Tiểu luận: Làm việc theo nhóm khó khăn và giải pháp
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1 Làm việc nhóm là gì? 4
2 Các khái niệm liên quan: 4
3 Vai trò của làm việc nhóm 5
4 Mục đích của làm việc nhóm: 6
5 Các giai đoạn phát triển nhóm làm việc 7
5.1 Hình thành 7
5.2 Xung đột 7
5.3 Bình thường hoá 7
5.4 Hoạt động trôi chảy 7
PHẦN 2: LÀM VIỆC NHÓM –CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 9
1 Ưu và nhược điểm của làm việc nhóm 9
1.1 Ưu điểm 9
1.2 Nhược điểm 9
2 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm việc nhóm 9
2.1 Thuận lợi 9
2.1.1 Thuận lợi đối với cá nhân: 9
2.1.2 Thuận lợi đối với nhà quản trị 11
2.1.3 Thuận lợi đối với doanh nghiệp 12
2.2 Khó khăn 12
2.2.1 Thiếu tin cậy 12
2.2.2 Không quan tâm đến kết quả công việc 13
2.2.3 Lẩn tránh trách nhiệm 13
2.2.4 Thiếu trách nhiệm 14
2.2.5 Sợ xung đột 14
2.2.6 Bất đồng trong làm việc nhóm 15
3 Các giải pháp xây dựng nhóm làm việc hiệu quả 15
3.1 Đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả: 15
3.2 Các giải pháp xây dựng nhóm làm việc hiệu quả 17
3.2.1 Xây dựng mục tiêu 17
3.2.2 Ra quyết định 18
3.2.3 Sự cam kết thực hiện 18
3.2.4 Tầm nhìn 19
3.2.5 Thông tin 19
3.2.6 Sự liên quan 19
3.2.7 Tính sáng tạo 20
3.2.8 Môi trường 20
3.2.9 Cảm xúc 21
3.2.10 Sự tin cậy 21
4 Một số yêu cầu khi thành lập nhóm 23
4.1 Một tập hợp của những người có tâm huyết, kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan 23
4.2 Phân công phù hợp với khả năng 24
4 3 Đảm bảo sự công bằng 24
4 4 Xây dựng lòng tin giữa các thành viên 24
PHẦN 3: KẾT LUẬN 26
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ câu chuyện người cha và bó đũa đã từng được học ở những năm cấp 1 Mặc dù lúc đó với suy nghĩ của một đứa trẻ thì tinh thần đoàn kết là một cái gì đó có vẻ khó hiểu, nhưng chúng ta vẫn ý thức được rằng phải đoàn kết để tồn tại và sức mạnh của tập thể là cái mà không phải bất cứ
ai cũng có thể “bẻ gãy” Và phát biểu của một người Nhật trong một hội thảo, ông Giám đốc VJCC tại Hà nội khi tham dự đã nói rằng: "Người Việt Nam làm việc rất thông minh, cần cù, khi được các chuyên gia hướng dẫn thì họ biết phải làm gì và học hỏi rất nhanh, và thực tế là các bạn làm việc tốt hơn 3 lần so với người Nhật của chúng tôi, nhưng chỉ là khi các bạn làm một mình Tuy nhiên, khi các bạn làm việc tập thể thì các bạn làm không tốt bằng người Nhật chúng tôi vì khả năng làm việc nhóm của các bạn không tốt bằng người Nhật và tôi có thể khẳng định rằng khi làm việc tập thể thì 3 người Việt Nam mới bằng 1 người Nhật” Câu nói này thật sự khiến chúng ta phải suy nghĩ
Trong triết lý quản lý của người Nhật hay các nước tiên tiến trên thế giới, người ta luôn chú trọng vào phương thức làm việc nhóm (teamwork) ở tất cả các lĩnh vực: kinh doanh, tiếp thị, quan hệ khách hàng và đặc biệt nhấn mạnh trong lĩnh vực sản xuất Đơn giản vì sản xuất là nơi tập trung mọi nguồn lực hoạt động của doanh nghiệp Bên cạnh đó, làm việc nhóm cũng là phương thức được
khuyến khích và cần có trong quá trình thực hiện Hệ thống sản xuất Lean
Tại Việt Nam, trước đây chúng ta vẫn chưa có ý thức và tinh thần hợp tác cao trong khi làm việc tập thể, theo nhóm Xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ tri thức, tâm lý ỷ lại, hoặc ghanh tị, thiếu trách nhiệm, thiếu tin tưởng lẫn nhau…
đã dẫn đến cảnh "huynh đệ tương tàn" Điều này thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc hoặc sản xuất theo lối cũ
Nhưng ngày nay, trong thời buổi kinh tế hội nhập, chúng ta phải nhìn nhận phương thức làm việc nhóm là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và hiệu quả trong công việc Vậy làm thế nào để xây dựng nhóm làm
Trang 3việc hiệu quả? Những tồn tại và khó khăn nào đã gây sự thiếu hiệu quả khi làm việc nhóm? Các giải pháp xây dựng nhóm như thế nào…v.v.? Những câu hỏi này
sẽ phần nào được trả lời trong các chương sau
Trang 4PHẦN 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Làm việc nhóm là gì?
