Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay
Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng cho vay được hiểu như sau: “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng với mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi ”.
1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay
Thứ nhất, cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt, mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng, chiếm 70-80% tổng tài sản của ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động cho vay chứa đựng nhiều rủi ro Tiền cho vay kém lỏng so với các tài sản khác, bởi vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản vay đó mãn hạn các khoản tiền cho vay cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những tài sản có khác Và những rủi ro này sẽ xảy ra, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Chính điều này mà NHTM rất coi trọng công tác quản lý tín dụng nhằm đảm bảo lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
- Thứ nhất, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội.
Hoạt động cho vay giúp cung ứng nguồn vốn kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội Vốn được luân chuyển từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn, nhờ vậy các chủ thể thiếu vốn có thể nhanh chóng có được lượng vốn cần thiết để thúc đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tiêu thụ
- Thứ hai, góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
Hoạt động cho vay của ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn phục vụ các tầng lớp dân cư có nhu cầu Ngân hàng sẵn sàng tài trợ cho nhu cầu tín dụng của các cá nhân, hộ gia đình về nhu cầu mua sắm, cải thiện, nâng cao chât lượng cuộc sống Nhờ có hoạt động cho vay của ngân hàng mà chất lượng cuộc sống của dân cư được nâng cao, cùng với hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bộ phận dân cư, ngân hàng đã cùng với xã hội góp phần ổn định đời sống.
- Thứ ba, công cụ thực hiện các chính sách xã hội.
Các chính sách xã hội về bản chất được đáp ứng bởi nguồn tài trợ không hoàn lại từ ngân sách nhà nước, song phương thức tài trợ không hoàn lại này thường bị hạn chế về số lượng, quy mô và hiệu quả kém Chính vì nguyên nhân này mà phương thức tài trợ có hoàn lại của hoạt động cho vay sẽ thay thế phương thức này bởi phương thức có hoàn lại vừa đảm bảo được cung ứng nguồn tài chính vừa phát huy hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.2.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng.
+ CVKHDN: Đây là loại hình cho vay của các NHTM mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là đối tượng được phục vụ.
+ CVKHCN: KHCN bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại … được ngân hàng áp dụng phương thức cho vay theo quy trình thủ tục cho vay KHCN. Đối tượng này có số lượng lớn nhưng các khoản vay thường có quy mô nhỏ lẻ.
1.1.2.2 Phân loại theo thời hạn khoản vay.
Theo thời hạn vay, cho vay được phân loại thành: a) Cho vay không thời hạn: Là hình thức cho vay mà việc vay – hoàn trả của khách hàng là thương xuyên, theo kế hoạch luân chuyển hàng hóa và kế hoạch doanh thu của khách hàng , không xác định thời điểm trả nợ cụ thể trên hoạt động tín dụng. b) Cho vay có thời hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn thu hồi nợ được xác định cụ thể trong hợp đồng tín dụng Cho vay có thời hạn được phân chia thành :
+ Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay đến 12 tháng.
+ Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
+ Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
Phân chia theo thời hạn khoản vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian khoản vay liên quan mật thiêt tới tính an toàn và sinh lời của khoản vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.
1.1.2.3 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn.
Dựa vào căn cứ này cho vay thường được chia thành các loại sau:
Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp.
Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng …
Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng, các định chế tài chính khác.
Cho vay cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,mua sắm, các khoản vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống.
Việc phân loại theo mục đích giúp ngân hàng thiết lập quy trình cho vay thích hợp và có chế độ quản lý riêng đối với từng khoản vay.
1.1.2.4 Phân loại theo phương thức đảm bảo khoản vay.
Theo phương thức đảm bảo với khoản vay, cho vay được phân thành: a) Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Về nguyên tắc, mọi khoan tín dụng của ngân hàng đều có bảo đảm Tuy nhiên ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản mà mình đang sở hửu hoặc sử dụng hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng b) Cho vay không có tài sản đảm bảo: Có thể được cấp cho khách hàng có uy tín, thường là khách hàng thường xuyên làm ăn có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần, dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài sản đảm bảo Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn , hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng … cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.
Phân loại theo phương thức đảm bảo giúp các nhà quản lý ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp giám sát kiểm tra, thu hồi nợ phù hợp với từng khoản vay.
1.1.2.5 Phân loại theo hình thức sử dụng vốn vay.
Theo cách phân loại này hoạt động cho vay được phân thành: a) Cho vay kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc là đơn vị kinh doanh, trong đó chủ yếu là các đơn vị kinh doanh.b) Cho vay tiêu dùng: Là hoạt động cho vay mà vốn được sử dụng cho mục đích tiêu dùng là chủ yếu Đối tượng vay chủ yếu là các cá nhân (phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng) và Chính phủ (phục vụ cho mục đích chi thường xuyên) Phân loại theo phương thức sử dụng vốn vay giúp các nhà quản lý ngân hàng nâng cao chất lượng quản lý đối với từng khoản vay của ngân hàng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
1.1.2.6 Phân loại theo phương thức cho vay.
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
1.2.1 Khái quát về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân a) Sơ lược về sự hình thành hoạt động CVKHCN.
Cho vay là hoạt động cơ bản của các NHTM Tuy nhiên, từ xưa tới nay, các NHTM mới chỉ quan tâm tới cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa Còn đối với cá nhân, hộ gia đình, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay trong lĩnh vực này vì họ tin rằng các khoản tín dụng này nói chung có quy mô rất nhỏ và chi phí cao và do đó làm cho chúng có mức sinh lời tương đối thấp Đến đầu thế kỉ 20, hầu hết các khoản tài trợ cho các khoản tín dụng thương mại đều có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của dân cư cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, KHCN đã trở thành khách hàng tiềm năng đối vời ngành ngân hàng.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hoạt động CVKHCN đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và trở thành những dịch vụ tài chính phổ biến nhất của ngân hàng trong những năm gần đây Lợi ích mà các dịch vụ này đem lại cho hoạt động ngân hàng là vô cùng to lớn: chúng giúp ngân hàng đa dạng hóa cơ sở khách hàng, tạo ra môt luồng tiền gửi từ người tiêu dùng, cá nhân, hộ gia đình và những nguồn thu để bổ sung, bù đắp rủi ro trong hoạt động ngân hàng b) Khái niệm.
CVKHCN là hoạt động tín dụng của ngân hàng cho chủ thể là các cá nhân, hộ gia đình Ngân hàng tài trợ vốn cho cá nhân, phục vụ việc sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi.
1.2.2.Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Là một người hay một hộ gia đình: những người buôn bán nhỏ, nông dân, hộ thủ công nghiệp, thợ may, cơ khí, thanh niên, phụ nữ, sinh viên, tài xế tắc xi
… hoặc là đại diện của hộ gia đình (là những người được các thành viên có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự trong hộ gia đình ủy quyền những người thay mặt hộ gia đình kí hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đàm tiền vay và cam kết cùng trả nợ ngân hàng) Họ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng như khi họ cần tiền để mua nhà, mu ô tô hay khi họ muốn tiền của họ được cất giữ an toàn mà vẫn được hưởng lãi.
Thị trường KHCN tuy nhỏ hơn về quy mô nhưng lại lớn hơn về số lượng đối với thị trường khách hàng là các doanh nghiệp.
Nhu cầu của KHCN rất đa dạng và phức tạp, các nhóm dân cư khác nhau về thu nhập, giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội, thói quen sẽ có những nhu cầu riêng: +) Những người có thu nhập thấp: nhu cầu tín dụng của họ thường bị hạn chế bởi lẽ họ rất tần tiện trong việc cân đối giữa thu nhập – chi tiêu Ngược lại họ cố gắng tìm cách vay mượn để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà không có khả năng đáp ứng bởi sự hạn chế cho vay của thu nhập.
+) Những người có thu nhập trung bình: nhu cầu tín dụng của nhóm người này có xu hướng tăng trưởng ngày một mạnh Mặc dù những người này có thể có những nguồn tài chính thực sự, song họ vẫn muốn vay mượn để mua sắm những hàng tiêu dùng lâu bền hơn.
+) Những người thu nhập cao: đối với nhóm người này tín dụng tạo điều kiện cho họ khoản phụ trợ kinh doanh linh hoạt và trợ giúp vào khả năng thanh toán, đặc biệt là khi tiền của họ bị trói chặt vào những khoản đầu tư dài hạn Mặc dù sự vay mượn của họ nhằm mục đích tín dụng chỉ thể hiện là một tỉ trọng nhỏ trong tổng số của cải mà họ tạo ra nhưng họ lại thường đụng trạm đến những món lớn chính vì lí do đó mà ngân hàng đã đặc biệt quan tâm đến KHCN vay này.
Những hàng hóa có chất lượng tốt để cải thiện đời sống Đó là những nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân, gia đình Ví dụ như: mua sắm sửa chữa nhà cửa, mua phương tiện như xe máy, ô tô,…
CVKHCN cũng phục vụ nhu cầu sản xuất nhưng những khoản vay này thường là những khoản vay nhỏ chủ yếu là mở rộng sản xuất của hộ gia đình.
Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ nguồn thu nhập mà không nhất thiết phải từ kêt quả sử dụng những khoản vay Do đó, nguồn trả nợ của người đi vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kĩ năng và kinh nghiệm đối với công việc của khách hàng Vì vậy khi CVKHCN phải cân nhắc hoàn cảnh, lương bổng của người vay Tiếp tục có công ăn việc làm là điều quan trọng Nghề nghiệp của người vay phải được quan tâm thích đáng.
Các khoản vay đối với KHCN thường là những khoản vay:
+ Quy mô khoản vay thường dựa vào tư cách người vay hơn là tài sản thế chấp. + Cho vay từng bước, bắt đầu từ bước nhỏ rùi tăng dần quy mô cho vay. + Số lượng khoản vay là rất lớn do đó tính nhạy cảm của nhóm khách hàng này là rất cao, đòi hỏi ngân hàng phải có những chiến lược marketing riêng biệt, cụ thể, mang lại sự gần gũi, tin tưởng và yên tâm cho khách hàng về ngân hàng. Theo số liệu thống kê của các NHTM (nguồn internet): j) 80% các khoản cho vay cá nhân là những khoản cho vay nhỏ, quy mô cho vay trung bình từ 300-2500 USD. jj) Tỷ lệ % các khoản cho vay cá nhân trên tổng số các khoản cho vay chiếm 65-70%. jjj) Số nợ khó đòi trên dư nợ cho vay