Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% dư nợ tín dụng và 70% nguồn vốn ODA. Doanh nghiệp nhà nước đã tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn rất nhiều so với giá trị mà nó tạo ra. Theo báo cáo 8 tháng đầu năm năm 2013, hàng loạt các Tập đoàn và Tổng công ty lớn của nhà nước đều lỗ và lỗ lớn, từ vài trăm tỉ đồng đến hàng chục nghìn tỉ đồng. Tái cơ cấu DNNN đang là một trong những yêu cầu bức thiết của chúng ta hiện nay, mà trọng tâm là tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty lớn. Đó là một trong ba nội dung lớn nhất của Đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã được nêu ra tại Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI năm 2011.
Trang 1ĐỀ TÀI: TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN NAY.
1.1.1. Tái cơ cấu là gì?
1.1.2. Doanh nghiệp nhà nước là gì?
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước
1.2. Tại sao cần phải tái cơ cấu DNNN? Mục đích của việc tái cơ cấu DNNN là gì?1.3. Nội dung của quá trình tái cơ cấu DNNN
1.3.1. Quan điểm và mục tiêu cần đạt được trong tái cơ cấu DNNN
1.3.2. Những vấn đề cần làm trong tái cơ cấu DNNN
1.4. Kinh nghiệm tái cơ cấu DNNN của Trung Quốc
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN NAY
2.1. Thực trạng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và kết quả đạt được
Mở đầu
2.1.1. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước
2.1.2. Quá trình tái cơ cấu DNNN và kết quả đạt được
2.2. Những hạn chế còn tồn tại của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
trong thời gian qua
2.3. Nguyên nhân
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GAIN TỚI
3.1.Các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước
3.2.Các giải pháp từ phía doanh nghiệp nhà nước
KẾT LUẬN
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT-BTC : Thông Tư Bộ Tài Chính
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Oganization)
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 2.1 Lỗ ước tính của một số Tập đoàn DNNN VIệt Nam năm 2011
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Số lượng DN cổ phần hóa bình quân năm giai đoạn từ 2001 đến 2013
Trang 5MỞ ĐẦU
Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% dư nợ tín dụng và 70% nguồn vốn ODA Doanh nghiệp nhà nước đã tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn rất nhiều so với giá trị mà nó tạo ra Theo báo cáo 8 tháng đầu năm năm 2013, hàng loạt các Tập đoàn và Tổng công ty lớn của nhà nước đều lỗ và lỗ lớn, từ vài trăm tỉ đồng đến hàng chục nghìn tỉ đồng Tái cơ cấu DNNN đang là một trong những yêu cầu bức thiết của chúng ta hiện nay, mà trọng tâm là tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty lớn Đó là một trong ba nội dung lớn nhất của Đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã được nêu ra tại Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI năm 2011
Cho dù được xác định là trụ cột nền kinh tế và có những đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các chính sách an sinh xã hội của Việt Nam, thế nhưng hệ thống DNNN vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề, như hiệu quả sản xuất kinhdoanh còn thấp, đầu tư chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh yếu, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, mô hình tổ chức chưa phù hợp và quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém Đó là những bài toán mà đòi hỏi chúng ta cần phải giải quyết ngay, không thể trì hoãn
Mặt khác, trước giai đoạn chúng ta đã bắt đầu đi đến quãng cuối của Kế hoạch 5 năm 2011-2015 Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng với đó là xu thế mở cửa, hộinhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đi theo Đường lối mà Đảng ta đã đề ra về cơ chế quản lý kinh tế từ thập niên 1990, đó là: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình tái cơ cấu DNNN càng trở nên cần thiết hơn nữa trong việc nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nước nhà
Vậy tái cơ cấu như thế nào, DNNN nên giữ cái gì và nên bán cái gì, kết quả mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua ra sao? Còn những hạn chế gì và cần phải tiếp tục phát huy như thế nào? Đó là nội dung mà đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích; từ
đó giúp hình thành kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy quả trình tái cơ cấu DNNN trong thời gian tới
1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trên thực tế, quá trình tái cấu trúc DNNN ở Việt Nam đã được khởi phát với tên gọi đổi mới và sắp xếp lại các DNNN từ đầu thập niên 1990, với chủ trương buộc giải thể, cho thuê, sáp nhập một số DNNN hoạt động kém hiệu quả; tiến hành cổ phần hóa một bộ phận lực lượng DNNN…
Trang 6Trong suốt quá trình đó đến nay, đã có rất nhiều những chủ trương, chính sách, quyết định của Nhà nước được ban hành nhằm phục vụ quá trình tái cơ cấu DNNN Đồngthời cũng có rất nhiều những ý kiến, bài báo, tạp chí và một số nghiên cứu về vấn đề này.
