Cơ sở lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
Vai trò và đặc điểm sản xuất của ngành trồng trọt
1.Vai trò của ngành trồng trọt
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người thì nông nghiệp là ngành sản xuất ra đời đầu tiên Từ lâu nông nghiệp được coi là 1 trong 2 ngành sản xuất cơ bản của xã hội và nó bao gồm ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành thủy sản Các bộ phận này chúng có quan hệ mật thiết lẫn nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời chúng có vai trò nhất định đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và xã hội nói chung Tuy nhiên, đối với ngành trồng trọt nó cúng có vai trò riêng đáng lưu ý đó là:
- Ngành trồng trọt là nơi sản xuất và cung cấp những lương thực cho tiêu dùng thiết yếu, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Ngành trồng trọt không chỉ tạo ra những sản phẩm cho tiêu dùng trực tiếp của người mà còn cung cấp ra những tư liệu sản xuất không thể thaycho bản thân ngành trồng trọt đó là các cây trồng và đồng thời nó còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công phát triển.
- Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp những sản phẩm có giá trị cao, tạo nguồn tích lũy ban đầu và thường xuyên cho nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nếu việc bố trí một cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý sẽ cho phép sử dụng hợp lý đất đai, tiền vốn, sức lao động và các điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp Từ đó cho phép thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt trở nên hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp nói chung.
2 Đặc điểm của sản xuất ngành trồng trọt
Sản xuất ngành trồng trọt mang đầy đủ những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên ngành trồng trọt vẫn mang những đặc điểm riêng, với sắc thái riêng cần được lưu ý đó là:
- Đối tượng sản xuất ngành trồng trọt vừa là cây trồng, vừa là ruộng đất Con người tác động đến cây trồng để tạo ra sản phẩm trồng trọt, đồng thời tác động vào ruộng đất để thông qua ruộng đất tác động lên cây trồng nhằm cải tạo, nâng cấp độ phì nhiêu của ruộng đất.
- Sản xuất ngành trồng trọt mang tính thời vụ rất cao Thời vụ trong sản xuất trồng trọt được quy định bởi quy luật sinh trưởng, phát triển của cây trồng và các điều kiện tự nhiên, chủ yếu là các yếu tố thời tiết khí hậu.
- Việc sản xuất ngành trồng trọt phân bổ ngoài trời, trên không gian rộng lớn Gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu thời tiết.
Cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
1 Khái niệm cơ cấu ngành trồng trọt.
Cơ cấu ngành trồng trọt được hiểu xuất phát từ thuật ngữ “cơ cấu” theo thuyết cấu trúc và học thuyết tổ chức hữu cơ thì cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được hình thành trong điều kiện môi trường nhất định (hiểu theo nghĩa rộng) Trong đó các bộ phận hay yếu tố của nó được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một trật tự và tỷ lệ thích ứng Nội dung cốt lõi của nó là thể hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận hợp thành và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể Một cơ cấu có thể được thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định Suy rộng ra cơ cấu ngành trồng trọt có thể quan niệm trên cơ sở của khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn: “là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn Nó có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với chất;
6 trong nông thôn, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống nền kinh tế quốc dân” Ngành trồng trọt còn là bộ phận chủ yếu của cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta Sự phát triển của cơ cấu ngành trồng trọt còn tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng tự nó đã xác lập những tỷ lệ theo các mối quan hệ tất yếu C.Mác đã viết: “Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi một tất yếu thầm kín, yên lặng” Cơ cấu ngành trồng trọt có thể được hình thành từ nhiều nhóm cây, chẳng hạn cây lương thực (lúa, màu…), cây công nghiệp ngắn ngày (như lạc mía, đậu tương ), cây công nghiệp dài ngày (như chè, cà phê ) Cơ cấu ngành trồng trọt còn là một trong những nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp Xét trong phạm vi các điều kiện canh tác thì cơ cấu ngành trồng trọt thể hiện thành phần các loại cây trồng được bố trí theo từng địa điểm và thời gian cụ thể Vì thế xác định cơ cấu ngành trồng trọt còn là nội dung của công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp Muốn phát triển ngành trồng trọt ở từng vùng đạt hiệu quả kinh tế cao, trước hết phải xem xét việc bố trí cây trồng thích hợp nhất với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng. Dó đó, cấu trúc của một cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý không những phát triển được sản xuất một cách có lợi nhất mà còn bảo vệ tốt đất đai và môi trường.
Yêu cầu lớn nhất của cơ cấu ngành trồng trọt trong hệ thống canh tác là:
- Lợi dụng tốt các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai nhằm tránh được các tác hại do thiên nhiên gây ra, hạn chế những ảnh hưởng của hạn hán, chua mặn mà vẫn không ngừng thâm canh cải tạo đất
- Lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học tốt của cây trồng như: Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, tính thích ứng rộng rãi,có tiềm năng cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt
Về mặt kinh tế cơ cấu ngành trồng trọt phải đạt yêu cầu:
- Đáp ứng được tổ chức các vùng sản xuất chuyên canh có tỷ xuất hàng hoá cao.
- Đảm bảo cho việc tổ chức các yếu tố đầu vào hợp lý, phát triển sản xuất đa dạng và kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến.
Trong quá trình tái sản xuất bao gồm cả bốn khâu: sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng thì cơ cấu ngành trồng trọt không thể dừng lại ở một khâu nào cả mà nó là một chuỗi liên tục, chi phối trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau theo hướng hoàn thiện trong từng hoàn cảnh cụ thể Cho đến nay, khái niệm về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, song qua một thời gian dài nghiên cứu về lý luận cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và vận dụng vào tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp nước ta, nhiều nhà lý luận cũng như các chuyên gia chỉ đạo thực tiễn cũng có thể tạm nhất trí với nhau ở một số điểm chính của khái niệm có tính nguyên tắc về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt Tuy nhiên theo em thì khái niệm cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt vừa theo nghĩa rộng và vừa có ý nghĩa trong phạm vi hẹp đã trình bày ở trên là xác đáng hơn
2 Nộâi dung của cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, nội dung của cơ cấu ngành trồng trọt bao gồm: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.
Sự phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỷ mỹ thì sự phân chia ngành càng đa dạng và sâu sắc.
Trong thời gian dài lịch sử phát triển của xã hôi loài người thì ngành
8 là ở những nước kém phát triển thì tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp chiếm rất cao, đại bộ phận nông dân chủ yếu vẫn tham gia lao động sản xuất trong ngành trồng trọt chỉ có số ít là kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuoâi.
Cùng với sự phát triển của lượng lực sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được cải biến nhanh chóng theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp.
