Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần hàng hải Sài Gòn (SMC) đến năm 2015
Trang 1CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI SÀI GÒN (SMC)
ĐẾN NĂM 2015 Tiểu luận môn học Quản trị Chiến lược
GVHD: TS Hoàng Lâm Tịnh Nhóm thực hiện:
Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Danh sách thành viên: 04 Phạm Dũng
01 Dương Hoàng An 05 Nguyễn Thái Sơn
02 Phạm Trung Hiếu 06 Phùng Khắc Cường
03 Hồ Trọng Nghĩa 07 Nguyễn Văn Thanh
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Trang 2STT Họ và tên Ngày sinh Lớp Xác nhận
01 Dương Hoàng An 21/09/1969 QTKD Đêm 2
02 Phạm Trung Hiếu 20/12/1977 QTKD Đêm 1
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI SÀI GÒN 1
1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY 1
1.2 TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY 2
1.2.1 Tầm nhìn 2
1.2.2 Sứ mệnh 2
1.2.3 Mục tiêu 2
1.3 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2
1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 4
2.1 MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 4
2.1.1 Lực lượng nhân sự 4
2.1.2 Hoạt động marketing 4
2.1.3 Hoạt động quản lý chất lượng 5
2.1.4 Ứng dụng công nghệ 5
2.1.5 Hệ thống cơ sở vật chất 5
2.1.6 Hoạt động quản lý tài chính 6
2.1.7 Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Công ty 8
2.2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 9
2.2.1 Môi trường vĩ mô 9
2.2.2 Môi trường ngành 12
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 38
3.1 DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH 38
3.1.1 Đối với dịch vụ vận tải Bắc – Nam 38
3.1.2 Dịch vụ vận tải container bằng đường thủy nội địa 38
3.2 MA TRẬN SWOT 39
3.2.1 Xây dựng ma trận SWOT 39
Trang 43.2.2 Xác định mục tiêu chiến lược 39
3.2.3 Phân tích chiến lược 41
3.3 PHÂN TÍCH DANH MỤC VỐN ĐẦU TƯ 45
3.3.1 Dịch vụ vận tải hàng hoá miền Tây 48
3.3.2 Dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu 50
3.3.3 Dịch vụ đại lý hàng hải 51
3.3.4 Dịch vụ vận tải Bắc – Nam 51
3.3.5 Dịch vụ khai thác kho bãi và cung ứng hàng hải 52
3.4 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 53
3.5 PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG 55
3.5.1 Phát triển đội ngũ phương tiện vận tải 56
3.5.2 Phát triển sản phẩm, dịch vụ, xâm nhập thị trường mới 57
3.5.3 Đa dạng và linh động các phương thức cạnh tranh 57
3.5.4 Cải thiện năng lực và tiềm lực tài chính 58
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 59
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động tại Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn 4
Bảng 2.2 Phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh 6
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh các năm trước 8
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 8
Bảng 2.5 Các điểm mạnh và điểm yếu 9
Bảng 2.6 Đội tàu phục vụ dịch vụ vận tải Bắc Nam của Công ty VINAFCO 20
Bảng 2.7 Cơ cấu khách hàng của Công ty tuyến vận tải Bắc – Nam 31
Bảng 2.8 10 doanh nghiệp XK thuỷ sản hàng đầu Việt Nam năm 2008 32
Bảng 2.9 Cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ vận tải container bằng đường thuỷ nội địa của Công ty SMC 33
Bảng 2.10 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 35
Bảng 2.11 Các cơ hội và nguy cơ của Công ty SMC 36
Bảng 3.1 Giá trị sản lượng của Công ty SMC 46
Bảng 3.2 Bảng phân tích ma trận BCG 47
Bảng 3.3 Ma trận QSPM các chiến lược 54
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty SMC 3
Hình 2.1 Chuỗi giá trị của Công ty SMC 7
Hình 2.2 Nguồn gốc khác biệt hóa của đối thủ VINAFCO 21
Hình 2.3 Nguồn gốc khác biệt hóa của đối thủ GEMADEPT 26
Hình 2.4 Nguồn gốc khác biệt hóa của đối thủ VINALINES 28
Hình 3.1 Ma trận SWOT và các chiến lược cạnh tranh của Công ty SMC 39
Hình 3.2 Ma trận BCG và các chiến lược SBU 47
Hình 3.3 Chiến lược tăng trưởng tập trung minh họa trong chuỗi giá trị 56
Trang 6CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN
HÀNG HẢI SÀI GÒN
1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY
Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn (tên viết tắt SMC) là một doanh nghiệp nhà
nước, được thành lập năm 1998 theo Quyết định 630/HĐQT ngày 17/12/1998 của
Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty hàng hải Việt Nam Từ ngày 15/04/2002, Công ty
chính thức chuyển sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 538/QĐ/BGTVT ngày
01/03/2002 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và theo giấy đăng ký kinh doanh
số 4103000942 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp HCM cấp ngày 15/04/2002
Là một doanh nghiệp nhỏ, hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam (VINALINES), toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty như đại lý giao
nhận, vận tải đa phương thức đến giao nhận quốc tế đều thực hiện theo chỉ tiêu của
Tổng Công ty giao phó và được bao cấp toàn bộ Nhưng với nổ lực vượt bậc của
