1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1

70 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 361,7 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp (0)
    • 1. Kế hoạch hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (9)
      • 1.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch hoá (9)
        • 1.1.1. Khái niệm (9)
        • 1.1.2. Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (10)
      • 1.2. Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp (10)
        • 1.2.1. Theo thời gian (10)
        • 1.2.2 Theo góc độ nội dung (11)
        • 1.2.3. Theo lĩnh vực hoạt động (11)
      • 1.3. Quy trình lập kế hoạch trong doanh nghiệp (11)
        • 1.3.1. Lập kế hoạch (12)
        • 1.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch (12)
        • 1.3.3. Theo dõi, đánh giá kế hoạch (13)
        • 1.3.4. Điều chỉnh kế hoạch (13)
    • 2. Kế hoạch hoá sản xuất trong doanh nghiệp (13)
      • 2.1. Kế hoạch và vai trò của kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp (13)
      • 2.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp (15)
      • 2.3. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp (16)
        • 2.3.1. Kế hoạch năng lực sản xuất (16)
        • 2.3.2. Kế hoạch sản xuất tổng thể (18)
        • 2.3.3. Kế hoạch hành động sản xuất (18)
        • 2.3.4. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất (19)
        • 2.3.5. Kế hoạch nhu cầu sản xuất (19)
        • 2.3.6. Kế hoạch tiến độ sản xuất (20)
      • 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp (21)
        • 2.4.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp (21)
        • 2.4.2. Các nhân tố bên ngoài (22)
          • 2.4.2.1. Sự biến động của thị trường (22)
          • 2.4.2.2. Đối thủ cạnh tranh (22)
          • 2.4.2.3. Khách hàng (22)
          • 2.4.2.4. Nhà cung cấp (23)
  • Chương II. Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty sữa cô gái Hà Lan - Hà Nam (24)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (24)
    • 1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính (0)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức (0)
    • 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (0)
    • 2. Đặc điểm kinh tế- kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty (27)
      • 2.1. Đặc điểm về thị trường (27)
      • 2.2. Đặc điểm về sản phẩm (27)
      • 2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu (29)
      • 2.4. Đặc điểm về nguồn nhân lực (31)
      • 2.5. Đặc điểm về công nghệ, máy móc và thiết bị (31)
      • 2.7. Đặc điểm về môi trường kinh doanh của công ty (32)
    • 3. Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty sữa cô gái Hà Lan - Hà Nam (33)
      • 3.1. Tổ chức bộ máy kế hoạch của công ty (33)
      • 3.2. Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty (34)
        • 3.2.1. Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất (34)
          • 3.2.1.1. Căn cứ vào năng lực sản xuất của công ty (34)
          • 3.2.1.2. Căn cứ vào dự báo bán hàng (35)
          • 3.2.1.3. Căn cứ vào lượng hàng tồn kho (35)
        • 3.2.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch (35)
          • 3.2.2.1. Phương pháp dự báo (35)
          • 3.2.2.2. Phương pháp cân đối (35)
      • 3.3. Quy trình lập kế hoạch sản xuất (36)
        • 3.3.1. Kế hoạch sản xuất tổng thể (MPS) (36)
        • 3.3.2. Lập kế hoạch cho nguyên vật liệu hàng tháng (40)
        • 3.3.3. Kế hoạch sản xuất hàng tuần (44)
        • 3.3.4. Kế hoạch chuyển hàng hàng tuần (STO) (47)
        • 3.3.5. Lập kế hoạch cho dây chuyền lon của nhà máy Hà Nam (50)
      • 3.4. Mô phỏng thực tiễn lập kế hoạch sản xuất của công ty (50)
      • 3.5. Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty (54)
        • 3.5.1. Một số ưu điểm (54)
          • 3.5.1.1. Kế hoạch sản xuất có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban (54)
          • 3.5.1.2. Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào quá trình lập kế hoạch (55)
          • 3.5.2.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất logic và đội ngũ nhân viên có trình độ cao (55)
        • 3.5.2. Một số tồn tại (55)
          • 3.5.2.1. Dự báo bán hàng không ổn định (55)
          • 3.5.2.2. Mức tồn kho không ổn định (56)
  • Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty.................................................................. Error! Bookmark not defined. 1. Định hướng và mục tiêu phát triển (56)
    • 2. Yêu cầu hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty (58)
    • 3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty (59)
      • 3.1. Hoàn thiện theo hướng phát huy và tăng cường những ưu điểm, lợi thế trong công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty (59)
        • 3.1.1 Tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban (59)
        • 3.1.2. Hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý thông tin cho quá trình lập kế hoạch (60)
        • 3.1.3. Tăng cường năng lực cho cán bộ lập kế hoạch (60)
      • 3.2. Giải pháp hạn chế những tồn tại và khắc phục những khó khăn trong công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty (61)
        • 3.2.1. Hoàn thiện phương pháp dự báo (61)
        • 3.2.2. Hạn chế áp lực từ nhà cung cấp (62)
        • 3.2.3 Hoàn thiện phương pháp cân đối (63)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................56 (65)
  • PHỤ LỤC...............................................................................................................58 (0)

Nội dung

Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

Kế hoạch hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1.1 Khái niệm và vai trò của kế hoạch hoá

Kế hoạch hoá được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ đích của Nhà nước vào nền kinh tế để đạt được mục tiêu đã đề ra “Kế hoạch thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực hiện Nó xác định xem một quá trình phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nào làm và ai sẽ làm?”.

Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ

Kế hoạch và đầu tư): KHH chính là làm cho công việc diễn ra có kế hoạch Cụ thể hơn, nói KHH tức là nói đến lập KH và biến KH thành thực tế cuộc sống đối với một công việc cụ thể hay đối với một hệ thống nhất định.

Còn theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Kế hoạch hoá là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế, các ngành các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những mục tiêu thống nhất; dự kiến trước phương hướng cơ cấu, tốc độ phát triển và có những biện pháp tương ứng bảo đảm thực hiện, nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao” (tr 469, Từ điển Bách khoa Việt Nam

2 – NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2002)

Với khái niệm mang tính bản chất trên, KHH nền kinh tế quốc dân nếu hiểu theo góc độ quy trình thực hiện, bao gồm các hoạt động: (1) soạn lập kế hoạch , trong đó nội dung chính là xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển và hệ thống giải pháp chính sách áp dụng trong thời kì kế hoạch; (2) Tổ chức thực hiện hoạch, bao gồm quá trình tổ chức hoạt động của các bên, sử dụng các chính sách, giải pháp nhằm khai thác, huy động và sử dụng nguồn lực trong quá trình thực hiện mục tiêu kế hoạch; (3) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch với những yếu tố mới phát sinh trong môi trường kinh tế, bao gồm quá trình theo dõi thường xuyên hoạt động của hệ thống kinh tế quốc dân; đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu kế hoạch và tác động của kế hoạch đến phát triển kinh tế, xã hội, bổ sung và điều chỉnh

KH trong kỳ KH sau.

“Kế hoạch hoá doanh nghiệp” là một phạm trù phản ánh quá trình kế hoạch kể từ khi xây dựng, tổ chức thực hiện, đến khi kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch Nó được thực hiện một cách liên tục, lặp đi lặp lại theo tiến trình phát triển của thời gian. Như vậy kế hoạch hoá trong doanh nghiệp mang hai đặc trưng cơ bản:

- Thứ nhất, nó bao gồm hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch.

- Thứ hai, các hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch phải được diễn ra một cách lặp đi lặp lại theo chu kì phát triển thời gian hoặc không theo chu kì thời gian.

1.1.2 Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước doanh nghiệp (DN) phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh (SXKD), tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của mình Kế hoạch là văn bản định hướng và điều khiển các hoạt động của DN theo các mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh môi trường và do đó nó đóng vai trò quyết định sự thành bại của DN.

Lập kế hoạch kinh doanh là vấn đề then chốt trong hoạt động quản lý DN Việc chuẩn bị bản kế hoạch tạo cơ hội hoàn thiện những phương pháp kế hoạch hoá được sử dụng trong công việc kinh doanh, đồng thời giúp cho việc trình bày về DN trước các đối tác khác mang tính chuyên nghiệp hơn Lập một kế hoạch kinh doanh đáp ứng các nhu cầu cụ thể như:

- Tìm kiếm nguồn tài trợ: Một kế hoạch kinh doanh tốt là công cụ có tính thuyết phục nhất có thể sử dụng.

- Đưa ra định hướng: Quá trình chuẩn bị bản kế hoạch giúp chúng ta suy nghĩ một cách khách quan về DN của mình, về những điểm mạnh và điểm yếu nội tại, những cơ hội và mối đe dọa từ bên ngoài, sự cần thiết và thời điểm ra những quyết định chiến lược.

- Tạo ra những công cụ quản lý mới: Quá trình chuẩn bị một bản kế hoạch sẽ cung cấp những phương tiện quản lý có lợi về lâu dài cho các doanh nghiệp.

1.2 Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp

Tuỳ theo từng cách tiếp cận khác nhau mà ta có thể chia kế hoạch thành nhiều loại khác nhau.

Theo góc độ thời gian kế hoạch được chia thành 3 loại:

- Kế hoạch dài hạn: là loại kế hoạch nhằm xác định mục tiêu dài hạn cho tổ chức và có thời gian thực hiện khoảng 10 năm Những mục tiêu này đều là những mục tiêu quan trọng định hướng cho việc thiết lập mục tiêu trung hạn hay ngắn hạn của một tổ chức.

- Kế hoạch trung hạn: kế hoạch này có thời gian thực hiện khoảng từ 3 đến 5 năm, có nhiệm vụ cụ thể hoá những định hướng của kế hoạch dài hạn.

- Kế hoạch ngắn hạn: Kế hoạch này có thời gian thực hiện nhỏ hơn 1 năm, thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến độ Kế hoạch ngắn hạn luôn đi theo sự định hướng của kế hoạch trung và dài hạn.

1.2.2 Theo góc độ nội dung

- Kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các DN là định hướng lớn cho phép DN thay đổi, cải thiện, củng cố địa vị cạnh tranh của mình. Soạn lập kế hoạch chiến lược xuất phát từ khả năng thực tế của DN Kế hoạch chiến lược thể hiện tính chất định hướng của kế hoạch Và đối với các doanh nghiệp lớn, kế hoạch chiến lược đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

- Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp): Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động kinh doanh như:

Kế hoạch hoá sản xuất trong doanh nghiệp

2.1 Kế hoạch và vai trò của kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

Kế hoạch giống như nhịp cầu nối từ hiện tại tới chỗ mà người ta muốn hướng đến trong tương lai Theo đó kế hoạch sản xuất là nhịp cầu nối các doanh nghiệp từ hiện tại tới chỗ mà DN đó muốn đến trong tương lai.

Kế hoạch hoá sản xuất nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm đã định Kế hoạch sản xuất phải được xây dựng trên năng lực sản xuất và các phân tích, đánh giá dự báo nhu cầu của các sản phẩm trên thị trường Một bản kế hoạch sản xuất bao gồm các nội dung sau:

- Cho biết lượng sản xuất của đơn vị trong thời gian xác định: Thông qua việc đánh giá nhu cầu của thị trường, tính toán hiệu suất sử dụng thiết bị của DN, công nghệ của DN ta có thể xác định được lượng sản xuất trong kỳ cho các sản phẩm.

- Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất (nhà máy,phân xưởng, dây chuyền…)

- Huy động các loại tồn trữ để thoả mãn nhu cầu: Cần có một lượng dự trữ nhất định thành phẩm và bán thành phẩm trong kho, nó giúp cho có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau Đó là giúp DN giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho, giúp tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

- Huy động các nguồn lực để đảm bảo kế hoạch sản lượng đưa ra: Các DN luôn cố gắng tìm cách sử dụng các yếu tố sản xuất một cách có hiệu quả, cho năng suất cao, tiết kiệm chi phí đảm bảo kế hoạch sản lượng đưa ra.

- Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm: trước khi lập một kế hoạch sản xuất, các doanh nghiệp luôn phải hoạch định kế hoạch nguyên vật liệu, vật tư đáp ứng cho quá trình sản xuất Việc cung ứng đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu sẽ quyết định xem DN có hoàn thành mục tiêu sản xuất đặt ra hay không.

- Các kế hoạch thuê ngoài (gia công): cần phải có các kế hoạch thuê ngoài vì có nhiều giai đoạn, nhiều khâu trong DN không thể tự sản xuất hoặc cần rút ngắn thời gian thực hiện.

Sản xuất Năng lực tồn kho

Mua sắm năng lực cung cấp

Kế hoạch sản xuất tổng thể

Kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

Kế hoạch nhu cầu công suất

Thực hiện kế hoạch công suất

Thực hiện kế hoạch vật liệu Điều chỉnh KH sản xuất Điều chỉnh KH chỉ đạo sản xuất

Thực hiện có phù hợp với kế hoạch Điều chỉnh nhu cầu Điều chỉnh công suất?

(Nguồn: Giáo trình kế hoạch kinh doanh)

2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

Sơ đồ 1.2: Quy trình lập kế hoạch trong Doanh nghiệp

Quy trình kế hoạch hoá sản xuất bao gồm các bước sau:

Bước 1: Qua quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường: tính toán lượng thành phẩm tồn kho, năng lực tài chính hiện có của DN mình, kết hợp với kế hoạch mua sắm và kế hoạch nhân sự lập nên kế hoạch sản xuất tổng thể Kế hoạch sản xuất tổng thể là kế hoạch bao quát nhất cho biết chỉ tiêu của từng loại sản phẩm cần đạt được trong thời kì kế hoạch.

Bước2: Sau khi đã lên được kế hoạch sản xuất tổng thể DN tiếp tục lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch sản xuất tổng thể. Nếu có một sự biến đổi nào đó về nhu cầu thị trường cần quay lại điều chỉnh kế hoạch sản xuất tổng thể.

Bước 3: Xác định kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu bao gồm các chi tiết, bán thành phẩm…cần thiết cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng.

Bước 4: Tiếp tục lên kế hoạch nhu cầu công suất Sau đó xem xét, đánh giá xem phương án đó có khả thi hay không? Nếu chưa hợp lý thì cần tiến hành điều chỉnh công suất cho phù hợp với các kế hoạch sản xuất trước đó nhằm đưa ra phương án tối ưu.

Bước 5: Tiếp tục thực hiện kế hoạch công suất và kế hoạch nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm Sau đó phải tiến hành kiểm tra xem thực hiện có phù hợp với kế hoạch đã đặt ra ở trên hay không.

2.3 Nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

2.3.1 Kế hoạch năng lực sản xuất

Dựa trên cơ sở các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp và các dự báo về nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần cân nhắc việc quyết định trang bị cho mình một mức độ năng lực sản xuất nhất định Năng lực sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết phải kể đến công suất của máy móc thiết bị, sau đó là mức độ cũng như hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị này trong từng điều kiện cụ thể. a Các loại công suất:

- Công suất lý thuyết: Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất có thể đạt được trong điều kiện sản xuất lý thuyết, máy móc thiết bị chạy suốt 24h/ngày và

- Công suất thiết kế: Công suất thiết kế là công suất có thể đạt được trong các điều kiện sản xuất bình thường: Máy móc hoạt động bình thường, không hỏng hóc, không mất điện, các đầu vào đầy đủ, thời gian làm việc phù hợp với chế độ làm việc quy định trước.

- Công suất mong đợi – công suất hiệu quả:

Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty sữa cô gái Hà Lan - Hà Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Với ước mơ xây dựng một cộng đồng đầy sức sống đã bắt đầu từ xa xưa khi

150 thùng sữa đặc đầu tiên mang nhãn hiệu Dutch Baby được nhập khẩu và bán ở Việt Nam vào năm 1924 Năm 1993, văn phòng đại diện đầu tiên của Dutch Lady Việt Nam được thành lập tại số 27 Đồn Đất, thành phố Hồ Chí Minh Vào những ngày đầu tiên, tỉnh Bình Dương cùng những nhà lãnh đạo tâm huyết với sự phát triển của đất nước đã mở rộng vòng tay đón nhận Dutch Lady Việt Nam và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để công ty tiến hành xây dựng nhà máy.

Từ ngày khởi công xây dựng, công ty sữa cô gái Hà Lan Việt Nam bao gồm hai đối tác liên doanh: đối tác Việt Nam và đối tác Hà Lan.

Phía đối tác Việt Nam là công ty Protrade, đây là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong các lĩnh vực: may mặc, đồ gỗ, giấy, nước đá, trồng cây xuất khẩu và cao su.

Phía đối tác Hà Lan là công ty Frieslandfoods: là một công ty đa quốc gia chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa, các loại thức uống trái cây giàu dinh dưỡng, có chất lượng cao Frieslandfoods cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng trên hơn 100 nước Công ty đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ, sự tiện lợi và sự tín nhiệm mà các sản phẩm đem đến cho người tiêu dùng Công ty đã có lịch sử phát triển bền vững trong hơn 125 năm Và trong năm 2005, công ty đã vinh dự được nữ hoàng Hà Lan trao tặng vương miện Hoàng Gia cho những thành quả và cống hiến của công ty đối với sự phát triển của đất nước cũng như những đóng góp vào các hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng.

Công ty sữa cô gái Hà Lan Việt Nam (Dutch lady Việt Nam) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1996 tại xã Bình Hoà, huyện Thuận An, tỉnh BìnhDương Trong quá trình hình thành và phát triển công ty đã có những điểm mốc quan trọng sau:

Bảng 2.1 Các sự kiện chính trong quá trình phát triển của công ty

3 Đổi tên công ty (từ Foremost thành Dutch Lady VietNam) 2002

6 Khánh thành nhà máy thứ 2 ở Hà Nam 2008

7 Sát nhập và đổi tên thành FrieslandCampina 2009

Kể từ ngày 01/01/2009, Royal Friesland Foods và Campina chính thức sát nhập trở thành tập đoàn FrieslandCampina Tại Việt Nam kể từ 15/07/2009 DutchLady Vietnam chính thức đổi tên thành FrieslandCampina Vietnam.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng trên thị trường, FrieslandCampina Việt Nam đã quyết định mở rộng hoạt động của công ty và đã được cấp giấy phép đầu tư nhà máy thứ hai tại tỉnh Hà Nam vào tháng 10 năm

2006 Nhà máy được xây dựng vào đầu năm 2007 tại khu công nghiệp Tây Nam, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Với tổng số vốn đầu tư khoảng 40 triệu USD, nhà máy FrieslandCampina Hà Nam được coi là nhà máy hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á từ thiết kế nhà xưởng đến máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường.

1.1 Các lĩnh vực hoạt động chính

Là một công ty sản xuất sữa, hoạt động chính của công ty là nghiên cứu thị truờng, tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên liệu tốt nhất, lên kế hoạch sản xuất, sản xuất và phân phối các sản phẩm sữa, bơ, pho mai đến những sản phẩm từ sữa khác.

Với hơn 30 nhãn hiệu nổi tiếng, công ty luôn đồng hành cùng nhịp sống của hàng triệu con người trên khắp các châu lục Dutch Lady, Friso, Fristi, YoMost là những nhãn hiệu từ lâu đã được tin dùng và gắn bó với người dân Việt Nam Mục tiêu mà công ty đã tích cực theo đuổi trong suốt hàng chục năm qua không gì khác ngoài việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam Công ty mang đến cho mọi người những sản phẩm dinh dưỡng đa dạng, phong phú với công thức tiên tiến và mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất theo tiêu chuẩn

Phòng QC Phòng sản xuất sữa bột

Phòng sản xuất sữa nước

Giám đốc nhà máy quản lý trực tiếp Giám đốc nhà máy chỉ quản lý về hành chính

Bình Dương quốc tế Các sản phẩm này được nghiên cứu sản xuất từ kiến thức và kinh nghiệm trong hơn 130 năm hoạt động bằng những thiết bị hiện đại và nguồn nguyên liệu tin cậy chọn lọc Các sản phẩm của công ty đã và đang góp tích cực vào sự phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ em và người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó công ty còn cung cấp nhiều thông tin và lời khuyên về dinh dưỡng đáng tin cậy cũng như dịch vụ khách hàng và chăm sóc hậu mãi chu đáo.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sửa Cô gái Hà lan - HN

1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trong suốt 15 năm phát triển ở Việt Nam công ty đã đạt được rất nhiều thành công to lớn, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng với công thức tiên tiến đóng góp tích cực không chỉ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà cả sự phát triển của các đối tác và của cả cộng đồng Trong năm

2009 doanh thu của tổng công ty đạt 350 triệu USD, chiếm 30% thị phần sữa Mỗi năm công ty cung cấp hơn 1500 triệu suất sữa trên thị trường.

Kết quả sản xuất của nhà máy Hà Nam từ năm 2008-2009 được thể hiện qua 2 bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Sản lượng sữa được sản xuất trong năm 2008,2009 Đơn vị:Thùng carton

Năm Sữa bột Sữa nước

(Nguồn: Friesland Campina Hà Nam)

2 Đặc điểm kinh tế- kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty

2.1 Đặc điểm về thị trường

Sản phẩm của công ty được phân phối trên khắp thị trường cả nước và rất được khách hàng ưa chuộng Năm 2009 chiếm tới 30% thị phần sữa của cả nước. Đây là một con số rất đáng tự hào, bởi hiện nay có rất nhiều công ty sữa đang cạnh tranh với công ty, chưa kể đến các dòng sữa nhập khẩu từ nước ngoài tràn lan trên thị trường Riêng nhà máy Hà Nam chủ yếu cung cấp sữa cho khu vực miền Bắc và Bắc miền Trung Sản phẩm sữa của công ty được phân phối cho các nhà phân phối lớn và các siêu thị lớn như Sài Gòn coop, Big C, metro…Và có trên 100000 điểm bán lẻ trên khắp đất nước Mức tiêu thụ các sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập kế hoạch của công ty.

2.2 Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm của công ty được chia theo các dòng sản phẩm: Sản phẩm theo nhãn hiệu, sản phẩm theo lứa tuổi và sản phẩm theo chủng loại.

Với sản phẩm theo nhãn hiệu: Công ty đã cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa giàu dinh dưỡng, thơm ngon cho mọi thành viên trong gia đình Với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ góp phần đem lại một cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và tràn đầy sức sống Các nhãn hiệu được sản xuất tại công ty bao gồm:

Đặc điểm kinh tế- kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty

2.1 Đặc điểm về thị trường

Sản phẩm của công ty được phân phối trên khắp thị trường cả nước và rất được khách hàng ưa chuộng Năm 2009 chiếm tới 30% thị phần sữa của cả nước. Đây là một con số rất đáng tự hào, bởi hiện nay có rất nhiều công ty sữa đang cạnh tranh với công ty, chưa kể đến các dòng sữa nhập khẩu từ nước ngoài tràn lan trên thị trường Riêng nhà máy Hà Nam chủ yếu cung cấp sữa cho khu vực miền Bắc và Bắc miền Trung Sản phẩm sữa của công ty được phân phối cho các nhà phân phối lớn và các siêu thị lớn như Sài Gòn coop, Big C, metro…Và có trên 100000 điểm bán lẻ trên khắp đất nước Mức tiêu thụ các sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập kế hoạch của công ty.

2.2 Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm của công ty được chia theo các dòng sản phẩm: Sản phẩm theo nhãn hiệu, sản phẩm theo lứa tuổi và sản phẩm theo chủng loại.

Với sản phẩm theo nhãn hiệu: Công ty đã cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa giàu dinh dưỡng, thơm ngon cho mọi thành viên trong gia đình Với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ góp phần đem lại một cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và tràn đầy sức sống Các nhãn hiệu được sản xuất tại công ty bao gồm:

Sản phẩm theo lứa tuổi: Với mục tiêu luôn quan tâm đến sức khoẻ của người tiêu dùng, ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, con người có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau để phát triển tốt nhất Công ty luôn nổ lực đem đến những sản phẩm giàu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh “Sự lựa chọn tốt hơn cho trí não bé phát triển toàn diện”, đến người lớn luôn “Sẵn sàng một sức sống”.

Sản phẩm theo chủng loại: Công ty luôn nổ lực để đem đến nhiều chủng loại sản phẩm như sữa nước uống liền, sữa bột, sữa đặc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng rất đa dạng của người tiêu dùng Dưới đây là tên và hình ảnh minh hoạ các sản phẩm theo chủng loại của công ty.

Hình ảnh 1: Sữa tiệt trùng Sữa tiệt trùng: Bao gồm sữa chua uống cô gái Hà Lan, Fristi, YoMost, Cô gái

Hà Lan, Sữa tiệt trùng Dutch Lady 100% nguyên chất.

Hình ảnh 2: Sữa bột Sữa bột: Bao gồm Sữa Dutch Lady 123/456, Friso, Dutch Lady, Dutch Lady Gold.

Hình ảnh 3: Sữa đặc Sữa đặc: Gồm có Hoàn Hảo, Trường Sinh, Cô Gái Hà Lan dinh dưỡng hàng ngày, Cô Gái Hà Lan cao cấp.

Do đặc thù đa dạng về chủng loại sản phẩm, cán bộ kế hoạch cần phải lập ra kế hoạch cụ thể cho từng loại sản phẩm đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

2.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sản xuất được mua từ các nhà cung cấp uy tín trong nước và trên thế giới như Fonterra, Domo, Kerry…Các nhà cung cấp này luôn được kiểm tra đánh giá VSATTP trước và trong suốt quá trình cung cấp bởi bộ phận đảm bảo chất lượng của công ty soát chất lượng nhà máy theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của tập đoàn và các yêu cầu về chất lượng của FrieslandCampina Hà Nam Trước khi đưa vào sản xuất các nguyên liệu này phải được giám sát và kiểm định lại bởi nhân viên kiểm VSATTP Ngoài ra hàng năm công ty còn cử nhân viên trực tiếp xuống cơ sở sản xuất của các nhà cung cấp để kiểm tra chất lượng sản xuất nguyên vật liệu Các lô nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn đều được trả lại cho nhà cung cấp Dưới đây là danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước của công ty:

Bảng 2.3: Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty

TT Tên nhà cung cấp Loại nguyên vật liệu

16 Mía đường Nghệ An Tate & Lyte Đường RS

19 Hoá chất và vật tư KHKT Muối

Cuture CH1/DVS 350 Eurocert Erythrosine Sunset Yellow Bifidobacterium, BB-12®

25 Xuân An ANHYDROUS MILK FAT

26 Orana Vietnam APPLE JUICE COMPOUND

Topax 56/ 66/ 68 Oxonia Active Topax Marine 15 Triquart

2.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố cực kì quan trọng cho quá trình hoạt động và sự phát triển của mỗi công ty, đặc biệt là nhân sự trong phòng kế hoạch “trái tim của nhà máy” Công ty FrieslandCampina Hà Nam luôn tự hào với một đội ngũ lãnh đạo nhà máy là những chuyên gia quản lý có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi và gắn bó lâu dài với công ty. Đối với đội ngũ nhân viên, công ty chú trọng tuyển dụng từ nguồn nhân lực địa phương và đào tạo bài bản theo yêu cầu khắt khe của nhà máy Hàng năm nhà máy dành một khoản ngân sách lớn cho việc tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức cho toàn bộ nhân viên Các chuyên gia tập huấn đều được thuê và chọn lọc từ các tập đoàn có uy tín và chuyên nghiệp Rất nhiều nhân viên của công ty đã có cơ hội đi học tập và tu nghiệp dài ngày tại các nhà máy của tập đoàn FrieslandCampina trên thế giới.

2.5 Đặc điểm về công nghệ, máy móc và thiết bị

Công suất của máy móc cũng như các thiết bị dây chuyền ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lập kế hoạch và hoàn thành kế hoạch sản xuất Để lập được một kế hoạch sản xuất tốt cần thường xuyên theo dõi để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp với khả năng và công suất của nhà máy.

Nhà máy FrieslandCampina Hà Nam được coi là nhà máy hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á từ thiết kế nhà xưởng đến máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm, VSATTTP và thân thiện với môi trường Toàn bộ thiết bị trong giây chuyền sản xuất được nhập từ các tập đoàn uy tín trên thế giới như TetraPak, SIG, GeA…với thế hệ máy móc hiện đại và tiên tiến nhất Các thiết bị được điều khiển đồng bộ, tự động và đã được thẩm định bởi các chuyên gia hàng đầu của tập đoàn FrieslandCampina.

Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được xây dựng chặt chẽ từ việc giám sát các nhà cung cấp nguyên liệu đến quy trình chế biến, đóng gói, bảo quản và lưu hành trên thị trường Từ khi vận hành cho đến nay, nhà máy FrieslandCampina Hà Nam không chỉ nhận được các chứng chỉ của cục VSATTP, mà còn đạt đựơc các chứng nhận quốc tế như ISO 9001:2008 cho hệ thống quản lý chất lượng, ISO 2000:2005 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Quy trình chế biến và đóng gói được điều khiển tự động hoàn toàn và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về vệ sinh Trước và sau khi sản xuất các thiết bị đều được vệ sinh vô trùng Các thông số chế biến đều được lập trình, điều khiển và giám sát bởi hệ thống tự động hoá để đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất Trong trường hợp có một thông số chế biến lệch tiêu chuẩn quy định, hệ thống tự động hóa sẽ loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn Sản phẩm sau khi sản xuất sẽ được giám sát các chỉ số hoá lý và vi sinh trong khoảng 7 ngày Số lượng mẫu được lấy theo quy định AQL của ISO, Đảm bảo tính chính xác và trung thực của mỗi lô sản phẩm. Các tiêu chuẩn lưu kho mặt bằng cũng áp dụng theo các chuẩn mực quốc tế: kho phải có diện tích rộng rãi, nguyên vật liệu đầu vào, bao bì thành phẩm phải được sắp xếp có hệ thống và ngăn nắp tại nơi thông thoáng và phải đặt cách đất để tránh ẩm mốc, nhiễm khuẩn Ngay cả hệ thống xe nâng cũng phải được chạy bằng điện để giúp bảo vệ vệ sinh môi trường.

Như vậy, các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy là một quy trình chuẩn, khép kín, tự động hoá Do đó các sản phẩm khi lưu hành trên thị trường nếu bị lỗi đều đảm bảo tìm ra nguyên nhân từ khâu chế biến hay do quá trình bảo quản trên thị trường.

Bên cạnh việc đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng bằng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công ty luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường địa phương thông qua việc đầu tư các thiết bị thân thiện với môi trường, hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A Thông qua đó các yếu tố độc hại làm ảnh hưởng tới môi trường làm việc của nhân viên trong nhà máy đều đựơc loại bỏ.

2.7 Đặc điểm về môi trường kinh doanh của công ty

Công ty sữa cô gái Hà Lan là một công ty liên doanh với nước ngoài, tất cả các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất đều tuân theo một tiêu chuẩn nhất nhất định Tuy nhiên về hoạt động kinh doanh thì vẫn phải phụ thuộc nhiều vào thị hiếu của khách hàng cũng như thuận lợi khó khăn tại địa điểm mà công ty đang hoạt động Từ năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO mọi hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty trở nên thuận lợi hơn Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty Trong năm 2009 một năm biến động lớn về giá nguyên vật liệu sữa, giá các nguyên liệu đều tăng lên, giá nguyên liệu tăng dẫn

Chuỗi cung ứng Bình Dương

Phòng kế hoạch ở Bình Dương

KH yêu cầu cung ứng nguyên vật liệu

Nhân viên xuất nhập khẩu

Nhân viên lập KH NVL

Hà Nam đến việc thu mua nguyên vật liệu có phần khó khăn hơn Bên cạnh đó thị trường sữaViệt Nam ngày càng phát triển, có rất nhiều các loại sữa để người tiêu dùng lựa chọn Vị vậy để giữ vững uy tín cũng như thị phần công ty cần lập ra kế hoạch hành động cụ thể cho mình.

Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty sữa cô gái Hà Lan - Hà Nam

3.1 Tổ chức bộ máy kế hoạch của công ty

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ phận kế hoạch của nhà máy Hà Nam

Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty và sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ phận kế hoạch ta có thể nhận thấy: Nhà máy Hà Nam quản lý phòng kế hoạch về mặt hành chính, còn về mặt chức năng, phòng kế hoạch của nhà máy Hà Nam hoạt động theo sự chỉ đạo tập trung từ chuỗi cung ứng (Supply chain) ở Bình Dương. Các hoạt động chính của phòng kế hoạch tại Bình Dương bao gồm:

- Theo dõi công suất hoạt động của máy móc

- Phân bổ số lượng sản xuất cho nhà máy Bình Dương và Hà Nam

- Phối hợp để cung cấp nguyên liệu sữa qua phòng mua hàng công ty mẹ

- Đặt hàng giấy Tetra, giấy Combi

- Đặt các nguyên liệu nhập khẩu khác

Vào tuần thứ 4 của mỗi tháng bộ phận kế hoạch ở Hà Nam sẽ nhận được một bản dự báo kế hoạch sản xuất tổng thể quay vòng 12 tháng được gửi ra từ Bình Dương Đồng thời hàng tuần, phòng kế hoạch của Hà Nam sẽ nhận được một bản dự báo sản xuất 5 tuần liên tiếp, được cập nhật liên tục theo tuần.

Nhiệm vụ của nhân viên kế hoạch sản xuất ở Hà Nam là dựa vào bản dự báo

5 tuần được gửi từ Bình Dương, tính toán lượng hàng tồn kho, kiểm tra nhu cầu của bên bán hàng, nhu cầu của kho trong tuần tiếp theo và kiểm tra các nguyên liệu để đưa ra kế hoạch sản xuất cho từng tuần Thông thường vào thứ 6 hàng tuần nhân viên lập kế hoạch sản xuất sẽ ban hành kế hoạch sản xuất cho tuần tiếp theo

Nhân viên lập kế hoạch sản xuất cũng chính là người lập kế hoạch chuyển hàng cho các kho (Đà Nẵng, Bình Dương) Thông thường, thứ 5 hàng tuần, nhân viên kế hoạch căn cứ vào nhu cầu về hàng hóa của từng kho, căn cứ vào nhu cầu của bộ phận bán hàng và dựa theo tồn kho hiện có tại Hà Nam cũng như kế hoạch sản xuất tuần tiếp theo để đưa ra kế hoạch chuyển hàng

Nhân viên lập kế hoạch nguyên vật liệu sẽ dựa vào dự báo quay vòng 12 tháng để tính toán và đặt hàng những mặt hàng có thời hạn đặt hàng dài (trên 1 tháng), và thường xuyên cập nhật dự báo để điều chỉnh kế hoạch đặt hàng cho phù hợp với kế hoạch sản xuất Đồng thời căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tuần, họ thực hiện các kế hoạch nguyên vật liệu đối với những nguyên vật liệu sản xuất có thời hạn ngắn ngày

3.2 Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty

3.2.1 Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất

Phòng kế hoạch của tổng công ty có nhiệm vụ lập nên bản kế hoạch tổng thể, sau đó trình lên ban giám đốc phê duyệt Tuy nhiên trong quá trình vận hành sản xuất cán bộ lập kế hoạch còn phải dựa vào năng lực sản xuất của nhà máy, cũng như dự báo bán hàng và lượng hàng tồn kho để tính toán lại các chỉ tiêu kế hoạch cũng như có những điều chỉnh kịp thời và hợp lý Do đó để lập được một bản kế hoạch sản xuất cần phải dựa vào các căn cứ sau:

3.2.1.1 Căn cứ vào năng lực sản xuất của công ty

Năng lực sản xuất của nhà máy là một yếu tố cực kì quan trọng, hàng tháng các cán bộ lập kế hoạch tính toán các chỉ tiêu kế hoạch phải dựa trên công suất của từng hệ thống máy và dây chuyền Việc theo dõi công suất cũng như hoạt động của hệ thống máy sẽ giúp cán bộ kế hoạch nắm được những sự cố cũng như hỏng hóc xẩy tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất của mình để đưa nhà máy sản xuất đúng tiến độ.

3.2.1.2 Căn cứ vào dự báo bán hàng

Khách hàng cũng như những thay đổi thị hiếu của khách hàng là một trong những việc mà bộ phận bán hàng cần theo dõi thường xuyên Hàng tháng bộ phận bán hàng của công ty sẽ cung cấp cho công ty về sản lượng bán của từng loại mặt hàng trong tháng, những sản phẩm có xu hướng bán chạy và những sản phẩm có xu hướng bị ngừng trệ Đồng thời phân tích xu hướng tiêu dùng, cầu của khách hàng về thị trường sữa trong thời gian tới Cán bộ lập kế hoạch sẽ căn cứ vào bản báo cáo của bộ phận bán hàng để điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch sản xuất của mình. 3.2.1.3 Căn cứ vào lượng hàng tồn kho

Việc lên kế hoạch sản xuất ngoài căn cứ vào năng lực sản xuất của công ty và dự báo nhu cầu bán hàng, còn phải căn cứ vào lượng hàng còn tồn kho Nhân viên lập kế hoạch phải thường xuyên cập nhật số lượng hàng hoá còn lại trong kho để tính toán số lượng sản xuất Việc cập nhật hàng tồn kho sẽ giúp nhân viên lập kế hoạch kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần thiết Họ sẽ chủ động nắm bắt những mặt hàng thiếu để ưu tiên sản xuất trước, đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng hàng cần thiết.

