SỬ DỤNG NGÔN NGỮ ĐA PHƯƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LẠNG SƠN Phần 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ NGÔN NGỮ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1. Báo mạng điện tử 1.1. Khái niệm Vào những năm cuối của thế kỷ 20, sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của một loại hình báo chí mới – loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet. Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử. Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử” để gọi loại hình báo chí này. Theo đó, báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao. 1.2. Lịch sử ra đời Trên thế giới, tờ báo mạng điện tử đầu tiên được biết đến là tờ Chicago Tribune ra đời tháng 51992. Ở Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, ngày 31121997, tạp chí Quê Hương (Tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao) trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên ở nước ta. Báo mạng điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay cả nước có 46 báo mạng điện tử và tạp chí điện tử; 287 trang tin của các cơ quan báo chí và gần 200 trang thông tin điện tử tổng hợp. Bên cạnh đó còn có hơn 120.000 trang thông tin điện tử đăng ký tên miền “.vn” và hơn 80.000 trang thông tin điện tử tên miền quốc tế đăng ký hoạt động...
Trang 1SỬ DỤNG NGÔN NGỮ ĐA PHƯƠNG TIỆN TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ LẠNG SƠN
Phần 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN
TỬ VÀ NGÔN NGỮ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1 Báo mạng điện tử
1.1 Khái niệm
Vào những năm cuối của thế kỷ 20, sự ra đời và phát triển củaInternet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của một loại hình báochí mới – loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet Cho đến nay,trên thế giới và ở Việt Nam tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối vớiloại hình báo chí này: báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến(Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet(Internet Newspaper) và báo mạng điện tử
Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng thuật ngữ “báo mạngđiện tử” để gọi loại hình báo chí này Theo đó, báo mạng điện tử là mộtloại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web,phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin mộtcách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao
Trang 2Báo mạng điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh chóng Theothống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay cả nước có 46báo mạng điện tử và tạp chí điện tử; 287 trang tin của các cơ quan báochí và gần 200 trang thông tin điện tử tổng hợp Bên cạnh đó còn cóhơn 120.000 trang thông tin điện tử đăng ký tên miền “.vn” và hơn80.000 trang thông tin điện tử tên miền quốc tế đăng ký hoạt động
1.3 Đặc trưng của báo mạng điện tử
- Khả năng đa phương tiện
- Tính tức thời và phi định kỳ
- Tính tương tác
- Khả năng tìm kiếm và lưu trữ thông tin
1.2 Ngôn ngữ báo mạng điện tử
1.2.1 Khái niệm
* Khái niệm ngôn ngữ: Theo Từ điển Tiếng Việt, “Ngôn ngữ là
hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mànhững người trong cùng một cộng đồng dùng để giao tiếp với nhau”
* Khái niệm ngôn ngữ báo chí: Ngôn ngữ báo chí là toàn bộ cáctín hiệu và các quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo sử dụng để chuyểntải thông tin trong tác phẩm báo chí
- Đặc tính cơ bản của ngôn ngữ báo chí:
+ Tính khuôn mẫu (chính xác và hàm súc): để biểu đạt nội dungChính xác: ngôn ngữ phải phản ánh đúng bản chất của sự vậttrong từng thời khắc, trong từng bối cảnh nhất định Dù dùng ngôn ngữnào (văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh ) thì tác phẩmbáo chí được tạo ra vẫn phải là một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu cho
Trang 3Hàm súc: Trong một tác phẩm báo chí, thông tin phải được dồnnén tối đa trong một đơn vị ngôn ngữ hạn hẹp để đáp ứng nhu cầuthông tin của công chúng Vì vậy các nhà báo thường chọn lọc những
từ ngữ thật “đắt”, thật trúng để gói thông tin sao cho gọn nhẹ, vừa dễhiểu, vừa thực hiện được chức năng “giao tiếp lý trí” một cách caonhất
+ Tính biểu cảm: Dùng ngôn ngữ để biểu đạt những trạng tháitình cảm của con người (trạng thái tâm lý, quan điểm chính trị, quanđiểm thẩm mỹ ) Ngôn ngữ biểu cảm có thể là ngôn ngữ hình ảnh, âmthanh, ngôn ngữ đời thường, khẩu ngữ, phương ngữ, các biện pháp tutừ
Như vậy có thể hiểu: Ngôn ngữ báo mạng điện tử là toàn bộ cáctín hiệu và các quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo sử dụng để chuyểntải thông tin trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử
1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử
Như đã đề cập ở trên, ngôn ngữ báo chí từ lâu đã được đưa thànhmột văn phong riêng trong tiếng Việt với những đặc trưng riêng: tínhkhuôn mẫu (chính xác và hàm súc) và tính biểu cảm
Ngôn ngữ báo mạng điện tử đương nhiên phải mang trong mìnhđầy đủ những tính chất của ngôn ngữa báo chí nói chung, song bêncạnh đó, ngôn ngữ báo mạng điện tử cũng có một số nét đặc trưngriêng biệt:
* Thứ nhất, ngôn ngữ báo mạng điện tử là ngôn ngữ đa phương tiện.
