Trong chính sách tài khóa, chính sách thuế giữ một vị trí đặc biệt quan trọng tác động đến hoạt động thương mại và sự vận động của các luồng vốn quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước – điều kiện cốt tửđể cho hội nhập đạt hiệu quả cao nhất đối với mỗi quốc gia.
Hệ thống thuế quan của Việt Nam bắt đầu được ban hành năm 1988 theo danh mục hàng hóa của khối Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV) mà không theo hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa (HS) của Hội đồng Hải quan thế giới. Thực hiện chính sách đổi mới, mở
cửa, Việt Nam đã dần từng bước điều chỉnh lại hệ thống thuế quan cho phù hợp với thông lệ
quốc tế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 26/1/1991 có những nội dung thay đổi cơ bản. Luật này không chỉđiều chỉnh tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu: Xuất – nhập khẩu mậu dịch chính ngạch; xuất – nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch; xuất – nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hóa của cá nhân xuất – nhập cảnh,.v.v. mà biểu thuế
xuất – nhập khẩu đã có thay đổi lớn với việc đưa vào hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa (HS) thay cho danh mục hàng hóa theo khối SEV. Biểu thuế nhập khẩu có khoảng 50 mặt hàng có thuế suất 60% trở lên, cao nhất là 200%.
Năm 1996, thực hiện cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam đã giảm thuế suất, nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60% và được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Đến tháng 6 năm 1998, biểu thuế
nhập khẩu của Việt Nam gồm 3.280 nhóm mặt hàng với mức thuế suất từ 0% (áp dụng cho nhóm mặt hàng thuộc loại nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị,…) đến mức cao nhất là 60%.
Bảng 3.1:Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước (%)
2000 2002 2003 2004 2005 2006
TỔNG THU 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 50,95 51,29 51,67 54,77 52,49 52,03 Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 50,95 51,29 51,67 54,77 52,49 52,03
Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 21,7 20,24 18,88 16,85 17,12 16,58
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5,22 5,87 6,53 7,91 8,36 9,25 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ
ngoài quốc doanh 6,39 6,27 6,8 6,95 7,42 7,9
Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1,96 0,62 0,1 0,07 0,06 0,04
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2,02 1,89 1,94 1,84 1,85 1,85
Lệ phí trước bạ 1,03 1,07 1,19 1,37 1,23 1,2 Thu xổ số kiến thiết 2,17 2,45 2,4 2,39 2,32 2,2 Thu phí xăng dầu 2,41 2,42 2,1 1,88 1,73 1,42 Thu phí, lệphí 2,99 2,44 2,15 2,19 1,84 1,78 Các khoản thu về nhà đất 3,11 4,43 6,93 9,15 7,78 7,35 Các khoản thu khác 1,95 3,59 2,65 4,18 2,79 2,45 Thu từ dầu thô 25,93 21,4 24,15 25,43 29,16 29,82 Thu từ hải quan 20,89 25,49 22,23 18,29 16,7 15,32
Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu
14,95 17,83 14,12 11,34 10,36 9,4 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 5,94 7,66 8,1 6,94 6,33 5,92 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 5,94 7,66 8,1 6,94 6,33 5,92
Thu viện trợ không hoàn lại 2,23 1,82 1,95 1,51 1,66 2,83
Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 1999, Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số điều của Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Theo quy định của Luật thuế này thì thuế suất, thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3 loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Trong đó thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi
đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà
Việt Nam và nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số sản phẩm rất quan trọng, như khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên, không có khả năng tái sinh mà được xuất khẩu ở dạng thô. Các sản phẩm khác không phải chịu thuếđể thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu.
Để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan CEPT của AFTA, từ năm 1996, Việt Nam đã công bố việc giảm thuế quan và đã có tới 1.661 nhóm mặt hàng thuộc vào danh mục được thực hiện ngay, chiếm 51,6% và 1.317 nhóm mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời, chiếm 40,9% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu lúc đó. Năm 2001 có 712 sản phẩm đã được chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được thực hiện ngay và cắt giảm các dòng thuế này thấp hơn 20%. Năm 2003, Việt Nam tiếp tục đưa hơn 700 dòng thuế từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được điều chỉnh và cắt giảm thuế suất còn dưới 20%.
Ngày 1/7/2003, Chính phủ ban hành Nghịđịnh 78/CP về việc ban hành danh mục hàng hóa và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT cho các năm 2003 – 2006. Trong
đó có trên 5000 dòng thuế sẽđược giảm xuống 0% – 5% vào các năm 2006.
Thu thuế
Những đổi mới và hoàn thiện Luật thuế nói chung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của các Hiệp định làm cho nguồn thu Ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu giảm xuống nhưng lại được bù đắp bởi tăng nguồn thu từ nội địa do mở rộng đối tượng nộp thuế và mặt hàng chịu thuế. Các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc bãi bỏ thuế thu nhập đối
với kiếu hối của người Việt Nam ở nước ngoài
đã làm cho luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối tăng cao, tài trợ tích cực cho thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, chi tiêu ngân sách nhà nước đã đặt đúng vị trí của nó là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả,
định hướng phát triển sản xuất, đồng thời là công cụđiều tiết thu nhập, đặc biệt thông qua các chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chính sách trợ cấp của Chính phủ.
Chi tiêu ngân sách hàng năm được quốc hội thảo luận và thông qua trong các phiên họp, thể hiện rõ định hướng của Nhà nước trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chi ngân sách đã được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích lũy của ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường
được khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách. Mỗi khoản chi được xác
định trên cơ sở phân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể. Tốc độ tăng chi thường xuyên
Bảng 3.2:Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước (Tỷđồng) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TỔNG CHI 108961 129773 148208 181183 214176 262697 308058 Trong tổng chi Chi đầu tư phát triển 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341 Trong đó: Chi XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078
Chi cho phát triển sự nghiệp
kinh tế xã hội 61823 71562 78039 95608 107979 132327 161852
Trong đó:
Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào
tạo 12677 15432 17844 22881 25343 28611 37332
Chi cho sự nghiệp y tế 3453 4211 4656 5372 6009 7608 11528
Chi cho dân số kế họach hoá gia
đình 559 434 841 666 397 483 489
Chi cho sự nghiệp khoa học và
CNMT 1243 1625 1852 1853 2362 2584 2540
Chi cho sự nghiệp văn hoá,
thông tin 919 921 1066 1258 1584 2099 1874
Chi cho sự nghiệp phát thanh,
truyền hình 717 838 681 1056 1325 1464 1184
Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 387 483 586 648 883 879 956 Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 10739 13425 13221 16451 17282 17747 22157
Chi sự nghiệp kinh tế 5796 6288 7987 8164 10301 11801 14212
Chi quản lý hành chính 8089 8734 8599 11359 15901 18761 18515
Chi cho bổ sung quĩ dự trữ
tài chính 846 849 535 111 78 69 135
Nguồn: Tổng cục Thống kê Sáu tháng đầu năm 2008, tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng 31,3% GDP.
Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm tăng cao đảm bảo nhu cầu chi, nhất là chi thực hiện các chính sách an sinh, xã hội.
Tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷđồng, bằng 60,6% dự toán năm, tăng 40,8% so với cùng kỳ
năm 2007, tương ứng 31,3% GDP.
Bên cạnh tăng thu, chi tiêu công đã được kiểm soát tương đối chặt chẽ, nâng cao hiệu quả. Sau khi thực hiện chủ trương giảm chi tiêu công của Chính phủ, đến nay các bộ, ngành, địa phương đã tiết kiệm chi 2.700 tỷđồng, bằng 25% tổng dự phòng NSNN năm 2008.