1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu dầu khí miền bắc tổng công ty dầu việt nam

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 101,86 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU DẦU KHÍ MIỀN BẮC (0)
    • 1.1/ Khái quát về Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc (10)
      • 1.1.1/ Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc – Tổng công ty dầu Việt Nam (10)
      • 1.1.2/ Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc (11)
      • 1.1.3/ Đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc (14)
      • 1.1.4/ Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động kinh (16)
    • 1.2/ Thực trạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc (25)
      • 1.2.1/ Kết quả hoạt động kinh doanh của công xăng dầu dầu khí miền Bắc (25)
      • 1.2.2/ Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty thời (28)
      • 1.2.3/ Đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc (37)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁP NHẮM NÂNG (39)
    • 2.1.1/ Xu hướng vận động của môi trường kinh doanh (39)
    • 2.1.2/ Định hướng của công ty Xăng dầu dầu khí miền Bắc trong thời (47)
    • 2.2/ Hệ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty (48)
  • KẾT LUẬN (56)

Nội dung

TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU DẦU KHÍ MIỀN BẮC

Khái quát về Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc

1.1.1/Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc – Tổng công ty dầu Việt Nam

+Tên công ty: Công ty Xăng dầu Dầu khí miền Bắc (PVOil miền Bắc) – Nothern Petrovietnam Oil Company, thuộc Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOil)

+Địa chỉ: tòa nhà Kinh Đô, số 292 Tây Sơn, phường Trung Liệt, Đống Đa,

-PVOil miền Bắc thành lập theo quyết định số 68/QĐ-DVN ngày 1/7/2008 của hội đồng thành viên công ty dầu Việt Nam.

-Quá trình hình thành phát triển:

Từ năm 1996, sản phẩm dầu mỡ nhờn của Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC), nay là Tổng công ty dầu Việt Nam đã có mặt trong hầu hết những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước như điện, than, dầu khí Việt Xô, quân đội, gang thép, thủy lợi, giao thông vận tải, xây dựng, cơ khí chế tạo, xi măng…

Năm 2000, Tổng công ty dầu Việt Nam phát triển thêm một lĩnh vực kinh doanh mới, đó là kinh doanh xăng dầu Với định hướng đầu tư và phát triển toàn diện lĩnh vực khâu sau, bên cạnh mặt hàng dầu mỡ nhờn truyền thống, tổng công dầu Việt Nam đã chú trọng đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Bắt đầu từ năm 1999, PVOil đã phát triển mạng lưới các cửa hàng xăng dầu tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An…

Năm 2001, Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC)

Hà Nội, nay là Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc được thành lập và được giao nhiệm vụ trực tiếp khai thác các thị trường dầu mỡ nhờn và xăng dầu tại khu vực Bắc Bộ thông qua kho nhiên liệu đầu mối phía Bắc tại đảo Đình Vũ, Hải Phòng, công suất 45000 m 3

Quý 4 năm 2003, PDC chính thức tham gia thị trường phân phối xăng dầu khu vực phía Bắc Hiện nay, Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc đang trực tiếp quản lý gần 30 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu với hơn 300 cửa hàng xăng dầu tại 21 tỉnh thành phố phía Bắc.

Tháng 9/2005, hội đồng quản trị công ty dầu Việt Nam có quyết định số 2699/QĐ-HĐQT về việc thành lập xí nghiệp dầu mỡ nhờn Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận sản xuất và kinh doanh dầu mỡ nhờn từ Xí nghiệp xăng dầu dầu khí Hà Nội Như vậy hoạt động chính của Xí nghiệp xăng dầu dầu khí

Hà Nội tập trung vào lĩnh vực quản lý và kinh doanh xăng dầu.

Tháng 8/2007, tổng giám đốc công ty PDC quyết định đổi tên và thành lập các đơn vị trực thuộc PDC Hà Nội.

Tháng 6/2008, Tổng công ty dầu Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất giữa Công ty THHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) và Tổng công ty THHH một thành viên thương mại dầu khí theo quyết định số 1250/QĐ-DKVN ngày 6/6/2008.

Tháng 7/2008, Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc được thành lập theo quyết định số 68/QĐ-DVN ngày 1/7/2008, mà tiền thân chính là Xí nghiệp xăng dầu dầu khí Hà Nội.

1.1.2/Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc

Công ty xăng dầu dầu khí hoạt động theo mô hình chức năng trực tuyến gồm:

+Phòng tổ chức hành chính.

Phòng kinh doanh tổng hợp

Phòng kinh doanh xăng dầu

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kỹ thuật đầu tư

Các cửa hàng xăng dầu, các đội

Phòng tài chính kế toán

+Phòng tài chính kế toán.

+Phòng kinh doanh xăng dầu.

+Phòng kinh doanh tổng hợp.

+Phòng kỹ thuật đầu tư.

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của PVOil miền Bắc.

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính) -Vai trò của các phòng ban chức năng.

Có vai trò điều hành hoạt động của cả công ty Ban giám đốc có nhiệm vụ tiến hành các phương án kinh doanh được tổng công ty phê duyệt, xây dựng kê hoạch thực hiện cho các phòng ban chức năng, và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện đối với tổng công ty.

Phòng tài chính kế toán.

