1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển đông đô 1

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển đông đô
Trường học Khoa Ngân hàng – Tài chính
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 140,29 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (3)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ DNNQD (3)
      • 1.1.1. Khái niệm (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm DNNQD (3)
        • 1.1.2.1. Các DNNQD có số lượng lớn và tốc độ gia tăng nhanh (3)
        • 1.1.2.2. Các DNNQD có số lượng lao động ít, quy mô tài chính nhỏ bé (4)
        • 1.1.2.3 Môi trường sản xuất kinh doanh chưa thuận lợi, thị trường tiêu thụ chưa được khai thác triệt để, còn hết sức nhỏ bé (4)
        • 1.1.2.4. Hạn chế trong huy động vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh (6)
      • 1.1.3. Vai trò của DNNQD đối với nền kinh tế (7)
        • 1.1.3.1. Các DNNQD góp phần làm tăng thu nhập quốc dân (7)
        • 1.1.3.2. Các DNNQD thu hút một lượng lao động lớn trong nền kinh tế, góp phần tạo việc làm và giảm thất nghiệp (7)
        • 1.1.3.3. DNNQD là bộ phận đóng góp cho ngân sách Nhà nước (8)
        • 1.1.3.4. Sự phát triển của các DNNQD góp phần nâng cao tính cạnh (8)
        • 1.1.3.5. Các DNNQD góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá (CNH – HĐH) (9)
    • 1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNQD (9)
      • 1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng (9)
      • 1.2.2. Các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (10)
        • 1.2.2.1. Chiết khấu thương phiếu (10)
        • 1.2.2.2. Cho thuê tài sản (cho thuê tài chính) (12)
        • 1.2.2.3. Bảo lãnh (14)
        • 1.2.2.4. Cho vay (17)
    • 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD (18)
      • 1.3.1.1. Môi trường kinh tế (18)
      • 1.3.1.2. Môi trường chính trị - xã hội (19)
      • 1.3.1.3. Môi trường pháp lý (19)
      • 1.3.1.4. Môi trường địa lý (20)
      • 1.3.2. Các nhân tố thuộc về bản thân các NHTM (20)
        • 1.3.2.1. Chính sách tín dụng của NHTM (20)
        • 1.3.2.2. Nguồn vốn huy động (21)
        • 1.3.2.3. Chính sách lãi suất (21)
        • 1.3.2.4. Các thông tin tín dụng (21)
        • 1.3.2.5. Sự phát triển của công nghệ và trang thiết bị ngân hàng (22)
      • 1.3.3. Các nhân tố về phía doanh nghiệp (22)
        • 1.3.3.1. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển (22)
        • 1.3.3.2. Năng lực của bản thân các doanh nghiệp (23)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI (25)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ (25)
      • 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô (25)
      • 2.1.2. Thực trạng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian vừa qua (28)
        • 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn (28)
        • 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng và đầu tư (32)
        • 2.1.2.3. Hoạt động khác (37)
    • 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI (41)
      • 2.3.1. Thực trạng cho vay đối với DNNQD (41)
      • 2.3.2. Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh đối với các DNNQD (47)
      • 2.3.3. Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá đối với các DNNQD (49)
      • 2.3.4. Tình hình thu nợ và nợ quá hạn (49)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (52)
      • 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân (54)
        • 2.4.2.1. Hạn chế (54)
        • 2.4.2.2. Nguyên nhân (54)
  • CHƯƠNG III GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ (59)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI (59)
      • 3.1.1. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước về mở rộng tín dụng (59)
      • 3.1.2. Kế hoạch hoạt động tín dụng trong năm 2006 của Chi nhánh (60)
    • 3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI (62)
      • 3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng (63)
      • 3.2.2. Tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn (66)
      • 3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing, phát triển thêm các sản phẩm tín dụng (68)
      • 3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng (68)
      • 3.2.5. Giải pháp về phát triển công nghệ (70)
      • 3.2.6. Chính sách hỗ trợ khách hàng (70)
      • 3.2.7. Đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án đầu tư (70)
    • 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (71)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Ương (71)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (72)
      • 3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (73)
  • KẾT LUẬN (76)
    • 2. BẢNG BIỂU Bảng 1: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (0)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

TỔNG QUAN VỀ DNNQD

DNNQD có thế được hiểu là các doanh nghiệp mà phần vốn góp do các chủ thể kinh tế ngoài Nhà nước đóng góp hoặc phần vốn góp của Nhà nước (các tổ chức kinh tế thuộc Nhà nước) từ 49% trở xuống.

1.1.2.1 Các DNNQD có số lượng lớn và tốc độ gia tăng nhanh

Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và hệ thống các DNNQD nói riêng đã tăng nhanh về số lượng Năm 1991, sau khi ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân, tổng số DNNQD trên cả nước là 414 doanh nghiệp Đến năm 1999, số lượng các DNNQD là 30500 doanh nghiệp Bình quân trong giai đoạn này, mỗi năm tăng khoảng 3252 doanh nghiệp, tương ứng với tốc độ tăng là 30% Đặc biệt, sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực, số lượng các DNNQD đã tăng lên nhanh chóng Sau 4 năm luật doanh nghiệp có hiệu lực, cả nước đã có gần 82000 DNNQD mới được thành lập, gấp đôi con số đã có trước đó Bình quân trong giai đoạn này, tốc độ tăng đạt 40%, trong đó tăng nhanh nhất là các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó là các doanh nghiệp tư nhân Số lượng DNNQD lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp ở Việt Nam, gấp hơn 10 lần so với doanh nghiệp Nhà nước và gần 25 lần các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đặc biệt trong những năm vừa qua, khi mà Nhà nước có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả thành các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, luật doanh nghiệp chung và luật đầu tư chung có hiệu lực và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự gia tăng của các DNNQD là một điều tất yếu.

1.1.2.2 Các DNNQD có số lượng lao động ít, quy mô tài chính nhỏ bé

Mặc dù chiếm một số lượng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp trên cả nước, nhưng quy mô vốn và lao động trong từng doanh nghiệp còn rất nhỏ bé Số doanh nghiệp có vốn dưới 500 triệu đồng chiếm 68,3% tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn trên 500 triệu chiếm 31,7%, còn lại là các doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đồng chiếm 18,9% Tại thời điểm 31/12/2002, tổng vốn của các DNNQD là 237,3 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 16,5% tổng nguồn vốn của tất cả hệ thống doanh nghiệp Tài chính hạn hẹp khiến cho quy mô của các DNNQD nhỏ bé, sức cạnh tranh không cao, có thể làm cho các DNNQD mất đi những cơ hội kinh doanh tốt, khó khăn trong tiếp cận các thị trường rộng lớn đầy tiềm năng.

Bên cạnh khả năng tài chính hạn hẹp, đội ngũ lao động trong các DNNQD cũng hạn chế Số lượng lao động trong một DNNQD ít, bình quân khoảng 31 người trên một doanh nghiệp (theo số liệu thống kê năm 2002), điều này làm giảm sức sản xuất của các DNNQD.

Như vậy phần lớn các DNNQD ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyên nhân cơ bản do hầu hết các DNNQD mới được thành lập, do vậy lượng vốn tích luỹ được trong quá trình hoạt động hạn chế, vốn chủ sở hữu ban đầu nhỏ bé.

1.1.2.3 Môi trường sản xuất kinh doanh chưa thuận lợi, thị trường tiêu thụ chưa được khai thác triệt để, còn hết sức nhỏ bé

Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đang cố gắng tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, nhưng vẫn còn sự đối sử phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước với các DNNQD như các chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách về tài nguyên thiên nhiên… Môi trường kinh doanh không thuận lợi tạo ra sự phát triển không đồng đều trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Các DNNQD chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Phạm vi hoạt động của các DNNQD có trong hầu hết các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ… Các DNNQD được tập trung ở một số tỉnh và thành phố lớn như Tp.Hồ Chí Minh,

Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương Những địa phương này có khu công nghiệp và các hoạt động thương mại phát triển, đã kéo theo sự ra đời của nhiều DNNQD nhằm cung cấp các dịch vụ và vật tư sản phẩm cho các nhà máy lớn và các khu công nghiệp.

Trong năm 2003, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 267724,8 tỷ đồng, chiếm 80.2% tổng mức bán lẻ hàng hoá và thu dịch vụ Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu chỉ diễn ra trong nước, chưa vươn rộng ra tầm quốc tế. Khả năng tiếp cận thị trường của nhiều DNNQD chưa cao, vì vậy việc duy trì một khả năng cạnh tranh lâu dài gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân chủ yếu do quy mô của các DNNQD còn quá nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu kéo theo chi phí sản xuất cao, đồng thời bản thân các doanh nghiệp cũng chưa chú ý đến việc phát triển thị trường Do vậy, sản phẩm sản xuất ra thiếu tính cạnh tranh và khó xâm nhập vào thị trường mới.

Hơn nữa, hiện nay các DNNQD đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trường có rất nhiều biến động Tình hình giá dầu trên thế giới tăng làm cho chi phí của các doanh nghiệp tăng cao , kéo theo sự gia tăng giá cả các loại hàng hoá khác Dịch cúm gia cầm trên diện rộng đã khiến cho nền kinh tế có biến động lớn, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho các DNNQD nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới, đồng thời hành lang pháp lý còn chưa đồng bộ gây nhiều khó khăn trong hoạt động của các DNNQD.

1.1.2.4 Hạn chế trong huy động vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh

Các DNNQD hầu hết có quy mô tài chính nhỏ bé nên nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Thời gian qua, chính sách hỗ trợ huy động vốn đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển thành công của các DNNQD Nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư cho phát triển như ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế, chính sách tài chính, tín dụng nhằm tạo điều kiện tôt nhất cho các DNNQD Đồng thời, để hỗ trợ cho các DNNQD tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Nhà nước đã thành lập và phát triển các định chế tài chính thuộc sở hữu Nhà nước để thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng trên thực tế việc vay vốn, huy động vốn tài chính vẫn đang là vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp Tình trạng thiếu vốn đang là tình trạng phổ biến ở các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD nói riêng Hầu hết các DNNQD đều cho rằng, vay vốn ngân hàng là rất khó khăn với nhiều thủ tục như thế chấp, bảo lãnh… Trong khi đó, phần lớn các DNNQD có vốn chủ sở hữu thấp, ít có tài sản thế chấp, cầm cố, lại không có người bảo lãnh, khả năng lập dự án,phương án sản xuất kinh doanh còn thiếu sức thuyết phục, trình độ quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy… Thêm nữa, ngân hàng lại quá chú trọng trong việc xác định tài sản thế chấp và chặt chẽ trong thủ tục nhằm tránh rủi ro xảy ra Và không ít các doanh nghiệp bức xúc về trình độ nghiệp vụ ngân hàng trong thẩm định các dự án của doanh nghiệp khiến cho nhiều dự án không thế vay được vốn Để tiến hành hoạt động, nhiều DNNQD thường vay vốn từ các tổ chức tài chính phi chính thức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao động trong doanh nghiệp Thực tế, nguồn vốn được chắp vá này thường không ổn định nên ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các DNNQD tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ NHTM một cách rộng rãi và ổn định hơn.

1.1.3 Vai trò của DNNQD đối với nền kinh tế

Sự xuất hiện và không ngừng phát triển của hệ thống các DNNQD đã góp phần hết sức to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và CNH – HĐH đất nước nói riêng Các DNNQD với đa hình thức sở hữu đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong của đất nước và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.

Vai trò của các DNNQD với nền kinh tế thể hiện qua một số khía cạnh cơ bản sau:

1.1.3.1 Các DNNQD góp phần làm tăng thu nhập quốc dân

DNNQD đóng góp vào giá trị gia tăng, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế Đến nay, trên phạm vi cả nước đã có hơn 200.000 DNNQD đăng kí kinh doanh, chiếm 97% tổng số DN Theo thống kê, tỷ trọng DNNQD trong các lĩnh vực như sau: hoạt động khoa học công nghệ chiếm: 94,1%; sửa chữa ôtô, xe máy, đồ dùng: 93%; giáo dục đào tạo: 87,5%; công nghiệp chế biến: 86%; xây dựng: 85,7%… và nhiều ngành khác với tỷ trọng cao Đáng chú ý, DNNQD tập trung mạnh vào 7 phân ngành thuộc công nghiệp chế biến chiếm 81% tổng giá trị sản lượng toàn ngành.

Hàng năm, đối tượng DNNQD đã đóng góp khoảng 40% GDP; nộp Ngân sách trung bình 70 triệu VND/1 DNNQD; 30% giá trị sản lượng công nghiệp; 80% tổng mức bán lẻ; 66% tổng lượng vận chuyển hàng hoá; 100% tổng giá trị sản lượng ở một số ngành như: chiếu cói, giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ….

1.1.3.2 Các DNNQD thu hút một lượng lao động lớn trong nền kinh tế, góp phần tạo việc làm và giảm thất nghiệp

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNQD

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng(TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.

Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất của các NHTM, nó phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng, đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng , đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất của của các NHTM.

1.2.2 Các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

( Phân chia theo hình thức cấp tín dụng)

- Chiết khấu thương phiếu (chiết khấu giấy tờ có giá)

Chiết khấu thực chất là nghiệp vụ cấp tín dụng trong đó, NHTM mua lại thương phiếu của khách hàng theo giá trị hiện tại (PV) tại thời điểm mua lại, và có được trái quyền (quyền đòi nợ) đối với người phát hành thương phiếu khi đến hạn.

Về phía NHTM, chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trù đi một số tiền chiết khấu và hoa hồng phí Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ sinh lời, vừa duy trì năng lực thanh toán của NHTM khi NHTM mang thương phiếu đến tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau Người bán (người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (người phải trả) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn.

Sơ đồ 1: Sơ đồ luân chuyển thương phiếu

(1) Người bán chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ cho người mua

(2) Thương phiếu được lập, người mua ký cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi thương phiếu đến hạn và giao thương phiếu cho người bán đồng thời là người thụ hưởng

(3) Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang thương phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu

(4) Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, ngân hàng có thể phát tiền cho người bán và nắm giữ thương phiếu (ngân hàng có thể yêu cầu người bán ký hậu vào thương phiếu, cam kết trả tiền cho ngân hàng nếu người mua không trả - quyền truy đòi đối với thương phiếu

(5) Đến hạn, ngân hàng chuyển thương phiếu đến người mua để đòi tiền (nếu người mua không trả, ngân hàng có quyền đòi tiền của các bên ký tên trên thương phiếu).

Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, thời gian chiết khấu và lệ phí chiết khấu Bên cạnh áp dụng lãi suất chiết khấu, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả thêm phần lệ phí chiết khấu đối với trường hợp cụ thể có liên quan đến rủi ro và phí đòi tiền.

Nhiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người ký tển trên thương phiếu Để thuận tiện, ngân hàng thường ký với khách hàng hợp đồng chiết khấu (cung cấp cho khách hàng hạn mức chiết khấu trong kỳ) Khi cần thiết, khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng của thương phiếu và thực hiện chiết khấu Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao (trừ trường hợp ngân hàng ký miễn truy đòi với khách hàng) Hơn nữa, NHTM có thể tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp (vì vậy thương phiếu còn được gọi là tài sản có khả năng chuyển nhượng – có tính thanh khoản cao)

Xét trên góc độ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, có hai loại chiết khấu:

+ Chiết khấu miễn truy đòi: Là loại chiết khấu trong đó ngân hàng mua hẳn thương phiếu theo gía trị hiện tại và khi đáo hạn, chỉ có quyền đòi người phát hành, không có quyền đòi khách hàng chiết khấu.

+ Chiết khấu truy đòi: Là loại chiết khấu trong đó, NHTM mua laị thương phiếu theo giá trị hiện tại và có quyền đòi người phát hành khi đáo hạn Tuy nhiên nếu người phát hành không có khả năng thanh toán thì NHTM có quyền truy đòi đến khách hàng vay chiết khấu.

1.2.2.2 Cho thuê tài sản (cho thuê tài chính)

Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua sắm thiết bị, Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khách hàng không đủ (hoặc chưa đủ) điều kiện để vay Để mở rộng tín dụng, NHTM đã mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê Vì tài sản cho thuê thuộc sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khác thuê khi người thuê không trả nợ được, điều này góp phần làm giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng.

Theo điều 1 khoản 1, Nghị định số 16/2001/NĐ – CP quy định :” Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê.

Ngân hàng (người cho thuê)

Nhà cung cấp trang - thiết bị Khách hàng (người thuê)

Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận”.

Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Sơ đồ 2: Quy trình nghiệp vụ cho thuê

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD

1.3.1 Các nhân tố từ phía môi trường hoạt động kinh doanh của NHTM và các DNNQD

Các NHTM và các doanh nghiệp nói chung đều tồn tại và hoạt động trong một nền kinh tế, do vậy chúng có tác động qua lại lẫn nhau đồng thời chịu sự chi phối mạnh mẽ của các biến số kinh tế vĩ mô như: Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân, chỉ số giá cả, tiêu dùng, lạm phát, các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước như chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá… Đồng thời hoạt động của cácNHTM và các DNNQD còn chịu tác động mạnh mẽ của các chu kỳ kinh tế.NHTM đóng vai trò là trung gian tài chính với các hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính Do vậy, việc mở rộng tín dụng của NHTM cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế.Khi nền kinh tế rơi và tình trạng suy thoái, nhu cầu chi tiêu, đầu tư cho phát triển sản xuất bị thu hẹp thì việc mở rộng tín dụng của các NHTM cũng bị hạn chế, do môi trường kinh doanh không thuận lợi Ngược lại, khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng cao, môi trường kinh doanh đầu tư có nhiều thuận lợi, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển tăng lên, do vậy việc mở rộng tín dụng của các NHTM trở nên dễ dàng hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế quốc tế hoá, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì hoạt động của các NHTM và các doanh nghiệp còn chịu tác động mạnh mẽ của môi trường kinh tế quốc tế với những sự thay đổi của cán cân thanh toán quốc tế, những thay đổi về cán cân xuất nhập khẩu, về tỷ giá… Những thay đổi này đều có thể đem lại những cơ hội kinh doanh đồng thời cũng có thể gây ra những thiệt hại cho cả ngân hàng và các doanh nghệp, do vậy ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của các NHTM.

1.3.1.2 Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội có tác động mạnh mẽ đến những quyết định kinh doanh của các NHTM và các doanh nghiệp Sự ổn định của môi trường này tạo ra tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, do vậy nhu cầu về vốn đầu tư tăng, tạo điều kiện cho các NTHM mở rộng hoạt động tín dụng Ngược lại, khi môi trường này bất ổn định như chiến tranh, đình công… các doanh nghiệp không dám mở rộng sản xuất để duy trì và bảo toàn vốn do môi trường kinh doanh không thuận lợi và chứa đựng nhiều rủi ro Đồng thời khi môi trường chính trị - xã hội bất ổn định, người dân và các doanh nghiệp có xu thế chuyển sang các tài sản an toàn hơn như vàng, ngoại tệ mạnh, bất động sản…, do vậy nguồn vốn huy động được của các NHTM cũng bị thu hẹp, các ngân hàng không thể mở rộng hoạt động tín dụng của mình.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các NHTM và các DNNQD được tự do quyết định hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ pháp luật Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều kẽ hở và bất cập tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các doanh nghiệp làm ăn lừa đảo, bất chính gây thiệt hại cho ngân hàng khi ngân hàng cho các doanh nghiệp này vay vốn, đồng thời còn khiến các nhà đầu tư e dè, không dám tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, hạn chế nhu cầu vay vốn từ các NHTM Ngược lại, khi môi trường pháp lý chặt chẽ, nghiêm minh tạo ra sự an toàn, thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, các NHTM cũng giảm thiểu rủi ro khi mở rộng hoạt động tín dụng của mình.

Những quốc gia khác nhau có những đặc điểm và điều kiện về địa lý khác nhau Ngay trong một quốc gia, các vùng khác nhau cũng có những điều kiện khác nhau về tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán, khác nhau về sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, khác nhau về tốc độ phát triển kinh tế, do vậy nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói chung và nhu cầu vay vốn nói riêng cũng khác nhau Khả năng mở rộng tín dụng của các NHTM đối với DNNQD chịu chi phối mạnh mẽ bởi đặc điểm của từng vùng kinh tế Với các vùng kinh tế trọng điểm như thủ đô, các thành phố lớn, nơi tập trung số lượng các doanh nghiệp lớn, việc mở rộng tín dụng của các NHTM là rất thuận lợi. Với nhũng vùng kinh tế kém phát triển, số lượng các doanh nghiệp ít, việc mở rộng tín dụng của các NHTM bị hạn chế.

1.3.2 Các nhân tố thuộc về bản thân các NHTM

1.3.2.1 Chính sách tín dụng của NHTM

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung: Chính sách khách hàng, chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, chính sách đối với tài sản có vấn đề… Như vậy chính sách tín dụng trực tiếp quyết định đến chiến lược cho vay của NHTM, từ đó quyết định đến việc mở rộng tín dụng của NHTM.

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính khác Để có thể tiến hành hoạt động cho vay, trước tiên ngân hàng phải tiến hành hoạt động huy động vốn Như vậy nguồn vốn huy động được quyết định đến quy mô và thời hạn các khoản vay mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng, đồng thời quyết định đến khả năng mở rộng tín dụng của NHTM.

Trong điều kiện nguồn vốn huy động bị cạnh tranh mạnh mẽ với sự xuất hiện của loại hình tiết kiệm bưu điện, sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong những năm qua, đòi hỏi các NHTM cần có chiến lược huy động vốn phù hợp để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và các DNNQD nói riêng.

Lãi suất phản ánh chi phí mà ngân hàng phải trả cho dân cư và doanh nghiệp khi huy động vốn, đồng thời là khoản lãi vay mà ngân hàng thu được từ phía khách hàng vay Một chính sách lãi suất hợp lý, một mặt đảm bảo lợi nhuận và bù đắp được những chi phí và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, mặt khác tăng khả năng cạnh tranh của bản thân ngân hàng với các ngân hàng khác, thúc đẩy việc mở rộng tín dụng của chính ngân hàng đó.

1.3.2.4 Các thông tin tín dụng

Quyết định cho vay của ngân hàng được đưa ra trên cơ sở các thông tin về khách hàng mà ngân hàng có được Để có thể mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp, ngân hàng phải có được các thông tin chính xác về phía doanh nghiệp, bao gồm các thông tin về tình hình tài chính như: khả năng tài chính doanh nghiệp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình nghĩa vụ đối với Nhà nước, hiệu quả kinh tế của các dự án xin vay vốn, khả năng trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo khoản vay… hay các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp như năng lực pháp lý, năng lực quản lý, quan hệ xã hội, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp… Đồng thời các ngân hàng cần có thêm thông tin khác về tình hình kinh tế xã hội, xu hướng phát triển của các ngành nghề…

Các thông tin tín dụng mà ngân hàng có được càng kịp thời và chính xác bao nhiêu, càng giúp cho các ngân hàng đưa ra được các quyết định tín dụng đúng đắn bấy nhiêu, đồng thời giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng, nâng cao chất lượng kinh doanh nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng, tạo tiền đề cho các ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình.

1.3.2.5 Sự phát triển của công nghệ và trang thiết bị ngân hàng

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng mở rộng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các ngân hàng đơn giản hoá các thủ tục, loại bỏ các thủ tục giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, đồng thời việc quản lý hồ sơ khách hàng trở nên dễ dàng hơn, đem lại nhiều tiện ích cho cả ngân hàng và cho khách hàng, tạo nên hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, thu hút nhiều khách hàng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.3.3 Các nhân tố về phía doanh nghiệp

1.3.3.1 Nhu cầu vốn của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển

Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình phải phụ thuộc vào nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu như trong một thời kỳ nào đó, do môi trường kinh doanh không thuận lợi, các doanh nghiệp không muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn vay ngân hàng giảm, các ngân hàng không thể mở rộng hoạt động cho vay của mình Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, tuỳ từng thời kỳ khác nhau trong năm mà nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển khác nhau, ngân hàng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ từng loại hình doanh nghiệp, xác định được thời kỳ nhu cầu vốn tăng cao, từ đó có chiến lược mở rộng hoạt động tín dụng của mình.

1.3.3.2 Năng lực của bản thân các doanh nghiệp

Năng lực của các DNNQD có thể hiểu là khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu mà ngân hàng đưa ra để có thể cấp tín dụng Các điều kiện này ngân hàng đưa ra nhằm lựa chọn được những khách hàng có uy tín cho ngân hàng, đảm bảo chất lượng các khoản vay, thể hiện ở khả năng thu hồi lãi và vốn cho vay Các điều kiện này có thể khác nhau ở từng ngân hàng, song nhìn chung các ngân hàng thường quan tâm đến các điều kiện sau của DNNQD: Năng lực pháp lý, tính đúng đắn của mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp, năng lực quản lý, tính khả thi của dự án xin vay vốn và giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch 2 tại 14 – Láng Hạ, đi vào hoạt động từ đầu năm 2004 theo quyết định số 191/QĐ - HĐQT cuả Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến; theo đúng dự án hiện đại hoá ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế.

Phòng giao dịch 2 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn được thành lập năm 2002, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận Sau hơn một năm thành lập đến nay, Chi nhánh đã bắt kịp với sự phát triển của thị trường Trụ sở chính đặt trên đường Láng Hạ cắt đường Đê La Thành, tiếp giáp với đường Giảng Võ cùng với 8 điểm giao dịch đặt trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới người dân.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là Phòng giao dịch 2 đã được Trung Ương chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình hiện đại hoá đầu tiên, đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước rất thuân tiện cho công tác thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và quốc tế.

Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Đông Đô được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Chi nhánh.

+ Điều hành hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô là Giám đốc chi nhánh.

+ Giúp việc cho Giám đốc điều hành chi nhánh có 02 Phó Giám Đốc, hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh và theo quy định.

+ Các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô được tổ chức thành 3 khối bao gốm khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ.

Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau:

 Phòng Dịch vụ khách hàng

 Phòng Thanh toán quốc tế

 Phòng Giao dịch 1, Giao dịch 2

Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng sau:

 Phòng Kế hoạch Nguồn vốn

 Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng

Phòng Dịch vụ khách hàng

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng tài chính kế toán

Tổ tiền tệ kho quỹ

KHNV Phòng kiểm tra nội bộ

Khối quản lý nội bộ bao gồm các phòng sau:

 Phòng Tài chính – Kế toán

 Phòng Tổ chức hành chính

 Tổ Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ

Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh

2.1.2 Thực trạng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian vừa qua

Trong năm 2005, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, Chi nhánh Đông Đô đã xác định phương châm hoạt động kinh doanh là: quảng bá rộng rãi thương hiệu Chi nhánh Đông Đô tới mọi tầng lớp khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh huy động vốn, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm đạt mục tiêu là: Kinh doanh đạt hiệu quả cao Từ mục tiêu đã đề ra, Chi nhánh xây dựng các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giao, kết quả là hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Chi nhánh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao Kết thúc năm 2005, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô đã đạt được các kết quả trên các mặt cụ thể sau:

Bảng 1: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đơn vị:Tỷ đồng

2 Huy động vốn bình quân 743,75 1.085

3 Huy động vốn cuối kỳ 817,92 1421

4 Dư nợ tín dụng bình quân 268,07 549

8 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,01% 0,12%

9, Trích dự phòng rủi ro 0 6,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Năm 2005, công tác huy động vốn tại Chi nhánh tiếp tục giữ vững được số dư huy động cao và có tăng trưởng, hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao Tổng nguồn vốn tự huy động đạt 1,421 tỷ VNĐ (quy đổi), tăng 603 tỷ so với 21/12/2004 Trong năm 2005, Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình huy động vốn trong đó thành công nhất phải kể đến chương trình “Tiết kiệm dự thưởng” với 3 đợt huy động trong cả năm đạt khoảng 383 tỷ VNĐ, là một trong mười Chi nhánh dẫn đầu trong công tác huy động vốn Ngoài ra còn nhiều chương trình khác cũng thu hút được khách hàng như đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn đạt 95 tỷ VNĐ, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm “Ổ trứng vàng”, áp dụng các hình thức khuyến mại linh hoạt phù hợp với tâm lý của người gửi tiền Cơ cấu nguồn vốn tương đối đồng đều về kỳ hạn, đảm bảo tốt nhu cầu thanh khoản, giải ngân tín dụng cũng như đầu tư tiền gửi tại Hội sở chính, góp phần làm tăng nguồn huy động của toàn ngành.

Bằng nhiều biện pháp linh hoạt trong quan hệ, tiếp cận các tổ chức kinh tế để khai thác nguồn vốn từ các tổ chức này Trong năm, Chi nhánh đã thu hút lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, kết quả là nguồn tiền gửi của các tổ chức này tăng 224 tỷ VNĐ.

* Về cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn như sau:

Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch- Nguồn vốn)

Huy động vốn ngắn hạn đạt 809,97 tỷ, chiếm 57% tổng huy động, so với thời điểm cuối năm 2004 tăng 327,4 tỷ đồng, tức là tăng 67,8% Huy động trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ khá cao và cũng có bước tăng trưởng, đạt611,03 tỷ, chiếm 43% So với năm 2004 tăng 275,68 tỷ, tức tăng 82,2%.Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn cũng có sự thay đối Trong năm

2004, huy động ngắn hạn chiếm 59%, nhưng đến năm 2005 tỷ trọng này là 57%, giảm 3%, huy động vốn trung và dài hạn năm 2004 chiếm 41% nhưng đến năm 2005 là 43%, tăng 5%, điều này phần nào cho thấy chính sách của Chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc huy động vốn trung và dài hạn để tăng cho vay trung và dài hạn.

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn)

Tổng huy động vốn năm 2005 đạt 1421 tỷ đồng, so với thời điểm cuối năm 2004 tăng 603,08 tỷ đồng, tức tăng 73,7% Cơ cấu huy động vốn năm

2005, huy động VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 64%, đạt 909,4 tỷ đồng, huy động ngoại tệ đạt 511,56 tỷ (đã quy đổi), chiếm 36%, so với thời điểm ngày 31/12/2004, huy động VNĐ tăng 426,87 tỷ, tăng 88,5%, huy động ngoại tệ tăng 176,21 tỷ, tăng 52,5% Tỷ trọng huy động vốn VNĐ tăng lên, trong năm

2004 chỉ chiếm 59%, nhưng đến năm 2005 tỷ trọng này là 64% Huy động ngoại tệ thì ngược lại, năm 2004 là 41% nhưng đến năm 2005 chỉ còn lại 36%.

Bảng 4: Huy động vốn theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng

Huy động từ dân cư 695,23 1079,96 384,73 55,3

Huy động từ dân cư vẫn là chủ yếu, đạt 1079,96 tỷ, chiếm 76%, so với năm 2004 tăng 384,73 tỷ, tức là tăng 55,3% Huy động vốn từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 24% tương đương với 341,04 tỷ, tuy nhiên so với năm

2004 có bước tăng trưởng rất lớn, tăng 218,35 tỷ tức tăng 178% Đạt được kết quả như vậy là do trong năm 2005, Chi nhánh đã làm tốt công tác marketing tới khách hàng là các tổ chức kinh tế, có chính sách chăm sóc khách hàng, phát triển dịch vụ… do vậy thu hút thêm nhiều là các tổ chức kinh tế đến gửi tiền tại Chi nhánh.

Chi nhánh đã thực hiện việc thanh toán hộ gốc trái phiếu đợt I, II năm

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của thủ đô, địa bàn hoạt động có rất nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn.

2.3.1 Thực trạng cho vay đối với DNNQD Để xem xét thực trạng tình hình cho vay của Chi nhánh với DNNQD, trước hết ta xem xét đến doanh số cho vay của các DNNQD trên tổng doanh số cho vay của toàn Chi nhánh trong thời gian vừa qua:

Bảng 8: Doanh số cho vay của Chi nhánh phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng doanh số cho vay 367,69 1252,209 884,519 241

Qua bảng trên ta thấy:

Tổng doanh số cho vay toàn Chi nhánh năm 2004 đạt 367,69 tỷ đồng,nhưng đến năm 2005 là 1252,209 tỷ đồng, tăng 884,519 tỷ so với năm 2004,đạt tốc độ tăng trưởng là 241% Doanh số cho vay DNNQD năm 2004 là80,91 tỷ đồng, chiếm 22%, nhưng đến năm 2005, doanh số cho vay các doanh nghiệp này là 422,523 tỷ đồng, chiếm 34 % so với tổng số, đạt tốc độ tăng trưởng là 422% Do mục tiêu chiến lược của Chi nhánh vẫn là mở rộng cho vay đối với DNNQD nên doanh số cho vay với các doanh nghiệp này tăng lên nhanh chóng qua hai năm Tuy nhiên doanh số cho vay đối với DNNN vẫn cao hơn so với DNNQD vì các DNNN vốn là khách hàng truyền thống của Chi nhánh, nên Chi nhánh vẫn duy trì quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp này Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNQD chưa cao nên doanh số cho vay chưa đạt được tỷ trọng lớn.

Bảng 9: Doanh số cho vay phân theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng doanh số cho vay 367,69 1252,209 884,519 241

Qua bảng trên ta thấy:

Trong năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 136,045 tỷ, chiếm 37%, nhưng đến năm 2005, con số này là 964,2 tỷ đồng, tăng so với 2004 là 828,155 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 609% Mặc dù trong năm 2004, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao, đạt 63%, nhưng đến năm 2005 chỉ đạt 23% Điều này cho thấy, sản phẩm tín dụng chủ yếu của Chi nhánh vẫn là tín dụng ngắn hạn tín dụng trung và dài hạn mặc dù đã tăng lên về doanh số, nhưng lại rất ít về tỷ trọng.

Bảng 10: Doanh số cho vay phân theo loại tiền Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng doanh số cho vay 367,69 1252,209 884,519 241

Doanh số cho vay VNĐ trong năm 2004 đạt tỷ trọng cao, chiếm 88% và đatj số tuyệt đối là 323,57 tỷ đồng, còn doanh số cho vay ngoại tệ chỉ đạt 44,12 tỷ đồng, chiếm 12% Nhưng đến năm 2005, doanh số cho vay VNĐ đạt 631,1 tỷ đồng, chỉ chiếm 50,4%, tăng so với 2004 là 307,53 tỷ đồng, doanh số cho vay ngoại tệ đạt 621,109 tỷ đồng, chiếm 49,6 %, tăng so với 2004 là 576,989 tỷ đồng Sự tăng lên nhanh chóng của doanh số cho vay ngoại tệ phần nào cho thấy Chi nhánh đã chú trọng hợn trong việc tìm kiếm các khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu để tài trợ.

Về dư nợ của các DNNQD trên tổng dư nợ, ta sẽ xem xét qua bảng sau:

Bảng 11: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng dư nợ của toàn Chi nhánh tăng nhanh (240,56%), tức là tăng 464,430 tỷ đồng, do vậy dư nợ đối với các DNNQD cũng tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối Nếu như thời điểm 31/12/2004, dư nợ cho vay đối với các DNNQD chỉ đạt 103,000 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2005, con số này là 374,000 tỷ đồng, tăng 271.000 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng là 363,1%. Tuy có bước phát triển nhanh chóng cả về số tuyệt đối và tương đối, nhưng tỷ trọng dư nợ của các DNNQD vẫn chiếm một tỷ lệ chưa cao Năm 2004, dư nợ các DNNQD chiếm 31%, đến năm 2005 chiếm 47% so với tổng dư nợ Có được một kết quả khả quan như vậy đối với các DNNQD là trong thời gian qua, Chi nhánh Đông Đô đã có rất nhiều cố gắng trong việc tiếp cận các khách hàng là các DNNQD Tỷ trọng dư nợ của các DNNN vẫn luôn cao hơn các DNNQD, điều này cũng dể hiểu vì theo truyền thống, khách hàng của Chi nhánh vẫn là các DNNN, các tổng công ty Nhà nước như Tổng công ty 90 –

91, Công ty xây dựng Sông Đà… với các dự án lớn, đầu tư nhiều cho xây dựng cơ bản.

Về cơ cấu dư nợ của các DNNQD theo loại hình doanh nghiệp ta có thể thấy được qua bảng sau:

Bảng 12:Cơ cấu dư nợ VNĐ theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng

Qua bảng trên ta thấy:

Trong năm 2004, dư nợ của các công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ VNĐ của các DNNQD, đạt 58,71 tỷ đồng, chiếm 57% nhưng đến năm 2005, con số này là 39,6% và đạt 148,1 tỷ, mặc dù số tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ đã giảm Dư nợ của các công ty TNHH năm 2004 đạt tỷ lệ thấp, chiếm 7% trong tổng dư nợ VNĐ, đạt 7,21 tỷ đồng, nhưng đến năm 2005 đã tăng lên nhanh chóng cả tuyệt đối và tương đối, chiếm 46% tổng dư nợ, và đạt 172,04 tỷ Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp tư nhân giảm, năm 2004 chiếm 36%, đạt 37,08 tỷ nhưng đến năm

2005 chỉ còn 14%, đạt con số tuyệt đối là 52,36 tỷ Dư nợ của các loại hình doanh nghiệp đều có bước tăng trưởng mạnh mẽ, dư nợ công ty cổ phần tăng 89,39 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng là 152%, dư nợ công ty TNHH tăng 164,83 tỷ, gấp 22 lầ so với 2004, dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân tăng 52,36 tỷ, tăng 41 % so với năm 2004.

Về dư nợ của các DNNQD theo thời gian, ta có thể xem xét qua bảng sau:

Bảng 13 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian Đơn vị : Tỷ đồng

Dư nợ trung & dài hạn 65,346 84,386 19,040 29

(Nguồn: Phòng Tín dụng) Qua bảng trên thấy:

Trong tổng dư nợ của các DNNQD, dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn Mặc dù cuối năm 2004, dư nợ cho vay ngắn hạn chỉ đạt37,654 tỷ đồng, chiếm 37%, do Chi nhánh mới được thành lập, vốn do Trung ương cấp chủ yếu là để cho vay với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nên nhu cầu về vốn chủ yếu là trung và dài hạn Nhưng đến năm 2005, trong tổng dư nợ của các DNNQD, dư nợ ngắn hạn đã đạt 289,614 tỷ đồng, chiếm 77% tổng dư nợ, gấp trên 7 lần so với cuối năm 2004, trong khi cho vay trung và dài hạn chỉ đạt 84,386 tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ Mặ dù có sự tăng lên về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm đi.

Dư nợ ngắn hạn và trung – dài hạn đều có bước tăng trướng nhanh chóng so với năm 2004, dư nợ ngắn hạn tăng lên gấp 6 lần, dư nợ trung và dài hạn tăng 29%, đây là dấu hiệu rất tốt cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh đối với các DNNQD Phần nào nói lên sự quan tâm của Chi nhánh với các doanh nghiệp này Mặt khác, các DNNQD cũng đã tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng với nhiều hình thức hơn trước đây.

Thực trạng dư nợ trung và dài hạn đối với các DNNQD có sự tăng trưởng lớn Mặc dù cho vay trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng thấp trong hoạt động của Chi nhánh, cho vay trung và dài hạn vẫn chủ yếu tập trung ở các tổng công ty Nhà nước với những dự án lớn Tổng cho vay trung và dài hạn toàn Chi nhánh là 191,000 tỷ, trong đó cho vay trung và dài hạn đối với các DNNQD chỉ có 84,386 tỷ đồng Tuy nhiên sự tăng lên trong cho vay trung và dài hạn đối với các DNNQD năm qua thể hiện sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay với các doanh nghiệp này Dư nợ trung và dài hạn năm 2005 là 84,384 tỷ đồng, tăng 19,040 tỷ đồng so với năm 2004, đạt mức tăng trưởng là 29%, đây là nguồn vốn quan trọng giúp các DNNQD mua sắm, đổi mới trang thiết bị sản xuất, xât dựng nhà xưởng.

Có được bước tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua là do tiềm năng phát triển của các DNNQD đã dần được khơi dậy và chiến lược hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã hướng đến các DNNQD.

Về cơ cấu dư nợ của các DNNQD theo loại tiền, ta có thể thấy được qua bảng sau:

Bảng 14: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền Đơn vị: Tỷ đồng

Nếu như trong năm 2004, dư nợ VND chiếm tỷ trọng rất lớn là 88% tổng dư nợ, đạt 90.406 triệu đồng, còn dư nợ USD chỉ đạt 12.360 triệu đồng, chiếm 12% Thì đến năm 2005, dư nợ cho vay VNĐ và USD gần như đã bằng nhau Cho vay VNĐ đạt 188.643 triệu đồng, chiếm 50,4% tổng dư nợ, cho vay USD đạt 158.357, chiếm 49,6% Cho vay VNĐ và USD đều có sự tăng trưởng, đặc biệt là trong cho vay USD, dư nợ cuối năm 2005 đạt gấp trên 10 lần so với năm 2004 Có được kết quả này là do trong thời gian qua, chính sách huy động vốn của Chi nhánh, đặc biệt là huy động ngoại tệ đạt kết quả tốt, Chi nhánh cũng chú trọng mở rộng cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp có hoạt động xuất - nhập khẩu để tài trợ cho hoạt động này.

2.3.2 Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh đối với các DNNQD Để đánh giá hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh đối với các DNNQD, ta có thể xem xét qua bảng sau:

Bảng 15: Cơ cấu doanh số bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị:Tỷ đồng

Tổng số dư bảo lãnh 321,426 100

Qua bảng trên ta thấy:

Tổng số dư bảo lãnh là 321.426 tỷ đồng, trong đó số dư bảo lãnh của các DNNQD đạt 126.810 tỷ đồng, chiếm 39% tổng số dư bảo lãnh Như vậy, mặc dù đi vào hoạt động được một thời gian không lâu, nhưng số dư bảo lãnh của các DNNQD đạt số dư cao và chiếm tỷ trọng lớn, điều này phần nào cho thấy sự quan tâm của Chi nhánh đến các doanh nghiệp này Thông qua hoạt động bảo lãnh, Chi nhánh đã giúp cho các DNNQD có điều kiện để thực hiện các hoạt động trong nền kinh tế.

Về doanh số bảo lãnh và thu phí bảo lãnh, ta có thể thấy qua bảng sau:

Bảng 16 :Doanh số bảo lãnh và thu phí bảo lãnh của Chi nhánh Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng doanh số bảo lãnh 529,000 100

Doanh số bảo lãnh DNNN 275,080 52

Doanh số bảo lãnh DNNQD 195,730 37

Doanh số bảo lãnh TCTD 58,190 11

Tổng thu phí bảo lãnh 2,200 100

Qua bảng trên ta thấy:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2006, dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2005 v à nhữnh yếu kém tồn tại trong hoạt động ngân hàng, quán triệt nghị quyết của Quốc hội về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra kết luận toàn ngành tập trung bám sát và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động ngân hàng năm 2006, thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời để chủ động có cá giải pháp linh hoạt nhằm ứng phó kịp thời với những diễn biến bất thường trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong đó đặc biệt chú trọng nhiệm vụ cơ cấu lại ngân hàng và đáp ứng vốn cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng, hiệu quả của nền kinh tế và giảm nghèo trong những năm tới.

Trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về hoạt động tín dụng ngân hàng năm 2006, cần chú trọng một số vấn đề lớn :

 Tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn và cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, dặc biệt là vốn cho khu vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu.

 Tăng cường kiểm soát đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả đồng vốn Các tổ chức tín dụng phải quán triệt nguyên tắc cho vay trên cơ sở tính hiệu quả của dự án, không chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp, không cho vay theo áp lực hành chính, cho vay trái với quy định của Nhà nước, tăng cường năng lực thẩm định, kết hợp đánh giá các yếu tố tài chính và phi tài chính để quyết định cho vay.

 Các tổ chức tín dụng cần phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, chủ động tiếp cận để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân, cải cách thủ tục cho vay, lề lối làm việc theo hướng đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ, an toàn vốn vay.

 Xử lý nhanh nợ tồn đọng, bổ sung vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước, đi liền với việc điều chỉnh củng cố hoạt động của tổ chức tín dụng theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

 Về vấn đề nguồn vốn vay trung và dài hạn, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thêm nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn tối đa để cho vay trung và dài hạn lên 40%, Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét việc quy định mức dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 24 tháng nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng huy động các nguồn vốn có thời hạn dài hơn để cho vay trung và dài hạn, đồng thời nghiên cứu cả tiền gửi của tổ chức tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố vào số tiền dự trữ bắt buộc thực tế trong kỳ của tổ chức tín dụng.

3.1.2 Kế hoạch hoạt động tín dụng trong năm 2006 của Chi nhánh

 Năm 2006, theo kế hoạch được giao của Ban lãnh đạo, dư nợ tín dụng của toàn Chi nhánh phải tăng từ 120 – 150 tỷ đối với khách hàng mới Đây là chỉ tiêu bắt buộc để đánh giá kết quả hoàn thành.

 Tổng dư nợ theo kế hoạch Trung Ương giao là 1.100 tỷ.

 Tăng doanh thu bảo lãnh tối thiểu bằng 50% của năm 2005.

 Nợ quá hạn không được vượt quá 1%.

 Dư nợ có tài sản đảm bảo tạm giao là 81%.

 Tỷ trọng cho vay lĩnh vực xây lắp đảm bảo như chỉ đạo của Trung Ương.

 Chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào là 2.8%.

 Trích dự phòng rủi ro là 6.82 tỷ đồng.

 Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, định hướng mở rộng tín dụng với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân làm ăn có hiệu quả, tập trung và các ngành kinh tế mũi nhọn có xu hướng phát triển mạnh như các ngành điện tử, xây dựng, khai thác, chế biến, vận tải, dầu khí, có kế hoạch tiếp thị, đầu tư và khai thác khách hàng trong các khu công nghiệp.

 Tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu thanh toán và nhu cầu vay vốn từ các khách hàng.

 Có kế hoạch chăm sóc khách hàng thường xuyên, qua đó nắm bắt được tình hình biến động, định hướng phát triển, những khó khăn, vướng mắc của khách hàng để xử lý kịp thời.

 Duy trì việc chấm điểm, phân loại khách hàng theo định kỳ thường xuyên trên cơ sở các thông tin mà ngân hàng tự có và thông tin do khách hàng cung cấp, từ đó xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp với từng khách hàng,đảm bảo an toàn cho ngân hàng, có chính sách lãi suất phù hợp, kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm – dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

 Nâng cao nghiệp vụ trong công tác thẩm định tín dụng và bảo lãnh, thực hiện nghiêm túc pháp luật Nhà nước, các quy chế về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, quy trình tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, nhất là đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn để không phát sinh thêm nợ quá hạn và rủi ro tín dụng.

 Mở rộng hơn nữa nguồn tín dụng ngại tệ với khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ hoặc tìm nguồn cung ứng ngoại tệ từ các doanh nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng cho xuất nhập khẩu.

* Định hướng tín dụng đối với DNNQD của Chi nhánh Đông Đô

 Dự nợ ngoài quốc doanh >= 55% so với tổng dư nợ.

 Tín dụng đối với các DNNQD tiếp tục là một mảng hoạt động quan trọng trong tổng thể hoạt động của toàn Chi nhánh.

 Thu hút thêm số lượng các DNNQD có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, cung cấp cho khách hàng là DNNQD ngày càng nhiều hình thức tín dụng mới, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các DNNQD.

 Có chiến lược chăm sóc khách hàng là các DNNQD, xây dựng tác phong kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng - thẩm định,đưa Chi nhánh là chỗ dựa tin cậy cho các DNNQD.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

Tín dụng, từ khi ngân hàng xuất hiện, đã luôn là hoạt động cơ bản, đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đồng thời đem lại uy tín cho ngân hàng Như vậy mở rộng hoạt động tín dụng, một mặt đem lại nhiều thu nhập cho ngân hàng, mặt khác giúp ngân hàng mở rộng quy mô của mình.

Các DNNQD, mặc dù mới được thành lập và phát triển, nhưng sự đóng góp của chúng đối với nền kinh tế trong những năm vừa qua là rất lớn Trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế mạnh mẽ, đặc biệt là sự quan tâm cảu Đảng và Nhà nước, các DNNQD đang đứng trước những cơ hội phát triển rất lớn Hơn nữa, khi Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư chung có hiệu lực, tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp, sẽ giúp khơi dậy tiềm năng phát triển của các DNNQD Vì vậy việc mở rộng tín dụng đối với các DNNQD trong thời gian tiếp theo là một hướng đi đúng.

Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô, qua nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh đối vói DNNQD, tôi xin đưa ra một số giải pháp để tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng của Chi nhánh với các DNNQD trong những năm tiếp theo:

3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng trực tiếp quyết định đến việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và các DNNQD nói riêng Do vậy, hoàn thiện hơn nữa chính sách tín dụng là một nhân tố thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoàn thiện chính sách tín dụng cần chú trọng đến các khía cạnh cơ bản:

+ Chính sách khách hàng: Xây dựng một chính sách khách hàng có chú trọng đến các DNNQD

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngay từ khi thành lập đã được xác định mục tiêu hoạt động là cung cấp tín dụng cho các công trình xây dựng cơ bản, các dự án lớn của Nhà nước, do vậy, Chi nhánh Đông Đô được thành lập cũng nhằm thực hiện mục tiêu này Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước, các tổng công ty Nhà nước, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của toàn Chi nhánh Trong khi đó, nhiề DNNQD có nhu cầu về vốn lại chưa thể tiếp cận đến ngân hàng Chính sách tín dụng hướng đến các DNNQD, tức là nhu cầu về vốn của các DNNQD được ngân hàng chú trọng, tín dụng đối với các DNNQD sẽ trở thành một lĩnh vực hoạt động lớn của ngân hàng, các DNNQD sẽ được ngân hàng quan tâm hơn, trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xây dựng các chính sách khác đối với DNNQD.

Ngân hàng cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng mới, bằng cách thành lập các nhóm tiếp thị khách hàng, tăng cường công tác tiếp thị Phát triển khách hàng trên cơ sở các mối quan hệ sẵn có, tích cực tìm kiếm khách hàng và các dự án sản xuất – kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu vốn tín dụng, đặc biệt là các DNNQD, các doanh nghiệp có hoạt động xuất - nhập khẩu.

Việc chủ động tìm kiếm khách hàng sẽ đem lại cho ngân hàng các thông tin về khách hàng một cách chính xác hơn, từ đó giúp đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp Ngân hàng có thể trực tiếp gặp khách hàng, qua các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các phòng khách hàng riêng, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và DNNQD.

Hoàn thiện hơn nữa quy trình chấm điểm khách hàng, từ đó giúp ngân hàng phân loại khách hàng cụ thể, dễ dàng trong đánh giá.

+ Gia tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng là các DNNQD

Quy mô tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào tài sản đảm bảo và phần vốn chủ sở hữu Hầu hết các DNNQD có vốn chủ sở hữu nhỏ, giá trị tài sản đảm bảo không lớn, do vậy mức vốn vay tối đa có thể vay đước hạn chế Vì vậy, ngân hàng ngoài việc xem xét vốn chủ sở hữu và tài sản đảm bảo của các DNNQD, cũng nên xem xét tính khả thi và hiệu quả của các phương án sản xuất – kinh doanh và độ tín nhiệm của khách hàng.Ngân hàng cũng có thể xem xét để gia tăng hạn mức tín dụng đối với từng ngành nghề, từng loại hình doanh nghiệp, từng loại hình sản xuất – kinh doanh phù hợp với nhu cầu thực tế của các DNNQD.

+ Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt hơn đối với DNNQD Lãi suất là công cụ cạnh tranh chủ yếu của các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng Một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý, vừa đem lại lợi ích cho ngân hàng và được khách hàng chấp nhận sẽ giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Các ngân hàng đều áp dụng lãi suất thoả thuận với khách hàng, tuy nhiên vẫn còn sự phân biệt giữa khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, DNNQD, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp lớn với vốn chủ sở hữu lớn, tài sản đảm bảo giá trị cao, được ưu đãi cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi Ngược lại, các DNNQD và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn chủ sở hữu nhỏ, giá trị tài sản đảm bảo không lớn, để được cấp tín dụng phải chịu mức lãi suất cao, gây hạn chế cho các doanh nghiệp này trong việc tiếp xúc nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Để thu hút thêm khách hàng, Chi nhánh cần phải xem xét đến một mức lãi suất hợp lý, linh hoạt hơn cho các DNNQD, cụ thể như: thường xuyên điều chỉnh lãi suất theo sự biến động của lãi suất thị trường, có chính sách ưu đãi với các DNNQD đã có quan hệ tốt với Chi nhánh, có uy tín, dự án sản xuất – kinh doanh hiệu quả cao.

+ Thay đổi cơ cấu cho vay phù hợp nhu cầu của DNNQD

Dư nợ tín dụng chủ yếu của Chi nhánh là ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu tập trung vào các Tổng công ty Nhà nước Điều này một phần có thể không sử dụng hết nguồn vốn huy động, mặt khác gây hạn chế trong mở rộng tín dụng.

Nhu cầu mở rộng sản xuất của các DNNQD là rất lớn, do vậy cácDNNQD không chỉ có nhu cầu vốn ngắn hạn để đầu tư cho vốn lưu động mà nhu cầu về vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết cũng rất lớn Trong thời gian tới, Chi nhánh nên có định hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn với các doanh nghiệp này, trong điều kiện tăng cường hơn nữa công tác thẩm định khách hàng và phương án đầu tư, sản xuất – kinh doanh Ngoài ra, có thể xác định kỳ hạn vay vốn theo thời gian thực tế của dự án, không nhất thiết là theo tháng, quý hay năm vì mỗi ngành nghề, dự án có đặc điểm riêng, xây dựng như vậy tạo thuận lợi cho khách hàng khi có quan hệ tín dụng với Chi nhánh.

+ Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tiền vay

Các DNNQD với quy mô tài chính nhỏ bé nên tài sản đảm bảo là trở ngại rất lớn với họ trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng Các ngân hàng thương mại có thể chủ động trong việc cung cấp tín dụng không cần tài sản đảm bảo cho khách hàng, song số lượng các DNNQD được lựa chọn cấp tín dụng không cần tài sản đảm bảo là rất ít Hình thức tài sản đảm bảo tại Chi nhánh vẫn còn chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là quyền sử dụng đất, nhà cửa (bất động sản), tiền ký quỹ của khách hàng, giấy tờ có giá, tuy nhiên số lượng và giá trị còn rất nhỏ Trong thời gian tới, để có thể mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng với các DNNQD, Chi nhánh cần đa dạng hoá hơn nữa các hình thức tài sản đảm bảo, chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo hơn nữa từ khách hàng như có thể dùng hàng hoá trong kho của khách hàng, dùng tài sản hình thành từ vốn vay, các giấy tờ chứng minh khả năng thu tiền của khách hàng (các hoá đơn bán hàng), đồng thời có thể cấp thẻ tín nhiệm cho khách hàng, điều này làm giảm thời gian và các thủ tục không cần thiết, đồng thời giúp ngân hàng loại bỏ những doanh nghiệp ma Chi nhánh cần tăng cường khâu định giá, quản lý, kiểm tra thường xuyên với các tà sản cầm cố, thế chấp, tránh các trường hợp doanh nghiệp cố tình dùng một tài sản đảm bảo để vay ở nhiều ngân hàng.

3.2.2 Tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động quyết định đến khả năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh, trong những năm tiếp theo, để hoạt động tín dụng với các DNNQD ngày càng được mở rộng, Chi nhánh cần phải đảm bảo nguồn vốn huy động của mình, cụ thể Chi nhánh cần có các giải pháp:

 Chủ động tìm địa điểm để mở các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm trên cơ sở tính toán hiệu quả hoạt động, tập trung vào các khu vực đông dân cư, có nhiều tiềm năng về vốn.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Ương

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Ương là cơ quan chỉ đạo và điều hành hoạt động của cả hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên cả nước, do vậy quyết định đến chiến lược, phương hướng hoạt động của Chi nhánh Đông Đô Để trong những năm tiếp theo, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Đông Đô nói riêng ngày càng được mở rộng, thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Ương cần:

 Trang bị thêm thiết bị công nghệ hiện đại cho Chi nhánh, không ngừng áp dụng những tiện ích của công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng như thanh toán, quản lý khách hàng, tiếp nhận thông tin Tiếp tục hoàn thiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng, tiến tới ngang tầm khu vực và trên thế giới.

 Xây dựng các chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu hoạt động cụ thể cho Chi nhánh Đưa hoạt động tín dụng đối với DNNQD trở thành một mảng hoạt động lớn của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

 Có kế hoạch tách phòng tín dụng của Chi nhánh Đông Đô thành các phòng tín dụng với doanh nghiệp lớn, tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ,tín dụng với khách hàng là cá nhân để tiện phân tích, theo dõi và phân loại khách hàng.

 Thường xuyên có các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ cho Chi nhánh, bố trí cán bộ phù hợp với khả năng của từng người để phát huy hết thế mạnh của mỗi cán bộ Tuyển dụng thêm cán bộ mới để mở rộng hoạt động của Chi nhánh.

 Cung cấp và hướng dẫn thực hiện kịp thời các văn bản, các quy chế của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về hoạt động tín dụng như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu… tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng.

 Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động cảu Chi nhánh, để Chi nhánh luôn luôn hoạt động an toàn, hiệu quả.

 Hoàn thiện hơn nữa “Sổ tay tín dụng” nhằm làm hướng dẫn cho cán bộ tín dụng, trong đó cần xây dựng các quy trình nghiệp vụ cụ thể, rõ ràng.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

 Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) phù hợp với thực tiễn nền kinh tế để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động của các TCTD Ban hành các văn bản pháp luật, các quy chế, các hướng dẫn cụ thể, tạo thuận lợi cho hoạt động của các TCTD nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

 Có các quy định rõ ràng về tài sản đảm bảo, việc xử lý tài sản đảm bảo của các Tổ chức tín dụng, nghĩa vụ của doanh nghiệp và TCTD về tài sản đảm bảo, tạo cho các TCTD có những cơ sở vững chắc, yên tâm khi mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNNQD.

 Tiếp tục duy trì và thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt để kiểm soát lạm phát, tạo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các NHTM và các doanh nghiệp nói chung Thực thi chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, quản lý ngoại hối… một cách linh hoạt mềm dẻo, điều tiết hoạt động của nền kinh tế và của các TCTD một cách hiệu quả.

 Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm tín dụng ngân hàng Bên cạnh đó cần thành lập các công ty tư vấn, các công ty chuyên mua bán các thông tin về tín dụng Các công ty này sẽ cung cấp các thông tin về thị trường, các thông tin về doanh nghiệp một cách chính xác, từ đó giúp các cán bộ tín dụng có được những thông tin về tình hình của khách hàng một cách chính xác hơn, giúp đưa ra các quyết định tín dụng khách quan, chính xác Mặt khác, thông qua trung tâm này, cũng giúp cho các DNNQD có đầy đủ thông tin về thị trường tài chính, nền kinh tế hay thông tin về các TTCTD.

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các NHTM để đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế.

3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

 Về quyền sử dụng đất và công chứng giấy tờ: Quyền sử dụng đất, bất động sản vẫn là tài sản chủ yếu của các DNNQD dùng để đảm bảo cho việc vay vốn tại NHTM Nhưng hiện nay, thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất phức tạp Đồng thời, việc công chứng cho các giấy tờ của các DNNQD cũng còn nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn cho cả các DNNQD và các NHTM Trong thời gian tới, đề nghị các cơ quan hữu quan có thẩm quyền hoàn thiện hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bất động sản cho các doanh nghiệp, thủ tục công chứng cần nhanh chóng, tạo điều kiện về thời gian và công sức cho các doanh nghiệp.

 Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp, tạo được sự công bằng cho các DNNQD thông qua thiết lập một cơ chế, chính sách quản lý hợp lý cho các DNNQD hoạt động, khẩn trương ban hành các chính sách, văn bản dưới luật áp dụng cho các DNNQD, đặc biệt là chính sách quản lý tài chính, tạo ra hành lang pháp lý ổn định, đảm bảo cho sự phát triển của các DNNQD.

 Hoàn thiện hơn nữa Luật doanh nghiệp chung và Luật đầu tư chung, trong thời gian tới cần xây dựng và ban hành thêm nhiều bộ luật khác, tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp.

 Nhà nước cần hỗ trợ cho các DNNQD bằng cách:

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w