1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn ngôn ngữ truyền thông báo phát thanh

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Lớn Môn Ngôn Ngữ Truyền Thông Báo Phát Thanh
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Truyền Thông
Thể loại Bài Tập Lớn
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 11 MB

Cấu trúc

  • I. Lời mở đầu (4)
  • II. Phân tích báo phát thanh 1. Phát thanh nói chung 1.1. Định nghĩa về báo phát thanh (5)
    • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển báo phát thanh (6)
    • 1.3. Đặc điểm – đặc tính của báo phát thanh (0)
    • 1.4. Chức năng xã hội báo phát thanh (13)
    • 1.5. Các yếu tố chi phối hiệu quả của báo phát thanh (19)
    • 1.6. Ngôn ngữ báo phát thanh 1. Các đặc điểm của ngôn ngữ báo phát thanh 1.1. Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói (ngôn ngữ âm thanh) (0)
      • 1.6.1.2. Ngôn ngữ phát thanh thiên về hình thức độc thoại (23)
      • 1.6.1.3. Ngôn ngữ phát thanh luôn mang dấu ấn cá nhân của người nói (24)
      • 1.6.1.4. Ngôn ngữ phát thanh không có khả năng minh họa bằng hình ảnh (24)
      • 1.6.1.5. Ngôn ngữ phát thanh có tính hình tuyến (24)
      • 1.6.2. Một số gợi ý sử dụng ngôn từ trong báo phát thanh (25)
    • 1.7. Chuẩn mực báo phát thanh 1. Nguyên tắc viết cho phát thanh (26)
      • 1.7.2. Đối với văn bản phát thanh (29)
      • 1.7.1. Nguyên tắc viết cho phát thanh 2. Báo phát thanh truyền thống 2.1. Đặc điểm của báo phát thanh truyền thống (26)
    • 2.2. Vai trò của báo phát thanh truyền thống (32)
    • 2.3. Ưu điểm – Hạn chế của báo phát thanh truyền thống 1. Ưu điểm của báo phát thanh truyền thống (33)
      • 2.3.2. Hạn chế của báo phát thanh truyền thống (35)
    • 3.2. Vai trò của báo phát thanh trong bối cảnh hiện đại (0)
    • 3.3. Thể loại tiêu biểu của báo phát thanh hiện đại 1. Tin phát thanh (47)
      • 3.3.2. Bình luận phát thanh (50)
      • 3.3.3. Phóng sự phát thanh (52)
      • 3.3.4. Phỏng vấn phát thanh (54)
    • 3.4. Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của báo phát thanh trong bối cảnh hiệnnay (55)
  • III. Chương trình “Giờ cao điểm” 1. Giới thiệu chung về VOV Giao thông (61)
    • 2. Giới thiệu về “Giờ cao điểm”… (0)
    • 3. Phân tích yếu tố chi phối hiệu quả “Giờ cao điểm” 1. Ngôn ngữ (64)
      • 3.2. Ngữ âm 1. Ngữ điệu (66)
        • 3.2.2. Từ vựng (67)
        • 3.2.3. Ngữ pháp (67)
      • 3.3. Nhạc nền (69)
      • 3.4. Tiếng động (70)
      • 3.5. Rating (70)
    • 4. Đánh giá hiệu quả chương trình “Giờ cao điểm” (70)
  • IV. Kết luận (72)

Nội dung

I. LỜI MỞ ĐẦU Ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, báo phát thanh đã thực sự trở thành phương tiện truyền thông hữu ích. Nhiều người từng lầm tưởng rằng sự phát triển của nó sẽ làm giảm nhẹ vai trò của những tờ báo hàng ngày. Cũng như vào những năm 50 của thế kỷ 20, khi truyền hình đến với từng gia đình, người ta e ngại truyền hình rồi sẽ thay thế phát thanh nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy. Mỗi loại hình báo chí ra đời đều khẳng định được mình, bổ sung những thiếu sót cho những loại hình khác. Phát thanh với việc sử dụng âm thanh tổng hợp để truyền thông tin tới thính giả là một lợi thế mà mà không một loại hình báo chí nào có được. Thế giới âm thanh tổng hợp tạo ra sự liên tưởng cho thính giả. Với phát thanh nghe là thấy. Trong thời đại bùng nổ truyền thông với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự bùng nổ của truyền hình và mạng Internet cùng với sự ra đời của báo mạng và các hình thức thông tin điện tử khác, báo chí phát thanh không những không bị mất đi mà ngược lại, đã tận dụng sức mạnh của Internet và công nghệ truyền thông hiện đại để ngày càng khẳng định được thế mạnh và sự hấp dẫn của mình. Có thể khẳng định rằng: trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, báo chí phát thanh vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khẳng định là loại hình báo chí tiên phong trong hệ thống báo chí, truyền thông hiện đại. Ngành báo phát thanh Việt Nam với lịch sử phát triển 57 năm đã hình thành hệ thống phát thanh từ cấp trung ương tới cơ sở, đã và đang đóng góp tích cực vào hiệu quả tuyên truyền, ổn định sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhà nước, vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình ổn định trong khu vực và trên thế giới. Bài tập lớn này đi sâu vào tìm hiểu những đặc trưng của báo phát thanh, những ưu điểm và hạn chế của hai loại hình phát thanh truyền thống và hiện đại, từ đó phân tích chương trình phát thanh “Giờ cao điểm” trực thuộc VOV Giao thông để làm rõ những tính chất, đặc điểm của báo phát thanh và đánh giá hiệu quả của loại hình báo chí này. II. PHÂN TÍCH BÁO PHÁT THANH

Phân tích báo phát thanh 1 Phát thanh nói chung 1.1 Định nghĩa về báo phát thanh

Lịch sử hình thành và phát triển báo phát thanh

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển báo phát thanh trên thế giới

Công nghiệp hóa trong thế kỷ XIX thúc đẩy các ngành kỹ thuật phát triển đã tạo cơ sở vật chất cho sự đổi mới kỹ thuật truyền thông đại chúng Vào đầu thế kỉ XX, sử thay đổi lớn lao về nhận thức là truyền thông phát triển nhờ kỹ thuật không ngừng được nâng cao Nguồn gốc sâu xa của radio là ý tưởng ban đầu của Ambrose Fleming

- cố vấn khoa học của nhà bác học Halia Marconi - là tin truyền không cần dây Những tiến bộ vật lý sau đó với các tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng Faraday, Maxwell mở ra khả năng về mặt lý thuyết cho việc phát hiện sóng điện từ

Năm 1895, nhà bác học Nga Alexandre S.Popop đã phát minh ra angten vô tuyến điện, và ngày 7/5 năm đó ông giới thiệu sóng điện tử đầu tiên tại Hội nghị vật lý và hóa học tại Saint Peterbourg Cùng thời gian đó, nhà bác học Ý G.Marconi tiến hành thí nghiệm truyền tín hiệu vô tuyến đầu tiên với khoảng cách 400m, rồi 2000m Ngay khi mới ra đời, radio đã đứng trước chân trời rộng mở của sự phát triển, là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, kỹ sư chế tạo, nhà sản xuất công nghiệp, đã tạo ra sự bùng nổ về kỹ thuật truyền thông.

Quá trình phát triển kỹ thuật phát thanh trên thế giới có hai bước nhảy vọt quan trọng Đó là những năm bốn mươi khi phát thanh FM ra đời, phát triển và cuối thế kỷ

XX phát thanh số DAB ra đời và hiện nay đang đi vào cuộc sống Phát thanh FM ra đời đánh dấu bước nhảy quan trọng về chất lượng sóng và chi phí đầu tư, khai thác rẻ hơn, gọn nhẹ hơn Để phát huy tối đa vùng phủ sóng và bảo đảm thuận lợi cho người nghe, các nhà sản xuất, quản lý phát thanh đã kết hợp hài hòa giữa sóng trung, sóng ngắn và cực ngắn FM Phát thanh số khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phát thanh truyền thống như: can, nhiễu, méo, pha đinh trong truyền sóng, giao thoa và đặc biệt giải quyết được sự chật chội, chen chúc của giải tần số Tới năm 2000 có 34 nước và khu vực trên thế giới phát thử và thường xuyên phát thanh số Singapore là nước đi đầu về phát thanh số ở khu vực châu Á.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, thực tiễn và lý luận phát thanh nghiêng về khái niệm “thông tin tức thì” Đài phát thanh các nước Anh, Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Thụy Điển, Trung Quốc… đều có bản tin ngắn 5 phút xen kẽ các chương trình phát thanh để kịp thời truyền thẳng những thông tin mới nhất đến công chúng.