lãnh đạo cộng với sự hỗ trợ của Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên,
Công ty đã tháo gỡ dần công nợ, cân bằng thu chi Cuối quý 1/2002, Công ty cổ
phần hàng hải Sài Gòn đã được chuyển đổi thành Công ty cổ phần độc lập Từ đó
đến nay, Công ty hàng hải Sài Gòn đã đạt được mức độ tăng trưởng khá về doanh
thu và lợi nhuận, mức cổ tức hàng năm từ 15% đến 20% Công ty đã tổ chức được
các chi nhánh tại Hà Nội, Hải phòng, Cần Thơ và văn phòng đại diện tại An Giang
tạo thành mạng lưới hoạt động hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh
doanh Sự kiện được niêm yết trên thi trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
ngày 15/08/2006 đã tạo thêm động lực cho sự phát triển của Công ty
Hơn 10 năm qua, quãng thời gian không dài lắm nhưng Công ty đã có những bước
chuyển đổi lịch sử, từ 15 cán bộ nhân viên, nay đã có hơn 150 người với đủ trình độ
từ tiến sĩ, thạc sĩ, thuyền trưởng viễn dương, đến cán bộ nhân viên với chuyên môn
nghiệp vụ giỏi, sẵn sàng đương đầu với thử thách và tiến trình hội nhập và đáp ứng
Trang 7nhu cầu phục vụ cao nhất đối với khách hàng Kết quả của quá trình phát triển trên
là sự đa dạng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty, sự đa dạng trên
nhiều lĩnh vực và sự phong phú của hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt
động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững hiện tại và trong tương lai
1.2 TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
1.2.1 Tầm nhìn
Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận tải đa phương thức trong
khu vực, vững vàng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá thương mại
1.2.2 Sứ mệnh
• Luôn phấn đấu thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với giá cả
hợp lý
• Luôn xem xét để cải thiện quy trình phục vụ, thực hiện quản lý chất lượng
một cách hoàn hảo nhất theo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
1.2.3 Mục tiêu
• Tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng
• Hoàn thiện cơ chế quản lý hiệu quả và hoàn thiện
• Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ năng động và có năng lực
1.3 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ cung ứng tàu biển, môi giới hàng hải, đại lý tàu
biển, đại lý container, vận tải đa phương thức, đại lý giao nhận hàng hoá, chế biến
xuất nhập khẩu thủy sản, kinh doanh xăng dầu, xây dựng kết cấu hạ tầng dân dụng
và bến cảng, xếp dỡ hàng hoá và khai thác cảng, kinh doanh kho bãi, kinh doanh
vận tải hàng hoá đường biển, sửa chữa ô tô và các loại máy móc, đóng mới, sửa
Trang 8chữa các loại rờ moóc, container, tàu thuyền, sà lan, canô, mua bán bảo dưỡng xe và
phụ tùng xe ô tô các loại, kinh doanh nhà ở, dịch vụ nhà đất, cho thuê văn phòng
1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn
kế toán
Phó giám đốc
kỹ thuật Phòng kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh Phòng đại lý giao nhận Phòng khai thác container Phòng kinh doanh Phòng khai thác tàu Tổng giám đốc
Trang 9CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ VÀ
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1 MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
2.1.1 Lực lượng nhân sự
Mục tiêu của Công ty trong quản lý nguồn nhân lực là đảm bảo cho mọi cán bộ,
nhân viên được đào tạo và huấn luyện tốt nhất để có đủ năng lực trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ giỏi, ứng xử văn hoá, hoàn thành nhiệm vụ quyền hạn được giao
một cách hiệu quả
Trong quy trình quản trị nhân sự, Công ty có những chính sách thống nhất, xuyên
suốt từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến các khâu đãi ngộ, ưu đãi
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động tại Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn
Lao động
Trình độ
Cộng Sau
Cao đẳng, trung cấp
Hoạt động marketing của Công ty cho đến thời điểm này còn yếu kém và chưa được
đầu tư đúng mức, thể hiện qua:
Trang 10• Hoạt động marketing hầu như tự phát, rời rạc ở các phòng ban
• Công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều chủ quan, phiến diện và mang
nặng chủ nghĩa cá nhân
• Bỏ ngỏ công tác xây dựng hình ảnh và thương hiệu
2.1.3 Hoạt động quản lý chất lượng
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng dịch vụ
trong chiến lược kinh doanh, Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt
tiêu chuẩn ISO 9001 và được cấp giấy chứng nhận ISO 9001: 2000 của tập đoàn
DNV từ năm 2004 Công ty thường xuyên xem xét, cải tiến để thỏa mãn ngày càng
cao nhu cầu của khách hàng với mức giá cả hợp lý Đây là điểm mạnh của Công ty
2.1.4 Ứng dụng công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh còn rất nhiều hạn chế, đặc
biệt là công tác lưu trữ và quản lý dữ liệu kinh doanh còn mang tính thủ công, hành
chính giấy tờ, thiếu sự quan tâm của lãnh đạo Công ty
Việc trao đổi thông tin về khách hàng và đối tác còn bị hạn chế giữa các bộ phận,
các chi nhánh; sự chia sẻ thông tin giữa các bộ phận là không đáng kể nên hạn chế