2.1 Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo ngành
Hiện nay trong cơ cấu của ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành như cây hàng năm, cây lâu năm, cây ăn quả trong mỗi tiểu ngành trồng trọt lại được chia thành nhiều loại cây trồng khác nhau chẳng hạn cây hàng năm thì chia thành cây lương thực có hạt, cây tinh bột, cây công nghiệp ngắn ngày ; cây lâu năm thì được chia thành cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả Kinh nghiệm trong nước và thế giới cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mang tính quy luật từ cây lương thực sang các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Trong một thời gian dài việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng còn chậm chạp, chủ yếu là do lực lượng sản xuất kém phát triển làm cho năng suất lao dộng thấp, phân công lao động chưa thực sự tỷ mỉ, sâu sắc nên tình trạng thiếu lương thực kéo dài Từ năm1989 trở lại đây sản xuất lương thực đạt được những thành tựu to lớn, đã có lương thực dư thừa để xuất khẩu Do vậy, làm cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nhanh chóng và hiệu quả Những nước có trình độ kém phát triển như ở nước ta, nông nghiệp chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế thì sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần rất quan trọng để chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
2.2 Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo vùng lãnh thổ
Sự phân công theo ngành kéo theo sự phân công theo lãnh thổ đó là 2 mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau Sự phân công theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên vùng lãnh thổ nhất định, nghĩa là cơ cấu ngành lãnh thổ ngành trồng trọt chính là việc bố trí các tiểu ngành trồng trọt theo không gian cụ thể nhằm khai thác tìm năng tại đó Ở đây, xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ ngành trồng trọt là đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá những loại cây trồng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung có hiệu quả cao, quan hệ mở rộng với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn cơ cấu từng khu vực với cơ cấu chung của toàn khu vực Bên cạnh đó trong từng vùng lãnh thổ cần phải coi trọng chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ ngành trồng trọt hợp lý cần phải bố trí các tiểu ngành trồng trọt trên từng vùng lãnh thổ 1 cách hợp lý, để có thể khai thác đầy đủ tìm năng của vùng đó Đặc biệt cần bố trí các loại cây trồng chuyên môn hoá đựa trên những lợi thế so sánh từng vùng đó là những vùng, có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, đường giao thông thuận tiện…
So với cơ cấu ngành thì cơ cấu vùng lãnh thổ có tính trì truệ hơn, có sức ì hơn, chậm chuyển dịch hơn Vì thế khi bố trí các vùng chuyên môn hoá cây trồng cần được xem xét cụ thể thận trọng nếu sai lầm thì khó khắc phục, bị tổn thất rất lớn.
2.3 Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo thành phần kinh tế
Trong suốt thời gian dài của thời kỳ bao cấp ở nước ta, thì việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp còn rất chậm chạp với sự tồn tại thuần nhất 2 thành phần kinh tế đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Đến đại hội VI của Đảng đã quyết định chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các thành phần kinh tế phát triển đa dạng và đa thành phần. Điều đáng chú ý trong qúa trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nổi lên các xu thế sau: đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó nổi bật lên là kinh tế hộ độc lập tự chủ Đây là thành phần kinh tế năng động nhất, tạo ra sản phẩm hàng hoá phong phú đa dạng cho xã hội Trong
1 0 mô lớn) đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta.
Những nhân tố ảnh hưởng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
1 Những nhân tố ảnh hưởng
Nói chung quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt chịu sự tác động của nhiều nhân tố và có thể tập trung ở 3 nhóm nhân tố chính như: các nhân tố tự nhiên, nhân tố xã hội, và các nhân tố tổ chức, quản lý
1.1 Các nhân tố điều kiện tự nhiên
Nhóm này bao gồm các nhân tố như là: vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu và cacù nguồn tài nguyên khác Các nhân tố này tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo nhiều cách khác nhau Trong các nhân tố này đất đai là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt vì đất đai nguồn cung cấp nước và chất dinh dưởng chủ yếu cho cây trồng Địa hình đất đai (thể hiện ở độ cao thấp của từng vựng, từng chõn ruộng) gắn liềứn với những điều kiện tưới tiêu luôn là những điều kiện quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Còn độ phù của đất là chỉ tiêu quan trọng trong việc bố trí cây trồng cũng như công thức luân canh 1 cách cụ thể để sử dụng đầy đủ và hợp lý hàm lượng dinh dưỡng của từng loại đất, tránh tình trạng hủy hoại chất lượng đất đai và môi trường làm tăng hiệu quả chung của toàn hệ thống Các nhân tố khác như khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hạn hán, lũ lụt thường chi phối đến năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế của heọ thoỏng thaõm canh
1.2 Các nhân tố kinh tế – xã hội
Nhóm này bao gồm các nhân tố như: điều kiện về cơ sở sản xuất kỹ thuật, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, tập quán và kinh nghiệm truyền thoáng
Vốn cho sản xuất giữ vai trò quyết định trong chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, nhất là đối với hệ thống sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao và mang tính thay đổi về chất như nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây laâu naêm
Thị trường là nhân tố bảo đảm cho chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt không những hoàn vốn và còn đem lại lợi nhuận cao Nó là căn cứ đầu tiên để người sản xuất lựa chọn cây trồng và hệ thống canh tác có hiệu quả nhất.
Chính sách kinh tế cũng có nghĩa quan trọng việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Nhờ chính sách đổi mới trong những năm 90 của Nhà nước thông qua việc giao đất lâu dài cho các hộ nông dân nên người sản xuất ở một số vùng đã mạnh dạn chuyển đổi hệ thống cây trồng, thay đổi phương thức canh tác đã thu được những lợi ích lớn Tuy nhiên, có những chính sách nhiều khi chưa tạo môi trường thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt như chình sách an toàn lương, chính sách đất đai (ruộng đất man mún).
1.3 Các nhân tố tổ chức, quản lý
Mặt dù người sản xuất có tính độc lập tự chủ trong sản xuất nông nghiệp của mình nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn thì người sản xuất phải có sự hợp tác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Từng hộ riêng lẻ không thể chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt vì sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng gắn liền với đất đai, sinh vật, hệ thống tưới tiờu, bảo vệ thực vật và đồng ruộng Điều này đũi hỏi viờùc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp phải gắn liền với quá trình mở rộng các mối quan hệ hợp tác, liên kết liên doanh
2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
2.1 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá
Xu hướng này phản ánh quy luật cung cầu trong xã hội có thể thấy rõ trên các khía cạnh:
- Nhu cầu ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm từ cây lương thực, thực phẩm và nhiều cây lương thực khác.
- Thị trường cung cầu của sản xuất trồng trọt ngày càng tăng mang tính xã hội hoá và quốc tế hoa cao.
- Công nghiệp hoá và hiện đại hoá có quan hệ tương tác với nông nghiệp ngày càng thêm chặt chẽ.
2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo hướng phát triển nền nông nghiệp phát triển ổn định bền vững
Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển Vì vậy, xu hướng phát triển ngành trồng trọt phải trên cơ sở
+ Một nền nông nghiệp phát triển, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý các nguôn tài nguyên thiên nhiên của nông nghiệp đặc biệt là đất đai và nguồn nước.
+ Một nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, biết kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng đất và công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học với kinh nghiệp truyền thống sản xuất của người nông dân để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao cung cấp cho xã hội.
+ Một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý phù hợp đặc điểm và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện có kết quả cao nhất những nhiệm vụ kinh tế xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phi bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao, chi phí bỏ ra càng nhỏ, hiệu quả kinh tế thu được càng lớn. Về mặt chất, việc đạt được hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý, đồng thời cũng có đòi hỏi gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh tế với việc đạt được những mục tiêu xã hội.
2 Khái niệm về hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt.
Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là kết quả so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra, là thước đo trình độ tổ chức sản xuất với mức độ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động sản xuất ngành trồng trọt
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt có thể dựa vào một số chỉ tiêu như: năng suất, tổng sản lượng, tổng giá trị hàng hóa, giá thành, thu nhập và lãi xuất của những sản phẩm sản xuất ra Đồng thời khi đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt cũng cần chú ý các điều kiện ảnh hưởng đến việc sản xuất như khí hậu, vị trí địa lý, các điều kiện xã hội Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, hiệu quả kinh tế phải được tính toán một cách thích hợp, vì nói đến cơ cấu ngành trồng trọt là nói đến việc bố trí các loại cây trồng trên từng loại đất cụ thể Mỗi loại cây trồng đều ứng với một diện tích gieo trồng nhất định, quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng nhiều khi quyết định quy mô, số lượng và cơ cấu sản phẩm của ngành trồng trọt Vì thế hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là phải đảm bảo được mục tiêu quan trọng đó là thu nhập và lợi nhuận của cơ cấu ngành trồng trọt mới tất yếu phải lớn hơn thu nhập và lợi nhuận của cơ cấu cũ
3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.