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển báo phát thanh ở Việt Nam

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam chưa có đài phát thanh với tính chất là cơ quan truyền thông đại chúng của một quốc gia có chủ quyền, mà chỉ có đài phát thanh tư nhân với công suất nhỏ để quảng cáo thương mại hoặc daid của thực dân Pháp phục vụ chính sách cai trị

Sau thành công của cách mạng tháng Tám trên cả nước, Chủ tịch Hồ Chính Minh chỉ thị cho Bộ Nội vụ (do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng), Bộ Tuyên truyền (do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng) là phải sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt cần xây dựng ngay một Đài phát thanh Quốc gia để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân để nhân dân thế giới hiểu biết và ủng hộ nước Việt Nam độc lập.

Ngày 7/9/1945, tại trụ sở biên tập số 4 Đinh Lễ, đồng chí Trần Lâm chủ trì cuộc họp, hơn 10 người họp bàn và đưa ra quyết định với 3 vấn đề quan trọng:

Một là, lấy ngày 7/9/1945 làm ngày khánh thành Đài phát thanh Quốc gia, vì lúc này máy phát sóng, studio đã hoàn tất Máy đã được thử nhiều lần, đảm bảo chất lượng.

Hai là, đặt tên cho Đài phát thanh Quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nước Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới, vì vậy tên Đài khẳng định tên nước ta là nước Việt Nam Đài xưng danh là “Tiếng nói Việt Nam” không chỉ thể hiện phương tiện truyền tải thông tin là tiếng nói mà còn có ý nghĩa sâu sắc hơn là khẳng định chủ quyền, văn hóa Việt Nam, tiếng nói Việt Nam

Ba là, chọn nhạc hiệu Có ba bài hát được đề cử làm nhạc hiệu là Tiến quân ca, Chiến sỹ Việt Nam, Diệt phát xít Cuối cùng hội nghị nhất trí chọn bài hát Diệt phát xít của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu chính thức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trong giai đoạn 1954 - 1975, nhà nước thực hiện các kế hoạch đối với Đài Tiếng nói Việt Nam:

 Xây dựng cơ sở kỹ thuật

 Tăng cường lực lượng, phát triển nguồn nhân lực

 Tổ chức lại bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

 Phát triển hệ thống chương trình phát thanh

Truyền hình Việt Nam ra đời trong lòng Đài Tiếng nói Việt Nam:

 7/9/1970, kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam, lãnh đạo Đài cho phát thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên với chương trình Thời sự 15 phút và Ca nhạc 30 phút

 30/4/1975, đoàn cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của Ban Truyền hình vào tiếp quản trọn vẹn Đài Truyền hình chính quyền Sài Gòn

 16/6/1976, nhân dịp khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất cả nước, Đài Truyền hình Trung ương chính thức phát sóng hàng ngày Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên thành Đài Phát thanh Truyền hình Việt Nam Tháng 9/1987 thành lập Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam hoạt động độc lập với nhau, trong sự chỉ đạo của Ủy ban. Đài Tiếng nói Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1986 với nhiều biến động quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội ảnh hưởng trực tiếp.

Trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2000) đầy sôi động, phát triển mạnh mẽ theo hướng phát thanh hiện đại, Đài Tiếng nói Việt Nam đã rút được kinh nghiệm, phát huy truyền thống tốt đẹp, lựa chọn con đường đi trong thời đại bùng nổ thông tin là “đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung các chương trình trên sóng phát thanh cùng với đổi mới mạnh mẽ công nghệ phát thanh theo hướng hiện đại hóa làm trục xoay trọng tâm cho toàn bộ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam”.

Chức năng xã hội báo phát thanh

Báo chí là hiện tượng xã hội đa chức năng, khó có thể liệt kê rạch ròi các chức năng, vai trò của nó trong cuộc sống Mặt khác các vai trò này trong thực tế lại đan xen, gắn chặt với nhau, thể hiện ở trong nhau và quy định lẫn nhau Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu người ta thường trừu tượng hóa và tổng hợp thành những chức năng xã hội nhất định Trong tình hình và điều kiện hiện nay, chúng ta có thể tìm hiểu các chức năng cơ bản sau đây của báo phát thanh:

Có thể nói thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của báo chí nói chung và của báo phát thanh nói riêng Thông tin là nhu cầu sống còn của con người và xã hội, xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu thông tin càng cao Với cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện nay mọi sự bùng nổ truyền thông đại chúng cò đang ở phía trước, thông tin không chỉ là nhu cầu mà còn là sức mạnh đột phá của sự phát triển.

Nhu cầu thông tin nảy sinh và đồng hành với sự ra đời, phát triển của xã hội. Nhu cầu này thể hiện đời sống tinh thần của con người không chỉ nhằm phục vụ đời sống tinh thần Tuy nhiên đáp ứng nhu cầu thông tin trong quá trình thực hiện chức năng thông tin cần chú ý những yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, đời sống tinh thần của con người và xã hội rất phong phú, đa dạng nên việc đáp ứng nhu cầu thông tin trên sóng phát thanh cũng phải rất đa dạng và phong phú Thực tế chứng minh rằng tờ báo nào, chương trình phát thanh nào cung cấp thông tin phong phú, đa dạng cho công chúng thì tờ báo ấy, chương trình phát thanh ấy được nhiều người hâm mộ, được đông đảo công chúng đón đọc, đón nghe Và tính chất phong phú, đa dạng này phù hợp với nhóm công chúng trong những tình hình và điều kiện cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể.

Thứ hai, thông tin phải nhanh chóng và hợp thời Đây là hai yếu tố tạo nên giá trị của thông tin báo chí Thông tin nhanh nhưng phải hợp thời và tình hợp thời sẽ tạo ra khả năng đem lại hiệu quả tác động của thông tin Nếu thông tin nhanh, nhưng không hợp thời thì nhiều khi sẽ bất lợi Muốn đảm bảo thông tin nhanh chóng và hợp thời đòi hỏi người làm báo phát thanh phải am hiểu tình hình, nắm được nước đi, nhịp thở của cuộc sống và những yêu cầu tuyên truyền trong quá trình thông tin.

Thứ ba, thông tin phải trung thực Một trong những nguyên tắc của hoạt động báo chí và truyền thông đại chúng là đảm bảo tính khách quan và chân thật Và do đó thông tin cần phải trung thực Yêu cầu tính trung thực đòi hỏi nhà báo vừa phải đảm bảo tính khách quan và chân thực trong quá trình phản ánh cuộc sống, vừa đảm bảo tính mục đích của thông tin.

Yêu cầu tính trung thực là một thử thách, là thể hiện bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức của người làm báo Không vì lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ mà công bố hoặc không công bố một thông tin nào đó; không xuyên tạc sự thật, không bóp méo dư luận, không có bé xé ra thành to là một số yêu cầu cụ thể về tính trung thực trong thông tin.

Thứ tư, thông tin phải phù hợp với hệ thống giá trị văn hóa và đạo lý của dân tộc, phù hợp với phát triển và phù hợp với sự phát triển Yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống xã hội

Thứ năm, thông tin phải nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi công chúng Đây là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động thông tin của truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo phát thanh Định hướng là nhu cầu của nhận thức và của hoạt động thông tin báo chí, vì vậy định hướng trong thông tin không chỉ xuất phát từ bản chất hoạt động chính trị của báo chí mà còn xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống Yêu cầu định hướng trong quá trình thực hiện chức năng thông tin trên sóng phát thanh đòi hỏi nhà báo phải lựa chọn vấn đề thời sự, lựa chọn sự kiện và chi tiết để thông tin, lựa chọn ngôn ngữ, cách thức phản ánh

Những yêu cầu trên đây đòi hỏi người làm báo cần có năng lực phân tích sự kiện trong bối cảnh và trong các mối quan hệ tác động xã hội của nó, cả trước mắt và lâu dài Những tính chất tác động, chiều hướng phát triển và hiệu quả của xã hội hoàn toàn khác nhau Không phải cái mới nào chúng ta cũng cổ vũ một cách nhiệt tình và không phải cái lạ nào cũng thông tin Tuy nhiên trong thực tế, cái gì được thông tin và cái gì không được thông tin là điều dễ hiểu vì đã có luật pháp quy định, điều chỉnh Nhưng cái gì nên hay không nên thông tin mới cần đến bản lĩnh và tính mẫn cảm chính trị của nhà báo.

