phát triển du lịch ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

70 2K 9
phát triển du lịch ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội. Du lịch (DL) được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Do đó, có nhiều quốc gia đã coi phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng để phát triển đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Với những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đang đầu tư phát triển; Phú Lộc sẽ có điều kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tương xứng với vùng kinh tế động lực, bộ mặt phía Nam của Thừa Thiên Huế. Những năm qua, ngành DL đã có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế của huyện PL. Ngành DL tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp khách sạn, nhà hàng, gắn với tổ chức hoạt động lễ hội, Lăng Cô - huyền thoại biển, Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới, tạo ra những sản phẩm du lịch mới có chất lượng. Bên cạnh đó, ngành DL PL đóng góp tích cực trong việc tạo ra việc làm và giảm nghèo trên địa bàn. Sự đầu tư cho du lịch đã thực sự góp phần làm cho bộ mặt đô thị TTH ngày càng khang trang. Phú Lộc là huyện nằm phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng. Dân cư sống tập trung dọc theo tuyến quốc lộ 1A, đường sắt và vùng ven biển đầm phá. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên gần 73.000ha, trong đó đất rừng có hơn 34.000 ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai - Lăng Cô hơn 12.000ha. Có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà (đảo Ngọc). Với vị trí địa lý khá đặc biệt, Phú Lộc là nơi hội tụ của nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực. Tuy vậy, những khó khăn trước mắt cũng rất lớn: sức hấp dẫn du lịch của huyện PL chưa được quảng bá, xúc tiến phù hợp, số lượng điểm đến nhiều nhưng chất lượng điểm đến chưa được đầu tư cao; sản phẩm du lịch - dịch vụ còn thấp SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc Chính vì thế, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội - Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm đến du lich đầy hấp dẫn. Có thể nói, từ khi Chính phủ đồng ý xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, vùng động lực kinh tế phía nam này đã có bước phát triển nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh xây dựng, như đường sá, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao. Tất cả những điều đó đặt ra một vấn đề bức thiết là phải tìm ra những giải pháp để đưa du lịch Phú Lộc phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, biến DL thành động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng hợp tác với bạn bè gần xa, bảo vệ môi trường thiên nhiên kỳ thú, nếp sống chân thật cởi mở… làm cơ sở cho việc phát triển DL của địa phương trong thời đại mới. Vì lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển du lịch huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu Do DL có tầm quan trọng trong nền kinh tế nên đã có rất nhiều ngành, địa phương và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Hiện đã có một số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này, trong đó có một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận văn như sau:  Huỳnh Thị Anh Đào (2005), Đánh giá tác động kinh tế của Festival Thừa Thiên Huế 2004 đối với khách sạn nhà hàng tại thành phố Huế, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc  Trần Tư Lực (2005), Những giải pháp cơ bản phát triển ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.  Trương Thị Minh Thảo (2005), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà nẵng, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.  Nguyễn Thanh Hiền (2006), Du lịch nội địa - tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thừa Thiên Huế, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.  Đặng Ngọc Hiệp (2008), Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch thành phố Huế, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.  Trần Hoài Anh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Tuy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch, song nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện dưới góc độ đánh giá tình hình phát triển của DL đến phát triển kinh tế trên địa bàn thì gần như là chưa có công trình nào. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này 3.1. Mục tiêu Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình phát triển du lịch của huyện Phú lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển ngành DL thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ  Làm rõ cơ sở lý luận về DL và phát triển DL phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.  