Trong những năm đầu đổi mới, sản xuất nông nghiệp của nước ta xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, dựa trên thói quen và những kinh nghiệm truyền thống, không gắn với thị trường. Qua giai đoạn đổi mới vừa qua, nền sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển trên mọi mặt, từng bước chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Vấn đề đặt ra đối với sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là khả năng tiêu thụ sản phẩm. Thực trạng trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng lớn nhất vẫn là tình trạng dư thừa hàng nông sản, giá cả ngày càng giảm dẫn tới tình trạng không đủ bù đắp chi phí, gây thiệt hại lớn cho nông dân và cho cả nền kinh tế.
GIỚI THIỆU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm đầu đổi mới, sản xuất nông nghiệp của nước ta xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, dựa trên thói quen và những kinh nghiệm truyền thống, không gắn với thị trường Qua giai đoạn đổi mới vừa qua, nền sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển trên mọi mặt, từng bước chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Vấn đề đặt ra đối với sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là khả năng tiêu thụ sản phẩm Thực trạng trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng lớn nhất vẫn là tình trạng dư thừa hàng nông sản, giá cả ngày càng giảm dẫn tới tình trạng không đủ bù đắp chi phí, gây thiệt hại lớn cho nông dân và cho cả nền kinh tế.
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nông nghiệp, chúng ta chỉ xuất khẩu chủ yếu là gạo ra thế giới Ngày nay, Việt Nam chú trọng phát triển cây ăn trái, tạo ra nhiều thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng đến bạn bè thế giới Hầu hết, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) - nơi thuận lợi trồng cây ăn trái nhất ở Việt Nam, được phổ biến trồng những cây ăn trái đặc sản góp phần tăng sản lượng xuất khẩu Điển hình, khóm Cầu Đúc ở thị xã Vị Thanh - Hậu Giang, bưởi Năm Roi của hợp tác xã Mỹ Hoà– Vĩnh Long, vú sữa Lò Rèn – Tiền Giang,…với diện tích trồng và đạt sản lượng lớn Tuy nhiên, hiện nay bưởi cũng được trồng ở bảy tỉnh ĐBSCL Trong đó, Hậu Giang là tỉnh rất thuận lợi trồng cây ăn trái, nơi đây nổi tiếng với bưởi Năm Roi và khóm Cầu Đúc Tuy nhiên, hệ thống sản xuất và kênh phân phối sản phẩm bưởi Năm Roi đang tồn tại một số điểm yếu Do thực trạng sản xuất manh mún, chất lượng bưởi không đồng đều, thiếu kiến thức thị trường và khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin thị trường cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch yếu kém, Hiện nay, thị trường cho bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang vẫn có, nhưng người dân trồng bưởi chưa gắn kết được, do chưa có kế hoạch sản xuất rõ ràng Do đó, việc xây dựng chiến lược xuất là rất cần thiết trong tình hình hiện nay Ngoài việc chuẩn bị kế hoạch sản xuất,chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, khoanh vùng thành từng khu để xử lý ra trái theo từng tháng đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời theo hợp đồng thì vấn đề xây dựng một kênh phân phối bưởi hiệu quả là rất cần thiết Vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra là nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang” nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ cho bưởi Năm Roi, góp phần phát triển nông sản Hậu Giang cũng như góp phần tăng sản lượng tiêu thụ nông sản của Việt Nam.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
1 Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang.
Phân tích kênh tiêu thụ sản phẩm bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang và sự liên kết giữa các tác nhân trong kênh. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm RoiPhú Hữu - Hậu Giang
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn thực hiện tại huyện Châu Thành - Hậu Giang.
Thời gian nghiên cứu đề tài là 3 tháng từ ngày 02 tháng 02 năm 2009 đến ngày
SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Hứa Thị Thía, 2006: “Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện Chợ Mới tỉnh An Giang” Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất hoa màu và tình hình tiêu thụ hoa màu hiện nay thông qua phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân sản xuất hoa màu và 10 thương lái, bạn hàng xáo Đề tài sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được Kết quả điều tra cho thấy một số tồn tại như đối với nông dân thì thiếu vốn sản xuất, đối với thương lái thì thiếu vốn mua bán; bà con nông dân và thương lái chưa biết nhiều về rau an toàn Kết quả này cũng là cơ sở để đưa ra kết luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu của huyện Chợ Mới cũng như đề ra những giải pháp cụ thể đối với từng đối tượng trong kênh tiêu thụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa màu trong quá trình sản xuất cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ cho huyện.
- Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, Lưu Thanh Đức Hải, 2005:
“Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”: Đề tài tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây Việt Nam, các chính sách, thể chế của Chính phủ và các cơ quan quản lý ảnh hưởng đến việc phân phối sản phẩm trái cây của Đồng Bằng Sông Cửu Long Đề tài sử dụng mô hình SCP kết hợp cách tiếp cận kênh marketing và sự phân chia giá trị tạo ra giữa các thành viên trong kênh Xác định giá mua/sản xuất, giá bán, chi phí marketing, lợi nhuận biên, tỷ suất lợi nhuận của các tác nhân trong kênh marketing cam Nghiên cứu này chưa thể đưa ra kết luận được về sự phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong kênh là hiệu quả hay chưa nhưng những dữ liệu thu thập được nói lên rằng có sự chênh lệch không nhỏ giữa các thành viên này.
- Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam: “Phân tích chuỗi giá trị bưởi Năm Roi Vĩnh Long” Đề tài phân tích tình hình kinh tế, nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long trong việc phát triển và trồng trọt cây bưởi Năm Roi Nêu lên khó khăn khách quan và chủ quan của từng tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Năm Roi và đưa ra hướng khắc phục Chuỗi giá trị bưởi Năm Roi có ba kênh tiêu thụ, kênh quan trọng là kênh từ nông dân, thương lái, người bán sỉ, người bán lẻ và người tiêu dùng chiếm 80% nghiệp, siêu thị hoặc xuất khẩu chiếm 7% và kênh từ nông dân đến người tiêu dùng chiếm 10% Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích chi phí, lợi nhuận đạt được của mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Năm Roi Kết quả nghiên cứu cho thấy, thương lái là một tác nhân kiếm được lợi nhuận khá cao và ổn định dù thị trường trái cây thường hay biến động và nông dân có thu nhập cao hơn so với việc trồng lúa hay canh tác các sản phẩm trái cây khác tại tỉnh.
- Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng, 2006: “Phân tích ngành hàng bưởi tại tỉnh Bến Tre”: Báo cáo này đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp mà trong đó nhấn mạnh đến tình hình kinh tế của nông hộ, tình hình đầu tư các yếu tố phục vụ sản xuất Đề tài sử dụng phương pháp chuỗi giá trị để phân tích chi phí, lợi ích của mỗi tác nhân Quyết định ai sẽ là người hưởng lợi và lợi nhuận đó đạt đến mức độ nào Đề tài phân tích ma trận SWOT, xác định thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bưởi Da Xanh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tiêu thụ bưởi Da Xanh.
GVHD: TS Mai Văn Nam 4 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI (Market Channels)
Nông hộ : Theo Ellis (1993), nông hộ được định nghĩa như hộ mà các hoạt động của họ gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp.
* Thương lái: là tên gọi dân gian, được ghép bởi hai từ: thương nhân và lái buôn.
- Thương nhân: là người làm nghề buôn bán.
- Lái buôn: là người chuyên nghề buôn bán và buôn bán đường dài.
Hàng xáo: là người làm nghề mua bán lúa hoặc một số loại nông sản khác
* với số lượng không lớn, vì gần gũi với nông dân nên còn được gọi là “bạn hàng xáo”.
2.1.2 Lý thuyết về thị trường nông sản
Thị trường nông sản là tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó người bán và người mua trao đổi được các hàng hoá nông sản và các dịch vụ cho nhau.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của thị trường nông sản
- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương và người tiêu dùng ở nông thôn.
- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương, người bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị.
- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến không ở địa phương, người bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị.
* Hill và Insergent: mô tả tổng quát một dây chuyền phân phối nông sản như sau:
Hình 2.1 DÂY CHUYỀN PHÂN PHỐI
Theo mô tả trong Hình 2.1, hàng triệu người sản xuất bán sản phẩm của mình cho một số ít thương nhân, những người này thực hiện chức năng là mua gom các món hàng nhỏ lại thành những lô hàng lớn bán lại cho người bán buôn hoặc chế biến Số người chế biến và bán buôn ít hơn rất nhiều so với người thu gom, và phía cuối dây chuyền mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều người bán lẻ và cuối cùng đến hàng triệu người tiêu dùng.
SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về hình thức
Do sức ép của công nghiệp người tiêu dùng cần những sản phẩm dưới hình thức “gần như hoàn thành” hoặc “hoàn thành” không phải qua nấu nướng Như vậy, lĩnh vực thị trường (marketing nông sản) tạo ra giá trị thêm vào đối với nông sản.
2.1.3 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm
Lưu thông phân phối hàng hóa là khâu nối kết sản xuất với tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau Trong nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động lưu thông phân phối càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú Đối với các doanh nghiệp nói chung, các trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng, việc lựa chọn các kênh phân phối thích hợp với sản phẩm kinh doanh của mình, tổ chức sử dụng có hiệu quả các kênh đó được coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lược Marketing – Mix.
Hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện thông qua các kênh phân phối Đó là tổng hợp các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Hay nói khác đi kênh phân phối hàng hóa là tập hợp của các doanh thể gắn kết với nhau trong việc tổ chức kinh doanh dịch vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất tới thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu Như vậy, trên kênh phân phối nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là các nhà trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới, nhà chế biến, nhà phân phối….
Nhà bán buôn là các doanh nghiệp thương nghiệp lớn, tập trung lượng hàng nhiều từ các nhà sản xuất hoặc từ những nhà cung ứng hàng nhập khẩu và tiến hành thực hiện bán, phân phối những hàng hóa đó cho các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất công nghiệp.
Nhà bán lẻ phần đông là những người buôn bán nhỏ thường mua hàng trực tiếp từ những người sản xuất hoặc nhận hàng từ các nhà bán buôn rồi đem bán trực tiếp hoặc lâu dài thì xuất hiện những nhà bán lẻ lớn trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất và nhà cung ứng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Nhà phân phối công nghiệp là doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh phân phối trên thị trường công nghiệp Nó phù hợp với tính kế hoạch cân đối chặt chẽ trong sản xuất công nghiệp, với số lượng người sử dụng hàng công nghiệp và số lượng hàng cần mua đã được xác định. Đại lý và môi giới là hai chủ thể trung gian phụ trợ tham gia trong kênh phân phối nhưng không phải là những pháp nhân kinh doanh Đại lý là người được nhà sản xuất ủy quyền bán hàng theo giá do nhà sản xuất quy định và được hưởng hoa hồng theo số lượng bán, theo doanh thu, không cần bỏ vốn và hạch toán lỗ lãi như đơn vị kinh doanh độc lập Còn môi giới có chức năng chỉ trỏ dẫn môi giới cho người bán và khách hàng gặp nhau, tiến hành giao dịch thương mại và được hưởng một khoản tiền thưởng của bên mua hoặc bên bán.
Các khâu trung gian này nối kết với nhau theo trình tự và chắp nối hai đầu với người sản xuất và người tiêu dùng tạo thành kênh phân phối mà trên đó hàng hóa được vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng tiêu dùng cuối cùng.
2.1.4 Vai trò của kênh phân phối và các trung gian
Kênh phân phối và các trung gian xuất hiện và phát triển gắn liền với kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường Sự phân công lao động xã hội càng cao, chuyên môn hóa sản xuất càng sâu thì sự cách biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng càng lớn về địa điểm, thời gian và số lượng sản phẩm cần đáp ứng Do quan hệ cung ứng trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng khó thực hiện, trở nên tốn kém và hạn chế các nhà sản xuất mở rộng qui mô, kìm hãm nền kinh tế phát triển Chính cuộc sống kinh tế - xã hội đã dần lựa chọn cho mình phương thức kết hợp gián tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng bằng cách thông qua các kênh phân phối sản phẩm có các chủ thể tham gia Nhìn vẻ ngoài các kênh phân phối hình như càng làm tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng, làm cho giá trị hàng hóa tăng thêm, nhưng thực tế đó là phương thức tiến bộ, thiết yếu và đưa lại cho xã hội cũng như người sản xuất và người tiêu dùng nhiều lợi ích hơn Nhờ thông qua
GVHD: TS Mai Văn Nam 8 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu các trung gian mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng được giảm thiểu nhiều lần từ đó đã đưa lại:
Tiết kiệm được nhiều thời gian cho người sản xuất, người tiêu dùng và toàn Đối với người sản xuất, mối quan hệ làm rõ chỉ còn tập trung vào một số trung gian khách hàng của mình, nhờ đó họ nắm được tổng hợp và cụ thể cầu thị trường (khách hàng) về số lượng chất lượng và giá cả của sản phẩm để tiến hành sản xuất thích ứng với thị trường.