rất nhiều trong tiếp cận thông tin, tiếp cận khách hàng
2.1.5 Hệ thống cơ sở vật chất
Sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển, cơ sở vật chất của Công ty đã đạt được những
thành quả đáng tự hào với tổng giá trị tài sản hơn 170 tỷ đồng
Một số phương tiện vận tải thuộc do Công ty sở hữu bao gồm 18 xe đầu kéo, 59
rơ-móc các loại, 08 xà lan 24 TEUs và 01 tàu biển 20.000 DWT
(Vui lòng xem bảng 2.2)
Trang 11Bảng 2.2 Phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh
Phương tiện
Số lượng
Hình thức
(Nguồn: Phòng kỹ thuật của Công ty)
Chú thích:
• TEUs: đơn vị đo của hàng container hóa tương đương với một container tiêu
chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích)
• DWT: viết tắt của cụm từ tiếng Anh deadweight tonage, là đơn vị đo năng
lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn Một con tàu được khẳng định
là có trọng tải ví dụ 20 nghìn DWT nghĩa là tàu này có khả năng an toàn khi
chuyên chở 20 nghìn tấn trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thủy thủ đoàn,
hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước trên tàu, không xét các yếu tố khác
ảnh hưởng đến an toàn của tàu Cầu tàu 20 nghìn DWT là cầu tàu tại cảng có
đủ độ sâu, chiều dài và phương tiện bốc dõ phù hợp để đón nhận và phục vụ
tàu thủy 20 nghìn DWT
2.1.6 Hoạt động quản lý tài chính
Tổng dư nợ vay tại thời điểm 31/12/2008, Công ty không có khoản nợ quá hạn nào
Khoản nợ ngắn hạn là 43.126.076.263 đồng và nợ dài hạn là 66.568.952.347 đồng
Trang 12Hình 2.1 Chuỗi giá trị của Công ty CP Hàng hải Sài Gòn
Trang 13Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
4 Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( EPS) (đồng ) 2,27 4,01 76,90
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của Công ty)
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
2.1.7 Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Công ty
Từ những phân tích môi trường nội bộ phần trên, chúng ta thấy rằng Công ty cần
quan tâm hơn nữa tới hoạt động marketing giúp cho công tác quảng bá hình ảnh của
Công ty và của sản phẩm/dịch vụ tới được khách hàng, nhất là những sản
Trang 14phẩm/dịch vụ chủ lực, có vị thế trên thị trường Ngoài ra với những điểm mạnh về
nhân sự cần xây dựng sức mạnh tập thể và từ lãnh đạo và quản lý các cấp đến toàn
bộ từng thành viên nhằm phát huy hơn nữa năng lực cốt lõi
Tổng kết các yếu tố môi trường nội bộ, rút ra được 5 điểm mạnh nhất và 5 điểm yếu
nhất có ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại và chiến lược kinh doanh của Công ty
Trong đó, hai yếu tố lãnh đạo có kinh nghiệm, năng lực và quản lý tốt cùng đội ngũ
nhân viên có trình độ cao, tuổi đời trẻ và năng động đã thể hiện sức mạnh của
nguồn nhân lực, tổng hợp thành điểm mạnh duy nhất là nguồn nhân lực
Bảng 2.5 Các điểm mạnh và điểm yếu
Hệ thống nhân lực có chất lượng tốt Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu
Hệ thống quản lý chất lượng khá tốt Công tác marketing yếu kém, chưa được quan
tâm đúng mức Sản phẩm dịch vụ tốt, có uy tín Hệ thống thông tin quản lý yếu kém
Chính sách kinh doanh tốt Năng lực và tiềm lực tài chính yếu
Quan hệ tốt đẹp, lâu bền với các đối tác và cơ
quan chức năng
Công tác dự báo, xây dựng kế hoạch kinh doanh yếu
2.2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.2.1 Môi trường vĩ mô
2.2.1.1 Các yếu tố chính trị pháp lý
Những thuận lợi:
• Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công tác giao nhận vận tải
thông qua chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành giao thông vận tải;
Trang 15• Cam kết hiệp định khung ASEAN, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài;
• Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời một số dịch
vụ hàng hải vẫn còn được bảo hộ như: đại lý hàng hải, dịch vụ tàu lai dắt…
Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với không ít những
khó khăn và thách thức bởi các nguyên nhân:
• Chính phủ chưa có hành lang pháp lý, khó thâm nhập thị trường nước ngoài,
các văn bản ban hành có liên quan chưa phát huy đầy đủ tác dụng nên làm
khó khăn cho doanh nghiệp;
• Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ thích hợp cho các doanh nghiệp trong
nước để thực hiện hội nhập;
• Còn nhiều qui định khắt khe;
• Chính phủ chưa có chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và cho phép
các doanh nghiệp có đủ điều kiện được phép kinh doanh khai thác các cảng
biển quốc tế
2.2.1.2 Các yếu tố kinh tế
Đối với các dịch vụ hàng hải, các Công ty trong nước luôn có ưu thế hơn các đối
thủ khác do thông thuộc phong tục tập quán của địa phương, có những mối quan hệ
tốt với khách hàng, nhất là các khách hàng vừa và nhỏ, quan hệ tốt với các cơ quan
quản lý nhà nước
Vận tải thủy có ưu điểm giá cước rẻ, bình quân 147 đồng/tấn/km chỉ bằng 35% so
với đường sắt và 33% so với đường bộ Vốn đầu tư không quá lớn Theo thống kê,
tỷ trọng vận chuyển hàng hóa đường thủy hàng năm tăng hơn 10% kể từ năm 1997
bởi các yếu tố chủ quan và khách quan như giá dầu không ổn định và vẫn ở mức
Trang 16cao; khủng hoảng tài chính qui mô toàn cầu bùng nổ vào tháng 9/2008; chính sách
tài chính hỗ trợ của Chính phủ; gia nhập WTO
Bên cạnh đó do yếu tố hội nhập kinh tế mà các doanh nghiệp vận tải của nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam với ưu thế vốn lớn cũng phát triển nhanh chóng, từ việc phải
liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước để xâm nhập thị trường nội địa, hiện
nay các doanh nghiệp vận tải nước ngoài đã thành lập các Công ty 100% vốn nước
ngoài (ngoại trừ các ngành nghề còn được sự bảo hộ của nhà nước) tạo nên một hệ
thống kinh doanh khép kín trong và ngoài nước tạo ưu thế cạnh tranh rất lớn
2.2.1.3 Các yếu tố công nghệ
Trình độ công nghệ của nền kinh tế nước ta còn lạc hậu rất nhiều so với những nước
công nghiệp phát triển và các nước trong khu vực Những năm qua, nhiều doanh
nghiệp đã có đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao
từ các nước công nghiệp phát triển, song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị
còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt Hiện còn
tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu,
trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và làm
giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra Tuy nhiên việc
đầu tư đổi mới thiết bị là một bài toán nan giải trong ngành hàng hải vì nó đòi hỏi
vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, vì vậy, đổi mới công nghệ được xem là năng
lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.1.4 Các yếu tố tự nhiên
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có mật độ sông kênh lớn
nhất So với các nước trên thế giới, Việt Nam được UNESCO xếp vào top 10 nước
có mạng lưới sông dày đặc nhất thế giới
Từ đây cho thấy tiềm năng của vận tải thủy nội địa là to lớn, nhưng trong những
năm qua vẫn chưa đạt yêu cầu do những nguyên nhân sau:
Trang 17• Luồng lạch ra vào các cảng biển Việt Nam phần lớn đều đi dọc theo các con
sông, mức độ dao động thủy triều lớn, chịu ảnh hưởng rất nhiều của sa bồi,
luồng lạch dài, chiều sâu hạn chế
• Hiệu quả khai thác các sông kênh chưa cao do chủ yếu vẫn là tận dụng điều
kiện tự nhiên sẵn có
• Những tuyến giao thông chính có luồng lạch cạn hẹp, hoạc có bán kính cong
dễ gây tai nạn
Với những hạn chế nêu trên thì hoạt động giao thông thủy chỉ giới hạn ở trong vùng
mà chưa có sự lưu thông giữa các vùng
2.2.2 Môi trường ngành
Mặc dù lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn đa
dạng trên nhiều lĩnh vực, nhưng năng lực cốt lõi và là ưu thế lớn nhất của Công ty
kể từ khi thành lập đến nay và thậm chí trong tương lai gần sẽ vẫn chỉ là các sản
phẩm/dịch vụ đã làm nên tên tuổi của Công ty hôm nay là 2 dịch vụ: Dịch vụ vận tải
Bắc Nam và dịch vụ vận tải container bằng đường thủy nội địa Vì thế trong phần
phân tích môi trường ngành trong việc xây dựng chiến lược phát triển của Công ty
chúng ta sẽ đặt trọng tâm vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến 2 dịch vụ
này nhằm đánh giá khách quan vị thế của Công ty trong thị trường và định hướng
phát triển cho Công ty
2.2.2.1 Nhà cung cấp
Việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp, các nhà thầu phụ có vai trò quan
trọng, đây được coi là tính đặc thù của ngành giao nhận vận tải Mối quan hệ giữa
các sản phẩm/dịch vụ của Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn với các nhà cung cấp
được thể hiện như sau:
Trang 18HÃNG TÀU
• Đối với dịch vụ vận tải Bắc – Nam
Theo qui trình hoạt động của dịch vụ vận tải Bắc – Nam thì chủ hàng sẽ giao
hàng cho Công ty để vận chuyển, Công ty sẽ liên hệ với các hãng tàu để đặt
chỗ Trong khi đó, hãng tàu cũng tham gia hoạt động vận chuyển hàng hóa
tuyến Bắc – Nam và cũng trực tiếp cạnh tranh với Công ty
Trong tình huống trên, Công ty chỉ là trung gian giữa chủ hàng và hãng tàu,
nghe có vẻ mâu thuẫn về quyền lợi giữa chủ hàng, chủ tàu và Công ty nhưng
đây là mối quan hệ hữu cơ có tính tương hỗ cao giữa 3 thành phần cấu thành:
o Các hãng tàu luôn luôn muốn tàu của mình đầy hàng mỗi khi ra khơi
tuy nhiên không phải hãng tàu nào cũng đủ năng lực điều kiện và tính hiệu quả để có thể xây dựng một bộ máy tìm hàng hóa vận tải cho tàu của mình do vậy họ phải thông qua hệ thống môi giới tìm hàng là các đơn vị dịch vụ hàng hải , các Công ty môi giới hàng hải, các Công ty giao nhận,…
o Chủ hàng luôn muốn chi phí vận chuyển là thấp nhất
o Các Công ty giao nhận sẽ thỏa mãn mong muốn của hãng tàu thông
qua việc gom hàng trên thị trường để bán lại cho hãng tàu (các hãng tàu sẽ hạ giá cước phí theo số lượng hàng hóa) và thỏa mãn mong muốn của chủ hàng bằng cước phí thấp hơn các hãng tàu
Sự đe dọa cạnh tranh từ nhà cung cấp càng tăng thêm với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin liên lạc hiện nay, khi các chủ hàng không cần thông qua trung
gian mà vẫn có thể làm việc trực tiếp với hãng tàu thông qua hệ thống thông
tin toàn cầu hiện nay (Internet)
Tuy nhiên, với mối quan hệ hữu cơ lâu đời với các hãng tàu cùng những kiến
thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sự am hiểu thị trường về thực
Trang 19tế hoạt động giao nhận đã giúp cho mối quan hệ của Công ty với các nhà
cung cấp là mối quan hệ hợp tác, xây dựng trên cơ sở lợi ích của hai bên
Để hạn chế nguy cơ từ hãng tàu, điều cần thiết là phải có đội tàu vận chuyển
riêng và đây cũng là một trong những bước đi chiến lược của Công ty
• Đối với dịch vụ vận tải container bằng đường thủy nội địa
Ngược lại với dịch vụ vận tải Bắc – Nam , yếu tố hãng tàu trong dịch vụ vận
tải container bằng đường thủy nội địa hoàn toàn không có nguy cơ, vì chủ
hàng và hãng tàu đã làm việc với nhau và Công ty chỉ làm nhiệm vụ vận
chuyển hàng hóa (container) từ cửa khẩu/cơ sở của chủ hàng và thay mặt chủ
hàng làm thủ tục nhập/xuất Lý do là khối lượng hàng hóa xuất bằng
container tại các địa phương khCông ty lớn, không tập trung mà rải rác ở các
đơn vị có hàng hóa xuất khẩu, trong khi đó chi phí đưa tàu vào các cảng địa
phương lớn, phần thu vào không đủ bù chi, do vậy các hãng tàu luôn phải
thông qua các đơn vị vận tải địa phương để vận chuyển container xuất nhập
từ các cảng đẩu mối về các địa phương
Vì vậy đối với dịch vụ này của, các hãng tàu tỏ ra khá ưu ái vì dịch vụ này là
một thành phần trong chuỗi vận chuyển của hãng tàu, giúp cho việc tiếp cận
khách hàng ở tỉnh đồng bằng sông cửu long dễ dàng hơn
Yếu tố hãng tàu ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận vận tải của Công ty là
không cao, ít nhất là trong 5 năm nữa, nhưng để đảm bảo sự phát triển của
hai dịch vụ chủ lực, vẫn cần thiết phải đầu tư mạnh vào phương tiện vận tải
CÔNG TY GIAO NHẬN
• Đối với dịch vụ vận tải Bắc – Nam
Các Công ty giao nhận cũng có qui trình hoạt động như dịch vụ vận tải Bắc
Nam, mặc dù chỉ là một mặt trong hoạt động kinh doanh của các Công ty
Trang 20giao nhận, vì thế đây cũng chính là đối thủ cạnh tranh của Công ty trong
mảng vận tải Bắc – Nam Nhưng vì trong hoạt động giao nhận hàng hóa, các
Công ty giao nhận thường có những hoạt động giao dịch hàng hóa với nhau
như việc bán lại hợp đồng vận tải, chia xẻ hợp đồng vận tải, … vì thế trong
nhiều trường hợp ta vẫn xem xét các Công ty giao nhận như là nhà cung cấp
Với việc bùng nổ các Công ty giao nhận trong vài năm gần đây, thì sự liên
kết giữa Công ty giao nhận là một yếu tố tích cực có tính bền vững
• Đối với dịch vụ vận tải container bằng đường thủy nội địa
Đây là tuyến vận tải ngắn nên không có sự tham gia của các Công ty giao
nhận, mà chỉ có các Công ty vận tải mà ta sẽ xem xét trong phần phân tích
đối thủ cạnh tranh
Yếu tố Công ty giao nhận ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận, vận tải của Công ty
là không cao Nhưng khi xem xét ở khía cạnh các đối thủ cạnh tranh là nhà cung
cấp thì nếu nhà cung cấp có tính cạnh tranh cao với Công ty thì đây sẽ là yếu tố cần
phải xem xét kỹ càng cho chiến lược hội nhập dọc nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của Công ty
CÁC NHÀ THẦU PHỤ
Chỉ xuất hiện trong dịch vụ vận tải Bắc – Nam, hàng hóa trong dịch vụ này bao gồm
2 loại: container và hàng lẻ Hàng lẻ là hàng hóa có số lượng không đủ để đóng
trong một container nên để tiết kiệm chi phí cho khách hàng và dễ quản lý, vận
chuyển, Công ty cần những nhà thầu phụ để đóng gói số hàng rời đó thành các
thùng, hộp, gói, kiện,… rồi đóng vào container
Yếu tố các nhà thầu phụ không có tính đe dọa trong cạnh tranh
Trang 21BẢO HIỂM
Bảo hiểm là một trong những yếu tố bắt buộc phải có trong vận tải nói chung và vận
tải đường biển, đường thủy nói riêng, nó sẽ giúp cho Công ty thông qua các Công ty
bảo hiểm bồi thường cho khách hàng hoặc được bồi thường trong trường hợp xảy ra
rủi ro đối với hàng hóa, trang thiết bị, con người… khi vận tải, qua đó tránh được
những thiệt hại lớn cho Công ty Bảo hiểm chiếm tỷ trọng đáng kể trong cước phí
Yếu tố bảo hiểm không có tính đe dọa trong cạnh tranh
SẢN PHẨM THAY THẾ
Trên thị trường vận tải hàng hóa nói riêng hiện nay, các hình thức vận chuyển như
đường bộ, đường thủy, đường hàng không đã tạo ra nhiều cơ hội cho các chủ hàng
cân nhắc, lựa chọn theo các tiêu chí như cước phí thấp, an toàn, hiêu quả về số
lượng vận chuyển, thời gian vận chuyển, hay bốc dỡ hàng hóa… Điều này đồng
nghĩa với việc dịch vụ vận tải thủy nói chung phải luôn luôn cạnh tranh với các sản
phẩm thay thế như ô tô, tàu hỏa (đường bộ), máy bay (hàng không)
Mặc dù vậy, phương thức vận tải thủy vẫn phát huy được các thế mạnh các sản
phẩm thay thế khác không thể có được để đóng vào trò không thể nào thay thế được
trong quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa Có thể nói rằng, vận tải thủy là một
trong những lợi thế tạo nên sức mạnh kinh tế của một quốc gia
Trong lần trả lời báo chí bên lề hội nghị phát triển giao thông vận tải vùng đồng