Phân tích thực trạng phát triển DL, vai trò của DL đối với phát triển kinh tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển DL nhằm thúc đẩy phát triển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng, lợi thế so sánh; thực trạng và triển vọng phát triển du lịch Phú Lộc.  Không gian: Địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Thời gian: Giai đoạn năm 2010 đến năm 2013 và đưa ra giải pháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử đề tài còn sử dụng phương pháp của khoa học kinh tế:  Phương pháp thu thập thông tin: SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc + Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các văn bản, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện PL, niêm giám thống kê huyện PL năm 2012,…; từ các nguồn tài liệu khác như: Internet, các đề tài khoa học liên quan đến DL, sách, báo, + Số liệu sơ cấp: Trên cơ sở danh sách các đơn vị Lữ hành - Lưu trú - Nhà hàng trên địa bàn huyện PL, tác giả chọn ra ngẫu nhiên 55 đơn vị để làm phiếu khảo sát, phỏng vấn bằng công cụ bảng hỏi tại địa bàn huyện PL. Cụ thể là trong 55 phiếu khảo sát, có 40 phiếu được khảo sát tại thị trấn Lăng Cô, 5 phiếu khảo sát tại thị trấn Phú Lộc, 10 phiếu khảo sát tại xã Lộc Vĩnh. Trong đó, có 50 phiếu được khảo sát tại các resort, khách sạn, nhà nghỉ; 5 phiếu tại các nhà hàng trên địa bàn.  Phương pháp phân tích thống kê: Khi đã thu thập được số liệu sơ cấp tác giả phân chia thành các nhóm, chọn ra những vấn đề liên quan với nhau sau đó tính số liệu, tỷ lệ phần trăm, lập bảng, vẽ biểu đồ. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịchphát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm phát triển kinh tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCHPHÁT TRIỂN DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Du lịchphát triển du lịch 1.1.1. Du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch là hoạt động của con người, đã hình thành từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Thủa xa xưa khi điều kiện kinh tế kỹ thuật còn trình độ thấp kém và lạc hậu cũng đã xuất hiện nhiều chuyển giao du dưới nhiều hình thức khác nhau của một số người trong xã hội. Với thực tế đó DL mang tính tự nhiên, vì nó đáp ứng được nhu cầu của con người. Xã hội loài người càng phát triển, nhu cầu tự nhiên của con người cũng tăng. Trước thế kỷ XIX DL chỉ là hiện tượng đơn lẽ của một số ít người thuộc tầng lớp giàu có, và người ta xem DL là một hiện tượng nhân văn. Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, khi dòng người đi DL ngày càng tăng thì việc giải quyết nhu cầu về nơi ăn, chốn ở, đi lại… cho du khách đã trở thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc Du lịch không chỉ là hiện tượng nhân văn mà còn là một hoạt động kinh tế. Vì vậy người ta cho rằng, du lịch là toàn bộ những hoạt động công việc phối hợp kết hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Giáo sư Edmod Pieasa cho rằng: “ Du lịch là tập hợp các tổ chức và các chức năng của nó, không chỉ về phương diện khách vãng lai mà cái chính là phương diện về giá trị mà khách du lịch mang lại”.[14,10] Với một cách tiếp cận mang tính du lịch bền vững thì “Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tuơng tác của bốn nhóm: Du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên”.[3,17] Theo luật DL Việt Nam, thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời giai nhất định”.[4] Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động DL vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. 1.1.1.2. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. [9,32] Dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch bao gồm dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn, hàng hóa tiêu dùng, đồ lưu niệm và những dịch vụ, hàng hóa khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các loại sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng; du lịch nghỉ dưỡng (vùng biển, núi); du lịch sinh thái (vườn quốc gia, sông suối, làng quê), du lịch mạo hiểm, khám phá; du ngoạn trên sông - hồ - ven biển; du lịch tham quan các di tích cách mạng, lịch sử; du lịch tắm biển; du lịch tín ngưỡng; du lịch hội nghị; du lịch thể thao; du lịch văn hóa (âm nhạc, nghệ thuật, lễ hội, phong tục tập quán, các khu lưu niệm, di tích lịch sử cách mạng…). Như vậy sản phẩm du lịch là một tổng thể các dịch vụ tạo thành, các dịch vụ này đứng riêng không thể gọi là sản phẩm du lịch, khi chúng kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách. 1.1.1.3. Khách du lịch SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc Khái niệm thông dụng thường được dùng: Khách du lịch là người đi