Như vậy dựa trên những nguyên lý cơ bản để xác định hiêu quả kinh tế nói chung và đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt nói riêng, có thể dùng một số chỉ tiêu cụ thể sau:
- Hiệâu quả đầu tư vốn, hiệu quả chi phí vật chất biểu hiện kết quả thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với mức chi phí bỏ ra.
- Sản lượng, giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá của các loại cây trồng thu được trên một đơn vị diện tích đất đai, một đồng chi phí vật chất hay một đồng chi phí lao động.
- Năng suất đất đai là số lần gieo trồng được thực hiện trên một đơn vị diện tích đất trong năm, hệ số gieo trồng càng lớn biểu hiện năng suất đất đai đạt cao.
- Năng suất cây trồng chính là sản lượng mà loại cây trồng đem lại trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
- Năng suất lao động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Năng suất lao động phản ánh lượng sản phẩm mà mỗi lao động tạo ra trên một đơn vị thời
- Tổng giá trị sản lượng là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
V TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở MOễT SOÂ NệễÙC TREĐN THEẪ GIễÙI VAỉ ễÛ VIEễT NAM
1 Tình hình ở một số nước trên thế giới.
Nhóm các nước công nghiêp phát triển: đặc điểm nổi bật ở các nước này là chuyên môn hoá và tập trung hoá cao độ, sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng có sự tác động rõ rệt và hiệu quả của công nghiệp và các tiến bộ khoa học kỹ thuật Cơ cấu ngành trồng trọt ở đây không chỉ đơn thuần vì mục đích thu sản phẩm mà còn vì mục đích cải tạo môi trường sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững Tuy nhiên cơ cấu ngành trồng trọt thường biến đổi, bị lệ thuộc và chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tính chất sản xuất hàng hoá cao độ.
Nhóm các nước đang phát triển: nhìn chung đối với những nước này chưa giải quyết cơ bản mối quan hệ giữa kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái trong quá trình thiết lập các hệ thống canh tác và bố trí cơ cấu ngành trồng trọt thích hợp Tuy nhiên, sản xuất cũng đã hướng tới mục tiêu như các nước công nghiệp phát triển, đó là việc chuyên môn hoá và tập trung hoá ngày càng thể hiện rõ nét Tác động của công nghiệp, của khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tuy chưa đạt trình độ như các nước công nghiệp phát triển song cũng đã đạt được những thành tựu tương đối nổi bật trong khuôn khổ cuộc cách mạng xanh và cách mạng sinh học Hiện nay nói chung cơ cấu ngành trồng trọt vẫn còn cuốn hút theo nền kinh tế thị trường nhiều khi còn mang đậm nét truyền thống, tự nhiên và đa đa số những nước này đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề giải quyết lương thực.
Nhóm các nước kém phát triển và có điều kiện tự nhiên không thuận lợi: đối với những nước này thì việc xác định cơ cấu ngành trồng trọt chủ yếu là theo tính chất sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc Hiện có nhiều nước,đặc biệt là các nước Châu Phi vẫn chưa tự túc được lương thực, nạn đói vẫn thường xuyên đem dọa Điểm nổi bật ở những nước này là sản xuất nông nghiệp kém phát triển, hiệu quả kinh tế thấp, môi trường sinh thái bị phá hoại nghiêm trọng Hình thức canh tác lạc hậu theo lối quảng canh, bóc lột đất đai và môi trường tự nhiên là chủ yếu Việt Nam cũng là một trong những nước kém phát triển song đặc thù của Việt Nam thể hiện trong cơ cấu ngành trồng trọt mang đặt trưng của nền kinh tế lúa nước.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, công tác quy hoạch nông nghiệp đã được tập trung đầu tư và đã đặt ra những nhiệm hàng đầu trong kế hoạch khôi phục và phát triển nền nông nghiệp trên phạm vi cả nước Việc nghiờn cứu chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nhằứm từng bước phá thế độc canh cây lúa đã được triển khai và thu được nhiều kết quả tốt Hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất Tác dụng của các giống cây trồng, các biện pháp thâm canh và một số chính sách kinh tế ngày càng được nhiều địa phương, nhiều hộ nông dân và các tổ chức kinh tế hợp tác xã khẳng định Sự hình thành các vùng chuyên môn hoá khá rõ nét, chẳng hạn vùng cây lương thực tập trung ở hai vùng trọng điểm đó là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long Cho đến nay việc phát triển sản xuất lương thực ở hai vùng này đã đảm bảo đủ lương thực và có dự trữ xuất khẩu hàng triệu tấn gạo/năm Ngoài việc tập trung cho vấn đề lương thực, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta cũng đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất các cây công nghiệp, cây ăn quả và các loai rau thực phẩm Bước đầu đã tạo ra khối lượng nông sản xuất khẩu đáng kể góp phần chủ yếu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho đất nước và giải quyết nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển Cả nước đã hình thành các vùng chuyên môn hoá quan trọng như chè (ở Thái Nguyên), cà phê (ở Tây Nguyên), lúa, dâu, tằm Tuy nhiên xét trên phạm vi cả nước thì việc chuyển đổi và chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt còn chậm chạp, tự phát, chưa có những kết quả vững chắc trước những thử thách của cơ chế thị trường, nhiều loại cây trồng phát triển không ổn định Mặt khác trong nhiều vùng kinh tế vẫn chưa giải quyết
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở huyeọn an kheõ – tổnh gia lai
Đặc điểm Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
An Khê là trong những huyện của tỉnh Gia Lai, huyện có vị trí rất thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh nên có điều kiện phát triển mạnh kinh tế- xã hội Huyện gồm 11 xã và một thị trấn An Khê, với diện tích đất tự nhiên là 698,7 km 2 có 84,9 nghìn người (1998) chiếm 4,5% diện tích và 9,3% dân số tỉnh Gia Lai, trong đó phần lớn lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.
Những đặc điểm trên là những đặc điểm cơ bản chi phối đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Đặc điểm này, tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của huyện nhà chủ yếu là nông nghiệp Do đó để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp đến công nghiệp rồi dịch vụ trước hết cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp và cụ thể hơn là chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
Vậy căn cứ vào cơ sở nào, điều kiện nào để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt trong thời gian tới Do đó việc xem xét phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội ở huyện An Khê là rất cần thiết để thấy được những ảnh hưởng, cũng như những tác động của nó đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt đã và đang diễn ra trên địa bàn huyện.
An Khê là huyện miền núi nằm ở Đông dãy Trường Sơn, cửa ngõ phía đông của tỉnh Gia Lai đi xuống các tỉnh Duyên Hải ven biển miền Trung ra cảng biển Qui Nhơn Huyện An Khê có toạ độ địa lí:
Phía Bắc giáp huyện Kbang, phía Nam giáp huyện Konchro, phía Đông giáp huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định), phía Tây giáp huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai
Qua huyện có quốc lộ 19, trục giao thông huyết mạch quan trọng nối Duyên Hải Miền Trung với Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia, nằm kề gần với huyện Tây Sơn nơi có nhiều công trình công nghiệp và du lịch cuỷa tổnh Bỡnh ẹũnh.
