1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

108 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Bao hàm cả sự biển đổitích cực của cơ cấu kinh tế tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác cáctiềm năng của biển của nguồn lực trong và ngoài nước để không chỉ phục vụ cho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Minh Phương TS Nguyễn Hồ Minh Trang

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt từ nhiều phía.

Với tình cảm chân thành cho phép tôi xin nói lời cảm ơn sâu sắc đến:

Lãnh đạo nhà trường ĐHKT Huế, Khoa Kinh tế chính trị cùng quý thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS Nguyễn Hồ Minh Trang, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Xin cám ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ

ở Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, thu thập số liệu Cám ơn các hộ gia đình đã cung cấp cho tôi số liệu thực tế và những thông tin cần thiết.

Tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên nội dung đề tài không thể tránh những thiếu sót, kính mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm

2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

Sinh vieân Nguyeãn Minh Phöông

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Tình hình nghiên cứu 2

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4.Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

4.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4

5.Phương pháp nghiên cứu 4

6.Những đóng góp của đề tài 5

7.Kết cấu của đề tài 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 6

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 6

1.1.1 Khái niệm kinh tế biển và phát triển kinh tế biển 6

1.1.2 Các ngành, nghề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển 7

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển 9

1.1.3.1 Vị trí địa lý 9

1.1.3.2 Tài nguyên thiên nhiên 9

1.1.3.3 Nguồn nhân lực 10

1.1.3.4 Nguồn vốn 10

1.1.3.5 Khoa học công nghệ 11

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.1.3.6 Thị trường 11

1.1.3.7 Kết cấu hạ tầng 11

1.1.3.8 Phong tục tập quán của dân cư 12

1.1.3.9 Sự quản lý của nhà nước 12

1.1.4 Vai trò và xu hướng phát triển kinh tế biển 12

1.1.4.1 Vai trò của phát triển kinh tế biển 12

1.1.4.2 Xu hướng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam 15

1.1.5 Tiềm năng, chính sách và tiêu chíphát triển kinh tế biển ở nước ta hiện nay 16

1.1.5.1 Tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam 16

1.1.5.2 Chính sách và tiêu chí phát triển kinh tế biển 18

1.2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số địa phương 20

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂNHUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 25

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN PHÚ LỘC 25

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 25

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

2.1.1.2 Vị trí địa lý 25

2.1.1.3 Địa hình 26

2.1.1.4 Thủy văn 26

2.1.1.5 Khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật 26

2.1.1.6 Biển, bờ biển 27

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 28

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế, cơ sở hạ tầng 28

2.1.2.2 Đặc điểm dân cư, nguồn lao động 28

2.1.2.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội 30

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.1.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội đối với việc phát triển kinh

tế biển ở huyện Phú Lộc 30

2.1.3.1 Thuận lợi 30

2.1.3.2 Khó khăn 31

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 32

2.2.1 Khai thác thủy hải sản 32

2.2.2 Phát triển dịch vụ du lịch biển 36

2.2.3 Hoạt động dịch vụ cảng biển cảng Chân Mây 39

2.2.4 Ảnh hưởng của phát triển kinh tế biển đến phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc 45

2.2.4.1 Phát triển kinh tế biển thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý 46

2.2.4.2 Phát triển kinh tế biển góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và trình độ cho người lao động 49

2.2.4.3 Phát triển kinh tế biển góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phú Lộc 51

2.2.4.4 Phát triển kinh tế biển tạo điều kiện thuận lợi để huyện Phú Lộc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế 52

2.3 ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 53

2.3.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân 53

2.3.1.1 Thành tựu 53

2.3.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu 55

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 56

2.3.2.1 Hạn chế 56

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 58

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 60

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC TRONG THỜI GIAN TỚI 60

3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế biển 60

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế biển 61

3.1.3 Định hướng cơ bản phát triển kinh tế biển 62

3.2 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 64

3.2.1 Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế biển 64

3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế biển 66

3.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển 69 3.2.4 Phát triển khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế biển 71

3.2.5 Quảng cáo, tiếp thị và mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho kinh tế biển 72

3.2.6 Bảo vệ môi trường biển phát triển kinh tế biển bền vững 73

3.2.7 Đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh tế biển và giữ vững quốc phòng an ninh vùng biển 74

3.2.8 Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, tăng cường cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

1.KẾT LUẬN 77

2.KIẾN NGHỊ 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

AN – QP : An ninh – quốc phòngBQL : Ban quản lý

CNH : Công nghiệp hóaCNV : Công nhân viên

CV : Được hiểu là mã lực (Viết tắt của tiếng Pháp

-Chevaux Vapeur)DWT : Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy

tính bằng tấn (Dead Weight Tonnage)GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic

VA : Giá trị gia tăng (Value Added)SXKD : Sản xuất kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Dân số, lao động các xã ven biển huyện Phú Lộc năm 2013 29

Bảng 2.2: Quy mô khai thác hải sản huyện Phú Lộc năm 2014 33

Bảng 2.3: Sản lượng, giá trị kinh tế hoạt động khai thác hải sản huyện Phú Lộc 2010 – 2014 34

Bảng 2.4: Lượng khách, doanh thu du lịch biển huyện Phú Lộc 2010 – 2014 37

Bảng 2.5: Cơ cấu lượng khách, doanh thu du lịch huyện Phú Lộc 2010 – 2014 38

Bảng 2.7: Tình hình hoạt động cảng Chân Mây 2010 – 2014 41

Bảng 2.8: Cơ cấu doanh thu giai đoạn 2010-2014 43

Bảng 2.9 : Cơ cấu kinh tế huyện Phú Lộc 2010 – 2014 46

Bảng 2.10: Đánh giá về công việc và thu nhập lao động kinh tế biển 50

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hơn một thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đã qua, Việt Nam có nhiều bước phát triểnvượt trội về kinh tế - xã hội – văn hóa – chính trị Đang tiến nhanh, tiến mạnh trên conđường công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn diện đất nước, diện mạo đất nước có nhiềuthay đổi tích cực, đời sống nhân dân ngày càng đi lên

Với đặc thù là một nước ven biển, có bờ biển dài hơn 3.260km trải dài toàn bộphần phía Đông lãnh thổ Chủ quyền vùng biển Việt Nam rộng trên 1 triệu km2 trênbiển Đông, có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, có hàng triệu loài thủy hải sản cư trú, có hàngchục tuyến hàng hải đi qua, có hàng chục bãi tắm đẹp và cảng biển nước sâu Vị trí địachính trị, địa kinh tế của vùng biển Việt Nam được thế giới công nhận từ lâu Chúng ta

có thể khẳng định biển có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng

to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, sự phát triển,phồn thịnh của đất nước Trong những năm qua Đảng ta, Nhà nước ta đã có nhiều chỉthị, chính sách, nghị quyết về phát triển kinh tế biển Đặc biệt là tại Hội nghị TW 4(khóa X) Đảng ta đã thông qua Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm

2020” xác định quyết tâm phấn đấu để Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển,

giàu lên từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết Đại hội XI của

Đảng (năm 2011) khẳng định chủ trương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng

với vị trí và tiềm năng biển nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốcphòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển” Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển

đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải

quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùngbiển và ven biển

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có bờ biển dài trên 120km với các huyện giáp biển làPhú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền và thị xã Hương Trà có tiềm năng to lớn

để phát triển, đa dạng hóa các ngành kinh tế biển Có vùng nội thủy: rộng 12 hải lý,vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở Thừa Thiên Huế

là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của duyên hải Bắc Trung Bộ, có đủ tiềm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, đặc biệt là phát triển

kinh tế biển

Huyện Phú Lộc nằm ở phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 728km2với 6 xã và thị trấn giáp biển Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, cócác trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắtBắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miềnTrung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng; có Cảng nước sâu Chân Mây là mộttrong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của hành lang kinh tế Đông - Tây theoquốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan

và Myanma; có các bãi tắm du lịch đẹp Với những đặc điểm như vậy, trong những

năm qua kinh tế biển của huyện được đầu tư phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao,làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của toàn huyện, đời sống nhân dân ngày càng được

cải thiện

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy kinh tế biển ở huyện Phú Lộc phát triển chưa toàndiện, tỷ trọng còn thấp, quy mô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thếcủa biển, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, chuyển dịch chậm, hiệu quả kinh tế chưacao Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng từ đó đề xuất những giải pháp mangtính khả thi nhằm phát triển kinh tế biển ở huyện Phú Lộc là một việc làm thực sự cấpbách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế biển huyện

Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên

ngành Kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam nói chung và trường Đại học kinh tế Huếnói riêng, trong những nămqua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế biển, đáng chú ý là:

Đoàn Văn Ba (2008), Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo

vùng ven biển Thừa Thiên Huế, Luận văn tiến sỹ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.Phan Thị Thu Hà (2010), Phát triển kinh tế biển thành phố Đồng Hới tỉnh QuảngBình, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Khoa kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Nguyễn Thị Hương (2011), Phát triển kinh tế biển ở thành phố Đà Nẵng theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Huế

Bùi Sỹ Sâm (2012), Phát triển kinh tế biển ở thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa,Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Khoa kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế Huế

Lê Thị Thảo (2014), Phát triển kinh tế biển ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị,Khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế Huế

Và một số sách, bài báo, bài phát biểu có liên quan khác Tất cả những công trìnhnghiên cứu về vấn đề kinh tế biển trên tiếp cận nhiều góc độ, nhiều địa bàn và có nhiều

ý kiến, quan điểm phù hợp, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu quý

giá đề kế thừa, vận dụng, phát triển Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào

nghiên cứu về vấn đề “phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển kinh tế biển.Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở huyện Phú

Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2010 – 2014 Từ đó, đề xuất những quan

điểm, phương hướng, giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế biển của

huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế biển và phát triểnkinh tế biển

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc, tỉnh

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2014

Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế biển

huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc, tỉnh

Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài đi sâu phân tích, nghiên cứu tình hình phát triển các ngành kinh tế biển

huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ 2010 – 2014, từ đó đề xuất phương

hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong

thời gian tới

4.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ba vấn đề của phát triển kinh tế biển huyện Phú

Lộc trong giai đoạn 2010 – 2014 là: khai thác thủy hải sản, phát triển dịch vụ du lịchbiển và hoạt động dịch vụ cảng biển Chân Mây

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin

để phân tích mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển

Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh số liệu thứ cấp thông

qua các báo cáo của các cơ quan chức năng của huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa ThiênHuế; số liệu sơ cấp thông qua điều tra các hộ gia đình đang làm việc trong các ngànhkinh tế biển ở huyện Phú Lộc

Phương pháp thu thập thông tin qua các phương tiện, các nguồn khác nhau nhằmđánh giá một cách khách quan, chính xác thực trạng phát triển kinh tế biển ở huyện Phú

Lộc

Phương pháp điều tra bảng hỏi, nghiên cứu sử dụng phương pháp này để thu thập

ý kiến của 110 lao động đang công tác, làm việc trong các lĩnh vực kinh tế biển huyệnPhú Lộc Trong đó 40 phiếu khảo sát dành cho lĩnh vực du lịch biển, 40 phiếu dànhcho lĩnh vực khai thác thủy hải sản, 30 phiếu dành cho hoạt động dịch vụ cảng ChânMây Mục đích để đánh giá việc làm, thu nhập, thực trạng phát triển, những khó khănhạn chế từ đó đưa ra các đánh giá, đề xuất, giải pháp phát triển kinh tế biển huyện PhúLộc trong thời gian tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

6 Những đóng góp của đề tài

Một là, góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển, chỉ ra vai trò,

xu hướng phát triển và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển

Hai là, bằng nghiên cứu thực tế phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tếbiển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2014, nêu bật được các ưu

điểm và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên

Huế

Ba là, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc,

tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của

đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên

Huế

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển huyện Phú Lộc tỉnh

Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

1.1.1 Khái ni ệm kinh tế biển và phát triển kinh tế biển

Biển được quan niệm là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương,hoặc các hồ nước mặn có thông với đại dương một cách tự nhiên Theo nghĩa thông

thường biển được hiểu như một từ đồng nghĩa với đại dương hoặc là các vùng nướcđại dương nói chung [27]

Kinh tế biển là lĩnh vực kinh tế được hình thành, tồn tại và phát triển từ tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp của biển Hay nói cách khác, kinh tế biển là toàn bộ các hoạt

động kinh tế được diễn ra trên biển và đất liền có liên quan đến hoạt động khai thác

sản xuất kinh doanh các nguồn lợi từ biển [28]

Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng viện phát triển chiến lược Việt Nam, kinh tế biển

được quan niệm theo hai nghĩa: theo nghĩa hẹp kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạtđộng kinh tế diễn ra trên biển như kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển),

hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản), khai thác dầu khí, du lịch biển, làm muối, dịch

vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, kinh tế đảo; theo nghĩa rộng kinh tế biển bao gồm cáchoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trênbiển nhưng những hoạt động kinh tế này nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụcác hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: đóng và sữa chữa tàu biển,công nghiệp chế biển dầu khí, công nghiệp chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc,cung cấp dịch vụ biển… [22] Với cách hiểu như vậy, kinh tế biển là một lĩnh vực đa

ngành, đa lĩnh vực, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau có mối liên hệ mật thiết vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau

Phát triển kinh tế biển là quá trình lớn lên và tăng tiến về mọi mặt của kinh tếbiển Bao gồm sự tăng trưởng về mọi mặt của các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đếnkinh tế biển Sự tăng lên không chỉ thể hiện ở quy mô sản lượng mà còn ở mức cânbằng trong cơ cấu kinh tế, sự tiến bộ công bằng xã hội Phát triển kinh tế biển phải thểhiện ở sự tăng thêm về quy mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

dịch vụ của các ngành kinh tế nằm trong lĩnh vực kinh tế biển Bao hàm cả sự biển đổitích cực của cơ cấu kinh tế tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác cáctiềm năng của biển của nguồn lực trong và ngoài nước để không chỉ phục vụ cho sự pháttriển riêng của kinh tế biển mà còn cho sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân[22].

Phát triển kinh tế biển là sự phát triển trên tất cả các ngành, các hoạt động kinh tếdiễn ra trên biển và ven biển như vận tải biển và dịch vụ cảng biển; khai thác dầu khí;

du lịch biển; làm muối; đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; dịch vụ hậu cần,tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; kinh tế đảo… nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng

cao, ngày càng đóng góp tích cực vào quá trình phát triển toàn bộ nền kinh tế ở địaphương, khu vực, quốc gia đó Như vậy, phát triển kinh tế biển được xác định là vấn

đề mang tính cấp bách, chiến lược và ngày càng quan trọng trong công cuộc xây dựng

và phát triển kinh tế - xã hội; trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách bền vững ở nước tahiện nay

1.1.2 Các ngành, ngh ề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển

Kinh tế biển bao gồm các ngành, nghề, lĩnh vực chủ yếu sau:

và mở rộng khai thác như: Chân Mây, Hải Phòng, Nghi Sơn, Quy Nhơn, Nha Trang,Sài Gòn, Cần Thơ…[27]

Hai là, du lịch biển

Nước ta được đánh giá là một quốc gia có nhiều bãi biển, cảnh quang thiên nhiênđẹp, vịnh biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch Phần lớn các khu du lịch tổng hợp

và hơn một nữa khu du lịch chuyên đề của cả nước điều tập trung ở vùng biển Trong

những năm qua, nhiều địa phương trong nước có lợi thế phát triển du lịch biển đã và

đang lựa chọn mô hình phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

giải quyết việc làm, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo động lực

thúc đẩy phát triển các ngành khác, phát triển toàn diện kinh tế

Ba là, kinh tế hàng hải

Kinh tế hàng hải là một bộ phận quan trọng của kinh tế biển, bao gồm kinhdoanh vận tải biển, dịch vụ cảng biển và đóng sửa chữa tàu biển.Kinh tế hàng hải gắnliền với các tuyến đường biển nối hai hay nhiều hay nhiều cảng biển, hai hay nhềuvùng biển với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hóa Kinh doanhvận tải biển, dịch vụ cảng biển ở nước ta trong những năm qua có những bước pháttriển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế.Ngoài ra công nghiệp đóng vàsửa chữa tàu biển cũng là một ngành công nghiệp quan trọng, cung cấp phương tiệncho ngành vận tải biển, khai thác tài nguyên biển, dịch vụ cảng biển

Bốn là, đánh bắt, nuôi trồng và chế biển thủy, hải sản

Đây là những nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta Với vùng biển có

nguồn sinh vật đa dạng, phong phú; có trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tếkhoảng 3,5 – 4,1 triệu tấn hàng năm, có thể khai thác 1,5 đến 1,67 triệu tấn [23] Đánhbắt, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản tạo công ăn việc làm cho hàng trăm vạn lao

động Số lượng tàu đánh cá tăng lên liên tục, ngày càng hiện đại, công suất ngày càngtăng lên, giúp Việt Nam khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, vươn đến những ngưtrường lớn hơn, xa hơn, góp phần bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên

biển Bên cạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở Việt Nam trong những năm qua

tăng trưởng mạnh, thể hiện ở cả sản lượng và diện tích nuôi trồng không ngừng tăng

lên.Chế biến thủy, hải sản từ một ngành nghề truyền thống đã phát triển mạnh mẽ trởthành một ngành công nghiệp, đặc biệt là chế biến xuất khẩu Sản phẩm thủy, hải sảncủa Việt Nam đã có mặt ở trên nhiều thị trường lớn nhỏ trên thế giới, đặc biệt là cácthị trường cực kì khó tính Chế biến thủy, hải sản đã làm tốt vai trò của mình, khôngchỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn mở đường, cầu nối tạo thị trường quốc

để nuôi trồng, khai thác thủy sản phát triển

Trang 18

những bước tiến quan trọng trong công tác quy hoạch, đầu tư sản xuất theo hướngcông nghiệp, cho nên nghề muối Việt Nam đã phần nào giảm bớt khó khăn, vươn lênphát triển mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi Trên cả nước hiện có 20 tỉnhthành có nghề sản xuất muối, với tổng diện tích 15.000ha và trên 80.000 lao động nghềmuối; đã sản xuất 800.000 – 1,2 triệu tấn muối/năm [23].

Sáu là, khai thác và chế biến dầu khí

Dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào trên thếgiới Nó là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho các hoạt độngkinh tế trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam đã thăm dò và xác định được tiềm năng,trữ lượng dầu khí vào khoảng 3 – 4 tỷ m3khí dầu và khí Trong những năm qua, Việt

Nam đã khai thác và xuất khẩu thô hàng trăm triệu tấn thu về hàng chục tỷ USD Với

việc xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất (Quãng Ngãi), nước ta đã không cònchỉ đơn thuần là xuất thô dầu khí, mà đã tự mình chế biến được dầu khí, giải quyết

được một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước

1.1.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển

1.1.3.1 Vị trí địa lý

Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước của mình, các quốc gia ven biển

và kể cả không ven biển, biển có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trìnhphát triển nay với sự hội nhập kinh tế quốc tế, một thế giới phẳng đa cực, vị trí, vai tròcủa biển lại càng quan trọng hơn Các quốc gia có biển, vươn ra biển, xây dựng chiến

lược biển, huy động mọi nguồn lực để chinh phục, khai thác và bảo tồn biển Việt Nam

là một nước ven biển, với đường bờ biển, diện tích chủ quyền biển khá lớn, nguồn tàinguyên biển phong phú, đa dạng, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triểnkinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng.Vị trí địa lý là một nguồn lực quan trọng,quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xây dựng và khai thác mọi tiềm năng để pháttriển kinh tế biển

1.1.3.2 Tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều loại tài nguyên quý

và có trữ lượng lớn đang được thăm dò, khai thác phục vụ nhu cầu phát triển kinhtế.Với lợi thế bờ biển dài, có các vùng biển nước sâu tạo lợi thế để xây dựng nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

cảng biển phục nhu cầu vận tải, thương nghiệp hàng hóa trong nước và quốc tế, tạo

điều kiện cho ngành giao thông vận tải phát triển mạnh, Việt Nam đã khai thác rất tốt

lợi thế này Ngoài ra, vùng biển nước ta có tính đa dạng sinh học cao, đa dạng hệ sinhthái, sinh vật trên mặt nước, ven biển và cả nằm dưới mặt nước Tài nguyên biển vàven biển có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đa dạng ngành nghề, phát triểnkinh tế, đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người, giải quyết vấn đề

lao động việc làm, đảm bảo tăng trưởng, phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội

Tuy khai thác và sử dụng như vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là một quốc gia khaithác, sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế một cách nhân văn

1.1.3.3 Nguồn nhân lực

Trong tiến trình phát triển của nhân loại, con người được coi là yếu tố bền vững

vô tận, là nhân tố cơ bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, là chìakhóa của mọi ổ khóa đi đến văn minh Đó là con người có sức khỏe, có trí tuệ, có taynghề, trình độ chuyên môn, có tổ chức chặt chẽ, có động lực, kỷ luật và nhiệt tìnhtrong công việc.Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế

- xã hội, có ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của một quốcgia nói chung và kinh tế biển của quốc gia đó nói riêng Nơi nào có nguồn lực dồi dào,

đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao thì nơi đó có điều kiện thuận lợi cho việc

phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển trong thời đại ngày nay

1.1.3.4 Nguồn vốn

Nguồn vốn là toàn bộ của cải vật chất, tài chính do con người tạo ra được tích lũy lạiqua quá trình tái sản xuất xã hội và những của cải tự nhiên ban cho như đất đai, khoángsản đã được cải tạo hoặc chế biến… nguồn vốn có vai trò quyết định đối với sự tăng

trưởng và phát triển của mỗi quốc gia, vốn tạo ra của cải vật chất và tiến bộ xã hội, là yếu

tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.Để khai thác, sử dụng có hiệuquả tiềm năng, thế mạnh từ biển, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH đi đôi với đảmbảo AN – QP, tiến bộ xã hội, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, giàu lên

từ biển Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương luôn quan

tâm đến việc đầu tư, huy động các nguồn lực, nguồn vốn cho phát triển kinh tế biển HuyTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

động không chỉ trong nước, mà còn tận dụng các nguồn vốn vay, thu hút các nhà đầu tưnước ngoài giúp cho kinh tế biển nước ta phát triển.

1.1.3.5 Khoa học công nghệ

Sự phát triển của thế giới ngày nay là một thành tựu vượt bậc của nhân loại, vàthành tựu đó có được là nhờ sự phát triển của khoa học – công nghệ KH – CN hiện

đại là đòn bẩy, là động lực quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế kéo theo

sự biến đổi xã hội Nhân tố này cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theochiều sâu, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong quá sản xuất, kinh doanh Thực tiễn

đã chứng minh rất sinh động quốc gia nào xác định được tầm quan trọng từ đó đầu tư

phát triển KH – CN nói chung và KH – CN biển nói riêng, đặt nó lên hàng đầu thìquốc gia đó có điều kiện phát triển kinh tế vững mạnh Nổi bật như Nga, Mỹ, NhậtBản, Trung Quốc, Singapore… sự phát triển vượt bậc KH– CN biển, ứng dụng nó vàocác ngành công nghiệp biển, dự báo giảm nhẹ thiên tai, phát triển tài nguyên biển, bảo

vệ môi trường biển đã dần đưa các nước đó trở thành những quốc gia mạnh về biển,giàu lên từ biển

1.1.3.6 Thị trường

Mọi hàng hóa xã hội sản xuất ra muốn mua bán, trao đổi với nhau điều phảithông qua thị trường; nơi các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế gặp gỡ, trao đổi

xác định chủng loại, mẫu mã, số lượng, chất lượng… của hàng hóa; là cầu nối giữa sản

xuất và tiều dùng, giữa nơi làm ra và nơi tiêu thụ.Thị trường là một yếu tố có vị trí vàvai trò cực kỳ quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phát triển của nềnkinh tế, sức mạnh kinh tế của quốc gia, trình độ phát triển… Chủ thể nào, lĩnh vựckinh tế nào lựa chọn cho mình một phương hướng, con đường, lĩnh vực phù hợp vớithị trường thì chủ thể đó sẽ thành công Kinh tế biển cũng vậy, muốn phát triển, thànhcông thì nhất định không thể tách rời cơ chế thị trường, sự vận động và phát triển củathị trường

1.1.3.7 Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống cung cấp điện, hệ thống giao thông, đường

xá, cầu cống, hệ thống trường học, trạm y tế, bến bãi, hệ thống cấp nước, thông tin liênlạc… ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế nói chung, và đặc biệt là kinh tế tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

biển nói riêng Hệ thống này tốt, đồng bộ, hiệu quả, được quan tâm đầu tư phát triển sẽ

thúc đẩy những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế biển phát triển và ngược lại.Với lợi thế là

một quốc gia ven biển, có vị trí địa lý, vị trí địa chính trị, địa kinh tế vô cùng thuận lợi;

nước ta có đầy đủ những yếu tố, điều kiện để phát triển hơn nữa kinh tế biển, phát triển

bền vững nền kinh tế Muốn khai thác, phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế đóyêu cầu chúng ta phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp, đó là một vấn đề cấpbách hiện nay của Việt Nam

1.1.3.8 Phong tục tập quán của dân cư

Với đặc thù một nước nông nghiệp, phong tục tập quán của dân cư gắn liền vớicộng đồng làng xã, mang đậm phong cách Á Đông Với sự phát triển nhanh chóng củakhoa học – kĩ thuật – công nghệ hiện đại, yêu cầu nguồn lực lao động của Việt Namphải tích cực học hỏi, nâng cao trình độ bản thân, nâng cao sức khỏe, ý thức, kỹ luật và

thay đổi phong cách làm việc để có thể theo kịp thời đại, ứng dụng thành tựu nhân loại

vào phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là kinh tế biển

1.1.3.9 Sự quản lý của nhà nước

Sự quản lý của Nhà nước, hay chính là các cơ chế, chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước luôn luôn tác động hai mặt đến nền kinh tế, xã hội, các ngành, các

lĩnh vực Một mặt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, xã hội phát triểnnếu có sự quản lý tốt của nhà nước Mặt khác, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, xãhội nếu cơ chế, chủ trương, chính sách kém hiệu quả Kinh tế biển không nằm ngoàiquy luật đó, với vị trí chiến lược quan trọng, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, đường

bờ biển kéo dài thì yêu cầu về sự hiệu quả của quản lý nhà nước đối với phát triển kinh

tế biển Việt Nam ngày càng quan trọng

1.1.4 Vai trò và xu h ướng phát triển kinh tế biển

1.1.4.1 Vai trò của phát triển kinh tế biển

Phát triển kinh tế biển có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước, các vai trò mà kinh tế biển mang lại như sau:

Th ứ nhất, phát triển kinh tế biển là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế

c ủa nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế biển cùng với việc đẩy mạnh quátrình đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm qua các lĩnh vực kinh tế biển đã

được tăng cường và thu được nhiều kết quả khả quan Trong giai đoạn đổi mới vừa

qua, kinh tế biển đã có những bước chuyển đáng kể đóng góp cho sự tăng trưởng, pháttriển chung của đất nước; quy mô, sản lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế biển khôngngừng tăng lên; cơ cấu ngành nghề có nhiều chuyển biến rõ rệt, bên cạnh các ngànhnghề kinh tế biển truyền thống, các ngành kinh tế biển mới như khai thác, chế biến dầukhí, logictics, dịch vụ hậu cần biển… được hình thành và phát triển nhanh chóng.Bêncạnh các ngành nghề kinh tế biển truyền thống sử dụng phương thức sản xuất thủcông, việc áp dụng KH – KT – CN hiện đại đã và đang được sử dụng ngày càng sâurộng vào các ngành kinh tế biển hiện đại Việc khai thác nguồn lợi từ biển ngày càng

dễ dàng hơn, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là xuất khẩu (dầukhí, hải sản), du lịch biển

Th ứ hai, phát triển kinh tế biển góp phần khai thác tối đa tiềm lực tự nhiên để

phát tri ển kinh tế đất nước hiệu quả.

Biển với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng đã và đang cung cấp cho

con người những sản phẩm vô cùng quý giá, ở trên mặt biển, trong lòng biển và cảdưới đáy biển Đó là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, trang sức: tôm,

cua, cá, mực, ngọc trai, đồi mồi…dưới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng; cung cấpcho công nghiệp khai khoáng: dầu khí, cát thủy tinh…; cung cấp cho dịch vụ du lịch:các bãi tắm đẹp, các hòn đảo, vịnh biển độc đáo và hàng loạt đóng góp khác cho cácngành các lĩnh vực kinh tế khác tồn tại và phát triển

Th ứ ba, phát triển kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao.

Với sự phát triển mạnh mẽ của mình, các ngành kinh tế biển cần một lượng lớn

lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh Qua đó tạo ra một lượng lớn việclàm cho lao động tại địa phương, và các địa phương khác, giải quyết một phần vấn đềlao động – việc làm, vấn đề nan giải của tất cả các nước Các ngành kinh tế biển phát

triển, mang lại thu nhập ngày càng cao và ổn định cho người lao động, đảm bảo ngàycàng tốt nhu cầu của lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương Các

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

ngành kinh tế biển không ngừng đào tạo, nâng cao năng lực cho lao động mình, songsong với hợp tác với các cấp các ngành mở nhiều lớp học, chương trình để nâng caochất lượng lao động địa phương Góp phần lớn nâng cao chất lượng lao động trongkinh tế biển nói riêng và chất lượng lao động Việt Nam nói chung.

Th ứ tư, phát triển kinh tế biển góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.

Kinh tế biển phát triển, giúp khai thác tối đa mọi nguồn lực, phát huy hết mọitiềm năng để phát triển kinh tế chung một cách hiệu quả, tạo lập cơ cấu kinh tế hợp lý.Góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, thực hiện phân công lao độngtheo đúng hướng, mang lại hiệu quả cao Ngoài ra kinh tế biển phát triển còn thúc đẩy

KH – CN ngày càng được đầu tư, quan tâm, ngày càng tiến bộ; cơ sở hạ tầng có nhiều

bước đổi thay tích cực; bộ mặt địa phương và cả nước không ngừng đổi thay theohướng hiện đại Sức cạnh tranh của nền kinh tế, số lượng hàng hóa, dịch vụ không

ngừng tăng lên, quá trình xuất khẩu hàng hóa được đẩy mạnh, tăng nguồn thu ngoại tệ

cho ngân sách Nhà nước Sự phát triển kinh tế biển nhanh chóng tạo động lực và đẩy

mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn

Th ứ năm, phát triển kinh tế biển tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hội nhập

kinh t ế quốc tế.

Với việc tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, các hiệp hội đa quốc gia, cáchiệp định thương mại song phương, đa phương, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhậpsâu rộng vào nền kinh tế quốc tế Vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường khu vực,

trường quốc tế không ngừng được nâng cao Trong quá trình đó, kinh tế biển nước tađược đánh giá là ngành có tính quốc tế cao Với vùng biển rộng lớn, tiếp giáp với

nhiều nước, có đường hàng hải quốc tế đi qua, trung tâm của biển Thái Bình Dương,quan hệ kinh tế biển của nước ta có liên quan đến nhiều quốc gia, khu vực, tổ chứcquốc tế

Th ứ sáu, phát triển kinh tế biển góp phần đảm bảo an ninh – quốc phòng, giữ

v ững chủ quyền, quyền lợi biển đảo quốc gia.

Biển đảo là một phần lãnh thổ quan trọng, không thể tách rời của chủ quyền lãnhthổ Việt Nam Với vùng biển rộng lớn, sản vật phong phú, đa dạng, hệ thống đảo, quần

đảo nhiều, vị trí địa lý quan trọng, biển Việt Nam luôn luôn đứng trước sự nhòm ngó,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

thèm khát của các cường quốc, các quốc gia khác Nhận thấy tầm quan trọng như vậy,

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, biện pháp để kết hợp phát triển kinh tế biển

với AN - QP, giữ vững chủ quyền, quyền lợi biển đảo chính đáng của quốc gia Kinh

tế biển phát triển, giúp chúng ta khai thác tốt hơn các nguồn lợi từ biển đi đôi với giữvững chủ quyền biển đảo quê hương Chúng ta không chỉ có các căn cứ quân sự trênbiển, mà trên tất cả chúng ta đang có những căn cứ kinh tế trên biển, ngày ngày đónggóp cho sự phát triển kinh tế, đảm bảo AN – QP, giữ vững chủ quyền, khai thác lợi ích

chính đáng từ biển, đó là vai trò thiêng liêng mà kinh tế biển đã và đang mang lại

1.1.4.2 Xu hướng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt,quan trọng đối với khu vực và thế giới Với việc tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân

số đang nóng hiện nay, các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, đặc biệt lànhững nguồn tài nguyên không tái tạo đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nhanh chóngtrong thời gian tới Để giải quyết những vấn đề đó, đảm bảo tăng trưởng, phát triển bềnvững thì vai trò của biển ngày càng quan trọng Không chỉ ở Việt Nam, trước đây cácquốc gia trên thế giới gặp phải những vấn đề như trên, giải pháp của họ là vươn rabiển, phát triển kinh tế biển, đó là một xu hướng

Trong những năm qua, việc xác định xu hướng phát triển kinh tế biển rất được

Đảng, Nhà nước quan tâm Đặc biệt tại Đại hội Đảng lần thứ X, XI đã thông qua

những Nghị quyết quan trọng, trực tiếp đến vấn đề phát kinh tế biển ở Việt Nam trong

giai đoạn tới Trong đó có nghị quyết số 09 – NQ/TW ngày 09/02/2007 “Về chiếnlược biển Việt Nam đến năm 2020”, nhấn mạnh “Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của

biển và đại dương”[6].Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định chủ

trương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị trí và tiềm năng biển nước ta,

gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùngbiển Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển,… Phát triển kinh

tế đảo phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng đảo” [7]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

1.1.5 Tiềm năng, chính sách và tiêu chíphát triển kinh tế biển ở nước ta hiện nay

1.1.5.1 Tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam

Nước Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của

khu vực và thế giới Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thìViệt Nam hiện nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp “hình chữ S” mà còn

có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền Dọc bờbiển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển.Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo

nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn

Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa Tuyến biển có 29 tỉnh, thành

phố gồm: 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo)với khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo [22]

M ột là, vị trí chiến lược của biển – nhân tố đặc biệt cho sự phát triển

Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, vùng biển rộng lớn có vị trí địa kinh tế, chính trị

đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển

không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của các cường quốc hàng hải,

cường quốc chính trị, quân sự khác trên thế giới Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh

thổ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore cónền kinh tế hầu như phụ thuộc sống còn vào con đường Biển Đông Hàng năm, cókhoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản,khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyểnbằng con đường này [24] Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc hoàntoàn vào Biển Đông Còn đối với Việt Nam chúng ta, hàng hóa xuất nhập khẩu thông

qua con đường này là vô cùng lớn.Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một

số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biểnMalacca, là một trong những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới, nên rấtthuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc tế.Ngoài ra với chiến lược xoay trụcsang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ và các cường quốc khác, vị trí, vai trò vềkinh tế, chính trị của Biển Đông, hay vùng biển nước ta ngày càng quan trọng Đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

chính là thời cơ và cũng là thử thách vô cùng lớn đối với sự phát kinh tế biển, cũng

như đảm bảo sự ổn định kinh tế - chính trị nước nhà

Hai là, các ngu ồn tài nguyên biển, nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng và

chuy ển dịch cơ cấu kinh tế.

Việt Nam chúng ta được đánh giá và công nhận là một quốc gia có nguồn tài

nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng Trong đó, các nguồn tài nguyên biển

của nước ta có trữ lượng, sản lượng cũng như giá trị khai thác kinh tế vô cùng lớn.Trên vùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km2 nằm trongvùng triển vọng có dầu khí Có thể khai thác từ 30-40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159lít), khoảng 20 triệu tấn/năm Bên cạnh dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượngkhoảng 3.000 tỉ m3/năm[27].Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiềukhoáng sản quý như: thiếc, ti-tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng vàcác loại đất hiếm

Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực.Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao nhưtôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác

nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng

3-4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5- 1,8 triệu tấn/năm.Dọc ven biển có trên370.000 ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất lànuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu Ngoài ra còn hơn 500.000hacác eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá TamGiang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sảnbiển [23]

Dọc theo bờ biển nước ta có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng, trong đómột số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu, quy mô tương đối lớn (kể cả cảng trungchuyển quốc tế) như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử

Long, Nghi Sơn, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong,

Cam Ranh, Vũng Tàu [27] Có hàng trăm bãi tắm, trong đó có những bãi tắm cóchiều dài lên đến 15- 18km và nhiều bãi tắm có chiều dài 1-2km đủ điều kiện thuận lợikhai thác phát triển du lịch biển.Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng, Lăng Cô, Mỹ Khê, Đại Lãnh, Nha

Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu… Và đặc biệt hơn trong số đó vịnh Lăng Cô,

Nha Trang được xếp vào top những vịnh biển đẹp nhất thế giới, bãi biển Đà Nẵngđược tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh Bên

cạnh đó, các tỉnh ven biển nước ta còn có nhiều thế mạnh khác trong đất liền như các

di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, các lễ hội Hiện nay Việt

Nam có đến 6/7 di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đều

nằm ở các tỉnh ven biển (Quảng Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam) là

điều kiện thuận lợi để du lịch biển phát triển mạnh hơn

Ba là, ngu ồn lao động dồi dào ven biển – nhân tố quan trọng trong quá trình

phát tri ển kinh tế biển Việt Nam

Với số dân hơn 20 triệu người đang sinh sống, các vùng ven biển và đảo của Việt

Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm 35,47% lao động cảnước[33] Đây là nguồn nhân lực quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước Với lực lượng lao động dồi dào như vậy, chúng ta có đủ điều kiện để

phát triển, mở rộng quy mô khai thác các tiềm năng to lớn mà biển mang lại Nhữngngành kinh tế biển sử dụng nhiều lao động như khai thác, chế biến, nuôi trồng hải sản,làm muối… phù hợp với trình độ của lao động và nền kinh tế sẽ có sự phát triển hơnnữa, đóng góp ngày càng nhiều vào nền kinh tế Bên cạnh đó trình độ, năng lực củalực lượng lao động các vùng ven biển ngày càng được nâng cao, giúp chúng ta sử dụngcông nghệ - kỹ thuật hiện đại vào các ngành kinh tế biển, thu hút vốn đầu tư nướcngoài, phát triển những ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại gắn liền với biển

1.1.5.2 Chính sách và tiêu chí phát triển kinh tế biển

Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh pháttriển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra một số tiêu chí,

quan điểm trong phát triển kinh tế biển Đó là: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại

hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, côngnghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệuquả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực Đầu tư thích

đáng cho khoa học- công nghệ; tăng cường năng lực điều tra khảo sát, nghiên cứu khíTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

tượng- thuỷ văn và môi trường, thực trạng tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong

những thập kỷ tới Từ nay đến năm 2000 cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoahọc biển, tìm kiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và năng lượngbiển, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đại hoá khí tượng- thuỷ

văn” Thi hành Chỉ thị này, một loạt kế hoạch về phát triển kinh tế biển đã được thôngqua như: Chiến lược phát triển thuỷ sản 2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010;

Chiến lược phát triển giao thông vận tải 2010…[34]

Bước sang thế kỷ 21, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) khẳng định mục tiêu: “Xây

dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn

1 triệu km2 thềm lục địa Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế biển Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hảisản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển;

mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển Pháttriển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hảicảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác Xây dựng căn cứ hậucần ở một số đảo để tiến ra biển khơi Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ anninh trên biển” Những nội dung nêu trên tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảnglần thứ X (2006) [5]

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã thông qua Nghịquyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09-02-2007) Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là "nước taphải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm

năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại,

tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn" Phấn đấu

đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất

khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đờisống của nhân dân vùng biển và ven biển Nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từbiển" được xác định: kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với bảo đảm AN - QP,hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, venbiển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng CNH, HĐH [1]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định chủ trương: “Phát triểnmạnh kinh tế biển tương xứng với vị trí và tiềm năng biển nước ta, gắn phát triển kinh

tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển Phát triểnnhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển,… Phát triển kinh tế đảo phù hợpvới tiềm năng và lợi thế của từng đảo” [6]

Cùng với đó nhận thấy sự khó khăn của nhiều vùng, nhiều địa phương ven biển

Đảng và Nhà nước đã đưa ra nghị định 116 (ngày 24/10/2010), quyết định

539/QĐ-TTg (1/4/2013) về xét danh sách các xã bãi ngang ven biển khó khăn, đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí…Ngoài ra còn có các chương trình, dự án khác

giải quyết vốn vay, chương trình phát triển KT - XH cho các vùng ven biển, thực hiện

chương trình nông thôn mới(Quyết định 800/QĐ – TTg ngày 4/6/2010) Tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho người dân bám biển, phát triển ngành nghề kinh tế biển, làmgiàu từ biển, phát triển KT – XH, thay đổi toàn diện bộ mặt địa phương [7]

1.2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1.2.1 Kinh nghi ệm phát triển kinh tế biển ở một số địa phương

Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Thành ủy Đà Nẵng ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/TU về thựchiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam

đến năm 2020, với quan điểm: (1) xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung

tâm kinh tế biển có tốc độ phát triển cao trên cơ sở phát triển kinh tế, xã hội đi đôi vớibảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững; (2) ưu tiên thích đáng để tập trungthu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển, tạochuyển biến mạnh trên các lĩnh vực kinh tế theo hướng CNH, HĐH; (3) tranh thủ sựhợp tác quốc tế phát triển kinh tế biển trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giữ vữngchủ quyền và an ninh trên biển; (4) phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với quốc phòng-

an ninh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền vùng biển, bảo vệ Tổ quốc Xác định được vị trí vàtầm quan trọng chiến lược của thành phố, Đà Nẵng đã ban hành Quy hoạch phát triểnkinh tế vùng biển đảo thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 [13;24]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Hằng năm, đội tàu khai thác thủy sản khai thác được 37 đến 40 nghìn tấn hải sảncác loại phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụkinh tế biển được tập trung đầu tư theo hướng CNH, HĐH.Về tiềm năng du lịch biển,

bờ biển Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc đến Nam nhưNam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non

Nước Biển Đà Nẵng đã từng được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi

biển quyến rũ nhất hành tinh, với những khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh nổitiếng, những khu nghỉ dưỡng, khách sạn sang trọng Đà Nẵng hiện đang là điểm trungchuyển lượng lớn khách du lịch của cả nước, đặc biệt đối với khách quốc tế vào khuvực miền Trung, Tây Nguyên Cảng Đà Nẵng là một trong những hải cảng lớn của cả

nước, có mức nước sâu phù hợp, thường xuyên đón những chuyến tàu container

chuyên dụng phục vụ cho phát triển kinh tế tại địa phương và khu vực Trong bối cảnhkinh tế thế giới suy thoái và khủng khoảng tài chính thế giới, nhưng Cảng Đà Nẵngvẫn có tốc độ tăng trưởng cao, đáp ứng yêu cầu cảng trung chuyển, là điểm cuối chohàng hoá của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối liền 4 nước: Myanmar, Thái Lan,Lào và Việt Nam

Kinh nghiệm của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Năm 2010, toàn huyện đã khai thác và nuôi trồng được 20.700 tấn thủy sản, đem

về nguồn thu lên tới 323,461 tỷ đồng Phương tiện khai thác phát triển theo hướngnâng cao công suất tàu thuyền để khai thác cả vùng lộng, vùng trung và vùng khơi xa.Nhờ đó, tổng sản lượng khai thác trong năm 2013 đạt 9.500 tấn, tăng 1.000 tấn so với

năm 2012 Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh Hầu hết diện tích các vùng triều, bãi

bồi đều được đưa vào nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích 1.200 ha Tốc độ tăng

trưởng toàn ngành thuỷ sản tăng 6,85% trong giai đoạn 2009 – 2013.Sự kết hợp hài

hòa giữa các cảnh quan biển, đảo, đồng bằng, trung du và miền núi đã tạo cho Tĩnh Giathế mạnh phát triển KT – XH, đặc biệt là du lịch Vì vậy, trong những năm qua, Uỷ bannhân dân tỉnh Thanh Hoá chủ trương đưa Tĩnh Gia trở thành điểm du lịch mới của ViệtNam nói chung, Thanh Hoá nói riêng Ðến với Tĩnh Gia, du khách không thể không ghé

thăm những địa danh du lịch biển nổi tiếng như: Hòn Bảng, Hòn Biện Sơn, Hòn Mê…

Để thu được những kết quả phát triển kinh tế biển như vậy huyện Tĩnh Gia đãxác định phương hướng phát triển gồm những nội dung: (1) Tiếp tục thực hiện chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm khai thác tốt tiềm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

năng, lợi thế đảm bảo sự phát triển nhanh, toàn diện và bền vững (2) Chú trọng đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế kinh tế biển (3)

Chăm lo phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hoá - xã hội, vì mục tiêucon người và phát triển nguồn lực, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế biển trong giaiđoạn tới (4) Kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của các

cấp chính quyền (5) Tiếp tục thực hiện phương châm: phát triển toàn diện, tập trungvào những khâu đột phá; khơi dậy và phát huy nội lực bằng sự đoàn kết nhất trí cao, sự

đồng thuận trong xã hội vì sự nghiệp phát triển kinh tế biển cũng như toàn bộ nền kinh

tế của huyện [29]

Kinh nghiệm của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Những năm qua, nhờ phát huy nội lực, kinh tế Phú Vang phát triển theo chiều

hướng tích cực Khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, góp phần

quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nông nghiệp Diện tíchnuôi trồng thủy sản toàn huyện là 2.258 ha Năng suất nuôi chuyên tôm bình quân đạt1,47 tấn/ha Giá trị bình quân tăng từ 57 triệu đồng/ha (năm 2005) lên 80 triệu đồng/ha

(năm 2010) Tổng số tàu thuyền khai thác biển là 1.124 chiếc, trong đó có gần 200

chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất 90 CV trở lên Sản lượng khai thác bình quânhằng năm đạt 15.511 tấn; riêng năm 2010 ước đạt 16.500 tấn, tăng 3.722 tấn so năm

2005 Vùng ven biển và hệ đầm phá của huyện Phú Vang là khu vực đang phát triển

theo hướng CNH, HÐH gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới Trên cơ sở đó,

huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ cho cácthành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ Ðầu tư kết cấu hạ tầng, điện,

đường, trường, trạm theo hướng kiên cố hóa, tầng hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững, chủ động phòng, tránh, cứu hộ cứu nạn trong bão, lũ [33]

Ðể kinh tế biển, đầm phá Phú Vang phát triển bền vững, các cấp, các ngành tronghuyện đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế đầu tư pháttriển Trong đó: (1) Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tếtập thể theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ; (2) Tăng

cường hơn nữa chính sách đầu tư và vay vốn ưu đãi cho người dân vùng ven biển, đầmphá có điều kiện đầu tư đóng mới, cải hoán tàu thuyền có công suất lớn khai thác vùng

xa bờ; (3) Mở rộng các dịch vụ hậu cần nghề cá có quy mô lớn để đẩy nhanh tốc độphát triển ngành thủy sản; (4) Nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, tạo nên môi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, kích thích sản xuất hạn chế tình trạng tưthương ép giá; (5) Tập trung cải thiện cơ sở vật chất du lịch, nâng cao chất lượng dịch

vụ đi đôi với tôn tạo và bảo vệ môi trường cảnh quan, hình thành tuyến du lịch đầmphá, du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa; (6) Nâng cao cơ sở văn hóa, bảo tồn và pháttriển các lễ hội truyền thống, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên

1.2.2 Bài h ọc kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Th ứ nhất, về mặt tư duy, nhận thức.

Chúng ta cần phải khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của biển đối vớiquá trình phát triển KT – XH của đất nước, của địa phương, ý thức về biển phải đượctất cả các cấp, các ngành, các cấp ủy Đảng và chính quyền trong huyện quan tâm

thường xuyên Phát triển kinh tế biển ở huyện Phú Lộc là ngành không những khaithác được lợi thế, thế mạnh biển của huyện, mà còn là ngành bao gồm nhiều ngành

nghề lĩnh vực khác nhau tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động, đóng góp lớn vàongân sách

Người dân - một nhân tố vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tếbiển huyện Phú Lộc, ý thức về biển phải thể hiện sâu sắc trong khai thác đi liền vớibảo vệ tài nguyên, môi trường biển Thực hiện tốt những chủ trương, chính sách pháttriển kinh tế biển của địa phương, chung tay, góp sức cùng các cấp, các ngành sử dụng

và bảo tồn tài nguyên biển một cách hiệu quả

Trong tư duy quy hoạch tổng thể cần lựa chọn những ngành có hiệu quả KT –

XH cao và ít tác động đến môi trường, tính toán từ ban đầu việc giải bài toán tổng thể

để tránh làm nảy sinh mâu thuẫn lợi ích trong quá trình phát triển Xây dựng mộtkhung chương trình, chiến lược toàn diện về tài nguyên và môi trường biển để làm nền

tảng cho mục tiêu phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững

Th ứ hai, về lĩnh vực đầu tư

Xây dựng, hình thành được một hệ thống các sản phẩm có tầm chiến lược, có sứccạnh tranh cao trong các ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh, sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho kinh tế đối ngoại phát triển, tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế, đó là nhiệm

vụ, yêu cầu mà huyện Phú Lộc cần tập trung chỉ đạo, đầu tư trong quá trình phát triểnkinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng

Cần thay đổi chính sách đầu tư theo hướng tập trung, hiệu quả, tránh đầu tư dàntrải, kém hiệu quả Tập trung đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

đại hóa thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường tại các

xã ven biển cũng như tiến đến toàn huyện để thu hút vốn đầu tư, thu hút các thànhphần kinh tế tham gia quá trình phát triển kinh tế biển Đầu tư hơn nữa vào các ngành,các lĩnh vực mà huyện có lợi thế như dịch vụ cảng biển, du lịch biển nhằm phát huy tối

đa tiềm năng, lợi thế mà biển mang lại

Th ứ ba, về tổ chức quản lý và hỗ trợ của nhà nước

Cần tăng cường công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu, xác lập và quản lý hệthống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển để cung cấp kịp thờicác thông tin, dữ liệu chính xác cho công tác quy hoạch, hoạch định chính sách pháttriển kinh tế biển.Huyện cần tích cực hơn nữa trong việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm

từ đất liền thải ra biển, phòng ngừa ô nhiễm từ các hoạt động khai thác chế biến, nuôitrồng thủy hải sản ven biển Chủ động, tích cực phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứunạn, ứng phó với lụt bão, các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ ngư dân bám biến, phát triển sảnxuất, tăng năng suất, sản lượng khai thác, mua sắm ngư lưới cụ, hiện đại hóa phươngtiện đảm bảo hiệu quả, an toàn sản xuất Tăng cường thu hút, đào tạo, sử dụng và pháttriển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, đặc biệt là đào tạo các ngành kinh

tế biển trọng tâm, mũi nhọn của huyện Phát triển quá trình hợp tác quốc tế, mở cửa

cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao KH– CN

Xây dựng, triển khai sớm và hiệu quả các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vựckinh tế biển để các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Thay đổi quy trình, thủ tục

hành chính theo hướng hiện đại, một cửa tránh rườm rà, phức tạp Hoàn thiện hơn nữa

chính sách thu hút đầu tư, mở cửa hội nhập để thu hút tất cả các nguồn lực trong và

ngoài nước tham gia vào quá trình phát triển kinh tế biển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂNHUYỆN PHÚ

LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN PHÚ LỘC

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người, mật

độ dân số 187 người/km2[19] Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã

và 2 thị trấn

Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng

núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha.Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại

trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000ha;

có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương,

Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển du lịch

phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Nam Đông Thị trấn Phú Lộc là trung

tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế 45 km về phía Nam Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý

- kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhấtcủa khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km vềphía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam); có Cảng nước sâu Chân Mây là mộttrong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theoquốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan

và Myanma [28]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

2.1.1.3 Địa hình

Địa hình huyện Phú Lộc rất đa dạng chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Căn

cứ vào độ cao tuyệt đối và tương đối của địa hình, có thể chia địa hình huyện Phú Lộcthành các bậc địa hình như sau:

Núi trung bình: gồm dãy Bạch Mã - Hải Vân với độ cao tuyệt đối trên 750m và

độ cao tương đối trên 100m, diện tích 45,1km2, chiếm 6,2% diện tích huyện.Núi thấp:

có độ cao tuyệt đối 250 – 750m, độ cao tương đối trên 100m, có diện tích 128,1km2,chiếm 17,6% diện tích huyện Đồi: có độ cao 10 – 250m với diện tích 170,5km2,chiếm 23,4% diện tích huyện Đồng bằng: có độ cao địa hình từ 10m trở xuống vớidiện tích 269,2km2, chiếm 37% diện tích huyện Ngoài ra, còn có diện tích mặt nước(sông, hồ và đầm phá): 115,2km2, chiếm 15,8% diện tích huyện [16]

2.1.1.4 Thủy văn

Huyện Phú Lộc có các con sông chính là sông Nông, sông Truồi, sông Bù Lu vàsông Cầu Hai, cùng với nhiều khe suối nhỏ nên lượng nước khá phong phú Tuy nhiên,

do địa hình thượng nguồn quá dốc thường xảy ra xói lở bờ sông, vùng hạ lưu thấp

trũng nên nước mặn theo các cửa sông xâm nhập sâu vào đất liền, gây ra mặn tràn vàmặn ngấm Riêng vùng ven biển vào mùa khô thường bị thiếu nước Ngoài ra, ở PhúLộc còn có các đầm phá lớn như đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô với nhiều nguồn lợithủy sản

đến tháng XII và mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII Ngoài ra, đây là vùng khí hậu

có sự giao tranh giữa các khối khí, nên hàng năm thường xảy ra các loại thiên tai nhưbão, lụt và hạn hán… Đất đai huyện Phú Lộc phát triển trên một địa hình phức tạp, baogồm các loại đất chủ yếu: đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa ngòisuối, đất phù sa được bồi hàng năm… Phú Lộc là nơi giao lưu giữa hai luồng thực vật

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

từ phía bắc xuống và từ phía nam lên, có các kiểu thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới và ánhiệt đới.

2.1.1.6 Biển, bờ biển

Vùng biển Phú Lộc có độ sâu khá lớn, phù hợp với việc xây dựng các bến cảng,

đảm bảo việc lưu thông cho các loại tàu thuyền lớn Trong đó đã xây dựng và đưa vào

hoạt động Cảng nước sâu Chân Mây, tiến đến xây dựng thêm cầu cảng số 2, 3 đáp ứngnhu cầu neo đậu, xuất nhập hàng hóa của các con tàu siêu trường, siêu trọng

Biển Phú Lộc giàu có tài nguyên thủy hải sản với sản lượng lớn phong phú đadạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao Đồng thời hệ thống cửa biển, đầm phá ven biển,

nơi này còn có điều kiện rất thuận lợi để nuôi trồng các loài thủy sản nước mặn Có thể

phát triển mạnh đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản

Với hệ thống cửa biển Vinh Hiền, Chân Mây, Lăng Cô là các cửa biển thuộc loạilớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Lộc có điều kiện rất thuận lợi để phát triển đánh bắtnuôi trồng thủy sản, neo đậu tàu thuyền, phát triển dịch vụ hậu cần biển Bên cạnh đócòn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ điều tiết thủy văn, an ninh – quốcphòng mà lịch sử phát triển của huyện qua các thời kỳ đã minh chứng rất rõ

Huyện Phú Lộc có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: HàmRồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi chophát triển du lịch.Bờ biển Phú Lộc tương đối bằng phẳng, tương đối êm ả, cảnh quanthiên nhiên tại các bãi biển gần như được bảo tồn nguyên sơ Đây là một điểm nổi bậtthu hút khách du lịch đến tham quan, nghĩ mát, tắm biển

Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du khách, tại các bãi biển của huyện liêntục được quy hoạch, đầu tư qua các năm, đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của khách

du lịch, cũng như yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế biển.Các bãi biển, bãi tắm dulịch của huyện hầu hết nằm gần các trục đường giao thông chính, cũng như các đô thị,

khu dân cư đông đúc Tạo điều kiện tốt để phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ven

biển, phát triển dịch vụ du lịch cũng như phát triển hệ thống cảng biển Giải quyết vấn

đề thị trường, nguồn lao động, nguyên liệu cho quá trình phát triển kinh tế biển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Bên cạnh đó bờ biển Phú Lộc không chỉ dài mà còn khá rộng, ăn sâu vào đất liền.Tạo điều kiện cho việc xây dựng các khu Resort, nhà hàng, khách sạn với quy mô lớn;xây dựng các điểm công nghiệp ven biển như kho xăng dầu, các công ty thủy sản…

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế, cơ sở hạ tầng

Tổng GDP của huyện Phú Lộc năm 2014 đạt hơn 6.000 tỷ đồng tăng 6,1 so với

năm 2013; Tỷ trọng đóng góp của các khu vực kinh tế trong năm 2014 như sau: khu vực

nông lâm nghiệp và thủy sản là 16,78%; công nghiệp và xây dựng là 59,12% và dịch vụ

là 24,1 % [19;28] Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010- 2014 đạt gần 10%

Thời gian qua, huyện Phú Lộc đã thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến Có thể kể ramột số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai như: Dự án Khu phức hợp du lịch Lagunacủa Tập đoàn Banyan Tree, dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuếquan Sài Gòn - Chân Mây.Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh

mẽ Nhiều trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tưmới với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng Cônhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng Các điểm dulịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích phát triển như SuốiVoi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng được xúc tiến triển khai đầu

tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư.Có thể nói, từ khi Khu Kinh tế Chân