ra khỏi nơi cư trú để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa bệnh,…trong một thời gian nhất định, có thể một hoặc nhiều ngày có chi tiêu chứ không vì lý do nghề nghiệp và kiếm sống nơi đến. Theo khoản 2 điều 4 Luật du lịch “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập nơi đến” [4,20]. Khách du lịch được phân chia thành hai nhóm cơ bản sau:  Khách du lịch quốc tế: Năm 1989, trong Bản tuyên bố Lahaye về du lịch của Hội nghị Liên minh Quốc hội về du lịch được tổ chức Lahaye - Hà Lan, khách du lịch quốc tế được định nghĩa như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm một hoặc một số nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên; mục đích của chuyến đi tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi không quá thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn; không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay yêu cầu của nước sở tại; sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác” [10, 13-14]. Theo quy định của Tổng cục du lịch Việt Nam: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh… trên lãnh thổ Việt Nam” [5,13 - 14].  Khách du lịch nội địa: Với nội dung này, thường được xác định không giống nhau đối với các nước khác nhau. Mỹ: “Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi thường xuyên của họ ít nhất 50 dặm với những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng ngày” [10]. Pháp: “Du khách nội địa là những người rời khỏi cư trú của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích sau: giải trí (nghỉ hè, nghỉ phép, nghỉ cuối tuần); sức khỏe (chữa bệnh, phục hồi sức khỏe bằng nước khoán, nước biển,…); công tác và hội họp dưới mọi hình thức (Hội nghị, Hội thảo, hành hương, thể thao, công vụ,…)” [10]. SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc Canada: “Khách du lịch là những người đi đến một nơi xa 25 dặm và có nghỉ lại đêm hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm” [10]. Việt Nam: “Khách du lịch trong nước là công dân Việt Nam, người nước ngoài định cư Việt Nam rời khỏi nơi của mình không quá 12 tháng đi tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh, trên lãnh thổ Việt Nam” [12, 9]. 1.1.1.4. Tài nguyên du lịch Tài nguyên DL là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Có thể hiểu đơn giản tài nguyên DL đề cập tới các loại tài nguyên có tiềm năng, giá trị khai thác DL. Đó chính là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu DL, điểm DL. Có hai loại tài nguyên DL:  Tài nguyên DL thiên nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích DL.  Tài nguyên DL nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng mục đích DL. 1.1.1.5. Các loại hình du lịch Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình DL được định nghĩa như sau: “Loại hình DL được hiểu là tập hợp các sản phẩm DL có đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ DL tương tự, hoặc được bán cho cùng một khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó”[13, 31]. Việc phân loại các loại hình du lịch là cần thiết nhằm làm tốt hơn công tác tiếp thị và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật DL. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, việc phân loại hoạt động DL thành các loại hình DL khác nhau [15, 6-8]. SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc  Phân loại theo quốc tịch của khách: DL có thể chia ra: DL nội địa và DL quốc tế. Trong DL quốc tế, người ta lại phân thành hai nhóm: DL quốc tế chủ động và DL quốc tế thụ động. Du lịch quốc tế: là hình thức DL mà đó, điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Du lịch nội địa: là hình thức đi DL mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm lãnh thổ của một quốc gia.  Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động DL: Theo tiêu thức này DL được phân thành những loại hình sau: Du lịch chữa bệnh: loại hình này, khách đi DL do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Có những hình thức chữa bệnh như sau: chữa bệnh bằng khí hậu, chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng bùn, chữa bệnh bằng hoa quả… Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: đây là loại hình DL có tác dụng giải trí và giải thoát con người ra khỏi công việc hằng ngày. Du lịch thể thao Du lịch thể thao chủ động: Khách đi DL để tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao. Du lịch thể thao chủ động bao gồm: DL leo núi, DL săn bắn, DL câu cá. Du lịch thể thao thụ động: Những cuộc hành trình đi DL để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thể vận hội Olympic… Du lịch văn hóa Mục đích chính nhằm nâng cao hiểu biết của cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập quán của đất nước DL. Du lịch công vụ Mục đích chính của loại hình DL này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó, ví dụ như các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ… Du lịch tôn giáo: Là loại hình DL nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo những đạo, giáo khác nhau.  