Với vị trí địa lí tự nhiên như trên An Khê có nhiều lợi thế trong trao đổi liên vùng về kinh tế- xã hội, thu hút khoa học kĩ thuật, vốn, lao động cũng như tiêu thụ sản phẩm từ các tỉnh Duyên Hải, và các tỉnh thành phố trong cả nước. Đồng thời với tiềm lực sẵn có của mình để phát triển kinh tế- xã hội, An Khê còn là đầu mối quan trọng để quan hệ giao lưu kinh tế với các huyện Kbang, Kongchoro Đây là điều kiện rất thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, trong đó có ngành trồng trọt của huyện đi theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
1.2 Khí hậu và thời tiết:
Huyện An Khê nằm ở sườn phía đông dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa Cao Nguyên và Duyên Hải trung bộ, nên khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mang sắc thái Đông Trường Sơn, mùa mưa thừơng đến muộn và kết thúc muộn hơn các huyện Tây Trường Sơn 1-2 tháng Trong năm có hai vụ sản xuất chính:
Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 (có khi đến tháng 12) và chiếm 60-70% lượng mưa cả năm Đây cũng là vụ mùa chính và chủ yếu trong cả năm
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau (khô nhất vào tháng 2,3), đây là vụ sản xuất còn lại của huyện sử dụng nguồn nước ao hồ do mùa mưa còn giữ lại
Nhiệt độ trung bình cả năm 23,6 C o , cao nhất 27,8-40,8 C o , thấp nhất 8,5 -16,5C 0 Lượng mưa trung bình cả năm 1202-1225mm, cao nhất 1389- 1565mm, thaáp nhaát 681-794mm.
Với điều kiện thời tiết khí hậu của huyện thì hiện nay trên địa bàn huyện chỉ sản xuất hai vụ chính đó là vụ mùa ( từ tháng 6 đến tháng 12), vụ xuân (từ tháng 1 đến tháng 5 năm sau ) Nhìn chung, 2 vụ rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như mía, mì, lạc, lang, ngô, các loại rau đậu vì caực loỏi cađy naứy coự chu kyứ soẫng phuứ hụùp vụựi muứa vỳ cụa huyeụn.
An Khê có mạng lưới sông suối tương đối nhiều phân bổ tương đối khắp trên lãnh thổ, đặt biệt có sông Ba là có sông lớn chảy qua địa phận huyện, ngoài ra còn có rất nhiều nhánh suối là lưu vực của sông Ba Đây là nguồn dự trự và cung cấp nước chủ yếu cho các ngành sản xuất, dịch vụ cũng như sinh hoạt của nhân dân trong huyện Đặc biệt hệ thống sông ngòi này rất quan trọng đối với ngành trồng trọt vì nó là nguồn cung cấp nước chính cho vụ xuân, đồng thời nó còn góp phần điều hoà dòng chảy khi mùa mưa lớn.
1.4 ẹũa hỡnh Địa hình huyện An Khê chủ yếu là đồi núi xen kẽ thung lũng bị san bằng và mở rộng trên bậc thềm chuyển tiếp giữa Cao Nguyên và Duyên HảiTrung bộ Địa hình không bằng phẳng bị chia cắt bởi nhiều sông suối, các triền núi và nằm ở sườn phía đông dãy Trường Sơn, đất phù sa tích tụ của núi chủ yếu là loại đất sét pha cát, chứa nước kém, tầng đất mặt có độ dày không lớn Bên dưới là đá granit và một số loại đá gốc có vết đứt gãy do kiến tạo địa chất, có khả năng chứa nước nhưng không lớn Với điều kiện địa hình như vậy nên rất thích hợp cho các loại lúa rẫy và đặt biệt là các loại cây cây công nghiệp ngắn ngày như mía, mì, lang, ngô
1.5 Đất đai Đây là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển kinh tế- xã hội, nhờ có hệ thống sông Ba chảy qua đã tạo nên nhiều cánh đồng nhỏ đang được khai thác một phần trồng lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm a- Về số lượng: với diện tích tự nhiên 69.873,6 ha phần lớn đất có tầng dày canh tác tương đối phù hợp để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng hàng hoá đa dạng sinh học với những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất là cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu đỗ ). b- Về chất lượng: theo kết quả điều tra và phân tích thổ nhưỡng (tháng 11-
1993) thì An Khê có những nhóm đất chính sau:
Đất xám và xám nâu hình thành trên đá granit, tiolit, sa thạch với
41150 ha, thích hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày (mía, vừng, thuốc lá, sắn, đậu đỗ cỏc loại ) và một số ớt cõy cụng nghiệp dài ngày (đào lộn hột, cà phờ)ứ nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng năm là 1960 ha và phù sa ngòi suối là 1440ha được phân bố chủ yếu ở ven sông thích hợp với cây lúa nước cũng như cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm.
Đất đỏ vàng trên đá granit, riolit (23712 ha), đỏ vàng trên đá gnai, phiến thạch mica (255 ha), đỏ vàng biến đổi do lúa nước (100 ha).
Nhìn chung chất lượng đất ở mức khá, phần lớn có tầng dày canh tác khá thích hợp cho phát triển nông- lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá sinh học với nhiều cây trồng, vật nuôi phong phú c- Về sử dụng đất: như ta đã biết đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với ngành trồng trọt thì đối tượng lao động là đất đai và cây trồng Do đó việc sử dụng hợp lý đất đai đang đặt ra cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.
An Khê theo địa giới hành chính thì huyện có tổng diện tích tự nhiên năm 2001 là 69.873,6ha trong đó đất nông nghiệp có 26.379ha chiếm 37,78%.Để thấy rõ hơn nữa tình hình sử dụng đất đai của huyện, cũng như hiện trạng
26 sản xuất ngành trồng trọt ta đi vào xem xột sựù thay đổi diện tớch đất hàng năm cuỷa huyeọn qua bieồu sau:
Biểu 1: Tình hình sử dụng đất trong những năm qua
II.Tình hình biến động đất cây hàng năm 979 5135,7 4149,8 -209,5
(Nguồn: Phòng thống kê huyện An Khê)
ánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt huyện An Khê
Tóm lại, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện An Khê theo thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế hộ gia đình, tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt còn hợp tác xã có xu hướng giảm xuống Đây cũng là xu hướng chung của đất nước trong những năm qua vỡ hầu hết cỏc thành phần kinh tế tõùp thể mà nũng cốt là cỏc hợp tác xã đều chuyển sang hình thức hỗ trợ, phục vụ sản suất chứ không trực tiếp sản xuất như trước kia Do vậy, huyện cần có giải pháp tích cực phát huy vai trò trực tiếp của thành phần kinh tế hộ gia đình, tư nhân để có thể nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Bên cạnh đó cần phải đổi mới thành phần kinh tế tập thể để hỗ trợ, phục vụ một cách đắt lực cho thành phần kinh tế hộ gia đình, tư nhân phát triển.