Chức năng này còn được gọi là chức năng tuyên truyền, tức là nhằm vào việc truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp, của lực lượng chính trị mà cơ quan phát thanh đại diện Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, mục đích của chức năng này là báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng góp phần tích cực và có hiệu quả làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành hệ tư tưởng chiếm lĩnh tuyệt đối trong đời sống tinh thần của nhân dân Tính chất phức tạp này do tính chất của cuộc sống cách mạng xã hội chủ nghĩa và do tính chất đặc thù của đối tượng lĩnh vực tư tưởng quy định

Nội dung, nhiệm vụ cơ bản của chức năng tư tưởng là góp phần xây dựng lý tưởng xã hội thống nhất - lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là trong nhóm công chúng thanh niên Đó là yếu tố như sợi chỉ đỏ xuyên suốt và liên kết các nhóm người thành một khối thống nhất và là động lực thống nhất, ổn định đời sống tinh thần của xã hội, và nếu không thống nhất được sức mạnh tinh thần thì khó có thể khai thác, tổ chức được sức mạnh vật chất hay mọi tiềm lực của xã hội

Vai trò, chức năng tư tưởng của báo phát thanh biểu hiện ở việc bám sát đời sống thực tiễn, kịp thời biểu dương cổ vũ những ý tưởng và hành vi tích cực, tiến bộ, phê phán những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc trong nhận thức và hành động nhằm bảo vệ các quan điểm tư tưởng, đường lối, chính sách và luật pháp của Đảng và Nhà nước

Chức năng khai sáng, giải trí

Khai sáng, giáo dục là vai trò xã hội to lớn của báo phát thanh Khái niệm giáo dục có thể được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau:

Thứ nhất, đó là quá trình hình thành nhân cách do ảnh hưởng của những tác động chủ quan và khách quan, “vô tình cũng như hữu ý” của ngoại cảnh đối với các cá thể và các nhóm xã hội.

Thứ hai, giáo dục được hiểu là hoạt động có mục đích của hệ thống giáo dục xã hội tác động có kế hoạch, có hệ thống đến với con người với tư cách là đối tượng giáo dục Do vậy đòi hỏi nhà báo phát thanh có nền tảng tri thức dày dặn và phong phú, có phương pháp luận khoa học và phương pháp nghiên cứu, phân tích đánh giá các sự kiện, vấn đề thời sự và vấn đề lịch sử một cách đúng đắn

Các yếu tố chi phối hiệu quả của báo phát thanh

Lời nói - Tiếng động - Âm nhạc chính là âm thanh tổng hợp cũng như phương thức tác động duy nhất của báo phát thanh tới thính giác của đối tượng tiếp nhận Nói cách khác, lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng động phong phú là những phương tiện cơ bản để báo phát thanh dựng lên thế giới sinh động, chân thực và gần gũi với cuộc sống đời thường qua hàng ngàn tin, bài với thông tin đa diện, đem đến cho thính giả những bức tranh sống động về đời sống hiện thực, vừa đáp ứng nhu cầu được thông tin ngay lập tức về cái mới, đồng thời làm phong phú tình cảm, tinh thần của hàng triệu thính giả.

Lời nói là ký hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp sinh động nhất, là ký hiệu “đặc biệt người”, bởi vì nó không chỉ có tính chất thông báo mà còn bộc lộ những sắc thái nhất định nào đó Lời nói chiếm một tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp Đây là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hình báo chí khác.

Lời nói có thể được thực hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau như:

Lời nói của phát thanh viên: Là những giọng đọc chuẩn, chất giọng tốt.

Lời nói của phóng viên: Là người chứng kiến sự kiện, lựa chọn thẩm định sự kiện, đồng thời là người tái hiện lại sự kiện ấy.

Lời nói của các nhân chứng: Ý kiến phát biểu của những người có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề, sự kiện mà tác phẩm đề cập. Ở một khía cạnh khác, người ta chia phương thức biểu hiện của lời nói trong báo phát thanh thành hai dạng: Độc thoại: được hiểu là cách nói một chiều do một hay nhiều người cùng thực hiện (VD: Hai phát thanh viên cùng đọc một bản tin) Đối thoại: được hiểu với nghĩa là có sự đối đáp, tương tác giữa hai người trở lên. (VD: Ai người dẫn chương trình đối thoại với nhau hoặc đối thoại với các nhân chứng)

Là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và được phát trong các chương trình phát thanh Người ta cũng thường chia các tiếng động trong báo phát thanh thành hai dạng biểu hiện cơ bản là: Tiếng động tự nhiên (tiếng sóng biển, tiếng xe cộ, tiếng máy chạy, tiếng gió, mưa, tiếng động vật, tiếng reo hò…) và tiếng động nhân tạo (là tiếng động do con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên).

Dù thuộc dạng nào thì tiếng động trong các chương trình phát thanh cũng phải tạo nên hơi thở và nhịp điệu của cuộc sống Tiếng động còn có giá trị, thông tin trực tiếp, làm tăng tính chân thật, xác thực để thông qua đó, người nghe có thể xác định được không gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện… Trong một số trường hợp, tiếng động tự động nó đã có thể thông tin một cách chính xác về không khí, bối cảnh, diễn biến của sự kiện… Khai thác và sử dụng tiếng động là một nghệ thuật của báo phát thanh. Âm nhạc

Trong quá trình tiếp nhận thông tin bằng thính giác, thính giả cần phải được giải trí một cách hợp lý để tạo cảm giác thoải mái Điều đó cho thấy vì sao trong các chương trình phát thanh, âm nhạc lại có một vai trò đặc biệt quan trọng Nó làm dịu bớt sự căng thẳng, tạo ra sự hưng phấn và thư giãn đến việc tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn Âm nhạc không chỉ có chức năng giải trí đơn thuần mà còn có thể tạo ra không khí thông tin và được coi là một yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả thông tin. Âm nhạc được sử dụng trong báo phát thanh, ngoài các ca khúc, nhạc không lời thường được sử dụng dưới các dạng sau:

Nhạc hiệu: Xuất hiện ở đầu chương trình tạo ấn tượng quen thuộc cho người nghe

Nhạc xen, nhạc cắt: Thực hiện chức năng phân cách chương trình thành các phần độc lập với chức năng giống như những đường kẻ trên mặt báo in Mặt khác, nhạc xen, nhạc cắt còn có ý nghĩa tạo nên một sự nghỉ ngơi tích cực đối với người nghe đài

Nhạc nền: Những bản nhạc không lời có chủ đề liên quan tới nội dung tác phẩm. Nhạc nền có tác dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng bài viết.

Tóm lại, có thể coi lời nói - tiếng động - âm nhạc là ba màu cơ bản của những bức tranh âm thanh mà phát thanh tạo ram nhằm khơi thức và tạo ra khả năng liên tưởng của thính giả Lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng động phong phú có thể kết hợp với nhau một cách vô cùng năng động để tạo nên những bức tranh âm thanh Một chương trình phát thanh là sự phối hợp những mức độ khác nhau của ba màu cơ bản này.

1.6 Ngôn ngữ của báo phát thanh

1.6.1 Các đặc điểm của ngôn ngữ báo phát thanh

1.6.1.1 Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói (ngôn ngữ âm thanh)

Ngôn ngữ báo phát thanh 1 Các đặc điểm của ngôn ngữ báo phát thanh 1.1 Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói (ngôn ngữ âm thanh)

Trong ngôn ngữ nói, ngoài thông tin nằm trong ý nghĩa của ngôn từ thì còn có thông tin bổ trợ từ chất giọng, ngữ điệu, âm lượng Chúng đóng góp 1 phần quan trọng trong việc quyết định mức độ hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin.

1.6.1.2 Ngôn ngữ phát thanh thiên về hình thức độc thoại

“Độc thoại” là sản phẩm ngôn từ của 1 cá nhân trong hoàn cảnh giao tiếp chỉ có anh ta là người nói Còn “đối thoại” là 1 chuỗi những lời hồi đáp với tư cách là những phản ứng qua lại giữa (ít nhất) 2 cá thể nào đó Tuy nhiên những lời hồi đáp có chứa dung lượng quá lớn gồm nhiều câu và thể hiện trọn vẹn 1 chủ đề nào đó cũng được xem như độc thoại Như vậy, độc thoại cũng có thể tồn tại ngay trong đối thoại.

Qua đó, ngôn ngữ phát thanh có khuynh hướng độc thoại rất rõ từ những thể loại như bình luận, phóng sự, phản ánh, câu chuyện phóng viên đến cả những thể loại có đối thoại như phỏng vấn, đàm thoại

1.6.1.3 Ngôn ngữ phát thanh luôn mang dấu ấn cá nhân của người nói

Tùy thuộc vào thể loại và tình huống mà mức độ dấu ấn cá nhân được thể hiện. ví dụ người truyền tin là phát thanh viên thì dấu ấn cá nhân có vẻ bị hạn chế, còn nếu người truyền tin là tác giả bài viết như phóng viên, biên tập viên thì dấu ấn cá nhân rõ nét hơn

1.6.1.4 Ngôn ngữ phát thanh không có khả năng minh họa bằng hình ảnh Đây là mặt khác biệt, cũng là mặt hạn chế của báo phát thanh so với truyền hình và báo in Tuy vậy, nó được minh họa bằng những nguồn khác như băng ghi âm tư liệu, tiếng động, âm nhạc…

Các tác phẩm hay, có sức tác động lớn luôn có ngôn ngữ sống động, giàu hình ảnh, có tính trực quan cao, chắp cánh cho sự tưởng tượng của người nghe, khiến cho họ có cảm giác đang được chứng kiến sự việc xảy ra trước mặt mình, được trình bày bởi 1 chất giọng tốt, lên bổng xuống trầm, tăng giảm tốc độ âm thanh 1 cách hợp lí.

1.6.1.5 Ngôn ngữ phát thanh có tính hình tuyến

Các tín hiệu của ngôn ngữ phát thanh xuất hiện lần lượt, cái này tiếp theo sau cái kia, tạo thành dòng chảy liên tục, theo bề rộng 1 chiều thời gian.

Người nghe tiếp nhận những tín hiệu đó 1 cách tức thời cho nên không có khả năng quay lại với những điều chưa hiểu, chưa lĩnh hội được Vì thế có những điều thính giả sẽ dừng lại suy ngẫm khiến cho không tập trung được vào thông tin kế tiếp. Kết quả là cái thì hiểu mơ hồ, cái thì bị bỏ qua, làm cho hiệu quả của chương trình bị giảm sút đáng kể Chính vì vậy, mới có yêu cầu dành cho báo phát thanh là : chính xác, đơn nghĩa, rõ ràng, dễ hiểu.

Tính hình tuyến của ngôn ngữ phát thanh đem đến hệ quả là quan hệ ngữ đoạn. trong ngôn ngữ phát thanh, biểu hiện nổi bật nhất của quan hệ ngữ đoạn là việc ngắt đoạn khi nói, khi đọc cùng 1 sản phẩm ngôn từ, nếu được ngắt đoạn ở những chỗ khác nhau sẽ đem đến những ý nghĩa khác nhau nếu ngắt đoạn sau thì tính chỉnh thể về mặt kết cấu của nó sẽ bị phá vỡ, khiến người nghe khó hiểu được đúng nội dung.

1.6.2 Một số gợi ý sử dụng ngôn từ trong báo phát thanh

Nên hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương

Tuy rằng từ ngữ địa phương có khả năng tăng cường tính biểu cảm của ngôn ngữ phát thanh nhưng chúng sẽ gây khó khăn về vấn đề nghe hiểu cho các thính giả sống ở khu vực khác ko am hiểu sử dụng từ ngữ đó.

Tránh lạm dụng việc vay mượn từ ngữ từ tiếng nước ngoài

Nếu thực sự cần thiết, thì chỉ nên vay mượn những từ được sử dụng rộng rãi, phổ cập, cố gắng phát âm chuẩn xác theo chuẩn mực, nếu không sẽ trở thành rào cản tiếp nhận thông tin của người nghe. Đối với các thuật ngữ chuyên ngành ít gặp, nên diễn đạt chúng bằng cách khác sao cho quảng đại quần chúng dễ hiểu Đừng bao giờ bắt chước cách nói, cách dùng từ của các nhà chuyên môn mà chỉ có người trong giới mới hiểu được.

Cố gắng đọc hoặc nói trước micro thật diễn cảm

Qua giọng điệu, phải “thả hồn” của mình vào nội dung tác phẩm thì mới có sức tác động đến người nghe.

Cần tránh dùng những câu văn có nhiều cách hiểu

Cần tránh sử dụng những câu văn có sự mơ hồ về nghĩa khiến cho người nghe bị phân tán tư tưởng hoặc hiểu sai, lệch ý của tác giả.

Cần phải hết sức kiệm lời

Trong các cách diễn đạt cùng 1 nội dung, nên chọn cách diễn đạt ngắn gọn nhất mà vẫn truyền tải đúng và đủ nội dung cần thiết.

Nên chú ý khai thác các biện pháp tu từ ngữ âm để ngôn ngữ phát thanh trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc

 Biện pháp hòa phối thanh điệu

 Biện pháp lặp số lượng âm tiết

 Biện pháp tạo nhịp điệu

 Biện pháp tạo âm hưởng chung

Chuẩn mực báo phát thanh 1 Nguyên tắc viết cho phát thanh

1.7.1 Nguyên tắc viết cho phát thanh

Sự đơn giản, ngắn gọn

Sự đơn giản để nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người nói và người nghe, lối nói đơn giản phải được coi như một trong những nguyên tắc khi sáng tạo cho tác phẩm báo nói.

Nên tránh sử dụng từ dài, phức tạp, sáo rỗng hay phi hội thoại

Phải luôn giữ cho câu ngắn và đơn giản Một trong những nguyên tắc vàng được đặc biệt sử dụng trong thời sự và tin tức là “mỗi ý một câu” Viết những đoạn dễ đọc, dễ nói

Nóng hổi, thân mật Điều cần lưu ý là thông tin nào cũng có thời gian sống riêng của nó Có nhiều tin ra đời, sống động, nhạt dần rồi bị lãng quên chỉ trong vòng 24 giờ, nhưng cũng có những thông tin sống được vài ngày và có những thông tin trải qua nhiều ngày vẫn còn quan trọng Một thông tin nếu còn hấp dẫn người nghe tức là nó vẫn còn sống.

Sử dụng thì hiện tại se làm cho thông tin trên đài phát thanh nóng hổi hơn Phát thanh phải nói về những cái vừa xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra Trong văn nói, thì hiện tại được sử dụng nhiều hơn so với báo in.

Viết để nói trong phát thanh phải thân mật, tất nhiên trong các bản tin cách viết có thể hơi nghiêm chỉnh về hình thức hơn là lối hội thoại thông thường, nhưng cũng không được cứng như lối viết báo in Lối nói chuyện bình thường đơn giản hàng ngày bao giờ cũng tạo ra sự thân mật, gần gũi với thính giả hơn rất nhiều so với lối viết cầu kỳ trong những tác phẩm viết cho phát thanh.

“Hãy nói trước khi viết” - Đó là nguyên tắc chủ yếu của các tác phẩm viết cho phát thanh Một bài viết tốt cho phát thanh dứt khoát phải thể hiện bằng văn nói Trong văn nói, người ta ưu tiên quy luật ngữ nghĩa rồi mới đến quy luật ngữ pháp, người nói phải tùy theo tính chất của nội dung mà lựa chọn những cách thể hiện phù hợp nhất để thu hút khán giả.

Ngôn ngữ thân mật, gần gũi sẽ đem lại hiệu quả thông tin khác hẳn so với lối thuyết giảng, hùng biện Nội dung của tác phẩm phát thanh phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu Người viết chỉ nên sử dụng những từ mà mình biết nghĩa, những từ ấy nằm ngay trong vốn từ vựng nói hàng ngày.

Diễn đạt rõ ràng Âm thanh trên đài phát thanh sau khi đã phát ra, thính giả sẽ không thể nghe lại như khi đọc lại báo Do đó nếu họ phải nghĩ nhiều lần để hiểu một mệnh đề rắc rối hay một từ khó hiểu nào đó, họ sẽ không nắm được điều ta muốn nói Vì vậy diễn đạt rõ ràng là điều ưu tiên bậc nhất trong lối viết cho phát thanh.

Lời nói không được mơ hồ hoặc mập mờ, phải dùng những từ diễn tả những hình ảnh cụ thể Viết và nói phải chính xác, phải giải thích những khái niệm phức tạp và trừu tượng, còn nếu không giải thích được thì tốt nhất không nên dùng.

Chú ý dấu chính tả Nếu bất ngờ gặp phải điều gì không bình thường khi đang đọc, phát thanh viên có thể sẽ ngập ngừng và thính giả có thể nhận ra

Không sử dụng biệt ngữ hoặc những từ viết tắt mà không có giải thích Điều này rất dễ làm thính giả khó chịu, nếu trường hợp phải viết tắt tối thiểu phải dùng nguyên văn một lần Trong khi viết cố gắng tránh thể phủ định.

Hấp dẫn ngay từ đầu

Câu mở đầu phải viết sao cho hấp dẫn khiến thính giả muốn nghe tiếp Đối với riêng tin phát thanh, câu mở đầu là câu quan trọng nhất, “được hay mất thính giả là ở ngay câu đầu tiên”.

Những điều lưu ý trong câu mở đầu:

 Tránh dùng nhiều từ trong câu mở đầu vì sẽ khiến người nghe không nhớ hết và khó đọc.

 Cẩn thận với câu mở đầu mang tính nghi vấn.

 Tránh đưa thông tin quan trọng ngay từ những chữ đầu tiên, nhưng cũng không để mãi về sau mới nói đến chi tiết quan trọng.

 Không nên đưa vào tai thính giả những từ lạ, tên lạ mà họ không biết hoặc không quen thuộc.

 Không bao giờ mở đầu bằng một mệnh đề phụ.

 Đừng để cho thính giả phải chờ cho tới cuối câu mở đầu mở đầu mới biết chuyện xảy ra ở đâu.

 Tránh câu mở đầu có dùng trích dẫn, phải đưa nguồn dẫn ngay lên đầu trước câu trích Nếu không thính giả có thể nghĩ rằng chính biên tập viên đang đưa ra ý kiến riêng của mình.

1.7.2 Đối với văn bản phát thanh

 Văn bản cần phải được đánh máy, tốt nhất là dãn dòng gấp đôi.

 Dùng giấy tốt hoặc ít nhất là giấy không nhăn nhúm - tránh những tiếng sột soạt khi đưa văn bản qua trước micro.

 Để lề phớa trỏi trang giấy, lề rộng bằng ⅓ hoặc ẳ bề ngang trang giấy để có chỗ cho những thay đổi, sửa chữa và bình luận nếu cần

 Đánh tên và danh từ riêng bằng chữ in hoa giúp cho người đọc dễ dàng nhìn thấy trước và nhận ra chúng, đặc biệt đối với tên người, tên địa danh và những thứ không quen thuộc.

 Nếu trong văn bản có từ khó phát âm, tốt nhất nên viết hoa đúng chính tả từ đó rồi chú thích phiên âm ngay bên cạnh.

 Tên người và địa danh cần được viết bằng chữ in, giúp cho những người chưa đọc quen.

 Ở trên góc phải của tờ giấy đề ngày, tháng - văn bản được xếp theo thứ tự thời gian

 Cần đặc biệt cẩn thận đối với chính tả, một từ sai lỗi chính tả có thể làm mất tập trung của phát thanh viên.

 Nếu cần sử dụng các con số thống kê thì phải làm tròn chúng Nên nói

“gần tám triệu” thay vì 7.969.421 vì cách nói đó có thể lưu lại trong trí nhớ người nghe hiệu quả hơn.

 Những con số từ 1 đến 11 thì nên viết bằng chữ số Những con số từ 12 đến 99 thì dùng con số Sau con số 99 thì dùng các chữ trăm, nghìn VD: 19.000 = 19 nghìn, 73.034.000 = 73 triệu 34 nghìn.

 Phân số bao giờ cũng nên viết bằng chữ.

 Cẩn thận khi đọc số La Mã, II có thể nhầm thành 11. Đánh dấu trên văn bản

Vai trò của báo phát thanh truyền thống

Trong suốt hơn 60 năm qua, báo phát thanh đã phát triển thành một hệ thống từ

Trung ương đến địa phương, ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó trong đời sống kinh tế chính trị xã hội của đất nước:

Về chính trị, báo phát thanh là công cụ, là vũ khí của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên mặt trận tư tưởng văn hoá; tích cực tham gia quản lý xã hội; công cụ giám sát cán bộ, Đảng viên về đạo đức lối sống Vai trò của báo trong lĩnh vực chính trị là hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng.

Về kinh tế, trong nền kinh tế thị trường, việc có những thông tin nhanh, chính xác, kịp thời là sức mạnh tạo nên thắng lợi trong cạnh tranh Với những ưu thế riêng, báo phát thanh có vai trò trong việc cung cấp những thông tin có giá trị về thị trường, hàng hoá, tiền tệ; thị trường lao động… Không chỉ dừng ở việc cung cấp thông tin, báo chí phát thanh còn hướng dẫn thị trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, giới thiệu những mô hình mới, điển hình mới trong sản xuất kinh doanh, tạo ra hiệu quả kinh tế cho xã hội.

Về văn hoá, báo phát thanh góp phàn làm giàu và đẹp vốn văn hoá của dân tộc - đặc biệt về ngôn ngữ Phát thanh là nơi gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt Báo chí phát thanh còn tham gia truyền tải các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học đến với công chúng Qua đó truyền bá những tri thức, tinh hoa văn hoá nhân loại của các dân tộc trên thế giới, nâng cao nhận thức văn hoá, giải trí cho độc giả.

Ưu điểm – Hạn chế của báo phát thanh truyền thống 1 Ưu điểm của báo phát thanh truyền thống

2.3.1 Ưu điểm của báo phát thanh truyền thống

Tác động vào thính giác của công chúng

Báo phát thanh sử dụng âm thanh được truyền đi qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh để tác động thính giác của công chúng Sự kết hợp giữa lời nói, tiếng động và âm nhạc tạo tính thông tin trung thực, hấp dẫn người nghe nhờ sức gợi cảm của âm thanh Vì tiếp nhận thông tin bằng tai nghe nên trí tưởng tượng, sự liên tưởng của thính giả là vô cùng phong phú

Phương thức truyền thông đơn giản, nhanh nhạy

Quy trình sản xuất của báo phát thanh không quá phức tạp nên kể từ khi những tin tức phát thanh phản ánh đang diễn ra trong thực tiễn cho đến khi chúng xuất hiện trên chương trình phát thanh có thể được rút ngắn tối thiểu, thậm chí là bằng không.

Sự cập nhận nhanh chóng giữ tính nóng hổi cho thông tin, tính tiện lợi của phát thanh cho phép thính giả tiếp nhận mọi nơi mọi lúc Trong nhiều trường hợp khẩn cấp như thiên tai bão lũ, động đất…, phát thanh luôn là một trong những loại hình báo chí cung cấp cho thính giả thông tin sớm nhất.

Do không phải dàn dựng hình ảnh như truyền hình và không phải sắp xếp lên trang như báo in nên phát thanh có thể đưa tin gần như ngay lập tức.

Sự quảng bá rộng rãi

Sự xuất hiện của vệ tinh đã giúp phát thanh có thể phụ sóng trên phạm vi diện rộng, vì thế lượng công chúng của phát thanh vô cùng đông đảo

Nhờ có phương tiện nhanh gọn, rẻ tiền nên đối tượng của báo phát thanh là quảng đại quần chúng Phát thanh có thể tác động tới mọi loại công chúng tại mọi thời điểm

Có thể nói báo phát thanh có khả năng xã hội hoá, quần chúng hoá thông tin.

Thiết bị đơn giản, gọn nhẹ

Thiết bị đầu cuối của phát thanh rất gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng và luôn hiện diện bên thính giả Đối với những người sống ở nông thôn và miền núi, phát thanh với phương tiện nhỏ gọn, rẻ tiền rất phù hợp với điều kiện sống của họ Chính do sự nhỏ gọn, tiện lợi của phương tiện, quá trình tiếp nhận của thính giả vô cùng thoải mái khi họ có thể vừa tắm giặt, nấu nướng, lái xe… vừa nghe radio.

Giá thành rẻ Ưu thế này được cấu thành từ hai góc độ: từ phía nhà sản xuất và phát hành những sản phẩm phát thanh, chúng ta có thể thấy giá cả những thiết bị trong quy trình sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh khá rẻ tiền so với các loại hình báo chí khác, nhất là khi so với truyền hình và báo mạng

Nhìn từ phía thính giả, một chiếc radio rẻ hơn nhiều so với một chiếc tivi, máy tính nối mạng hay tổng số tiền độc giả phải bỏ ra hàng tháng để mua báo giấy.

Phương thức thông tin thân mật, gần gũi

Là một tờ báo âm thanh tổng hợp, phát thanh sử dụng văn nói tạo ra sự gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa người nói và người nghe, gây cảm giác tin tưởng nơi thính giả

Ngôn ngữ nói ấy kết hợp với sự sinh động, chân thật của tiếng động và sự tinh tế của âm nhạc đã tạo nên một bức tranh hiện thực sống động

Cách nói của những phát thanh viên có kinh nghiệm hiện nay có thể khiến người nghe hình dung ai đó đang thân mật trò chuyện riêng với cá nhân mình

2.3.2 Hạn chế của báo phát thanh Độ ghi nhớ thông tin không cao

Do trong quá trình tiếp nhận, người nghe có thể đang làm việc khác nên rất dễ xảy ra tình trạng mất tập trung, gián đoạn thông tin.

Phát thanh không có những hình ảnh sinh động gây ấn tượng mà chỉ có thể diễn đạt qua âm thanh nên độ hứng thú của người nghe phụ thuộc lớn vào việc liệu phát thanh viên có gây sức thu hút ngay từ đầu bằng cách trình bày sinh động, linh hoạt không.

Trong thông tin phát thanh, dựa trên quy luật trình tự thông tin được sắp xếp, người nghe chỉ nghe một lần nên khả năng lưu giữ thông tin là rất kém và không có điều kiện để kiểm tra lại Hơn nữa, tai nghe rất dễ mệt mỏi khi phải tiếp thu một lượng thông tin dài.

Hạn chế do thông tin có tính hình tuyến Đối với báo in, độc giả có thể chủ động sắp xếp trình tự đọc dựa trên sở thích cá nhân nhưng với báo phát thanh truyền thống, vì đặc điểm chỉ phát một lần, người nghe chỉ nghe một lần nên lượng thông tin được tiếp nhận ít khi đạt tới hiệu quả cao.

Trong một cuộc thử nghiệm về khả năng tiếp nhận thông tin phát thanh tại

Quảng Ngãi năm 2007, khả năng lưu giữ thông tin của nhóm người nghe ở mức độ bình thường chỉ đạt khoảng 20-25%, ở mức độ tập trung đạt 50%.