Căn cứ vào đối tượng khách DL Theo tiêu thức này, DL được phân thành: Du lịch gia đình, du lịch phụ nữ, DL dành cho người cao tuổi, DL thanh thiếu niên.  Phân loại theo đặc điểm của các cơ sở lưu trú: DL có thể được chia ra các loại sau: DL khách sạn (Hotel), DL khách sạn ven đường (Motel), DL cắm trại (Camping) và DL nhà trọ.  Phân loại dựa vào thời gian đi du lịch: DL có thể được chia ra các loại: DL dài ngày (thường là một vài tuần) và DL ngắn ngày (dưới hai tuần). SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc  Phân loại dựa vào phương tiện giao thông của khách: DL có thể chia ra: DL bằng xe đạp, DL bằng xe máy, DL bằng mô-tô, DL bằng tàu thủy, DL bằng ô-tô, DL bằng máy bay,…  Phân loại theo cách tổ chức chuyến đi cho du khách: DL có thể được chia ra các loại sau: DL theo đoàn và DL cá nhân. Du lịch theo đoàn: loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ đến thăm, nơi lưu trú và ăn uống. Du lịch cá nhân: Bao gồm DL cá nhân có thông qua tổ chức DL và DL cá nhân không thông qua tổ chức DL (đi tự do). 1.1.2. Phát triển du lịch và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch 1.1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch Phát triển, được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,… ; đây là xu thế tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội loài người nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng cách phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Để phản ánh đúng thật chất và khách quan về phát triển, ngoài các chỉ tiêu về kinh tế GNP (Gross National Product), GDP (Gross Domestic Product), thu nhập bình quân đầu người cần phải bổ sung các chỉ số khác như HDI ( Human Development Index), HFI (Human Freedom Index) [11]. Phát triển du lịch, là việc đầu tư các yếu tố vật chất và con người để khai thác loại hình du lịch dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, thông qua đó để tạo sức hút đối với khách DL bản địa và khách DL từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy ngành DL nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển, bảo tồn nguyên vẹn các tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử [16]. 1.1.2.2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch Để hình thành và phát triển ngành du lịch, cần có sự tham gia của nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội. Có thể nêu những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ngành du lịch:  Dân cư và lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, trong đó dân cư đóng góp một phần không nhỏ với chính quyền, ban ngành, doanh nghiệp du lịch cho hoạt động kinh doanh du lịch vùng được phát triển. Cùng với hoạt động SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Như thế, dân cư là một trong những nguồn lực phục vụ cho kinh doanh du lịch, đồng thời cũng là một tiềm năng khách hàng của ngành du lịch.  Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Nền sản xuất xã hội phát triển càng cao phát sinh ra nhiều nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và du lịch. Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông… có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch. Hoạt động của các ngành liên quan này tạo lập nên cơ sở hạ tầng vững chắc, thiết lập các mạng lưới giao thông, truyền thông thuận lợi… càng làm tăng độ an toàn cho du khách và tăng độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch.  Các nhân tố chính trị: là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có tác dụng tốt trở lại đến vấn đề hòa bình giữa các dân tộc.  Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy, nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình cơ sở vật chất phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch (như điện, nước, môi trường, thương nghiệp dịch vụ…). Thành phần chủ yếu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; Mạng lưới thương nghiệp; Cơ sở thể dục thể thao, thông tin văn hóa, Y tế…; trong đó, các khách sạn du lịch lớn có đầy đủ loại hình dịch vụ du lịch là trung tâm đánh giá chất lượng của toàn bộ hoạt động kinh doanh du lịch. 1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế Ngành DL được các nước trên thế giới coi là ngành công nghiệp không khói, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác, là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp tăng trưởng cao, là nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội. 1.1.3.1. Đóng góp vào GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 10 [...]