Nhóm là một tập thể người cùng làm việc vì một mục tiêu chung Một nhóm không thể làm việc hiệu quả khi mỗi thành viên trong nhóm chỉ lo tập trung vào mục tiêu riêng của mỗi người Nhóm làm việc không đơn thuần chỉ là tập hợp một nhóm người Nó là một tổ chức có chức năng, đặc trưng riêng và quy tắc hoạt động
Nhóm làm việc hình thành nên một đơn vị hoạt động cơ bản thông qua một quá trình Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán hoàn toàn, có lẽ sẽ không có nhiều cơ hội cho sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm Và hơn thế, nếu có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được Ngược lại, nhóm làm việc cũng là phương thức có thể được tận dụng dù với những cá nhân
ở những cách xa về địa lý và làm việc ở những dự án khác nhau
Nói một cách đơn giản, khi được xem là làm việc nhóm thì nhóm đó phải tạo ra được một tinh thần hợp tác, một sự phối hợp, và đồng thời các qui tắc được hiểu và làm đúng bởi các thành viên Nếu điều này diễn ra trong một nhóm người, hoạt động của họ sẽ được cải thiện bởi sự hỗ trợ chung cả về thực tế lẫn lý thuyết
2 Các khái niệm liên quan:
Khi con người làm việc theo nhóm luôn có hai vấn đề riêng lẻ tồn tại :
Đầu tiên là trách nhiệm và những vấn đề liên quan đến hoàn thành công việc Thông thường, đây là vấn đề duy nhất mà nhóm đó xem xét
Vấn đề thứ 2 lại nằm trong chính quá trình hoạt động của nhóm làm việc: tại đó, cơ chế mà nhóm vận hành như một đơn vị chứ không phải là một tập hợp người hỗn độn Đây là vấn đề không thường xảy ra nhưng nếu không chú ý đúng mức đến quá trình này, giá trị của nhóm có thể giảm bớt hoặc thậm chí bị huỷ hoại Với một cơ chế quản lý rõ ràng một chút, quá trình này có thể cải thiện giá trị của nhóm gấp nhiều lần giá trị tổng cộng của các cá nhân riêng lẻ Chính sự
Trang 5cộng hưởng này làm nhóm làm việc trở nên được ưa thích trong một tổ chức doanh nghiệp bất chấp những vấn đề có khả nǎng xảy ra khi hình thành nhóm
Bài viết này xem xét quá trình làm việc của nhóm và phương cách mà nó
có thể được sử dụng một cách hữu dụng nhất Điều cốt lõi là nhóm làm việc phải được xem như một nguồn lực quan trọng mà sự tồn tại của nó phải được quản lý giống như bất kỳ một nguồn lực nào khác, đồng thời, sự quản lý này nên được đảm nhiệm bởi chính nhóm đó, biến nó thành một phần hoạt động của nhóm
3 Vai trò của làm việc nhóm
Meredith Belbin cho rằng một nhóm có 9 vai trò Chúng ta thường hay thực hiện một hoặc nhiều vai trò của nhóm
Là người đặt nền móng: Họ là những nhà tư tưởng đi tiên phong; họ đề
ra ý tưởng mới; họ tìm ra giải pháp cho vấn đề khó khăn; họ có lối suy nghĩ cấp tiến, khác biệt, nhiều chiều và sáng tạo
Là người nghiên cứu tìm ra các phương sách: Họ là những người sáng
tạo, thích đưa ra ý tưởng mới và thực hiện chúng; họ là người hướng ngoại và rất được người khác mến mộ
Là người hợp tác: Họ tuân thủ theo quy tắc và được quản lý chặt chẽ; họ
có thể tập trung vào các mục tiêu và họ đoàn kết thành một nhóm thống nhất
Là người vạch kế hoạch: Họ luôn mong muốn đạt được kết quả, thành
tích; họ ưa thích thách thức và khát khao thu được kết quả
Là người đánh giá và phân tích: Họ phân tích đánh giá và cân nhắc; họ
là những người bình tĩnh và vô tư; họ luôn suy nghĩ một cách khách quan
Những người làm việc theo nhóm: Họ là những người luôn giúp đỡ lẫn