Theo cuốn Báo mạng điện tử: Đặc trưng và phương pháp sángtạo (NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật) của tác giả Nguyễn Trí Nhiệm,Nguyễn Thị Trường Giang, đa phương tiện trên báo mạng điện tử là sự
Trang 4kết hợp nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thựchiện và tạo nên một sản phẩm báo chí Một sản phẩm báo chí được coi
là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phươngtiện truyền tải thông tin sau: văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image),hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video
và các chương trình tương tác (interactive programs)
Như vậy, với báo mạng điện tử, chữ viết, hình ảnh (động vàtĩnh), âm thanh, tiếng động đều có thể chuyển hóa thành ngôn ngữthông tin, đóng góp nhất định làm cho thông tin trở nên trọn vẹn với sựphong phú, sinh động, đạt hiệu quả cao Trên một tác phẩm báo mạngđiện tử, công chúng có thể tiếp nhận thông tin bằng cả ba cách: đọc,nghe và xem Điều này thể hiện sự vượt trội của báo mạng điện tử sovới các loại hình báo chí khác (báo in, phát thanh, truyền hình)
Ngôn ngữ đa phương tiện của báo mạng điện tử tạo ra hiệu quảvượt bậc, khiến công chúng vừa thu nhận được lượng thông tin phongphú, hấp dẫn vừa cảm thấy hài lòng khi được quyền chủ động tiếp nhậntheo cách của riêng mình
* Thứ hai, ngôn ngữ báo mạng điện tử đặc biệt ngắn gọn dễ hiểu.
Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu là tính chất của ngôn ngữ báo chí nóichung song đối với báo mạng điện tử thì đây là yêu cầu bức thiết bởiđiều đó phù hợp với tính nóng hổi, được cập nhật từng giờ, từng phútcủa thông tin Bên cạnh đó, công chúng báo mạng điện tử thường có xuhướng đọc lướt, vì họ muốn nắm bắt nhanh, nhiều thông tin trong mộtkhoảng thời gian ngắn nhất
* Thứ ba, ngôn ngữ báo mạng điện tử thể hiện tính thời sự cao
Trang 5Thời gian trên báo mạng điện tử hồm cả giờ, phút và giây cậpnhật thông tin Điều này nhằm khẳng định khoảng cách giữa thời điểmxảy ra sự việc và thời điểm đưa thông tin là ngắn nhất Do vậy, trênbáo mạng điện tử thường sử dụng các cụm từ như: “hôm nay”, “sángnay”, “chiều nay” để giúp công chúng cảm nhận rõ nét độ “nónghổi” của thông tin.
* Thứ tư, các thành tố trong ngôn ngữ báo mạng điện tử được trình bày linh hoạt, phục vụ cho liên kết đa chiều.
Trên báo mạng điện tử, thông thường lúc đàu chỉ nhìn thấy hoặctít đứng một mình, hoặc tít đi kèm mào đầu, nếu muốn đọc toàn bộ tácphẩm, công chúng phải kích vào đường dẫn đến thân bài nằm ở chỗkhác Cũng trên trang báo mạng điện tử, công chúng thường xuyên bắtgặp những chứ như “trở về”, “xem tiếp”, “chi tiết” hay những ký hiệuchỉ dẫn khác có thể đưa công chúng vào kho lưu trữ thông tin cho tờbáo Vì vậy, tít, mào đầu, thân bài được trình bày riêng rẽ, ở nhiều hìnhthức nhằm gây ấn tượng với công chúng, ví dụ cỡ chữ, kiểu chữ, địnhdạng chữ, màu chữ thay đổi linh hoạt
* Thứ năm, ngôn ngữ báo mạng điện tử thể hiện tính hội nhập cao.
Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi vị trí địa lý của các quốcgia, công chúng trên toàn thế giới có thể cùng lúc tiếp nhận các thôngtin do báo mạng điện tử cung cấp Vì vậy, ngôn ngữ báo mạng điện tử
có tính quốc tế cao, thể hiện rõ sự giao lưu, hội nhập của các quốc giatrong xu hướng toàn cầu hóa
Tính hội nhập của ngôn ngữ báo mạng điện tử thể hiện trước hết
ở các viết tên riêng nước ngoài Tên nước ngoài chủ yếu được viếtdưới hình thức giữ nguyên dạng (với các ngôn ngữ sử dụng chữ cái
Trang 6Latinh) hoặc chuyển tự (phiên qua chữ Latinh với các ngôn ngữ không
sử dụng bảng chữ cái Latinh)
Tính hội nhập của ngôn ngữ báo mạng điện tử còn thể hiện ở cácdùng từ danh xưng Trên báo mạng điện tử không dùng các danh xưngphản ánh đặc thù đời sống chính trị - xã hội của riêng một quốc giahoặc nhóm quốc gia có chế độ chính trị - xã hội giống nhau Ví dụ:thay vì gọi “đồng chí Nguyễn Văn A, Ủy viên Trung ương Đảng, Bíthư Tỉnh ủy tỉnh B” thì sử dụng “ông Nguyễn Văn A, Ủy viên Trungương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh B” hoặc “Tiến sỹ Nguyễn Văn A, Ủyviên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh B”
Trang 7Phần 2 SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN BÁO ĐIỆN
TỬ LẠNG SƠN2.1 Khái quát về Báo điện tử Lạng Sơn
2.1.1 Sự ra đời và phát triển
Báo điện tử Lạng Sơn – baolangson.vn bắt đầu đi vào hoạt động
từ 1/6/2008 với hình thức trang tin điện tử, là một trong hai ấn phẩmcủa Báo Lạng Sơn (gồm báo in và báo mạng điện tử), cơ quan chủquản là Tỉnh ủy Lạng Sơn Từ khi đi vào hoạt động đến nay, báo đãthay đổi giao diện 2 lần và chuyển từ tên gọi trang tin điện tử Báo LạngSơn sang tên gọi Báo điện tử Lạng Sơn theo Giấy phép xuất bản số 26/GP-TTĐT do bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/02/2011
Hiện nay, mỗi ngày Báo điện tử Lạng Sơn đăng tải từ 55 đến 60tin bài (bao gồm cả tin, bài do phóng viên của Báo sản xuất và tin, bàikhai thác từ các nguồn báo điện tử khác); mỗi tuần đăng tải từ 1 – 2video clip Lượng truy cập trung bình 1 triệu lượt/năm
2.1.2 Quy trình sản xuất tác phẩm báo chí trên Báo điện tử Lạng Sơn
Cũng giống như nhiều phiên bản điện tử của các báo in khác,trang tin điện tử Báo Lạng Sơn trước đây và Báo điện tử Lạng Sơnhiện nay thực chất vẫn chỉ là “phiên bản online” của báo in Hầu hếtcác tác phẩm báo chí đăng tải trên Báo điện tử Lạng Sơn đều “lấy” từbáo in sang, thời gian đăng tải có thể trước, hoặc sau khi đã đăng tảitrên báo in
Phòng Điện tử trực thuộc Tòa soạn Báo Lạng Sơn được giaonhiệm vụ sản xuất tin, bài cho báo điện tử Tuy nhiên, thực chất phòngnày cũng hoạt động như các phòng phóng viên khác, điểm khác biệt
Trang 8duy nhất là bên cạnh đội ngũ phóng viên của phòng, phòng có kỹ thuậtviên phụ trách việc “up” tin, bài, dựng video clip
Trong đó, riêng Phòng Điện tử hiện có 6 người gồm: 1 phótrưởng phòng, 2 phóng viên, 3 kỹ thuật viên Trình độ: 5/6 người cótrình độ đại học (2 báo chí (tại chức), 3 công nghệ thông tin); 1/6 người(phóng viên) trình độ cao đẳng (phát thanh - truyền hình)
* Quy trình sản xuất
Hằng tuần, các phóng viên căn cứ vào định hướng tuyên truyền
và quá trình tác nghiệp thực tế đăng ký đề tài với phòng, sau đó, phòngtổng hợp và đăng ký với Phòng Thư ký tòa soạn để tổng hợp, trình BanBiên tập và ban hành lịch xuất bản Các tin, bài thời sự thì không cầnđăng ký
Đối với báo điện tử không có lịch xuất bản riêng mà thực hiệntheo báo in, nghĩa là ngoài tin, bài khai thác từ các báo điện tử khác vàđăng tải lại thì hầu hết tin, bài của phóng viên đăng tải trên Báo điện tửLạng Sơn đều lấy nguồn từ báo in (có thể đăng tải trước hoặc sau sovới báo in) Như vậy, tất cả các phóng viên trong tòa soạn đều làm chobáo điện tử
Trang 9Quy trình sản xuất tin, bài trên Báo điện tử Lạng Sơn có thể hìnhdung như sau:
+ Đối với các tin, bài thông thường:
1) Phóng viên viết tin, bài
2) Lãnh đạo các phòng phóng viên biên tập bước một, nếu cảmthấy nội dung phù hợp thì sẽ đề xuất in 2 bản: 1 bản nộp choPhòng điện tử để đăng tải trên Báo điện tử Lạng Sơn; 1 bảnnộp cho Phòng Thư ký tòa soạn để đăng báo in
3) Phòng Điện tử sau khi tiếp nhận tin, bài từ các phòng phóngviên nếu thấy phù hợp đăng điện tử thì lãnh đạo phòng Điện
tử biên tập sơ qua và đề xuất với Ban Biên tập phê duyệtđăng báo điện tử
4) Ban Biên tập (Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập) phêduyệt tin, bài đăng tải và chuyển về cho Phòng Điện tử để kỹthuật viên chỉnh sửa, “up” lên báo điện tử
+ Đối với clip:
1) Phóng viên Phòng Điện tử thực hiện clip
2) Lãnh đạo Phòng Điện tử biên tập clip
3) Ban Biên tập phê duyệt và chuyển về cho Phòng Điện tử để
kỹ thuật viên chỉnh sửa, “up” lên báo điện tử
2.2 Việc sử dụng ngôn ngữ trên Báo điện tử Lạng Sơn hiện nay
Việc sử dụng ngôn ngữ trên Báo điện tử Lạng Sơn đã và đang cốgắng hướng đến những chuẩn mực chung của ngôn ngữ báo chí nóichung (tính khuôn mẫu và tính biểu cảm) và những đặc trưng riêng củangôn ngữ báo mạng điện tử như đã trình bày ở trên bao gồm: ngôn ngữ
Trang 10đa phương tiện; ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; thể hiện tình thời
sự cao nhất; các thành tố được trình bày linh hoạt, phục vụ cho liên kết
đa chiều và thể hiện tính hội nhập cao
Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trước, Báo điện tử Lạng Sơnthực chất là phiên bản “online” của báo in nên thực tế, việc sử dụngngôn ngữ còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thể hiện được “dáng dấp” củamột tờ báo mạng điện tử đúng nghĩa
Để làm rõ hơn vấn đề này, học viên sẽ phân tích việc sử dụngngôn ngữ trên Báo điện tử Lạng Sơn dựa trên những đặc trưng củangôn ngữ báo mạng điện tử và đặt nó trong sự so sánh với một tờ báo
điện tử khác: Báo Hà Nội mới điện tử hanoimoi.com.vn - ấn phẩm của
Báo Hà Nội mới (cũng nằm trong hệ thống báo Đảng địa phương nhưBáo Lạng Sơn)
* Về tính đa phương tiện
- Báo điện tử Lạng Sơn hiện sử dụng ngôn ngữ văn tự và phi văntự; tuy nhiên tính “đa phương tiện” của nó chưa cao Hiện trên Báođiện tử Lạng Sơn, thông tin chủ yếu được thể hiện bằng văn bản vàhình ảnh tĩnh; ít video clip; chưa tích hợp được phát thanh, đồ họa,hình ảnh động (hoạt hình); chương trình tương tác còn nghèo nàn (chỉduy nhất có mục “gửi phản hồi” cuối mỗi tin, bài song từ khi đi vàohoạt động đến nay chưa có phản hồi nào) Ngay cả video clip, mặc dù
có nhưng nó tồn tại dưới hình thức: “điểm tin thời sự nổi bật trongtuần” hoặc một clip đơn lẻ (giống như tin truyền hình) về một sự kiệnnào đó (đa số là các cuộc hội nghị, họp hành của lãnh đạo tỉnh) chứchưa có video clip tích hợp vào tin, bài để làm tăng tính hấp dẫn,phong phú cho tác phẩm báo chí
Trang 11Tính đa phương tiện chưa cao khiến cho công chúng Báo điện tửLạng Sơn chủ yếu vẫn chỉ tiếp nhận thông tin bằng cách đọc và khiếncho tờ báo chưa tạo được sức hấp dẫn
Trong khi đó, cũng là báo mạng điện tử của một tòa soạn báođảng địa phương; Báo Hà nội mới điện tử sử dụng ngôn ngữ đaphương tiện khá hiệu quả Trên báo Hà nội mới điện tử hiện nay, thôngtin được thể hiện bằng cả văn bản, hình ảnh tĩnh, video clip, phátthanh, đồ họa Bên cạnh những tin, bài thông thường, Báo Hà Nộimới điện tử có “bản tin phát thanh”, “truyền hình Internet” Ngoài ra,nhiều trường hợp trong tin, bài có tích hợp cả văn bản, clip, hình ảnhtĩnh, đồ họa giúp cho công chúng vừa có thể đọc, nghe và xem
Trang 12Giao diện Báo Điện tử Lạng Sơn
Trang 13Giao diện Báo Hà Nội mới điện tử
Trang 14Video Clip trên Báo Điện tử Lạng Sơn khá đơn điệu
Trang 15Danh mục tin phát thanh trên Báo Hà Nội mới điện tử
Danh mục video và Góc ảnh trên Báo Hà Nội mới điện tử
Trang 16Tin về siêu bão Koppu trên Báo Điện tử Lạng Sơn thể hiện dưới
dạng văn bản và hình ảnh
Trang 18Tin về siêu bão Koppu tích hợp đa phương tiện trên Báo Hà Nội
mới điện tử
Trang 19* Về tính đặc biệt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
Cho đến nay, Báo Lạng Sơn chưa có phóng viên chuyên làm chobáo điện tử mà tất cả các phóng viên của tòa soạn đều tác nghiệp, viếttin, bài theo kiểu viết cho báo in, sau đó tòa soạn sẽ chọn lựa để đăngtải trên Báo điện tử
Chính vì vậy, nhiều tin, bài trên Báo điện tử Lạng Sơn ngôn ngữcòn dài dòng, nhiều câu, từ thừa, không cần thiết Có thể dẫn ra một số
tin, bài như: Giải phóng mặt bằng Công viên bờ sông Kỳ Cùng: Đảm bảo lợi ích, tạo sự đồng thuận (9/10/2015); Bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ: Cần biện pháp mạnh để ngừa tai nạn (12/10/2015) dài dòng từ tít, sa pô đến nội dung bài.
* Về tính thời sự
Việc sử dụng ngôn ngữ trên Báo điện tử Lạng Sơn hiện nay chưathể hiện được tính thời sự cao nhất của báo mạng điện tử so với cácloại hình báo chí khác Điều này thể hiện ở chỗ các tin, bài trên báođều sử dụng ngày/tháng/năm cụ thể thay vì sử dụng các cụm từ như
“hôm nay”, “sáng nay” Chẳng hạn Báo điện tử Lạng Sơn thườngdùng: “Ngày 17/10/2015”, “Sáng 17/10/2015” mà không dùng “hômnay”, “sáng nay” để tăng tính “nóng hổi” của thông tin
Trong khi đó, Báo Hà Nội mới điện tử lại thường xuyên sử dụng
“hôm nay”, “sáng nay”, “chiều nay” đối với tin, bài do phóng viêncủa tòa soạn sản xuất và cả tin, bài sưu tầm, dịch từ các nguồn khác