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT HUYỆN AN KHÊ
1 Những kết quả và hiệu quả đạt được
1.1 Kết quả năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính của huyện
Kết quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt thường được thể hiện bằng các chỉ tiêu chủ yếu như là năng suất và sản lượng cây trồng hàng năm Ở những nơi điều kiện sản xuất khác nhau thì các chỉ tiêu năng suất, sản lượng cũng khác nhau Nhưng tất cả đều chung một mục tiêu là việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phải thực sự đem lại hiệu quả đối với người sản xuất nói riêng và xã hội nói chung Nhằm thực hiện mục tiêu đó
58 cực triển khai đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, bước đầu đạt được kết quả về năng suất, sản lượng như biểu sau:
Biểu 13: Năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính ở huyện
(Đơn vị tính: tạ/ha, tấn)
NS SL NS SL NS SL NS SL
II Cây TB có củ
307 22.345 (Nguồn: Phòng thống kê huyện An Khê)
Qua biểu kết quả năng suất, sản lượng ta thấy:
Về cây lương thực có hạt: qua biểu trên ta thấy sản lượng hàng năm đều tăng lên, so với năm 1988 thì năm 2001 tăng lên 5.698 tấn, còn so năm 2000 thì tăng gấp đôi Có được kết quả này là vì huyện đã chú trọng mở rộng diện tích gieo trồng và đầu tư một số loại giống lúa mới có năng suất cao (như
6 0 tạ/ha) làm cho sản lượng lúa tăng từ 4868 tấn (năm 1998) lên 8.814 tấn (năm
2001) Bên cạnh đó, sản lượng ngô cũng tăng lên 17.526 tấn (năm 2001 so với năm 1998), riêng năm 2000 sản lượng ngô lai lên tới 8617 tấn tăng gấp hai lần năm 1998, tuy nhiên năng suất ngô hàng năm có giảm đi chút ít (so năm 1998 thì năm 2001 giảm 6,7 tạ/ha).
Đối với cây tinh bột có củ: tương tự cây lương thực có hạt, trong 4 năm qua sản lượng cây tinh bột có củ không ngừng tăng lên, so năm 1998 thì năm
2001 tăng 7908 tấn, bình quân mỗi năm tăng 1977 tấn, đặc biệt năm 2000 sản lượng tăng gần hai lần Trong tổng sản lượng cây binh bột có củ thì cây mỳ chiếm 90% và hàng năm sản lượng cây mỳ tăng lên khá nhanh từ 9.727 tấn năm 1998 thì đến năm 2000 là17.889 tấn, năng suất bình quân khoảng từ 41-
45 tạ/ha, có được kết quả này là nhờ hàng năm huyện An Khê và nhà máy mỳ Việt – Thái đã đầu tư vốn và giống cho nông dân Còn đối với cây lang cho hiệu quả sản lượng không cao nhưng cùng với cây đậu phụng và cây ngô là cây cải tạo đất rất tốt, năng suất cây lang hàng năm tương đối ổn định khoảng từ 30 - 32 tạ/ha.
Đối cây cây công nghiệp ngắn ngày: đây là cây chiếm sản lượng cao nhất trong các loại cây trồng trên toàn huyện và có xu hướng tăng lên, tuy nhiên do năm 2000 giá cây mía quá thấp nên một phần lớn diện tích trồng mía bị chặt bỏ do đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cây cây công nghiệp ngắn ngày (vì mía là cây chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày) làm cho sản lượng cây cây công nghiệp ngắn ngày trong những năm qua tăng giảm thất thường Nếu như năm 1999 so năm 1998 thì sản lượng cây cây công nghiệp ngắn ngày tăng 27.052 tấn, còn so năm 2000 thì lại giảm 74.017 tấn mà chủ yếu là sản lượng cây mía, nếu như sản lượng cây mía năm
1999 so năm 1998 tăng 20.880 tấn, còn so với năm 2000 lại giảm đi 68.360 taán.
Còn đối với cây lạc và thuốc lá thì chiếm một tỉ lệ nhỏ trong sản lượng cây cây công nghiệp ngắn ngày vì mang lại hiệu quả không cao Đối với cây bông được đưa vào trong năm 2000 do cây mía không đạt hiệu quả và đây cũng là chủ trương chung của vùng Tây Nguyên nhằm thay thế diện tích cây cà phê Tuy nhiên cây bông không thích hợp với vùng đất An Khê nên sản lượng giảm đi từ 129 tấn năm 2000 thì năm 2001 chỉ còn 55 tấn, năng suất cũng giảm từ 15 tạ/ha xuống còn 14 tạ/ha Riêng cây gừng không nằm trong cơ cấu cây trồng của huyện An Khê nhưng được trồng nhằm bán cho Trung Quốc nhưng chỉ được một thời gian đến năm 1999 Trung Quốc không mua nên thì tất cả diện tích cây gừng bị phá bỏ.
Cây thực phẩm: sản lượng tăng rất nhanh, năm 2001 tăng 2,5 lần so năm
1998 (tăng 1.386 tấn), đóng góp vào sản lượng cây thực phẩm chủ yếu là các lọai rau (chiếm trên 90% sản lượng cây thực phẩm), và hàng năm sản lượng đều tăng lên từ 8338 tấn năm 1998 thì năm 2001 là 22.345 tấn (tăng 1407 tấn) Các loại cây thực phẩm vẫn tập trung chủ yếu vào hai xã Tân An và Cư
An, năng suất cũng tăng từ 98,8 tạ/ha lên 120 tạ/ha.
Nói tóm, lại xu hướng phát triển mạnh các loại cây trồng có chất lượng và giá trị kinh tế cao là hoàn toàn phù hợp nhưng vấn đề đặt ra là muốn chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả thì phải làm sao chọn được những loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện An Khê.Thực tế trên đã chứng minh cơ cấu cây trồng của huyện An Khê nay và trong thời gian tới là: cây lúa (để đảm bảo an toàn lương thực) - cây mía- cây mỳ- cây thực phẩm và cuối cùng là các loại cây khác Với cơ cấu cây trồng trong những năm qua tuy hiệu quả cũn hạn chế nhưng cũng đó gúp phầứn quan trọng vào việc khôi phục và phát triển nền nông nghiệp huyện nhà, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho đại đa số nông dân, nhất là đồng bào dân tộc.
1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội
Biểu 14: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội đạt được
2 Giá trị TSL ngành trồng trọt:
3 Giá trị sản lượng hàng hóa
5.Tốc độ phát triển ngành trồng trọt
6 Giá trị TSL ngành trồng trọt:
-Tớnh treõn 1 ha dieọn tớch gieo troàng
-Tính trên 1 ngày công lao động
7 Thu nhập bình quân/tháng
% tr ủ tr ủ laàn ng.ủ/ tháng kg/naêm
( Nguồn: Phòng thống kê huyện An Khê )Như vậy, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, huyện AnKhê đã và đang tiếp tục có những bước phát triển vững chắc, toàn diện Kết quả và hiệu quả đạt được trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng vẩn còn những hạn chế nhất định,song những kết quả và hiệu quả đạt được thì không thể phủ nhận được Kết quả và hiệu quả ngành trồng trọt trong những năm qua là một tiêu thức quan trọng để đánh giá thành tựu của quá trình chuyển dịch cơ cấy ngành trồng trọt, ta xem nó qua các chỉ tiêu dưới đây:
GDP của huyện: trong những năm qua tăng lên đây cũng là xu hướng chung cả nước Nếu năm 1998 GDP của huyện chỉ có 226.753 triệu đồng thì năm 2001 đã là 455.810 triệu đồng tăng gấp 2 lần Trong đó ngành trồng trọt chiếm trên 30%, riêng trong năm 1998 lên tới 51,16% và xu hướng giảm dần trong những năm sau.
Giá trị sản lượng và tỷ suất hàng hóa: so với năm 1998 thì nam 2001 tăng 1,14 lần, bình quân 4 năm tăng lên 5,07%, cao nhất là năm 1999 giá trị hàng hóa ngành trồng trọt đạt 81.459 triệu đồng Tuy nhiên tỷ suất hàng hóa ngành trồng trọt lại không ổn định, năm 2000 so với năm 1999 thì giảm 4,42% còn so với năm 2001 thì tăng 3,96%, điều này là do giá cả sản phẩm tren thị trường khoõng oồn ủũnh
Về tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt giai đoạn 1998 – 2001: bình quân 32,68% (theo giá hiện hành), do đó là tổng giá trị sản lượng ngành trồng trọt gia tăng từ 116.002 triệu đồng năm 1998 lên đến 141.233 triệu đồng năm
Phương hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở huyện An Kheõ – tổnh Gia Lai
Những căn cứ chủ yếu để xây dựng phương hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở huyện An Khê
CƠ CẤU SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN AN KHÊ
Trong những năm tới để việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện An Khê hiệu quả hơn cần phải trên cơ sở thực tiễn tình hình thưc tế ngành trồng trọt cuả huyện mà xác định phương hướng, định hướng cho phát triển ngành trồng trọt Có như vậy ngành trồng trọt huyện mới thực sự phát huy hiệu quả góp phần quan trọng vào giải quyết công ăn việc làm nâng cao thu nhập ở nông thôn, khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên Do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt như thế nào cho hiệu quả cần phải nhất thiết dựa trên những căn cứ sau:
1 Căn cứ vào tiềm năng tổng hợp phát triển ngành trồng trọt của huyện.
1.1 Căn cứ vào tiềm năng sinh học của một số cây trồng chính trên huyện
Như chúng ta đã biết đối tượng sản xuất ngành trồng trọt là các loại cây trồng, mà các loại cây trồng sinh trưởng và trát triển không chỉ phụ thuộc vào tác động của con người, tác độâng của tự nhiên mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh học của từng loại cây Do đó, cần phải xem xét khả năng sinh học (năng suất sinh học) của một số loại cây trồng chính trên huyện đã đạt được trong những năm qua và tiềm năng phát triển của chúng trong thời gian tới để mà xác định, định hướng cho việc phát triển ngành trồng trọt.
Sau khi nghiên cứu, khảo sát thực tế một số nơi trong huyện cho thấy tiềm năng sinh học của một số cây trồng như sau:
Biểu 15: Khảo sát tiềm năng sinh học của một số cây trồng chính trên huỵên.
Lúa BQ cả năm tạ/ha 50 34,6 15,4
Ngô BQ cả năm tạ/ha 60 43,4 16,6
Lang BQ cả năm tạ/ha 80 24,7 55,3
Mỳ BQ cả năm tạ/ha 85 38,6 61,4
Mía BQ cả năm tạ/ha 800 575 225
Lạc BQ cả năm tạ/ha 15 6,1 8,9
Rau BQ cả năm tạ/ha 150 105 45 Đậu BQ cả năm tạ/ha 15 6,5 8,5
(Nguồn: Phòng thống kê huyện An Khê)
Nhìn chung năng suất sinh học của các loại cây trồng chính trên huyện còn tương đối khá, trong khi đó đáng chú ý nhất vẫn là cây mía (mức độ chênh lệch còn 255 tạ/ha) và cây mỳ (mức độ chênh lệch là 61,4 tạ/ha) Do đó huyện cần phải có biện pháp tổ chức thưc hiện việc bố trí sản xuất các loại cây trồng này để khai thác một cách có hiệu quả tìm năng sinh học của chúng.
1.2 Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
Xuất phát từ những đặc điểm tự nhiên như: thời tiết, khí hậu, địa hình, sông ngòi và thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của huyện An Khê Nhất là huyện có một lợi thế quan trọng đó là có cửa ngõ phía Đông của tỉnh Gia Lai, với quốc lộ 19 là trục giao thông huyết mạch nối liền Duyên Hải miền trung với Tây Nguyên và nằm kề huyện Tây Sơn nơi có nhiều công trình công nghiệp và du lịch Đây là điều kiện thuận lợi cho An Khê phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nhưng trước hết cần phải có một cơ cấu ngành trồng trọt phù hợp, gắn bó hữu cơ với chăn nuôi, công nghiệp chế biến nông sản và ngành nghề dịch vụ trong hệ thống kinh tế nông nghiệp hoàn chỉnh gồm sản xuất- chế biến- thị trường.
Bên cạnh những điều kiện tự nhên kinh tế xã hội thì huyện An Khê còn có một nguồn lao động dồi dào vốn lại rất cần cù, trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách với ý trí vươn lên làm giàu Cho đến nay thì đời sống nhân dân trong huyện tuy có được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn ở mức trung bình thấp đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Vì vậy, đa số nông dân sẵn sàng thực hiện việc đổi mới, tiếp thu khoa học kỹ thuật để thay đổi tập quán làm ăn lạc hậu, cũ kỹ để xây dựng một nền nông nghiệp tiến bộ Trên đây là những yếu tố trực tiếp tác động đến ngành trồng trọt đòi hỏi các nhà quản lý cần phải chú ý xác định một cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
2 Căn cứ vào thị trường trong và ngoài huyện.
Nằm chung trong khó khăn của nền nông nghiệp nước ta thì nền nông nghiệp huyện An Khê, trong đó có ngành trồng trọt gặp rất nhiều trở ngại vướng mắc trong việc tiêu thu sản phẩm Do đó, cần phải căn cứ vào thị trường trong và ngoài huyện mà từ đó để làm căn cứ xây dựng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt huyện, phải trên nguyên tắc là “sản xuất và bán ra cái thị trường cần chứ không phải cái sẵn có”.
Trong thời gian trước mắt thì viêc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt căn cứ vào nhu cầu nhiên liệu của 3 nhà máy đóng trên địa bàn huyện đó là Nhà máy đường An Khê (với công suất dự kiến 2500 - 3000 tấn mía cây/ngày), nhà máy mỳ Việt- Thái (với công suất dự kiến từ 400- 500 tấn/ngày) và nhà máy ván ép MDF Bên cạnh đó, cần phải chú ý nhu cầu nông sản trong huyện cũng như ngoài huyện mà có kế hoạch bố trí diện tích gieo trồng ngành trồng trọt cho phù hợp, hiệu quả hơn.
3 Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Đây cũng là một căn cứ quan trọng vì mục tiêu cuối cùng của chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt là nhằm phát triển kinh tế của huyện do vậy cần trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước,trực tiếp là UBND huyện An Khê trong năm 2003 và những năm tiếp theo để xây dựng phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt trong huyện.
4 Căn cứ vào thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp hiện nay
Như ta đã biết khoa học kỹ thuật là nhân tố chiếm vị trí quan trọng, thiết yếu trong việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm Vì vậy, cần phải căn cứ vào những thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp và bên cạnh kết hợp một cách hợp lý với những kinh nghiệm thực tiễn ở huyện trong những năm qua để định hướng cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt trong thời gian tới.
Quan điểm chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
Cơ cấu ngành trồng trọt tự nó sẽ chuyển đổi dần theo hướng tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan Vai trò của chủ thể quản lý thể hiện ở chổ nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt có lợi nhất Để hướng cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện An Khê cần nắm vững những quan điểm sau:
1 Quan điểm sản xuất hàng hoá
Lịch sử phát triển của xã hội loài người được đánh dấu một bước tiến bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là sự ra đời và phát triển của sản xuất lưu thông hàng hoá Sự phát triển không ngừng của sản xuất hàng hoá trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế là tất yếu khách quan Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá cũng là một yêu cầu khách quan đối với phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Phải thừa nhận rằng không thể có tái sản xuất mở rộng, với nhịp độ phát triển nhanh đối với một nền nông nghiệp và một cơ cấu cây trồng mang nặng tính tự nhiên.
Cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện An Khê- tỉnh Gia Lai cũng như một số địa phương khác trong cả nước về cơ bản vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc, tỷ suất hàng hoá thấp Vì vậy, việc phát triển sản xuất hàng hoá cần phải gắn liền với thị trường, gắn liền với sự trao đổi hàng hoá với sự điều tiết vĩ mô củaNhà nước.
Kinh tế hàng hoá có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nó thể hiện trước hết ở chỗ nó đòi hỏi mỗi người sản xuất không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách giảm hao phí lao động cá biệt sao cho phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó hiệu quả sản xuất xã hội được nâng cao Trong khi xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu của con người về nông sản phẩm theo đó cũng tăng lên cả về số lượng, chất lượng, chủng loại điều đó cũng chính là đòi hỏi của thị trường ngày càng tăng, buộc việc sản xuất phải đáp ứng những nhu cầu đó Tất yếu dẫn tới yêu cầu phải đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, muốn như vậy không dừng lại ở cơ cấu kinh tế truyền thống mà đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu và tác động của thị trường.
Trong điều kiện ở nước ta nói chung và An Khê nói riêng, việc xác định cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá thì trước hết phải tiến hành nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác tiếp thị để tránh thiệt hại do xác định nhu cầu thị trường không chính xác gây ra, có nghĩa là phải nhận thức đầy đủ quan hệ cung cầu để hành động phự hợp với cỏc quy luõùt của nú Đối với nước ta hiện nay sản xuất lương thực đã đáp ứng được đủ nhu cầu ăn, có dự trữ và hàng năm xuất khẩu trên dưới 2 triệu tấn gạo Còn với huyện An Khê trong những năm gần đây đã tự cấp được lương thực nhưng cũng cần quan tâm đến chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt để nâng cao năng suất và giá trị ngành trồng trọt từ đó góp phần vào tăng thu nhập cho người lao động.
2 Quan điểm khai thác sử dụng lợi thế so sánh. Đặc trưng của thị trường là có sự cạnh tranh, vì thế để đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế cần phải biết sử dụng lợi thế so sánh Điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới nước ta cho phép gieo trồng và thu hoạch nhiều vụ, nhiều loại cây trồng và sản phẩm đa dạng phong phú.
An Khê- tỉnh Gia Lai có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây, đặc biệt là các loại cây cây công nghiệp ngắn ngày cùng với sự thuận lợi về giao
Khê, trong đó có ngành trồng trọt cần phát huy hơn nữa lợi thế của địa phương mình, từng bước nâng cao tỷ suất hàng hoá nhằm cung cấp nguyên liệu và thực phẩm cho ngành công nghiệp và tiêu dùng trong và ngoài huyện.
Do vị trí địa lý, điều kiện đất đai phân bố không đồng đều giữa các tiểu vùng sinh thái khác nhau trong từng địa phương, nên các địa phương cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho tận dụng những lợi thế tối đa của mình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
3 Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội
Hiệu quả kinh tế- xã hội là mục tiêu chính, đặc trưng cơ bản của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt phải nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn nếu không thì việc chuyển dịch trở nên không có ý nghĩa thực tế, tuy nhiên hiệu quả kinh tế xã hội cũng cần được xem xét trên quan điểm toàn diện Do đó các chỉ tiêu cần được nghiên cứu đánh giá như là: năng suất cây trồng, năng suất lao động, giá trị tăng thêm, lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá nhịp độ phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng Bên cạnh, việc xác định hiệu quả kinh tế cũng cần chú ý đến hiệu quả về mặt xã hội, nghĩa là việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt phải vừa bảo đảm tăng hiệu quả kinh tế vừa giải quyết công ăn việc làm cho các tầng lớp dân cư trong nông thôn, phải tham gia xoá đói giảm nghèo, định canh định cư cho đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị Đồng thời cơ cấu ngành trồng trọt phải thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp để làm giàu cho bản thân và cho sự thịnh vượng của huyện nhà.
4 Quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá hình thức sở hữu và tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Để giải phóng năng lực sản xuất, huy động nguồn lực sản xuất trong nhân dân trước hết phải coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển Trong một thời gian khá dài các tổ chức kinh tế hợp tác xã và nông trường quốc doanh là những chủ thể quản lý và sử dụng hầu hết đất nông nghiệp, với trình độ quản lý thấp (quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ)ọ đó làm cho cỏc tổ chức này thiếu chủ động và nhạy bộn trong sản xuất kinh doanh Vì vậy, việc xác lập cơ cấu ngành trồng trọt không căn cứ vào yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội thực tế đầy đủ mà theo hướng dẫn một cách cứng nhắc từ kế hoạch cấp trên và thực hiện với bất cứ giá nào Tình trạng đó đã để lại nhiều hậu quả xấu mà khắc phục không dễ dàng.
Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển nền kinh tế nước ta sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc xác định cơ cấu ngành trồng trọt được các thành phần kinh tế thận trọng hơn và theo hướng sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải sản xuất những sản phẩm theo kiểu kế hoạch giao từ trên xuống như trước Rõ ràng việc xác định cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt trong cơ chế quản lý mới hiện nay đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng phát triển đa dạng, phong phú hơn trên cơ sở đa dạng hoá hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, các thành phần kinh tế sẽ sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
5 Quan điểm bố trí cây trồng ưu tiên sản xuất nhiều nông sản xuất khẩu.
Nông nghiệp nước ta phải được chú trọng phát triển, phải tăng khối lượng nông sản xuất khẩu bằng việc đầu tư vốn, kỹ thuật thâm canh mới đạt hiệu quả và tiêu chuẩn quốc tế Không thể phủ nhận được rằng, trong điều kiện một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu cùng với nguồn lao động rất dồi dào thì trong một thời gian dài tích luỹ sản xuất phải bắt nguồn từ nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản đem lại Như vậy, rõ ràng việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt phải theo hướng xuất khẩu.
6 Quan điểm bảo vệ môi trường.
Môi trường sống và môi trường sản xuất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ ngày càng xấu đi nghiêm trọng Nhiều tổ chức quốc tế chính phủ cũng như phi chính phủ đang đấu tranh cho sự phát triển bền vững của môi
7 4 vệ môi trường và phát triển bền vững trong nông nghiệp Nhiều vùng nông nghiệp sạch đã hình thành với chủ trương không dùng thuốc trừ sâu, không dùng hoặc dùng ít phân hoá học Vì thế, các sản phẩm nông nghiệp sạch được thị trường quốc tế ưa chuộng Xu hướng của phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp là hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững được khái quát bằng ba đặc điểm sau:
- Thoả mãn được nhu cầu của con người về nông sản.
- Cú khả năng thớch ứng với những tiến bộ kỹ thuõùt ngày càng cao trong noõng nghieọp.
- Đảm bảo môi trường sống, môi trường tự nhiên không bị phá huỷ.
mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt của huyện An Khê tới năm 2010
Trên cơ sở phân tích vùng nông nghiệp đã được xây dựng theo quy hoạch tổng thể của tỉnh, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh cao, hình thành vùng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu Do đó trong thời gian tới mục tiêu đối với các ngành trồng trọt của huyện là phải thực sự đem lại hiệu quả cho người sản xuất góp phần vào việc xoá đói giảm, giải quyết việc làm và tạo công bằng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cụ thể mục tiêu đối với các loại cây trồng như sau:
- Về cây lương thực: chọn cây lúa, ngô, sắn làm trọng tâm, trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh đạt năng suất cao, phấn đấu đến năm 2010 khoảng 45- 47 nghìn tấn, đảm bảo an toàn lương thực trên tòan huyện, làm bàn đạp phát trieồn kinh teỏ.