Có nhiệm vụ thực hiện chức năng kế toán hoạt động kinh doanh của công ty, theo dõi công nợ, quản lý hoạt động thu chi, giám sát dòng tiền lưu chuyển của cả công ty Đồng thời, phòng có trách nhiệm báo cáo, chuyển số liệu vào cho tổng công ty PV Oil, thực hiện hạch toán báo sổ.

Phòng kỹ thuật đầu tư.

Chịu trách nhiệm về mảng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty như nhà xưởng bến bãi, kho chứa, phương tiện vận chuyển…

Phòng kinh doanh xăng dầu.

Chuyên trách về mảng kinh doanh xăng dầu Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xây dựng phương án kinh doanh, tiến hành mua bán, thống kê, quản lý xuất tồn hàng hóa của công ty.

Phòng kinh doanh tổng hợp.

Phụ trách kinh doanh các sản phẩm khác ngoài mặt hàng xăng dầu của công ty Ví dụ như các sản phẩm dầu mỡ nhờn, gas, cho thuê kho bãi, phương tiện vận chuyển…

Phòng tổ chức hành chính.

Có chức năng quản lý lưu trữ hồ sơ, quản lý nhân sự, xây dựng các định mức lao động, thực hiện chấm công, chi trả tiền lương cho người lao động…

Các cửa hàng, các đội.

Các cửa hàng xăng dầu bao gồm có các cửa hàng bán lẻ của công ty, 13 tổng đại lý và một hệ thống hàng trăm đại lý khác trên khắp các tỉnh thành phố phía Bắc, thực hiện chức năng tiêu thụ các sản phẩm của công ty phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khu vực miền Bắc. Đội xe có nhiệm vụ đảm bảo vận chuyển xăng dầu cũng như các mặt hàng khác đến các cửa hàng, đại lý, cũng như khách hàng, đúng mặt hàng,đầy đủ về số lượng, kịp thời theo yêu cầu, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh Đồng thời đội cũng chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị của công ty, kho, các cửa hàng bán lẻ.

Bảng 1.1: Danh sách các tổng đại lý phía Bắc của công ty (2009)

STT Tên tổng đại lý Phụ trách tổng đại lý Mobile

1 Thái Thịnh Nguyễn Lê Vinh 0983.422.480

2 Nghĩa Tân Phạm Thị Việt Hà 0984.955.586

3 Liên Ninh Ngô Xuân Thịnh 0989.098.079

4 Châu Can Nguyễn Văn Ngãi 0912.352.685

5 Hàm Rồng Lưu Thị Tuyết Lan 0983.057.077

6 Quảng Xương Lê Văn Quân 0989.848.448

7 Diễn Châu Lê Trung Kiên 0988.108.968

8 Văn Cao Hoàng Mạnh Hồng 0983.682.986

9 Hùng Vương Trần Ngọc Minh 0912.050.545

10 Chùa Vẽ Nguyễn Văn Hoàn 0939.016.668

11 An Trì Lê Minh Tuấn 0977.670.688

12 Kim Lương Vũ Ngọc Quân 0988.837.976

13 Tân Trường Nguyễn Đức Vượng 0915.916.262

(Nguồn: phòng kinh doanh xăng dầu)

1.1.3/Đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc

Công ty PVOil miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty dầu Việt Nam, có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh trên thị trường miền Bắc. Các hoạt động chính của công ty bao gồm: kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm từ xăng dầu, dịch vụ thương mại, vận chuyển, cho thuê bồn chứa, kho chứa… Có thể thấy sản phẩm mà công ty kinh doanh là loại sản phẩm đặc biệt: xăng dầu và các sản phẩm dịch vụ liên quan đến xăng dầu Nói một cách ngắn gọn, giá xăng tăng nghĩa là cước phí vận chuyển của tất cả các hàng hóa sẽ tăng, đẩy giá của tất cả các mặt hàng lên cao, tác động mạnh đến tiêu dùng. Trong tất cả các nguồn nhiên liệu hiện được sử dụng, không nguồn nào có ảnh hưởng mạnh và nhanh chóng như xăng dầu tới nền kinh tế Cho đến nay vẫn chưa có một nguồn nhiên liệu thay thế thực sự hiệu quả cho xăng dầu, trong khi đó thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng lên theo sự phát triển của các nền kinh tế Vì vậy, có thể nói là cầu về mặt hàng này khá lớn và ổn định.

Thực trạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc

1.2.1/Kết quả hoạt động kinh doanh của công xăng dầu dầu khí miền Bắc

-Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc từ năm 2007-2009. Đơn vị: VNĐ.

-Doanh thu hoạt động bán hàng 4.045.985.110.822 5.236.017.079.194 4.766.940.153.727 -Doanh thu hoạt động tài chính 1.588.294.020 2.074.691.314 1.456.108.023 -Doanh thu hoạt động khác 80.949.511 89.748.830 230.557.794

2/Giá vốn hàng bán 4.092.582.198.350 5.271.646.782.571 4.758.519.253.749 3/Tổng chi phí 35.600.624.492 36.532.421.823 42.654.263.352

-Chi phí hoạt động bán hàng 30.585.012.298 31.610.028.050 38.227.350.466 -Chi phí hoạt động tài chính 355.989.001 364.386.387 386.117.103 -Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.621.423.990 4.521.825.120 4.032.555.092

-Chi phí hoạt động khác 38.199.203 36.182.266 8.240.691

4/Lợi nhuận trước thuế -80.528.468.489 -69.997.685.056 -32.546.697.557 5/Lợi nhuận sau thuế -80.528.468.489 -69.997.685.056 -32.546.697.557

(Nguồn:Tự tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty PVOil miền Bắc)

-Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 1.4:Thống kê chi tiết lượng hàng bán trong 3 năm từ 2007 đến 2009. Đơn vị: Lít.