... động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành DL SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 19 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Võ Thị Thu Ngọc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tổng quan về huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Nằm cuối phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Lộc có vị trí địa... thúc đẩy phát triển cho các ngành nghề khác Trước mắt, cùng với khai thác du lịch biển Thuận An, Phú Vang tiếp tục đưa vào khai thác thêm những bãi biển đẹp như Vinh An, Vinh Xuân để thu hút khách du lịch 1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Có thể thấy rằng, để phát triển DL và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động DL huyện Phú Lộc... điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Đây chính là thế mạnh để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn 2.1.2 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Tốc độ phát triển kinh tế Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân huyện Phú Lộc, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. .. Võ Thị Thu Ngọc Bản đồ 2.1: Du lịch huyện Phú Lộc B: 21 Đội cung, Huế City, TT huế G: Đà Nẵng C: TT Lăng Cô, Phú Lộc, TT Huế E: TT Phú Lộc, TT Huế 2.1.1.2 Địa hình Toàn huyện Phú Lộc chia làm 16 xã: Lộc An, Lộc Bình, Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa, Lộc Sơn, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì, Lộc Vĩnh, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Xuân Lộc, và hai thị trấn: Phú Lộc, Lăng Cô có chiều dài... mạnh đầu tư phát triển dịch vụ giao thông vận tải, viễn thông, ngân hàng; hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các cơ sở kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp, các trung tâm phân phối hàng hóa có quy mô lớn trên địa bàn Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên vùng đầm phá ven biển, du lịch gắn với di tích lịch sử, du lịch tâm linh… 1.2.3.2 Phú Vang SVTH:... xuân Cảng Chân Mây đón 5 tàu du lịch có gần 5.020 khách du lịch quốc tế cập cảng Chân Mây, đến thăm cố đô Huế, Đà Nẵng và thành phố Hội An và nhiều đoàn khách du lịch theo tour đã dừng chân nghĩ dương, thăm quan và mua quà lưu niệm tại các điểm du lịch tại thị trấn Lăng Cô Các điểm du lịch phục vụ khách du lịch văn minh, lịch sự không tăng giá dịch vụ, báo hiệu mùa du lịch sôi động 2014.[7]  Mạng... năng và lợi thế so sánh để phát triển du lịch huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật Các tài nguyên DL tự nhiên nổi bật của huyện PL bao gồm:  Tài nguyên DL biển Vịnh biển Lăng Cô: Đây là vịnh biển thứ ba của Việt Nam, sau Hạ Long và Nha Trang có tên trong danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới với chiều dài 10km, rộng 40-50m, cách Huế 68km và cách Đã Nẵng... đào tạo phù hợp quy hoạch phát triển ngành 1.2.3 Kinh nghiệm một số huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế 1.2.3.1 Hương Trà SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT 16 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Võ Thị Thu Ngọc Là huyện nằm liền kề thành phố Huế, trên trục giao thông xuyên Á, tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đồng thời nằm trên trục phát triển đô thị chủ đạo của tỉnh, cụm du lịch trọng điểm Huế và vùng phụ cận, nên... đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn Huyện đã kêu gọi và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các loại hình kinh doanh du lịch Đặc biệt, chú trọng phát triển các ngành và lĩnh vực dịch vụ phụ trợ phục vụ du lịch, chú trọng xúc, tiến quảng bá du lịch (XT, QBDL); gắn công tác XT, QBDL với xúc tiến đầu tư thương mại Triển. .. hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ Hình thành một số khu du lịch có thương hiệu Theo định hướng phát triển dịch vụ 2011-2015, huyện thúc đẩy chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Trong đó, tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có lợi thế, phấn đấu đưa Hương Trà thành trung tâm dịch vụ phía Bắc của tỉnh Phát triển thương mại . Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm phát triển kinh tế ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU. tình hình phát triển du lịch của huyện Phú lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển ngành DL thúc đẩy phát triển kinh tế ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2 mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế ở huyện Phú Lộc,

Ngày đăng: 04/06/2014, 19:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan