàng luôn luôn được phục vụ đầu tiên Chúng ta phải luôn luôn giữ thái độ “ Vâng, chúng tôi có thể” và không bao giờ được nói “không” với bất cứ khách hàng nào.

Có rất nhiều cơ hội cho nhân viên phát triển nghề nghiệp cho bản thân. Chính sách Hilton là “ Thăng tiến nội bộ” và dựa trên kinh nghiệm, năng lực chất lượng hoàn thành công việc và thái độ của nhân viên.

Sự thành đạt của nhân viên….

… chính là sự thành đạt của khách sạn Hilton Hà Nội Opera! Đó chính là nhiệm vụ chiến lược của tập đoàn Hilton nói chung và của chính khách sạn Hilton Hà Nội Opera nói riêng Đó chính là sự thỏa mãn một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể thăng tiến, phát triển bởi đó chính là một trong những điều kiện quan trọng tạo ra sự thành đạt của khách sạn Hilton Hà Nội Opera nói riêng và của cả tập đoàn Hilton nói chung.

Với chức năng và nhiệm vụ chiến lược như vậy, thì biện pháp giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh, gắn với các hành động như cắt giảm nhân công, giảm các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng khách sạn, giảm chi phí dành cho việc đào tạo bồi dưỡng nhân viên, tránh các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên để tiết kiệm chi phí… là những biện pháp không phù hợp với nhiệm vụ chiến lược của Hilton.

Vì vậy cần có những biện pháp năng cao hiệu quả kinh doanh của Hilton nhưng cũng đồng thời đảm bảo chức năng và nhiệm vụ chiến lược của Hilton HàNội Opera.

Một số kiến nghị về giải pháp làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn

3.2.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

→ Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của

DN Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và DN phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần.

→ Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong DN Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN Vì vậy, DN cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô DN, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn

→ Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý DN Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người Cần tăng cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào Việc tổ chức, phối hợp với các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.

→ Bốn là, xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong DN Lợi thế cạnh tranh của DN phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Điều này đòi hỏi cần phải hiện đại hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

→ Năm là, vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất, kinh doanh Các DN để khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để giúp DN hoạt động hiệu quả hơn.

→ Sáu là, quản trị môi trường Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN như: cơ chế chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức quốc tế, Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần phải quản trị môi trường Đó là việc thu thập thông tin, dự đoán, ước lượng những thay đổi, bất trắc của môi trường trong và ngoài nước, đưa ra những biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất có thể có do sự thay đổi, bất trắc đó Thậm chí, nếu dự đoán trước được sự thay đổi môi trường ta có thể tận dụng được những thay đổi này, biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất, kinh doanh của DN.

(Nguồn: Theo T/c Thương mại, số 10/2004)

3.2.2 Một số ý kiến đóng góp của cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Hilton Hà Nội Opera

Qua việc phân tích thực trạng kinh doanh tại khách sạn Hilton Hà Nội Opera ta có thể có những đánh giá sau:

Hilton Hà Nội Opera là một khách sạn lớn, với thương hiệu được cả thế giới biết đến, đến với Hilton khách hàng dù mới đặt chân lần đầu đến khách sạn như đã được đảm bảo về chất lượng phục vụ, luôn an tâm và thoải mái khi lưu trú tại đây. Tuy nhiên ta thấy rằng thị trường khách của Hilton chủ yếu là khách nước ngoài chiếm tới 98%, và hầu hết họ là những người có thu nhập và mức sống cao, cho nên Hilton vẫn chưa khai thác hết được thị trường khách du lịch của Việt Nam, khi mà các du khách có mức sống cao lựa chọn đi du lịch Việt Nam ngày càng có xu hướng giảm, trong khi số lượng khách du lịch có mức thu nhập trung bình, đặc biệt là du khách đến từ các nước đang phát triển đến Việt nam ngày càng tăng lên Điều đó chứng tỏ thị trường khách của Hilton đang bị thu hẹp dần, trong khi mức độ cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh lưu trú ngày càng diễn ra khốc liệt hơn Một dấu hỏi lớn về việc làm thế nào để Hilton luôn giữ được tốc độ và hiệu quả kinh doanh như hiện nay có lẽ luôn canh cánh trong suy nghĩ của những người lãnh đạo khách sạn Hilton Hà Nội Opera.

Xuất phát từ việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đồng thời kết hợp với việc phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn trong giai đoạn 2004-2008, em có một số đề xuất về nâng cao hiệu quả kinh doanh của Hilton Hà Nội Opera trong giai đoạn tới như sau:

 Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn bằng cách

- Thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa trang thiết bị, cơ sở hạ tàng khách sạn, luôn thể hiện cho khách hàng thấy khách sạn” luôn mới” trong mắt họ.

- Luôn chăm lo tốt đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên, vì họ là những người phục vụ trực tiếp khách hàng, chỉ khi nhân viên được thoải mái về tinh thần thì họ mới có thể tạo ra những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất từ đó làm cho khách hài lòng về Khách sạn.

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên góp phần hoàn thiện quy trình phục vụ khách.

 Luôn phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để kịp thời cung ứng và phục vụ họ khi có nhu cầu, vì vậy mà việc thăm dò nghiên cứu thị trường là hết sức quan trọng.

 Có những chính sách ưu đãi cho những khách hàng quen thuộc để họ trở thành “ khách hàng ruột” của khách sạn.

 Tăng cường liên kết với các đối tác ( các công ty du lịch , hãng hàng không ) để quảng bá hình ảnh, nâng cao chất lượng dịch vụ , đa dạng hoá sản phẩm

 Luôn tìm kiếm những nhà cung cấp mới với chất lương đảm bảo nhưng với giá rẻ hơn nhằm hạ gía thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

 Đầu tư hệ thống trang thiết bị tiết kiệm chi phí như hệ thống ngắt điện tự động khi khách không có trong phòng nhằm tiết kiệm điện, hay vòi nước cảm ứng nhằm tiết kiệm nước.

 Để có thể tận dụng những phòng trống, giống như các hãng hàng không, Khách sạn có thể đưa ra chính sách đăng ký phòng vào giờ chót với giá ưu đãi…

Chương 3 trình bày khái quát về phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn.

1 Trình bày chức năng và nhiệm vụ chiến lược của khách sạn hilton Hà Nội Opera, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về khách sạn trong những năm tiếp theo.

2 Một số ý kiến đóng góp của cá nhân nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh của Khách sạn trên cơ sở tìm hiểu các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và chiến lược kinh doanh của Hilton Hà Nội Opera.

Ngày đăng: 07/08/2023, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w