nhau và có tinh thần hợp tác cao; họ luôn đối thoại với nhau nhằm mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhóm
Những người thực hiện công việc Họ có kỹ năng làm việc tốt; họ làm
việc hết mình; họ muốn công việc được hoàn thành
Là người hoàn tất công việc: Họ kiểm tra chi tiết công việc; họ là người
gọn gàng và cẩn thận; họ làm việc hết sức tận tâm
Trang 6Là các chuyên gia: Họ mong muốn trang bị cho mình những kỹ năng
chuyên môn; họ làm việc rất chuyên nghiệp; họ có nhiều nghị lực và nhiệt huyết Khi bạn nghe thấy cách xưng hô “chúng tôi” nhiều hơn là kiểu xưng hô ‘tôi’ thì khi đó có nghĩa là bạn đã có một nhóm làm việc biết hợp tác với nhau
4 Mục đích của làm việc nhóm:
Các nhóm làm việc đặc biệt có ưu thế trong việc liên kết các tài nǎng và tạo ra những giải pháp sáng tạo đối với những vấn đề xa lạ; trong trường hợp không có những trình tự hay phương pháp thích hợp, những kỹ nǎng và kiến thức tổng hợp của cả nhóm tạo ra một lợi thế lớn hơn nhiều so với khả nǎng của một
cá nhân Tuy nhiên, nhìn chung có một lợi thế nổi trội trong một lực lượng lao động theo mô hình nhóm làm việc, khiến mô hình này được các nhà quản trị ưa thích Đó là, có thể tận dụng đầy đủ hơn các khả nǎng của một nhóm làm việc
Một nhóm có thể được coi là một đơn vị tự quản Phạm vi rộng các kỹ nǎng của các thành viên và sự tự theo dõi trong mỗi nhóm khiến nó dễ dàng nhận các trách nhiệm được phân cấp Xa hơn nữa, nếu cấp thấp nhất của mô hình bậc thang của lực lượng lao động được rèn luyện, thông qua sự tham gia vào việc ra quyết định trong nhóm, họ sẽ hiểu rõ hơn những mục tiêu và ý nghĩa công việc,
từ đó mỗi người sẽ có khả nǎng giải quyết tốt hơn những vấn đề liên quan đến công việc chung
Từ quan điểm cá nhân, bằng cách tham gia vào một nhóm, mỗi người có thể đóng góp những thành công cho nhóm, lớn hơn là tự họ có thể làm được việc khi phải thực hiện một cách đơn lẻ Kém lý tưởng hơn, nhóm tạo ra một môi trường nơi mức độ tự nhận thức về trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân được nâng cao; do đó, tạo ra một động lực hoàn hảo bằng sự tự trọng cộng với môi trường ít sức ép
Cuối cùng, đó là "sự công nhận giá trị cá nhân" Tuy nhiên, đây không phải là một động lực chính - điều quan trọng là tài nǎng của mỗi cá nhân sẽ được tận dụng tốt hơn khi ở trong một nhóm
Trang 75 Các giai đoạn phát triển nhóm làm việc
Thông thường, người ta coi sự phát triển của một nhóm có 4 giai đoạn: Hình thành, Xung đột, Bình thường hoá, Vận hành
5.1 Hình thành là giai đoạn nhóm được tập hợp lại Mọi người thường giữ
khoảng cách và rụt rè Sự xung đột chủ yếu là mang tính chất cá nhân và hoàn toàn là tiêu cực Do nhóm còn mới nên các cá nhân sẽ hạn chế những ý kiến riêng của mình và nhìn chung là khép kín Điều này đặc biệt đúng đối với một thành viên kém quan trọng và hay lo âu
5.2 Xung đột là giai đoạn tiếp theo Khi đó, các bè phái được hình thành,
các tính cách va chạm nhau, không ai chịu lùi Điều quan trọng nhất là rất ít
sự giao tiếp diễn ra vì không có ai lắng nghe và một số người vẫn không sẵn sàng nói chuyện cởi mở
5.3 Bình thường hoá Ơ' giai đoạn này, nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi
ích của việc cộng tác cùng với nhau và sự giảm bớt xung đột nội bộ Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận cởi mở với toàn bộ nhóm Sự tiến bộ lớn nhất là mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau Những phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó
5.4 Hoạt động trôi chảy Đây là điểm cao trào, khi nhóm làm việc đã ổn
định trong một hệ thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm Theo khía cạnh hoạt động, nhóm bắt đầu ở một mức độ hoạt động nhỏ hơn mức hoạt động của mọi cá nhân cộng lại và sau đó đột ngột giảm xuống điểm thấp nhất trước khi chuyển sang giai đoạn Bình thường hoá và sau đó là một mức độ hoạt động cao hơn nhiều so với lúc mới bắt đầu Chính mức độ hoạt động được nâng lên này là lý do chính giải thích cho việc sử dụng nhóm làm việc chứ không phải đơn thuần là những tập hợp các nhân viên
Trang 8Một điều đặc biệt thú vị là nhóm 10 chúng tôi đã trải qua tất cả các giai đoạn trên và đến bây giờ đã hình thành một nhóm 10 đoàn kết và hoạt động khá hiệu quả Xin lấy bản thân nhóm 10 của mình ra làm ví dụ về giai đoạn hình thành và phát triển
Đầu tiên là giai đoạn hình thành: Nhóm được hình thành dựa trên yêu cầu của giảng viên môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Hầu như mọi người chưa từng quen biết nhau trước đó nên trong các buổi thảo luận nhóm đầu tiên gặp nhiều trở ngại vì mọi người chưa thật sự bày tỏ hết quan điểm của mình và còn ngại phát biểu
Tiếp đến là giai đoạn xung đột: Lúc này nhóm có thể nói là hình thành hai nhóm nhỏ trong một nhóm lớn Hai nhóm ngồi ở hai vị trí khác nhau và thường có những quan điểm trái ngược nhau và chưa thật sự có sự thống nhất trong nhóm cũng như vẫn còn có sự e dè trong giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm
Giai đoạn thứ 3: Bình thường hoá: Sau khi cùng nhau thực hiện một số đề tài, bài tập nhóm các thành viên trong nhóm dần dần đã nhận ra sức mạnh của tập thể và đã bắt đầu biết lắng nghe và ghi nhận, cùng nhau tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả hơn
Giai đoạn cuối cùng là hoạt động trôi chảy: Từ khi học môn Quản Trị Học, theo yêu cầu của giảng viên chúng tôi đã ngồi chung một chỗ, và khoảng cách trước đây giữa hai nhóm nhỏ dường như không còn nữa Và phải giải bài tập tình huống với cả nhóm liên tục, cường độ làm việc cao nên nhóm hoạt động tiến bộ hẳn
Trang 9PHẦN 2: LÀM VIỆC NHÓM –CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1 Ưu và nhược điểm của làm việc nhóm
1.1 Ưu điểm
Gia tăng sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề
Ra quyết định có chất lượng cao hơn
Cải tiến qui trình
Gia tăng hiệu quả giao tiếp
Gia tăng tinh thần làm việc
1.2 Nhược điểm
Vài thành viên của nhóm có ưu thế hơn tác động đến tính khách quan trong các quyết định của nhóm
Những thành viên tích cực làm việc nhiều hơn những thành viên khác
Những thành viên giỏi có đủ khả năng để ra quyết định độc lập không cần đến nhóm
Ra quyết định trong nhóm có thể tốn thời gian nhiều hơn so với cá nhân ra quyết định
Sự khách biệt về kinh nghiệm, chuyên môn, văn hóa, có thể gây trở ngại cho nhóm làm việc hiệu quả
2 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm việc nhóm
2.1 Thuận lợi
2.1.1 Thuận lợi đối với cá nhân:
Ít áp lực hơn so với làm việc cá nhân Khi làm việc nhóm, công việc
được phân công cho các thành viên trong nhóm Do đó, công việc được giàn trải nên mỗi thành viên chỉ thực hiện một khâu trong khối việc chung Mỗi người đóng góp một tay nên cảm giác sẽ thoải mái hơn
Giảm sự hốt hoảng và tính vô dụng khi đương đầu với những mục tiêu lớn Khi đứng trước một mục tiêu lớn, với lượng công việc khổng lồ, chắc
hẳn mỗi người chúng ta đều bị ngợp và nhiều khi bối rối không biết bắt đầu từ
Trang 10đâu Nhưng khi làm việc nhóm, mọi người ngồi lại bàn bạc, mổ sẻ, phân nhỏ công việc Do đó mỗi thành viên sẽ không còn hoảng hốt rồi tự tin mà làm việc
Đúc kết được nhiều kinh nghiệm khi làm việc chung với người khác
Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo tại chức) Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức
Khơi dậy khả năng tiềm tàng, tính sáng tạo của các thành viên Tham
gia thảo luận, mỗi người sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc Từ đó mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình
Vì nhóm có thể tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mỗi cá nhân đều được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng và sẻ chia được đặt lên hàng đầu - nên có thể khuyến khích mọi người làm việc nhiệt tình hơn Mặt khác, nhóm có thể thu thập được nhiều thông tin và học hỏi nhiều kinh nghiệm, bí quyết hơn nhờ có nhiều thành viên Mỗi người học hỏi từ những thành viên khác
và cả người lãnh đạo và bổ sung những kỹ năng riêng biệt để tháo gỡ các vấn đề nan giải Điều này giải thích cho thực tế khác biệt giữa các công ty quốc tế vốn quen với mô hình làm việc nhóm hiện đại và các công ty Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lối làm việc theo tổ sản xuất truyền thống Tại các Công ty quốc tế, thành viên trong nhóm thường rất năng động, có cá tính mạnh mẽ và không ngại tranh luận với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu nhằm hoàn thành mục tiêu của nhóm Trong khi đó tại nhiều Công ty trong nước, các nhóm hoạt động thiếu đồng bộ, thành viên thiếu tin tường lẫn nhau, một số thành viên quá bị động, dựa dẫm vào trưởng nhóm hoặc các thành viên khác
Tăng cường tính hợp tác và xây dựng doanh nghiệp Hoạt động theo
nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục
Trang 11tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo
Mô hình nhóm có thể tạo ra sự giao tiếp và hợp tác tốt hơn trong tổ chức, do đó
nó có khả năng khơi dậy và duy trì tinh thần đồng đội, sự đoàn kết cao độ trong tập thể công ty
“Đồng đội” (TEAM) là một từ tượng trưng cho trạng thái làm việc lý tưởng thống nhất giữa lợi ích cá thể và lợi ích tập thể, từ đó thực hiện vận hành hiệu quả cao của tổ chức Tinh thần đồng đội của nhân viên được biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự phối hợp hài hoà, lấy lợi ích của doanh nghiệp làm trọng, yêu nghề, đoàn kết với đồng nghiệp trong tổ chức doanh nghiệp Hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp giống như chơi bóng chuyền Khi chơi bóng cần phân chia các vị trí, để thấy trách nhiệm của mỗi người Nhưng trong quá trình thi đấu, mỗi người đều phải phịu trách nhiệm đối với kết quả của trận đấu Khi vắng một
ai trong vị trí nào đó, một mặt đòi hỏi người được bổ sung vào hiểu rõ vai trò của mình, mặt khác các thành viên còn lại cần phối hợp với nhau và với thành viên mới một cách nhịp nhàng Cầu thủ không những phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, có trách nhiệm đối với lĩnh vực của mình, mà còn phải có ý thức toàn cục, chính là ý thức đồng đội
Đánh giá cao phần thưởng tinh thần khi hoàn thành công việc nhóm
Có nhiều động lực hơn để hoàn thành công việc Khi làm việc nhóm,
tinh thần làm việc sẽ được nâng cao Mọi người hăng hái làm việc hơn
Năng suất công việc hiệu quả hơn so với làm việc nhóm Đây là hệ quả
tất yếu, khi người lao động có thể phát huy khả năng của mình, giúp đỡ cùng nhau làm việc, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ
2.1.2 Thuận lợi đối với nhà quản trị
Ít căng thẳng và áp lực để hoàn thành mục tiêu vì làm việc theo nhóm
giúp tăng năng suất, lãi suất, sự trung thành và xoa bỏ căng thẳng nội bộ
Công tác quản lí nhóm dễ dàng hơn quản lí từng cá nhân vì nhóm
thường hoạt đông theo kiểu bán phân quyền (semi-autonomy)
Trang 122.1.3 Thuận lợi đối với doanh nghiệp
Đóng góp đáng kể trong việc tăng năng suất, lãi suất và giúp doanh nghiệp phát triển Mỗi nhóm là một tế bào của công ty Khi các nhóm hoạt
động hiệu quả thì công việc sẽ trôi chảy Năng suất của toàn công ty sẽ tăng Các
nhóm làm việc càng hiệu quả thì công ty sẽ lớn mạnh hơn
Góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp Một doanh nghiệp duy trì
được mô hình nhóm hiệu quả đồng nghĩa với việc hình thành một nét văn hóa
đẹp cho tổ chức: văn hóa chia sẻ và hợp tác trên cơ sở các mối quan hệ bình đẳng
Tạo dựng hình ảnh tích cực đối với khách hàng bên ngoài và những
nhân viên tiềm năng Khi khách hàng nhìn thấy doanh nghiệp có trong tay một
đội nhân viên năng động sáng tạo, phát huy khả năng làm việc nhóm, họ sẽ tin tưởng và muốn hợp tác với doanh nghiệp Đội ngũ nhân viên này không những đem lại năng suất cao cho công ty mà còn ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng Bên cạnh đó, họ còn tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn, hiệu quả cao Vì thế, họ tạo
sự hấp dẫn cho các thành viên tiềm năng Những người đã gắn bó với doanh
nghiệp thì sẽ không muốn ra đi và những người ở ngoài sẽ bị cuốn hút vào
2.2 Khó khăn
2.2.1 Thiếu tin cậy
- Tin cậy là sự tin tưởng giữa các thành viên, không đề phòng, luôn tin rằng ý định của đồng đội là tốt và có thể thoải mái chia sẻ điểm yếu và những vấn đề riêng tư
- Biểu hiện của sự thiếu tin cậy là:
Làm một mình, miễn cưỡng yêu cầu hỗ trợ, giúp đỡ
Thiếu sự khai thác, học hỏi, chia sẻ
Sợ chê khi thất bại
Lãng phí thời gian để gây dựng ấn tượng cá nhân
Ngại những công việc và hoạt động tập thể
Thiếu xung đột, ngại tranh cãi, tâm lý đề phòng
Khi tranh luận không tập trung vào vấn đề chính
Trang 13 Giành nhiều thời gian giải quyết các mối quan hệ với các thành viên khác trong đội do luôn nghi ngờ và đề phòng
- Nguyên nhân
Từ phía cá nhân:
+ Mục đích cá nhân chưa gắn với mục đích tập thể
+ Sợ bộc lộ yếu điểm, sợ mất hình ảnh và các mối quan hệ
Môi trường Tập Thể:
+ Thiếu lắng nghe, chia sẻ
+ Biến cố trước đó: Thất bại hoặc scandal gây tâm lý hoang mang, lo lắng
+ Sự phá hoại: cố tình gây chia rẽ, nói xấu…
2.2.2 Không quan tâm đến kết quả công việc
- Biểu hiện
Làm việc không có kết quả
Trì trệ, thường xuyên thất bại
Hướng đến mục tiêu cá nhân
Những người hướng đến mục đích chung lần lượt ra đi
Luôn cho rằng đó không phải là việc của mình
Không làm hết mình, tư tưởng làm lấy được, làm cho xong
Khuyến khích người khác làm những cái bình thường
Thói quen đổ lỗi
Bỏ lỡ những hạn chót: Không hoàn thành công việc đúng kỳ hạn đã đặt ra hoặc đã cam kết, thường xuyên gia hạn thời gian
Dồn việc cho lãnh đạo