Loại sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(Nguồn: phòng kinh doanh xăng dầu) Tổng khối lượng hàng bán được qua các năm đều tăng hơn so với năm trước đó, nhưng cơ cấu có sự khác nhau Dầu DO 0,25% vẫn dẫn đầu về mức tiêu thụ với khoảng 55-60% tổng lượng hàng bán ra, mức tiêu thụ năm 2008 chỉ tương đương năm 2007, nhưng sang năm 2009, mức tiêu thụ tăng hơn 10% Tiếp theo là xăng A92, chiếm khoảng 25% Mặt hàng này có sản lượng tiêu thụ tương đối ổn định, năm 2008 tăng thêm khoảng 5%, nhưng đến năm

2009 lại giảm xuống gần bằng với mức tiêu thụ của năm 2007 2 mặt hàng có mức tiêu thụ tăng mạnh nhất là dầu DO 0,05% (chỉ 6% vào năm 2008, nhưng sang năm 2009, khối lượng tiêu thụ tăng gấp 4 lần) và dầu FO (năm 2008 tăng 7%, nhưng đến năm 2009 đã tăng gấp đôi) Riêng sản phẩm dầu mỡ nhờn có khối lượng tiêu thụ thấp nhất (do đặc thù tiêu dùng sản phẩm), sản lượng tiêu thụ năm 2009 không duy trì được như 2 năm trước đó, mà giảm khoảng 25% Phòng kinh doanh xăng dầu và phòng kinh doanh tổng hợp đã thúc đẩy các tổng đại lý chủ động tiếp thị, cung cấp thông tin đến khách hàng, thu hút thêm nhiều hợp đồng mới, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, củng cố quan hệ với các khách hàng quen của công ty

Tổng sản lượng bán ra của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng doanh thu của doanh nghiệp lại diễn biến không theo quy luật này Năm 2008, doanh thu của doanh nghiệp tăng vọt, bằng 129% so với năm

2007, từ 4047 tỷ đồng lên 5238 tỷ đồng, mà nguyên nhân chính là do trong năm 2008, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới tăng vọt và đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay Qua năm 2009, doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống

4768 tỷ đồng, bằng 91% so với năm 2008, và bằng 118% so với năm 2007. Đó là do năm 2009, giá xăng dầu đã bình ổn trở lại, có biến động nhưng được duy trì ở mức thấp Nhờ các biện pháp tích cực của 2 phòng kinh doanh, mà khối lượng hàng bán ra qua các năm đều tăng hơn năm trước, do đó đã ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của công ty Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 có giảm hơn so với 2 năm trước đó, cụ thể là năm 2009 chỉ đạt 75% so với năm 2008, và thấp hơn 6% so với năm 2007, do chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Tuy vậy doanh thu từ hoạt động khác của công ty (cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi…) lại có mức tăng rất ấn tượng Năm 2009 đạt mức tăng 260% với doanh thu hơn 230 triệu, lớn hơn cả

Lợi nhuận của công ty qua các năm, có thể thấy là luôn bị âm Nguyên nhân chính của điều này là chính sách bù giá xăng dầu của nhà nước Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn chưa được quyền định giá bán của mình theo đúng giá cả thị trường thế giới, mà luôn phải định giá thấp hơn từ vài trăm, cho đến vài nghìn đồng Tuy nhiên, quan sát thay đổi trong bảng kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm, có thể thấy những thay đổi rất tích cực Lợi nhuận các năm tuy vẫn âm, nhưng mức độ qua các năm đã giảm dần, cụ thể, năm 2008 giảm 14% so với năm 2007, và năm 2009 giảm đến 53% so với năm 2008 Có được kết quả này là sự nỗ lực của công ty trong việc nâng cao doanh số bán và giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp Mức độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí tài chính luôn ở mức thấp Nhờ các chính sách tiết kiệm hợp lý, mà chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 100 triệu vào năm 2008, và đến năm 2009 giảm được thêm 500 triệu Chi phí hoạt động khác cũng giảm xuống: chi phí hoạt động khác năm 2008 giảm 2 triệu so với năm 2007, nhưng đến năm 2009, lại chỉ cũn bằng ẳ so với năm 2008 Nhờ đú đã góp phần, giảm tỷ lệ âm của lợi nhuận, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

1.2.2/Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty thời gian qua -Hệ số sinh lời của doanh thu.

Hệ số sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao.