- Còn người tiêu dùng qua các chợ, các cửa hàng, các hãng họ được quan sát nhiều loại mặt hàng, chọn lựa những mặt hàng cần thiết và ưu thích mà không phải mất công tìm kiếm.
- Các chủ thể tham gia, các nhà buôn chuyên hoạt động trong khâu lưu thông luôn hiểu rõ những mong muốn, những nhu cầu thực sự của số đông người mua, nắm chắt được khả năng và thế mạnh của người sản xuất và thấy được những ách tắc trong phân phối vận động hàng hóa Nhờ đó họ không ngừng cải tiến cung cấp buôn bán của mình như đặt hàng với người sản xuất, xúc tiến bán với khách hàng, cải tiến cơ cấu tổ chức và cách quản lý hoạt động trong công ty, doanh nghiệp và cửa hàng.
- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từng kênh và cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển, vừa tăng được tổng cung hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của xã hội vừa kích thích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lượng cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ, đồng thời giúp cho cung và cầu được nhanh chóng gặp nhau phù hợp với nhau, cuối cùng góp phần làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HẬU GIANG
Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2009
Năm 2009 là năm có ý nghĩa rất quan trọng tạo điều kiện để giành thắng lợi kế hoạch năm năm 2006-2010 trên lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm năm của Tỉnh và kết quả rà soát quy hoạch nông nghiệp nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2009 cụ thể như sau:
Tiếp tục xây dựng nhằm từng bước hình thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, có quy mô lớn, có chất lượng, bền vững và đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
- Xây dựng nông thôn mới có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, có kết cấu hạ tầng phát triển, đời sống nông dân được nâng cao.
Từng bước hình thành các loại hình doanh nghiệp nông thôn, các hợp tác xã,-
3.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2009
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 4-5%
Tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng 5-6%
Tỷ trọng chiếm: 36,58% (giảm 3,76% so năm 2008)
Tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản bình quân trên 1 ha đất canh tác lên trên 50 triệu đồng/ha, phấn đấu đạt lợi nhuận bình quân trên 40%; Nâng cao mức sống của người dân khu vực nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người nông thôn đạt trên 5 triệu đồng/người/năm.
- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, rau màu, chăn nuôi làm tiền đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho những năm sau.
Củng cố và từng bước phát triển các loại hình hợp tác hóa nông nghiệp trên
- các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung khép kín.
- Nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên 65%, tăng thêm 2% so năm 2008 (theo tiêu chí mới).
* Chỉ tiêu sản xuất nông - lâm - thủy sản:
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng: 186.000 ha, trong đó diện tích lúa cao
SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
- Chăn nuôi: Đàn trâu 1.897 con, đàn bò 3.083 con, tăng 10% so năm 2008; đàn heo 205.000 con, tăng 45% so năm 2008; đàn gia cầm 3,5 triệu con, tương đương năm 2008.
Lâm nghiệp: Trồng cây phân tán 2,5-3 triệu cây lâm nghiệp các loại.
Thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản 13.000 ha, bao gồm diện tích nuôi ruộng trũng 5.870 ha, diện tích nuôi ao, mương: 7.130 ha, trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh: 1.386 ha Tổng sản lượng thủy sản 109.000 tấn (sản lượng tôm: 44 tấn), trong đó: nuôi trồng 105.000 tấn (cá tra: 40.000 tấn).
3.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn đầu tư khác
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn theo dự kiến: 288.142 triệu đồng bao gồm: vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu,…được bố trí và thực hiện vào đầu năm để phát huy hiệu quả phục vụ cho sản xuất Tuy nhiên, tổng mức kế hoạch vốn phân bổ năm 2009 cho ngành Nông nghiệp và PTNT là 47.523 triệu đồng, đạt 16,5% nhu cầu kế hoạch.