- Về cây thực phẩm: ưu tiên phát triển các loại rau thông thường và rau cao cấp (bắp cải, xu hào, súp lơ ) nhằm đáp ứng nhu cầu tiên dùng rau xanh hàng ngày cho nhân dân trong huyện, phấn đấu nhóm cây này có nhịp dộ tăng trưởng 10,5% giai đoạn 2001-2005 và15,3% giai đoạn 2006- 2010.
- Về cây cây công nghiệp ngắn ngày: tập trung phát triển mạnh cây mía, lạc, mỳ, đậu các loại để hình thành các vùng chuyên môn hoá với các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt tạo ra khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và cung cấp nguyên liệu công nghiệp chế biến trên huyện, phấn đấu nhịp độ tăng trưởng của loại cây này là 14,5% năm gian đoạn 2001-
2005 và 16% gian đoạn 2006- 2010 Riêng phấn đấu cây mía đạt 6.700 - 7.800 ha và sản lượng khoảng 44.000- 54.000 tấn.
2 Phương hướng chung Để hoàn thành mục tiêu đề ra trong những năm tới phương hướng chung chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồâng trọt đó là:
Trước hết, chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện An Khê, đồng thời phải tham gia tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2010
Thứ hai, chuyển dịch ngành trồng trọt phải khai thác và phát huy thế mạnh của huyện về vị trí địa lý, đất đai, lao động Bên cạnh việc tôn trọng tính lịch sử của cơ cấu ngành trồng trọt đã có thì cần phải mạnh dạn đổi mới theo hướng tiến bộ và hiệu quả Có như vậy mới đem lại hiêụ quả cho sự phát triển của ngành trồng trọt, góp phần quan trọng vào việc tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo tạo công bằng xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghóa.
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hóa để hình thành các vùng chuyên môn hoá, từ đó mới có thể tăng tỷ xuất hàng hoá và tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích
3 Dự kiến xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt tới naêm 2010
3.1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo ngành đến năm 2010
3.1.1 Dự kiến cơ cấu giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá ngành trồng trọt tới năm 2010
Biểu 16: Cơ cấu giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá ngành trồng trọt đến năm 2010
(Đơn vị tính: triệu đồng, %)
Giá trị sản lượng Giá trị sản lượng hàng hóa
(Nguồn: Phòng tài chính & kế hoạch huyện An Khê)
Qua biểu dự kiến cơ cấu giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá trên cho thấy đến năm 2010 thì giá trị sản lượng ngành trồng trọt sẽ là184.271triệu đồng (chiếm hoảng 58% giá trị sản lượng ngành nông nghiệp) so với năm 2001 tăn 1,66 lần và đạt được 134.701 triệu đồng giá trị sản lượng hàng hoá Trong đó cây mía vẫn là cây chiếm tỷ trọng cao nhất ( chiếm51,96% giá trị sản lượng ngành trồng trọt ) và so với năm 2001 tăng lên 1,84 lần, đồng thời nó cũng là cây cho giá trị hàng hoá cao nhất (tỷ xuất hàng hoá cây mía đạt tới 92%) Thứ hai các loại rau xanh đạt 23.192 triệu đồng giá trị sản lượng (chiếm 12,5%), thấp nhất vẫn là giá trị sản lượng cây khoai lang, thuốc lá và cây lạc ( chiếm dưới 2% giá trị sản lượng ) Riêng với cây lúa là cây có giá trị sản lượng tương đối cao trong tổng giá trị sản lượng nhưng lại cho giá trị sản lượng giá trị hàng hoá rất thấp ( tỷ xuất hàng hoá cây lúa chỉ có 12% ) là do tiêu dùng nội bộ.
Vậy để đạt được cơ cấu giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá như trên thì cần kế hoạch bố trí về diện tích ngành trồng trọt
3.1.2 Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng ngành trồng trọt đến năm 2010
Biểu 16: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng ngành trồng trọt đến năm 2010
( Nguồn: Phòng tài chính & kế hoạch huyện An Khê ) Đến năm 2010 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 25.319 ha so với năm 2001 thì tăng lên 5.812ha và cho mức tổng sản lượng là 522.331tấn,
7 8 sản xuất nhiều nhất nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cho nhà máy đường An Khê (với công suất dự kiến năm 2010 là từ 2.500 - 3.000 tấn mía cây/ngày).
Với mục tiêu là đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn huyện do vậy đến năm 2010 huyện vẫn gieo trồng được 2.531 ha Bên cạnh đó diện tích gieo trồng cây thực phẩm vẫn được tăng lên nhằm đáp ứng thực phẩm sạch trong tửụng lai.
Ngoài ra trong trong những năm tới huyện còn ưu tiên phát triển cây mỳ ( năm 2010 diện tích gieo trồng dự kiến là 6.090 ha tăng lên 1.959 ha so với năm 2001), với mức sản lượng dự kiến sẽ đạt được là 31.668 tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy mỳ Việt - Thái với công suất dự kiến năm 2010 là 400 - 500 tấn/ ngày )
3.1.3 So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Biểu 17: So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu ĐV 2001 2010 Tăng giảm (%)
1 Tổng diện tích canh tác ha 8.785 10.127,6 15,28
2 Toồng dieọn tớch gieo troàng ha 19.327 25.319 31,00
3 Hế số quay vòng lần 2,2 2,5 13,64
II Hiệu quả sản xuất
1 Giá trị tổng sản lượng tr.đ 111.136 184.371 65,89
- Tớnh treõn 1 ha caõy gieo troàng tr.ủ 5,75 7,28 26,61
- Tính trên một ngày lao động tr.đ 5.556,8 9.218,55 65,89
- Tính trên một ha gieo trồng tr.đ 1,92 2,38 23,96
- Tính trên một công lao động tr.đ 1.850,75 33.022,85 63,33
(Nguồn: Phòng tái chính và kế hoạch huyện An Khê )
Như vậy vào năm 2010 nếu huyện An Khê bố trí được cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt như dự kiến thì sẽ được kết quả như sau:
- Về sử dụng đất: tổng diện tích đất canh tác có tăng nhưng không đáng kể (1.342,6ha ), trong khi đó hệ số quay vòng đất lại tăng lên 13,64% từ đó làm cho diện tích gieo trồng năm 2010 tăng so với 2001 là 31%
- Về hiệu quả sản xuất: giá trị tổng sản lượng ngành trồng trọt tăng 65,89%, giá trị sản lượng tăng bình quân một ha gieo trồng là 26,61% Do đó tổng lợi nhuận của ngành trồng trọt tăng 23.442 triệu đồng với giả định tiền công một người lao động vẫn như trước (20.000 đồng/ngày ) thì tổng lợi nhuận tính trên một ngày công lao động tăng là 1.172 triệu đồng (tăng 63,33%).
3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo vùng lãnh thổ đến năm 2010
Hiện tại và tương lai nông nghiệp vẫn được xác định là ngành sản xuất chính của huyện, do đó để nông nghiệp phát huy tiềm năng, thế mạnh của nó cần nhanh chóng chuyển dịch sang phát triển những cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao và chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá hướng vào thị trường trong nước và xuất khẩu Muốn làm được như thế trước hết cần hình thành các vùng chuyên môn hoá, sản xuất nông nghiệp trong đó có ngành trồng trọt.
Trong những năm tới huyện An Khê sẽ chuyển 3 xã Hà Tam, An Thành, Giang Bắc về huyện ĐaKPơ ( huyện mới ), còn lại 8 xã và một thị trấn
An Khê theo quy hoạch của huyện thì có thể hình thành ba vùng sản xuất chớnh nhử sau: