NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Khái niệm
Đối với tất cả các doanh nghiệp, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu, mang tính chất quyết định để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn trong các doanh nghiệp có thể chia ra thành vốn cố định và vốn lưu động mục tiêu là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh tức là với mục đích tích luỹ và sinh lời không phải với mục đích tiêu dùng trong doanh nghiệp. Vốn phải được hình thành trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta định nghĩa vốn là số tiền được ứng trước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn sau khi ứng ra, được sử dụng vào sản xuất kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để đáp ứng cho chu kỳ sản xuất kinh doanh sau Vốn không thể bị hao hụt đi vì mất vốn đối với các doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đứng trước nguy cơ phá sản. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm )chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động, còn hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Vậy:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động nên nó mang những đặc điểm tương tự như tài sản lưu động đó là vốn lưu động tam gia vào một chu kỳ kinh doanh và vốn lưu động được luân chuyển một lần. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng nên vốn lưu động cũng vận động theo từng chu kỳ một Trong mỗi chu kỳ vốn lưu động từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật chất là vật tư, hàng hoá dự trữ cho họat động sản xuất, qua giai đoạn sản xuất vật tư được đưa vào sản xuất tạo nên thành phẩm và đưa vào tiêu thụ Kết thúc chu kỳ doanh nghiệp thu được tiền từ việc bán sản phẩm ra thị trường, vốn lưu động trở về hình thái tiền tệ ban đầu Trên thực tế chu trình trên không diễn ra một cách tuần tự mà đan xen vào nhau, trong khi một bộ vốn lưu động được chuyển hoá thành vật tư,hàng hoá dự trữ thì bộ phận khác của vốn lưu động đang kết tinh trong thành phẩm lại được trở lại vốn bằng tiền,cứ như vậy các chu kỳ sản xuất kinh doanh được lặp đi lặp lại, vốn lưu động được tuần hoàn và luân chuyển liên tục Tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao Muốn quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục thì doanh nghiệp cần có đủ vốn và phân bổ hợp lý trong từng giai đoạn, từng thời kỳ của quá trình sản xuất.
-Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền bán hàng Đặc điểm này cũng khác với vốn cố định là giá trị của vốn cố định được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao.
Chính từ hai đặc điểm trên của vốn lưu động mà phương pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động là theo định mức tức là định mức vốn lưu động cho từng đơn vị sản phẩm, định mức vốn cho từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường khó xác định nhu cầu vốn lưu động đối với từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, do vậy thường dựa trên chỉ tiêu quan trọng nhất là tiết kiệm vốn tối đa về vốn lưu động cho doanh nghiệp.
Phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó tham gia vào mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu thiếu vốn lưu động doanh nghiệp khó lòng tạo ra được sản phẩm bởi vì phần lớn các tài sản lưu động tham gia vào quá trình chế biến để tạo thành thực thể của sản phẩm và để có các tài sản lưu động này doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động để đáp ứng Để có thể sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả người ta phải phân loại vốn lưu động, việc phân loại vốn lưu động giúp cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý và phân bổ vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó có thể sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Có một số cách phân loại vốn lưu động như sau:
1.3.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chi thành
-Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của các vật liêu chính , vật liệu phụ ,nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ Loại vốn lưu động này đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục.
-Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển
-Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị các thành phẩm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn(đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp, kí cược ,kí quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (các khoản tạm ứng, các khoản phải thu ), Loại vốn lưu động này dùng để dụ trữ sản phẩm đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm thường xuyên và đều đặn theo yêu cầu của khách hàng. Thông thường tỷ trọng loại vốn này tùy thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì bộ phận vốn lưu động trong khâu sản xuất thường chiếm tỷ trọng nhỏ, vốn lưu động trong các doanh nghiệp này phân bổ chủ yếu trong khâu dự trữ sản xuất và khâu lưu thông.
Cách phân loại này cho thấy vai trò sự phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất
1.3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện :
Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:
-Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.
-Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn Đối với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng thì vốn lưu động thường được phân bố nhiều dưới hình thái vật tư hàng hóa để phục vụ cho công tác sản xuất, chính vì vậy để có thể quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng hiệu quả các loại vật tư hàng hóa của doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nhgiệp.
1.3.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn:
Theo cách phân loại này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
-Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng,chi phối và định đoạt Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể như: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn góp cổ phần, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra.
-Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành cổ phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định.
Các phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.3.4 Phân loại theo nguồn hình thành:
Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chi thành các nguồn như sau:
-Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này cũng có dự khác biệt giũa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. -Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
-Nguồn vốn liên doanh liên kết: là số vốn lưu động hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh, vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc vật tư, hàng hóa
-Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác.
-Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính cho mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó Doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp được hiểu là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ở mức thấp nhất cần thiết phải có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường, liên tục.
Xác đinh đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thương xuyên cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng của tài chính doanh nghiệp Trong điều kiên các doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng và tác động thiết thực vì:
-Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm ,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
-Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục.
-Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
-Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm.
Ngược lại nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng Cũng cần thấy rằng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là một đại lượng không cố định và chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
-Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
-Sự biến động của các loại giá cả các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng cho sản xuất.
-Chính sách, chế độ về lao động, tiền lương đối với người lao động trong từng doanh nghiệp.
-Trình độ tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm thấp tương đối nhu cầu vốn lưu động không cần thiết doanh nghiệp cần tìm biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất.
1.4.2 Phương pháp xá định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp:
Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu của từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
-Đối với dự trữ nguyên vật liệu, nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu được xác định theo công thức sau:
Vdt : Số vốn cần thiết tối thiểu để dự trữ nguyên vật liệu
Fn : Chi phí nguyên vật liệu sử dụng bình quân một ngày
Ndt : Số ngày cần thiết dự trữ nguyên vật liệu
-Đối với chi phí sản xuất dở dang :
Vdd : Vốn dự trữ cần thiết tối thiểu cho sản phẩm dở dang
Pn : Chi phí sản xuất bình quân một ngày
Ck : chu kỳ sản xuất sản phẩm ( ngày )
Hs : Hệ số sản phẩm dở dang
Vtp : Vốn thành phẩm dự trữ cần thiết tối thiểu
Zn : Giá thành phẩm dự trữ cần thiết tối thiểu
Ntp : Số ngày dự trữ thành phẩm
Phương pháp này có ưu điểm là xác định được nhu cầu cụ thể từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh Do đó tạo điều kiện tốt việc quản lý sử dụng vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng Nhưng phương pháp này có nhược điểm là phương pháp tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật tư trong sản xuất
1.4.2.2 Phương pháp gián tiếp : Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Công thức tính như sau :
Vnc : Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
Vobq: Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo
Mo,M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo t%: tỷ lệ tăng (giảm)số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo.
1.4.2.3 Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:
Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải hiểu biết được đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp ( quy trình sản xuất, tính chất của sản phẩm, tính thời vụ ) hiểu được quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu thiêu thụ sản phẩm với tiền vốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nội dung của phương pháp được tiến hành qua 4 bước sau:
B1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện.
B2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, tính tỷ lệ % của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện được trong kỳ.
B3: Dùng tỷ lệ % đó để ước tính nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.
B4: Định hướng nguồn trang trải cho nhu cầu vốn lưu động trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.
* Trên thực tế để ước toán nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch có thể sử dụng công thức sau:
L1 : Số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch
M1 : Doanh thu thuần ( tổng mức luân chuyển vốn ) năm kế hoạch Phương pháp này có ưu điểm là tương đối đơn giản giúp doanh nghiệp ước tính nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác của kết quả tính bị hạn chế.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình khai thác sử dụng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh Ngoài mục đích sử dụng trong sản xuất vốn lưu động còn được sử dụng trong thanh toán do vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thể hiện ở khả năng đảm bảo vốn lưu động cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp nằm đảm bảo cho vốn lưu động trong doanh nghiệp được luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt nhất và mức chi phí cho việc sử dụng vốn lưu động là thấp nhất Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bởi khác với vốn cố định, vốn lưu động cần các biện pháp linh hoạt, kịp thời phù hợp với từng thời điểm thì mới đem lại hiệu quả cao bởi lẽ vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chắc chắn không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành sản xuất kinh doanh mà thiếu vốn lưu động Mặt khác trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất thì nhu cầu về vốn lưu động cũng khác nhau do vậy trong việc sử dụng vốn lưu động cần có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Qua phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để có các biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp như sau:
2.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
2.1.1 Số lần luân chuyển vốn lưu động (L): Phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
L : số lần luân chuyển vốn lưu động trong năm
M :Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong năm
Vbq: Vốn lưu động bình quân trong năm
Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo công thức sau:
Vbq VLD dn + VLD cn
VLDdn: Vốn lưu động đầu năm
VLDcn :Vốn lưu động cuối năm
Vq1, Vq2, Vq3, Vq4: số vốn lưu động các quý 1, 2, 3, 4.
Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4: Số vốn lưu động cuối quý 1, 2, 3, 4.
Vđq1: Vốn lưu động đầu quý 1.
2.1.2 Kỳ luân chuyển vốn lưu động: phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động:
Vdq1/2+vcq1+Vcq2+Vcq3 +Vcq4/2
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm cho biết tình hình tổ chức các mặt mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển càng được rút ngắn là một biểu hiện của tính hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động cho biết trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày thì vốn lưu động luân chuyển được một vòng Chỉ tiêu này càng bé cho thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động càng nhanh Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của vốn lưu động, phản ánh tốc độ quay vòng của vốn lưu động, trong nguồn lực và nguồn vốn có hạn, việc tăng số vòng quay của vốn lưu động trong năm là hướng giải quyết cơ bản nhất của các doanh nghiêp.
Trong các công thức trên, tổng mức luân chuyển vốn (M): Phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong năm của doanh nghiệp Nó được xác định:
M = ∑ doanh thu thực hiên trong năm- các khoản giảm trừ doanh thu.
2.2 Hàm lượng vốn lưu động (Mức đảm nhiệm vốn lưu động)
Hàm lượng vốn lưu động Vbq M
Vbq : vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này nói lên số vốn lưu động cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, nó phản ánh rõ ràng trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì chỉ tiêu này thưởng nhỏ và cùng một lượng vốn lưu dộng trong kỳ sẽ tạo ra nhiều doanh thu hơn các doanh nghiệp khác.
2.3 Mức tiết kiểm vốn lưu động:
Vtk: Vốn lưu động tiết kiệm
M1:Doanh thu thuần (Tổng mức luân chuyển vốn) năm kế hoạch
Lo, L1 :Số lần luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
K0, K1:Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.Phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước Doanh nghiệp càng tăng được vòng quay vốn lưu động thì càng có khả năng tiết kiệm được vốn lưu động, càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động Thời gian 1vòng luân chuyển vốn lưu động cho biết trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày thì vốn lưu động luân chuyển được một vòng Chỉ tiêu này càng bé cho thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động càng nhanh Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của vốn lưu động, phản ánh tốc độ quay vòng của vốn lưu động, trong nguồn lực và nguồn vốn có hạn, việc tăng số vòng quay của vốn lưu động trong năm là hướng giải quyết cơ bản nhất của các doanh nghiêp.
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bq
2.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuạn ròng và lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại
2.5 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần và chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
Một số chỉ tiêu khác
3.1 Số vòng quay hàng tồn kho :
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì đánh giá là tốt, chỉ cần đầu tư một lượng nhỏ hàng tồn kho mà vẫn đạt doanh thu cao Doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.
3.2 Số vòng quay khoản phải thu :
Hiệu suất sử dụng VLĐ
Doanh thu thuÇn trong kú
VL§ b×nh qu©n trong kú
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
Lợi nhuận ròng VL§ b×nh qu©n
Số vòng quay khoản phải thu
Số d bq khoản phải thu
Doanh thu thuần Vốn bằng tiền
Kỳ thu tiền trung bình 360 ngày
Vòng quay các khoản phải thu
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh Doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.
Chỉ tiêu vòng quay tiền mặt phản ánh trong một kỳ nghiên cứu Cứ một đồng tiền tạo được ra bao nhiêu đồng doanh thu
Vòng quay tiền mặt luôn biến đổi nếu vòng quay tiền mặt giảm đi thì hiệu quả sử dụng vốn tiền mặt cũng giảm và ngược lại
3.4 Kỳ thu tiền trung bình :
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu(số ngày vồng quay của các khoản phải thu ).Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo công thức:
3.5 Các hệ số thanh toán :
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp
= Đây là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp, thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn, tỷ suất này lớn hơn hoặc bằng 1 tình hình tài chính của doanh nghiệp bình thường
+ Khả năng thanh toán nhanh
+Hệ số khả năng thanh toán tức thời :
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn phải trả mà không cần thu hồi các khoản phải thu hay bán gấp lượng hàng tồn kho
Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính giúp doanh nghiệp đứng tên nhiều góc độ khác nhau thực hiện đánh giá toàn diện đối với việc tổ chức đảm bảo và sử dung vốn lưu động của mình Mặc dù những chỉ tiêu đó không phải là kết quả cuối cùng song nó cũng giúp doanh nghiệp định hướng đi tốt hơn cho tương lai của mình.
4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp:
4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động :
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là yêu cầu tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là do hệ quả nhiều yếu tố chứ không phải là do quản trị vốn lưu động không tốt Với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu hiệu quả tối đa tạo điều kiên để phát triển mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp Nếu
Khả năng thanh toán nhanh
= vốn lưu đọng của doanh nghiệp không bảo toàn được mà bị giảm dần do thua lỗ thì mục tiêu tái đầu tư vốn sẽ khó thực hiện được Do đó doanh nghiệp phải chú ý đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và bảo toàn được vốn lưu động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là với một số vốn lưu động nhất định nhưng doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu hơn và nhiều lợi nhuận hơn hoặc đầu tư trang bị, thêm cơ sở vật chất để mở rộng kinh doanh tăng thi. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn là biện pháp tài chính giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn lưu động.
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải đương đầu với sự cạnh tranh hết sức gay gắt, khốc liệt đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng đồng vốn đầu tư sao cho có hiệu quả nhất Trước đây trong thời kì bao cấp do doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ vốn khi thành lập hoặc được bù đắp phần lỗ do hoạt động kém hiệu quả vì thế vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chưa được quan tân đúng mức Nay bước sang nền kinh tế thị trường doanh nghiệp không thể ỷ nại vào Nhà nước hỗ trợ mà phải tự vận động tìm hướng đi cho mình, ngoài số vốn mà Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp giờ đây còn phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng lớn của mình do đó doanh nghiệp phải trả phần gốc và chi phí sử dụng vốn.
Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp giữ được sức mua của dồng vốn lưu động kể cả khi nền kinh tế xảy ra lạm phát Tăng năng lực hoạt động của đồng vốn lưu động là một yếu tố quan trọng giúp cho sự tồn tại của doanh nghiệp khẳng đinh được vị thế của mình trong cơ chế thị trường đầy tính cạnh tranh.
4.2 Những nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
4.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trong môi trường hết sức phức tạp đa dạng Với một số nhân tố này thì giúp doanh nghiệp phát triển tích cực và thuận lợi còn một số nhân tố khác thì kìm hãm sự phát triển Do vậy, các nhà quản trị , tài chính doanh nghiệp khi tiến hành công việc của mình sẽ phải nhận biết, phân tích, sử dụng đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.2.1.1 Nhân tố khách quan:
Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền và chịu tác động to lớn của môi trường xung quanh Khả năng cải tao môi trường theo hướng có lợi cho doanh nghiệp là rất khó khăn, chính vì thế mà khả năng thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của môi trường là điều mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm Chúng ta xem xét những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp:
- Môi trường kinh tế: Mỗi doanh nghiệp đều là một thành viên của nền kinh tế nhất định nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà trước hết là chính sách Vĩ mô của chính phủ như : chính sách tài khóa, chính sách lãi suất… Tác động tới giá trị và số lượng các khoản mục trong tài sản lưu động hết sức rõ rệt Ngoài ra còn các tác động khác như: cung cầu thị trường về vốn, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp về nguyên vật liệu… Tình hình lạm phát hiện tại cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Nền kinh tế có xu hướng ổn định tăng trưởng thì chính sách tín dụng thương mại có thể được nối lỏng, việc giữ tiền có thể được giảm đi và ngược lại.
- Chiến lược sản xuất kinh doanh, các chính sách của các đối thủ cạnh tranh và các doanh nghiệp khác cũng là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc thu hút khách hàng là điều quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp cần có các chính sách khuyến khích xúc tiến để tạo lợi thế so với đối thủ thông qua chính sách tín dụng thương mại, đồng thời xác định mức dự trữ hợp lý tránh thiếu hụt, duy trì sản xuất kinh doanh khi nguyên liệu đầu vào khan hiếm. Điều nay phải dựa trên cơ sở các phân tich dự đoán của doanh nghiệp về xu hướng thị trường.
- Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường này trước hết tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, ngoài ra nó còn có tác động lớn đến các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu.
- Môi trường pháp lý: Là hệ thống chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật của nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở luật pháp kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô Với bất kỳ thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về tài chính, về các quy chế đầu tư, các quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp: Quản lý vốn lưu động tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, việc này đòi hỏi phải có các nhà quản lý có trình độ, được đào tạo, có khả năng phân tích đánh giá dự báo để có thể xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG QUỲNH TRANG
Giới thiệu chung về Công ty Xây dựng Quỳnh Trang
Công ty Xây dựng Quỳnh Trang được UBND Tỉnh Thái Bình thành lập theo quyết định số 456-QĐ-UB ngày 09 tháng 08 năm 2000 Giấy đăng ký kinh doanh số: 041891 do trọng tài kinh tế tỉnh Thái Bình cấp ngày 11/08/2000.
Lúc đầu khi mới thành lập số vốn còn ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, máy móc lạc hậu, trình độ quản lý còn yếu kém, đời sống công nhân viên không được đảm bảo Mặt khác các yếu tố tâm lý cũng nảy sinh bất ổn trong tư tưởng công nhân viên, nhất nhất là đối với cán bộ chủ chốt Tập thể BanGiám đốc đã tìm các giải pháp khắc phục khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì Công ty phát triển như hiện nay.
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Xây dựng Quỳnh Trang được thành lập năm 2000, thời kỳ đầu còn gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất nghèo nàn, máy móc thiết bị lạc hậu, trong quá trình xâydựng và phát triển đến nay tuy đã trang bị hệ thống thiết bị hiện đại hơn, đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh mẽ đủ khả năng thi công các công trình có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao của trung ương và địa phương Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng cải tiến mọi mặt về thiết bị và nhân lực, cơ chế quản lý, khoa học công nghệ Công ty đã tích cực mua nhiều chủng loại thiết bị phù hợp, đào tạo đội ngũ có năng lực đúc kết kinh nghiệm, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng trình độ và công nghệ thi công ngày càng cao Công ty luôn chú trọng chữ tín đối với khách hàng, mở rộng quan hệ đối với đơn vị bạn, cạnh tranh lành mạnh để đứng vững trên thị trường, tham gia thi công các dự án.
Trong những năm qua, công ty không ngừng tìm tòi áp dụng công nghệ mới vào quản lý và thi công xây dựng Đầu tư hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ từ trạm trộn bê tông, xe chở bê tông, xe chuyên dụng, xe bơm bê tông, cần trục áp, máy xúc máy ủi, cốt pha…để đáp ứng nhu cầu thi công từ xây lắp, sản xuất công nghiệp và thực hiện các dự án đầu tư có yêu cầu kỹ thuật cao.
Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Công ty đã thi công và hoàn thành nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp hạ tầng, kỹ thuật giao thông Bằng sự linh hoạt và sáng tạo của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được những thành tự đáng kể tạo được uy tín trên thị trường.
1.2 Chứng năng nhiệm vụ của Công ty:
- Là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có ghi rõ chức năng của mình trong điều lệ tổ chức hoạt động.
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng,
- Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn lao động được Cty giao.
- Chấp hành luật pháp của nhà nước, các quy định của Cty.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện quá trình kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, hiến pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đổi mới của nhà nước với cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Xây dựng quy hoạch phát triển công ty cho phù hợp với chiến lược quy hoạch của công ty, tỉnh.
- Đổi mới hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng.
- Chấp hành điều lệ quy phạm, tính chất kỹ thuât, giá và chính sách giá theo quy định của nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về người lao động.
- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, chế độ kiểm toán theo quy định.
- Thành lập ra các đội xây dựng, hoàn thiện việc tổ chức sắp xếp nhân sự vào các phòng ban.
- Bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn được giao.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Kế toán Phòng tổ chức Phòng kinh doanh Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 5
-Ban giám đốc : Là người chịu trách nhiệm trước cơ quan, trước pháp luật, mọi hoạt động kinh doanh của công ty về chất lượng hàng hóa, các công trình, dự án đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật.
+Là người có quyền xây dựng chiến lược, xây dựng phương án phân phối, quyết định thu nhập của người lao động trực tiếp và dán tiếp của Công ty.
-Các phòng chuyên môn nghiệp vụ :
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương, thanh tra bảo vệ phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của toàn Công ty Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế chế độ tiền lương đối với người lao động, tổ chức bộ máy ở các phòng chức năng, các đội xây dựng, các bộ phận
+ Phòng kinh doanh: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác hoạt động kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường , thực hiện mục tiêu kinh doanh của Công ty đúng pháp luật
+ Phòng kế toán tài chính : Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác tài chính kế toán đảm bảo kinh doanh có lãi và thực hiện đúng chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính của nhà nước và pháp luật Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết, lập báo cáo phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn Công ty, tính giá thành và tính toán trả lương cho công nhân.
-Các đội xây dựng trong và ngoài địa bàn huyện Quỳnh Phụ, mỗi đội xây dựng phải thực hiện theo quy chế, sự chỉ đạo của cán bộ Công ty, được quản lý, điều hành thông qua các chức năng quyền hạn, được phân công Đồng thời có quan hệ tương tác giữa mỗi phần việc mà mỗi bộ phận đảm nhận và chịu sự quản lý và điều hành chung của ban lãnh đạo Công ty là Giám đốc và Phó giám đốc Công ty.
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Xây dựng Quỳnh Trang trong những năm gần đây.
7 L ợi nh uậ n s au th uế 6 T hu ế T N D N 5.L ợi nh uậ n trư ớc th uế 4.C hi ph í 3 L ợi nh uậ n g ộp 2 T ổn g g iá tr ị v ốn 1 T ổn g d oa nh th u 1 C hỉ tiê u
(N gu ồn số liệ u: bá o c áo k ết qu ả k in h d oa nh n ăm 2 00 6- 20 08 )
Nhìn chung kết quả kinh doanh của Công ty cả 3 năm đều tốt có hiệu quả, cụ thể doanh thu năm 2006 là: 245,985 triệu đồng, năm 2007 là: 474,294 triệu đồng, năm 2008 là: 679,295 triệu đồng Tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng với số tiền là 6.651,249 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
13,306%, năm 2008 so với năm 2007 tăng với số tiền là
54.253,559 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 95,79 % Năm
2008 quy mô của doanh nghiệp được mở rộng hơn so với năm
2006 và năm 2007, doanh thu tăng lên đáng kể chứng tỏ doanh nghiệp đấu thầu được các dự án, công trình, mở rộng quy mô sản xuất vật liệu xây dựng hơn so với các năm 2006 và năm 2007.
Năm 2008 giá vốn bỏ ra nhiều hơn cụ thể là 105.051,243 triệu đồng so với năm 2007 giá vốn tăng thêm: 51.226,081 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 95,17%.
Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng lên với số tiền là 1.184,899 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,83 %.
Năm 2008 so với năm 2007 tăng với số tiền là 3.027,478 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 107,67%.
Chi phí năm 2007 so với năm 2006 với số tiền tăng lên là
867,803 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 67,52 % Năm
Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty
2.1 Vốn và cơ cấu vốn của công ty:
(Nguồn số liệu: bảng cân đối kế toán năm 2006-2008) B ản g 2 : V ốn v à c ơ c ấu v ốn (Đ V T : T riệ u đ ồn g)
2 V ốn c ố đ ịn h 1 V ốn lư u đ ộn g T ổn g n gu ồn v ốn C hỉ tiê u
Dựa vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty đều tăng lên trong 3 năm gần đây Cụ thể là năm 2007 so với năm 2006 nguồn vốn tăng lên với số tiền là 10.174,786 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 29,11% Năm 2008 so với năm 2007 nguồn vốn tăng lên với số tiền là 13.144,629 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 29,12%.
Trong những năm 2006, năm 2007 và năm 2008 số vốn lưu động của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nguồn vốn Năm 2006 số vốn lưu động của doanh nghiệp là: 31.721,834 triệu đồng chiếm tỷ lệ: 90,76
% Số vốn cố định chiếm tỷ lệ thấp là 9,24% tương ứng với số tiền: 3.229,559 triệu đồng Năm 2007 số vốn lưu động là 40.904,246 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 90,65% Năm 2008 số vốn lưu động là: 52.304,173 triệu đông tương ứng với tỷ lệ 89,76% Năm 2007 so với năm 2006 số vốn lưu động tăng lên là: 9.182,412 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là: 28,95%. Năm 2008 so với năm 2007 số vốn lưu động của Công ty tăng lên là 11.399,927 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27,87% , vốn cố định của Công ty cũng tăng dần theo từng năm.
Như vậy Công ty đã tăng dần quy mô và khả năng kinh doanh của mình trong 3 năm 2006, năm 2007 và năm 2008, số vốn đã tăng đáng kể Về cơ cấu tài sản của Công ty nói chung là tương đối hợp lý, vốn lưu động năm
2006 chiếm tỷ trọng 90,76% năm 2007 chiếm 90,65% , năm 2008 chiếm tỷ trọng 89,76% Trong 3 năm số vốn lưu động đều tăng, chứng tỏ nhu cầu này đối với Công ty là rất lớn để đảm bảo quá trình kinh doanh của mình trong tương lai.
2 N ợ d ài hạ n - C ác k ho ản p hả i tr ả - V ay n gắ n h ạn 1 N ợ n gắ n h ạn I I.N ợ p hả i tr ả 2.C ổ đ ôn g g óp v ốn 1 N gâ n s ác h c ấp I V ốn c hủ sở h ữu T ổn g n gu ồn C hỉ tiê u
1 6 38 ,9 1 2 44 ,5 21 9 5,3 76 1 3 39 ,8 2 9 78 ,8 6 66 ,3 63 7 4 99 ,4 1 0.1 65 ,7 1 3.1 44 ,6 S ố t S o s án B ản g 3 : C ơ c ấu n gu ồn v ốn (ĐVT : Triệu đồng)
( N gu ồn số liệ u: bả ng c ân đ ối kế to án n ăm 2 00 6- 20 08 ) của Công ty hàng năm tăng lên Năm 2006 là: 34.950,983 triệu đồng năm
2007 là: 45.125,769 triệu đồng, năm 2008 nguồn vốn của Công ty là: 58.270,398 triệu đồng Năm 2007 so với năm 2006 nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên là: 10.174,786 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 29,11%. Năm 2008 so với năm 2007 số nguồn vốn tăng lên là 13.144,629 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 29,12% Nguồn vốn của Công ty tăng lên hàng năm, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, quy mô của doanh nghiệp tăng lên.
-Nguồn vốn chủ sở hữu hàng năm cũng tăng Năm 2006 là 10.233,817 triệu đồng, năm 2007 là 16.190,671 triệu đồng, năm 2008 là 16.356,442 triệu đồng Năm 2007 so với năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên với số tiền là 5.956,854 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 58,21% Năm
2008 so với năm 2007 cũng tăng lên với số tiền là 2.978,858 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,29%.
-Năm 2006 nợ phải trả chiếm 70,72% trong tổng nguồn vốn Năm 2007 chiếm 64,12% , năm 2008 chiếm 54,77% trong tổng nguồn vốn Như vậy so với tổng nguồn vốn nợ phải trả có xu hướng giảm Điều đó là thuận lợi, đã khẳng định khả năng chi trả của Công ty và các khoản chi phí là hợp lý, kịp thời.
-Nếu xét về cơ cấu nguồn vốn và nợ phải trả thì nợ phải trả vẫn cao. Trong khi đó vốn chủ sở hữu của Công ty thấp, năm 2006 chiếm 29,28%, năm 2007 là 35,88%, năm 2008 là 45,23% Ta thấy khoản nợ luôn cao, Công ty đã chiếm dụng một lượng lớn của các nhà cung ứng.
2.3 Thành phần vốn lưu động, nhu cầu vốn lưu động và nguồn đảm bảo:
2.3.1 Thành phần vốn lưu động:
T ổn g V L Đ IV T S L Đ k há c I II H àn g t ồn k ho 5.P hả i th u kh ác 4 P hả i th u tạ m ứ ng 3.T hu ế G T G T 2 T rả tr ướ c n gư ời bá n 1.P hả i th u K H II C ác k ho ản ph ải th u 2.T iề n g ửi N H 1 T iề n m ặt I.V ốn bằ ng tiề n C hỉ tiê u
27 ,8 7 28 ,1 5 2 4,6 1 8 1,8 6 93 ,6 1 77 ,1 3 - 10 ,3 26 ,2 6 23 ,2 1 59 ,5 2 28 ,2 5 44 ,4 8 T ỷ l ệ % Bảng 4 : Thành phần lưu động vốn (Đ V T : T riệ u đ ồn g)
(N gu ồn số liệ u: bả ng c ân đ ối kế to án n ăm 2 00 6- 20 08 )
Qua bảng 4 ta thấy số vốn lưu động của Công ty tăng Năm 2007 so với năm 2006 số vốn lưu động tăng với số tiền là: 9.182,862 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,95% Năm 2008 so với năm 2007 số vốn lưu động tăng là: 11.399,927 triệu đồng tương ứng vơi tỷ lệ tăng là 27,87% Cụ thể số vốn lưu động biến động là do các nhân tố sau:
-Vốn bằng tiền: năm 2006 là: 5.477,528 triệu đồng, năm 2007 là: 8.255,859 triệu đồng, năm 2008 là: 11.928,427 triệu đồng Năm 2007 so với năm 2006 số vốn bằng tiền tăng: 2.778,331 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 50,72%, năm 2008 so với năm 2007 tăng với số tiền là 3.672,568 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 44,84 %.
- Các khoản phải thu cũng tăng lên: năm 2006 là: 21.340,489 triệu đồng, năm 2007 là: 27.273,374 triệu đồng, năm 2008: 33.603,192 triệu đồng, năm
2007 so với năm 2006 các khoản phải thu tăng lên với số tiền là 5.932,885 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng: 27,8% năm 2008 so với năm 2007 tăng: 6.329,818 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23,21% Tỷ trọng của các khoản phải thu có xu hướng giảm, năm 2006 là: 67,27%, năm 2007: 66,68%, năm 2008: 64,25%.
-Hàng tồn kho: năm 2007 tăng so với năm 2006 với số tiền 322,959 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,97%, năm 2008 so với năm 2007 tăng với số tiền là 803,994 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 24,61%.
- Tài sản lưu động khác cũng tăng: năm 2007 so với năm 2006 tăng 148,687 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,58%, năm 2008 so với năm
2007 tăng lên với số tiền là 593,547 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 28,15%.
Như vậy: ta có thể thấy tất cả các nhân tố trên đều tăng lên điều này cũng có thể làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính của Công ty.
2.3.2 Nhu cầu vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xây dựng Quỳnh Trang
+ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ kho
Lợi nhuận trước thuế VLĐ bình quân
+ Kì luân chuyển VLĐ 360 ngày
Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần VLĐ bình quân
VLĐ bình quân Doanh thu
+ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ kho
Lợi nhuận trước thuế VLĐ bình quân
360 ngày Vòng quay vốn lưu động
+ Kì luân chuyển VLĐ kho
360 ngày Vòng quay vốn lưu động
VLĐ bình quân Doanh thu
+ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
Lợi nhuận trước thuế VLĐ bình quân
9.T ỷ s uấ t L N V L Đ 8 H àm lư ợn g V L Đ 7 K ì lu ân ch uy ền V L Đ 6 V òn g q ua y V L Đ 5 V L Đ b ìn h q uâ n 4 V L Đ c uố i n ăm 3 V L Đ đ ầu n ăm 2.L N tr ướ c th uế 1 D oa nh th u C hỉ tiê u
% T r.Đ ồn g N gà y V òn g T r.Đ ồn g T r.Đ ồn g T r.Đ ồn g T r.Đ ồn g T r.Đ ồn g Đ ơn v ị tí nh
3.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ( Vòng quay vốn lưu động):
Trong năm 2006 tốc độ luân chuyển vốn lưu động là: 1,59 vòng, năm
2007 tốc độ luân chuyển vốn là 1,56 vòng, năm 2007 so với năm 2006 tốc độ luân chuyển vốn đã giảm 0,03 vòng làm cho kỳ luân chuyển của vốn chậm Nguyên nhân là do các khoản phải trả lớn, vốn bằng tiền của Công ty không cao Việc giảm vòng quay vốn lưu động dẫn đến số ngày luân chuyển vốn lưu động tăng lên.