Dễ bị nhiễu sóng, bị phá sóng

Thể loại tiêu biểu của báo phát thanh hiện đại 1 Tin phát thanh

Các nhà nghiên cứu phát thanh ở Việt Nam đã nhận thấy tin không chỉ đặc biệt thích hợp với báo phát thanh mà còn là thể loại có thể tạo nên thế mạnh của báo phát thanh

Về đặc điểm của tin, chúng ta đã biết rằng sự kiện thời sự là đối tượng phản ánh của thể loại tin, cũng là nội dung của tin Tuy nhiên, tin không phản ánh toàn bộ diễn biến của sự kiện, nó chỉ phản ánh sự kiện ở thời điểm tiêu biểu, đỉnh cao, nếu sự kiện đó được đặt ra với những vấn đề cần phải bàn luận hoặc còn những khía cạnh cần được làm

Trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng đài phát thanh đã giành được vị trí là kênh truyền tải tin tức thuận tiện nhất, dễ tiếp cận nhất, đều đặn nhất và giá thành thông tin rẻ nhất theo tư liệu của Đài TNVN, Ban Thời sự của Đài hàng ngày biên tập và sản xuất hơn 200 bản tin thời sự; 4 chương trình thời sự; 3 chương trình Thông tin tổng hợp.

Trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay, tin tức giống như là hạt nhân, là thể loại mũi nhọn, tác chiến nhanh nhất Trong các bản tin thời sự hay chương trình thời sự, các bản tin đầu giờ với đặc điểm đưa tin nhanh và liên tục đã tạo thói quen tiếp nhận tin tức thường xuyên cho thính giả Kết hợp với truyền tin, các chương trình còn phát thanh âm nhạc, được thiết kế nhằm truyền tải nhiều thông tin hơn đến với công chúng.

Cũng trên cơ sở tuân thủ những đặc trưng của thể loại tin nói chung, tin phát thanh còn có những đặc điểm riêng gắn với đặc trưng của loại hình báo chí phát thanh, được thể hiện qua một số điểm sau:

Thời lượng khoảng 10-30 giây, số lượng không quá 100 chữ Trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tới 45 giây thậm chí là 1 phút.

Trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu

Việc sử dụng ngôn ngữ trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu được coi là nguyên tắc trong phương thức biểu đạt của tin phát thanh. Đưa thông tin quan trọng trong câu mở đầu

Sự hấp dẫn, thu hút khán giả ngay từ những lời đầu tiên, nhưng cũng không nên đặt ngay trong những chữ đầu tiên nhằm tránh tình trạng người nghe chưa kịp tập trung chú ý thì thông tin đã đi qua.

Trong phát thanh hiện đại, thể loại tin cũng có một số dạng cơ bản như: Tin vắn,

Tin ngắn, Tin tổng hợp, Tin có âm thanh gốc hay còn gọi là tin có tiếng động.

Giữa phát thanh truyền thống và hiện đại còn có hình thức “điểm tin” Hình thức này giúp thính giả nhận thấy được quy luật vận động phát triển của sự kiện, tình huống và dự báo về những bước phát triển của nó trong thời gian tới.

So với tin truyền thống thì tin hiện đại đã có những đặc điểm mới đó là thay đổi cách tiếp cận sự kiện một cách linh hoạt, giúp cho thính giả tiếp nhận sự kiện được nhanh hơn, hiệu quả hơn, đa dạng hơn.

Phát thanh hiện đại phải gắn liền với việc phát huy các ưu thế và nâng cao chất lượng, hiệu quả tác động của thể loại tin Các nhà nghiên cứu phát thanh ở phương Tây đã khái quát thành công thích: Phát thanh = Tin tức + Âm nhạc.

Tóm lại, tin là một trong những thể loại đã góp phần quan trọng để báo chí phát thanh đáp ứng được yêu cầu của công chúng thính giả hiện đại.

Trong hệ thống các thể loại báo chí, thể loại này có nhiệm vụ cung cấp “thông tin lý lẽ” để giúp cho công chúng “đánh giá, lý giải những vấn đề, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống, mang lại cho họ những kết luận đúng đắn tạo cơ sở cho những hành động vì lợi ích của chính bản thân họ.

Một bài bình luận cần có cái nhìn toàn diện, đồng thời phải chặt chẽ, sắc sảo trong việc đánh giá, phân tích, lý giải cho những hiện tượng cụ thể, thể hiện sự đánh giá của tác giả về các vấn đề, từ đó rút ra kết luận cần thiết, tạo cơ sở cho công chúng hiểu và đánh giá một cách đúng đắn.

Bình luận phát thanh thường kích thích, khích lệ người nghe tự kiểm tra, đánh giá lại nhận thức của mình để từ đó hình thành quan điểm, chính kiến riêng của thính giả.

Những vấn đề mà bình luận phát thanh đề cập thường có tính thời sự cao Điều này gắn với đặc tính nhanh nhạy của loại hình báo phát thanh Bài phát thanh với cách đọc hợp lý, ấn tượng qua lối văn nói giàu tính khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày sẽ luôn thu hút hơn.

Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của báo phát thanh trong bối cảnh hiệnnay

Chúng ta biết phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử Do ra đời trước truyền hình, nên phát thanh đã từng được coi là loại hình truyền thông hiệu quả nhất.

Sự sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng radio đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt

Thế nhưng, trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, muốn có chỗ đứng của mình, phát thanh cần phải phát huy tối đa những ưu thế để vượt lên trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác với một phương thức sinh động, gần gũi với công chúng; song song với đó là tự điều chỉnh để hạn chế những nhược điểm vốn có nhằm thích ứng với bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại

Về nội dung, những người làm phát thanh cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho các chương trình phát thanh bằng cách nâng cao chất lượng nội dung, hình thức và cách thức thể hiện các chương trình theo chiều hướng mới mẻ, hấp dẫn, thân mật, gần gũi và bổ ích Thêm vào đó, cần liên tục cập nhật, bám sát với thị hiếu và các mối quan tâm của người dân, từ đó giúp cho thính giả luôn được tiếp cận với những thông tin mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn nhất

Radio cần trở thành phương tiện truyền thông đi cùng với thính giả, cần thực hiện hài hoà cả hai nhiệm vụ là truyền bá thông tin, kiến thức và giải trí, thư giãn Nên đẩy mạnh áp dụng truyền thanh trực tiếp; xây dựng tạp chí phát thanh, với khoảng 4 tạp chí/ngày, mỗi tạp chí kéo dài 3-4 tiếng, dành cho mỗi đối tượng khác nhau như phụ nữ, người già, thanh niên Việc phân chia chương trình theo các loại đối tượng khác nhau có tác dụng chia nhỏ công chúng mục tiêu để phục vụ được chính xác, chi tiết hơn

Ví dụ, Đài VOA chia thành nhiều chủ đề cho người nghe về các vấn đề đa dạng như lịch sử, nông nghiệp, văn hoá, giải trí, chính trị…; còn Đài BBC thì chia làm rất nhiều kênh, mỗi kênh một lĩnh vực Báo viết của đài có nội dung hoàn toàn khác với các chương trình phát thanh, kể cả chương trình truyền hình của Đài cũng vậy Như vậy có thể thấy, vì không chú trọng xây dựng chương trình dành cho những đối tượng chuyên biệt, nên phát thanh Việt Nam còn thiếu những bài phân tích, bình luận sâu về một vấn đề nào đó Những nội dung trên đài không mang tính xuyên suốt hoặc thành một “series” như trên báo mạng hoặc báo in Ví dụ cùng phản ánh về nạn tham nhũng tại một công ty nào đó thì tính chiến đấu, tính phản biện của các đài thường không cao.

Do đó, cũng dễ hiểu nếu như thấy công chúng thường có tâm lý chờ đợi các bài viết trên báo in, báo mạng điện tử, chứ không phải là háo hức chờ xem chương trình tới đài sẽ nói gì

Về cách diễn đạt, do một trong những nhược điểm chính của báo phát thanh là thiếu hình ảnh hỗ trợ, nên các đài cần xây dựng nhiều chương trình xen kẽ, rút ngắn cách diễn đạt câu, đoạn hay cả bài; không chạy theo chi tiết mà chú ý khái quát thành những mệnh đề phán đoán dễ nhớ, dễ tạo ấn tượng sâu sắc Những thông điệp quan trọng nên được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong một chương trình, và chương trình đó được lặp lại nhiều lần trong ngày vào những thời điểm khác nhau

Về việc tăng cường tính chất đa phương tiện, các đài địa phương nếu có điều kiện về kỹ thuật và tài chính, có thể cân nhắc mở thêm một kênh “phát thanh có hình” nhằm hạn chế tối đa nhược điểm cơ bản nhất của phát thanh là “chỉ có âm thanh để diễn đạt” Chẳng hạn, kênh VOV Giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam hiện đã triển khai kết hợp phát trên sóng phát thanh tần số 91MHz và phát trên Hệ phát thanh có hình vào những giờ cao điểm Sự kết hợp mang tính chất đa phương tiện này là một nét mới mẻ, cho thấy ưu thế của báo phát thanh hiện nay.

Ngoài ra, nhờ mạng internet mà nhược điểm khó lựa chọn, khó lưu giữ các chương trình phát thanh cũng có thể được hạn chế tối đa Mỗi đài phát thanh nên xây dựng một website trên mạng để hỗ trợ cập nhật thông tin, lịch chiếu cho các chương trình, đồng thời cho phép công chúng nghe theo ý thích của họ sau khi đã download chương trình về máy Website cũng đóng vai trò đắc lực như một thư viện online, giúp công chúng phát thanh tra cứu tư liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng khi cần thiết

Về phương diện kỹ thuật và phương thức truyền tin, các đài phát thanh trung ương và địa phương nên đổi mới, hiện đại hóa kỹ thuật nhằm giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình xử lý, biên tập thông tin, giúp thông tin nhanh chóng được đến với công chúng Bởi lẽ, “thông tin nhanh” chính là một trong những ưu điểm vượt trội của báo phát thanh - nếu như báo in bị hổng thông tin trong khoảng từ số báo trước đến số báo sau, truyền hình cần tới máy móc và công đoạn phức tạp để ghi hình và phát sóng, thì các thông tin trên phát thanh có thể chảy liên tục trong suốt khoảng thời gian phát sóng Cách cung cấp thông tin nhanh nhất chính là phát thanh trực tiếp, truyền thông tin tới khán giả cùng lúc sự kiện đang diễn ra Việc đưa ứng dụng kĩ thuật số vào các khâu (trang bị phương tiện tác nghiệp cho phóng viên, xử lí, dựng các tác phẩm hoàn chỉnh, truyền phát sóng…) sẽ giúp cho đài phát thanh mở rộng diện phủ sóng, nâng cao chất lượng âm thanh và giúp cho quá trình truyền tin không bị gián đoạn

Về điểm này, chỉ có báo mạng điện tử mới có lợi thế cạnh tranh với báo phát thanh, tuy nhiên báo mạng lại có nhược điểm là thông tin thiếu chính xác, thiếu độ tin cậy Như vậy, phát thanh cần tập trung đầu tư vào hai ưu thế “nhanh” và “chính xác để giữ vững vị trí của mình để ngày một khẳng định và củng cố vị thế của mình trong giới truyền thông

Về nhân lực, cần dành nhiều sự chú ý cho bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực phát thanh viên, vì đây chính là yếu tố tiên quyết quyết định mức độ hấp dẫn, lôi cuốn của các chương trình phát thanh Đối với truyền hình, hình ảnh là yếu tố mang thông tin chính, còn lời bình hỗ trợ Đối với báo in, chữ viết và hình ảnh tĩnh cùng lúc hiển thị trước mắt người đọc sẽ diễn tả thông tin một cách trọn vẹn Nhưng trong phát thanh, giọng nói là yếu tố chính quyết định việc truyền tải thông tin Phát thanh chỉ tác động được đến thính giác của thính giả, vì vậy người phát thanh viên phải đầu tư thật kỹ vào giọng nói Một phát thanh viên cần luyện giọng nói chuẩn, tròn vành, rõ chữ, ngắt câu đúng vị trí, không nói ngọng, nói tiếng địa phương, đồng thời phải thật linh hoạt trong chuyển cảnh và xử lí tình huống Không chỉ thế, đối với một phát thanh viên, điều quan trọng là giọng nói cần phải chứa đựng cảm xúc, lúc trầm lúc bổng, lúc dồn dập, lúc lại chậm rãi, ngân nga Khi phát thanh viên thể hiện được cảm xúc, sự thân thiện gần gũi trong giọng nói thì thính giả mới có thể thu nhận đầy đủ thông tin chứa đựng trong đó và tận hưởng chương trình một cách trọn vẹn nhất Các đài cũng cần chú ý sử dụng tốt các yếu tố bổ trợ cho giọng nói (âm nhạc, tiếng động) một cách hiệu quả, đem lại trải nghiệm trọn vẹn nhất cho người nghe

Về phương thức thông tin, trước hết cần tăng cường số lượng và thời lượng các chương trình phát thanh trực tiếp, coi đó là vũ khí cạnh tranh của báo phát thanh Đồng thời, cần chú trọng các chương trình “phát thanh mở”, phát thanh thực tế, phát thanh tương tác để tăng cường vai trò và sự tham gia trực tiếp của công chúng thính giả vào chương trình Trong một chương trình phát thanh theo phương thức hiện đại, thính giả có thể tham gia đóng góp vào nội dung phát sóng (thể hiện qua các vai trò: người cung cấp thông tin, người tham gia, người đưa câu hỏi, người kể chuyện…) Lợi ích mà chương trình phát thanh hiện đại mang lại là thông tin chân thực, khách quan từ công chúng; nguồn tin đa dạng phong phú, có yếu tố bất ngờ; có khả năng thu hút đông đảo thính giả, đặc biệt những người quan tâm và mong muốn được tham gia vào chương trình

Theo tác giả Phương Quang ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sóc Trăng), từ ngày 10/04/2007, tại Đài này đã thực hiện phương thức “phát thanh có hình” trên cơ sở những kinh nghiệm của quá trình làm phát thanh trực tiếp từ nhiều năm trước Đến tháng 10-2008, Đài Sóc Trăng đã thực hiện được hơn 50 chương trình phát thanh có hình và khẳng định đó là một trong những “lợi thế” của Đài Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương Có thể coi những kết quả trên đây của Đài Sóc Trăng là một bằng chứng cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ của phát thanh trong bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại Tất nhiên để thực hiện được các chương trình phát thanh mở, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế và nhất là phát thanh có hình, đòi hỏi không chỉ về thiết bị kỹ thuật hiện đại mà còn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của những người làm chương trình và tính chuyên nghiệp của ekip thực hiện

Như vậy có thể thấy, xu hướng số hoá là xu thế không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển hiện nay của thế giới Và báo chí, truyền thông - với tư cách là một ngành nghề, luôn tiếp xúc sớm nhất, phản ứng nhanh nhạy nhất với mọi biến động xã hội, đương nhiên, không thể thoát ra ngoài quỹ đạo của sự phát triển này Trong cuộc sống hiện đại, khi tác phong công nghiệp liên tục tạo ra áp lực rất lớn về khối lượng công việc với thời gian hạn chế, báo phát thanh dễ dàng đem lại một phương thức thư giãn giải trí nhẹ nhàng, hiệu quả, đồng thời cung cấp thông tin tiện lợi bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, kể cả khi đang nghỉ ngơi cũng như đang làm việc - đây là thế mạnh mà các loại hình báo chí khác không thể có được Cùng với đó, những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ thông tin - đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ Ngày nay, các phương thức sản xuất chương trình hiện đại, mới mẻ như phát thanh có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế… thực sự là một cuộc cách mạng giúp cho báo phát thanh đổi mới toàn diện trong nỗ lực thích ứng để tồn tại, phát triển Công chúng của phát thanh hiện đại không chỉ nghe mà còn có thể nhìn (phát thanh có hình), không chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe nhiều lần một cách chủ động (phát thanh trên mạng); không chỉ tiếp nhận thông tin một chiều mà có thể trực tiếp tham gia vào các chương trình đang phát sóng (phát thanh tương tác, phát thanh thực tế), vv… Với lợi thế riêng của mình, báo phát thanh sẽ không ngừng cải tiến và củng cố vị trí của mình trong hệ thống báo chí, truyền thông, ngày một trở nên hiện đại và gần gũi, tiện lợi hơn cho công chúng.

Chương trình “Giờ cao điểm” 1 Giới thiệu chung về VOV Giao thông

Phân tích yếu tố chi phối hiệu quả “Giờ cao điểm” 1 Ngôn ngữ

3.1 Ngôn ngữ Để nâng cao chất lượng truyền tải thông tin của các phát thanh viên trong chương trình VOVGT, cần có sự trau chuốt trong ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp duy nhất để tương tác với thính giả.

Các PTV sử dụng những lựa chọn ngôn ngữ thể hiện rõ đặc trưng, mục đích của chương trình là làm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, cung cấp thông tin kịp thời để thính giả có lộ trình thích hợp, giảm căng thẳng cho người tham gia giao thông.

Các slogan thể hiện rõ mục đích chương trình được phát đi phát lại, xen kẽ mỗi thông tin giao thông mới: “Thông tin tin cậy, tiếp cận thân thiện”, “Lộ trình thích hợp, tránh gặp rủi ro, chỉ có ở VOVGT" trở thành điểm nhấn thương hiệu của chương trình, chứa những thông điệp đầu tiên mà VOVGT muốn gửi tới thính giả.

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng làm giảm căng thẳng, bức xúc cho người nghe Tư liệu ghi nhận trong buổi phát sóng, từ “va chạm" xuất hiện 69 lần nhưng “tai nạn" chỉ xuất hiện 1 lần Các phó từ cũng hỗ trợ việc giảm nhẹ mức độ như: chỉ là một điểm nút đông thôi; chỉ là một sự cố hi hữu thôi; hơi có một chút khó khăn thôi Các từ ngữ, cách diễn đạt nhẹ nhàng, khéo léo thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khó khăn người tham gia giao thông đang phải đối mặt.

Phương tiện ngôn ngữ giúp hiện thực hoá thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến giao thông.

Các từ ngữ xuất hiện với tần suất dày đặc trong “Giờ cao điểm":

 Danh từ chỉ sự vật tham gia vào các hoạt động giao thông: phương tiện

(298 lần), tuyến phố/tuyến đường (192 lần), mật độ (phương tiện) (120 lần), lộ trình (69 lần)

 Động từ chỉ hoạt động của các phương tiện: di chuyển (284 lần), lưu thông (102 lần), hoạt động (33 lần)

 Tính từ chỉ trạng thái giao thông: ùn tắc/ùn ứ (240 lần), khó khăn (114 lần), ách tắc (68 lần), đông đúc (90 lần)

Những con số trên cho thấy chủ đề giao thông được thực hiện hoá một cách sinh của “Giờ cao điểm" Các thuật ngữ chuyên dụng trong ngành giao thông được nắm bắt và sử dụng một cách thống nhất xuyên suốt chương trình.

Chương trình sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, dễ nghe, gần gũi với số đông, tuyệt đối không sử dụng những từ thông tục hay tiếng lóng, đảm bảo sự chỉn chu trong việc chọn lọc ngôn từ.

Chương trình không chỉ thuần túy mang tính thông tấn mà còn hướng tới thông tin chỉ dẫn, đáp ứng nhu cầu cho công chúng Do đó, có sự chuyển biến trong việc truyền tải thông tin, thay vào sự nghiêm nghị, cứng nhắc của phát thanh viên khi đọc các văn bản phát thanh là giọng nói nhẹ nhàng, thân mật với công chúng nghe đài.

Tín hiệu âm thanh phát ra trong khi giao tiếp, vừa biểu đạt nội dung thông tin và vừa tạo sự biểu cảm cho lời nói

3.2.1 Ngữ điệu Được dùng để phân đoạn lời nói, đồng thời làm lời nói trở nên liền mạch Nó giúp biểu cảm các sắc thái cảm xúc đa dạng:

Cao độ (sự lên hay xuống của giọng nói)

VD: “hướng Vĩnh Tuy”, “phía cầu Thanh Trì”, thường lên giọng để nhấn mạnh sự tắc nghẽn những điểm nóng và xuống giọng khi đưa ra lời khuyên đổi lộ trình (VD:

Cường độ (sự mạnh hay yếu và to hay nhỏ của giọng nói)

Các câu được nói dứt khoát, âm lượng thường to để tạo sự chú ý.

Trường độ (độ dài hay ngắn của các từ ngữ trong lời nói)

Các câu ngắn gọn, rõ ràng, thường là câu đơn, mỗi câu là về một điểm vừa được cập nhật VD: “Mai Hắc Đế giao thông đông, di chuyển khó”.

Tốc độ (sự nhanh hay chậm của lời nói): thường nói chậm để các bác tài cập nhật kịp thời

Nhịp độ (ngắt quãng hay liền mạch của lời nói): hết một câu cập nhật về một địa điểm sẽ ngắt 2-3s để chuyển cập nhật bằng câu mới sang khu vực khác. Âm sắc (chất giọng riêng của các PTV): 1 số phóng viên như là Mạnh Thắng, người có giọng nói rõ ràng, to, dứt khoát, có pha sự hài hước vào câu nói để tạo thoải mái cho thính giả (VD: “Bạn lạc quan như vậy là mừng rồi”)

Từ khẩu ngữ luôn được coi là “đặc sản” của phát thanh, là những từ ngữ rất

“đời” mà lại đơn giản, dễ hiểu

Một số từ được dùng nhiều trên VOVGT:

“Các bạn thính giả thân mến”, “khuyến cáo”, “nên thay đổi”, “quý vị”: Từ ngữ gần gũi, sống động, miêu tả tình hình nóng hổi của giao thông các khu vực để cập nhật nhanh nhất cho người TGGT Đây đều là những lời khuyên dành cho rất thính giả nhẹ nhàng, không ép buộc, mềm dẻo đưa ra các gợi ý thay đổi lộ trình.

“Dạ vâng”, “thưa các bạn”, “rồi ạ”: người tham gia giao thông khi nghe đài

FM 99.1 về VOV Giao thông thì đều cần trên 18 tuổi, nhưng cũng có thể là các thính giả cao tuổi có thể là U60 Vì vậy cách xưng hô này là hợp lí.

Có những câu cảnh báo ngắn gọn nhưng đủ ý: “Xe của bạn đừng để rượu lái”

Những từ đặc trưng của phát thanh nói chung và VOVGT nói riêng: “vừa mới”,

“cách đây ít phút”: thông tin được cập nhật liên tục, chính xác được cung cấp trực tiếp từ hiện trường.

Từ tượng thanh, tượng hình “ùn tắc”, “ngột ngạt”, “tắc nghẽn”…: qua từ ngữ mà thấy được sự tắc nghẽn của giao thông, cũng như một sự cảnh báo để các bác tài có lộ trình thay thế phù hợp.

Khi nói về tình hình giao thông, cần cung cấp thông tin khách quan, trung thực,

PTV của chương trình thể hiện sự khách quan hoá nguồn thông tin qua việc dẫn nguồn đầy đủ (từ các CTV, thính giả, nhân viên tổ chức giao thông…) Các biểu thức ngôn ngữ thể hiện sự khách quan bao gồm:

 “Thông tin giao thông + (Thông tin từ + Ai)”

 “Ai + cho biết + thông tin giao thông"

 “Ai + phản ánh là/thông báo là/báo tin là + thông tin giao thông"

 “Theo như thông tin của + ai + thì + thông tin giao thông”

 “Màn hình camera cho thấy + thông tin giao thông”

Tư liệu ghi nhận tới trên 80% các thông tin giao thông mà các PTV thông báo đều dẫn người cung cấp thông tin cho thấy các PTV luôn ý thức việc khách quan hoá nguồn tin, tuân thủ phương châm giao tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đánh giá hiệu quả chương trình “Giờ cao điểm”

Năm 2009, sau 2 thập kỷ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì tốc độ phát triển ở mức cao, mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho đời sống xã hội Hạ tầng giao thông phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều được mở rộng về quy mô hạ tầng, cũng như dân số Tắc đường xảy ra hằng ngày, đặc biệt nghiêm trọng vào giờ cao điểm và là nỗi khiếp sợ của người tham gia giao thông.

Văn hóa giao thông của một bộ phận người dân rất kém, các phương tiện chen lấn, phạm luật, thiếu nhường nhịn, không tôn trọng lẫn nhau Tỷ lệ người dân sở hữu xe ô tô cá nhân ngày càng cao, nhu cầu đi lại tăng đột biến Bên cạnh những yếu tố tích cực, thì tai nạn và ùn tắc giao thông đã trở thành những vấn đề xã hội nổi bật

Chính vì nguyên nhân đó, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà báo Vũ Minh Tuấn, Nguyên Giám đốc kênh VOV Giao thông đã hiện thực hóa ý tưởng thành lập một kênh phát thanh chuyên biệt về giao thông mà trong đó chương trình Giờ cao điểm được coi là xương sống quan trọng nhất trong hệ thống chương trình phát thanh của kênh, đem đến 1 kênh thông tin chỉ dẫn và cảnh báo tốt nhất, có khả năng tương tác thời gian thực 24/24, cung cấp cho thính giả những thông tin chỉ dẫn chính xác, đa nguồn về tình trạng, sắc thái giao thông một cách kịp thời và hữu ích.

Những chương trình “Giờ cao điểm” đều được tổ chức công phu bởi thông tin của hàng chục phóng viên, cộng tác viên tác nghiệp khắp các cung đường Thủ đô cùng hình ảnh cập nhật liên tục từ gần 200 camera lắp đặt trên các cung đường tuyến phố đã mang đến cho thính giả những thông tin hữu ích, lộ trình giao thông an toàn

Trải qua 10 năm phát sóng, chương trình “Giờ cao điểm” đã tạo được nhiều dấu ấn, chiếm được cảm tình của thính giả, trở thành khung giờ chỉ dẫn và cảnh báo giao thông tốt nhất; truyền tải nhiều tin tức dân sinh, đô thị nhạy bén nhất Đặc biệt, “Giờ cao điểm” không chỉ là thời điểm quảng bá hữu hiệu nhất mà còn là người bạn đồng hành thú vị trên mọi nẻo đường của nhiều thính giả, đồng thời cũng góp phần làm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn các thành phố lớn.

Ngày đăng: 01/08/2023, 10:23

w