Hệ số sinh lời của doanh thu 2007 = -80.528/4.047.654 = -0,0199

Hệ số sinh lời của doanh thu 2008 = -69.997/5.238.181 = -0,0134

Hệ số sinh lời của doanh thu 2009 = -32.546/4.768.626 = -0,0051

Bảng 1.5: Bảng phân tích mức sinh lợi của doanh thu. Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hệ số sinh lợi doanh thu -0,0199 -0,0134 -0,0068 0,0065 0,0066

(Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu phòng tài chính kế toán và kết quả tính toán)

Có thể thấy, mặc dù doanh thu trong 3 năm đạt đỉnh ở năm 2008, nghĩa là doanh thu năm 2009 thấp hơn năm 2008, nhưng lợi nhuận “âm” đã giảm dần qua các năm (mức âm trong lợi nhuận tồn tại là do chính sách bù giá xăng dầu của nhà nước) Sản lượng hàng bán ra 2009 lớn hơn so với 2 năm trước đó, nhưng doanh thu thấp hơn năm 2008 là do năm 2008, giá dầu thế giới tăng ở mức kỷ lục (mức cao nhất là hơn 140$/1 thùng dầu vào ngày 1/7/2008), khiến cho giá xăng dầu trong nước tăng cao, với mức giá kỷ lục của xăng A92 được ghi nhận vào ngày 22/7/08 là 19.000 đồng/1 lít xăng Còn năm 2009, giá dầu thế giới tuy cũng xảy ra nhiều biến động nhưng được duy trì ở mức thấp Hệ số sinh lời doanh thu tuy vẫn bị âm, nhưng mức âm đã nhỏ hơn, mức thay đổi qua 3 năm đạt khoảng 0,65 một năm Điều này cho thấy sự cải thiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty.

-Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn, tài sản.

 Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế và lãi suất/Vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Do cơ cấu vốn của PV Oil miền Bắc gồm 90% vốn do tổng công ty cấp, và không vay vốn từ nguồn bên ngoài, nên lợi nhuận trước thuế và lãi suất chính bằng lợi nhuận trước thuế của công ty.

Hệ số sinh lời vốn kinh doanh 2007 = -80.528/184.228 = -0,437

Hệ số sinh lời vốn kinh doanh 2008 = -69.997/193.542 = -0,362

Hệ số sinh lời vốn kinh doanh 2009 = - 32.546/273.673 = -0,119

Bảng 1.6: Bảng phân tích hệ số sinh lời vốn kinh doanh. Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hệ số sinh lợi vốn KD -0,437 -0,362 -0,119 0,075 0,243

(Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu phòng tài chính kế toán và kết quả tính toán) Nhìn vào kết quả này, có thể thấy hệ số sinh lời của công ty trong 3 năm gần đây vẫn bị âm Nên ta chỉ đánh giá sự thay đổi giữa các năm mà không lưu ý đến giá trị cụ thể của từng năm Nhờ những chuyển biến tích cực về lợi nhuận kinh doanh, hệ số sinh lời vốn đã có những thay đổi đáng kể, cho dù khối lượng vốn kinh doanh đã tăng lên đáng kể qua 2 năm, nhưng chỉ số này vẫn giữ được đà thay đổi ấn tượng theo chiều hướng tích cực Năm 2008, mức độ ẩm của chỉ số này giảm 17% so với năm 2007 Và đến năm 2009, nó lại tiếp tục giảm chỉ còn bằng 33% so với năm 2008 Nếu với đà phát triển hiện tại được duy trì, việc chỉ số đạt mức >0 trong vài năm sắp tới là điều hoàn toàn có thể

 Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế/Vốn lưu động bình quân.

Chỉ tiêu phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong kỳ.

Sức sinh lời vốn lưu động 2007 = - 80.528/172.286 = -0,467

Sức sinh lời vốn lưu động 2008 = -69.997/187.536 = -0,373

Sức sinh lời vốn lưu động 2009 = - 32.546/263.974 = -0,123

Nhìn vào sức sinh lời của vốn lưu động, có thể thấy những chuyển biến tích cực Sức sinh lời vốn lưu động đã tăng lên rõ rệt, tương tự với xu hướng của chỉ tiêu sức sinh lời vốn kinh doanh Năm 2008 đạt mức thay đổi là 0,094, và năm 2009 mức thay đổi đạt 0,25.

 Vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu/Vốn lưu động bình quân.

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động trong 1 kỳ kinh doanh quay được mấy vòng Số vòng quay càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Vòng quay vốn lưu động 2007 = 4.047.654/172.286 = 23

Vòng quay vốn lưu động 2008 = 5.238.181/187.536 = 28

Vòng quay vốn lưu động 2009 = 4.768.626/263.974 = 18

 Thời gian luân chuyển của vốn lưu động = Thời gian kỳ phân tích(360 ngày)/Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ phân tích.

Thời gian luân chuyển vốn lưu động là số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng.

Thời gian luân chuyển vốn lưu động 2007 = 360/23 = 16

Thời gian luân chuyển vốn lưu động 2008 = 360/28 = 13

Thời gian luân chuyển vốn lưu động 2009 = 360/18 = 20

Bảng 1.7: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động Vòng 23 28 18 5 -10

Thời gian luân chuyển Ngày/vòng 16 13 20 -3 7

(Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu phòng tài chính kế toán và kết quả tính toán)

Vốn kinh doanh và vốn lưu động bình quân đều tăng qua các năm Cụ thể, năm 2008, khối lượng vốn kinh doanh tăng thêm hơn 9 tỷ đồng so với năm 2007, và đến năm 2009, con số này đã tăng lên thêm 80 tỷ, gấp 9 lần so với lượng vốn kinh doanh tăng thêm của năm 2008 Với vốn lưu động, mức tăng của năm 2008 đạt 9%, và sang năm 2009 là những 40% Tuy vậy thì tốc độ quay vốn lại ko duy trì được đà tăng thêm Năm 2008, công ty đạt mức 28 vòng quay vốn, tăng thêm 5 vòng so với năm trước đó, và thời gian luân chuyển vốn giảm đi 3 ngày Tuy nhiên, sang năm 2009, số vòng quay vốn lưu động lại bị giảm đi đáng kể, chỉ còn ở mức 18 vòng, và thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng lên thêm 10 ngày so với năm 2008 Có thể lý giải điều này một phần do sức ép của cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Trong những năm tới đây, công ty cần đẩy mạnh khai thác hợp lý hơn nữa vốn lưu động của mình, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh.

 Sức sản xuất của vốn cố định = Tổng doanh thu/Nguyên giá bình quân TSCĐ.

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sản xuất của vốn cố định 2007 = 4.047.654/3.892 = 1040

Sức sản xuất của vốn cố định 2008 = 5.238.181/5.731 = 914

Sức sản xuất của vốn cố định 2009 = 4.768.626/9.101 = 524

 Suất hao phí vốn cố định = Nguyên giá TSCĐ/Doanh thu thuần.

Cho biết 1 đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Suất hao phí vốn cố định 2007 = 4.074/4.047.654 = 0,001

Suất hao phí vốn cố định 2008 = 7.387/5.238.181 = 0,0014

Suất hao phí vốn cố định 2009 = 10.814/4.768.626 = 0,0022

Bảng 1.8: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2008 (+/-) Doanh thu Triệu đồng 4.047.654 5.238.181 4.768.626 1.190.527 -469.555 Nguyên giá

Sức sản xuất của vốn cố định Đồng 1.040 914 524 -126 -390

Suất hao phí vốn cố định Đồng 0,001 0,0014 0,0022 0,0004 0,0008

(Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu phòng tài chính kế toán và kết quả tính toán)

Có thể nhận xét doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn cố định khá tốt. Tuy nhiên, xu hướng thay đổi lại theo chiều hướng không tích cực, khi mà sức sản xuất của vốn cố định bị giảm xút Trải qua 2 năm từ năm 2007 đến năm 2009, sức sản xuất của vốn cố định bị giảm chỉ cũn khoảng ẵ Chỉ số hao phí vốn cố định trên 1 đồng doanh thu tăng lên Điều đó cho thấy trong thời gian này, việc đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả chưa cao Trong thời gian tới, công ty cần có chiến lược đầu tư và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài sản cố định của mình.

-Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí.

 Sức SX của chi phí = Doanh thu/Chi phí kinh doanh.

Sức SX của chi phí 2007 = 4.047.654/35.600 = 113,7

Sức SX của chi phí 2008 = 5.238.181/36.532 = 143,4

Sức SX của chi phí 2009 = 4.768.626/42.654 = 111,8

Bảng 1.9: Bảng phân tích sức sản xuất của chi phí. Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008 và 2007 (+/-)

So sánh 2009 và 2008 (+/-) Doanh thu 4.047.654 5.238.181 4.768.626 1.190.527 -469.555

Sức sản xuất của chi phí

(Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu phòng tài chính kế toán và kết quả tính toán)

Trong khoảng thời gian 3 năm xem xét, sức sản xuất của chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả khá tốt, đặc biệt là năm 2008, chỉ số này tăng 29,7 so với năm 2007, đạt mức tăng 26% Nhưng qua năm 2009, chỉ số này bị giảm xuống chỉ còn 111,8, thấp hơn cả năm 2007 Xu hướng này có thể lý giải do những biến động mạnh của giá dầu thế giới trong năm 2007 và

2008, khiến cho doanh thu của doanh nghiệp đạt mức tăng khá cao Đến năm

2009, giá xăng dầu chỉ dao động ở mức thấp, nên doanh thu của doanh nghiệp bị giảm hơn so với năm trước đó.

 Sức sinh lời của chi phí = Lợi nhuận sau thuế/Chi phí kinh doanh.

Sức sinh lời của chi phí 2007 = - 80.528/35.600 = -2,26

Sức sinh lời của chi phí 2008 = -69.997/36.532 = -1,92

Sức sinh lời của chi phí 2009 = -32.546/42.654 = -0,76

Bảng 1.10: Bảng phân tích sức sinh lời của chi phí. Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Sức sinh lời của chi phí -2,26 -1,92 -0,76 0,34 1,16

(Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu phòng tài chính kế toán và kết quả tính toán)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁP NHẮM NÂNG

Xu hướng vận động của môi trường kinh doanh

Giai đoạn này kéo dài trên 10 năm, với sự gia tăng của các đầu mối nhập khẩu từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa.

Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi không còn nguồn xăng dầu cung cấp theo Hiệp định với Liên xô (cũ), nhà nước chuyển từ quy định "giá cứng" sang áp dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập khẩu từ lượng ngoại tệ do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua của các doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu cho doanh nghiệp có ngoại tệ thu được từ xuất khẩu Vào giai đoạn này, nguồn ngoại tệ từ dầu thô do nhà nước bảo đảm chỉ chiếm dưới 40% tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu Doanh nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán chênh lệch trên dưới 10% so với giá chuẩn để bảo đảm hoạt động kinh doanh.