3.3.4 Các giải pháp thực hiện Để hoàn thành tốt chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang kế hoạch năm 2009, đồng thời tạo tiền để phát triển nhằm hoàn thành kế hoạch năm năm 2006-2010 và Nghị quyết Trung ương 7 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT đề ra các giải pháp chính như sau:
1 Triển khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao Tập trung chỉ đạo việc giao kế hoạch ngay từ đầu năm 2009 cho các địa phương, đơn vị Tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản Tiếp tục đẩy mạnh công tác giống, khuyến nông, khuyến ngư thông qua nhiều giải pháp cụ thể để người dân có điều kiện áp dụng để sản xuất có hiệu quả, chất lượng cao, tăng thu nhập Nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân nhất là các tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng nhiều kênh thông tin thiết thực Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như:
PHÂN TÍCH HI Ệ U QU Ả S Ả N XU Ấ T C Ủ A BƯ Ở I NĂM ROI PHÚ H Ữ U T Ỉ NH H Ậ U GIANG
PHÂN TÍCH HI Ệ U QU Ả S Ả N XU Ấ T B Ư Ở I NĂM ROI C Ủ A NÔNG H Ộ Ở Đ Ị A BÀN NGHIÊN C Ứ U
TỈNH HẬU GIANG 4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG 4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ
Qua khảo sát nông hộ ở huyện Châu Thành – Hậu Giang cho thấy kinh nghiệm trồng bưởi Năm Roi của nông dân trung bình 10 năm, cao nhất là 24 năm và thấp nhất là 6 năm, nhưng kinh nghiệm có được của các nông hộ chủ yếu là tự đúc kết từ thực tế trồng và hàng xóm Những thành viên trồng bưởi trong nông hộ có độ tuổi trung bình là 47 tuổi, cao nhất là 68 tuổi và thấp nhất là 28 tuổi Diện tích trồng bưởi trung bình của địa bàn nghiên cứu khá cao khoảng 6.500 m 2 , cao nhất là 27.000m 2 và thấp nhất là 1.500m 2
Bảng 4.1 NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NÔNG DÂN TRỒNG BƯỞI
Giá trị lớn Giá trị trung Giá trị nhỏ
Thông tin cơ bản nhất bình nhất
Kinh nghiệm trồng bưởi (năm)
PHÂN TÍCH KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ
5.1.1 Tình hình chung về tiêu thụ nông sản
Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả trong thời gian đã có nhiều chuyển biến đáng kể: tổng diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả tăng mỗi năm, chủng loại đa dạng và phong phú hơn, có nhiều loại cây ăn quả tham gia xuất khẩu, trong đó có nhiều cây ăn quả đặc sản, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, một số mô hình sản xuất được công nhận EurepGAP và có khả năng nhân rộng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả cũng còn không ít tồn tại: diện tích sản xuất từng loại cây ăn quả còn nhỏ lẻ, không tập trung, chất lượng quả không đồng đều, quản lý giống chưa chặt chẽ, thất thoát sau thu hoạch còn cao, công nghệ bảo quản còn hạn chế, thiết bị chế biến chưa tiên tiến, tiêu thụ nội địa là chính, lại bị canh tranh bởi trái cây nhập khẩu, hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ còn nhiều hạn chế, xúc tiến thương mại còn chậm và thiếu đa dạng, xuất khẩu tăng nhưng chưa bền vững, Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành cây ăn quả có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn: áp lực cạnh tranh đối với sản phẩm cây ăn quả càng gay gắt hơn do hàng trái cây ngoại nhập tràn vào nước ta với nhiều chủng loại chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, bảo quản tốt đã làm cho trái cây trong nước bị cạnh tranh ngay tại sân nhà.
Vì vậy, để cây ăn quả có thể phát triển bền vững, hội nhập được với thị trường khu vực và thế giới, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương, phát huy vai trò của các doanh nghiệp và sự nỗ lực vươn lên của bà con nông dân.
GVHD: TS Mai Văn Nam 42 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
Trong năm 2008, 100% bưởi Phú Hữu được tiêu thụ nội địa, chủ yếu được các thương lái bán cho các vựa ở Quận 4 – Tp.HCM và vựa ở Cái Răng – Cần Thơ, sau đó các vựa này bán cho các siêu thị ở Cần Thơ và Tp.HCM (siêu thị METRO), các doanh nghiệp và các đại lý ở các tỉnh ĐBSCL Sản lượng bưởi đặc sản hiện nay của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa, giá cả biến động, chất lượng không đồng đều, thiếu đầu ra cho sản phẩm Chính vì vậy, cần có sự liên kết của các thành viên trong kênh marketing bưởi từ người sản xuất đến người tiêu thụ.
Nông dân ở địa phương vẫn bán bưởi theo cách truyền thống Bán mão, bán thiên (đếm trái trả tiền), chiếm 65,4% sản lượng Trước mùa thu hoạch bưởi, nông dân thỏa thuận bán mão toàn bộ sản phẩm trong vườn cho thương lái Vào những dịp thị trường đang hút hàng, hình thức bán này được thương lái đặc biệt ưa chuộng. Nông dân bán theo kg hay bán chục (14 trái) Cách này chiếm khoảng 34,6% sản lượng Gần đây, hình thức này khá phổ biến, đặc biệt khi bưởi được thu hoạch vào mùa nghịch hoặc mùa Tết Với cách thức buôn bán này người nông dân trồng bưởi có thể bán theo giá cạnh tranh trên thị trường nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ những sản phẩm chất lượng thấp còn tồn đọng lại.
Nhìn chung, quan hệ buôn bán giữa nông dân và thương lái tương đối tốt Điều này cũng dễ hiểu bởi như đã nói ở trên sản lượng cung ứng bưởi luôn nhỏ hơn nhu cầu của thị trường, vì vậy thương lái phải mua bán trong một môi trường cạnh tranh cao Hầu hết thương lái tự đến vườn của nông dân để đặt mua Thương lái ở địa phương khá uy tín, họ tự thu hoạch và tự vận chuyển. Ở hai hình thức bán mão, bán theo kg hay theo chục thương lái thường ứng tiền trước cho nông dân chiếm 66,7%, trả trước toàn bộ chiếm 26,7%, còn 6,7% trả tiền sau.
Bảng 5.1 HÌNH THỨC THANH TOÁN
Tỷ lệ (%) trả lời đối với các tác nhân trong kênh Thương lái
Trả bằng tiền mặt Ứng tiền trước
Trả sau một thời gian
5.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bưởi Năm Roi
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bưởi thì trong đó có các yếu tố khách quan và chủ quan như kích cỡ bưởi, chất lượng bưởi, màu sắc, thị trường tiêu thụ, mùa vụ, các loại trái cây khác,…
Mỗi người tiêu dùng có quan điểm về chất lượng các loại trái cây khác nhau, người thì thích mùi vị của bưởi, người thì thích độ ngọt hay hình dáng và kích cỡ, Yếu tố chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đến việc tiêu thụ bất kỳ một loại trái cây nói chung và đối với bưởi nói riêng Qua khảo sát các tác nhân trong kênh tiêu thụ bưởi thì đa phần cho rằng chất lượng của bưởi được quyết định bởi kích cỡ của trái bưởi chiếm 39,1%, kế đến là hình dáng bên ngoài của trái bưởi chiếm 34,8%, sau đó mới đến độ ngon ngọt và bưởi không có hạt.
Bảng 5.2 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI
Tỷ lệ % trả lời của tác nhân trong kênh
SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
Sản lượng bưởi cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu thụ bưởi. Trong năm, những tháng nghịch mùa giá bưởi tương đối cao nhưng việc tiêu thụ bưởi lại khá dễ dàng, cho dù bưởi chất lượng không được tốt, kích cỡ nhỏ, hình dạng không được đẹp Ngược lại, vào vụ chính của bưởi, trái bưởi to đẹp và chất lượng tốt nhưng giá bưởi lại thấp việc tiêu thụ lại gặp khá nhiều khó khăn.