Mây – Lăng Cô hình thành, vùng động lực kinh tế phía nam này đã có bước phát triểnnhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh xây dựng, như đường sá, hệthống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình

đô thị hoá toàn huyện, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao

2.1.2.2 Đặc điểm dân cư, nguồn lao động

Dân số huyện Phú Lộc năm 2014 đạt 140.537 người với mật độ trung bình đạtgần 195 người/ km2thấp hơn 13,4 % mật độ dân trung bình của toàn tỉnh Thừa ThiênHuế và thấp hơn 28,6 % so với mật độ dân trung bình cả nước

Đặc điểm dân cư, lao động của các xã ven biển huyện Phú Lộc được thể hiện qua

bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Bảng 2.1: Dân số, lao động các xã ven biển huyện Phú Lộc năm 2013

Địa phương Diện tích

(km2)

Dân số trungbình (người)

Tỷ lệ lao

động trêntổng dân(%)

Ngu ồn: Phòng LĐTBXH và Niên giám thống kê năm2013

Bảng 2.1 cho thấy nguồn lực lao động tại các xã ven biển của huyện Phú Lộcchiếm hơn 50% tổng dân số, đặc biệt có xã Vinh Mỹ tỷ lệ lao động trên tổng số dân

đạt gần 60%, xã Lộc Bình đạt 58% Lực lượng lao động ngày càng tăng, trẻ hóa đây làđộng lực lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các ngành, nghề tại các địaphương này cũng như cung cấp nguồn lao động cho các địa phương, tỉnh thành khác

Với trình độ phát triển kinh tế biển hiện nay của huyện Phú Lộc, các ngành nghề còn

sử dụng nhiều lao động, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển cácngành nghề này

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện từ 2010 – 2014 đạt trên 10%, nhờ có cácchính sách kế hoach hóa gia đình các năm trở lại đây tỷ lệ này có xu hướng giảm.Huyện Phú Lộc đang phấn đấu trong năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%tổng số lao động toàn huyện Nguồn lao động dồi dào ở các xã ven biển nói riêng vàtoàn huyện nói chung là điều kiện thuận lợi, động lực để phát triển KT - XH Tuynhiên nguồn lao động quá dồi dào cũng là gánh nặng giải quyết việc làm, an sinh xãhội tại các địa phương này Đòi hỏi các cấp các ngành cần tạo điều kiện hơn nữa, đề racác chính sách thu hút vốn đầu tư để phát triển, mở rộng nhiều ngành nghề đặc biệt làphát triển kinh tế biển đáp ứng nhu cầu công ăn việc làm cho người lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

2.1.2.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội

Các địa phương trong huyện thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống như:

Lễ cầu ngư, Lễ hội đua thuyền, hát bội, đánh bài chòi, hoa đăng được duy trì qua các

năm, đây là một nét đẹp văn hóa rất đáng quý

Với nổ lực phấn đấu của các cấp và người dân, trên địa bàn huyện Phú Lộc nhiều

xã có tỷ lệ làng văn hóa đạt trên 80%, đặc biệt có xã ven biển Lộc Vĩnh 100% làngtrong xã là làng văn hóa Tình cảm gia đình, dòng họ, làng xã trong toàn huyện đượcduy trì, mang đậm nét văn hóa Á Đông của người Việt.Sự nghiệp giáo dục được quan

tâm đầu tư, nhiều quỹ khuyến học được thành lập, 100% trẻ trong độ tuổi được đếntrường, nhiều trường học khang trang, hiện đại được xây dựng, tỷ lệ đậu vào cáctrường đại học, cao đẳng ngày càng cao Công tác chính sách xã hội, đào tạo nghề, giải

quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội được thực hiện tốt Sự nghiệp y tế chuyểnbiến tích cực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt

hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Tỷ suất sinh giảm còn 14,71%; tỷ lệ

phát triển dân số tự nhiên 10,1%; tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 18,7%; tỷ lệ trẻ em dưới 5tuổi suy dinh dưỡng còn 9,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 4,85%

AN – QP được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữvững Công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn ngày càng được quan tâm Hệthống chính trị ở cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn và hoạt động có hiệu lực vàhiệu quả

2.1.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội đối với việc phát triển

kinh t ế biển ở huyện Phú Lộc

2.1.3.1 Thuận lợi

Thứ nhất, với bờ biển dài trên 65 km và khoảng 11.000 ha diện tích đầm phá,nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng và có sản lượng, giá trị lớn huyện Phú Lộc

có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản

Thứ hai, biển ưu đãi cho huyện Phú Lộc hàng loạt cảng quang thiên nhiên, cảnhquang du lịch, bãi tắm đẹp như Vịnh Lăng Cô, bãi tắm Cảnh Dương, bãi Cù Dù, bãiVinh Hiền… Không chỉ mang tầm địa phương mà còn có giá trị du lịch mang tầm khu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

vực và quốc tế Du lịch biển được đánh giá là mũi nhọn kinh tế, đã và đang phát triểnmạnh mẽ tại huyện Phú Lộc

Thứ ba, cùng với đó với vị trí thuận lợi, cảng nước sâu Chân Mây được thành lập

và đưa vòa hoạt động đã làm thay da đổi thịt bộ mặt kinh tế phía Nam của huyện, đóng

góp ngày càng cao vào nền kinh tế Trong thời gian tới, với sự ưu đãi của biển cảng

ngày càng được mở rộng, hứa hẹn sẽ phát triển mạnh hơn nữa

Thứ tư, với việc xây dựng hầm đường bộ Hải Vân và mới đây là hầm qua đèo

Phú Gia, Phước Tượng, giao thông đi lại thuận lợi hơn Tạo điều kiện thuận lợi cho

việc vận chuyển hàng hóa, vận chuyển khách du lịch, thu hút vốn đầu tư vào các lĩnhvực kinh tế biển Đồng thời cơ sở hạ tầng được cải thiện theo hướng ngày càng đồng

bộ, hiện đại góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển

Thứ năm, nguồn lao động tại địa phương dồi dào, trình độ ngày càng được nângcao, ý thức trách nhiệm trong công việc, ý thức kỷ luật được đảm bảo Đây là lợi thếrất lớn trong quá trình phát triển kinh tế biển của huyện Phú Lộc mà ít có huyện nào có

được

Thứ sáu, an ninh chính trị, xã hội được đảm bảo, ý thức pháp luật của người dânngày càng cao giúp cho quá trình phát triển KT – XH, AN – QP của huyện Phú Lộc

ngày càng được đảm bảo chắc chắn Người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm để

phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển

2.1.3.2 Khó khăn

Một là, mặc dù được nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, hàng năm biển Phú Lộc vẫnphải hứng chịu 2 – 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt ngập úng Đây là trở ngại rấtlớn, gây ra nhiều thiệt hại về người và của cho các xã ven biển Đặc biệt là với những

người dân sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản

Hai là, máy móc, phương tiện kỹ thuật của người dân trong các lĩnh vực kinh tếbiển còn nhiều hạn chế, còn chủ yếu dựa vào sức người, làm cho năng suất, hiệu quảsản xuất chưa cao

Ba là, trình độ dân trí đã được nâng cao nhưng còn chậm, số lượng lao động qua

đào tạo nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu, yêu cầu của các ngành kinh tế biển Đời sốngTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 14/11/2016, 20:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. PGS.TS. Vũ Văn Phúc (2011), “Phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh duyên hải miền trung”, Tạp chí cộng sản, (58) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tếbiển, đảo gắn với bảo đảmquốc phòng, an ninhởcác tỉnh duyên hải miền trung
Tác giả: PGS.TS. Vũ Văn Phúc
Năm: 2011
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/09/2007 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội Khác
2. Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương (2007), Các nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Ban giám đốc cảng Chân Mây (2014) Phương án cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên cảng Chân Mây Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998) Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
8. Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (19/11/2012) Nghị quyết 15-NQ/TU về phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020 Khác
9. Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (2010) Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, Thừa Thiên Huế Khác
10. Đảng bộ huyện Phú Lộc (2010) Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015) Khác
12. Phan Thị Thu Hà (2011) Phát triển kinh tế biển thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế Khác
13. Nguyễn Thị Hương (2011) Phát triển kinh tê biển ở thành phố Đà Nẵng theo hướng, CNH, HĐH, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế Khác
14. Bùi Sỹ Sâm (2013) Phát triển kinh tế biển ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế.Trường Đại học Kinh tế Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w