Theo viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Trung tâm thông tin tư
liệu có nghiên cứu về “tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp nhà nước – Restructure of state-owned enterprices.” Bài nghiên cứu đã nêu ra được những điểm sau:
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, một số kinh nghiệm của các nước và cách tái cơ cấu, cải cách lại các DNNN Việt Nam Theo như bài nghiên cứu đã chỉ ra, các thành quả mà việc tái cơ cấu mang lại như giảm được đáng kể các DNNN, tổng số vốn tăng, quy mô cũng được cải thiện kèm theo lợi nhuận tăng đáng kể Nhưng bên cạnh đó còn là khó khăn của DNNN như làm ăn thua lỗ, mâu thuẫn giữa lợi nhuận, doanh thu với vốn sở hữu, và nợ vay còn tồn tại
So sánh tình hình hoạt động của DNNN với các loại hình doanh nghiệp khác về sửdụng nguồn lực, tỉ trọng đóng góp của các khu vực cho GDP, đóng góp vào tăng trưởng, ngân sách, giải quyết vấn đề lao động việc làm, hoạt động sản xuất công nghiệp , xuất nhập khẩu và hiệu quả đầu tư
Kinh nghiệm của các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, nêu ra điểm mạnh và điểm yếu của họ từ đó đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam
Quá trình tái cơ cấu, vì sao phải tái cơ cấu, mục tiêu của tái cơ cấu các DNNN Việt Nam, những kết quả đạt được và những yếu kém còn tồn tại Từ đó đề ra giải pháp như giải pháp của chính phủ và giải pháp từ phía DNNN
“Một số suy nghĩ về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn phát triển mới “ của Ts.Nguyễn Minh Phong - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà
Nội cũng nêu ra:
Tái cấu trúc các DNNN là một quá trình đã được triển khai từ lâu, tuy nhiên quá trình thực hiên vẫn chưa thực sự hiệu quả
Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, chiếm giữ một nguồn lực rất lớn của nền kinh tế, nhưng sự đóng góp cho nền kinh tế hoàn toàn không tương xứng, vẫn còn sự nhập nhằng giữa mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận, quản trị kém hiệuquả và chưa đảm nhận được vai trò sự can thiệp mang tính chủ đạo của lực lượng kinh tế nhà nước
Trang 7Bài nghiên cứu còn đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả tái cấu trúc như tái cơ cấu DNNN trên cơ sở, tôn trọng, vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật, nguyên tắc của kinh tế thị trường và tuân thủ pháp luật, phải có tầm nhìn xa, vì lợi ích tổng thể
xã hội, không bị "tư duy nhiệm kỳ", tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay "lợi ích nhóm" chi phối, trong quá trình tái cấu trúc DNNN, mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, phải kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, đổi mới cơ chế quản lý DNNN, bảo đảm công khai, minh bạch về tài chính, chủ động phòng tránh những rủi ro từ tái cấu trúc kinh tế nói chung, tái cấu trúc DNNN nói riêng
Bên cạnh hai bài nghiên cứu trên còn một số tài liệu nói về tái cơ cấu DNNN như
“Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015” được Chính phủ phê duyệt ngày 17/7/2012; Ngô Quang Minh “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản”,
số 839, 2012; Phạm Việt Dũng “ Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Đổi mới mô hình tăng trưởng – Cơ cấu lại nền kinh tế”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2012; v.v…
Qua tìm hiểu, nhóm thấy rằng, mỗi nghiên cứu đều có những cách quan sát, nhìn nhận, đánh giá riêng trong việc tìm hiểu quá trình tái cơ cấu các DNNN, những điểm mớitrong việc hình thành kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn vừa qua cũng như cho thời gian tới
Nhằm giúp bạn đọc có được góc nhìn tổng thể và đầy đủ hơn nữa về quá trình tái
cơ cấu DNNN, đồng thời cung cấp những thông tin mới nhất về kế hoạch tái cơ cấu DNNN của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biêt giai đoạn 2014-2015 Bên cạnh đó, giúp định hình khung giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN tới bạn đọc
Bằng việc đọc, tìm hiều các nghiên cứu, báo cáo, tài liệu về kết quả tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn vừa qua, cùng với việc thu thập, tổng hợp thông tin từ các kênh tài liệu khác nhau, nhóm quyết định thực hiện bài nghiên cứu này
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 đến nay, đưa ra được những nhận định, đánh giá về quá trình tái cơ cấu DNNN, từ đó hình thành kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, hoàn thiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra
Trang 83. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Thực trạng tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước
- Phạm vi: từ năm 2011đến nay
- Không gian: Tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
- Trong bài nghiên cứu nhóm chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu
- Đọc, xem, nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu liên quan
- Tổng hợp dữ liệu từ những báo cáo, hội thảo về việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Tại sao cần phải tái cơ cấu DNNN?
2. Mục đích của việc tái cơ cấu DNNN là gì?
3. Tái cơ cấu DNNN như thế nào?
4. Kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong quá trình tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 đến đầu 2014 là gì?
5. Giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế và thúc đấy quá trình tái cơ cấu DNNN trong thời gian tới là gì?
6. Giả thuyết nghiên cứu:
1. Nhằm khắc phục những điểm hạn chế, còn là yêu kém trong cơ chế hoạt động, triển khai
và quá trình thực thi các hoạt động kinh doanh của DNNN Từ đó cải thiện kết quả hoạt động của các DNNN mà trọng tâm là các Tập đoàn và Tổng công ty lớn
2. Thực hiện theo mục tiêu đường lối đã đề ra của Đảng về cơ chế quản lý kinh tế: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, nhằm thực hiện phù hợp với nội dung chủ động mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
3. Phân tích quá trình tái cơ cấu DNNN qua các nội dung :
- Xác định lại vai trò và thu hẹp phạm vi kinh doanh của DNNN
- Thực hiện cổ phần hóa DNNN và đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành
- Tái cơ cấu mô hình tổ chức, quản lý, khung quản trị, đồng thời thiết lập, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách
4. Dựa vào các tài liệu cũng như thông tin mà nhóm thu thập được để tổng kết
5. Thông qua quá trình nghiên cứu, từ đó tỏng kết, xem xét, đánh giá đưa ra giải pháp kiến nghị
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÁI
CƠ CẤU NHÀ NƯỚC.
1.1.Một số khái niệm.
1.1.1. Tái cơ cấu là gì?
Tái cơ cấu (Reengineering) là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thường là một công ty Ngoài việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng (như là sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v ) và
Trang 10xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối Công ty cần được tái cơ cấu qua một loạt các quy trình
1.1.2. Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trước hết phải là doanh nghiệp, có nghĩa là một
tổ chức được thành lập với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Điều này đã thể hiện rất rõ trongkhoản 1 và khoản 2 của Điều 4 trong dự thảo Luật DN (sửa đổi)
Tuy nhiên, DNNN là loại hình DN đặc thù với hai đặc trưng cơ bản có liên quan với nhau, đó là: Vốn DN thuộc sở hữu của Nhà nước (sở hữu toàn dân) vì vậy ngoài việc phải tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của nhà nước và DNNN phải thực hiện những
sứ mệnh riêng phục vụ các lợi ích xã hội khác với DN thuộc các thành phần kinh tế khác
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệhoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH):
+ Công ty TNHH nhà nước một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp
+ Công ty TNHH nhà nươc có hai thành viên trở lên: công ty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp
Trang 11- Công ty cổ phần nhà nước: Công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoắc các tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
DNNN được phân loại theo 2 nhóm sau:
Nhóm 1: Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Nhóm 2: Những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50%
số cổ phần
1.2.Tại sao cần phải tái cơ cấu DNNN? Mục đích của việc tái cơ cấu DNNN.
- Nhu cầu tái cơ cấu trở nên cấp bách khi hiện trạng của các DN đang gặp nhiều vấn đề trong cơ cấu, hoạt động khiến tổ chức hoạt động không hiệu quả; thậm chí trì trệ, đứng trước nguy cơ tan rã, phá sản Thể hiện cụ thể là:
+ DN không xác định chính xác chiến lược và kế hoạch kinh doanh
+ Đội ngũ lãnh đạo của tổ chức làm việc chưa hiệu quả
+ Cơ cấu tài chính chưa phù hợp, chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống, công cụ kiểm soát cần thiết
+ Mô hình quản trị yếu kém
+ Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý
- Mặt khác, ở thời điểm hiện nay, khi nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Yêu cầu về việc thay đổi tư duy cũng như cách thức hoạt động sao cho phù hợp với những nguyên tắc của cơ chế thị trường là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
Nhằm tiến đến xây dựng Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, đồng thời, phát huy được những nguồn lực sẵn có và tận dụng hiệu quả cơ hội của thế giới mở ra Cũng là khắc phục yếu kém, cải thiện quá trình hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh
tế Quá trình tái cơ cấu DNNN trở nên quan trọng và cấp thiết, không thể trì hoãn
1.3.Nội dung của quá trình tái cơ cấu DNNN.
1.3.1. Quan điểm và mục tiêu cần đạt được trong tái cơ cấu DNNN.
- Đổi mới tư duy kinh tế và chính trị về doanh nghiệp Nhà nước để tạo ra sự đồng thuận xãhội về vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, những ngành và lĩnh vực cần phải có Doanh nghiệp Nhà nước Trên cơ sở này rà soát để điều chỉnh, thu hẹp phạm vi ngành nghề và lĩnh vực cần phát triển doanh nghiệp Nhà nước và tiếp tục giảm mạnh số lượng doanh
Trang 12nghiệp Nhà nước Về cơ bản doanh nghiệp Nhà nước nên được tập trung vào lĩnh vực kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công, quốc phòng an ninh.
- Xác định rõ vai trò chủ sở hữu Nhà nước và thể chế hóa rõ ràng, rành mạch về trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữuNhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước và tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhất
là tại các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước
- Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước để khối doanh nghiệp này mạnh lên, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần thực hiện thành công vai trò chủ đạo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Đổi mới luật pháp, cơ chế và chính sách buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt độngtheo nguyên tắc thị trường và chịu sự tác động đẩy đủ của kinh tế thị trường Kiên quyết xóa bỏ các hình thức ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước, nhất là tập đoàn và tổng công tyNhà nước
1.1.3. Những vấn đề cần làm trong tái cơ cấu DNNN.
- Xác định lại vai trò, chức năng và thu hẹp phạm vi kinh doanh của DNNN
- Thực hiện cổ phần hóa DNNN, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành
- Tái cơ cấu mô hình tổ chức, quản lý; thiết lập, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách.1.2. Kinh nghiệm tái cơ cấu DNNN của Trung Quốc.
Trong quá trình cải cách, mở cửa nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc được coi là một khâu trọng tâm của cải cách thể chế nền kinh tế Sau gần 3 thập kỉ tiến hành cải cách DNNN, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng khích
lệ Thực lực tổng thể của nền kinh tế nhà nước tăng cường mạnh mẽ, giữ đuợc tốc độ phát triển tương đối nhanh, phát huy tính chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc đạt được rất nhiều thành tựu cụ thể:
- Khắc phục được nợ xấu và chấm dứt thua lỗ kinh doanh ở một số DN
- Lợi nhuận thu được từ các DNNN tăng từ 74,3 tỷ NDT năm 1989 lên 238,8 NDT năm
2011 Đồng thời, DNNN cũng là nơi giải quyết việc làm cho xã hội nhiều hơn so với các
(Theo số liệu thống kê của Hội đồng nhà nước công bố)
- Chuyển đổi và hoàn thiện cơ chế kinh doanh của các DN
Trang 13- Thông qua cải cách chế dộ sở hữu, nhiều tập đoàn kinh tế mạnh của trung quốc đã ra đời
và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
- Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những đột phá về lý luận trong cải cách DNNN:
+ Thứ nhất, lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN mang màu sắc Trung Quốc
+ Thứ hai, lý luận về chế độ sở hữu
+ Thứ ba, lý luận về chế độ DN hiện đại
Nội dung cơ bản của lý luận cải cách DNNN Trung Quốc là tạo ra một hướng đi thông suốt cho tiến trình cải cách DNNN ở Trung Quốc, trong đó lấy xây dựng chế độ DN hiện đại làm trọng tâm, tăng cường sức sống và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước làm mục đích cao nhất
-Các biện pháp chủ yếu cải cách doanh nghiệp nhà nước như sau:
+ Cải cách DNNN với đặc điểm trao quyền nhượng lại
+ Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh Nội dung của biện pháp này là tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh
+ Chuyển lợi nhuận thành thuế Nhà nước buộc các DNNN phải nộp thuế, nhằm tạo ra sựbình đẳng cho DN thuộc các loại hình kinh tế kinh tế khác nhau
+ Cổ phần hóa DNNN Mục đích căn bản của việc thực hiện cổ phần hóa là hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền tài sản trong nội bộ doanh nghiệp, tối ưu hóa kết cấu quản trị DN
+ Xây dựng chế độ DN hiện đại
+ Xây dựng tập đoàn kinh tế: Từ năm 1995 đến nay, trung Quốc hết sức chú ý đến áp lực cạnh tranh quốc tế do mở cửa đem lại và năng lực thích ứng của nền kinh tế nói chung vàcác DNNN nói riêng với hội nhập kinh tế quốc tế trong phạm vi ngày càng sâu rộng hơn.+ Thực hiện “nắm to, bỏ nhỏ” trong cải cách doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chỉ tập trung nắm giữ khoảng 1000 doanh nghiệp lớn, số còn lại sẽ được cổ phần hóa, cho thuê
và bán