Ngày nay, với kỹ thuật canh tác mới, nông dân trồng bưởi có thể kiểm soát được thời gian cho trái của bưởi để có thu nhập cao hơn Bưởi chính vụ là khoảng tháng 7 - 9, bưởi nghịch mùa cho trái khoảng tháng 2 - 4 và dịp Tết Bưởi nghịch mùa chất lượng không đạt được như chính vụ và năng suất thấp hơn, nhưng vì giá bán vào thời điểm này cao hơn nên nông dân có thu nhập cao hơn Tuy quả bưởi trái mùa không đẹp, năng suất không cao nhưng đổi lại giá bán rất hấp dẫn được các thương lái vào tận vườn tìm mua Theo các hộ nông dân trồng bưởi nhiều năm ở huyện cho biết nếu biết cách xử lý cho bưởi ra quả trái mùa thì trong suốt 1 năm, mỗi ha bưởi có thể thu hoạch được hai vụ: đúng mùa vụ và trái mùa với năng suất cả hai vụ trên dưới 20 tấn quả, thu nhập khoảng 200 triệu đồng Đây đang là mô hình sản xuất lý tưởng mà nhiều nông dân ở hợp tác xã trồng bưởi Năm Roi Phú Thành thuộc ấp Phú Lễ A đang áp dụng mang lại hiệu quả Đây cũng là mô hình trồng cây ăn quả chuyên canh có thu nhập rất cao được ngành nông nghiệp Hậu Giang giới thiệu và nhân rộng ra các địa phương khác thực hiện.
Hiện nay, giá một chục bưởi (14 trái) trái mùa tại vườn, người dân bán được 120.000 đồng, cao hơn gấp đôi quả bán đúng mùa Tại xã Phú Hữu và Phú Hữu A của huyện Châu Thành hiện có hàng chục hộ dân đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để xử lý cho bưởi ra "trái mùa; nghịch vụ" Hiện tại bưởi trái mùa đang cho thu họach với năng suất 4 đến 5 tấn trái/ ha.
Giá bán mão, thiên trung bình tại vườn khoảng 5,5 triệu/thiên
Giá bán theo kg: Loại 1: 1,2kg - 2kg khoảng 5.500đ - 7.000đ trên 40% tổng sản lượng; Loại 2: 800g - Thương lái -> Vựa, bán sỉ -> Bán lẻ -> Người tiêu dùng. Đây là kênh chính, chiếm 99% lượng bưởi tiêu thụ tại Phú Hữu Kênh còn lại là kênh: Nông dân -> Bán lẻ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể.
Nông dân trồng bưởi chủ yếu bán cho thương lái đại phương chiếm 66,13%, 32,9% lượng bưởi nông dân bán cho thương lái ngoài tỉnh (thương lái đường dài). Sau đó, các thương lái này bán lại cho vựa và người bán sỉ chiếm 49% trong tổng lượng bưởi thu gom; có 20% lượng bưởi bán cho người bán lẻ; 18% bán cho thương lái lớn; 8% bán cho doanh nghiệp và 5% bán cho người tiêu dùng. Đa phần vựa và người bán sỉ tập trung ở Tp.HCM, Cần Thơ và các tỉnh thành lớn trong cả nước Cơ sở kinh doanh của họ thường đặt tại chợ đầu mối Vựa và người bán sỉ hầu hết mua bưởi từ các thương lái địa phương và thương lái đường dài sau đó, chủ yếu họ bán lại cho người mua lẻ chiếm 58% tổng lượng bưởi; 33% lượng bưởi bán cho thương lái lớn, thương lái lớn là những thương lái gần nơi tiêu thụ hoặc thuận tiện giao thông; 9% bán cho người tiêu dùng.
Hình 5.1 KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG
GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT
6.1.1 Tăng cường công tác khuyến nông
Về cây lâu năm tập trung chủ yếu vào kỹ thuật trồng và chăm sóc như tưới nước, cách bón phân, phun thuốc…một cách hợp lý và nhất là sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng theo yêu cầu phát triển của cây trồng để hạ giá thành trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ngành khuyến nông, hợp tác xã nên tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, hội thảo để cung cấp kiến thức để nhằm giúp bà con nông dân nâng cao năng suất.
Xây dựng các câu lạc bộ nông dân là cầu nối chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
6.1.2 Thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân
Hiện nay tình trạng phân giả đang là một vấn đề khó khăn lớn nhất đối với nông dân, làm cho chi phí sản xuất tăng cao và chất lượng bưởi không đạt, gây dư lượng ảnh hưởng đến người tiêu dùng Vì vậy, vấn đề thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân là rất cần thiết, nhằm giúp nông dân an tâm sản xuất đồng thời chất lượng bưởi được đảm bảo.
6.1.3 Đối với chính quyền địa phuơng Để cây bưởi phát triển tốt trong tương lai, các địa phương và ngành chức năng cần có những kế hoạch hướng dẫn canh tác cụ thể hợp lý, phù hợp với điều kiện ở từng vùng đất, mùa vụ sản xuất, mặt khác cũng cần chú ý đến yếu tố sản xuất tập trung và có sự chỉ đạo chặt chẽ để ổn định giá cả thị trường, tránh hiện tượng vì lợi nhuận mà sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu khiến cho việc tiêu thụ gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho nhà nông.
Quá trình sản xuất phải gắn kết với quá trình tổ chức thị trường, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất ổn định và bền vững là nhiệm vụ không chỉ của bà con nông dân, của ngành nông nghiệp mà còn là của các ngành, các cấp.
Hiện nay bưởi Năm Roi là một đối tượng cây trồng đang phát triển mạnh và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở xã Phú Hữu, cho nên đi đôi với việc chuyển giao khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương nên hướng dẫn bà con nắm vững kỹ thuật chăm sóc để bố trí sản xuất hợp lý, nhằm vừa đảm bảo năng suất vừa bán với giá cao.
Thực trạng diện tích sản xuất manh mún, nhiều giống cây không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu vẫn chưa thể dứt bỏ, công nghệ sau thu hoạch yếu kém thì bên cạnh phát triển diện tích sản xuất, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là sản xuất theo qui trình kỹ thuật GAP hạn chế phun thuốc hoá học để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Có thể trồng thí điểm một số mô hình tại một số nơi cho bà con nông dân thấy khuyến khích họ làm theo.
* Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất: Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có cho vùng sản xuất chuyên canh Chính quyền địa phương cần phải tính kỹ đến lợi ích trước mắt và lâu dài, nhu cầu chủng loại sản phẩm cũng như quy mô diện tích mở rộng Tính ổn định lâu dài có cơ sở pháp lý giúp người sản xuất yên tâm và mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống thủy lợi tưới tiêu, đường, điện, máy móc, Tính ổn định còn giúp người sản xuất củng cố thương hiệu và đầu tư sâu về khoa học kỹ thuật mang tính chuyên môn hoá cao.
* Đối với người sản xuất: Người sản xuất phải có ý tự giác trách nhiệm cao, tập huấn chuyên môn kỹ thuật Trong quá trình sản xuất phải tuân thủ quy định, quy trình canh tác bắt buộc.
6.1.4 Về tiêu thụ bưởi Năm Roi Đối với người phân phối sản phẩm: Phải tuân thủ pháp luật, có bảng hiệu rõ
* ràng Hàng hoá phải rõ nguồn gốc xuất xứ và phải chịu trách nhiệm trước lô hàng của mình Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
GVHD: TS Mai Văn Nam 64 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
* Sự phân công và phối hợp hành động: Thực tế cho thấy rằng, nếu không có sự đồng tình nhất trí cao cũng như thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, cơ quan chuyên môn và nông dân, chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn.
* Các chính sách hỗ trợ: Mở rộng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng dân cư vì lợi ích chung của mọi người Trước mắt nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi, về tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, chính sách thuế, kiểm định chất lượng sản phẩm, cấp giấy chứng nhận,
* Hình thành các hợp tác xã sản xuất tiêu thụ sản phẩm bưởi Năm Roi: Cần có ban điều hành năng động, nhạy bén tình hình thị trường từ đó phân công điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất một cách hợp lý, đáp ứng cung cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
6.2 GIẢI PHÁP TRONG TIÊU THỤ
Sản xuất phải đúng theo những qui định tiêu chuẩn của thương lái hay các đại lý thu mua.
Phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ cũng như là tìm kiếm những thông tin về sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ thông qua các trung gian trong kênh phân phối.
Chủ động tìm đối tác liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá.
Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu của các doanh nghiệp theo từng thời điểm, từng vụ trong năm mà có kế hoạch ký hợp đồng sản xuất ngay từ đầu vụ.Xây dựng và hình thành hệ thống tiêu thụ với vai trò trung gian liên kết giữa vùng nguyên liệu của nông dân đến các doanh nghiệp chế biến. tạo trong nước, song phải đặt biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt công suất chế biến cao nhất có thể.
6.2.4 Đối với chính quyền địa phương