3.2.2 Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch

Trước hết là phương pháp dự báo lấy ý kiến từ ban điều hành, Cán bộ lập kế hoạch sẽ lấy ý kiến từ ban giám đốc, những người phụ trách các công việc, các bộ phận quan trọng của công ty Bên cạnh đó các cán bộ kế hoạch còn sử dụng các số liệu thống kê về các chỉ tiêu tổng hợp như: Doanh thu bán hàng, chi phí, lợi nhuận của kì kế hoạch trước.

Thứ hai là dự báo về nhu cầu bán hàng của công ty, người bán hàng là những người tiếp xúc với khách hàng, do đó họ hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Họ có thể dự đoán được lượng hàng tiêu thụ nơi mình phụ trách Sau khi tổng hợp các yếu tố biến động trên thị trường cũng như khả năng tiêu thụ các mặt hàng, từ đó sẽ tổng hợp được nhu cầu về từng loại sản phẩm.

3.2.2.2 Phương pháp cân đối Đó là việc cân đối giữa công suất dây chuyền công nghệ và các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, cân đối nguồn lực (lao động, vật tư, nhu cầu thị trường),cân đối giữa kết quả sản xuất của kì trước và khả năng phát triển của kì kế hoạch

Công ty tính toán sản lượng kế hoạch từng tuần trên các dây chuyền sản xuất, dựa trên số ca làm việc trên ngày, số sản lượng sản phẩm được tạo ra từ mỗi ca Với mỗi loại sản phẩm Công ty lại có cách tính toán các chỉ tiêu khác nhau.

3.3 Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Quy trình kế hoạch sản xuất mô tả những hoạt động cần thiết để lập kế hoạch tồn kho của nguyên vật liệu và vật liệu bao bì, kế hoạch sản xuất để đạt đủ thành phẩm cho bán hàng trong khi vẫn giữ hàng được tại mức độ thiết yếu.

Quy trình này được dùng cho kiểm soát hàng tồn kho và các hoạt động kế hoạch sản xuất ở cả 2 nhà máy Bình Dương và Hà Nam.

Quy trình lập kế hoạch sản xuất bao gồm: Kế hoạch sản xuất tổng thể, Lập kế hoạch cho nguyên vật liệu hàng tháng, Kế hoạch sản xuất hàng tuần, kế hoạch chuyển hàng hàng tuần, lập kế hoạch cho dây chuyền lon của nhà máy.

3.3.1 Kế hoạch sản xuất tổng thể (MPS)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty Error! Bookmark not defined 1 Định hướng và mục tiêu phát triển

Yêu cầu hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty

Sau quá trình thực tập, nghiên cứu và phân tích tài liệu về công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty, em được biết công tác lập kế hoạch của công ty rất được chú trọng và là một trong những khâu quan trọng nhất trong hoạt động của công ty Công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty được làm theo một trình tự rất khoa học và logic, là một mô hình để các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam học tập và noi theo

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty vẫn còn gặp phải một số tồn tại nhất định Để có một bản kế hoạch thật hoàn chỉnh, mang tính khả thi nhất thì công ty vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế hoạch của mình Là một sinh viên chuyên ngành kế hoạch em xin được đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty theo hai hướng:

- Phát huy và tăng cường hơn nữa những ưu điểm, và những lợi thế trong hoạt động lập kế hoạch.

- Tìm phương hướng để giải quyết những khó khăn cũng như hạn chế những tồn tại trong quá trình lập kế hoạch.

Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty

3.1 Hoàn thiện theo hướng phát huy và tăng cường những ưu điểm, lợi thế trong công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty

3.1.1 Tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban

Hiện tại công ty đã có sự liên kết khá chặt chẽ giữa các phòng ban, tuy nhiên để lập nên một bản kế hoạch sản xuất tốt cần phải có sự hỗ trợ, phối hợp nhiều hơn nữa giữa các phòng ban trong công ty với phòng kế hoạch Các thông tin về hoạt động của các phòng ban liên quan phải được thường xuyên cập nhật về phòng kế hoạch thông qua mạng nội bộ của công ty, thông tin được cập nhật đảm bảo phải thật chính xác.

- Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về kết quả sản xuất cũng như thông tin về công suất của các dây chuyên máy móc Khi có sự cố về máy móc phải thông báo kịp thời về phòng kế hoạch để cán bộ có cách điều chỉnh và thay đổi kế hoạch sản xuất của mình.

- Phòng QC: Sự hợp tác chặt chẽ giữa phòng QC và phòng kế hoạch sẽ giúp cho hoạt động sản xuất có thể tiến hành trôi chảy Sau khi kiểm tra kĩ lưỡng chất lượng của nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, phòng QC sẽ thông báo ngay cho phòng KH những lô hàng đạt tiêu chuẩn, những lô hàng kém chất lượng cần phải loại bỏ Phòng KH sẽ căn cứ vào kết luận của phòng QC để tiến hành trả lại hàng và đồng thời lên kế hoạch đặt hàng mới, bổ sung những hàng thiếu.

- Kho: Chịu trách nhiệm về thủ tục nhập xuất kho, quản lý vật tư trong kho, việc xếp dỡ, lưu kho, bảo quản hàng được thực hiện một cách cẩn thận Kho sẽ cung cấp thông tin về tiến độ giao hàng, việc bảo quản thành phẩm,vật tư để gửi lên phòng kế hoạch Nắm rõ đựợc tiến độ giao hàng của các nhà cung cấp sẽ giúp các cán bộ lập kế hoạch có biện pháp cụ thể đối với từng loại mặt hàng, từng nhà cung cấp.

3.1.2 Hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý thông tin cho quá trình lập kế hoạch

Hệ thống thông tin hiện đại giúp công ty lên kế hoạch sản xuất đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Quá trình lập kế hoạch là một quá trình mà thông tin luôn là một yếu tố không thể thiếu. Các nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng luôn biến đổi phức tạp. Những thay đổi đó có thể mang lại triển vọng, cơ hội nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn thách thức đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty đã ứng dụng phần mềm SAP trong quản lý các thông tin, tuy nhiên để thông tin đến với cán bộ lập kế hoạch được tốt nhất công ty vẫn cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin và sử dụng thông tin hiệu quả:

- Để thu thập thông tin có hiệu quả công ty cần phải có một bộ phận chuyên nghiên cứu thông tin thông qua việc đọc báo hàng ngày, thường xuyên truy cập internet.

- Xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các nhà cung ứng (những sản phẩm mà họ cung cấp, những mặt mạnh của từng nhà cung cấp, khả năng ra quyết định của họ…) Thông tin về hoạt động của các đối thủ cạnh tranh (sản phẩm mới, hướng phát triển, phân tích các mặt mạnh và những hạn chế…)

- Sau khi đã thu thập được thông tin cần đánh giá lại hệ thống thông tin trong các báo cáo kế hoạch thống kê và thông tin hiện hành Các thông tin từ nhiều nguồn phải được đối chiếu, so sánh và phân tích kĩ càng Công ty nên tăng cường hơn nữa trang thiết bị phân tích và xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác kế hoạch.

Việc hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin trong công tác lập kế hoạch sẽ giảm được chi phí trong chuỗi giá trị và tăng lợi thế cạnh tranh Một hệ thống thông tin hữu hiệu cũng giống như một thư viện, thu thập, phân loại và lưu trữ dữ liệu để các nhà quản trị có thể sử dụng Các hệ thống thông tin là nguồn chiến lược quan trọng, theo dõi các thay đổi của môi trường, nhận ra những mối đe doạ trong cạnh tranh, hỗ trợ cho việc thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược.

3.1.3 Tăng cường năng lực cho cán bộ lập kế hoạch

Yếu tố quan trọng giúp chúng ta nhận biết được một doanh nghiệp hoạt động tốt hay không hoạt động tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó, đó là những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến, với năng lực và kinh nghiệm.

Công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, đó là nhân tố thuộc nội bộ công ty, cũng có thể là các nhân tố bên ngoài. Một trong những nhân tố đó là trình độ chuyên môn của cán bộ kế hoạch Một bản kế hoạch có chất lượng cần được lập từ những cán bộ kế hoạch có chuyên môn cũng như có kinh nghiệm về kế hoạch nhất định.

Tại công ty, bộ phận kế hoạch có nhiệm vụ lập, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá kế hoạch Do đó trình độ chuyên môn của nhân viên trong phòng phải luôn được bồi dưỡng hơn nữa Để tăng cường năng lực cho các cán bộ kế hoạch công ty có thể tiến hành các hoạt động như:

- Các cán bộ lập kế hoạch phải thường xuyên được trau dồi và học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia về quản trị, chuyên gia về kế hoạch.

- Công ty cần tổ chức nhiều hơn nữa cho nhân viên đi học các khóa học ngắn hạn về lập kế hoạch sản xuất, về phương pháp lập kế hoạch kinh doanh Bên cạnh đó công ty phải tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho nhân viên phát huy tốt hết khả năng của họ trong quá trình làm việc.

- Công ty nên có chính sách tuyển dụng đúng ngành học, có yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc.

Sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đối với nhân viên kế hoạch sẽ giúp họ có thêm nhiều nghị lực, nhiệt huyết để đóng góp nhiều công sức hơn nữa đối với sự phát triển lớn mạnh của công ty.

3.2 Giải pháp hạn chế những tồn tại và khắc phục những khó khăn trong công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty

3.2.1 Hoàn thiện phương pháp dự báo

Như chúng ta đã biết, dự báo nhu cầu thị trường là một công việc rất quan trọng trước khi lập kế hoạch sản xuất của một DN và một phương pháp tiếp cận hiệu quả là phần quan trọng trong hoạch định Khi các cán bộ kế hoạch lên kế hoạch sản xuất, trong hiện tại họ sẽ xác định hướng tương lai cho các hoạt động mà họ sẽ thực hiện Bước đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch sản xuất là dựa vào dự báo hay là ước lượng nhu cầu tương lai cho các loại sản phẩm và các nguồn lực cần thiết để sản xuất các loại sản phẩm đó. Đối với công ty sữa cô gái Hà Lan thì công tác dự báo lại càng quan trọng hơn vì đặc thù sản phẩm sữa luôn biến động theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Bộ phận bán hàng của công ty cần thường xuyên theo dõi các biến động của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, để nắm bắt được xu hướng thị trường trong tương lai Để có một dự báo bán hàng ổn định, chính xác cần có một sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng kế hoạch và bộ phận bán hàng của công ty Bộ phận bán hàng sẽ là nguồn cung cấp thông tin hữu hiệu cho cán bộ lập kế hoạch

Ngày đăng: 02/08/2023, 11:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Quy trình kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (PDCA) - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Sơ đồ 1.1. Quy trình kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (PDCA) (Trang 12)
Sơ đồ 1.2: Quy trình lập kế hoạch trong Doanh nghiệp - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Sơ đồ 1.2 Quy trình lập kế hoạch trong Doanh nghiệp (Trang 15)
Bảng 1.1:Biểu đồ Gantt cho việc hoàn thành nhiệm vụ E - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Bảng 1.1 Biểu đồ Gantt cho việc hoàn thành nhiệm vụ E (Trang 20)
Bảng 2.1. Các sự kiện chính trong quá trình phát triển của công ty - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Bảng 2.1. Các sự kiện chính trong quá trình phát triển của công ty (Trang 25)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sửa Cô gái Hà lan - HN - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sửa Cô gái Hà lan - HN (Trang 26)
Hình ảnh 1: Sữa tiệt trùng - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
nh ảnh 1: Sữa tiệt trùng (Trang 28)
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ phận kế hoạch của nhà máy Hà Nam - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ phận kế hoạch của nhà máy Hà Nam (Trang 33)
Sơ đồ 2.4: Quy trình lên kế hoạch cho nguyên vật liệu - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Sơ đồ 2.4 Quy trình lên kế hoạch cho nguyên vật liệu (Trang 43)
Sơ đồ 2.6. Quy trình kế hoạch chuyển hàng hàng tuần - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Sơ đồ 2.6. Quy trình kế hoạch chuyển hàng hàng tuần (Trang 49)
Bảng 2.4. Kế hoạch sản xuất tổng thể sản xuất sữa bột 2009 - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Bảng 2.4. Kế hoạch sản xuất tổng thể sản xuất sữa bột 2009 (Trang 51)
Bảng 2.5. Kế hoạch sản xuất quay vòng 5 tuần của sữa bột - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
Bảng 2.5. Kế hoạch sản xuất quay vòng 5 tuần của sữa bột (Trang 53)
1. Bảng kế hoạch sản xuất tổng thể sữa nước năm 2009 - Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty sữa cô gái hà lan hà nam frieslandcampina hanam 1
1. Bảng kế hoạch sản xuất tổng thể sữa nước năm 2009 (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w