bằng sông Cửu Long do Chính phủ tổ chức vào trung tuần tháng 2/2005, cố thủ
tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh “Tới đây không có đường nào thay thế đường
nào, vì mỗi đường có một lợi thế riêng Càng hiện đại hóa thì càng phải quan tâm
phát triển vận tải thủy Ở vùng này, cho dù đường bộ, đường sắt, đường hàng không
có phát triển bao nhiêu thì vẫn không thể thay thế đường thủy Nhưng cần phải gắn
kết chặt chẽ hơn nữa giữa qui hoạch giao thông, thủy lợi với xây dựng các cụm
tuyến dân cư, có như thế mới tránh lãng phí vốn và phát huy hiệu quả cao
Trang 222.2.2.2 Các đối thủ cạnh tranh
CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO
VINAFCO tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, do Bộ Giao thông Vận tải thành lập
năm 1987 Năm 2001, chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Trung
ương Năm 2002 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần VINAFCO (gọi tắt là
VINAFCO)
• Lĩnh vực hoạt động
o Vận tải hàng hóa bằng đường biển
Dịch vụ vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế; kinh doanh kho bãi; trung tâm phân phối hàng hóa; kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, khoáng sản
o Hoạt động vận tải container nội địa
Là một trong các hãng tàu kinh doanh khai thác vận tải container chuyên tuyến nội địa Bắc Nam, với lịch trình tầu hợp lý, nhận vận chuyển các loại hàng hoá khác nhau đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về thời gian và chất lượng dịch vụ góp phần nâng được vị thế của VINAFCO vươn lên một tầm cao mới, khẳng định được thương hiệu của mình
o Tổ chức vận tải hàng hoá đa phương thức
Để tạo được sự chuyên môn hoá trong dịch vụ vận tải ngoài việc vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển từ cảng đến cảng, Công ty còn tổ chức vận chuyển hàng hoá kết hợp với các phương thức vận chuyển khác như đường sắt, đường bộ, đảm bảo hàng hoá được vận chuyển an toàn, nhanh chóng
Trang 23Là một đơn vị vận tải chuyên nghiệp, nhận và trả hàng tại kho khách hàng, luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng cách gia cố chèn lót hàng hóa đảm bảo vận chuyển an toàn nhất và với giá cước tải thấp nhất Vì vậy dịch vụ vận chuyển hàng hoá từ kho đến kho đã trở thành thế mạnh của hãng tầu VINAFCO được nhiều khách hàng biết đến
o Đại lý hàng hải
Với kinh nghiệm là hãng tàu nhiều năm cùng đội ngũ cán bộ đại lý chuyên nghiệp về lĩnh vực hàng hải Nhận làm đại lý hàng hải cho các hãng tàu trong nước và nước ngoài có nhu cầu cập cảng tại hai cảng lớn Hải Phòng và Sài Gòn Thủ tục đại lý nhanh gọn, tàu được thu xếp làm hàng và xếp dỡ trong thời gian nhanh nhất đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu cho tầu
o Kinh doanh khai thác bãi container
Công ty đang tổ chức kinh doanh khai thác bãi chứa container rỗng tại khu vực Đình Vũ - Hải Phòng, với vị trí thuận lợi nằm trong địa phận gần cảng trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế tại phía Bắc
Tại bãi luôn có 02 xe nâng/hạ container hoạt động với tần suất cao và liên tục 24h/24h, có phần mềm hỗ trợ khách hàng theo dõi container xuất nhập hàng ngày Nhận làm các dịch vụ hỗ trợ như vệ sinh các loại container và PTI container lạnh cho các khách hàng có nhu cầu
sử dụng dịch vụ Hiện nay Công ty đã được một số hãng tàu lớn tin tưởng sử dụng dịch vụ như HANJIN, MASSAN
o Dịch vụ sửa chữa container
Cùng với mảng kinh doanh khai thác bãi, dịch vụ sửa chữa container cũng đang là một thế mạnh của bãi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ tại bãi cũng như các khách hàng khác tại khu
Trang 24vực Hải phòng Nhận đại tu, trung tu, sửa chữa nhỏ các loại
vỏ container đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn IICL quốc tế
Với đội ngũ CBCNV chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình, năng động luôn mong muốn đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng, thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong các dịch vụ
mà mình cung cấp
• Các hoạt động kinh doanh
Công ty tham gia vào góp vốn liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước
và ngoài nước, đầu tư trang thiết bị mới để mở rộng và phát triển sản xuất
kinh doanh
o Năm 1996, cùng với hai đối tác Nhật Bản SUMITOMO, SUZUYO và
Công ty điện tử HANEL, VINAFCO đã thành lập Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (DRACO) để tổ chức vận tải, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài
o Năm 2005, VINAFCO góp vốn cổ phần vào Công ty cổ phần khoáng
sản Tân Uyên, tham gia hoạt động khai thác khoáng sản và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
o Công ty đã đạt chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001: 2000
o Tháng 9 năm 2008, VINAFCO đã đầu tư và đưa vào sử dụng 5 xe đầu
kéo container, nâng tổng số đầu kéo lên trên 20 xe đáp ứng các yêu cầu về tổ chức thực hiện vận tải ô tô Bắc – Nam và vận tải hàng hóa quá cảnh sang Lào – Thái Lan
o Ngày 11/09/2008, VINAFCO đầu tư xe vận chuyển hàng cho Coca-
Cola thể hiện được sự phát triển và khả năng chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các dịch vụ logistics của Công ty
Trang 25o Ngày 23/10/2008, mở văn phòng đại diện tại Lạng Sơn được coi là
bước tiến lớn trong việc đẩy mạnh dịch vụ của Công ty trên địa bàn miền Bắc và là sự khởi đầu cho việc chuyên nghiệp hóa dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị, đặc biệt trong hoàn cảnh hoạt động giao thương Việt Nam – Trung Quốc ngày càng tăng
• Đội tàu dịch vụ vận tải Bắc – Nam
Bảng 2.6 Đội tàu phục vụ dịch vụ vận tải Bắc Nam của Công ty VINAFCO
o Thương hiệu VINAFCO đã khá quen thuộc với khách hàng trong
nước và một số bạn hàng nước ngoài
o Ngành nghề kinh doanh đa dạng nên có thể giảm thiểu rủi ro ngành
o Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nhưng mô hình quản lý phù hợp,
phân cấp cho từng đơn vị nên vẫn đạt hiệu quả cao Đồng thời, Công
ty cũng luôn có sự thay đổi linh hoạt trong cơ chế quản lý, thích ứng với các điều kiện trong từng thời kỳ
o Dịch vụ vận tải là lĩnh vực kinh doanh nòng cốt với sự đầu tư mạnh
vào đội tàu biển, hệ thống xe bồn chở hóa chất, hệ thống kho bãi
o Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, năng động, có tinh thần
trách nhiệm gắn bó với Công ty, đoàn kết tạo một khối thống nhất
Trang 26• Điểm yếu
o Cơ cấu hoạt động, hình thức kinh doanh của Công ty không có nhiều
thay đổi kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2001
o Hoạt động trải đều trên nhiều lĩnh vực làm hạn chế việc phát triển
theo chiều sâu vào các mãng chủ đạo, có nhiều tiềm năng, kho bãi, vận chuyển
o Đầu tư thêm không theo kịp nhu cầu thị trường, ít hơn so với đối thủ
lớn cũng lĩnh vực làm giảm lợi thế cạnh tranh
o Hoạt động phụ thuộc nhiều và nguồn vốn vay và với lãi suất vay tăng
cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và cổ tức
o Vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thực sự được quan tâm đúng mức
Hình 2.2 Nguồn gốc khác biệt hóa của đối thủ VINAFCO
Trang 27• Nhận định về đối thủ cạnh tranh VINAFCO
o Sau gần 22 năm hoạt động, VINAFCO đã xây dựng và tích lũy được
khối tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng, với gần 500 lao động
VINAFCO đã phát triển nhanh, mạnh và đang phấn đấu phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp mạnh về vận tải biển và logistic chuyên nghiệp
o VINAFCO có 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là VINALINES và
BISCO, vì thế VINAFCO sẽ tập trung cạnh tranh với các Công ty lớn trên hơn là cạnh tranh với Công ty
o Tuy nhiên đây là đối thủ cạnh tranh lâu đời nhất và quyết liệt nhất với
SMC, ngay cả hiện tại, mức độ cạnh tranh vẫn không đổi, thậm chí còn căng thẳng và quyết liệt khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến VINAFCO Cả hai Công ty sẽ phải giành giật từng khách hàng để tồn tại qua cuộc khủng hoảng hiện nay
o Với lợi thế có đội tàu riêng của mình, VINAFCO có lợi thế to lớn
trong việc chủ động sắp xếp lịch tàu cũng như thương lượng với các chủ hàng nhằm lôi kéo và ràng buộc các chủ hàng
CÔNG TY GEMADEPT
GEMADEPT tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1990, cùng với
chính sách đổi mới kinh tế năm 1993, GEMADEPT trở thành một trong 3 Công ty
đầu tiên được cổ phần hóa Kể từ đó, GEMADEPT liên tục phát triển nhanh, mạnh,
bền vững và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng
hải Việt Nam
• Lĩnh vực hoạt động
Khai thác cảng, vận tải container chuyên tuyến, đại lý hàng hải, giao nhận,
logistic, vận chuyển hàng công trình, kinh doanh bất động sản, khu công
nghiệp, đầu tư tài chính
Trang 28o Vận tải container chuyên tuyến
Từ năm 2003, GEMADEPT đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực vận tải container chuyên tuyến Ngày nay, với đội tàu container gồm 6 tàu Feeder và 12 tàu S1, S2 với giá trị đầu tư trên 1.200 tỷ đồng, GEMADEPT là một trong những Công ty lớn nhất chuyên vận tải trên các tuyến trong nước như: Bắc Trung – Nam, HCM – Cần Thơ và trên một số tuyến vận tải trong khu vực Đông nam Á tới Singapore, Malaysia, Philipin, Hongkong, Đài loan, Campuchia
o Vận tải hàng hoá siêu trường siêu trọng
GEMADEPT là một trong số những Công ty hàng đầu Việt nam chuyên vận tải hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng Các kiện hàng nặng hàng trăm tấn có thể đuợc vận chuyển bằng các phương tiện sà lan, xe chuyên dụng tới những vùng sâu, có địa hình khó khăn, sang nước bạn Campuchia, Lào
Ở Campuchia, GEMADEPT cung cấp dịch vụ cho Wartsila và MHI
và trở thành Công ty chuyên chở hàng dự án mạnh nhất tại đây
Với các phương tiện kỹ thuật hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc địa hình vận chuyển từ đường bộ đến đường sông, Bộ phận vận tải hàng dự án của GEMADEPT đã vận chuyển hàng ngàn lô hàng cho các hãng MHI, Siemens, Mitsui, Flsmidth, Alston, Vatech… phục vụ cho nhiều nhà máy xi măng, điện, hóa chất
và khu công nghiệp tại Việt nam
o Vận tải đường bộ
Với đội xe lớn nhất hiện nay (150 đầu kéo & 250 rơ-móc bao gồm các loại xe chuyên dụng) và đội ngũ lái xe có tay nghề cao, hoạt động
Trang 2924/24 mỗi ngày GMD có thể đáp ứng các yêu cầu khách hàng xuất nhập khẩu, các chủ tàu, chủ hàng
Ngoài ra để tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách hàng xuất nhập khẩu GEMADEPT còn cung cấp dịch vụ thanh lý, khai thuê hải quan nhằm thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất
o Quản lý tàu
GEMADEPT hiện đang quản lý khai thác 6 tàu biển và 12 tàu S1, S2 chở container với tổng trọng tải trên 5000 TEU
Hoạt động chính của bộ phận quản lý tàu:
Mua bán và cho thuê tàu
Quản lý tàu và thực hiện dịch vụ sửa chữa, cung ứng vật tư
Quản lý thuyền viên: GEMADEPT có đội ngũ sỹ quan thuyền viên có tay nghề, được huấn luyện và đào tạo được chứng nhận bởi tổ chức STCW
Đảm bảo an toàn & kỹ thuật hàng hải: Đội tàu của GEMADEPT được kiểm tra, đánh giá bởi tổ chức đăng kiểm Việtnam Register và Germanischer Lloyd bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn của bộ luật ISM và ISPS
• Các hoạt động đầu tư – kinh doanh
GEMADEPT là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng hải
Việt Nam với hơn 17 năm kinh nghiệm, đang phát triển thành một tập đoàn
đa ngành nghề Với qui mô 24 Công ty con, Công ty liên kết, mạng lưới trải
rộng tại các cảng lớn, thành phố lớn của Việt Nam và một số quốc gia lân
cận, GEMADEPT đang ngày càng khẳng định vao trò quan trọng của mình
trong nền kinh tế Việt Nam
Trang 30o Hợp tác với Công ty Schenker Việt Nam đầu tư với tổng vốn 5,5 triệu
USDC xây dựng trung tâm tiếp vận tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 (Bình Dương)
o Xây dựng cảng GEMADEPT Dung Quất hình thành hệ thống và
mạng lưới dịch vụ liên hoàn Cảng – Tàu – Logistic của tập đoàn, là cửa khẩu quan trọng cho khách hàng của GEMADEPT tại khu kinh tế Dung Quất và cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên
o Liên doanh với tập đoàn Inchcape Shipping Service Holding Limited
o Hợp tác với LCL AB (Stockhom) và Molenbergnatie NV, MBN
(Antwerp) xây dựng hệ thống kho lạnh hiện đại tại khu công nghiệp Long Hậu với sức chứa 18.000 pallet cho mặt hàng cá, hải sản và những sản phẩm dễ hỏng khác…
o Ngày 27/07, thành lập liên doanh với tập đoàn hàng hải HUYNDAI
trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển sau quá trình hợp tác 14 năm dưới hình thức đại lý
o Đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng xây dựng cảng GEMADEPT Nhơn Hội có
diện tích 119 ha, bao gồm toàn bộ khu cảng và khu hậu cần Đây là dự
án đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng hàng hải lớn nhất tại khu vực miền trung hiện nay
o Ngày 5/7, chính thức mở tuyến vận tải container trực tiếp từ TP.HCM
đi Phnongpenh (Campuchia) Đây là Công ty Việt Nam đầu tiên thực hiện tuyến vận tải này
• Phương tiện phục vụ hoạt động vận tải Bắc – Nam
o Đội tàu biển:
Trang 31o Đội tàu sông:
08 tàu hiện đại : Phước Long 02, 04, 06, 08, 10, 12, 16, 18
04 tàu được đưa vào khai thác đầu quí 2/2009: Phước Long 20,
22, 24, 26
o Đội xe:
Hàng chục đầu xe và rơ-móc hỗ trợ các hoạt động trung chuyển, chuyển tải, chuyển tiếp, góp phần khép kín qui trình phục vụ
Hình 2.3 Nguồn gốc khác biệt hóa của đối thủ GEMADEPT
• Chiến lược: Phát triển GEMADEPT thành tập đoàn đa ngành nghề
o Củng cố, phát triển dịch vụ truyến thống:
Hệ thống cảng biển và các dịch vụ hàng hải dọc bờ biển đất nước tại các vùng kinh tế trọng điểm
Hãng tàu viễn dương mạnh thương hiệu GEMADEPT
Đầu tư vào các lĩnh vực vận tải mũi nhọn như hàng không, logistics, vận tải siêu trường, siêu trọng, v.v…
Trang 32o Đa dạng hóa ngành nghề:
Kinh doanh bất động sản
Hoạt động tài chính
CÔNG TY VINALINES
Là doanh nghiệp Nhà nước, lúc đầu gồm 22 Công ty nhà nước, 02 Công ty cổ phần
và 09 liên doanh, 50 tàu với tổng trọng tải là 396.291 DWT và 18.456 lao động
• Lĩnh vực hoạt động chính
o Kinh doanh vận tải biển, vận tải đường thủy, đường bộ
o Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ
hàng hải
o Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành hàng hải,
cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước
o Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp
chuyên ngành; phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ
o Đại lý giao nhận, cung ứng tàu biển, vận tải đa phương thức
o Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các dịch vụ hoạt động đường thủy
o Giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ các cửa khẩu về
kho hàng,
o Kinh doanh kho, bãi, kinh doanh dịch vụ logistics
• Các hoạt động đầu tư – kinh doanh
o Triển khai xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2 với qui mô 2 bến tàu có
thể tiếp nhận cùng lúc 02 tàu container tải trọng 20.000 DWT; tổng kinh phí dự kiến gần 830 tỷ đồng (thực hiện từ 2009 -2012)
o Chủ đầu tư dự án kho bãi hậu cần logistics , tổng vốn đầu tư khoảng
600 tỷ đồng (giai đoạn 2009 – 2015)