Trong năm 2008 vốn lưu động quay được 2,38 vòng, năm 2007 số vòng quay vốn lưu động là : 1,56 vòng, năm 2008 vốn lưu động tăng hơn so với năm 2007 là 0,82 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 52,56% Thời gian cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng đã rút ngắn được 73,51 ngày, kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2008 là 151,26 ngày Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2008 tăng so với năm 2007 thể hiện trình độ quản lý sử dụng vốn tại Công ty đã được nâng cao hiệu suất sử dụng vốn đã cao hơn.Mặc dù số vòng quay vốn lưu động trong năm không lớn nhưng cũng chưa thể khẳng định chắc chắn hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao bởi vìCông ty Xây dựng Quỳnh Trang thường sản xuất các loại vật liệu xây dựng,nhận đấu thầu các công trình, thời gian từ lúc bắt đầu sản xuất, nhận đấu thầu cho đến khi hoàn thành bàn giao các công trình thường lâu dài, do vậy dẫn đến tình trạng vốn lưu động có tốc độ luân chuyển không cao.
So với năm 2007 số vốn lưu động bình quân và doanh thu của năm 2008 tăng lên tương ứng là 28,34% và 95,79% Năm 2008 số vốn lưu động tăng lên là do lượng vốn lưu động ứng ra để mua sắm nguyên vật liệu, thanh toán các khoản nợ nhiều hơn Doanh thu năm 2008 tăng là do khối lượng các công trình, sản phẩm hoàn thành bàn dao đồng thời Công ty cũng thực hiện các biện pháp thu hồi nợ của khách hàng Xem xét doanh thu, vốn lưu động bình quân ta thấy được tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2008 nhanh hơn so với năm 2006 và năm 2007, tăng nhanh vòng quay vốn phục vụ sản xuất.
3.2 Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động Như trên ta thấy vòng quay vốn lưu động năm 2006 là 1,59 vòng năm 2007 là 1,56 vòng đã giảm 0,03 vòng làm cho kì luân chuyển vốn lưu động tăng cụ thể là: năm
2006 kỳ luân chuyển vốn lưu động là 266,41 ngày, năm 2007 là 230,77 ngày Vòng quay vốn lưu động giảm là cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng Năm 2007 Công ty hoạt đọng chưa tốt, trình độ quản lý và sử dụng vốn tại Công ty chưa được nâng cao, chưa chú trọng.
Năm 2008 vòng quay vốn lưu động là 2,38 vòng, năm 2007 là 1,56 vòng, năm 2008 tăng so vơi năm 2007 là 0,82 vòng Vòng quay vốn lưu động tăng làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm Năm 2007 kỳ luân chuyển vốn lưu động là 230,77 ngày, năm 2008 là 151,26 ngày Như vậy kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2008 đã rút ngắn được 73,51 ngày tương ứng với tỷ lệ giảm 34,45% Chứng tỏ Công ty hoạt động có xu hướng phát triển hơn trình độ quản lý sử dụng vốn có tiến bộ hơn năm 2007.
3.3 Hàm lượng vốn lưu động :
Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động phản ánh để đạt được 1 đồng doanh thu phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, chỉ tiêu này phản anh khá rõ nét hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tai Công ty trong năm 2006 hàm lượng vốn lưu động là 0,627, năm 2007 là 0,641, hàm lượng vốn lưu động năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 0,014 Chứng tỏ Công ty chưa nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động Doanh thu năm 2007 là 56.636,872 triệu đồng, năm 2006 là 49.985,578 triệu đồng Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu đã tăng 6.651,249 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,306%, vốn lưu động năm 2007 tăng so với năm 2006 là 28,95% Mức tăng của doanh thu nhỏ hơn mức tăng của vốn lưu động, làm cho hàm lượng vốn lưu động tăng. Năm 2007 hàm lượng vốn lưu động vẫn ở mức cao là 0,61 tức là để có được
1 trăm đồng doanh thu phải bỏ ra 0,641 đồng vốn lưu động đây cũng là 1 đặc điểm của ngành sản xuất bởi sản phẩm của ngành này được cấu thành phần lớn từ các tài sản lưu động Do vậy trong doanh thu phần vốn lưu động thường xuyên chiếm tỷ trọng cao.
Năm 2008 hàm lượng vốn lưu động là 0.42, năm 2007 là 0,641 Hàm lượng vốn lưu động năm 2008 đã giảm 0,221 so với năm 2007 Chứng tỏ Công ty đã nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động và giải phóng được một lượng vốn lưu động Doanh thu năm 2008 là 110.890,386 triệu, năm 2007 là 56.636,827 triệu đồng năm 2008 doanh thu đã tăng 54.253,559 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 95,79% Vốn lưu động năm 2008 là 52.304,173 triệu đồng Năm 2007 là 40.904,246 triêuj đồng, năm 2008 vốn lưu động đã tăng 11.399,927 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng 27,87% Năm 2008 so với năm 2007 mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng của vốn lưu động do vậy hàm lượng vốn lưu động đã giảm.
Trong năm 2008 Công ty đã tiến hành thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhằm giảm các khoản chi phí phát sinh đồng thời nâng cao năng suất lao động nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có để giảm tỷ trọng phần vốn lưu động Từ đó làm giảm hàm lượng vốn lưu động góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là 1,09%, năm 2007 là 1,81% năm 2008 là 2,02% Có nghĩa là cứ 1 trăm đồng vốn lưu động thì Công ty tạo ra 1,09 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2006; 1,81 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2007; 2,02 đông lợi nhuận trước thuế năm 2008 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2007 so với năm 2006 đã tăng 0,72% tương ứng với tỷ lệ tăng là 66,05% tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2008 tăng so với năm
2007 là 0,21% tương ứng với tỷ lệ tăng 11,6% Đạt được kết quả này là do lợi nhuận trước thuế và tốc độ tăng vốn lưu động bình quân năm 2008 tăng lên, kéo theo tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động cũng tăng. Đánh giá chung: Hiệu quả sử dụng vốn năm 2008 về cơ bản đã tăng theo chiều hướng tốt hơn so với năm 2006 và năm 2007 Công ty bảo toàn được số vốn lưu động, công tác quản lý vốn lưu động nhìn chung phát huy được kết quả giúp Công ty sử dụng vốn lưu động hợp lý và có hiệu quả hơn. Trong công tác sử dụng vốn lưu động Công ty đã có thành tích nhất định đóng góp vào sự ổn định, phát triển của mình Tỷ suất lợi nhuận từ 1.09% năm 2006; 1.81% năm 2007 và lên 2.02% năm 2008,đây là thành công của Công ty trong việc sử dụng vốn có hiệu quả.
4 Một số chỉ tiêu tài chính khác:
Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện thông qua các khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời:
4.1.1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn kho
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn kho
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn kho
Ta thấy nợ ngắn hạn năm 2006 là 22.975,951 triệu đồng; năm 2007 là27.490,281; năm 2007 so với năm 2006 nợ ngắn hạn tăng 4.513,33 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19,64% Năm 2008 nợ ngắn hạn là28.830,178; năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.339,897 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,87% Tài sản tăng lên vẫn giữ được khả năng thanh toán là: năm 2006 1,38 lần, năm 2007: 1,49 lần, năm 2008: 1,81 lần Trong 3 năm
+ Khả năng thanh toán nhanh năm 2006 kho
Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho
+Khả năng thanh toán nhanh năm 2007 kho
+Khả năng thanh toán nhanh năm 2008 kho
+Khả năng thanh toán tức thời
= này tỷ suất thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty là có khả quan.
4.1.2 Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh năm 2006 là 1,25 lần, năm 2007 là 1,37 lần, năm
2007 khả năng thanh toán nhanh tăng 0,12 lần so với năm 2006 Năm 2008 khả năng thanh toán nhanh là 1,67 lần tăng 0,3 lần so với năm 2007 Tỷ suất này qua các năm 2006, 2007,2008 đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty nhanh chóng.
4.1.3 Khả năng thanh toán tức thời:
+Khả năng thanh toán tức thời kho
+ Khả năng thanh toán tức thời kho
Những kết quả đạt được và tồn tại cần khắc phục
5.1 Những kết quả đạt được:
-Để đảm bảo vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh Công ty đã thực hiện vốn vay ngân hàng nhằm đảm bảo kịp thời các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh,hầu như không để ách tắc trong quá trình sản xuất do thiếu vốn. -Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thu hồi các khoản phải thu, giảm bớt kỳ thu tiền bình quân góp phần cho khả năng thanh toán cho Công ty.
-Đối với các khoản phải trả Công ty luôn kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của Công ty nhằm chủ động cho sản xuất trong những trường hợp xấu khi thị trường có bất ổn hoặc khách hàng chậm trễ trong thanh toán.
-Thực hiện nhiều biện pháp tài chính nhằm gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
5.2 Tồn tại cần khắc phục:
- Công ty chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để theo dõi lượng vốn lưu động luân chuyển.
-Vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông quá nhiều đặc biệt là trong các khoản phải thu, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
-Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với nợ phải trả nên rủi ro tài chính của Công ty còn cao.
-Một số hợp đồng chậm tiến độ sản xuất làm ách tắc vốn lưu động trong khâu sản xuất, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
1 Những điều kiện thuận lợi và những khó khăn ở Công ty.
1.1 Những điều kiện thuận lợi.
1.1.1 Điều kiện về kinh tế;chính trị.
- Nước ta có chế độ chính trị ổn định, Đảng và nhà nước luôn có những biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần đặc biệt là hiện đại hóa trong các ngành công nghiệp, xây dựng Để thực hiện quan điểm đó Chính phủ đã ban hành luật doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh đó chính phủ thường xuyên điều chỉnh mức thuế phù hợp, nhiều thủ tục giấy tờ cũng thay đổi Ngoài ra chính phủ còn mở rộng chính sách ngoại giao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài
-Với điều kiện thuận lợi trên Công ty Xây dựng Quỳnh Trang cũng đã nhận thấy được nhiều cơ hội tốt để phát triển và cũng đạt được kết quả nhất định.
1.1.2 Các điều kiện bên trong công ty:
Trong những năm qua công ty công ty xây dựng đã đạt được những kết quả hết sức phấn khởi, lợi nhuận tăng, đời sống công nhân được cải thiện.Tuy nhiên không dừng lại ở đó Công ty Xây dựng Quỳnh Trang không ngừng vươn lên, phát huy nội lực tận dụng tiềm năng Ngoài ra Công ty còn tìm ra những biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, khai thác nhiều đơn đặt hàng, nhiều hợp đồng để luôn nâng cao tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước, tăng thu nhập bình quân hàng năm Công ty đã hoạch đinh chiến lược kinh doanh đúng đắn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn và đạt hiệu quả cao để đạt được thành tích đó là sự cố gắng của ban lãnh đạo và công nhân viên trong Công ty luôn có trách nhiệm trong công việc Đội ngũ cán bộ là những đào tạo có trình độ, có kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng Công ty cũng nhận được sự giúp đỡ trực tiếp có hiệu quả của ban chấp hành Đảng bộ, ban chấp hành công đoàn lãnh đạocác phòng ban, nghiệp vụ đã tạo điều kiẹn cho công ty từng bước vượt qua thử thách trong cơ chế thị trường, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong 3 năm gần đây công ty đã quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả Đáp ứng nhu cầu vốn và bảo toàn vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh,đồng thời Công ty phấn đấu không ngừng mở rộng thị trường, chiếm lĩnh lòng tin với bạn hàng Với kết quả đạt được như sau:
Về doanh thu hàng năm đều tăng, năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 13,3%.Doanh thu năm 2008 tăng 54.253,559 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 95,79%.Doanh thu năm 2008 tăng cao so với năm 2006 và năm 2007, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty càng ngày càng tốt hơn.
Lợi nhuận của Công ty cũng tăng năm 2006 là 245,985 triệu; năm 2007 là 474,294 triệu, sang năm 2008 lợi nhuận là 679,295 triệu Năm 2008 lợi nhuận đã tăng 205,001 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,22% Chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả năm sau tốt hơn năm trước.
Trong quá trình kinh doanh Công ty đã linh hoạt huy động vốn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong năm, tôn trọng các nguyên tắc thanh toán, không để các khoản phải trả quá hạn và tìm nguồn trang trải các khoản nợ. Các khoản phải thu của Công ty cũng tăng dần qua các năm, Công ty cần có những chính sách hợp lý nhằm giảm tối đa nợ khó đòi Duy trì khả năng thanh toán và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất.
Bên cạnh những thuận lợi và thành tích đạt được, Công ty còn một số tồn tại và khó khăn nhất định ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau:
Nguồn vốn Công ty được cấp để sử dụng kinh doanh quá nhỏ so với hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng đòi hòi vốn kinh doanh lớn.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động chưa hợp lý, chưa sát với thực tế dẫn đến việc Công ty phải huy động ngoài kế hoạch, hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa trên nguồn vốn chiếm dụng và vay ngắn hạn Điều này làm cho tính tự chủ về tài chính giảm sút.
Việc dự trữ vốn bằng tiền của Công ty cũng chưa hợp lý, vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng không nhiều trong tài sản lưu động Làm khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty thấp không đảm bảo nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền.
2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty.
2.1 Xác định nhu cầu quản lý vốn lưu động:
Sự tăng trưởng sản xuất vốn kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi nhu cầu vốn lưu động Năm 2008 quy mô kinh doanh của Công ty tăng lên. Doanh thu và lợi nhuận cũng tăng, vốn lưu động tăng vượt quá so với việc xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2008 Để khắc phục những khó khăn đòi hỏi tập thể công nhân của Công ty phải cố gắng nỗ lực Ngoài ra trong quản lý sử dụng vốn tại Công ty cũng cần phát huy những ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế bởi đây là điều kiện vô cùng quan trọng giúp Công ty có thể thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình Trong năm
2008 trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết đã xác định được, Công ty cần phải tổ chức huy động vốn có tính đến sự an toàn và chi phí sử dụng từng nguồn cụ thể.
2.1.1 Đối với nguồn vốn chiếm dụng: Đây là nguồn vốn Công ty đã huy động được, nguồn vốn này không nhiều trong năm 2008 Để những năm tiếp theo khai thác tốt nguồn này thì cần phải đảm bảo các mối quan hệ với khách hàng Đồng thời quan trọng là phải tôn trọng các kỷ luật thanh toán, thực hiện tốt việc này sẽ làm cho uy tín của Công ty tăng, có niềm tin của khách hàng vào Công ty.
Bên cạnh đó nguồn vốn huy động từ công nhân viên trong Công ty cần được quan tâm Huy động để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động trong Công ty, củng cố tinh thần đoàn kết, sự có gắng của công nhân với Công ty có tinh thần cao hơn với hoạt động kinh doanh của mình Công ty cần đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai và kế hoạch sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả mang tính khả thi Từ đó làm tăng lòng tin của công nhân viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn từ nguồn này.
2.1.2 Đối với các khoản phải thu:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xây dựng Quỳnh Trang
2.1 Xác định nhu cầu quản lý vốn lưu động:
Sự tăng trưởng sản xuất vốn kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi nhu cầu vốn lưu động Năm 2008 quy mô kinh doanh của Công ty tăng lên. Doanh thu và lợi nhuận cũng tăng, vốn lưu động tăng vượt quá so với việc xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2008 Để khắc phục những khó khăn đòi hỏi tập thể công nhân của Công ty phải cố gắng nỗ lực Ngoài ra trong quản lý sử dụng vốn tại Công ty cũng cần phát huy những ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế bởi đây là điều kiện vô cùng quan trọng giúp Công ty có thể thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình Trong năm
2008 trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết đã xác định được, Công ty cần phải tổ chức huy động vốn có tính đến sự an toàn và chi phí sử dụng từng nguồn cụ thể.
2.1.1 Đối với nguồn vốn chiếm dụng: Đây là nguồn vốn Công ty đã huy động được, nguồn vốn này không nhiều trong năm 2008 Để những năm tiếp theo khai thác tốt nguồn này thì cần phải đảm bảo các mối quan hệ với khách hàng Đồng thời quan trọng là phải tôn trọng các kỷ luật thanh toán, thực hiện tốt việc này sẽ làm cho uy tín của Công ty tăng, có niềm tin của khách hàng vào Công ty.
Bên cạnh đó nguồn vốn huy động từ công nhân viên trong Công ty cần được quan tâm Huy động để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động trong Công ty, củng cố tinh thần đoàn kết, sự có gắng của công nhân với Công ty có tinh thần cao hơn với hoạt động kinh doanh của mình Công ty cần đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai và kế hoạch sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả mang tính khả thi Từ đó làm tăng lòng tin của công nhân viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn từ nguồn này.
2.1.2 Đối với các khoản phải thu:
Trong 3 năm 2006,năm 2007 và năm 2008 các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn lưu động của Công ty do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Để cải thiện tình trạng này Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
Cần quy định rõ ràng thời hạn, phương thức thanh toán trong các hợp đồng và luôn giám sát khách hàng thực hiện các quy định trong hợp đồng.
Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng đã có uy tín và có quan hệ lâu dài với Công ty Đối với những khách hàng mới chưa có sự hiểu biết rõ ràng thì cần phải có hình thức đảm bảo thanh toán thích hợp.
Với các khoản nợ quá hạn tùy theo mức độ thời gian của các khoản nợ mà áp dụng các biện pháp thích hợp như sau:
+ Giai đoạn 1: khi nợ quá hạn mới phát sinh, áp dụng các biện pháp mềm mỏng có tính chất đề nghị, yêu cầu.
+ Giai đoạn 2: áp dụng các biện pháp cấm đoán như cử người đến các khách hàng còn nợ lớn Những yêu cầu gửi đến khách hàng cần cương quyết mang tính pháp lý.
+ Giai đoạn 3: nếu nỗ lực thông thường không mang lại hiệu quả thì yêu cầu tòa án xem xét can thiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù bao hàm nhiều yếu tố và được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau Do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau cho phù hợp.
2.2 Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ sản xuất và lưu thông từ đó làm giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm dụng, tiết kiệm vốn lưu động cho luân chuyển.
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là điều kiên rất quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, tạo điều kiện cho Công ty có đủ vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
- Định kỳ tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư tồn kho để xác định giá trị thực của vốn trong khâu dự trữ, xác định những nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ tồn đọng lâu ngày không thể sử dụng được phải chủ động giải quyết Do tình hình giao khoán cho các tổ trong cũng khâu, khối lượng nguyên vật liệu tồn kho hay công cụ, dụng cụ thường xuyên để đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu của sản xuất và không thể xảy ra tình trạng ngừng trệ sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hoặc không đủ công cụ, dụng cụ cho hoạt động sản xuất tiến hành trong kỳ Muốn vậy phải căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động đã xác đinh được tình hình cung ứng vật tư, nhà quản lý sẽ tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ bảo quản vật tư nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân chuyển hàng ngày, kịp thời phát hiện giải quyết các vật tư ứ đọng.
- Rút ngắn thời gian xây dựng bằng cách mua sắm , đầu tư trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, khai thác tối đa năng lực máy móc hiện có.
- Chú ý cải tiến trình độ tổ chức thực hiện các dự án trong đó có:
+ Các đánh giá khảo sát chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư sát với tình hình thực tế.
+ Tổ chức đào tạo lại để nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên
- Công ty cần áp dụng tốt các biện pháp nâng cao trình độ tổ chức quản lý, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tập trung thi công dứt điểm các công trình, hạng mục để giảm giá trị xây lắp dở dang, tiết kiệm chi phí nhằm bảo toàn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Lượng vốn trong thanh toán chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn lưu động, cần phải đẩy nhanh quá trình bàn giao, thanh toán nhằm giảm bớt số ngày thanh toán, thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Vì vậy để thực hiện được Công ty cần chú ý đến việc ký hợp đồng giao nhận công việc Bên cạnh đó các đơn vị và các cơ quan hữu quan phải tuân theo quy luật tài chính, các quy định của ngành và nhà nước.
2.3 Lập kế hoạch đảm bảo khả năng thanh toán nhanh:
Lượng vốn bằng tiền của Công ty năm 2008, năm 2007 và năm 2006 chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản Để phat huy vài trò của vốn bằng tiền, trong quá trình thực hiện quản lý vốn lưu động nên tiến hành dự báo nhu cầu vốn bằng tiền theo khoảng thời gian phù hợp có thể là tuần, kỳ, tháng, quý hoặc năm.