Từ năm 1993, để thống nhất quản lý giá bán, nhà nước ban hành quy định giá tối đa; doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi giá tối đa nhà nước xác định mức độ chịu đựng của nền kinh tế để xác định giá tối đa; việc điều chỉnh giá tối đa ở giai đoạn này chỉ diễn ra khi tất cả các công cụ điều tiết đã sử dụng hết.

Công cụ thuế nhập khẩu được sử dụng như một van điều tiết để giữ mặt bằng giá tối đa, không tạo ra siêu lợi nhuận và doanh nghiệp cũng không phát sinh lỗ sau một chu kỳ kinh doanh.

Phụ thu là một công cụ bổ sung cho thuế nhập khẩu khi mức thuế nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng hết khung, được đưa vào Quỹ Bình ổn giá do nhà nước quản lý.

Lệ phí giao thông thu từ năm 1994 cũng được hình thành từ nguyên tắc tận thu cho ngân sách nhà nước khi điều kiện cho phép, là khoản thu cố định và sau này đổi tên là phí xăng dầu. Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là: nhờ quy định của nhà nước về giá chuẩn, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc nguồn ngoại tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua tỷ giá phù hợp nên đã huy động được số ngoại tệ nhập khẩu gần 60% nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế sau khi không còn nguồn xăng dầu theo Hiệp định.

Chính chủ trương không áp dụng cơ chế bù giá cho các đối tượng sử dụng xăng dầu thông qua doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là điều kiện quyết định để Việt Nam có thể tự cân đối được ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu ngay cả khi nguồn ngoại tệ tập trung của nhà nước từ dầu thô mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50% so với tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lúc đó.

Giai đoạn này cũng là thời kỳ giá xăng dầu thế giới ở mức đáy (dầu thô chỉ ở mức trên 10 usd/thùng), tương đối ổn định nên với cơ chế giá tối đa, nhà nước đã đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là (1)/ Cân đối cung - cầu được đảm bảo vững chắc; (2)/ Các hộ sản xuất và người tiêu dùng lẻ được hưởng mức giá tương đối ổn định; biến động giá tuy chỉ theo xu hướng tăng song mức tăng đều, không gây khó khăn nhiều cho sản xuất và tiêu dùng khi chủ động hoạch định được ngân sách cho tiêu thụ xăng dầu hàng năm; (3)/ Ngân sáchNhà nước tăng thu thông qua việc tận thu thuế nhập khẩu, phụ thu, phí xăng dầu; (3)/ Doanh nghiệp có tích luỹ để đầu tư phát triển, định hình hệ thống cơ sở vật chất, từ cầu cảng, kho đầu mối, kho trung chuyển, phương tiện vận tải đến mạng lưới bán lẻ.

Mặc dù vậy, cơ chế quản lý - điều hành trong giai đoạn này cũng đã bộc lộ khá rõ những nhược điểm mà nổi bật là tương quan giá bán giữa các mặt hàng không hợp lý dẫn đến tiêu dùng lãng phí, nhà đầu tư không có đủ thông tin để tính toán đúng hiệu quả đầu tư nên chỉ cần thay đổi cơ chế điều hành giá sẽ làm ảnh hưởng rất lớn sử dụng nhiên liệu, nhiều nhà sản xuất thậm chí đã phải thay đổi công nghệ do thay đổi nhiên liệu đốt (thay thế madut, dầu hoả bằng than, trấu, gas); gian lận thương mại xuất hiện do định giá thấp đối với mặt hàng chính sách (dầu hoả); nhà nước giữ giá ổn định trong một thời gian quá dài thoát ly giá thế giới tạo sức ỳ và tâm lý phản ứng của người sử dụng về thay đổi giá mà không cần xét đến nguyên nhân và sự cần thiết phải điều chỉnh tăng giá. Ở cuối của giai đoạn này giá thế giới- nguồn-thị trường đã có dấu hiệu biến động mạnh, ở mức cao hơn; các cân đối cung cầu và ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát…đều có nguy cơ bị phá vỡ khi tình trạng đó kéo dài; trong khi chưa tìm được cơ chế điều hành thích hợp, vì mục tiêu ổn định để phát triển kinh tế xã hội, nhà nước đã sử dụng biện pháp bình ổn giá, khởi đầu cho giai đoạn bù giá cho người tiêu dùng qua doanh nghiệp nhập khẩu trong gần 10 năm tiếp theo.

 Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008).

Về cơ bản, nội dung và phương thức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chưa có sự thay đổi so với giai đoạn trước đó.

Trong khi đó, từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo Do tiếp tục chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1000 tỷ (năm 2000) lên đến 22 nghìn tỷ đồng năm 2008; loại trừ yếu tố trượt giá thì đây cũng là một tốc tộ tăng quá cao; chưa có đánh giá nào đề cập đến khía cạnh này song xét đơn thuần trên số liệu, nếu đầu tư hàng ngàn tỷ đồng này cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh doanh xăng dầu, đã có thể tạo lập một hệ thống kinh doanh xăng dầu đủ lớn và hiện đại, có khả năng cạnh tranh khi mở cửa thị trường xăng dầu trong tương lai gần.

Cũng trong giai đoạn này, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2; giá xăng dầu đã dịu lại song cũng đã hình thành một mặt bằng mới; trước nguy cơ không thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng dầu

Cho đến thời điểm này, sự đổi mới cơ chế quản lý, chủ yếu là quản lý giá theo Quyết định 187 vẫn được coi là mạnh mẽ nhất với các tư tưởng cơ bản bao gồm:

- Nhà nước xác định giá định hướng; doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt hàng dầu).

- Hình thành 2 vùng giá bán; giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh nghiệp được phép cộng tới vào giá bán một phần chi phí vận tải nhưng tối đa không vượt quá 2% so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu.

Định hướng của công ty Xăng dầu dầu khí miền Bắc trong thời

PV Oil miền Bắc là bộ phận quan trọng tại khu vực phía Bắc của Tổng công ty dầu Việt Nam, đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô, sản xuất và kinh doanh sản phẩm dầu, XNK thiết bị - kỹ thuật dầu khí, phát triển dịch vụ dầu khí Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc đã góp phần rất lớn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tiên phong trong việc phát triển nhiên liệu sạch thay thế, bảo vệ môi trường

Những định hướng cụ thể của công ty trong thời gian tới:

- Mục tiêu của công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc là đưa Tổng công ty dầu trở thành công ty dầu khí hàng đầu trong nước và ngang tầm với các Công ty dầu khí quốc gia trong khu vực và thế giới, đưa thương hiệu PV Oil trở thành thương hiệu uy tín trên thị trong nước và quốc tế.

-Mục tiêu về thị trường: đảm bảo cung ứng đầy đủ xăng dầu phục vụ cho thị trường trong nước Công ty PV Oil đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2011 sẽ sở hữu khoảng 30% thị trường xăng dầu trong nước.

-Mục tiêu về lợi nhuận: tiếp tục giảm mức lỗ của lợi nhuận và phấn đấu đạt lợi nhuận dương.

-Mục tiêu về sản lượng : đạt sản lượng tiêu thụ 700 triệu lít xăng dầu vào năm

-Thu nhập của cán bộ công nhân viên đạt 10 triệu đồng/ người/ năm 2012.

-Dự kiến số lượng nhân viên trong công ty đạt trên 130 người vào năm 2011.

Và đảm bảo 100% nhân viên trong công ty có trình độ từ đại học trở lên.

Hệ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

 Giải pháp về tiêu thụ.

Tiêu thụ luôn là hoạt động mang tính sống còn, là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh tạo tiền đề cho việc duy trì sự vân hành của bộ máy doanh nghiệp Muốn tồn tại và phát triển, công ty phải luôn chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ

-Công ty cần có một đội ngũ chuyên viên nghiên cứu thị trường riêng, nhằm tìm hiểu kỹ lưỡng về nhu cầu khách hàng, những xu hướng thay đổi của thị trường để có thể luôn chủ động trong việc đáp ứng tốt các nhu cầu đó. Khách hàng là mục tiêu số một mà doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của họ nhắm tới

Ngoài việc thu thập thông tin về thị trường khách hàng, thì muốn giữ chân và thu hút khách hàng, công ty phải luôn nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, cũng như có các biện pháp xúc tiến bán như quảng cáo, khuyến mãi Vì thế công ty cần có chiến lược chăm sóc khách hàng, bao gồm cả khách hàng công nghiệp, các đại lý và cả các khách hàng mua lẻ tại cửa hàng; không ngừng tìm kiếm những biện pháp để mở rộng thị trường khách hàng, tìm kiếm những khách hàng mới; chú ý quan tâm, xây dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng cũ, đặc biệt là nhóm khách hàng công nghiệp, bộ phận đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty Nên lập một hồ sơ thống kê đầy đủ thông tin về các khách hàng quan trọng và không ngừng cập nhật các thông tin mới cho hồ sơ này, bên cạnh danh sách khách hàng của công ty.

Bốn điều về khách hàng mà doanh nghiệp cần luôn quán triệt trong hoạt động kinh doanh của mình, đó là:

-Khách hàng chỉ ưa thích những sản phẩm phù hợp nhu cầu, thị hiếu của họ.

Vì vậy doanh nghiệp phải luôn hiểu rõ thị trường, để cung cấp những sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng, được thị trường chấp nhận.

-Khách hàng luôn mong muốn được sử dụng sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao và giá cả phải chăng Doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, song song với việc giảm hợp lý chi phí bỏ ra, để tạo lợi thế cạnh tranh về giá.

-Khách hàng sẽ không mua hết hàng cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không tổ chức tốt hoạt động dịch vụ trong quá trình tiêu thụ Điều này lại càng quan trọng hơn với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. -Điều quan trọng là phải luôn giữ chữ tín với khách hàng Mất uy tín là sẽ mất tất cả Đối với hệ thống phân phối, công ty phải tổ chức một mạng lưới các cửa hàng, đại lý đủ mạnh, nhưng cũng phải hợp lý, không quá cồng kềnh để có thể đạt hiệu quả tiêu thụ cao nhất trong khi tiết kiệm được chi phí lưu thông Ngoài hoa hồng dành thỏa đáng cho đại lý, công ty nên có chế độ thưởng thêm cho những đại lý đạt mức doanh thu cao nhất, hoặc các đại lý có doanh thu vượt kế hoạch Mặt khác, cần đề ra cơ chế quản lý chặt chẽ, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý, tránh hiện tượng tiêu cực xảy ra, gây mất uy tín cho công ty (ví dụ như vụ hàng loạt cây xăng bị kiểm tra có gắn chip điện tử để lừa đảo khách hàng).

Nói tóm lại, công ty nên thành lập một phòng marketing, để tách riêng hoạt động marketing khỏi phòng kinh doanh, để có thể thực hiện chuyên môn hóa trong công việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả 2 mảng công việc trên Bước đầu khi thực hiện điều này sẽ làm tăng thêm một khoản chi phí (cơ sở vật chất, chi phí quản lý, vận hành phòng marketing), tuy vậy, sau một thời gian hoạt động, sẽ đem lại hiệu quả tăng thêm rõ rệt.

 Các biện pháp giảm chi phí kinh doanh.

Một trong những cách hiệu quả nhất để tăng lợi nhuận đem lại cho công ty, chính là thực hiện các biện pháp giảm chi phí kinh doanh một cách hợp lý Công ty đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc giảm chi phí kinh doanh, góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh của mình Tuy vậy, công tác này có thể được áp dụng triệt để hơn nữa, tiết kiệm chi phí hơn nữa.

-Công ty cần chú trọng hơn nữa vào công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết cụ thể, càng phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh bao nhiêu, thì hiệu quả mà nó đem lại càng cao bấy nhiêu, và những hao phí không đáng có càng được giảm thiểu bấy nhiêu Mặt khác, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác nghiên cứu, đánh giá thị trường cũng góp phần không nhỏ vào việc hoạch định các chính sách phù hợp Đặc biệt, trong thị trường xăng dầu, sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh (như Petrolimex, và sắp tới là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ngoài thâm nhập thị trường nước ta), cũng như sự biến động không ngừng và không theo quy luật của giá cả thế giới, lại càng đòi hỏi công tác nắm bắt thông tin thị trường của công ty phải đầy đủ, nhanh nhạy, kịp thời hơn nữa mới có thể đủ sức đứng vững trước những khó khăn này.

-Công ty cần thực hiện giảm chi phí kinh doanh thông qua việc giảm bớt các thủ tục hành chính, tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết (chi phí điện nước, chi phí tiếp khách…) và quán triệt tinh thần tiết kiệm đối với từng cán bộ, nhân viên.

-Thường xuyên đánh giá hệ thống định mức chi phí hiện hành để điều chỉnh xây dựng, ban hành các định mức chi phí theo hướng tiết kiệm một cách hợp lý.

-Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm hao phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, với các khoản đầu tư lớn, dài hạn, cần lập kế hoạch chi tiết, tính toán cẩn thận để đảm bảo hiệu quả thực tiễn trong tương lai, tránh lãng phí.

-Một cách khác để giảm thiểu chi phí kinh doanh là nghiêm túc tuân thủ các quy định, nguyên tắc trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh Ví dụ như tuân thủ các quy định về bảo quản, vận chuyển hàng hóa, luôn duy trì, bảo đảm, tăng cường các trang thiết bị hiện đại cần thiết phục vụ cho công tác bảo quản, vận chuyển, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của nguồn nhân lực, tuân thủ các nguyên tắc trong mua bán, làm theo đúng các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết với khách hàng… cũng sẽ góp phần giảm tối đa các hao hụt, mất mát của hàng hóa trong quá trình kinh doanh.

-Ngoài ra, công ty cũng nên thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kiểm điểm, lấy ý kiến về những thiếu xót, hạn chế trong hoạt động kinh doanh, những bất hợp lý trong quá trình hoạt động để kịp thời có biện pháp khắc phục, điều chỉnh, đổi mới Những thiếu xót nhỏ có bị bỏ qua có thể không lớn, nhưng nếu có thể khắc phục tất cả những thiếu xót, dù là nhỏ nhất, doanh nghiệp mới có thể tối thiểu hóa chi phí kinh doanh, và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Trước hết, cơ cấu vốn với 90% nguồn vốn do tổng công ty cấp (nguồn tự có) tuy mang tính an toàn cao, nhưng lại chưa đạt hiệu quả cao nhất Doanh nghiệp nên tính tới việc huy động, sử dụng cả các nguồn vốn khác từ bên ngoài Mỗi nguồn vốn có những ưu nhược điểm riêng của nó Việc nghiên cứu một cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm của công ty sẽ giúp phát huy tối đa những lợi thế mang lại từ nguồn vốn kinh doanh.

Thứ hai, công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn vốn Cần nghiên cứu kỹ lưỡng và có kế hoạch chi tiết và cụ thể về việc sử dụng vốn kinh doanh Phải tính toán kỹ các khoản phân bổ dành cho từng công việc cụ thể, số lượng bao nhiêu, sử dụng như thế nào, yêu cầu hiệu quả đến đâu Hàng năm, cần tổ chức họp cán bộ công nhân viên, để báo cáo kết quả của hoạt động huy động và sử dụng vốn, những gì đạt được, những gì còn hạn chế nhằm rút kinh nghiệm, và đưa ra biện pháp khắc phục trong kỳ tiếp theo giúp cho việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn.

Ngày đăng: 04/08/2023, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w